Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần
Từ 31% đến 40% 0.4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 41% đến 50% 0.6 tháng tiền lương tối thiểu Từ 51% đến 60% 0.8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1.0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1.2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1.4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1.6 tháng tiền lương tối thiểu
(nguồn BHXH Việt Nam)
*Chế độ hưu trí:
NLĐ được hưởng chế độ hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau:
-Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. -Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ 15 năm làm trong những ngành nghề hoặc công việc độc hại. Đủ 15 năm làm việc ở những nơi có trợ cấp khu vực từ 0.7 trở lên.
Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở nước Lào trước 30/4/1995 hoặc ở Campuchia trước 31/8/1989
NLĐ được hưởng trợ cấp chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí ở bên trên khi có một trong các điều kiện trên:
-Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
-Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
-NLĐ có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại và đóng BHXH đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Danh mục nghề nghiêp, công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành.
NLĐ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đươc hưởng những quyền lợi sau:
-Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:
• NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
• Đối với người nghỉ hưu hưởng lương hưu với mức thấp hơn theo quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm Xã hội, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 51 Luật Bảo hiểm Xã hội, thì lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. Người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 51 Luật bảo hiểm Xã hội thì lấy mốc 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi. Tuy nhiên, mức lương hưu hàng tháng phải thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
-ngoài lương hưu hàng tháng, nếu NLĐ có thời gian đóng BHXH trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ 31 năm trở lên, mỗi năm đóng BHXH được nhận thêm một nửa tháng mức bình quân của tiền lương làm cơ sở đóng BHXH nhưng tối đa không quá 5 tháng.
-NLĐ hưởng lương hưu hàng tháng, được BHYT do quỹ BHXH trả.
*Chế độ tử tuất:
-NLĐ đang làm việc, NLĐ nghỉ việc đang chờ giải quyết chế độ hưu trí, NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu đóng BHXH.
-NLĐ có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên, NLĐ nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng, NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN chết thì những người thân của họ do họ nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng:
• Con chưa đủ 15 tuổi ( bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài dã thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng mất người vợ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi.
• Bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng) vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động
-Mức tiền hưởng hàng tháng đối với mỗi thân nhân được quy định như trên bằng 40% mức lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có mức thu nhập nào khác và không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu.
-Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng phải không quá 4 người và được hưởng kể từ ngày NLĐ chết. Trường hợp đặc biệt sẽ do Bô LDDTB&XH xem xét và giải quyết.
-NLĐ đang làm việc, NLĐ nghỉ việc chờ giải quyết chế đô hưu trí, NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN hàn tháng và NLĐ đang làm việc bị TNLĐ, BNN chết mà không có người thân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình sẽ được hưởng tiền tuất một lần.
-Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.
-Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng.
c.Kết quả đạt được:
Chi trả cho đối tượng được hưởng là nhiệm vụ quan trọng sau công tác thu nộp BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, góp phần ồn định tình hình chính trị trên địa bàn. Thời gian qua, từ cấp tỉnh đến chính quyền địa phương đã hết sức quan tâm, chỉ đạo. BHXH thị xã Sầm Sơn đã đạt được rất nhiều thành tích rất đáng ghi nhận trong công tác chi trả cho các đối tượng. Đảm bảo việc chi trả luôn được diễn ra đúng kế hoạch và đúng đối tượng.
Cụ thể, từ năm 2007 – 2011, số tiền dùng cho việc chi trả các chế độ là 119, 696 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Kết quả chi trả chế độ của BHXH thị xã Sầm Sơn (2007-2011) Năm Số chi BHXH
(trđ)
Lượng tăng chi BHXH (trđ) Tốc độ tăng chi BHXH (%) 2007 11 155 2008 15242 4 097 36.73 2009 24 766 9 514 62.38 2010 36 001 11 235 45.36 2011 43 766 7 765 21.57
(Nguồn: báo cáo kết quả chi các năm của BHXH thị xã Sầm Sơn)
Qua bảng số liệu nhận thấy, số tiền dành cho việc chi trả chế độ ở BHXH thị xã liên tục tăng nhanh qua các năm. Số chi của năm sau cao hơn năm trước rất nhiều lần cho thấy sự biến động của đối tượng hưởng là rất nhiều. Trung bình trong 5 năm trở lại đây, số tiền cho việc chi trả chế độ ở BHXH thị xã Sầm Sơn mỗi năm lại tăng lên khoảng 6.5 tỷ đồng.
Mặc dù số chi tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm đi từ năm 2009 trở lại đây. Cụ thể, năm 2009 tốc độ tăng so với năm 2008 là 62.38% thì đến năm 2010 tốc độ tăng so với năm 2009 là 45.36% và đến năm 2011 thì giảm xuống còn 21.57%.
2.2.4 Cân đối thu chi quỹ BHXH thị xã Sầm Sơn