1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trien khai cong tac kiem ke di san pvt nam 2024 tai thi xa bim son (13 03 2024 07h56p07) signed

2 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1 SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Số: /NCLS&BTDSVH-

SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 102 /NCLS&BTDSVH-BTDS Thanh Hoá, ngày 13 tháng 3 năm 2024 V/v Triển khai công tác kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn năm 2024 Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân thị xã Bỉm Sơn Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-NCLS&BTDSVH ngày 08/01/2024 của Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá về Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể năm 2024 tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Để triển khai công tác kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể; Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể năm 2024 trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn gồm những nội dung như sau: 1 Thời gian kiểm kê: Bắt đầu từ ngày 19/3/2024 2 Thành phần: Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá; Phòng Văn hoá và Thông tin; Trung tâm VHTTTDTT thị xã Bỉm Sơn: 01 người; UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã: Đại diện Lãnh đạo UBND xã/phường, công chức văn hoá; Đại diện Lãnh đạo thôn, các nghệ nhân nơi có di sản được kiểm kê 3 Địa điểm: Tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn 4 Nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể: 4.1 Đối tượng kiểm kê: là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình sau đây: (1) Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; (2) Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; (3) Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; (4) Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; (5) Lễ hội truyền thống; (6) Nghề thủ công truyền thống; (7) Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác 4.2 Nội dung kiểm kê: Việc kiểm kê cần thu thập thông tin có nội dung sau đây: - Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có); - Loại hình: Căn cứ vào khoản 1, Điều 4 Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Quy 2 định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để xác định loại hình di sản văn hóa phi vật thể Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan; - Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại; - Chủ thể văn hóa: Trường hợp chủ thể văn hóa là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó Thông tin về những người đại diện cần xác định như quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL - Miêu tả: Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể; Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể; Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay; Đề xuất biện pháp bảo vệ; Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác 5 Để công tác kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể đạt kết quả, đảm bảo chính xác, khoa học và đúng quy định, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá đề nghị UBND thị xã Bỉm Sơn chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan cử người tham gia với Đoàn kiểm kê theo đúng thành phần; UBND các xã, phường rà soát, thu thập tài liệu có liên quan, chuẩn bị nội dung báo cáo về các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hoá Thanh Hoá trân trọng đề nghị./ (Kèm theo Mẫu phiếu kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể) Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Như trên; - Phòng VH&TT, Trung tâm VHTTTTDL thị xã Bỉm Sơn (để ph/h); - Lưu VT, BTDS Nguyễn Văn Hải

Ngày đăng: 19/03/2024, 00:20

Xem thêm:

w