1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học quản trị tài chính phân tích tỷ số tài chính của công ty tnhh mtv tài nguyên và môi trường miền nam

33 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tỷ Số Tài Chính Của Công Ty TNHH MTV Tài Nguyên Và Môi Trường Miền Nam
Tác giả Lâm Quốc Đạt, Nguyễn Hải Hằng, Hồ Gia Ngô, Hồ Hồng Danh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Nguyên Khai
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 337,02 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Những thông tin chung (8)
  • 1.2. Quá trình phát triển của Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam (8)
  • 1.3. Cơ cấu tổ chức (9)
  • 1.4. Chức năng, nhiệm vụ (10)
  • 1.5. Thực trạng quản lý nhân sự của công ty (12)
  • 1.6. Kết quả đạt được (17)
  • 2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của công ty 8 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 10 1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán 10 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 14 3. Phân tích tỷ số thanh toán 16 4. Phân tích tỷ số thanh toán 16 4.1. Chỉ số thanh toán nợ hiện hành (17)
    • 4.2. Chỉ số thanh toán nhanh (26)
  • 5. Các tỷ số hoạt động 17 1. Số vòng quay các khoản phải thu (26)
    • 5.2. Vòng quay hàng tồn kho (27)
    • 5.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (27)
    • 5.4. Vòng quay vốn lưu động (27)
  • 6. Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính 19 1. Tỷ số nợ (28)
    • 6.2. Tỷ số tài trợ (28)
  • 7. Phân tích tỷ số sinh lời 20 1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (29)
    • 7.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (29)
    • 7.3. Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần (ROE) (29)
  • 8. Mô hình Dupont của công ty Tài nguyên & Môi trường miền Nam (30)

Nội dung

Do đó, việc chọn lựa chiến lược phù hợp và giảm thiểu rủi ro yêu cầudoanh nghiệp tự nhận thức về biến động tài chính trong tương lai và lên kếhoạch ngân sách phù hợp với quá trình hoạt đ

Những thông tin chung

Tên Công ty Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền

Tên giao dịch quốc tế

Southern Natural Resources and Environment Ltd. Company (SNRE) Địa chỉ trụ sở Số 30, đường số 3, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Số 479, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại 028 3740 4172

Email tmn@monre.gov.vn

Người đại diện Đào Đức Hưởng

Giấy chứng nhận đăng ký Công ty

Số 0310370603 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 01/03/2021 Đăng ký lần đầu số 103428 ngày 14/05/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ số 00829 được Cục Đo đạc và Bản đồ cấp ngày 23/04/2021.

Hoạt động sản xuất, tư vấn, dịch vụ thuộc các lĩnh vực:đất đai, bất động sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoán sản địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ, biển hải đảo và một số lĩnh vực khác trên phạm vi cả nước và ngoài theo quy định của pháp luật.

Quá trình phát triển của Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam

Công ty TNHH TMV Tài nguyên và Môi trường miền Nam là Công ty Nhà nước Hạng I, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Trải qua một thời gian dài chuẩn bị và thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và sắp xếp lại Công ty Nhà nước, Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình được thành lập theo Quyết định số 638/1998/QĐ-ĐC ngày 30/10/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.

Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ trong các lĩnh vực: Đo đạc bản đồ, môi trường, đất đai, bất động sản, xây dựng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, kiểm định, kinh doanh thiết bị chuyên ngành Thực hiện các kỹ thuật nông, lâm nghiệp Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Dạy nghề và số lĩnh vực khác trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Công ty hoạt động theo Luật Công ty và các quy định của Pháp luật Công ty được Nhà nước giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ của mình Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn, tài sản được giao, không ngừng tích lũy vốn để đầu tư phát triển, làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; thường xuyên cải tiến thiết bị, công nghệ và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Cơ cấu tổ chức

Bộ phận quản lý Công ty

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty

Các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty

1 Chi nhánh tại Hà Nội

2 Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 103

3 Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 201

4 Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 203

5 Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 301

6 Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305

7 Xí nghiệp Ảnh - Công trình

8 Xí nghiệp Đo vẽ ảnh số và Địa tin học

9 Trung tâm Quy hoạch Điều tra Tài nguyên Đất

10 Trung tâm Tài nguyên nước và Môi trường

11 Xí nghiệp Địa chất khoáng sản và Môi trường

12 Trung tâm Ứng dụng phát triển công nghệ và Dạy nghề

Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng của Công ty

Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam hoạt động sản xuất, tư vấn, dịch vụ thuộc các lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường trên phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ của Công ty

1 Khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường;

2 Xây dựng lưới khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước, lưới trọng lực, lưới địa chính các cấp hạng;

3 Đo vẽ bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính;

4 Đo đạc công trình phục vụ cho thiết kế, quy hoạch, xây dựng và quản lý các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình ngầm, công trình thuỷ;

5 Đo vẽ, thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình; đo vẽ bản đồ địa hình đáy sông, hồ, biển gần bờ;

6 Thành lập bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính; bản đồ hành chính các cấp; thành lập các loại bản đồ chuyên đề;

7 Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đất đai, thông tin địa lý;

8 Tư vấn, dịch vụ trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường; kiểm nghiệm máy móc, thiết bị đo đạc bản đồ;

9 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

10 Đo đạc các thông số môi trường; thực hiện các dịch vụ về dự báo ô nhiễm môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;

11 Khảo sát, thiết kế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xử lý nước sạch, nước thải, khí thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường;

12 Nghiên cứu, triển khai các giải pháp phòng, chống, khắc phục, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường;

13 Kinh doanh sản phẩm, thiết bị, vật tư và thực hiện các dịch vụ trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường;

14 Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường;

15 Đào tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật đo đạc và bản đồ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

16 Thực hiện các dịch vụ ngoài lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai và môi trường khi được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép

Ngoài những nhiệm vụ chủ yếu trên, Công ty TNHH MTV Tài nguyên vàMôi trường miền Nam được phép thực hiện một số dịch vụ ngoài lĩnh vực đo đạc bản đồ, phục vụ quản lý đất đai và môi trường khi được các cơ quan quản lýNhà nước có thẩm quyền cho phép.

Thực trạng quản lý nhân sự của công ty

Với gần 400 tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề cao, trong hơn 50 năm qua, lực lượng lao động của Công ty đã thực hiện các công trình đo đạc bản đồ, dịch vụ phục vụ quản lý đất đai và môi trường trên phạm vi cả nước và nước ngoài.

Ban Lãnh đạo Công ty: 4 người, gồm:

Chủ tịch Công ty: 1 người

Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc: 3 người

Văn phòng Công ty: Gồm Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và

Chuyên viên, nhân viên gồm 19 người thực hiện các chức năng tham mưu, giú cho Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực sau: Công tác tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự, quản lý tài sản, hành chính quản trị, đối nội, đối ngoại, bảo vệ chính trị nội bộ, đảng vụ.

Phòng Tài chính – Kế toán: Gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và chuyên viên: 9 người.

- Lập và quản lý kế hoạch thu, chi tài chính trên cơ sở kế hoạch sản xuất hàng năm; chủ động về vốn lưu động, đảm bảo việc cấp phát kinh phí; thanh, quyết toán kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, chính sách cho các đơn vị trực thuộc và CBCNV trong Công ty; giám sát việc thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ, chính sách, kỷ luật kinh tế, tài chính của Công ty và Nhà nước;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiệp vụ về quản lý công tác kế toán,kiểm toán nội bộ và thống kê kinh tế theo đúng qui định của Pháp luật về kế toán - thống kê; thực hiện việc ghi chép, hạch toán các loại vốn, nguồn hình thành vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế; chủ trì xét duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị sản xuất trực thuộc; lập và bảo vệ quyết toán tài chính của Công ty với cấp trên;

- Tham gia vào các lĩnh vực công tác sau: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý trong sản xuất sản phẩm của Công ty; đàm phán, xây dựng hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế với khách hàng;

- Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra các đơn vị sản xuất trong công tác tài chính, kế toán Soạn thảo và tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán;

- Tổ chức khoa học việc quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu phục vụ công tác nghiệp vụ của Phòng và đáp ứng kịp thời, cụ thể, chính xác yêu cầu thông tin tài chính cho Giám đốc Công ty; giám sát việc cung cấp thông tin kinh tế, tài chính ra bên ngoài Công ty; đảm bảo nguyên tắc bảo mật theo quy định của Nhà nước và của Công ty;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Công tác quản lý tài sản chủ yếu của Công ty.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và chuyên viên: 8 người

- Lập kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về: Kế hoạch sản xuất các sản phẩm đo đạc bản đồ; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch liên doanh, kinh doanh trong và ngoài nước Tổ chức bảo vệ quyết toán các dự án, kế hoạch;

- Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật sản phẩm đo đạc bản đồ thuộc hệ thống sản xuất của Công ty để Giám đốc ban hành áp dụng thống nhất trong toàn Công ty Tham gia lập các phương án kinh tế kỹ thuật đo đạc bản đồ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, các dự án liên doanh, liên kết; tham gia xây dựng đơn giá tiền lương, quyết toán tiền lương hàng năm;

- Tổ chức và thực hiện hoạt động tiếp thị, quảng cáo; tìm kiếm thị trường, việc làm; giúp Giám đốc Công ty đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán quản lý, thanh lý hợp đồng, xác định và thanh toán công nợ với khách hàng;

- Lập và trình Giám đốc ký quyết định giao, điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty thực hiện Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra các đơn vị sản xuất trong công tác kế hoạch sản xuất theo đúng Pháp luật, chính sách và các quy định của Công ty; đảm bảo sản xuất liên tục, nhịp nhàng, đúng tiến độ;

- Soạn thảo và tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ quản lý của Phòng;

- Tổ chức khoa học việc quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu phục vụ công tác nghiệp vụ của Phòng và đáp ứng kịp thời, cụ thể, chính xác yêu cầu thông tin kế hoạch cho Giám đốc Công ty;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác kế hoạch của Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phòng Kỹ thuật Công nghệ và Chất lượng sản phẩm: Gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và chuyên viên: 6 người.

+ Tổ chức khảo sát, thiết kế, lập dự án và thiết kế kỹ thuật dự toán, các phương án thi công, nhiệm vụ chuyên môn được giao; hoàn chỉnh các thiết kế kỹ thuật - dự toán sau khi đã được thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát và đánh giá các quá trình thay đổi của thiết kế kỹ thuật - dự toán;

Kết quả đạt được

- Cơ cấu tổ chức, bộ máy thường xuyên được rà soát, kiện toàn cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao hàng năm

- Công tác sắp xếp, bố trí và đào tạo nhân sự được quan tâm thường xuyên, trình độ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao qua các năm

- Doanh thu hoạt động năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ, công chức, viên chức được cải thiện rỏ rệt.

- Các trang thiết bị văn phòng, máy móc kỹ thuật chuyên dụng được đầu tư trang bị kịp thời theo công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tình hình lao động và sử dụng lao động của công ty 8 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 10 1 Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán 10 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 14 3 Phân tích tỷ số thanh toán 16 4 Phân tích tỷ số thanh toán 16 4.1 Chỉ số thanh toán nợ hiện hành

Chỉ số thanh toán nhanh

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch

Chỉ số thanh toán nhanh 0,73 0,90 0,80 0,17 -0,09

Năm 2020 hệ số thanh toán nhanh là 0,73, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0.73 đồng tài sản lưu động

Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đang ở mức trung bình.

Các tỷ số hoạt động 17 1 Số vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay hàng tồn kho

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch

Vòng quay hàng tồn kho 2,34 3,11 2,89 0,77 -0,22

Số ngày của 1 vòng quay 154 116 125 -38 9

Năm 2021, vòng quay hàng tồn kho tăng 0,77 vòng và số ngày lưu kho giảm đi

38 ngày so với năm 2020, giúp cho tình hình thanh toán của công ty được tốt hơn. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng 24.406.533.503 đồng, trong khi hàng tồn kho bình quân chỉ giảm 15.864.371.258 đồng Bởi vì lượng hàng tiêu thụ trong năm rất cao đạt ở mức kỷ lục do đó làm giảm mức tồn đọng hàng Đến năm 2022 số vòng quay này tiếp tục giảm 0,22 vòng, số ngày lưu kho tăng 9 ngày Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín công ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định 8,94 9,14 8,82 0,19 -0,32

Số ngày của 1 vòng quay 40 39 41 -1 1

Năm 2021, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 9,14 tức là trên 1 đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 9,14 đồng doanh thu So với năm 2020, thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định đã giảm đi 0,19 đồng Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng nhanh hơn tài sản cố định. Đến năm 2022, hiệu suất này tăng 8,82, tức là tạo ra doanh thu trên một đồng tài sản cố định tăng 8,82 đồng Mức độ tăng này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định bắt đầu có hiệu quả, tạo ra xu hướng tích cực hơn trong những năm tới.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động 0,86 0,81 1,05 -0,05 0,23

Số ngày của 1 vòng quay 417 443 344 26 -99

Năm 2021, vòng quay vốn lưu động giảm 0,05 vòng và số ngày lưu động tăng lên 26 ngày so với năm 2020, do sự sụt giảm này là do hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2020, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác lại không tăng tương ứng. Đến năm 2022 số vòng quay này tiếp tục tăng 0,23 vòng, số ngày lưu động giảm

99 ngày Vì sự tăng trưởng này là do hàng tồn kho giảm và các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng.

Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính 19 1 Tỷ số nợ

Tỷ số tài trợ

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản 0,18 0,16 0,16 -0,02 0,00

Tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong các năm, cụ thể là năm

2021 giảm 0,02 so với năm 2020 và chững lại ở năm 2022 Sự tăng lên của tỷ số tự tài trợ là một tín hiệu tích cực đối với công ty Điều này cho thấy công ty đang có khả năng tự chủ về tài chính, giảm thiểu rủi ro và bắt đầu duy trì được sự ổn định đến năm2022.

Phân tích tỷ số sinh lời 20 1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 1,25 1,07 1,09 -0,17 0,02

Năm 2020, ROA của công ty là 1,25, tức là với 1 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 1,25 đồng Nhưng đến năm 2021, ROA giảm 0,17 chỉ còn 1,07. Nguyên nhân do lợi nhuận ròng tăng 37.074.223 đồng, trong khi đó tổng tài sản lại tăng khá cao 50.616.157.918 đồng Đây là biểu hiện không tốt, hiệu quả của công ty giảm xuống.

Năm 2022, ROA tăng 0,02 ở mức 1,09 Mức độ tăng khá lớn cho thấy công ty nổ lực cho hiệu quả tài sản của mình Cụ thể là lợi nhuận ròng tăng 38.549.695 đồng, trong khi tổng tài sản giảm 1.400.956.797 đồng Lợi nhuận tăng là nhờ công ty chủ động được tình hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và tiết giảm chi phí tốt.

Như vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản vẫn còn khoảng cách khá lớn đối với khả năng tạo ra doanh thu, đều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn hạn chế.

Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 6,81 6,74 6,68 -0,07 -0,07

ROE của công ty giảm dần đều trong những năm qua, cụ thể như sau: Năm

2021, ROE là 6,74 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 6,74 đồng lợi nhuận.

So với năm 2020, đã giảm đi 0,07 đồng Đến năm 2022, suất sinh lời của 1 đồng vốn cổ phần tăng lên 6,68 đồng

Tỷ suất này đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn đóng góp của các cổ đông Ta thấy năm 2020 tỷ suất này cao 6,81 giúp cho công ty có thể tìm kiếm vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng của mình Ngược lại, năm 2021 tỷ suất này giảm đáng kể làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần cao không phải lúc nào cũng thuận lợi bỡi vì có thể là do ảnh hưởng của vốn cổ phần mà vốn cổ phần càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng cao.

Mô hình Dupont của công ty Tài nguyên & Môi trường miền Nam

Đồ thị Dupont đã phát họa lên bức tranh tổng thể về hiệu quả kinh doanh (được đo lường qua ROA) của công ty trong giai đoạn 2021-2022 Kết quả thống kê cho thấy, ROA của công ty đạt được trong giai đoạn này giảm dần từ 6,74% đến 6,68%/năm.

Kết quả hồi quy từ mô hình sau khi xử lý cũng cho thấy, cả 2 biến độc lập là ROS và TAT đều là các biến có ảnh hưởng cùng chiều và có ý nghĩa đến biến động của ROA tại mức ý nghĩa 1% Điều này cho thấy, nếu công ty có các giải pháp cải thiện ROS và cả TAT thì đều có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chỉ tiêu ROA.

Từ số liệu của các hệ số hồi quy được chuẩn hóa cũng cho thấy trong 2 chỉ tiêu ROS và TAT thì ROS có ảnh hưởng mạnh hơn TAT rất nhiều Do đó, để cải thiện hiệu quả kinh doanh, công ty có thể có chiến lược tác động đến ROS sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi tác động đến TAT.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH

MTV TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM

Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2020-2022 là khá tốt Công ty có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng đáng kể, lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo Tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty đều ở mức cao, cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Tỷ số nợ của công ty ở mức thấp, đảm bảo hoạt động của công ty và tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn sau này của công ty.

Mặc dù có nhiều điểm tích cực, nhưng công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như:

 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp không có sự thay đổi đáng kể.

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm dần trong những năm qua.

 Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần (ROE) giảm đáng kể trong năm 2021, tuy nhiên đã tăng trở lại trong năm 2022 đây là một tín hiệu tương đối tích cực.

 Ý tưởng cải thiện tình hình tài chính Để cải thiện tình hình tài chính, công ty cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí để tăng lợi nhuận Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh để tăng lợi nhuận.

- Kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho, giảm thời gian lưu kho Công ty cần kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho, tránh tình trạng tồn kho quá mức gây lãng phí Công ty cần tính toán nhu cầu hàng tồn kho hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh để giảm thời gian lưu kho.

- Tăng cường quản lý tài chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả. Công ty cần tăng cường quản lý tài chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty Công ty cần đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn, tránh tình trạng nợ quá hạn Công ty cũng cần thanh toán các khoản phải trả đúng hạn để tránh bị phạt.

- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận Công ty cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận Tuy nhiên, công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả.

Ngoài ra, công ty cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như:

 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Công ty cần theo dõi sát sao tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

 Tình hình cạnh tranh của ngành Công ty cần nắm bắt tình hình cạnh tranh của ngành để có những chiến lược kinh doanh phù hợp Với những ý tưởng cải thiện tình hình tài chính như trên, công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và cải thiện tình hình tài chính tổng thể của công ty

Ngày đăng: 18/03/2024, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w