1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI KHẢO SÁT NHU CẦU THAM GIA CÂU LẠC BỘ CỦA SINH VIÊN UEH

62 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Nhu Cầu Tham Gia Câu Lạc Bộ Của Sinh Viên UEH
Người hướng dẫn TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Thể loại báo cáo dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 494,96 KB

Cấu trúc

  • I. BẢNG BIỂU (8)
  • II. BIỂU ĐỒ (9)
  • I. Lí do chọn đề tài (11)
  • II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (11)
  • III. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • I. Lý thuyết về nhu cầu tham gia câu lạc bộ (12)
    • 1. Khái niệm câu lạc bộ (12)
  • II. Cơ sở thực tiễn (12)
    • 2.1 Nhu cầu tham gia câu lạc bộ (12)
    • 2.2 Lợi ích khi tham gia câu lạc bộ (13)
    • 2.3 Một số bất lợi, khó khăn gặp phải khi tham gia câu lạc bộ (14)
    • 2.4 Những điều cần biết khi tham gia vào câu lạc bộ (14)
  • A. Thông tin chung (15)
  • B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia CLB trực thuộc UEH (17)
  • C. Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH: thông tin về câu lạc bộ (20)
    • I. Kết luận (49)
    • II. Đề xuất (50)
  • PHỤ LỤC (51)
    • I. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT (51)
    • B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH: Lý do không tham gia câu lạc bộ (51)
      • II. PHẦN THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)

Nội dung

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực, cốgắng để tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu không ngừng nghỉ của 7 thành viên trong nhóm;chúng tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:Cô Chu Ngu

BẢNG BIỂU

• Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

• Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đã và đang tham gia CLB trực thuộc UEH.

• Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia khảo sát.

• Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên không tham gia câu lạc bộ thường làm

• Bảng 5: Bảng tần số thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.

• Bảng 6: Bảng tần số thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành cộng tác viên hay thành viên của CLB.

• Bảng 7: Bảng tần số thể hiện mức độ khó khăn của các vấn đề mà sinh viên UEH gặp phải trong quá trình ứng tuyển.

• Bảng 8: Bảng tần số thể hiện số lượng CLB mà sinh viên đang tham gia.

• Bảng 9: Bảng tần số thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.

• Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH

• Bảng 11: Bảng tần số thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo sát biết đến CLB.

• Bảng 12: Bảng tần số thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.

• Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những kỹ năng được phát huy khi sinh viên tham gia CLB.

• Bảng 14: Bảng tần số thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi sinh viên tham gia CLB.

• Bảng 15: Bảng tần số thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong

• Bảng 16: Bảng tần số thể hiện số buổi training (đào tạo) mà sinh viên tham gia trước khi nhận một dự án/ chương trình.

• Bảng 17: Bảng tần số thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia câu lạc bộ vừa học tập.

• Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của CLB.

• Bảng 19: Bảng tần số thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.

• Bảng 20: Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về chương trình/ sự kiện do CLB tổ chức qua các yếu tố.

• Bảng 21: Bảng tần số thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia CLB.

• Bảng 22: Bảng tần số thể hiện số sinh viên có dự định tham gia thêm một CLB khác trực thuộc UEH.

• Bảng 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/ đội/ nhóm.

BIỂU ĐỒ

• Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

• Hình 2: Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ sinh viên đã và đang tham gia các CLB trực thuộc UEH.

• Hình 3: Biểu đồ thể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia khảo sát.

• Hình 4: Biểu đồ thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên không tham gia câu lạc bộ thường làm

• Hình 5: Biểu đồ thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.

• Hình 6: Biểu đồ thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành cộng tác viên hay thành viên của CLB.

• Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn của các vấn đề mà sinh viên UEH gặp phải trong quá trình ứng tuyển.

• Hình 8: Biểu đồ thể hiện số lượng CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.

• Hình 9: Biểu đồ thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.

• Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH.

• Hình 11: Biểu đồ thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo sát biết đến CLB.

• Hình 12: Biểu đồ thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.

• Hình 13: Biểu đồ thể hiện những kỹ năng được phát huy khi sinh viên tham gia CLB.

• Hình 14: Biểu đồ thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi sinh viên tham gia CLB.

• Hình 15: Biểu đồ thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong 6 tháng qua.

• Hình 16: Biểu đồ thể hiện số buổi training (đào tạo) mà sinh viên tham gia trước khi nhận một dự án/ chương trình.

• Hình 17: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia câu lạc bộ vừa học tập.

• Hình 18: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của CLB.

• Hình 19: Biểu đồ thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.

• Hình 20: Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về chương trình/ sự kiện do CLB tổ chức qua các yếu tố.

• Hình 21: Biểu đồ thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia CLB.

• Hình 22: Biểu đồ thể hiện số sinh viên có dự định tham gia thêm một CLB khác trực thuộc UEH.

• Hình 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/ đội/ nhóm.

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu

• Khảo sát nhu cầu tham gia câu lạc bộ của sinh viên UEH.

• Tìm hiểu những yếu tố quyết định việc tham gia câu lạc bộ của sinh viên UEH

• Tìm hiểu mức độ khó khăn của các vấn đề sinh viên gặp phải trong quá trình tham gia

• Tìm hiểu những lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ mang lại cho sinh viên.

• Tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn khi tham gia câu lạc bộ

• Từ đó đề ra các biện pháp giúp sinh viên tận dụng tối đa các cơ hội, điều kiện thuận lợi mà việc tham gia câu lạc bộ mang lại để sinh viên phát triển bản thân

• Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt ra các mục tiêu riêng cho nhóm.

- Nâng cao, phát triển kỹ năng tương tác, làm việc nhóm.

- Trau dồi kiến thức về môn học qua quá trình nghiên cứu.

- Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát, tiếp cận vấn đề

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Lý thuyết về nhu cầu tham gia câu lạc bộ

Khái niệm câu lạc bộ

Theo thông tin Trung tâm văn hóa – Điện ảnh Thừa Thiên Huế đăng tải ngày13/12/2018[ CITATION Tha18 \l 1033 ] thì: “Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức xã hội, tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích thuộc các lĩnh vực: kinh tế,chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và các hoạt động vui chơi, giải trí,nghỉ ngơi, thể thao khác…” Câu lạc bộ thường được thành lập theo sự tự nguyện và mong muốn của một tập thể Ở đó mọi người tự nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi về lĩnh vực mình quan tâm và đam mê Mỗi năm, ban chủ nhiệm sẽ tổ chức tuyển cộng tác viên hoặc thành viên để duy trì sự tồn tại và nhiệt huyết của câu lạc bộ Bên cạnh đó, câu lạc bộ thường tổ chức các chương trình, sự kiện để đào tạo kỹ năng chuyên môn hay các cuộc thi tranh tài, hoạt động ngoại khóa cho không chỉ thành viên CLB mà còn là các anh, các chị, các bạn đồng trang lứa.

Cơ sở thực tiễn

Nhu cầu tham gia câu lạc bộ

Câu lạc bộ đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với các bạn trẻ, đặc biệt là những sinh viên đại học Bởi bước chân vào một môi trường mới, nhu cầu muốn thể hiện năng lực của bản thân, học hỏi những kiến thức bổ ích, chuyên sâu hay được dấn thân vào những hoạt động đầy thú vị và máu lửa ngày càng có sự tăng cao Tuy nhiên vấn đề nhu cầu tham gia câu lạc bộ của các bạn lại gặp phải khá nhiều vấn đề Đối với các bạn đã tham gia xét tuyển và được trở thành cộng tác viên/ thành viên, một trong số đó đã tìm được hướng đi phù hợp, đúng đắn để phát triển bản thân; nhưng số khác lại cảm thấy lựa chọn của mình chưa thật sự phù hợp và đúng đắn khiến mình loay hoay, mất nhiều thời gian Còn lại những bạn không tham gia đăng ký xét tuyển vào câu lạc bộ sẽ vì nhiều lí do khác nhau.

Quả là thật khó để biết rằng liệu mình có nên tham gia vào câu lạc bộ hay không?Vậy nên trước mọi quyết định của bản thân, hãy suy nghĩ thật kỹ xem nó có thật sự phù hợp với thời gian, khả năng, định hướng, mong muốn của mình hay không Mong rằng các bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Lợi ích khi tham gia câu lạc bộ

Môi trường câu lạc bộ tại UEH được biết đến là một sân chơi năng động, linh hoạt, sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng phù hợp với cá tính, đam mê và mong muốn riêng của từng bạn Việc lựa chọn tham gia câu lạc bộ sẽ:

- Bổ trợ, bồi dưỡng nhiều hơn ở kiến thức chuyên môn đối với các câu lạc bộ học thuật Bởi nếu chỉ học thông qua sách vở và bài giảng của giảng viên thì phần nào sẽ hạn chế khả năng ứng dụng lý thuyết vào trong thực tế của các bạn, tạo nên nhiều thắc mắc và mơ hồ Việc tham gia, tổ chức các chương trình, sự kiện của câu lạc bộ sẽ mang đến cơ hội được lắng nghe kiến thức, kinh nghiệm từ các vị diễn giả đã có thâm niên trong nghề, được tham quan các doanh nghiệp, cơ sở làm việc ngoài thực tiễn

- Được phát triển hơn về kỹ năng mềm Bởi câu lạc bộ là môi trường luôn năng động, nhiệt huyết và máu lửa đòi hỏi các bạn nếu còn e ngại, rụt rè phải cố gắng tách khỏi vỏ bọc an toàn, để bước chân ra thế giới, đón nhận những khó khăn và thử thách. Chính những lần cố gắng ấy sẽ tạo nên kinh nghiệm đáng quý, bổ trợ rất nhiều không chỉ về học thuật mà còn có kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tổ chức sự kiện, quản lí nhân lực, quản lí thời gian, quản lí cảm xúc,…

- Có thể chiêm nghiệm bản thân, xem mình cần phát huy những điểm mạnh nào sẵn có và cần khắc phục những điểm yếu nào để tiến bộ hơn Thông qua đó các bạn được học hỏi thêm nhiều điều mới từ các buổi đào tạo, từ kinh nghiệm của các thầy cô, các anh/ chị tiền bối hoặc kể cả những chương trình, sự kiện, hoạt động do câu lạc bộ tổ chức.

- Mở rộng các mối quan hệ của bạn thân Việc tạo dựng mối quan hệ luôn là một yếu tố rất cần thiết cho các bạn dù là ở bậc đại học hay hành trình ra đời sau này của bạn.Tham gia vào câu lạc bộ, các bạn sẽ được làm quen, học hỏi các anh/ chị lớn, các bạn đồng trang lứa, vì có thể mọi người đến từ nhiều khoa/ viện khác nhau và điều đó giúp ích rất nhiều trong việc học hỏi và hỗ trợ công việc lẫn nhau.

Một số bất lợi, khó khăn gặp phải khi tham gia câu lạc bộ

- Lựa chọn câu lạc bộ không đúng khả năng, không phù hợp với định hướng của bản thân.

- Không cân bằng được thời gian của cá nhân trong quá trình đồng hành cùng câu lạc bộ.

- Câu lạc bộ không đủ trình độ chuyên môn để mình học hỏi, tiếp thu.

- Và còn rất nhiều lý do khác.

Những điều cần biết khi tham gia vào câu lạc bộ

Lựa chọn có nên tham gia vào câu lạc bộ hay không luôn đòi hỏi sự sáng suốt trong việc đưa ra quyết định của các bạn Vì vậy, phải thật cẩn trọng trước mọi suy nghĩ, lời nói, hành động Và để góp phần giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn trước khi ra quyết định, chúng tôi xin phép đưa ra một số điều cần chú ý sau:

- Tìm hiểu thật kỹ lưỡng câu lạc bộ mà mình mong muốn tham gia Nên ưu tiên lựa chọn theo định hướng phát triển; khả năng, năng lực vốn có và sở thích, đam mê, mong muốn tham gia của mỗi người.

- Cần nhận thấy rằng, việc tham gia câu lạc bộ sẽ chiếm một phần trong quỹ thời gian của mình Vì vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại thời gian biểu, rằng liệu mình có khả năng đồng hành cùng câu lạc bộ hay không, và sắp xếp công việc cho thỏa đáng.

- Khi tham gia vào rồi, hãy cố gắng hợp tác với các thành viên nhiều nhất có thể để làm quen, học hỏi Luôn tích cực tham gia các buổi training (đào tạo), các chương trình/sự kiện/ hoạt động được tổ chức và có trách nhiệm với công việc được giao, tránh để ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm/câu lạc bộ.

- Nếu cảm thấy không còn phù hợp sau một thời gian đồng hành thì phải thẳng thắn nói chuyện với các anh/chị chủ nhiệm, trưởng/phó ban để giải quyết rõ ràng và vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel.

- Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát sinh viên UEH về nhu cầu tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH thông qua truyền thông trên nền tảng mạng xã hội, cụ thể sử dụng Google biểu mẫu.

- Lấy mẫu ngẫu nhiên gồm 180 sinh viên đang học tập tại UEH tham gia khảo sát.

- Sử dụng dữ liệu định tính, định lượng để thực hiện các phương pháp thống kê.

- Phân tích các dữ liệu thu được để lập bảng, vẽ biểu đô, rút ra kết luận, nhận xét.

Từ đó phân tích kết quả thu được và hoàn thành báo cáo dự án dựa trên kết quả đã được phân tích.

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Thông tin chung

Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy ?

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

Năm Tần số (Sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm

Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Từ bảng tần suất và biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng: số lượng sinh viên năm 1 tham gia khảo sát là 131 bạn (chiếm tỷ lệ 73%), tiếp đó là sinh viên năm 2 có 25 bạn (chiếm 14%), 20 bạn sinh viên năm 3 đã tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ 11%) Và thấp nhất là sinh viên năm 4 với 4 bạn (chiếm 2%) Tóm lại, số lượng sinh viên năm nhất tham gia khảo sát là cao nhất: gấp hơn 5 lần số lượng sinh viên năm 2, lần lượt gấp hơn 6 lần và gấp gần 33 lần số lượng sinh viên năm 3, năm 4 tham gia khảo sát

Câu 2: Bạn có từng hoặc đang tham gia CLB trực thuộc UEH không ?

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đã và đang tham gia CLB trực thuộc UEH.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm(%)

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đã và đang tham gia CLB trực thuộc UEH.

Nhận xét: Khảo sát cho thấy số lượng sinh viên không tham gia CLB (chiếm

44,4%) gần bằng với số lượng sinh viên có tham gia CLB trực thuộc UEH (chiếm56,6%) Từ đó, ta thấy vẫn còn khá nhiều sinh viên không tham gia bất kì câu lạc bộ nào thuộc UEH nên chúng tôi đã khảo sát lí do họ không tham gia các CLB trực thuộc UEH.

Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia CLB trực thuộc UEH

Câu 3 Tại sao bạn không tham gia CLB ?

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia khảo sát.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)

Không quan tâm/ không hứng thú

Thiếu thông tin về các CLB 21 9,5 26,3

Cảm thấy không tự tin/ e ngại tham gia

Không có bạn bè tham gia cùng

Ngại chi phí phát sinh khi tham gia

20 9,0 25 Ưu tiên việc học hàng đầu 37 16,7 46,3

Không vượt qua vòng xét tuyển

Khác Không vượt qua vòng xét tuyển Ưu tiên việc học hàng đầu Ngại chi phí phát sinh khi tham gia

Không có bạn bè tham gia cùng

Cảm thấy không tự tin/e ngại tham gia

Thiếu thông tin về các clb

Thiếu thời gian Không quan tâm/ không hứng thú

Hình 3: Biểu đồthể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Mặc dù có rất nhiều CLB thuộc UEH nhưng vẫn còn khá nhiều sinh viên không tham gia bất kì CLB nào và dựa vào khảo sát ta thấy đa số mọi người đều đang ưu tiên cho việc học và không có thời gian để tham gia, hai nguyên nhân này đều chiếm đến 46,3% Ngoài ra, vẫn còn nhiều sinh viên cảm thấy không tự tin và e ngại khi tham gia (chiếm đến 45%), đây là một con số đáng buồn khi vẫn còn rất nhiều sinh viên UEH cảm thấy tự ti Và có một yếu tố cũng chiếm phần trăm lớn là họ cảm thấy không hứng thú và không quan tâm đến bất kì CLB nào (chiếm đến 42,5%) Ngoài ra, việc thiếu thông tin về CLB, ngại chi phí phát sinh,… cũng là lí do khiến sinh viên không tham gia các CLB của UEH

Câu 4: Bạn thường dành thời gian (ngoài việc học trên trường) cho việc gì ?

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên không tham gia CLB thường làm.

Hoạt động Tần số Tần suất phần trăm

Nghỉ ngơi 55 33,8 68,8 Đi chơi giải trí 40 24,5 50,0 Đi làm thêm 25 15,3 31,3

Tham gia các hoạt động trên trường (không liên quan đến CLB)

Khác (chơi thể thao, làm bài tập, )

Hình 4: Biểu đồ thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên không tham gia CLB thường làm.

Nhận xét: Có thể thấy, song song với việc tham gia các CLB, có đa dạng các hoạt động mà sinh viên có thể làm, phần lớn họ dành thời gian để nghỉ ngơi (chiếm 68.8%) và đi chơi giải trí (chiếm 50%), tiếp đó là đi làm thêm (chiếm 31.3%), tham gia các hoạt động trên trường (không liên quan đến CLB) (chiếm 28.7%) và các hoạt động khác (chiếm 25.1%).

Câu 5: Trong tương lai, bạn có ý định tham gia clb hay không ?

Bảng 5: Bảng tần số thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm(%)

Hình 5: Biểu đồ thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.

Nhận xét: Trong tương lai, số lượng sinh viên có ý định tham gia CLB chiếm phần trăm cao hơn (chiếm 60%), ta có thể thấy số lượng sinh viên có ý định tham gia và không có ý định tham gia không quá chênh lệch nhau Vì vậy, các CLB cần có các phương án phù hợp để có thể thu hút nhiều sinh viên tham gia CLB trực thuộc UEH.

Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH: thông tin về câu lạc bộ

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng các công cụ thống kê để phân tích nhu cầu tham gia câu lạc bộ của sinh viên UEH.

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng sinh viên UEH chọn tham gia câu lạc bộ ở đại học là nhiều hơn số lượng sinh viên không tham gia câu lạc bộ, nhưng sự chênh lệch không quá lớn Điều đó cho thấy rằng nhu cầu tham gia câu lạc bộ khi lên đại học của sinh viên UEH là chưa thật sự cao, thay vào đó các bạn sinh viên không tham gia câu lạc bộ thường dành thời gian để nghỉ ngơi ở nhà (68.8%), đi chơi, giải trí bên ngoài (50%) và đi làm thêm (31.3%)

Khi tham gia câu lạc bộ sinh viên sẽ được học hỏi rất nhiều kỹ năng có ích cho công việc sau này, chẳng hạn như giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, Bên cạnh đó mỗi câu lạc bộ sẽ thiên về một lĩnh vực khác nhau, các bạn sinh viên khi tham gia câu lạc bộ sẽ được đào tạo những kiến thức liên quan tới lĩnh vực đó, điều đó không chỉ giúp các bạn trẻ trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, phát triển thế mạnh của mình mà còn giúp khai phá được tiềm năng trong mỗi cá nhân Khi trải nghiệm các hoạt động, sự kiện trong câu lạc bộ, phần lớn sinh viên UEH đánh giá những hoạt động của câu lạc bộ là tốt về sự chuyên nghiệp, năng nổ, nhiệt tình của các thành viên, sự tương tác, hỗ trợ từ mọi người,

Có thể thấy, môi trường tại đại học luôn có vô vàn thứ lạ lẫm, mới mẻ buộc các bạn trẻ phải làm quen, thích nghi và việc tham gia câu lạc bộ trong trường là một trong những cách để các bạn sinh viên dễ dàng tập làm quen, học hỏi, trang bị thêm kỹ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân Những kiến thức được học trong sách vở sẽ hữu ích hơn nếu chúng được áp dụng vào thực tiễn Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn sinh viên thường gặp phải trong quá trình đồng hành cùng câu lạc bộ, cụ thể là việc tham gia câu lạc bộ ảnh hưởng đến thời gian học tập được đánh giá là ảnh hưởng nhiều (chiếm 22%), ảnh hưởng nhiều đến thời gian nghỉ ngơi, giả trí (chiếm19%), khá nhiều sinh viên vẫn còn thấy thiếu tự tin, rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, anh chị ( chiếm 21%) Khảo sát cho thấy những khó khăn mà sinh viên gặp phải là không nhiều nhưng để việc tham gia câu lạc bộ ở đại học đạt hiệu quả tốt nhất nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp ở phần đề xuất.

Đề xuất

Để việc tham gia câu lạc bộ ở đại học không trở nên vô nghĩa, lãng phí thời gian học tập đồng thời tạo dựng môi trường thuận lợi giúp các bạn rèn luyện, phát triển năng lực, nâng cao tư duy, trang bị kỹ năng mềm tốt hơn, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số ý kiến sau đây:

Thứ nhất, sinh viên cần phải tự ý thức được mong muốn, định hướng của bản thân, những lợi ích khi tham gia câu lạc bộ Sinh viên phải chủ động tìm hiểu thật kỹ câu lạc bộ mình muốn đăng kí có phù hợp với định hướng phát triển của hay không, có đúng với năng lực, đam mê hay không thay vì chọn tham gia câu lạc bộ theo số đông Đồng thời, để nhận được nhiều giá trị, điều kiện thuận lợi, sinh viên phải tự cam kết hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, tích cực tham gia, đóng góp vào các sự kiện, hoạt động của câu lạc bộ, bởi đó chính là cơ hội để giao lưu, học hỏi những điều hay, trở nên tự tin hơn.

Thứ hai, việc tham gia câu lạc bộ đồng nghĩa với việc quỹ thời gian dành cho học tập, cho đời sống cá nhân, công việc riêng sẽ bị chia nhỏ ra vì vậy sinh viên phải biết quản lí quỹ thời gian sao cho hợp lí, cân bằng để không bị rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì quá nhiều công việc, deadline.

Thứ ba, đối với các câu lạc bộ cần phải cung cấp, xây dựng đa dạng các kỹ năng cho sinh viên trên nhiều lĩnh vực: công tác xã hội, nghệ thuật, giáo dục, Đặc biệt, các câu lạc bộ học thuật càng phát triển, đóng góp tích cực cho các hoạt động nghiên cứu, tự học của sinh viên, là sân chơi để sinh viên có thêm kiến thức, trải nghiệm về ngành học của mình Các câu lạc bộ phải sáng tạo, đổi mới phong cách các hoạt động, sự kiện nhằm thu hút được sự quan tâm, tham gia của các bạn sinh viên.

Ngày đăng: 15/03/2024, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w