Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ DIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Trang 2 ĐẠI HỌC
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở đó sau này đề xuất một số các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân sống bằng nghề rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tác động vào rừng tự nhiên hiện có, bảo vệ môi trường sinh thái Đánh giá về thực trạng phát triển, tình hình sinh trưởng cũng như hiệu quả kinh tế từ các mô hình điển hình về trồng rừng sản xuất tại địa phương Điều tra được về thực trạng chế biến tiêu thụ sản phẩm từ trồng rừng sản xuất ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Ý nghĩa khoa học
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc lựa chọn mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Hòa An
Bên cạnh đó giúp tích lũy những kiến thức thực tiễn quý giá để phục vụ cho quá trình làm việc của người học.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tình hình việc trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới, góp phần quản lý rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chức năng sản xuất của rừng tại địa bàn nghiên cứu
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Rừng trồng sản xuất chủ yếu là loài Keo lai và Thông mã vĩ
- Các cơ sở kinh doanh về chế biến lâm sản
- Thị trường tiêu thụ lâm sản từ rừng trồng
+ Tìm hiểu quá trình tổ chức thực hiện, kết quả trồng rừng sản xuất của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
+ Đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình nhất ở huyện Hòa An bao gồm:
Mô hình trồng Keo lai thuần loài
Mô hình Thông mã vĩ trồng thuần loài Đánh giá sinh trưởng của cây rừng trong các mô hình theo các chỉ tiêu:
D 1,3 , H vn , Dtán, tỷ lệ sống; Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các mô hình trên về chi phí và thu nhập Chính sách liên quan đến rừng trồng sản xuất tại địa phương; một số đặc điểm chung về thị trường, kênh tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở chế biến,… và ảnh hưởng của chúng đến rừng trồng sản xuất
- Về địa điểm, thời gian nghiên cứu: Đề tài điều tra mô hình rừng trồng thực hiện trên địa bàn các xã Dân Chủ, Nam Tuấn và một số xã có diện tích trồng rừng sản xuất của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Tiến hành thực hiện trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023
Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Quá trình tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t ở huy ệ n Hòa An – t ỉ nh Cao B ằ ng
Nghiên cứu các giai đoạn về phát triển trồng rừng sản xuất
2.2.2 Th ự c tr ạ ng công tác tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t t ạ i huy ệ n Hòa An
Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng sản xuất
- Cơ cấu loài cây trong rừng trồng sản xuất
- Chính sách liên quan tới trồng RSX
2.2.3 Đ ánh giá sinh tr ưở ng các mô hình r ừ ng tr ồ ng s ả n xu ấ t ở huy ệ n Hòa
An Đánh giá sinh trưởng các loài cây trong mô hình trồng rừng sản xuất chủ yếu
2.2.4 Đ ánh giá hi ệ u qu ả các mô hình r ừ ng tr ồ ng s ả n xu ấ t ở huy ệ n Hòa An Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình điển hình từ rừng trồng sản xuất
2.2.5 Tình hình ch ế bi ế n s ử d ụ ng g ỗ và th ị tr ườ ng tiêu th ụ s ả n ph ẩ m
- Tình hình chế biến sử dụng gỗ trên địa bàn gồm có 12 cơ sở chế biến tư nhân
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu gỗ dân dụng, gỗ bóc, gỗ dăm và lâm sản ngoài gỗ
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Quan đ i ể m nghiên c ứ u và cách ti ế p c ậ n c ủ a đề tài
Cách tiếp cận chính là tổng hợp cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách, thị trường với sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương
Hình 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu
2.3.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u c ụ th ể
2.3.2.1 Tìm hiểu quá trình trồng rừng sản xuất tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Thu thập các thông tin từ báo cáo, từ những nhà quản lý và chủ yếu tập trung vào các vấn đề:
Các dự án từ trước tới nay tại địa phương đã đầu tư vào hoạt động trồng rừng sản xuất (vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả)
Liệt kê danh mục loài cây trồng rừng chủ yếu tại địa phương từ trước tới nay cũng như các biện pháp kỹ thuật được áp dụng Điều tra các mô hình
Thu thập tài liệu thứ cấp
Tìm hiểu quá trình trồng RSX
Phân tích chính sách liên quan trồng rừng
Các thông tin thị trường về lâm sản từ rừng trồng
Diện tích rừng trồng, mật độ trồng
Dựa vào cơ sở đó địa điểm khảo sát và đánh giá ngoài thực địa được chọn
2.3.2.2 Đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Nắm tình hình chung về các hoạt động trồng rừng sản xuất cũng như thu thập các tài liệu có liên quan
Sử dụng theo các bước:
Bước 1 Điều tra khảo sát tổng thể, nắm tình hình chung
- Đã khảo sát, đánh giá thực địa các mô hình rừng trồng sản xuất tại địa bàn 08/15 xã, thị trấn Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, thị trường đến phát triển rừng trồng sản xuất tại địa bàn huyện Hoà An
- Đã tổ chức tiếp xúc, trao đổi với 2 đối tượng chính
Các thông tin được trao đổi, thảo luận là nguồn dữ liệu quan trọng được xử lý, tổng hợp và sử dụng một cách có hệ thống không chỉ để đánh giá mô hình trồng rừng kinh tế, xã hội mà còn đánh giá tác động của chính sách, thị trường tới phát triển rừng sản xuất
Bước 2 Đánh giá chi tiết các mô hình:
Các loài cây, giống đã được sử dụng
Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang được áp dụng
Số liệu sinh trưởng được thu qua số liệu từ các ô tiêu chuẩn diện tích 500m 2 tại một số mô hình, ở các vị trí như chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi Mỗi dạng mô hình bố trí 3 ô tiêu chuẩn ở cấp tuổi cao nhất Các chỉ tiêu cần thu thập gồm tỷ lệ sống, đường kính ngang ngực, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, độ tàn che Ngoài ra còn xác định yếu tố địa hình như vị trí, độ dốc, hướng dốc của ô tiêu chuẩn
Lập ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời diện tích 500m 2 /ô cho 2 dạng mô hình rừng trồng sản xuất của các loài cây trồng chủ yếu ở 2 xã để đánh giá định
20 lượng về sinh trưởng và năng suất, cũng như hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội của các mô hình
+ Keo lai thuần loài (tuổi 5): (3 OTC/xã x 5 xã) = 15 OTC
+ Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12): (3 OTC/xã x 5 xã) = 15 OTC
- Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3): dùng thước kẹp kính đo
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào kết hợp với thước Blumeleiss có độ chính xác đến 0,1m
- Sinh trưởng đường kính tán (Dtán) dùng thước dây có độ chính xác đến 1cm
- Đánh giá sinh trưởng của cây rừng trong các mô hình điển hình theo các chỉ tiêu: D1,3, Hvn, Dtán thông qua chiều cao tầng trội (Ho), xác định chỉ tiêu về cấp đất của từng mô hình Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp: Cấp I: Cây thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, sinh trưởng tốt, không cong queo sâu bệnh
Cấp II: Cây sinh trưởng phát triển bình thường
Cấp III: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn
Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây đo bốn chiều của mép ngoài tán cây giống theo phương thẳng đứng xuống mặt đất, lấy trị số trung bình, có độ chính xác đến 0,1dm
* Đánh giá về hiệu quả kinh tế:
Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng theo cấp đất để tính toán năng suất, sản lượng của từng mô hình Sau đó đánh giá qua chi phí và thu nhập của các mô hình
Hình 2.2 Bố trí OTC và các ô dạng bản
2.3.2.3 Ảnh hưởng của chính sách, thị trường và cơ sở chế biến lâm sản
* Đánh giá ảnh hưởng của chính sách Được chia thành 2 bước:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các chính sách hiện hành liên quan đến phát triển rừng sản xuất tại huyện Hòa An
Bước 2: Trên cơ sở phân tích chính sách, tiến hành khảo sát thực địa để xem xét những tác động tích cực, hạn chế đối với việc phát triển rừng sản xuất tại địa phương, đặc biệt chú ý những đề xuất của cơ sở
* Đánh giá tác động của thị trường và chế biến lâm sản
Tiến hành khảo sát 12 cơ sở chế biến tiêu thụ.lâm sản rừng trồng của 04 hộ gia đình (Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Văn Khánh, Mã Nông Viên, Trần Khánh Đang) 02 xưởng chế biến tư nhân về gỗ bóc (Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Hải Đường), 02 doanh nghiệp (Hoàng Linh 88, Phương Đạt) 02 hợp tác xã ( HTX Sông Hiến, Toàn Thắng), 01 Công ty TNHH Quang Minh), 01 Lâm trường VINAFO Các cơ sở kinh doanh quan tâm về vấn đề giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến và cơ sở hạ tầng
* Khảo sát tại thực địa được thực hiện
Kiểm tra việc mua bán, giá cả nhập và xuất
Xin anh cho biết giá mua gỗ rừng trồng bao nhiêu tiền 1 khối?
Giá thị trường có ổn định không?
Nguồn nguyên liệu đáp ứng chưa?
2.3.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Có nhiều hộ gia đình đã thấy được thu lợi từ việc trồng rừng nên đã tự học hỏi kinh nghiệm để sản xuất giống tại gia đình
2.3.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán và xử lý bằng các phần mềm
Hệ số biến động được tính theo công thức: S% = * 100
S: là độ lệch chuẩn Xtb: là trung bình của mẫu
* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng
Sử dụng các chỉ tiêu :
Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value)
0 ( 1 ) (2.2) Trong đó: NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
:Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t
Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio)
Trong đó: - BCR: Là tỷ xuất giữa lợi nhuận và chi phí (đ/đ)
- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ)
- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ)
BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0 tức là:
0 ( 1 ) = 0 thì r = IRR (2.4) IRR được tính theo (%), được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5,4%/năm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Quá trình trồng rừng sản xuất ở huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng
Quá trình trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An về cơ bản được thể chia thành hai giai đoạn:
3.1.1 Giai đ o ạ n tr ướ c 1993 Ở giai đoạn này, việc trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao Quy mô trồng rừng nhìn chung còn nhỏ với mục tiêu chính là phủ xanh đồi núi, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất thời điểm này vẫn chưa được thiết lập Diện tích rừng và đất lâm nghiệp, cùng với công tác phát triển rừng trên toàn địa bàn được giao toàn bộ cho công ty TNHH Lâm nghiệp cao Bằng Nguồn vốn cho công tác trồng rừng ở giai đoạn này 100% từ ngân sách nhà nước
Thời gian đầu của giai đoạn (1994 - 1998) rừng trồng sản xuất được xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ và thực hiện chủ yếu bởi công ty TNHH Lâm nghiệp cao Bằng 100% nguồn vốn Ngân sách Nhà nước Trong giai đoạn này trồng rừng với các loài cây chủ yếu là Thông mã vĩ, Sa Mộc, Trẩu đặt nền móng cho công tác trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An
Chương trình 327 (1994 - 1998) trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc nhằm mục đích phòng hộ theo Quyết định số: 327-QĐ ngày 15/9/ 1992 của Thủ tướng chính phủ; được thực hiện trên địa bàn 13 huyện, thị xã Theo Quyết định 214/CT ngày 17/7/1993 của chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án 327 và sau đó là Quyết định số: 110/CT ngày 05/6/1997 của chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án 327 Hình thức trồng phần lớn thuần loài với các loài cây trồng như Thông mã vĩ và Sa mộc
Sau khi được điều chỉnh bổ sung, rừng trồng đã được xây dựng theo hình thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả và cây đặc sản Các loài cây trồng chính bao gồm: Lát hoa, Trám trắng, Hồi, Quế, Trẩu Diện tích rừng trồng giai đoạn này của toàn tỉnh Cao Bằng đạt 5.319,3 ha Riêng huyện Hoà An trồng được 685,55 ha
Chương trình trồng rừng Dự án PAM 5322 “Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” trong đó có tỉnh Cao Bằng đã được thực hiện tại 5 huyện gồm: Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An, và Thị xã Cao Bằng trong phạm vi 48 xã, 396 thôn bản, 10.576 hộ gia đình tham gia Kết quả trồng được 9.757,9 ha, nguồn vốn để thực hiện do Tổ chức lương thực thế giới (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm 1997 - 2002 Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án, PAM 5322 đã có những đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của huyện Hoà An, nhất là trên địa bàn 8 xã thực hiện dự án là: Dân Chủ, Nam Tuấn, Đức Long, Đại Tiến, Bế Triều, Hồng Việt, Lê Chung, Nguyễn Huệ Diện tích rừng trồng được dự án đầu tư là 2.181,3 ha, với tổng số hộ tham gia là 2.299 hộ Các loài cây trồng rừng chính là Thông Mã vĩ, Sa mộc,
… với phương thức trồng thuần loài Với mỗi ha rừng trồng, người dân nhận được 50 kg gạo và cây con giống cùng phân bón để trồng và chăm sóc rừng trồng trong 3 năm đầu
Kết quả thực hiện Dự án 661 toàn tỉnh trồng được 12.198 ha, trong đó trồng rừng sản xuất được 3.163 ha còn lại là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Ngoài loài cây trồng rừng chính vẫn là Thông mã vĩ, Sa mộc, Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng cơ sở huyện Hoà An đã đưa vào trồng các loài Sa mộc, Lát, Chè đắng, Trám trắng, Mác mật, Keo các loại, Xoan ta, Sao rỉ, Trúc sào, Dẻ, Kết quả là từ năm (1999 – 2010) đã trồng được 1.944,4 ha trong đó có 330,54 ha là rừng trồng sản xuất Đồng thời tạo việc làm cho 6.552 hộ gia đình và 11.052 lao động của địa phương tham gia dự án Tuy nhiên diện tích rừng phòng
26 hộ đã đầu tư theo chương trình 5 triệu ha thuộc những khu vực ít xung yếu đã được chuyển đổi sang rừng sản xuất là 3.706 ha theo Quyết định số: 179/QĐ- UBND ngày 31/8/2008 về việc phê duyệt dự án quy hoạch phân 3 loại rừng của UBND tỉnh Cao Bằng
Ngoài các chương trình trồng rừng sản xuất trên huyện còn thực hiện Dự án xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gỗ ván dán, gỗ ván dăm theo Quyết định số: 51/QĐ-UB ngày 16/3/2003 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy, gỗ dán, dăm cho Ban quản lý dự án nông lâm nghiệp, Công ty TNHH lâm nghiệp, huyện Hoà An, kết quả trồng được 136,1 ha Keo Tai tượng, 168,63 ha Sa mộc, với 196 hộ tham gia Dự án" Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008-2012", được phê duyệt theo Quyết định số: 517/QĐ-UBND ngày 15/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện trên phạm vi 06 huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Kết quả huyện Hoà An triển khai trồng được 82,0 ha thuộc xã Nam Tuấn chủ yếu là Thông mã vĩ và Sa mộc Thực hiện theo Quyết định số: 1237/QĐ-UBND ngày 15/7/2008 của UBND tỉnh và Công văn hướng dẫn số: 556/SNN-KHĐT ngày 16/9 /2008 của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng mới, kết quả theo báo cáo huyện đã thực hiện được 280 ha tại xã Bình Dương với loài Bạch Đàn và Keo lai được đầu tư bởi Hợp tác xã Đồng Tâm hợp đồng ăn chia sản phẩm với các hộ dân Qua theo dõi đánh giá cho thấy trong 2 năm đầu cây Bạch đàn này sinh trưởng tốt nhưng đến năm 3 trở đi cây sinh trưởng kém và phần lớn diện tích này không thành rừng Tuy vậy chương trình này vẫn đang tiếp tục thực hiện bởi vì đối tượng rừng này diện tích còn rất lớn và đây là chủ trương lớn về phát triển rừng sản xuất trên toàn địa bàn của tỉnh
Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện Hoà An
3.2.1 Ngu ồ n v ố n đầ u t ư tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t
Bảng 3.1 Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An
Nguồn vốn Thời gian thực hiện Vùng trồng (xã) Loài cây trồng Đối tượng
1 Vốn ngân sách Nhà nước trước chương trình
Trồng không tập trung mà trồng rải rác tại các xã
Thông Mã vĩ, Sa mộc
Trồng rừng tập trung quy mô nhỏ theo kế hoạch
Thông mã vĩ, Sa mộc, Bạch đàn…
Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc (Nguồn vốn từ ngân sách trung ương)
Các xã: Dân Chủ, Nam Tuấn, Đức Long, Đại Tiến, Bế Triều, Hồng Việt, Lê Chung, Nguyễn Huệ, Hồng Nam
Thông mã vĩ, Sa mộc, Bạch đàn… Đầu tư trồng rừng tập trung và trồng rừng phân tán các hộ dân (do FAO tài trợ)
4 Vốn Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán
Các xã: Trương Lương, Hồng Nam, Đại Tiến, Bế Triều, Hồng Việt, Lê Chung
Keo tai tượng, Thông, Sa mộc Đầu tư trồng rừng tập trung (vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi, vốn tự có của nhân dân)
Thông mã vĩ, Sa mộc, Keo các loại, Bạch đàn, Chè đắng, Trám trắng, Mác mật, Hồi, Lát hoa, Quế, Xoan ta, Sao rỉ, Trúc sào, Dẻ…
Trồng rừng sản xuất tập trung (Nguồn vốn từ trung ương, địa phương)
6 Dự án trồng rừng trên đất nương rẫy không cố định (Dự án
Vốn 100% từ nguồn ngân sách trung ương thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
“chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất”
2010 Xã Bình Dương Keo các loại, Bạch đàn
Nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân, vốn vay ưu đãi và vốn do nhân dân đóng góp
Như vậy nguồn vốn cho trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An khá đa dạng bao gồm 4 nhóm nguồn vốn chủ yếu Trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn là lớn và tập trung nhất cho trồng rừng sản xuất ở Hoà An Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của Lâm trường (BQL rừng PH), Ban quản lý dự án phát triển rừng huyện Hoà An hợp đồng với các hộ dân trồng rừng và thông qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng thẩm định và trình tỉnh phê duyệt Bên cạnh các nguồn vốn được vay ưu đãi, còn có nguồn vốn dự án hỗ trợ nước ngoài (PAM 5322) cũng đã đầu tư trồng rừng sản xuất cho huyện
Hoà An Từ đó tạo ra những cơ sở hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất của huyện Ngoài ra, vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng sản xuất cũng đã bắt đầu được triển khai từ những năm 2000 cho đến nay, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và quy mô chưa lớn
3.2.2 M ụ c tiêu tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t
Diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hòa An có thể chia thành
+ Nhóm cung cấp sản phẩm từ rừng trồng sản xuất, bao gồm: Vật liệu xây dựng, nội thất gia đình, nguyên liệu giấy, dăm gỗ, ván ép (đã bóc),
+ Nhóm cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ, bao gồm: Nhựa thông, Quả trám , Trúc sào, Lá chè đắng, Quả trẩu, Măng,
Nhìn chung, với khối lượng sản phẩm sản xuất ra tương đối lớn và tập trung, nhóm cung cấp sản phẩm gỗ từ rừng trồng đóng vai trò quan trọng hơn nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ Tuy nhiên, nhóm cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc tăng thu nhập và cung cấp sản phẩm hàng ngày cho một số hộ gia đình
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh chúng ta đã quy hoạch và xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy, dăm, ván ép và các nhà máy chế biến lâm sản khác Các cơ sở chế biến này đã tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm rừng trồng sản xuất Về mục tiêu trồng rừng ở Hoà An được thể hiện cụ thể trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An
Nhóm cung cấp sản phẩm
Mục tiêu trồng rừng sản xuất Loài cây trồng chính
A Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ
1 Nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán,…
2 Vật liệu xây dựng Các loại Keo, Thông mã vĩ,
Xoan ta, Sao rỉ, Sa mộc,…
3 Gỗ gia dụng Xoan ta, Thông mã vĩ, Sao rỉ
(Xoan hôi), Sa mộc, Lát và Keo các loại,…
B Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ
1 Thân tre, Vầu nứa, trúc sào
- Tre; - Vầu, nứa; - Trúc sào
2 Măng tre, măng vầu, Măng tre bát độ
3 Nhựa thông Thông mã vĩ
4 Các loại cho thu quả (Trám trắng; Trẩu; Dẻ; Mắc mật)
5 Các loại dược chất (Hoa hồi; Vỏ Quế; Chè đắng)
Trám trắng, Hồi, Quế, Dẻ…
Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở Hoà An nhìn chung cũng đã được định hình khá rõ ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán lạng, xây dựng, đồ nội thất
Về lâm sản ngoài gỗ, mục tiêu trồng rừng cũng đã định hình tương đối rõ ràng: đối với Thông mã vĩ, hiện tại giá nhựa Thông lên khá cao (25.000đ/kg), quả Mác mật tươi (15.000đ/kg), vì vậy việc phát triển mặt hàng này đang có những lợi thế nhất định Sản phẩm Tre, trúc sào cũng đã có những bước phát triển mới, riêng đối với Trám đen mới đang ở giai đoạn khởi điểm
3.2.3 Di ệ n tích r ừ ng và đấ t lâm nghi ệ p huy ệ n Hòa An
Bảng 3.3 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Hoà An chia theo xã
(Diện tích: ha Tỷ lệ che phủ: %)
TT Đơn vị Tổng diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tỷ lệ che phủ rừng
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Hoà An: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2022)
Qua số liệu ở bảng 3.3, ta thấy các xã có diện tích rừng trồng lớn là Bạch Đằng với 671,26 ha; Lê Chung với 536,53 ha; Nam Tuấn là 440,62 ha; Đức Long với 363,68 ha; Hoàng Tung với 352,28 ha …Tỷ lệ che phủ rừng của các xã trên toàn huyện tuy không đều nhưng cũng khá cao Có 14/20 xã, thị trấn có tỷ lệ che phủ rừng từ 50% trở lên, xã Lê Chung cao nhất huyện là (83,68%) vì có diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn
3.2.4 C ơ c ấ u loài cây tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t
Các loài trong rừng trồng của huyện Hoà An được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4 Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Hoà An
Tên loài Các giai đoạn
Cung cấp gỗ lớn Cung cấp gỗ nhỡ, gỗ nhỏ Sản phẩm Ngoài gỗ
Trước năm 1993 Thông mã vĩ,
Xoan ta Sao rỉ (Xoan hôi),
Thông mã vĩ, Trám trắng, Lát hoa, Xoan ta,
Mỡ, Sao rỉ, Sa Mộc, Sở (thử nghiệm)
Các loài Keo, Xoan ta, Sao rỉ, Sa mộc,
- Măng tre, vầu (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng, Dự án trồng rừng năm 2012)
Theo danh mục các loài cây trong bảng 3.4 có thể thấy trước và sau năm
1993, các loài như Thông mã vĩ, Lát hoa, Mỡ đều được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, những loài như cây Lát hoa
33 sinh trưởng chậm nên chủ yếu được trồng trong diện tích rừng phòng hộ, trồng cây phân tán hoặc trên diện nhỏ, ít hoặc không có trong diện tích thống kê Sau năm 1994, giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hoà An tập trung trồng rừng cây gỗ lớn với 2 loài chủ yếu là Thông mã vĩ, Sa mộc là chủ yếu Sau đó đã có những chuyển biến mới trong sử dụng các loài cây trồng rừng như: Xoan ta, Sao rỉ Một số loài cây trồng được xác định là nguồn cung cấp sản phẩm nguyên liệu bao gồm gỗ nhỡ, nhỏ có khả năng sinh trưởng nhanh đó là: các loài Keo, Xoan, Sa mộc.Bên cạnh đó cũng phải kể đến một số loài có khả năng cung cấp gỗ đồng thời cho sản phẩm ngoài gỗ như: Dẻ, Mác mật, Chè đắng, Trẩu Mặc dù lượng lâm sản ngoài gỗ không nhiều nhưng nó giữ một vai trò khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của một số hộ gia đình
3.2.5 Các bi ệ n pháp k ỹ thu ậ t tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t
Các biện pháp kỹ thuật chính sử dụng cho các loài cây thể hiện ở bảng 3.5
Bảng 3.5 Biện pháp kỹ thuật cụ thể áp dụng trong trồng rừng tại địa phương
TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
Phát dọn toàn bộ, băm đoạn và dọn theo băng hoặc rải đều trên lô (để phân hủy tự nhiên) Không áp dụng biện pháp đốt thực bì
Làm đất thủ công, cục bộ Hố cuốc theo đường bình độ Đào và lấp hố trước khi trồng 15-30 ngày Hố trồng kích thước 30x30x30 cm (áp dụng đối với hầu hết các loài cây)
Thông mã vĩ: 1600 cây/ha, 2500 cây/ha
Các loài bản địa: 600 - 800 cây/ha (Xoan, Lát)
Thông mã vĩ: (cây con gieo từ hạt)
Sa Mộc Cây con gieo từ hạt Các nguồn cây giống này được gieo ươm tại các vườn ươm
Trồng thuần loài: Thông mã vĩ, Sa mộc Hầu hết tại các mô hình rừng trồng sản xuất đều áp dụng phương thức NLKH trong 1-2 năm đầu khi rừng chưa khép tán
6 Phương pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu
Sa mộc: Bón lót 200g NPK+ 200g phân vi sinh (đối với dự án 661)
Vụ xuân - hè, khi trời có mưa Thường vào tháng 4,5 kết thúc vụ trồng chính vào 30/6 Trồng dặm được tiến hành vào lần chăm sóc đầu tiên (năm 1), thời gian hoàn thành là 30/7
9 Chăm sóc Năm 1: chăm sóc 2 lần (tháng 7 và tháng 11)
Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5, 10-11
10 Khai thác Khai thác tỉa thưa điều chỉnh mật độ Thông mã vĩ, Sa mộc trồng thuần loài khi chưa đạt tuổi khai thác chính Nhìn chung các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng đều áp dụng cơ bản cho các loài cây trồng rừng từ:
- Xử lý thực bì trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ theo đường đồng mức, kích thước hố là 30 x 30 x 30 cm cho hầu hết các loài cây
- Giống cây trồng: Trước 1995, các loài được trồng bằng cây con tạo từ hạt và trồng cây rễ trần với nguồn giống không được chọn lọc kỹ Từ 1996 và đặc biệt là từ 1999, cây giống được kiểm soát kỹ càng hơn: sử dụng các giống (rừng giống quốc gia tại Đình Lập, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, …)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Trồng thuần loài đối với Thông mã vĩ, Sa mộc Sử dụng cây con có bầu và có bón phân Mật độ trồng được áp dụng chủ yếu là: Thông mã vĩ: 1600 cây/ha; Sa mộc: 2500 cây/ha (theo Dự án 661, dự án trồng rừng nguyên liệu giấy); Thông mã vĩ và Sa mộc trồng thuần loài 2500 cây/ha theo Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy (Dự án 52) và theo Dự án PAM 5322) Thực hiện chăm sóc trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần Trồng dặm được tiến hành vào 2 lần chăm sóc 1 và 2 Đối với các loài mọc nhanh như Keo Tai tượng, Keo lai được điều chỉnh cho phù hợp từ năm thứ 3
Sinh trưởng của các loài cây trong các mô hình rừng trồng SX phổ biến
3.3.1 Các mô hình tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t
Trên thực tế huyện Hoà An có khá nhiều mô hình rừng trồng sản xuất Tuy nhiên có thể đưa vào 2 nhóm chính: - Mô hình rừng trồng cây lấy gỗ như: Thông mã vĩ, Lát hoa, Keo các loại, Xoan ta, Sao rỉ (xoan hôi), Sa mộc,…
- Mô hình rừng trồng cây gỗ với các sản phẩm cho mục đích khác nhau như: Thông mã vĩ hỗn giao với Hồi, Lát hỗn giao với Chè đắng, Lát – Quế… Các loài cho trồng rừng chủ yếu ở đây gồm Thông mã vĩ, Sa Mộc, Keo các loại… với mục tiêu chính là cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, dăm, dán lạng Một số loại mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm Do thời gian có hạn, đề tài chỉ đi sâu đánh giá vào 2 loại mô hình phổ biến và đại diện nhất của Hoà An, đó là: Mô hình:
+ Keo lai trồng thuần loài; + Thông mã vĩ trồng thuần loài;
Hình 3.1 Mô hình rừng trồng Keo lai thuần loài tuổi 5 tại xã Dân Chủ
Hình 3.2 Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài tuổi 12 tại xã Nam
3.3.2 Đ ánh giá sinh tr ưở ng, n ă ng su ấ t sinh kh ố i c ủ a cây tr ồ ng trong mô hình
Thông qua kết quả điều tra của các OTC đối với mô hình Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12) và mô hình Keo lai thuần loài (tuổi 5) Đề tài sử dụng phần
44 mềm Excel tính toán và đồng thời dựa trên cơ sở biểu điều tra kinh doanh rừng trồng đối với 14 loài cây chủ yếu được ban hành kèm theo Quyết định số: 433/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2003 Kết quả tính toán cho thấy tất cả chiều cao tầng trội (Ho) của các OTC đều nằm trong phạm vi cấp đất 2, cụ thể như sau:
Kết quả trình bày trong bảng 3.11
Bảng 3.11 Sinh trưởng về đường kính cây trồng trong các mô hình
1 Keo lai trồng thuần loài 5 1.350 13,57 9,61 11,94 2,39
2 Thông mã vĩ thuần loài 12 1.220 17,00 8,90 13,77 1,15
Qua kết quả tại bảng 3.11 ta thấy Keo lai tuổi 5 (năm trồng 2016 đo đếm tháng 6 -7/2021) thuộc cấp đất 2 có D 1 3 đạt 11,94 cm, lượng tăng trưởng đường kính hàng năm ( D) đạt 2,39 cm/năm, với mật độ trồng 1.350 cây/ha,
Dmin đạt 9,61 cm, Dmax đạt 13,57 cm Thông mã vĩ tuổi 12 có đường kính bình quân đạt D 1 3,77 cm, lượng tăng trưởng đường kính hàng năm đạt ( D)=1,15cm/năm, với mật độ trồng 1.220 cây/ha, đường kính (Dmin đạt 8,90 cm và D max đạt 17,0 cm) Qua đó cho ta thấy rõ sức sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lập địa (cấp đất), có thể nói rằng trước khi xác định trồng các loài cây theo mục đích kinh doanh, yếu tố bắt buộc phải điều tra rõ về điều kiện lập địa trước khi quyết định đầu tư vào kinh doanh trồng rừng
* Sinh trưởng chiều cao Hvn
Sinh trưởng chiều cao của những loài cây có trong các mô hình được thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12 Sinh trưởng về chiều cao cây trồng trong các mô hình
N (Cây/ha) H max H min Hvn
1 Keo lai trồng thuần loài 5 1.350 12,40 7,54 9,24 1,85
2 Thông mã vĩ thuần loài 12 1.220 11,50 7,50 9,34 0,78
Kết quả cho thấy Bảng 3.12: Chiều cao của 2 loài cây trồng thuộc Mô hình Keo lai thuần loài và Thông mã vĩ thuần loài thuộc cấp đất 2, tuy ở cấp tuổi khác nhau cho thấy sức sinh trưởng chiều cao bình quân gần tương đương nhau cụ thể là: Sinh trưởng chiều cao Hvn của Keo lai thuần loài (tuổi 5) đạt 9,24 m (Hmax đạt 12,4 m, Hmin đạt 7,54 m); Thông mã vĩ (tuổi 12) Hvn đạt 9,34m (Hmax là 11,5 m, Hmin là 7,5 m) Nhưng sinh trưởng chiều cao vút ngọn bình quân hàng năm của MH Keo lai thuần loài cao hơn MH Thông mã vĩ (Keo lai H đạt 1,85m/ năm; Thông mã vĩ H đạt 0,78m/năm)
* Sinh trưởng đường kính tán
Chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tán được tổng hợp ở bảng 3.13
Bảng 3.13 Sinh trưởng về đường kính tán các loài cây trồng rừng sản xuất
Mô hình A (năm) N (cây/ha) Dt max Dt min Dt tb (m) Dt(m)
1 Keo lai trồng thuần loài 5 1.350 4,80 3,36 4,06 0,81
2 Thông mã vĩ thuần loài 12 1.220 3,96 2,80 3,31 0,27
Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo lai trung bình là 4,06 m, độ tăng trưởng về đường kính tán là 0,81m/ năm, đường kính tán trung bình của Thông
Mã vĩ là 3,31 m, lượng tăng trưởng về đường kính tán là 0,27 m/năm
3.3.2.2 Về năng suất sinh khối
Từ các số liệu điều tra về sinh trưởng của 2 mô hình, năng suất sinh khối được tổng hợp tại bảng 3.14
Bảng 3.14 Năng suất sinh khối của các mô hình điển hình
1 Keo lai trồng thuần loài 5 1.350 87,0 17,4
2 Thông mã vĩ thuần loài 12 1.220 98,0 8,2
Qua kết quả bảng 3.14 cho thấy mô hình trồng Keo lai trồng thuần loài (tuổi 5) với mật độ 1.350 cây/ha đạt năng suất sinh khối (M = 87,0 m 3 /ha; M
= 17,4 m 3 /ha/năm), với mật độ hiện tại 1.220 cây/ha, mô hình trồng Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12) đạt năng suất sinh khối là (M = 98,0 m 3 /ha; M = 8,2 m 3 /ha/năm) Từ năng suất sinh khối của 2 MH trên có thể thấy mô hình nào đạt mật độ tối ưu theo tuổi của lâm phần thì sẽ thu được năng suất về sinh khối cao nhất Vì vậy trong quá trình kinh doanh rừng trồng cần chú trọng vào khâu điều chỉnh mật độ lâm phần sao cho phù hợp với tuổi rừng và theo đặc tính sính thái của từng loài cây trồng.
Đánh giá hiệu quả của các mô hình điển hình
* Dự toán chi phí cho 01 ha rừng trồng của các mô hình
Kinh phí đầu tư cho 01 ha rừng trồng bao gồm các loại chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh doanh Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng số: 38/2005/QĐ-BNN; Quyết định số: 149/1998/QĐ-TTg ngày 21/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển lâm nghiệp gỗ trụ mỏ đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi với lãi xuất 0,45%/tháng (5,4%/năm); Quyết định số: 951/ QĐ-
UB ngày 20 tháng 7 năm 1999 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt giá
47 lâm sinh năm 1999; Quyết định số: 219/QĐ-NL-UB ngày13/02/2003 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt định mức giá lâm sinh năm 2003 và dự toán đầu tư của chu kỳ kinh doanh của lâm trường Hoà An và dự toán đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán của Công ty TNHH lâm nghiệp VINAFOR thuộc tổng Công ty Lâm nghiệp Năng suất các mô hình là dự kiến chuẩn bị cho thu hoạch Đề tài tạm tính chu kì kinh doanh của 2 mô hình Keo lai thuần loài là 5 năm; Thông mã vĩ thuần loài là 12 năm Việc tính chi phí gồm cả lãi vay ngân hàng theo quy định Kết quả được thể hiện tại bảng 3.15
Bảng 3.15 Chi phí cho 01 ha của rừng mô hình cho cả chu kỳ kinh doanh
Mô hình trồng thuần loài
Công lao động tạo rừng
Trả lãi ngân hàng (đồng)
Keo lai 2.545.962 1.890.000 1.350.000 2.053.111 6.721.931 Thông mã vĩ 1.999.200 1.708.000 1.342.000 2.487.478 6.680.878
Như vậy tổng dự toán chi phí cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh như sau: Mô hình Keo lai thuần loài tổng dự toán với chu kỳ 5 năm có chi phí (6.721.931 đồng), mô hình Thông mã vĩ thuần loài với chu kỳ kinh doanh 12 năm có chi phí là (6.680.878 đồng) Sở dĩ Mô hình Keo lai có chu kỳ kinh doanh ngắn hơn nhưng lại có chi phí cao hơn Mô hình Thông mã vĩ, nguyên nhân bởi do đơn giá cây giống, phân bón và đơn giá nhân công cao hơn vì biến động của giá cả thị trường
* Dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng trong các mô hình
Căn cứ vào giá gỗ Keo, Thông mã vĩ thực tế trên thị trường tại tỉnh Cao Bằng, để xây dựng dự tính thu nhập cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình trồng rừng thuần loài được tổng hợp ở bảng 3.16
Bảng 3.16 Thu nhập từ khai thác cho 01 ha rừng trồng mô hình
TT Sản phẩm Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá (đồng)
1 Mô hình Keo trồng thuần loài
2 Mô hình Thông mã vĩ thuần loài
Từ kết quả dự toán tổng chi phí và thu nhập trên, đề tài tiến hành cân đối thu chi (với đơn vị đồng) cho 01 ha rừng trồng và được tổng hợp ở bảng 3.17
Bảng 3.17 Bảng cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình
TT Mô hình Tổng thu nhập
Tổng chi Khâu tạo rừng
Tổng thu nhập là được cộng từ tiền bán gỗ (khai thác không lấy củi, do củi được sử dụng cho nhu cầu chất đốt của hộ gia đình); tổng chi phí bao gồm các chi phí khâu tạo rừng (Các chi phí từ công đoạn gieo ươm đến khi rừng trồng được khai thác và chi phí trả lãi vay ngân hàng) và chi phí khâu khai thác rừng tại bãi (Các chi phí thiết kế khai thác rừng, chặt hạ, vận xuất, xếp đống, bảo vệ gỗ, cộng các khâu trong chi phí này là 208.815 đồng/m 3 )
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.17 cho thấy cả 2 MH kinh doanh đều có lãi, cụ thể MH Keo lai thuần loài lãi 43.482.829 đồng/ha, MH Thông mã vĩ lãi 41.051.639 đồng/ha
Ngoài ra đề tài tính toán hiệu quả kinh doanh theo phương pháp động là phương pháp tính có quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, xác định NPV, BCR Kết quả được thể hiện ở bảng 3.18
Bảng 3.18 Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình
TT Mô hình trồng thuần loài NPV (đồng) BCR
Như vậy giá trị hiện tại thuần của các MH đều có NPV >0 Giá trị hiện tại thuần NPV của MH Keo lai thuần loài ( 21.528.038 đồng), giá trị hiện tại thuần của MH Thông mã vĩ (16.515.455 đồng) Như vậy cả 2 mô hình kinh doanh kinh doanh có lãi và thực tế người trồng rừng đã có lãi tại thời điểm khai thác
Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) của MH Keo lai thuần loài là (2,42),
MH Thông mã vĩ thuần loài là (2,12) Từ kết quả cho thấy MH Keo lai (tuổi 5) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với MH Thông mã vĩ (tuổi 12) Đây là cơ sở quan trọng khi xem xét các giải pháp về lâm sinh nhằm phát triển trồng rừng sản xuất
3.4.2 Đ ánh giá v ề hi ệ u qu ả các mô hình v ề chi phí và thu nh ậ p
Việc đánh giá hiệu quả xã hội được xem xét qua việc tạo công ăn việc làm (từ lượng công lao động tạo ra trong các mô hình sản xuất)
Bảng 3.19 Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất
Thu nhập bình quân/năm/h a
1 Keo lai thuần loài 138 2.546.000 24.074.038 2.674.893 2.Thông mã vĩ thuần loài 168 2.008.000 18.523.455 1.543.621
Qua bảng 3.19 ta thấy lượng công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất là khá lớn: Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài sử dụng lượng nhân công khá lớn (168 công/ha/chu kỳ); tiếp theo là mô hình rừng trồng Keo lai thuần loài (138 công/ha/chu kỳ) Nếu đem quy đổi thành tiền và tính công lao động vào lợi nhuận thì mỗi ha rừng trồng sản xuất cho thu nhập từ 1.543.621 đ/năm đối với MH Thông mã vĩ đến 2.674.893 đ/năm đối với MH Keo lai thuần loài Như vậy, các mô hình rừng trồng sản xuất đã tạo hiệu quả về kinh tế và công ăn việc làm cho người dân
3.4.3 Đ ánh giá v ề hi ệ u qu ả xã h ộ i
Có nhiều hộ gia đình đã thấy được thu lợi từ việc trồng rừng nên đã tự học hỏi kinh nghiệm để sản xuất giống tại gia đình.
Hiện trạng về chế biến, sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ tại địa bàn
3.5.1 Tình hình ch ế bi ế n s ử d ụ ng g ỗ
Qua kết quả điều tra khảo sát 12 cơ sở chế biến tại huyện Hoà An và một số xưởng và nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn thành phố Cao Bằng sử dụng gỗ rừng trồng của huyện Hoà An, kết quả được trình bày ở bảng 3.20
Bảng 3.20 Kết quả điều tra một số cơ sở chế biến tại huyện Hoà An và các vùng lân cận sử dụng gỗ rừng trồng
Nhà máy sản xuất ván ghép thanh, OKAL, MDF
Xưởng chế biến lâm sản tại huyện Hòa An
Các xưởng tư nhân khác
Xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng
Các xưởng chế biến lâm sản Hoà An
Tập các xã, thị trấn trong huyện Hoà
An và Trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện lân cận
2 Quy mô Quy mô khá lớn, đang mở rộng quy mô sản xuất
Quy mô nhỏ, chủ yếu xẻ ván, cắt khúc phân loại
Mặt bằng rộng, thiết bị tương đối hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan; lò sấy gỗ 12 m 3 /mẻ
Thiết bị nhỏ, bán cơ giới
Mặt bằng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ
70 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ hoặc khi có hợp đồng
5 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ
5 Loại gỗ rừng trồng sử dụng
Các loài Keo, Thông mã vĩ, và các loại gỗ khác
Các loài Keo, Thông mã vĩ, Lát,…
Các loài Keo, cây trồng phân tán, cây ăn quả,…
Ván ghép thanh, ván OKAL, ván MDF chủ yếu cung cấp nội tỉnh và xuất ra các tỉnh khác
Gỗ xẻ, gỗ tròn sử dụng tại chỗ và xuất ra các tỉnh khác Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế
7 Khó khăn Tìm kiếm thị trường sản phẩm
Nguồn nguyên liệu đầu vào không thường xuyên Đầu ra, giá thành nguyên liệu cao
Qua điều tra cho thấy:
- Cơ sở chế biến tư nhân: Có tổng số 12 cơ sở chế biến, trong đó tập trung chủ yếu tại thị trấn Nước Hai (05 cơ sở), số còn lại nằm phân tán dọc theo đường quốc lộ (07 cơ sở) Hầu hết có quy mô nhỏ, số lượng công nhân làm việc không nhiều có từ 3- 5 lao động chính, số còn lại chủ yếu là được thuê theo thời vụ và công việc, đặc biệt là khi có các hợp đồng cho bên ngoài Các trang thiết bị cho chế biến còn thô sơ chưa hiện đại hóa và chủ yếu là các thiết bị nhỏ được mua từ Trung Quốc
Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Thông mã vĩ, Lát hoa, Sa mộc, Keo các loại,… cho đến các loài cây trồng phân tán như: Sao rỉ (Xoan hôi), Xoan ta, cây ăn quả, Nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho đầu vào các xưởng trung bình từ 300 – 350 m 3 /năm
Hình 3.3 Xưởng chế biến tư nhân xã Bạch Đằng huyện Hoà An
Hình 3.4 Bãi tập kết gỗ rừng trồng của doanh nhiệp chế biến lâm sản tại xã Đức Long huyện Hoà An Hình 3.5 Sản phẩm ván ghép thanh hoàn chỉnh của Công ty TNHH Quang
Minh tại xã Hưng Đạo thành phố Cao Bằng
Hình 3.6 Dây truyền sản xuất ván ghép thanh của Công ty TNHH chế biến lâm sản Quang Minh tại xã Hưng Đạo thành phố Cao Bằng
Dây truyền của công ty TNHH chế biến lâm sản Quang Minh được xây dựng tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng năm 2006 với quy mô hiện đại theo mô hình nhà máy sản xuất công nghiệp với tổng diện tích 50.000m 2 bao gồm nhà sản xuất chính, các xưởng phục vụ sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật Nhà máy hoạt động thường xuyên với 70 lao động chính, số còn lại thuê theo hợp đồng thời vụ Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ván ghép thanh, ván OKAL, ván MDF là gỗ Thông, Keo các loại, và các loại gỗ được trồng phân tán khác,…Với nhu cầu gỗ nguyên liệu 12.000 – 15.000m 3 /năm
+ Sản xuất ván ghép thanh: 3.200 m 3 phôi/năm; 2.210 m 3 sản phẩm/năm;
+ Sản phẩm là cánh cửa, khuôn cửa làm từ ván ghép thanh sử dụng trong xây dựng 17.150 m 3 cánh cửa (dày 20 – 35 mm); 26.200 m khuôn cửa đôi; + Sản phẩm ván OKAL, MDF trung bình từ 200 – 250 tấm/ ngày (kích thước rộng 1,22 m x dài 2,44 m x dày 25mm)
Nhìn chung, tình hình chế biến sử dụng gỗ rừng trồng của huyện Hoà An vẫn chưa được phát triển mạnh, ngoài nhà máy chế biến ván ghép thanh, ván OKAL, ván MDF của Công ty TNHH chế biến lâm sản Quang Minh có sự đầu tư theo hướng công nghiệp, còn lại các cơ sở sản xuất tư nhân với nguồn vốn tự bỏ ra cho sản xuất quy mô nhỏ Vì vậy các sản phẩm tinh chế từ gỗ rừng trồng của các xưởng chế biến tư nhân như: chân và khung bàn ghế, khung cánh cửa; các bộ phận khác như, mặt bàn, ghế, giường, tủ phục vụ sinh hoạt gia đình, bàn ghế học sinh…còn rất ít, hầu hết được sơ chế, xẻ thành ván và được bán ra ngoại tỉnh hoặc đưa đi tinh chế ở nơi khác
3.5.2 Th ị tr ườ ng tiêu th ụ s ả n ph ẩ m g ỗ r ừ ng tr ồ ng
Thị trường sản phẩm có thể chia ra thành các loại sau đây:
- Sản phẩm gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản
- Thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy, dăm, dán lạng
- Sản phẩm thị trường gỗ dân dụng
Ngoài ra, thị trường về lâm sản ngoài gỗ với các loại mặt hàng bao gồm: Trám quả, nhựa Thông mã vĩ, hoa Hồi, vỏ Quế và măng tre vầu, thân tre, trúc sào cũng đã có sự phát triển riêng
3.5.2.1 Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
Bảng 3.21 Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
Loại nguyên liệu Đầu mối Dạng sản phẩm Thị trường Phương thức tiêu thụ
Thông mã vĩ, Xoan ta, Sa mộc, …)
Cọc chống, dăm, giấy, ván bao bì, …
Theo hợp đồng, thị trường tự do
2 Gỗ lớn (Thông mã vĩ, Xoan ta, Sao rỉ, Lát hoa…)
Công ty, tư nhân Đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng cơ bản
Theo hợp đồng, thị trường tự do
1 Hoa Hồi, vỏ Quế Tư nhân Tươi hoặc đã qua sơ chế
Nội, ngoại tỉnh, Trung Quốc
Xuất khẩu qua tiểu ngạch, thị trường tự do
2 Nhựa thông Tư nhân Nhựa thô
Có hợp đồng hoặc xuất khẩu qua tiểu ngạch
3 Trám quả Tư nhân Quả tươi hoặc đã sơ chế
Vật liệu xây dựng cơ bản, giấy, gia dụng
Theo hợp đồng, thị trường tự do
Từ bảng 3.21 ta có thể thấy thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất tại huyện Hoà An vận động theo 3 hình thức gắn với dạng sản phẩm và nguyên liệu:
+ Nguyên liệu thô (gỗ nhỏ và một số sản phẩm ngoài gỗ): Do công ty, doanh nghiệp, tư nhân thu mua và tiêu thụ chủ yếu ra ngoại tỉnh, xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu tiểu ngạch
+ Nguyên liệu sơ chế: gồm gỗ xây dựng cơ bản, dân dụng do lâm trường, xí nghiệp chế biến, tư nhân tiêu thụ nội tỉnh hoặc các tư thương đưa ra tiêu thụ ngoại tỉnh khi đã xẻ thành nan, ván,
+ Nguyên liệu tinh chế (đồ mộc, ván ghép thanh, OKAL): Do một số công ty, xí nghiệp nhỏ và xưởng đồ mộc tư nhân trực tiếp hoặc qua trung gian để tiêu thụ trong và ngoài tỉnh Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm tinh chế còn chưa đa dạng và chưa nhiều
* Nhận xét và đánh giá chung về thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất huyện Hoà An
Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Hoà An phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư (thị trấn Nước Hai), một số xã ven đường quốc lộ trung tâm thành phố Cao Bằng, và các huyện lân cận Các cơ sở chế biến, doanh nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đang là yếu tố chi phối thị trường lâm sản tại đây
Diện tích rừng trồng sản xuất tăng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ sở sản xuất chế biến và thu mua tăng và tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân địa phương
Thị trường gỗ rừng trồng hiện tại vẫn còn hạn chế trong khâu chế biến tạo sản phẩm Các loại sản phẩm tinh chế còn đơn điệu
Do giá cả thị trường không ổn định nên làm cho vùng nguyên liệu cũng chưa ổn định theo
Thị trường LSNG chưa phát triển do quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu sản xuất thô.Vì vậy cũng bị ép giá trên thị trường và chưa có thương hiệu
3.5.2.2 Lưu thông và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất
Các kênh tiêu thụ lâm sản rừng trồng được trình bày ở hình 3.7 sau
Hình 3.7 Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất tại huyện Hoà An
Như vậy có 3 đối tượng chủ yếu tham gia vào lưu thông sản phẩm từ rừng trồng tại Hòa An, đó là các đối tượng:
Đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất bền vững
3.6.1 Phân tích đ i ể m m ạ nh, đ i ể m y ế u, c ơ h ộ i và thách th ứ c
Kết quả phân tích SWOT về phát triển trồng rừng sản xuất được trình bày ở bảng 3.22
Bảng 3.22 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển trồng RSX ở huyện Hoà An Điểm mạnh
- Diện tích đất quy hoạch để TRSX còn khá lớn với 5.925,69 ha
- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ
- Người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng
- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã được cải tiến và củng cố
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây trồng lâm nghiệp
- Hệ thống chính sách về cơ bản đã khuyến khích được người dân tham gia phát triển RSX thông qua việc thực hiện tốt cơ chế hưởng lợi ích, chính sách giao đất giao rừng tại địa phương
- Các biện pháp kỹ thuật được thiết kế chi tiết cụ thể; thiết kế kỹ thuật đã qua nghiên cứu, điều tra khảo sát Điểm yếu
- Vị trí địa lý không thuận lợi, địa hình bị chia cắt mạnh, xa các nhà máy chế biến
- Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển tới nơi chế biến
- Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa các vùng
- Đời sống nhân dân còn thấp, người dân sống xen kẽ với rừng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thị trường tiêu thụ hẹp, chưa phát triển, khó khăn cho đầu ra từ các sản phẩm từ rừng trồng
- Tập quán chăn thả gia súc bừa bãi, phá rừng, đốt nương làm rẫy gây khó khăn cho công tác phát triển rừng sản xuất
- Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chưa nhiều, chưa đi sâu vào kinh doanh rừng sản xuất theo hướng thâm canh
- Ngoài phần diện tích đất chưa có rừng còn có một số diện tích rừng nghèo kiệt tương đối lớn có thể chuyển đổi để TRSX
- Sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật,…
- Hệ thống cán bộ phụ tránh lâm nghiệp còn mỏng, cán bộ phụ trách nhiều xã, kiêm nhiều mảng, không có hoặc rất ít phụ cấp hỗ trợ
- Suất đầu tư trồng rừng sản xuất còn thấp,
60 của các dự án trồng rừng đã và đang được triển khai như: 327, 661, Đề án hỗ trợ phát triển trồng RSX trên đất canh tác nương rẫy,…
- Các chính sách và đầu tư thuộc dự án 661 được điều chỉnh và sửa đổi qua hàng năm
- Tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển rừng trồng sản xuất giai đoạn 2015 -2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện nói riêng
- Cơ hội hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số: 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Cao Bằng là tỉnh rất được sự quan tâm đầu tư của nhà nước để phát triển tăng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh, do vậy có nhiều cơ hội nhận vốn, hỗ trợ kỹ thuật từ phía nhà nước, các dự án đầu tư trong và ngoài nước để phát triển lâm nghiệp đầu tư trong các hạng mục không hợp lý, không theo giá cả thị trường
- Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn,… gây khó khăn cho việc trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh
- Diện tích đất lâm nghiệp đã giao và cho thuê đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức còn manh mún nên việc xây dựng các địa điểm vận chuyển, vận xuất, cũng như xây dựng các cơ sở chế biến, quy hoạch vùng nguyên liệu gặp nhiều khó khăn
- Nhiều loài cây trồng có sức sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn đem lại hiệu quả kinh tế vẫn ở giai đoạn thử nghiệm hoặc một số không phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu
3.6.2 Các gi ả i pháp phát tri ể n tr ồ ng r ừ ng s ả n xu ấ t trên đị a bàn
3.6.2.1 Quan điểm và định hướng chung
Phát triển trồng RSX cần có quan điểm tổng hợp, gắn phát triển với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống nhận thức của người dân và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng cả yêu cầu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
Giao cho thuê Đất lâm nghiệp được còn manh mún, địa hình chia cắt Vì vậy, để phát triển trồng RSX cần kết hợp hài hoà giữa trồng rừng tập trung quy mô lớn với trồng rừng quy mô nhỏ và trồng cây phân tán
3.6.2.2 Các giải pháp về Kỹ thuật lâm sinh
* Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng RSX
Với nguyên tắc ưu tiên cho những xã có diện tích đất RSX lớn như các xã: Dân Chủ, Đức Long, Đại Tiến, Hồng Nam, phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội
Quy hoạch vùng nguyên liệu mở rộng để tiến tới xây dựng nhà máy chế biến lâm sản có quy mô lớn và xây dựng các vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp thực hiện tốt về cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với rừng Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ
Có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp
* Về chiến lược sản phẩm:
Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rõ ràng cho TRSX kết hợp việc điều tra lập địa và lựa chọn tập đoàn cây trồng có hiệu quả để phát triển trồng rừng tại huyện Hoà An
* Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng
Cơ cấu cây trồng RSX phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: Đất đai, địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến
Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm
Về kỹ thuật lâm sinh, cần quan tâm nghiên cứu sản phẩm rừng trồng điều chỉnh mật độ theo tuổi của từng loài cây trồng để đem lại năng suất về sinh khối cao nhất
Có quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của dân)
Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh,…
Thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2025, tập trung vào những ngành như công nghệ sinh học, tinh chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, chuyển hóa và sử dụng hiệu quả đất nương rẫy và các cơ chế chính sách tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế và người dân tham gia TRSX và làm giàu từ nghề rừng Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn tới năm 2030
Kết luận
Trồng rừng sản xuất ở huyện Hoà An được chia làm 2 giai đoạn: a) Trước năm 1993 TRSX được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ lẻ, chủ yếu mang mục đích phủ xanh với 3 loài cây trồng chính là Thông mã vĩ, Sa mộc và Trẩu b) Giai đoạn năm 1994 – đến nay được thực hiện bởi nhiều chương trình dự án khác nhau (6 dự án), nhìn chung tất cả các chương trình dự án này tập trung trồng các loài cây chủ yếu như: Thông mã vĩ, Lát hoa, Sa mộc, Keo các loại, Bạch đàn, Chè đắng, Mác mật, Trẩu,… với phương thức trồng thuần loài và hỗn giao
Với tổng diện tích đất lâm nghiệp 48.922,72 ha chiếm 80,7% diện tích tự nhiên của huyện, nói lên vai trò quan trọng của sản xuất lâm nghiệp trong thành phần kinh tế của huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Diện tích đất trống không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 12.332,22 ha, trong đó có 5.925,69 ha đất TRSX Đây sẽ là tiềm năng lớn để huyện phát triển TRSX theo quy mô tập trung
Nguồn vốn để trồng RSX ở huyện Hoà An từ trước cho đến nay tập trung vào nhóm chủ yếu: Vốn ngân sách Nhà nước trước Chương trình 327; vốn vay ưu đãi đối với dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán; dự án 661; đề án Hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng sản xuất trên đất canh nương rẫy; vốn vay và vốn tự có của Công ty lâm nghiệp, tư nhân và vốn do tổ chức phi chính phủ tài trợ
Mục tiêu trồng RSX được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ và nhóm cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: nhựa Thông, quả Trẩu, măng Tre, Vầu, vỏ Quế, thân Trúc sào, hạt Dẻ, quả Mác mật,
Cơ cấu loài cây thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, trước 1993 giai đoạn này việc TRSX chưa được chú trọng; bắt đầu từ năm 1994 cơ cấu cây trồng có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó, TRSX gỗ lớn Thông Mã vĩ, cây Lát, Sa Mộc, Sao rỉ; loài cây cung cấp gỗ nhỡ, gỗ nhỏ tập trung vào phát triển những loài cây sinh trưởng nhanh, có giá trị kinh tế như Bạch đàn, Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm và một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị Nhìn chung các sản phẩm từ RTSX đã phù hợp với thị hiếu của thị trường và cũng đa dạng hơn
Các biện pháp kỹ thuật TRSX hiện nay tại địa bàn huyện đã và đang áp dụng cơ bản tuân thủ các quy trình kỹ thuật do Bộ NN&PTNT ban hành Tuy nhiên, để thâm canh trong TRSX, hiện tại các biện pháp đã áp dụng chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu
Huyện Hoà An cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng, đã và đang tiếp tục thực hiện việc cho thuê đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng; hình thành nhiều mô hình hợp tác trồng rừng sản xuất có hiệu quả Tuy nhiên, cũng có một số tác động tiêu cực đến TRSX tại địa phương như: lãi suất ưu đãi vay vốn vẫn ở mức cao; các văn bản hướng dẫn giao đất, giao rừng còn nhiều chồng chéo, thủ tục rườm rà, một số tổ chức được giao và cho thuê đất còn lợi dụng đầu cơ buôn bán đất lâm nghiệp để trục lợi, …
Tại 2 mô hình TRSX phổ biến ở huyện Hoà An cho kết quả về tăng trưởng đường kính D1.3 hàng năm ( D) của Keo lai thuần loài là 2,39 cm, Thông mã vĩ là 1,15cm; tăng trưởng chiều cao vút ngọn hàng năm (H) của Keo lai và Thông mã vĩ dao động 0,78 - 1,85 m; tăng trưởng đường kính tán hàng năm (Dt) của Thông mã vĩ, Keo lai dao động từ 0,27 - 0,81 m
Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 mô hình cho thấy thu nhập từ 01 ha của mô hình trồng Keo lai thuần loài (tuổi 5) đạt 66.555.000 đồng/ha, (NPV) đạt; 21.528.038 đồng, chỉ số (BCR) đạt 2,42; mô hình Thông mã vĩ (tuổi 12) là 66.150.000 đồng/ha, (NPV) đạt 16.515.455 đồng, chỉ số (BCR) đạt 2,12 Ngoài giá trị về kinh tế các mô hình TRSX còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết
66 các công ăn, việc làm cho nhân dân địa phương; tạo ra các sản phẩm gỗ, củi giảm áp lực lên rừng tự nhiên; nâng cao nhận thức cho người dân địa phương; cải thiện về điều kiện thổ nhưỡng đất đai, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng và tăng cường khả năng hấp thụ carbon
Thị trường của các sản phẩm từ TRSX ở huyện Hoà An phát triển không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở khu đông dân cư; các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở quy mô nhỏ; sản phẩm LSNG từ rừng trồng nhìn chung cũng không bình ổn, không sôi động, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế đơn giản; giá gỗ bị ảnh hưởng do cước vận chuyển cao; kênh tiêu thụ các sản phẩm từ rừng trồng sản xuất qua 2 kênh chính là tư thương và doanh nghiệp; quy mô chế biến nhỏ, trang thiết bị chế biến còn lạc hậu, các sản phẩm tạo ra còn đơn điệu và việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Tồn tại
Do nguồn lực và điều kiện thời gian có hạn đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu được 2 mô hình điển hình trên địa bàn Chưa đánh giá được tất cả các mô hình TRSX thuần loài và các mô hình TRSX hỗn giao ở các tuổi khác nhau của huyện
Về phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng RSX cần phải có thêm những nghiên cứu cơ bản, có thời gian lặp lại và các yếu tố đầu vào tương đối đồng nhất mới bảo đảm tính chính xác cao.
Kiến nghị
Mở rộng và thực hiện thêm nhiều mô hình về trồng rừng sản xuất khác thử nghiệm với nhiều loài cây khác nhau hiện tại có ở huyện Hoà An để người cho người dân tiếp tục nghiên cứu và có thể áp dụng./