Phân tích tình huống thực tế tại microsoft về sử dụng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong vận hành doanh nghiệp của mình để đại được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả

29 1 0
Phân tích tình huống thực tế tại microsoft về sử dụng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong vận hành doanh nghiệp của mình để đại được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhằm tìm hiểu lý do tạo nên sự thành công và phát triển vượt bậc củaMicrosoft và từ đó làm rõ hơn tầm quan trọng của chức năng lãnh đạo cũngnhư phong cách lãnh đạo hợp lý của nhà quản tr

z TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH -• - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: NHÓM 5 MÔN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG THỰC TẾ TẠI MICROSOFT VỀ SỬ DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH ĐỂ ĐẠI ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐẶT RA MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Lớp HP: 231_BMGM0111_11 Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THU HÀ Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 2023 1 Trường Đại học Thương mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa QTKD Độc lập - Tự do – Hạnh phúc - BIÊN BẢN HỌP NHÓM 5 I-Thông tin cuộc họp 1 Hình thức họp: online qua nền tảng Microsoft Teams 2 Thời gian: 10/09/2023 3 Số lượng thành viên: 10 4 Nội dung cuộc họp: + Thảo luận về đề tài được giao + Đề cương sơ bộ đã được nhóm trưởng làm và gửi giảng viên chỉnh sửa Dựa vào nội dung đề cương phân chia công việc cho các thành viên + Thống nhất về thời gian hoàn thành bài thảo luận II-Nội dung cuộc họp 1 Môn học: Quản trị học 2 Đề tài:Phân tích tình huống thực tế tại Microsoft về sử dụng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong việc vận hành doanh nghiệp của mình để đạt được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả 3 Công việc: Đã thống nhất và phân chia công việc cho từng thành viên STT Họ và tên Nhiệm vụ Hạn hoàn thành 41 Nguyễn Ngọc Kiên PPT 30/09/2023 42 Bùi Thị Lan Chương 1 25/09/2023 43 Bùi Thị Ngọc Lan (Thư Chương 3+ kết luận 25/09/2023 kí) 44 Nguyễn Thị Liêm 2.1 và 2.2.1 25/09/2023 45 Dương Thị Mỹ Liên 2.2.2 và 2.2.3 25/09/2023 46 Nguyễn Thị Liên 2.2.3 và 2.3 25/09/2023 47 Trần Thị Liên Thuyết trình + tiểu kết 25/09/2023 chương 1 48 Dương Ngọc Linh Tổng hợp word và 30/09/2023 (Nhóm trưởng) 2.2.1 + 2.2.2 49 Đinh Thị Thảo Linh Phần mở đầu 25/09/2023 50 Lương Thùy Linh Thuyết trình + tiểu kết 25/09/2023 chương 3 2 II-Đánh giá chung: Các thành viên: Đưa ra ý kiến về đề cương, nhận nhiệm vụ Nhóm trưởng: Đưa ra ý kiến, phân công nhiệm vụ Thư ký: Ghi chép lại cuộc thảo luận của nhóm Tất cả các thành viên đều có mặt để tham gia thảo luận và thống nhất về bài thuyết trình của nhóm Biên bản đã được thành viên đọc và đồng ý với những điều trên Buổi thảo luận bắt đầu lúc 20h ngày 10/09/2023 và kết thúc vào 21h cùng ngày Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2023 THƯ KÍ CHỦ TRÌ Bùi Thị Ngọc Lan Dương Ngọc Linh 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu đề tài 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Ý nghĩa của đề tài và hạn chế của đề tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 1.1 Phong cách 1.2 Lãnh đạo 1.3 Phong cách lãnh đạo 2 Tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị 3 Các nguyên tắc lãnh đạo 4 Một số phong cách lãnh đạo 4.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 4.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 4.3 Phong cách lãnh đạo tự do Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES 2.1 Tổng quan về Microsoft và Bill Gates 2.2 Phong cách lãnh đạo của Bill Gates 2.2.1 Theo cách thức sử dụng quyền lực của nhà quản trị 2.2.2 Theo hướng quan tâm đến công việc và con người của nhà quản trị 2.2.3 Phong cách lãnh đạo khác (đặc biệt) của Bill Gates 2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Thành công 2.3.2 Hạn chế Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG VIỆC VẬN HÀNH MICROSOFT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN 4 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại mà xã hội đang ngày càng phát triển văn minh và hiện đại thì kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội Để duy trì và phát triển tổ chức của mình đứng vững trong môi trường có nhiều cạnh tranh thì đòi hỏi những nhà quản trị phải có phương pháp tổ chức phù hợp và phong cách lãnh đạo hiệu quả Nhà quan vị phải biết cách chèo lái thật khéo để hướng tổ chức của mình luôn đi đúng hướng Hay nói cách khác thì các nhà quản trị phải thực chức năng quan trọng của mình là lãnh đạo Phong cách lãnh đạo không chỉ là sự quản lý tổ chức mà còn là sự truyền cảm hứng cho nhân viên, là một trong những chìa khoá quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Điển hình là Microsoft, đằng sau sự phát triển và thành công của tập đoàn chính là phong cách lãnh đạo nổi tiếng của Bill Gates và nghệ thuật lãnh đạo tuyệt vời của Satya Nadella sau này Nhằm tìm hiểu lý do tạo nên sự thành công và phát triển vượt bậc của Microsoft và từ đó làm rõ hơn tầm quan trọng của chức năng lãnh đạo cũng như phong cách lãnh đạo hợp lý của nhà quản trị, nhóm 4 chúng em sẽ thảo luận về đề tài: “Phân tích tình huống thực tế tại Microsoft về sử dụng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong vận hành doanh nghiệp của mình để đạt được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả” 2 Mục tiêu đề tài Mục tiêu: Từ tính huống thực tế và lý thuyết về quản trị học nhằm làm rõ và chỉ ra những điểm độc đáo trong hình thức lãnh đạo của nhà quản trị Microsoft để quản lý tổ chức một cách hiệu quả từ đó thấy được tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo cũng như chức năng lãnh đạo của một nhà quản trị đối với sự thành công của một doanh nghiệp, tổ chức 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bill Gates - Phạm vi nghiên cứu: Tập đoàn Microsoft - Phương pháp nghiên cứu: Nhóm 4 đã sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp mô tả để biểu đạt những kiến thức cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài thảo luận Bài thảo luận sử dụng phương pháp đánh giá, so sánh số liệu cũng như tập hợp thông tin kiến thức về tập đoàn Microsoft và các vấn đề quản lý, lãnh đạo tổ chức của nhà quản trị của tập đoàn để rút nhận xét, đánh giá các mặt khác nhau 4 Ý nghĩa của đề tài và hạn chế của đề tài: - Ý nghĩa của đề tài: Việc phân tích nhằm đưa ra những đánh giá về phong cách lãnh đạo của nhà quản trị, từ đó có cái nhìn tổng quát và rút ra được những kinh nghiệm từ nhà quản trị tài ba vào việc quản trị một tổ chức - Hạn chế của đề tài: Đề tài được thực hiện trong thời gian hạn chế cũng như các thông tin thu thập được đều là thông tin thứ cấp khi nên nhóm thảo luận chưa thể phân tích toàn bộ vấn đề 6 LỜI CẢM ƠN Bài thảo luận học phần Quản trị học của nhóm 4 với đề tài: ”Phân tích tình huống thực tế tại Microsoft về sử dụng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong vận hành doanh nghiệp của mình để đạt được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả.” là thành quả cố gắng của các thành viên trong nhóm với tinh thần đoàn kết, tương trợ để cùng phấn đấu và vươn lên; sự hướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách lớp học; sự giúp đỡ và tương tác giữa các thành viên trong nhóm Qua đó, tất cả thành viên nhóm 4 học phần Quản trị học gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Nguyễn Thị Thu Hà đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như tài liệu cần thiết để chúng em có thể giảng thành bài tiểu luận này Tập thể nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua Trân trọng Tập thể nhóm 4 Quản trị học 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 1.1 Phong cách - Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, những hành vi, hành động, xử sự tạo nên một nét riêng của mỗi người hay nhóm người -Phong cách bao gồm có rất nhiều loại khác nhau như phong cách thời trang, phong cách nghệ sĩ, phong cách ngôn ngữ, phong cách lãnh đạo, được hình thành từ cách họ làm việc, đến cách ăn mặc, giao tiếp, cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề, - Phong cách của mỗi người có thể giống nhau và cũng có thể tạo thành những nhóm đối tượng, lớp đối tượng có chung quan điểm, suy nghĩ, phong cách sống Hợp nhau về phong cách cũng là một tiêu chí quan trọng để mọi người có thể hợp tác và làm việc chung hay tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống 1.2 Lãnh đạo - Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức Quá trình lãnh đạo bao gồm sự thúc đẩy để tổ chức hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra Trong doanh nghiệp, lãnh đạo là quá trình vạch ra đường lối, chiến lược cho từng cấp bậc nhân viên, nhằm đạt được những mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức - Người lãnh đạo là người cố vấn, cung cấp các chiến lược cấp cao cho doanh nghiệp của tổ chức Họ có tầm nhìn dài, rộng để hoạch định hướng đi cho tổ chức Họ đặt ra mục tiêu mới, hoạch định chiến lược để giúp tổ chức có những thành tích đột phá - Người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên; mang đến sự ngưỡng mộ trong phong cách thực hiện công việc và đảm bảo trong tính chất rộng hơn đối với việc triển khai chiến lược lớn trên thực tế 1.3 Phong cách lãnh đạo - Phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng đến một nhóm người để hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp - Phong cách lãnh đạo xác định cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu, nhằm đáp ứng kỳ vọng kinh doanh cũng như sự thịnh vượng và phát triển của một tổ chức Một nhà lãnh đạo thường áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo để giải quyết các tình huống kinh doanh khác nhau 8 2 Tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị - Sản phẩm hoạch định và tổ chức có trở thành hiện thực hay không tùy thuộc vào hiệu quả của lãnh đạo “Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định chỉ là những cái kén nằm im cho đến khi người lãnh đạo khơi dậy một động lực trong con người và dẫn dắt họ hướng đến mục tiêu” - Lãnh đạo có hiệu quả giúp khái quát được các nguồn tiềm năng của mỗi các nhân và tập thể - Theo Hogan và Kaiser (2005) đề xuất các lý do sau đây để chứng minh lãnh đạo thực sự quan trọng: 1) Lãnh đạo giải quyết các vấn đề của tổ chức thông qua nỗ lực tập thể Lãnh đạo tốt sẽ đem đến sự thành công của tổ chức, nâng cao phúc lợi xã hội và hạnh phúc của người lao động 2) Lãnh đạo kém gây ra nhiều hệ lụy cho những người thuộc quyền quản lý của họ 3) Một số mô hình của hành vi lãnh đạo có liên quan đến hiệu suất và sự hài lòng của cấp dưới Lãnh đạo không có năng lực sẽ dẫn đến việc làm tăng tỷ lệ thay thế nhân viên, bắt phục tùng, phá hoại trong công việc, lảng tránh công việc Các nghiên cứu giữa những năm 1950 cho thấy khoảng từ 60% đến 70% công nhân trong tổ chức cho rằng vấn đề tồi tệ và căng thẳng nhất trong công việc liên quan đến người giám sát trực tiếp của mình Các nhà lãnh đạo mang tính ngược đãi là một trong những lý do chính là giảm năng suất Các phàn nàn liên quan đến lãnh đạo tập trung nhiều ở 2 điểm: (i) Các nhà quản lý không thực hiện vai trò của mình một cách tự nguyện và tận tâm (ii) Các nhà quản lý hành động một cách chuyên chế đối với cấp dưới 4) Các nhà quản lý hàng đầu có sự ảnh hưởng khá mạnh đến sự biến động về mặt hiệu suất của tổ chức 3 Các nguyên tắc lãnh đạo 4 Một số phong cách lãnh đạo 4.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền - Phong cách chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền - Các đặc điểm cơ bản của phong cách chuyên quyền:  Thiên về sử dụng mệnh lệnh  Luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối  Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họ phải là theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị  Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm khắc đối với các hoạt động của cấp dưới 9  Ít quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị mà chủ yếu quan tâm đến kết quả công việc  Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động chính thức, thông qua hệ thống tổ chức chính thức Các ưu điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền:  Giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng  Phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản thân Các nhược điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền:  Triệt tiêu tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, không thừa nhận trí tuệ của tập thể, của những người dưới quyền  Quyết định của các nhà quản trị chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới  Trong tổ chức thường có nhiều ý kiến bất đồng, một số người có tâm lý lo sợ, lệ thuộc Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nhà quản trị chuyên quyền 4.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ - Phong cách dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền - Các đặc điểm cơ bản của phong cách dân chủ:  Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích, hướng dẫn đối với cấp dưới  Không đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối  Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định  Các quyết định của nhà quản trị có tính mềm dẻo, định hướng và hướng dẫn được chú ý nhiều hơn  Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động không chính thức, thông qua hệ thống tổ chức không chính thức Các ưu điểm chủ yếu của phong cách dân chủ:  Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết để giải quyết công việc  Quyết định của các nhà quản trị dân chủ thường được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo  Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra được ê kíp làm việc trên cơ sở khai thác những ưu điểm của hệ thống tổ chức không chính thức Các nhược điểm chủ yếu của phong cách dân chủ:  Nếu thiếu sự quyết đoán cần thiết, nhà quản trị dễ trở thành người theo đuôi cấp dưới, ba phải, vì vậy các quyết định thường đưa ra chậm chạp, bỏ lỡ thời cơ 10 2 Các phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong việc vận hành Microsoft 2.1 Theo cách thức sử dụng quyền lực của nhà quản trị Bill gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: chuyên quyền, dân chủ và tự do, Trong phong cách lãnh đạo của mình, Bill Gates không có một phong cách nào nhất định Sự kết hợp đa dạng các phong cách của ông cho từng thời điểm, từng đối tượng cho thấy sự tài tình trong việc quản lý nhân sự tại doanh nghiệp 2.1.1 Phong cách chuyên quyền - Nói đến phong cách chuyên quyền của Bill Gates, người ta có thể thấy đôi khi ông là người bị chi phối khá nhiều bởi cảm xúc và điều đó thể hiện qua cách ông cá nhân hóa sự cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường Người ta cho rằng ông coi chiến thắng là rất quan trọng và làm mọi thứ để đánh bại đối thủ - Bill Gates bị ám ảnh với việc quản lý vi mô Ví dụ, trong các cuộc họp với các quản lý cấp cao của Microsoft, ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ nhiếc móc thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ hổng nhận thức của họ trong chiến lược kinh doanh Đôi khi, ông cắt ngang người thuyết trình bởi những câu nói khó nghe như: "Đó là điều ngu ngốc nhất mà tôi đã từng nghe!" - Bill Gates nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất lượng cao của mình Với phong cách quản lý như vậy, không thể tránh khỏi việc nhân viên cho rằng ông hồng hách và độc đoán - Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề quản lý chủ yếu ở Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ, sản phẩm mới Ông kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc điều hành ở một công ty lớn nào khác Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự án và lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi email để báo cáo về tình trạng của từng dự án và những vấn đề nổi lên của nó Mẫu báo cáo hàng tháng có định dạng sẵn và xoay quanh việc làm nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm nhất: hiện trạng của dự án và những vấn đề phát sinh Sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phở chủ tịch đến, nghe trình bày và "thọc" vào các chi tiết của từng dự án Ông đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch của công ty - Những quy tắc hoạt động sau đây là thông lệ của Microsoft để hướng đến mục tiêu cuối cùng của mình: Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho việc theo đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca ngợi điều đó và sử dụng chúng như là một tấm gương cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm như vậy 15 Yêu cầu nhân viên hàng ngày hay hàng tuần phải báo cáo rõ điều họ đang làm nhằm tăng thị phần của sản phẩm lên Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thi hãy giáng cấp nhân viên đó Việc giáng cấp đó cũng là cách chuyển quan điểm tới tất cả các nhân viên và con đường an toàn không còn được chấp nhận tại công ty nữa Do có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định mà ông có thể giải quyết được các vấn đề một cách nhanh chóng, nắm bắt và chớp được các cơ hội kinh doanh 2.1.2 Phong cách dân chủ - Không chỉ là một nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi, Bill Gates còn là người biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty Ông luôn biết cách lắng nghe, tiếp nhận và trân trọng những tâm tư, ý kiến mà nhân viên mong muốn đóng góp cho công ty Đó là một trong những lý do khiến Bill Gates được đánh giá là nhà quản lý cực kỳ gần gũi, thân thiện với nhân viên của mình Đây là một bí quyết đánh giá của Bill Gates mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo - Bill Gates là người để cao tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và được chính Bill Gates còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị Ông còn dành hẳn một lượng thời gian quý giá của mình để trả lời, giải đáp các kiến nghị trong công ty Nếu như có một ý tưởng hay nào đó, ông sẽ gửi email cho hàng trăm nhân sự của Microsoft trên toàn cầu để nhận xét ý kiến đồng thời yêu cầu các nhân sự cùng tham gia thảo luận về nó Chính điều này đã khiến cho toàn bộ nhân sự của công ty hình thành thói quen hăng say đóng góp ý kiến và cống hiến hết mình cho công ty - Bill và các quan chức điều hành cấp cao khác đều là những người có các trang Web riêng của mình Mọi người làm việc trong công ty nhiều năm đều có thể gửi email cho bill và ông sẽ hành động theo những email này khi cảm thấy cần thiết Điều này có nghĩa là Bill có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên nhận được mọi thông tin cần thiết cho công việc điều hành và ra quyết định đúng lúc của mình - Nhờ vào sự trân trọng những ý kiến đóng góp của nhân sự, đồng thời phản hồi trực tiếp những thông tin mà nhân sự cung cấp, bày tỏ Ban lãnh đạo Microsoft, trong đó có Bill Gates có thể định hướng và tìm ra nhiều phương án phát triển cho doanh nghiệp của mình - Sự tôn trọng ý tưởng, ý kiến của nhân viên là bàn đạp vững chắc cho sự sáng tạo của Bill Gates hay chính Microsoft Càng tận dụng được những sáng kiến đột phá, doanh nghiệp càng trở nên khác biệt và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường Nên có thể giải thích tại sao Microsoft luôn là một trong các doanh nghiệp top đầu về công nghệ 2.1.3 Phong cách tự do 16 - Bill Gates luôn tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc là nhà của họ Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên ông ngay từ những ngày đầu và luôn trung thành với ông, cũng như Microsoft Chính cách đối xử tuyệt vời của ông với những nhân viên đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft Bill Gates từng nói: "Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới" - Các nhân viên làm việc tại Microsoft đều được bố trí phòng làm việc riêng và họ được phép bày biện, trang trí căn phòng của mình một cách tùy thích mà không có bất cứ quy tắc chung nào Việc treo tranh ảnh, các đồ trang trí, đèn tường,… trong phòng đều không bị cấm cản, miễn sao các nhân viên có được không gian làm việc như mong muốn Bên cạnh đó, công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa những người quân lý cấp dưới và cấp trên Điều này đã làm tinh thần người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao - Không có luật quy định về ăn mặc tại Microsoft Thay cho các bộ comple và cavat mà ta thấy ở các công ty khác, ở Microsoft, trong mùa hè, ra lại thấy các kiểu áo cộc, áo phông và mọi thứ khác Cũng như vậy, bản tin Micro News của công ty có đưa ra một lời thông báo rằng đi chân đất ở mọi nơi đều chấp nhận được, thậm chí khi vào quán cafe Tóm lại, làm việc tại nhà bạn mặc gì thì các nhân viên có thể cũng mặc theo cách như thế ở chỗ làm việc - Ở Microsoft không có việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình và điều hành Tuy nhiên, một số vị trí cần làm đúng giờ như nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, nhân viên tiếp tân của tòa nhà Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc của mình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày Mọi người có thể bắt đầu vào những thời gian khác nhau và làm việc theo những giờ khác nhau mỗi ngày Microsoft có nhiều quán cafe tại chỗ Điều này quan trọng vị chúng giúp các nhân viên không cần phải rời khỏi chỗ để đi ăn Trong quán có cả món đặc sản, cafe trong một tòa nhà này thì ăn chay, nơi khác phục vụ người sành ăn bánh pizza, hay món ăn dân tộc Tất nhiên cũng có những quán cafe cung cấp bánh mì kẹp thịt, salad ăn tại chỗ giúp ích cho công việc Một lợi ích phụ xuất hiện là các nhóm làm việc trên một dự án hoặc có cuộc họp mở rộng thì có thể kéo nhau tới một quán cafe để thảo luận ở đó, không có sự gián đoạn trong những luồng suy nghĩ nhóm, với cafe, thức ăn ngon lành, không khí thoải mái họ không có các đặc điểm như ở khách sạn bốn sao nhưng phục vụ thì tốt hơn nhiều - Cách tổ chức nơi làm của công ty chỉ nhằm một mục đích là làm tăng thêm tinh thần làm việc của nhân viên và do đó tăng thêm năng suất của từng thành viên Chế độ trả lương trực tiếp cũng giữa cho họ tập trung vào công việc Thực tế các nhân viên trong hãng sẽ dành nhiều giờ hơn cho công việc của họ, do đó, Microsoft đã nhận được ích lợi tối đa từ từng nhân viên của mình 17 - Việc trở thành thành viên của Microsoft là điều mơ ước của rất nhiều nhân sự, vì môi trường làm việc thoải mái, không gian, thời gian làm việc linh hoạt, các chính sách đãi ngộ thực sự đặc biệt cho các nhân viên Bill Gates đặc biệt chọn lựa những người tài năng, thông minh và phù hợp văn hóa doanh nghiệp Chính phong cách tuyển dụng này làm nên một phần trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates - Bill Gates rất quan tâm đến việc trao quyền cho nhân sự Ông khuyến khích các nhân viên của mình tự phát triển bản thân, trang bị cho họ những kiến thức phù hợp để giúp họ có thể tự đưa ra quyết định trong công việc - Bên cạnh đó, Bill Gates luôn cung cấp những phản hồi cá nhân hóa cho từng vấn đề của nhân viên Ông cho họ những lời khuyên để cải thiện các phương án, đề xuất, chiến lược của mình Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates 2.2 Theo hướng quan tâm đến công việc và con người của nhà quản trị Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft và một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới, có một phong cách lãnh đạo đặc trưng với sự quan tâm đến cả công việc và con người 2.2.1 Quan tâm đến công việc Bill Gates được biết đến với tinh thần làm việc chăm chỉ và tập trung vào công việc Ông có một triết lý rõ ràng về tầm quan trọng của sự đóng góp và thành tựu trong công việc Bill Gates cam kết đến sự xuất sắc và sẵn sàng đầu tư thời gian và nỗ lực để đạt được kết quả - Tầm nhìn chiến lược: Bill Gates có khả năng nhìn xa và định hướng công ty theo một tầm nhìn chiến lược dài hạn Anh luôn tìm kiếm cơ hội mới và định hình mục tiêu lớn, như việc đưa Microsoft trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới - Sự sáng tạo: Bill Gates khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tư duy nhanh chóng Anh thúc đẩy nhân viên của mình để đưa ra các ý tưởng mới và tìm kiếm giải pháp đột phá để giải quyết các thách thức công việc - Tập trung vào chi tiết: Bill Gates là một người rất chú trọng đến chi tiết và chất lượng công việc Anh yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Microsoft, và thường kiểm soát cẩn thận các khía cạnh kỹ thuật và thiết kế 2.2.2 Quan tâm đến con người Mặc dù Bill Gates có sự tập trung vào công việc, anh cũng có một sự quan tâm đáng kể đến con người và nhân viên của mình - Xây dựng đội ngũ: Bill Gates hiểu rằng để thành công, ông cần có một đội ngũ mạnh mẽ Ông đầu tư thời gian và tài nguyên để tuyển dụng và phát triển những người tài năng, và đặt giá trị vào việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực và cộng đồng trong công ty - Khuyến khích sự phát triển cá nhân: Bill Gates khuyến khích nhân viên phát triển cá nhân và hỗ trợ việc học tập và phát triển kỹ năng Ông coi đây là một yếu tố quan trọng để tạo ra một đội ngũ tài năng và đảm bảo sự thành công dài hạn của công ty 18 - Sứ mệnh xã hội: Ngoài công việc kinh doanh, Bill Gates cũng quan tâm đến vai trò xã hội của công ty Ông đã thành lập Quỹ Bill & Melinda Gates để đóng góp vào các vấn đề toàn cầu như giáo dục, y tế và phát triển bền vững  Tóm lại, phong cách lãnh đạo của Bill Gates kết hợp sự quan tâm đến công việc và con người Ông tập trung vào thành công và sự đột phá trong công việc, đồng thời xem trọng công tác xây dựng đội ngũ và phát triển cá nhân của nhân viên Điều này đã giúp ông tạo ra một công ty thành công và ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội 2.2.3 Phong cách lãnh đạo khác (đặc biệt) của Bill Gates Phong cách lãnh đạo của Bill Gates có một số đặc điểm đáng chú ý và độc đáo - Tầm nhìn chiến lược và đổi mới: Tầm nhìn chiến lược: Bill Gates luôn có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và dài hạn Ông không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ hiện tại, mà còn nhìn xa hơn để đưa ra các quyết định và định hướng phù hợp với xu hướng công nghệ và thị trường trong tương lai Tầm nhìn chiến lược giúp ông và Microsoft tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tiên phong, đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng và định hình ngành công nghiệp Đổi mới: Bill Gates luôn đặt đổi mới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển công ty Ông khuyến khích nhân viên tư duy sáng tạo và đưa ra các ý tưởng mới Microsoft đã đạt được nhiều thành công lớn thông qua việc đổi mới liên tục trong các sản phẩm và dịch vụ của mình Ông thường đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để đưa ra các giải pháp công nghệ tiên tiến và đột phá Định hướng vào người dùng: Bill Gates thấu hiểu rằng để đạt được thành công, công ty cần tập trung vào người dùng Ông luôn đặt khách hàng là trung tâm và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ Sự tập trung vào người dùng giúp Microsoft xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thay đổi và duy trì sự cạnh tranh trong thị trường công nghệ Sáng tạo và khởi nghiệp: Bill Gates khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp trong công ty Ông tin rằng việc khám phá và thử nghiệm những ý tưởng mới có thể dẫn đến sự phát triển và thành công Ông đã tạo ra một môi trường làm việc độc đáo, nơi nhân viên được khuyến khích đưa ra các ý tưởng mới, thách thức các quy tắc cũ và tìm kiếm các cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề Hợp tác và đối tác: Bill Gates nhận thức rằng hợp tác và đối tác đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tầm nhìn và đổi mới Ông đã thiết lập mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các công ty công nghệ khác và các tổ chức nghiên cứu để chia sẻ kiến thức, tài nguyên và kỹ thuật Việc hợp tác giúp Microsoft nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới và tạo ra giải pháp đột phá thông qua việc kết hợp các nguồn lực và tài năng từ bên ngoài - Tinh thần làm việc chăm chỉ: 19 Cam kết và động lực: Bill Gates được biết đến là một người rất cam kết và đầy động lực trong công việc Ông đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng Microsoft thành một công ty công nghệ hàng đầu thế giới Tinh thần làm việc chăm chỉ của ông đã truyền cảm hứng cho nhân viên trong công ty và gắn kết họ với mục tiêu chung Đam mê và tận tụy: Bill Gates có đam mê mãnh liệt với lĩnh vực công nghệ và đổi mới Ông đã dành hàng giờ đồng hồ để nghiên cứu, học hỏi và thử nghiệm để đạt được hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp và tìm ra các giải pháp tiên tiến Tinh thần tận tụy và sự cống hiến của ông đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của Microsoft Sự kiên nhẫn và kiên định: Bill Gates có khả năng kiên nhẫn và kiên định trong việc đối mặt với thách thức và khó khăn Ông đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn trong quá trình phát triển Microsoft, nhưng không bao giờ từ bỏ Thay vào đó, ông đã sử dụng những thất bại và học hỏi từ chúng để thay đổi và cải thiện - Tính tổ chức và hiệu quả: Bill Gates luôn đề cao tính tổ chức và hiệu quả trong công việc Ông đã áp dụng các quy trình và phương pháp quản lý tiên tiến để đảm bảo sự phát triển và hoạt động hiệu quả của công ty Tinh thần làm việc chăm chỉ của ông cũng phản ánh qua khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc một cách thông minh - Sự khát khao học hỏi và phát triển: Bill Gates luôn có tinh thần học hỏi và khát khao phát triển bản thân Ông không ngừng nỗ lực để nắm bắt những xu hướng mới trong công nghệ và thị trường, và luôn cập nhật kiến thức của mình Sự đam mê với việc học hỏi đã giúp ông và Microsoft duy trì sự cạnh tranh và đột phá trong ngành công nghệ - Tập trung vào chi tiết và chất lượng: Tầm nhìn chi tiết: Bill Gates là một người rất chú trọng đến chi tiết trong công việc Ông luôn đảm bảo rằng mọi khía cạnh của dự án và sản phẩm đều được xem xét kỹ lưỡng và đạt chất lượng cao Ông thường đặt ra các tiêu chuẩn cao và theo dõi sát sao tiến trình để đảm bảo rằng mọi khía cạnh đều đáp ứng đúng yêu cầu và tiêu chuẩn Sự chú trọng đến chất lượng: Bill Gates coi chất lượng là một điều không thể thiếu trong công việc Ông luôn đặt mục tiêu cao về chất lượng và đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất Ông đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và đảm bảo rằng họ nhận được giá trị tốt nhất từ sản phẩm và dịch vụ của công ty Kiểm soát chất lượng: Bill Gates và Microsoft luôn đặt sự kiểm soát chất lượng là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất và phát triển Ông đã thiết lập các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng Từ việc kiểm tra phần mềm đến kiểm tra phần cứng, Bill Gates và Microsoft không ngừng nỗ lực để đảm bảo rằng mọi sản phẩm đáp ứng chất lượng cao nhất Sự đề cao độ tin cậy: Bill Gates và Microsoft luôn đặt sự tin cậy lên hàng đầu Ông nhận thức rằng sự tin cậy là một yếu tố quan trọng trong xây dựng lòng tin và tạo dựng thương hiệu Do đó, ông và công ty đã đầu tư vào 20

Ngày đăng: 19/03/2024, 14:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan