1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tốt nghiệp đề tài pháp luật về đăng ký khai sinh – thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường mỹ phước

34 27 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về đăng ký khai sinh – Thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Mỹ Phước
Tác giả Lê Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Trương Thế Minh
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 87,64 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (9)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (9)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (9)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (9)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
      • 3.2.1. Phạm vi nội dung (9)
      • 3.2.2. Phạm vi không gian, thời gian (9)
  • 4. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài (9)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài (10)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học (10)
    • 5.2. Giá trị ứng dụng của đề tài (11)
  • 6. Bố cục của báo cáo (11)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT (12)
    • 1.1. Khái niệm về đăng lý khai sinh và quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh (12)
      • 1.1.1. Khái niệm đăng ký khai sinh (12)
      • 1.1.2. Quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh (12)
        • 1.1.2.1. Quyền, trách nhiệm của người đi đăng ký khai sinh (12)
        • 1.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký hộ tịch (13)
        • 1.1.2.3. Trách nhiệm của công chức làm công tác hộ tịch (13)
    • 1.2. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh (13)
      • 1.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh UBND cấp xã (13)
        • 1.2.2.1. Thông tin của người được đăng ký khai sinh (16)
        • 1.2.2.2. Các thông tin khác trong nội dung khai sinh (20)
        • 1.2.2.3. Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh (21)
      • 1.2.3. Hồ sơ đăng ký khai sinh (22)
      • 1.2.4. Ủy quyền đăng ký khai sinh (24)
      • 1.2.5. Trách nhiệm thông báo sau khi đăng ký khai sinh (24)
      • 1.2.6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh (24)
    • 1.3. Đăng ký khai sinh cho một số trường hợp đặc biệt (25)
      • 1.3.1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi (25)
      • 1.3.2. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ (27)
      • 1.3.3. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ (28)
      • 1.3.4. Đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới (28)
      • 1.3.5. Đăng ký khai sinh lưu động (29)
      • 1.3.6. Đăng ký lại khai sinh (29)
      • 1.3.7. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (30)
    • 1.4. Tổng quan về UBND phường Mỹ Phước (31)
      • 1.4.1. Ví trí, chức năng của UBND phường Mỹ Phước (31)
      • 1.4.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Mỹ Phước (31)
      • 1.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Mỹ Phước (31)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Nội dung nghiên cứu (32)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (32)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, tài liệu (32)
      • 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa (32)
      • 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (32)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN (33)
    • 3.1. Kết quả dự kiến (33)
    • 3.2. Kế hoạch thực hiện (33)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA KHOA HỌC QUẢN LÝCHƯƠNG TRÌNH LUẬT***********BÁO CÁO TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH – THỰC TIỄNTẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MỸ PHƯỚC

Tính cấp thiết của đề tài

Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết Trong các loại giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh là loại giấy tờ được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho con người để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như: đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, Trẻ em không được đăng kí khai sinh thì khó tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu như: chăm sóc y tế, giáo dục, hỗ trợ pháp lí

Hiện nay, căn cứ Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định về số định danh như sau: Số định danh cá nhân cũng chính là sổ thẻ Căn cước công dân

(12 số), được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác Số định danh cá nhân gắn liền với một người từ khi họ sinh ra cho đến khi chết và có vai trò quan trọng trong nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính của công dân Mã số này được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và được thể hiện trên Giấy khai sinh Nhận rõ tầm quan của Giấy khai sinh đối với công tác quản lý cũng như gắn với quyền lợi chính đáng của mỗi công dân.

Là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và quốc phòng, an ninh của thị xã Bến Cát, trong những năm qua, phường Mỹ Phước đã có nhiều cố gắng, nố lực trong quản lý và đăng ký khai sinh trên địa bàn phường. với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền công tác đăng ký khai sinh được thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chính xác Tuy nhiên, thực trạng đăng ký khai sinh trên địa bàn phường Mỹ Phước vẫn còn tồn tại những bất cập của công tác quản lý và đăng ký khai sinh Với thực trạng đó và những đòi hỏi của tình hình mới, việc đánh giá công tác đăng ký khai sinh giúp cho việc đăng ký thủ tục khai sinh tránh được các hạn chế nên đề tài: “Pháp luật về đăng ký khai sinh – Thực tiễn tại Uỷ ban nhân dân phường Mỹ Phước” đã được chọn.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân (UBND) phường Mỹ Phước Đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp định hướng cho công tác đăng ký khai sinh tại UBND phường Mỹ Phước.

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng về công tác đăng ký khai sinh tại UBND phường Mỹ Phước.

- Đề xuất một số giải pháp định hướng cho công tác đăng ký khai sinh tạiUBND phường Mỹ Phước.

Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí để cập đến hộ tịch và các chính sách thực hiện hộ tịch, trong thời gian qua:

Bộ Tư pháp (2018) “Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ hộ tịch và chứng thực cho công chức tư pháp – hộ tịch xã”, Ban hành kèm theo Quyết định số 2721/QĐ-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Bài viết Những thách thức, khó khăn đối với ngành Tư pháp trong triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch của tác giả Nhâm Ngọc Hiển, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ Tư pháp năm

2017 Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã nêu, phân tích những nhiệm vụ chính mà cơ quan tư pháp được giao; vai trò ý nghĩa của các hoạt động này trong thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả Luật Hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành Bên cạnh đó, những khó khăn thách thức cũng được nêu ra và những hướng giải quyết đảm bảo thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch;

Bài viết Giải pháp bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa Luật Hộ tịch và một số luật liên quan của tác giả Ths Nguyễn Thị Ngọc Lâm Bài nghiên cứu này tập trung nêu và phân tích những vướng mắc nổi bật phát sinh trong quá trình giải quyết các thủ tục đăng ký hộ tịch Qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự thống nhất trong thực thi pháp luật;

Bài viết: Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Hộ tịch ở các địa phương của tác giả Nguyễn Phương Dung, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ Tư pháp năm 2017, bài nghiên cứu này đã phân tích những nội dung về đăng ký hộ tịch phát sinh trong quá trình thực hiện, có nhiều tình tiết phức tạp, nhạy cảm mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chỉ tiết thi hành chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân ở một số địa phương chưa thể giải quyết;

Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Đình An, Học viện Khoa học xã hội, 2018.

Các công trình khoa học nói trên đã đề cập từng khía cạnh của quản lý về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Những kết quả nghiên cứu của báo cáo có ý nghĩa:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đăng ký khai sinh;

- Tạo tiền đề cho các nghiên cứu về cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký khai sinh.

Giá trị ứng dụng của đề tài

Đây là báo cáo tốt nghiệp về về công tác đăng ký khai sinh tại UBND phường Mỹ Phước, góp phần:

- Làm rõ hơn những khái niệm đăng ký khai sinh;

- Làm rõ hơn trình tự thủ tục cũng như thẩm quyền đăng ký, thời hạn và trách nhiệm đăng ký;

- Đề xuất một số giải pháp định hướng cho công tác đăng ký khai sinh tạiUBND phường Mỹ Phước.

Bố cục của báo cáo

Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý thuyết

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm về đăng lý khai sinh và quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh

Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014:

“Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào

Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư”.

Trong quy định hiện hành không có khái niệm đăng ký khai sinh một cách cụ thể, nó là một dạng của đăng ký hộ tịch được thể hiện qua hình thức và nội dung của đăng ký khai sinh.

Như vậy, có thể hiểu Đăng ký khai sinh (ĐKKS) là việc Nhà nước ghi nhận sự ra đời, tồn tại của trẻ em với các thông tin hộ tịch cơ bản nhất, bao gồm: họ, tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha, mẹ… Kết quả của thủ tục ĐKKS là Giấy khai sinh với thông tin chi tiết về người được ĐKKS (họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch…), thông tin về cha, mẹ của người được ĐKKS, thông tin về người đi ĐKKS….

1.1.2 Quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh

1.1.2.1 Quyền, trách nhiệm của người đi đăng ký khai sinh

Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cụ thể về thời hạn ĐKKS, theo đó, trong thời hạn 60 ngày (kể từ ngày sinh con), cha hoặc mẹ có trách nhiệm ĐKKS cho con; trường hợp cha, mẹ không thể ĐKKS cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm ĐKKS cho trẻ em.

Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 người thân thích bao gồm: người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Trường hợp người đi ĐKKS không phải là cha, mẹ trẻ thì người đi ĐKKS có trách nhiệm cung cấp chính xác các nội dung ĐKKS Người đi ĐKKS có trách nhiệm trao đổi thống nhất trước về các nội dung ĐKKS với cha, mẹ của trẻ,bảo đảm nguyên tắc: các nội dung ĐKKS do cha mẹ thỏa thuận lựa chọn và chịu trách nhiệm trước cơ quan đăng ký hộ tịch về việc này (thể hiện bằng nội dung cam đoan trong Tờ khai ĐKKS).

1.1.2.2 Trách nhiệm của cơ quan đăng ký hộ tịch

UBND cấp xã có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, bảo đảm các sự kiện sinh phát sinh trên địa bàn đều được đăng ký; chủ động bố trí điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện việc đăng ký lưu động theo quy định, bảo đảm quyền lợi của trẻ em. Đồng thời, UBND cấp xã cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính: ĐKKS, đăng ký thường trú, cấp Thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT

1.1.2.3 Trách nhiệm của công chức làm công tác hộ tịch

Công chức tư pháp – hộ tịch là người trực tiếp thực hiện thủ tục ĐKKS, có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn người đi ĐKKS hoàn thiện hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ ĐKKS với các quy định của pháp luật có liên quan; nếu thấy hồ sơ đầy đủ, bảo đảm đúng quy định thì ghi vào Sổ ĐKKS, nhập thông tin vào phần mềm ĐKKS, lấy số định danh cá nhân (đối với địa bàn đã triển khai phần mềm ĐKKS, cấp số định danh cá nhân); ghi, in nội dung Giấy khai sinh, trình lãnh đạo UBND xã ký; bổ sung số định danh cá nhân trong Sổ ĐKKS, hướng dẫn người đi ĐKKS ký tên trong Sổ ĐKKS, nhận Giấy khai sinh.

Bên cạnh đó, công chức tư pháp – hộ tịch còn chịu trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác hộ tịch trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc ĐKKS cho trẻ em; tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện ĐKKS lưu động nếu thấy cần thiết.

Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh

Người đi ĐKKS có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

1.2.1 Thẩm quyền đăng ký khai sinh UBND cấp xã Để xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì trước hết là quy định pháp luật quy định thủ tục này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, đó là thẩm quyền tiếp nhận, thẩm quyền xử lý, và thẩm quyền giải quyết phải thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó thì dựa vào các quy định về quốc tịch thì thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với những trường hợp không có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch Xét đến thẩm quyền đăng ký hộ tịch (trong đó có đăng ký khai sinh) của Ủy ban nhân dân cấp xã, có quy định: “Đăng ký sự kiện hộ tịch…cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước” 1 Như vậy, khai sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp chỉ là “công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”, có hai yếu tố cần phải được xác định, đó là “công dân Việt Nam” và “cư trú ở trong nước”.

Trường hợp người được xem là “công dân Việt Nam” 2 thì phải có quốc tịch Việt Nam Trẻ em khi sinh ra và được đăng ký khai sinh có quốc tịch Việt Nam, như vậy cần phải có các chủ thể có liên hệ đến quốc tịch Việt Nam hoặc bản thân trẻ được hưởng quốc tịch Việt Nam theo quy định Trường hợp ở đây có các chủ thể được xác định là cha của trẻ, mẹ của trẻ, trẻ em và người đi đăng ký khai sinh Theo quan điểm của pháp luật về điều kiện xác định quốc tịch của trẻ phải dựa trên quốc tịch của cha và mẹ đều là Việt Nam 3 , và suy ra những trường hợp đặc biệt khác (chưa xác định được cha, chưa xác định được mẹ, chưa xác định được cha và mẹ) đều được chiếu theo nội dung này để thực hiện việc xác định quốc tịch cho trẻ em Ngoài ra, còn có trường hợp “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam” 4 Còn rất nhiều cơ sở để xác định trẻ em mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chỉ xác định các nội dung nêu trên làm cơ sở để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.

1 Điểm a Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 Ngoài ra còn có quy định về Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam tại điểm d Khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch.

2 Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch năm 2008

3 Theo Điều 15 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam

4 Khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008

Trường hợp thứ hai là “cư trú ở trong nước”, theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)” Như vậy, chỉ khi nào thỏa mãn hai điều kiện nêu trên thì được đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh 5 , điều này được quy định trong phạm vi của chương II về đăng ký hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã Và đương nhiên, không phải ủy ban nhân dân cấp xã nào cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho một sự kiện khai sinh cụ thể, mà phải là ủy ban nhân dân cấp xã có “nơi cư trú” của người cha hoặc của người mẹ, ở đây không có quy định trước sau, đồng nghĩa là người đăng ký khai sinh có quyền chọn lựa một trong hai nơi để đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Ngoài ra, còn một số trường hợp đặc biệt 6 như: Trẻ chưa xác định được cha; trẻ chưa xác định được mẹ; Trẻ chưa xác định được cả cha và mẹ; Trẻ bị bỏ rơi Nếu xét ở yếu tố còn xác định được cha hoặc còn xác định được mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh thì căn cứ vào nội dung ở đoạn trên sẽ xác định được thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em Còn đối với trường hợp chưa xác định được cả cha và mẹ hoặc trẻ bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi 7 có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh không quyết định nội dung đăng ký khai sinh Tuy nhiên, nội dung đăng ký khai sinh lại quyết định thẩm quyền đăng ký khai sinh Thật vậy, như đã phân tích ở phần trên thì yếu tố quốc tịch và nơi cư trú lại quyết định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho một sự kiện sinh cụ thể.

5 Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014

6 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

7 Tuy trong nội dung đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi không nói đến việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi Nhưng xét về quá trình phát hiện, tiếp nhận thông tin và xử lý vấn đề liên quan đến trẻ bị bỏ rơi theo quy định pháp luật, đều thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi Xét về thẩm quyền

1.2.2 Nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014, nội dung ĐKKS gồm các thông tin của người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc, quốc tịch), thông tin của cha, mẹ người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; 8 nơi cư trú), số định danh cá nhân của người được ĐKKS.

1.2.2.1 Thông tin của người được đăng ký khai sinh

Việc xác định họ, chữ đệm và tên

Trong cấu trúc về tên của trẻ trong Giấy khai sinh được hợp thành bởi

“Họ” + “Chữ đệm” + “Tên” Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó” Như vậy, pháp luật đã công nhận quyền mỗi cá nhân được có họ, tên khi sinh ra và nguyên tắc xác định họ, tên dựa trên tên khai sinh của cá nhân đó. Điều 26 BLDS năm 2015 đã quy định rõ ràng cách xác định họ và tên của cá nhân Theo đó, họ của cá nhân được xác định là họ của cha hoặc họ của mẹ trong hầu hết các trường hợp Khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 đã đưa ra cách xác định họ của một cá nhân trong ba trường hợp: Trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân hoặc chưa xác định được cha đẻ của cá nhân; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi. Đối với trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân hoặc chưa xác định được cha, mẹ đẻ của cá nhân thì nhà làm luật quy định cách xác định họ của cá nhân dựa trên bốn căn cứ: Theo thỏa thuận giữa cha, mẹ đẻ của cá nhân, khi đó họ của cá nhân là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ; Theo tập quán nếu cha, mẹ đẻ của cá nhân không có thỏa thuận; Theo họ của mẹ đẻ trong trường hợp chưa xác định được cha đẻ; Theo họ của cha đẻ trong tường hợp chưa xác định được mẹ đẻ 8

8 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người nhận nuôi.

Riêng trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Việc xác định họ theo quy định của BLDS năm 2015, khi đăng ký khai sinh, người đi đăng ký có yêu cầu được đăng ký theo họ người thứ ba (không phải họ của cha hoặc họ của mẹ) thì các cán bộ tư pháp – hộ tịch có quyền từ chối với lý do trái với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc xác định họ của cá nhân theo quy định của BLDS năm

Đăng ký khai sinh cho một số trường hợp đặc biệt

1.3.1 Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

- Thẩm quyền ĐKKS cho trẻ bị bỏ rơi là UBND cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi

Bước 1: Lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi; trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản Biên bản phải ghi 15 rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ UBND cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật

Bước 2: Niêm yết UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm niêm yết tại trụ sở UBND trong 07 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi (văn bản niêm yết phải có thông tin về đặc điểm nhận dạng như: giới tính, thể trạng, độ tuổi của trẻ ) Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ;không có người nhận là cha, mẹ đẻ và chứng minh được mối quan hệ với trẻ,

UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành ĐKKS cho trẻ em.

+ Người có trách nhiệm ĐKKS là cá nhân hoặc đại diện tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ

+ Hồ sơ ĐKKS tương tự như hồ sơ ĐKKS thông thường; Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi có giá trị thay thế Giấy chứng sinh trong trường hợp trẻ không có Giấy chứng sinh

+ Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự 12 Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; dân tộc của trẻ em được xác định theo pháp luật dân sự 13 Phần khai về cha, mẹ của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống (tuyệt đối không gạch chéo hoặc tự ý ghi tên của người tạm thời nuôi dưỡng trẻ vào các phần khai này); trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

+ Việc xác định dân tộc cho trẻ bị bỏ rơi: Việc xác định dân tộc cho trẻ bị bỏ rơi được xác định theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 14

+ Trường hợp có căn cứ xác định về ngày tháng năm sinh, nơi sinh của trẻ thì ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh của trẻ theo những căn cứ đã được xác định

Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi về họ, chữ đệm, tên của trẻ và thông tin của cha mẹ nhưng sau khi thực hiện niêm yết theo quy định mà

12 Từ 01/01/2017, khi Bộ luật dân sự có hiêu lực, việc xác định họ, đặt tên cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Bộ Luật dân sự năm 2015

13 Từ 01/01/2017, khi Bộ luật dân sự có hiêu lực, việc xác định dân tộc cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Bộ Luật dân sự.

14 Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm ĐKKS cho trẻ em không tìm được cha mẹ đẻ thì những thông tin này chỉ ghi chú trong cột ghi chú của Sổ ĐKKS (không ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh); phần ghi về người mẹ và người cha trong Sổ ĐKKS và Giấy khai sinh của người con được để trống.

1.3.2 Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

- Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú thực hiện ĐKKS

+ Trường hợp chưa xác định được cha (đang ở với mẹ hoặc người thân thích khác): khi ĐKKS không bắt buộc người mẹ phải khai về cha đứa trẻ (trong trường hợp người mẹ khai về cha đứa trẻ, thì hướng dẫn người cha làm thủ tục nhận con); Họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần khai về người cha của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ ĐKKS phải để trống, tuyệt đối không được gạch chéo

Nếu vào thời điểm ĐKKS, người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS Hồ sơ kết hợp ĐKKS và nhận con theo quy định của Điều 12 Thông tư số 15/2015/TTBTP, gồm: Tờ khai ĐKKS và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch năm 2014; Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP (sẽ nêu rõ trong thủ tục nhận cha, mẹ, con)

+ Trường hợp chưa xác định được mẹ (đang ở với cha hoặc người thân thích khác): khi ĐKKS người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha thì khi nhận con, ĐKKS, thông tin về người mẹ được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP

+ Trường hợp chưa xác định được cả cha và mẹ (đang ở với cha hoặc người thân thích khác): nếu trẻ em có Giấy chứng sinh, nhưng qua kiểm tra, xác minh thông tin về người mẹ là không xác thực (không có người mẹ ghi trongGiấy chứng sinh hoặc có người ghi tên như người mẹ trong Giấy chứng sinh, trẻ không xác định được cha, mẹ Hồ sơ ĐKKS và trình tự giải quyết tương tự thủ tục ĐKKS cho trẻ bị bỏ rơi, UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú tiến hành lập biên bản theo thực tế vụ việc, tiến hành niêm yết theo quy định Người có trách nhiệm đi ĐKKS là người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ; trong Sổ ĐKKS ghi rõ

“Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”

1.3.3 Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

- Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ

- Hồ sơ, trình tự giải quyết: Thực hiện tương tự trường hợp ĐKKS thông thường tại UBND cấp xã; đồng thời trong hồ sơ cần có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ Thông tin về cha, mẹ của trẻ em ghi theo thông tin của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ

1.3.4 Đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới

Tổng quan về UBND phường Mỹ Phước

1.4.1 Ví trí, chức năng của UBND phường Mỹ Phước 1.4.2 Cơ cấu tổ chức của UBND phường Mỹ Phước

1.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Mỹ Phước

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng về công tác đăng ký khai sinh tại UBND phường Mỹ Phước.

- Đề xuất một số giải pháp định hướng cho công tác đăng ký khai sinh tạiUBND phường Mỹ Phước.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, tài liệu

Trên cơ sở đề cương chi tiết đề tài, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu để tiến hành thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, các bản đồ và các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND phường Mxy Phước. Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như được đưa ra tại mục cơ sở dữ liệu (phần mở đầu) Các tài liệu được phân thành tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp

Phân tích và tổng hợp tài liệu giúp nhận diện, đánh giá chất lượng, nội dung tài liệu và chia tài liệu theo các nhóm chủ đề khác nhau phục vụ cho tổng quan và tạo cơ sở dữ liệu cho phương pháp nghiên cứu khác Các tài liệu, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được tổng hợp theo từng hợp phần và từng dạng tài nguyên theo thứ tự được trình bày trong báo cáo

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được trong nghiên cứ Nội dung khảo sát thực địa: Khảo sát tổng quan khu vực nghiên cứu, thu thập hình ảnh phục vụ cho nghiên cứu. Việc khảo sát thực địa được tiến hành tại UBND phường Mỹ Phước.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Thống kê, tính toán các số liệu cần thiết, xây dựng các biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các thông số điều tra bằng các phần mềm như word, excel…

KẾT QUẢ DỰ KIẾN

Kết quả dự kiến

- Đánh giá thực trạng về công tác đăng ký khai sinh tại UBND phường Mỹ Phước.

- Đề xuất một số giải pháp định hướng cho công tác đăng ký khai sinh tạiUBND phường Mỹ Phước.

Kế hoạch thực hiện

Bảng 3.1 Bảng kế hoạch thực hiện

Thời gian Nội dung công việc

11/09/2023 - 29/09/2023 Lập và nộp đề cương báo cáo

11/09/2023 - 02/10/2023 Xét duyệt đề cương và điều chỉnh đề cương

02/11/2023 - 04/12/2023 Viết báo cáo tốt nghiệp

04/12/2023 - 31/12/2023 Nộp và bảo vệ báo cáo tốt nghiệp

Ngày đăng: 19/03/2024, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w