1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân tích tình hình triển khai chính sách bhxh ở thị xã sầm sơn

31 360 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 263 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với NLĐ nhằm từng bước mở rộng và nâng cao sự đảm bảo về vật chất, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ khi gặp rủi ro như bị ốm đau, TNLĐ, BNN, thai sản, hết tuổi lao động, qua đời. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian qua, chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước và với nguyện vọng của NLĐ. Là sinh viên khoa Bảo hiểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân, qua kiến thức được học và quá trình thực tập, em thấy rõ được sự cần thiết cũng như vai trò của chính sách BHXH nước ta nói chung và BHXH thị Sầm Sơn nói riêng. Cũng như qua tìm hiểu tình hình triển khai chính sách BHXH hiện nay. Nhận thức được vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình triển khai chính sách BHXH thị Sầm Sơn” làm nội dung nghiên cứu. Nội dung bài viết gồm 3 phần: Chương I: Chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính sách BHXH Việt Nam. Chương II: Tình hình triển khai chính sách BHXH thị Sầm Sơn(2007-2010) Chương III: Giải pháp thực hiện tốt chính sách BHXH thị Sầm Sơn. Qua bài viết này, em xin nêu lên và đóng góp một số ý kiến , suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện hoạt động của chính sách BHXH Sầm Sơn. Do còn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như tài liệu tham khảo nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để chuyên đề thực tập này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Văn Định đã tận tình hướng dẫn em trong việc hoàn thành bài viết này cũng như các thầy cô giáo khác đã cung cấp kiến thức cho em trong khi giảng dạy để em hoàn thiện bài viết này. CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HỘI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HỘI VIỆT NAM 1.1 Chính sách BHXH Việt Nam nước ta, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm thực hiện BHXH: • Sắc lệnh số 54/SL ngày 1/11/1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu; 1 • Sắc lệnh 105/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức; • Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn, tiền tuất đối với công chức; • Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 ấn định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân sản xuất. Những văn bản trên cho thấy nhà nước ta đã sớm có nhận thức và sớm thực hiện BHXH theo hình thức hiện đại so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, sớm chứng tỏ là một nhà nước tiên tiến của giai cấp công nhân và người lao động. Tuy nhiên, phải đến năm 1961, chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước mới thực sự thực hiện trên cơ sở thành lập Quỹ BHXH thống nhất toàn quốc (riêng thời kỳ 61-75: toàn miền Bắc) sau khi Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/11/1961 với 6 loại trợ cấp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất). Quỹ BHXH, lúc này, là quỹ độc lập thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng nguồn thu chủ yếu từ sự tài trợ của NSNN, tiếp đến là sự đóng góp từ các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh theo % trên tổng quỹ lương (từ 1962 đến 1987: 4,7%, từ 1987 đến 1993: 15%) còn công nhân và viên chức không cần đóng phí BHXH. Việc quản lý BHXH được giao cho Bộ lao động, Thương binh và hội và Tổng công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam) đảm trách. Đối với khu vực ngoài quốc doanh, Điều lệ BHXH đối với viên hợp tác các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng được ban hành (Quyết định 292/BCH-LĐ ngày 15/2/82 của LHX trung ương) nhưng chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn ngủi, từ năm 1982 đến năm 1989. Kể từ sau Đại hội VII của Đảng công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH để phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội mới là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách hội. Việc đổi mới được đánh dấu bằng việc tách với một bộ phận cấu thành của BHXH - chế độ chăm sóc y tế khi ốm đau cho người lao động thành một quỹ độc lập: Bảo hiểm y tế (Nghị định 299/HĐBT) ngày 15- 8-1992 ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế) với việc qui định không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng phải tham gia đóng phí. Tiếp theo đó, ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ lại ban hành Nghị định 43/CP qui định tạm thời chế độ BHXH mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện BHXH chằm vào mục đích xóa sự bao 2 cấp của NSNN đối với BHXH, mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương, qui định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ… Việc cải cách thực sự đi vào thực tiễn khi hàng loạt các văn bản pháp qui được ban hành từ năm 1995: • Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH; • Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam; • Quyết định số 606/ Ttg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam; • Nghị định số 93/1998/NĐ – CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ) Như đã nêu trên, việc áp dụng BHXH trên của quốc gia khác nhau thường cùng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng. Có nước quan tâm thực hiện các chế độ đảm bảo cho các rủi ro dễ xảy ra trước mắt như chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, các nước khác lại quan tâm đến các chế độ đảm bảo cho tuổi già, tuổi hưu trí, cho cái chết. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với đặc điểm của từng nơi, bảo hiểm sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ. Hiện nay nội dung thực hiện BHXH Việt Nam theo qui định tại chương XII Bộ Luật lao động (được Quốc hội thông qua ngày 23/06/1994) bao gồm 5 chế độ sau: Chế độ ốm đau; Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chế độ trợ cấp thai sản; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ chăm sóc y tế (khám và chữa bệnh) theo Điều lệ bảo hiểm y tế. Và đặc biệt là kể từ ngày 21/03/2001, người lao động tham gia BHXH còn được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ dưỡng sức (Quyết định số 37/2001/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ). Việc thực hiện BHXH được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn lương và nhóm người lao động tự do (không có người sử dụng lao động ổn định). Như vậy, 3 hiện nay căn cứ vào những gì đang diễn ra Việt Nam thì BHXH là một chế định pháp lý nhằm bảo vệ người lao động bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người sử dụng lao động, cộng với sự hỗ trợ của nhà nước, thực hiện việc trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và gia đình họ trong các trường hợp người lao động tham gia BHXH bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo luật định hoặc chết làm họ hoặc gia đình mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ. nước ta, mặc dù đến những năm gần đây, nội dung các chế độ và phương thức quản lí thực hiện mới được đổi mới theo xu thế hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang được xây dựng, nhưng nếu tính từ 1945 đến nay, chúng ta đã áp dụng hầu hết các chế độ trợ cấp nêu trên chứng tỏ nội dung cơ bản của BHXH đã và đang được hoàn thiện Việt Nam. 1.2 Tổ chức thực hiện chính sách BHXH Việt Nam 1.2.1 Mô hình tổ chức BHXH BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ TW đến địa phương, gồm có: 1. TW là BHXH Việt Nam 2. các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( sau đây gọi chung là BHXH tỉnh ) trực thuộc BHXH Việt Nam. 3. huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhBHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( sau đây gọi là BHXH huyện ) trực thuộc BHXH tỉnh Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam TW như sau: 1. Ban thực hiện chính sách BHXH 2. Ban thực hiện chính sách BHYT 3. Ban thu 4. Ban chi 5. Ban cấp sổ, thẻ 6. Ban tuyên truyền 7. Ban hợp tác quốc tế 8. Ban kiểm tra 9. Ban thi đua, khen thưởng 10.Ban kế hoạch tài chính 11.Ban tổ chức cán bộ 12.Văn phòng 13.Viện khoa học BHXH 14.Trung tâm thông tin 15.Trung tâm lưu trữ 4 16.Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH 17.Báo BHXH 18.Tạp chí BHXH Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 là các tổ chức giúp việc cho Tồng Giám đốc còn các tổ chức quy định từ khoản 13 đến khoản 18 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam. Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam 5 Ban c/s BHXH Ban c/s BHYT Thủ tướng chính phủ Tổng Giám đốc Hội đồng quản lý Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Ban TĐ - KT Ban KH - TC Ban chi Ban TC cán bộ Ban thu Ban tuyên truyên Ban HTQT Ban KT Ban cấp sổ, thẻ Văn phòng Trường ĐTNV BHXH Báo BHXH TTTT TC BHXH Viện KH BHXH TTLT Giám đốc BHXH tỉnh Phó Giám đốc Phó Giám đốc P. TC-HC P. GĐCS P. KH-TC P. thu BHXH P. CNTT P. cấp sổ, thẻ P. GĐ chi P. Kiểm tra BHXH quận, huyện, thị 1.2.2 Triển khai thực hiện chính sách BHXH Việt Nam Thực hiện Luật BHXH, số lượng đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng đông, lượng công việc cơ quan BHXH phải giải quyết ngày càng lớn. Từ yêu cầu thực tiễn, BHXH đã tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BHXH trên cả nước. Tập trung vào ba lĩnh vực: cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công, BHXH chỉ đạo các phòng chuyên môn và BHXH các huyện, thành phố thực hiện nhiều giải pháp cho hoạt động này. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết công việc chuyên môn, ngành cũng tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, với đơn vị sử dụng lao động để thực hiện chính sách BHXH. Theo chỉ đạo của TW, BHXH tiếp tục duy trì thực hiện cơ chế một cửa để giao dịch trực tiếp với đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Tại đây, các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nắm bắt thông tin, giám sát trực tiếp các hoạt động giao dịch. Quán triệt phương châm “chuyển đổi phong cách hành chính sang tác phong phục vụ”, BHXH cũng tăng cường đào tạo, bố trí cán bộ các phòng chuyên môn phối hợp giao nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này, tránh gây ùn tắc khi đối tượng đến nộp hồ sơ đông. Hầu hết các hồ sơ đều được xử lý, giải quyết nhanh chóng chính xác, giao trả đối tượng đúng hẹn. Đặc biệt, BHXH các tỉnh cũng chỉ đạo triển khai phòng một cửa, thực hiện cải cách hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền cho BHXH các huyện, thành phố. Hiện nay, việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, công tác cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHXH, BHYT đều được thực hiện tại các BHXH huyện, thành phố. Cách làm này đã giảm bớt được thời gian, công sức đi lại của các đơn vị doanh nghiệp, người lao động và nhân dân, đồng thời tạo sự chủ động trong hoạt động của các đơn vị. Trong cải cách tổ chức bộ máy, BHXH đã kiện toàn tổ chức bộ máy và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Với việc phát động cán bộ công chức trong ngành tăng cường nghiên cứu, nắm bắt chính sách BHXH, BHYT để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm được giao, cơ quan BHXH cũng tăng cường đầu tư cho cán bộ học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ đồng thời quan 6 tâm đổi mới tác phong, giao tiếp của cán bộ, quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở trong ngành BHXH. Xác định công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, BHXH đã chủ động đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ để vận hành các chương trình phần mềm như cấp và quản lý thẻ BHYT, xét duyệt các chế độ BHXH dài hạn, ốm đau, thai sản, dưỡng sức, quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, thanh toán viện phí, tiếp nhận hồ sơ, quản lý thu BHXH, kế toán, cấp và quản lý thẻ BHYT tự nguyện. BHXH các huyện, thành phố cũng triển khai phần mềm thanh toán viện phí, quản lý thu và kế toán. Bên cạnh đó, toàn ngành cũng tích cực thực hiện các quy chế tài chính do BHXH Việt Nam quy định, quản lý chi phí hành chính góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ công chức tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng tài chính công. Việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, chất lượng công tác phục vụ được nâng cao, các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của đối tượng được bảo đảm kịp thời theo đúng quy định, đơn thư, kiến nghị giảm. Để tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện chính sách BHXH, các nhiệm vụ đang được BHXH chỉ đạo thực hiện là tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Luật BHXH, Luật BHYT nhằm nâng cao nhận thức cho chủ sử dụng lao động, người lao động, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, từng bước tiến tới mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân. Trong cải cách hành chính, BHXH quan tâm đến nguyện vọng của các đối tượng BHXH, chú trọng xây dựng niềm tin đối với khách hàng, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi đến giao dịch. Bên cạnh đó, ngành cũng tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong nội bộ ngành, đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời những sai phạm trong thực hiện chính sách BHXH. 1.2.3 Nhận xét chung về chính sách BHXH Việt Nam 1.2.3.1 Những kết quả đạt được 7 Thứ nhất, chính sách BHXH ra đời sẽ ổn định cuộc sống của NLĐ, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp . sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm . Theo phương thức BHXH, NLĐ khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình của họ. Do vậy, hoạt động của chính sách BHXH, một mặt, đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng NLĐ đối với bản thân mình, với gia đình mình và đối với tất cả cộng đồng, hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong hội, trách nhiệm của thế hệ đi trước với các thế hệ sau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - hội bền vững. Người SDLĐ cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH cho NLĐ. Nếu theo nhìn nhận ban đầu của chủ SDLĐ, việc đóng góp BHXH cho NLĐ có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn hội, từ đó giúp cho chủ SDLĐ bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, NLĐ có mức thu nhập mức bình quân chung toàn hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt may . sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ đều rất coi trọng chính sách BHXH để bảo vệ và duy trì nguồn lao động của doanh nghiệp mình. Trong hoạt động BHXH, Nhà nước cũng đứng ra tiến hành xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH. Như vậy nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách hội, giúp Nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và hội trên phương diện vĩ mô, 8 bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định hội trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình. Thứ hai, chính sách BHXH ra đời, nhất là chế độ hưu trí đã góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Theo quy định của Luật Bảo hiểm hội, NLĐ tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động thì sẽ được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn lương hưu và trợ cấp BHXH này, người cao tuổi sẽ có một khoản thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi tháng. Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn hội. Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giả cả, Nhà nước cũng đều đã có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý. Mức lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung toàn hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả cuộc đời lao động. Sở dĩ có được điều kiện nâng cao và mở rộng các quyền lợi của BHXH là do phương thức tài chính nước ta được hình thành theo cách lập quỹ và có sự tính toán điều chỉnh quan hệ đóng - hưởng trong phạm vi toàn hội theo những dự báo về các yếu tố kinh tế - hội trong tương lai. Theo phương thức lập quỹ, NLĐ trước hết phải có trách nhiệm với bản thân trong việc đóng góp lập quỹ BHXH, dành dụm cho mai sau, tránh tình trạng đẩy toàn bộ gánh nặng chi trả cho thế hệ mai sau. Mặt khác, với việc lập quỹ BHXH đã gắn kết được trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp trong cùng chính sách BHXH. Chính sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế nước ta của thế hệ đương thời theo truyền thống “con hơn cha” góp phần cải thiện rõ nét mức sống của người về hưu đã có đóng góp một phần trước đây. Vì vậy, nguồn quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ và phát triển cân đối bền vững sẽ là cơ sở để cải thiện không ngừng các chế độ BHXH nói chung và đời sống của người nghỉ hưu nói riêng. Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế hội của NLĐ trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. 9 Chính sách BHXH hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản “đóng - hưởng” đã tạo ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của NLĐ về chính sách BHXH. Khi đó, mọi NLĐ làm việc các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH. Phạm vi đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng và thu hút hàng triệu NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH tạo sự an tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh. NLĐ tham gia BHXH khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp khi ốm đau không đi làm được, được nghỉ chăm con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ khi sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra, NLĐ còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực. Khi NLĐ mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Với những quyền lợi như trên của NLĐ khi tham gia BHXH đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho NLĐ trong suốt quá trình lao động, sản xuất. Việc được tham gia BHXH khi đang làm việc và được hưởng lương hưu sau này đã tạo ra cho NLĐ sự phấn khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào việc làm mà họ đang thực hiện. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi tuyên truyền quảng cáo tuyển dụng lao động, thì tiêu thức được tham gia BHXH cũng là một quyền lợi quan trọng thu hút được nhiều lao động. Sự an tâm của NLĐ cũng như việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách BHXH đã trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất hội, bảo đảm sự ổn định kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh hội bền vững. Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả của sức lao động” được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũng như các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông qua những quy định về 10 . BHXH tự nguyện./ 12 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở THỊ XÃ SẨM SƠN ( 2007 – 2011) 2.1 Mô hình tổ chức BHXH ở thị xã Sầm Sơn. hiện chính sách BHXH ở Việt Nam. Chương II: Tình hình triển khai chính sách BHXH ở thị xã Sầm Sơn( 2007-2010) Chương III: Giải pháp thực hiện tốt chính sách

Ngày đăng: 30/10/2013, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị báo cáo giám đốc và trình BHXH tỉnh xét duyệt - phân tích tình hình triển khai chính sách bhxh ở thị xã sầm sơn
nh kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị báo cáo giám đốc và trình BHXH tỉnh xét duyệt (Trang 15)
Bảng 2.1: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở thị xã Sầm Sơn(2007 – 2011) - phân tích tình hình triển khai chính sách bhxh ở thị xã sầm sơn
Bảng 2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở thị xã Sầm Sơn(2007 – 2011) (Trang 16)
Bảng 2.2: Các loại đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thị xã Sầm Sơn (2007- 2011) - phân tích tình hình triển khai chính sách bhxh ở thị xã sầm sơn
Bảng 2.2 Các loại đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thị xã Sầm Sơn (2007- 2011) (Trang 19)
Bảng 2.3: Tình hình thu BHX Hở thị xã Sầm Sơn(2007 – 2011) - phân tích tình hình triển khai chính sách bhxh ở thị xã sầm sơn
Bảng 2.3 Tình hình thu BHX Hở thị xã Sầm Sơn(2007 – 2011) (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w