1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng trồng quế trên địa bàn huyện tràng định

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Vùng Trồng Quế Trên Địa Bàn Huyện Tràng Định
Tác giả Đinh Thu Hậu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Nghĩa Biên, PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THU HẬU Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THU HẬU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THU HẬU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THU HẬU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số: 8.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Nghĩa Biên

PGS.TS Trần Thị Thu Hà

Thái Nguyên - 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu về: “Đánh giá thực trạng và đề

xuất giải pháp phát triển bền vững vùng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định” là của riêng tôi Trong luận văn các số liệu, kết quả nghiên cứu đều là

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn này

đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo./

Tác giả luận văn

Đinh Thu Hậu

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thu

Hà - Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thu Hà, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc Phòng Đào tạo Sau Đại học, trong khoa Lâm Nghiệp của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,

đã cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận văn trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin cảm ơn Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định, Trạm quan trắc huyện Tràng Định, UBND các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Đoàn Kết và nhân dân tại 4 xã thuộc huyện Trạng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập, điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn những người bạn, các đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình để tôi hoàn thành bản luận văn này

Do trình độ chuyên môn, thời gian hạn chế và điều kiện nghiên cứu còn xảy ra sơ suất nhỏ nên kết quả đạt được của đề tài đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp

có những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.2 Tình hình nghiên cứu về cây Quế trên Thế giới 5

1.2.1 Phân loại và thực vật học 5

1.2.2 Đặc điểm sinh vật học sinh thái học và kỹ thuật gây trồng 5

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước về cây Quế 7

1.3.1 Phân loại và thực vật học 7

1.3.2 Đặc điểm sinh vật học sinh thái học và kỹ thuật gây trồng 7

1.3.3 Về giá trị cây quế 14

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 17

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.4.2 Đặc điểm địa hình 17

Trang 6

iv

1.4.3 Điều kiện tự nhiên liên quan đến lập địa 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng 20

2.2 Phạm vi nghiên cứu 20

2.3 Nội dung nghiên cứu 20

2.4 Phương pháp nghiên cứu 20

2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 20

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thực trạng rừng trồng Quế tại khu vực nghiên cứu 27

3.1.1 Diện tích rừng trồng Quế tại huyện Tràng Định 27

3.1.2 Nguồn gốc giống Quế 28

3.1.3 Một số kỹ thuật áp dụng trồng Quế tại Tràng Định 29

3.2 Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Quế thuần loài theo tuổi tại khu vực nghiên cứu 32

3.2.1 Đặc điểm chung của rừng trồng Quế tại Tràng Định 32

3.2.2 Đánh giá sinh trường đường kính (D1,3) 34

3.2.3 Đánh giá sinh trường chiều cao (Hvn) 35

3.2.4 Đánh giá sinh trưởng thể tích 36

3.2.5 Xác định tương quan Hvn/D1,3 36

3.2.6 Tương quan giữa thể tích với đường kính(V/D1,3) 38

3.3 Đánh giá tình hình sâu hại rừng trồng Quế tại khu vực nghiên cứu 38

Trang 7

v

3.3.1 Thành phần sâu hại tại khu vực nghiên cứu 38

3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng Quế tại huyện Tràng Định 44

3.4.1 Chi phí đầu tư trồng quế tại H Tràng Định, T Lạng Sơn 44

3.4.2 Năng suất và chất lượng Quế tại huyện Tràng Định 46

3.4.2 Thu nhập trồng Quế 47

3.4.3 Đánh giá hiệu quả trồng Quế 49

3.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững rừng trồng Quế tại huyện Tràng Định 50

3.5.1 Công tác giống 50

3.5.2 Kỹ thuật trồng rừng quế 50

3.5.3 Chăm sóc rừng quế 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 56

Phụ lục 1 Một số hình ảnh rừng Quế tại huyện Tràng Định 56

Phụ lục 2 Kết quả xử lý thống kê 57

Trang 9

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Quế 22

Bảng 3.1 Thống kê diện tích trồng quế tại huyện Tràng Định 27

Bảng 3.2 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 29

Bảng 3.3 Thống kê các chỉ số bình quân lâm phần rừng Quế 33

Bảng 3.4 Sinh trưởng đường kinh (D1,3) của cây quế ở các tuổi 5 và 10 của 3 xã nghiên cứu 35

Bảng 3.5 Sinh trưởng chiều cao của cây Quế ở các tuổi 5 đến tuổi 10 trồng tại Huyện Tràng Đinh, tỉnh Lạng Sơn 35

Bảng 3.6 Sinh trưởng thể tích (V) của cây Quế ở các tuổi 5 đến tuổi 10 trồng tại Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 36

Bảng 3.7 Kết quả điều tra tình hình sâu hại trên cây Quế tại khu vực nghiên cứu 39

Bảng 3.8 Bảng thống kê các chỉ số bị hại trung bình do sâu hại cây Quế tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 42

Bảng 3.9 Tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng trồng quế 5 tuổi 44

Bảng 3.10 Đánh giá năng suất và chất lượng Quế của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 46

Bảng 3.11 Ước tính doanh thu rừng Quế 5 tuổi từ khai thác tỉa thưa 47 Bảng 3.12 Ước tính doanh thu rừng trồng Quế 10 tuổi từ khai thác tỉa thưa 48

Trang 10

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Biểu đồ tương quan HVN/D1,3 37Hình 3.2 Biểu đồ mô phỏng tương quan (V/D1,3) 38Hình 3.3 Một số hình ảnh rừng cây Quế bị bệnh hại 44

Trang 11

ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả luận văn: Đinh Thu Hậu

Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định

Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng.Mã số: 8.62.02.11

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên

1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng rừng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định Đánh giá được sinh trưởng và tình hình sâu bệnh rừng trồng quế tại huyện Tràng Định

Đánh giá rừng trồng Quế trên địa bàn huyện

Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dùng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu hiện có để hệ thống hóa các thông tin có liên quan đến nội dung đề tài như:

- Tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

- Bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu

- Hồ sơ trồng rừng và báo cáo kết quả trồng rừng tại khu vực nghiên cứu

* Xác định số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn (OTC)

Trang 12

x

Số liệu đề tài là tổng hợp các thông tin thu thập từ các lâm phần nghiên cứu cùng với các thông tin khác có liên quan từ khi trồng cho đến thời điểm điều tra

* Thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn rừng trồng Quế: Trong các OTC, đo đếm toàn bộ các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dt của từng cây

* Thu thập số liệu về hiện trạng và cấu trúc lâm phần: Hiện trạng lâm phần được điều tra bao gồm những đặc trưng cơ bản như sau: mật độ, đường kính thân, chiều cao thân, tiết diện ngang và thể tích lâm phần

* Thu thập số liệu về đầu tư chi phí và thu nhập từ trồng rừng quế Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cơ bản cần tìm hiểu: Khái quát về hộ điều tra; Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,

Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân

* Thu thập số liệu về hoạt động lâm sinh: Sử dung phương pháp phỏng vấn kết hợp kế thừa tài liệu đã công bố như: Lịch sử của rừng trồng, diện tích, phương thức xử lý đất, cây giống đem trồng, thời vụ trồng, mật độ trồng ban đầu và những biện pháp xử lý rừng sau khi trồng

* Thu thập số liệu về sâu bệnh hại cây Quế

Tại mỗi OTC sau khi đo đếm các chi tiêu sinh trưởng tiến hành điều tra sâu bệnh hại Phương pháp điều tra sâu bệnh hại được áp dụng của tác giả Đặng Kim Tuyến - Giáo trình Trường ĐHNL Thái Nguyên

Trang 13

sử dụng đất

Đối với rừng quế 5 tuổi doanh thu đạt 92.900.000 triệu đồng Do đặc thù sản xuất cầu ngành lâm nghiệp là cây lâu năm nên chi phi trung gian tuổi 5 cũng thường thấp, chủ yếu chỉ phi cho công lao động, khai thác Thu nhập thuần của 1 ha rừng quế 10 tuổi là 365.500.000 triệu đồng đây là thu nhập khá cao trong người dân Nhìn chung, mô hình trồng quế đem lại hiệu quả cao tuy nhiên phải đảm bảo nguồn giống cũng như kỹ thuật sản xuất mới

có thể đáp ứng được nguồn thu mong muốn

Lợi nhuận trung bình mỗi năm người dân trồng Quế thu được ước tính

365 triệu đồng/10 năm = 36,5 triệu đồng/ha/năm

Trang 14

xii

DISSERTATION EXCERPT

Thesis author's name: Đinh Thu Hau

Thesis title: Assessing the current situation and proposing solutions for sustainable development of cinnamon growing areas in Trang Dinh district

Scientific field of the thesis: Forest Resource Management Numeric Code: 8.62.02.11

Name of training unit: University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University

Assessment of cinnamon plantations in the district

Propose some technical solutions to improve productivity and quality of cinnamon cultivation in Trang Dinh district

2 Research methodology

Method of document inheritance

Inherit existing documents to systematize information related to the topic content such as:

- Socio-economic situation in the study area

- Map of the current situation in the study area

- Records of afforestation and reports on results of afforestation in the study area

* Determine the number and size of standard (OTC) cells

Trang 15

xiii

The project data is a synthesis of information collected from the research areas along with other relevant information from planting to the time of investigation

* Collect data in standard cells of cinnamon plantations: In OTCs, measure all criteria D1, 3, Hvn, Dt of each tree

* Collect data on the current status and structure of forest parts: The current status of the investigated forest part includes the following basic characteristics: density, trunk diameter, trunk height, horizontal section and forest part volume

* Collect data on investment, expenses and income from cinnamon plantation

The questionnaire is built based on the basic information to learn: Overview of the survey household; The situation of production and consumption of products,

Method: Face-to-face interview with farmer representatives

* Collect data on forestry activities: Use the interview method combined with inheriting published documents such as: History of plantations, area, soil treatment methods, seedlings to be planted, planting season, initial planting density and forest treatment measures after planting

* Collect data on pests and diseases of cinnamon trees

At each OTC, after measuring the growth expenditures, investigate pests and diseases Pest and disease investigation method applied by author Dang Kim Tuyen - Curriculum of Thai Nguyen University of Vietnam

3 Main results and conclusions:

On the basis of investigating factors affecting forest production and business

Trang 16

xiv

Cinnamon cultivation in Trang Dinh, the topic focuses on exploiting revenue sources and expenditures for the production of cinnamon plantations The determination of investment costs for 1 ha of Cinnamon is to determine the cost of planting and caring for Cinnamon forest To determine the investment cost of planting and caring for 1 ha of Cinnamon based on economic and technical norms of afforestation, farming, shoveling, forest regeneration and forest protection, actual public norms applied locally Based on the documents available at the People's Committee headquarters and collecting data from the actual production and business of cinnamon cultivation of local people, the investment cost for 1ha of cinnamon plantation including the cost of seedlings, fertilizer, afforestation, forest care and protection through Table 3.9 is 85,416,500 VND/ha together with capital including basic construction costs Department - Material for protection, care, labor and tools for mining, transportation and land use tax

For 5-year-old cinnamon forest, revenue reached VND 92,900,000 million Due to the characteristics of bridge production in the forestry industry

as perennial trees, the intermediate cost at the age of 5 is also often low, mainly only for labor and exploitation Net income of 1 ha of 10-year-old cinnamon forest is 365,500,000 million VND, this is quite high income among people In general, the cinnamon cultivation model brings high efficiency, but it is necessary to ensure the seed source as well as production techniques to meet the desired income

The average profit per year of cinnamon growers is estimated at 365 million VND/10 years = 36.5 million VND/ha/year

Trang 17

Đối với rừng tự nhiên tổ thành loài cây tự nhiên chủ yếu là sau sau, thành ngạnh, bồ đề, sơn ta, chẹo tía và các loài cây gỗ không có giá trị, Đối với núi

đá tổ thành loài chủ yếu là si, mề gà, kháo, sảng nhung, nhãn rừng, cây tạp khác Hiện trạng rừng hiện tại chủ yếu là cây tái sinh rừng nghèo kiệt

Phần lớn diện tích rừng trồng là cây Hồi, Quế và một số loại cây Keo, bạch đàn, thông, lát

Quế là loài cây có nhiều giá trị về nhiều mặt Đã được trồng ở nhiều nơi,

đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân trên nhiều vùng ở nước ta Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa - cây Quế còn đóng góp vào định canh - định cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta Quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ Quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có Quế để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường

hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng Quế được nhân dân coi

Trang 18

2

như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung, Quế (Lê Trần Đức, 1983

“Cây thuốc Việt Nam” ) Nhục Quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng 2 hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…”) Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì Quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh Quế, kẹo Quế, rượu Quế được sản xuất và bán rất rộng rãi Quế được sử dụng làm hương vị, bột Quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước Châu Á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ Quế, vỏ Quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ Quế, đĩa Quế, đế lót dầy có Quế Bột Quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển ngày càng cao, lâm nghiệp của huyện đang đứng trước những khó khăn, thách thức: Quy mô sản xuất phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, phân tán năng suất chất lượng rừng chưa tương xứng với tiềm năng đất đai manh mún khó đầu tư thâm canh trồng rừng theo công nghệ tiên tiến, nhân dân khó tiếp cận với vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển rừng, đất rừng càng trở nên nghèo kiệt một số diện tích có nguy cơ bị bạc màu Với những lý

do trên học viên tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng trồng Quế trên địa bàn huyện Tràng Định" Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở xây dựng chiến lược áp dụng phát triển

lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện

Trang 19

3

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng rừng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định Đánh giá được sinh trưởng và tình hình sâu bệnh rừng trồng quế tại huyện Tràng Định

Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dùng trồng quế trên địa bàn huyện Tràng Định

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Về thực tiễn là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp kỹ thuật cho địa phương có định hướng phát triển nhân rộng mô hình trồng Quế hay không

Về khoa học cung cấp thêm những cơ sở thông tin khoa học mang tính chuyên sâu về cây Quế tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Trang 20

4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Quế là một loại cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) và là đặc sản lâm nghiệp

có giá trị kinh tế cao, tinh dầu Quế là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm, vì thế Quế cũng có thể được xếp vào nhóm cây công nghiệp, Lê Đình Khả và cộng sự (2013) Ngoài ra, những rừng trồng Quế còn

có tác dụng rất hiệu quả là phòng hộ do tán của cây dày và xanh quanh năm

Cây Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao trên 15m, đường kính khoảng 40cm Lá quế dài từ 18-20 cm, rộng 6-8 cm, cuống dài khoảng 1cm, mọc riêng từng chiếc và đối nhau, có 3 gân chính từ cuống lá đến đầu lá, nhìn rõ hơn từ mặt dưới và theo hướng song song Màu của 2 mặt lá không giống nhau, mặt trên xanh bóng mặt dưới xanh đậm Tán cây hình elip, xanh quanh năm Thân cây tròn vỏ xám, nứt rạn Cả cây quế đều chứa tinh dầu và hàm lượng tinh dầu cao từ 4-5% Màu tinh dầu có màu vàng đậm, có 70-90%

là thành phần Aldehyt Cinamic Cây có hoa mọc thành chùm nhỏ tầm hạt gạo màu trắng hơi pha vàng, ra hoa vào giai đoạn 8-10 tuổi, hoa mọc ở nách lá đầu cành Quả Quế mọng và chỉ có một hạt, quả dài 1-1,2 cm, hạt hình bầu dục, quả màu xanh khi chín chuyển màu tím đậm Rễ cọc cắm rất sâu và phát triển rất tốt, lan rộng và đan chéo nhau do đó có khả năng sinh trưởng tốt trên các vùng đồi núi dốc Khi còn nhỏ, cây cần được chăm sóc dưới bóng râm, nhưng khi cây lớn sau khoảng 3-4 năm trồng thì cây lại ưa sáng hơn Tinh dầu Quế rất thơm và ngọt nhưng hơi cay nồng và được sử dụng rất phổ biến Ngoài ra, Quế

là một cây rồng có giá trị kinh tế cao và được lựa chọn trong những chương trình dự án về xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi

Tuy nhiên, hiên nay, việc trồng quế cũng không được ồ ạt như trước do thời gian thu hoạch lâu hơn Do đó, người dân bắt đầu chuyển hướng sang

Trang 21

5

trồng Keo vì thời gian thu ngắn hơn quế nên sản lượng quế đang có nguy

cơ suy giảm

1.2 Tình hình nghiên cứu về cây Quế trên Thế giới

1.2.1 Phân loại và thực vật học

Chi Quế có tên khoa học là Cinnamomum, là một chi các loài thực vật thường xanh thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae) Các cây của loài thuộc chi này đều có ls và vỏ cây có tinh dầu thơm Chi này bao gồm hơn 300 loài, xuất hiện chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của nhiều nơi như: châu Mỹ, Châu Á, châu Đại Dương và Australia

1.2.2 Đặc điểm sinh vật học sinh thái học và kỹ thuật gây trồng

* Đặc điểm sinh học: Quế (Cinnamomum cassia) là cây thường xanh được

trồng rộng rãi ở Nam và Đông Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) Cây cao từ 10 - 15 m, vỏ cây màu xám Lá thuôn dài

10 - 15 cm Tất cả các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu

Hoa mọc thành chùm nhỏ màu trắng, quả có màu xanh, khi chín có màu tím than, quả mọng dài 1 - 1,2 cm trong chỉ có một hạt, hạt hình bầu dục (1kg hạt quế có khoảng 2.500 - 3000 hạt) Rễ cây dạng cọc cắm rất sâu và phát triển rất tốt trên những vùng đất dốc

* Đặc tính sinh thái: Cinnamomum cassia phân bố ở hầu hết các vùng

Himalaya nhiệt đới, cận nhiệt đới và mở rộng đến vùng Đông Bắc ấn Độ, đến

độ cao 2000 m Quế C.tamara được trồng ở vùng Khasi, Jaintia, đồi Garo của Meghalaya và vùng đồi Cachar Bắc của Assam (Cinnamon and cassia.CRS.PRESS, 2004)

Cây Quế ở Indonesia có độ cao 2.000m so với mặt nước biển Vùng Padang là vùng trồng Quế chủ yếu ở độ cao từ 500 – 1.300 m Một loại khác cũng thuộc loài này sống ở vùng núi Korintji có độ cao cao hơn 1.300 m Loại

Trang 22

6

này chất lượng tốt hơn và được buôn bán trên thị trường thế giới với tên gọi Quế Korintji (cinnamon and cassia.CRS.PRESS, 2004)

* Kỹ thuật cây trồng: Trên thế giới có nhiều nước trồng quế rất thành công

cho sản lượng và năng suất cao như ở Ấn Độ, cây được trồng với kỵ ly 3 m x

2 m Cây con được gieo trên luống và trồng khi cây 4 - 5 tháng tuổi, khi cây 8

- 10 tuổi được khai thác lá cho đến hàng trăm tuổi Lá già được thu từ tháng 10

- 12 đến tháng 3 năm sau Lựa chọn các cây có năm tuổi trẻ và cây phát triển tốt để thu lá hàng năm và đối với những cây không đạt tiêu chuẩn thì có thể thu

lá luân phiên Khi thu hoạch lá sẽ được bó thành từng bó và đem phơi nắng sau

đó đem bán Sản lượng mỗi cây Quế khoảng 9 - 19 kg/năm Trồng Teija là một

bộ phận hệ thống nông lâm kết hợp ở Ấn Độ (cinnamon and cassia CRC.PRESS, 2004)

Rừng quế ở đây được chăm sóc như đối với cây rừng cả về lâm sinh, cách bón phân lẫn việc tỉa các cành thấp Phân bón được khuyến cáo là NPK với tỷ

lệ 15 - 15 -15, liều lượng 40 - 100 kg trên ha tùy thuộc độ tuổi, những người trồng quế hiếm khi sử dụng phân bón (Akhil Baruah và Subhan C Nath, 2004)

* Giá trị sử dụng: Lá, vỏ, cành cây được chưng cất để chiết xuất tinh dầu

Dầu quế có nhiều tác dụng như: chống đầy hơi, cảm lạnh, cúm, sốt, nôn mửa, …

Vỏ Quế rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và hóa mỹ phẩm Tại các nước châu Âu, tinh dầu từ vỏ Quế quan trọng đồ dùng để uống với chè vì nó có đặc tính kích thích và diệt khuẩn

* Sâu bệnh hại Quế: Ở Ấn Độ và Sri Lanka cho biết, quế có thể trị các

bệnh thối đen do nấm mốc (Phyllium lamaensis), mốc trắng do Fomes lignosus, đốm thảm do nấm phấn hồng (Corticium salmonicolor), muội than (glomerella cingulata) và rỉ sắt cho nấm (Aecidium cinnamoni, cephalea virescent, diplodia spp, exobasidium spp…) cũng đã gặp một số loài sâu hại vỏ, chồi lá non và lá như phyloocinix chrysopphthalma, saurolophus archimedes, Acrocercops

Trang 23

7

eriophyid bois, eriophy docteri, typhlodromus spp…Một số loài tuyến trùng như Meloidogyne spp…) xâm nhập từ đất vào rễ cũng có thể gây hại đối với quần thể quế (akhtar Hussain et al, 1988)

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước về cây Quế

1.3.1 Phân loại và thực vật học

Tên khoa học: Cinnamomum cassia Bl

Thuộc chi: Cinnamomum

Họ: Lauraceae

Tên Việt Nam: Cây Quế

Tên địa phương: Quế thanh, Quế Quỳ, Qué Quảng, Quế Yên Bái, Mạy Quế Tên tiếng anh: Cinnamon

1.3.2 Đặc điểm sinh vật học sinh thái học và kỹ thuật gây trồng

a) Đặc điểm sinh vật học

Cây Quế là loài cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực có thể đạt được 40 cm Quế có lá đơn hoặc cách hay gần đối, lá có 3 gân gấp kéo dài đến tận đầu lá Mặt trên của lá xanh bóng mặt dưới lá xanh đậm lá trưởng thành dài khoảng 18 đến 20 cm rộng khoảng 6 đến 8 cm cuống lá dài khoảng 1cm

b) Đặc điểm sinh thái học

Đặc điểm sinh thái học là lĩnh vực nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm và được tiến hành trên nhiều vùng trồng quế khác nhau ở nước ta trong đó

có một số tác giả như sau:

Vũ Đại Dương (2002) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Quế con trong vườn ươm, tác giả cho rằng độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây sống và giảm ở giai đoạn này

Trang 24

8

c) Nghiên cứu phân vùng sinh thái: Có công trình nghiên cứu của Hoàng

Cầu (1993) phân chia nước ta thành bốn vùng trồng quế đó là:

- Vùng Yên Bái

- Vùng Trà My, Trà Bồng

- Vùng Quế Phong, Quỳ Châu và Thường Xuân

- Vùng Quế Hải Ninh, Quảng Ninh

Việc mở rộng diện tích trồng quế là thực sự cần thiết bởi ngày nay nhu cầu xuất khẩu đang có xu hướng tăng mạnh Tuy nhiên, vẫn còn gặp một số khó khăn khi mở rộng diện tích trồng cây do đặc tính sinh trưởng chậm, đời sống cây ngắn, sự thay đổi điều kiện sinh thái giữa các vùng Sau đây là những đặc điểm để chúng ta có thể tham khảo trong quá trình mở rộng vùng trồng: + Chất lượng vỏ Quế cần được chú ý kiểm tra ở những vùng trồng có tiềm năng phát triển Khi Quế đạt tuổi 5 năm, đây là 1 cấp tuổi thích hợp để khảo nghiệm các chỉ tiêu chất lượng như: hàm lượng tinh dầu trong vỏ, độ dày của

vỏ và so sánh với các chỉ tiêu chất lượng với vùng phân bố tự nhiên và tiêu chuẩn xuất khẩu hiện hành

+ Những vùng có lượng mưa thấp hoặc các vùng có ít mưa cần chú ý theo dõi các mùa sinh trưởng của Quế để phòng trường hợp bị chết do thiếu độ ẩm + Không nên trồng Quế ở những vùng đất trọc, đất đá ong

+ Những vùng có độ ẩm cao cây Quế sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp và với độ cao dưới 300m Quế cho vỏ mỏng hàm lượng dầu trong vỏ thấp

và dễ bị sâu bệnh

Từ những nghiên cứu trên có vẻ như tác giả đều đồng ý ở điểm này Khi còn nhỏ, Quế là loại cây ưa bóng râm Cây sẽ ưa sáng ở giai đoạn từ 5 tuổi Quế được trồng dưới dạng tán rừng hoặc theo nhiều phương pháp khác nhau

Trang 25

sẽ có một lượng mưa đáng kể Nhìn chung đây là vùng khí hậu á nhiệt đới, mùa mưa nóng ẩm xen lẫn mùa hè, mùa đông khô và rét Loài C zeylanimum Nees phân bố ở vùng có nhiệt độ quanh năm ôn hòa, biên nhiệt độ các tháng trong năm không lớn nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là 25oC cao nhất là 28oC mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 nhìn chung lại sẽ phân bố ở vùng khí hậu có tính chất mưa mùa nhiệt đới gần xích đạo phân bố ở vùng có nhiệt

độ bình quân thấp nhất là 22oC và cao nhất là 30oC Mùa mưa vào tháng 8, 9,

10, 11, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 đặc điểm khí hậu miền đông trường sơn thích hợp với Quế Thanh Hóa Theo tác giả loại này mọc rải rác ở phía đông trường sơn từ Thanh Hóa tới Phú Yên

Các tỉnh phía Nam, khí hậu có mùa mưa vào các tháng 6-9 và lượng mưa thấp, biên độ nhiệt thấp thích hợp với loài C zeylanimum Nees Quế không mọc trên đất khô cằn có lẫn đá hoặc chứa nhiều sỏi sạn, đất mất tầng thảm mục, đất có nhiều tầng mùn bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng Đất mất tính chất tích rừng không thích hợp với Quế Từ kết quả điều tra thực tế tác giả kết luận: Quế

ưa loại đất có tầng đất trung bình đến dày, mát, ẩm có thảm mục và mùn tơi xốp dưới tán rừng hoặc sau nương rẫy Quế phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du không thấy ở đồng bằng, nơi có khí hậu mát ẩm mưa trung bình đến nhiều thuận lợi cho sinh trưởng của quế

Hoàng Cầu (1993) đã nghiên cứu dẫn dòng Quế Quảng Nam ra các tỉnh Hòa Bình, Yên bái với mục đích khảo nghiệm loài và bệnh tua mực ở các tỉnh phía Bắc Tác giả cho biết độ cao thích hợp để trồng quế từ 300 - 700 m càng

Trang 26

10

lên cao Quế sinh trưởng càng chậm và cây thấp hơn Điều này cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (1996) khi phân vùng lập địa Lâm nghiệp ở Quảng Ngãi Trần Cửu (1993) cũng nghiên cứu đặc tính sinh vật học khả năng trồng và di thực cây Quế từ Quảng Ngãi đến vùng núi An Lão Bình Định tại bình định phương pháp trồng quế dưới tán rừng tự nhiên có độ tàn che 3 đến 0,3 đến 0,4 là tích hợp tác giả đề xuất tại đây Quế nên trồng ở độ cao trên 200 m để tránh bệnh tua mực

Phạm Chí Thành và Lê Thanh Hà (1993) đã đánh giá muốn có sản phẩm sản lượng Quế ổn định và lâu dài thì chủ trương trồng quế Thuần loài là không hợp lý với đất sau trồng Quế thường bị khô xấu khả năng phục hồi rất lâu kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của Phạm Xuân Hoàn (1998) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đất tới sinh trưởng của rừng Quế chùi ở Yên Bái Ngô Đình Quế (1996) đã nghiên cứu khả năng trồng Quế tại Đại Từ Thái Nguyên và đánh giá bước đầu sinh trưởng tốt tại vùng này

d) Kỹ thuật gây trồng

Nguyễn Huy Sơn và cộng Sự (2001) đã tiến hành thu hái quả chín từ 30 cây mẹ có tuổi từ 25 đến 35 từ có ở rừng trồng của các gia đình ở xã Đại Sơn, Văn Yên, Yên Bái cho kết quả trọng lượng của hạt và hạt quế có hệ số biến động rất lớn trung bình một kg quả có 2000 quả nhưng phạm vi biến động 1447 đến 2438 hạt tỉ lệ nảy mầm ban đầu của hạt Quế Đạt khả cao 92,5% hạt Quế thuộc nhóm hạt ưa ẩm và khó bảo quản và độ ẩm hoàn lớn hơn 40% sau 9 tháng

tỷ lệ nảy mầm vẫn còn là 25%, với phương pháp bảo quản này hạt có thể cất giữ trong thời gian dài hơn nhiều so với phương pháp cất giữ truyền thống của nhân dân địa phương trộn hạt với các âm bảo quản nơi râm mát thời gian bảo quản trị Đạt 2 đến 3 tuần

Về mật độ trồng quế hiện nay rất khác nhau có thể 2.000 cây trên ha đến 10.000 hoặc đến 20.000 cây trên ha tùy theo địa phương

Trang 27

11

Năm 2000, Phạm vi trồng Quế ban hành TC ngành 04cn 232000 quy định mật độ trồng Quế là từ 2.500 đến 3.000 cây/ha Tuy nhiên trong thực tế mật độ rất khác nhau

Hoàng Cầu và Nguyễn Hữu Phước (1991) khi nghiên cứu kỹ thuật sơ chế

và bảo quản vỏ Quế xuất khẩu đã đưa ra kết luận:

Sự tăng lên của tuổi cây tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của vỏ và vì vậy không nên thu hoạch cây dưới 12 tuổi

Đường kính cây, độ dày vỏ, hàm lượng tinh dầu của vỏ là những yếu tố

có tác động mạnh đến mật độ trồng cây

Có thể khai thác vỏ Quế nhiều lần trên một cây mỗi lần bóc 1/3 hay 1/2 diện tích vỏ về một phía Tuy nhiên khai thác chọn theo cấp kính hay khai thác trắng được áp dụng trong sản xuất

Không nên phơi Quế ra ngoài nắng hoặc gác lên trên sàn bếp, không để ngoài mưa sương đêm khi sơ chế Quế

e) Nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng quế

Nghiên cứu về sinh trưởng và định lượng quá trình sinh trưởng về cây Quế

ở nước ta còn đang ẩm độ thăm dò những kết quả thu được ban đầu cần phải được kiểm định một cách khoa học Lý do là về phương pháp nghiên cứu sinh trưởng cho một loại cây mà sản phẩm chính là vỏ khác với những loài cây cho sản phẩm chính là gỗ mặt khác Quế phân bố ở cả ba miền nhưng phạm vi phân

bố ở mỗi vùng lại tương đối hẹp vì vậy kết quả nghiên cứu ở mỗi vùng có thể vận dụng ở các vùng khác nhau hay không là vấn đề cần phải nghiên cứu

Vũ Thị Hường và Triệu Thị Hồng Hạnh (2015), nghiên cứu về tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Quế tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho kết quả D1.3 từ 10,26 – 11,44 (cm), chiều cao vút ngọn Hvn từ 7,49 – 8,01 m

Trang 28

- Giai đoạn I: dưới 10 tuổi ở giai đoạn này chiều dày vỏ Quế từ 0,3 đến 0,4 cm tăng trưởng đường kính trung bình 1,0 cm/5 và tăng trưởng chiều cao trung bình 1,1 m/năm

- Giai đoạn II; 10 đến 30 tuổi giai đoạn này là giai đoạn ổn định tương đối

bề dày của từ 0,5 đến 0,7 cm đường kính tăng bình quân 0,5 cm/5 và tăng trưởng chiều cao bình quân đạt 0,5 m/năm

- Giai đoạn III: trên 35 tuổi giai đoạn này tăng trưởng chậm rõ rệt d1 mét

3 tăng trưởng bình quân 0,24 cm/5 và h cũng ngọt tăng 0,2 m/5 bề dày vỏ đạt mức độ 0,7 đến 0,8 cm/5 tỷ lệ thể tích vỏ ổn định xấp xỉ 10% so với thể tích thân cây

Căn cứ vào các giai đoạn tăng trưởng trên Trần Hợp (1984) phân chia các năm phần cuối thành 4 cấp tuổi với cự ly mỗi cấp tuổi là 5 năm tác giả kết luận giai đoạn 1 cây mọc nhanh nhất chúng đạt đến chiều cao và đường kính lý tưởng sau đó các chỉ số này chậm dần và ổn định ở độ tuổi 30 do đó tuổi khai thác tốt nhất là từ 30 đến 35 tuổi

g) Những kết quả bước đầu khảo sát hàm lượng tinh dầu vỏ quế

Nguyễn Mê Linh và cộng sự trong những năm 1976-1980 từ các mẫu vỏ Quế ở Yên bái Quảng Ninh và Thanh Hóa đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu quế ở nước ta đều cao hơn so với các nước khác cụ thể hàm lượng này biến động từ 1,12 đến 4% còn ở các nước khác bình quân

từ 1 - 2%

Trang 29

13

h) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng quế

Có một số tác giả như: Trần Hữu Bảo (2000) đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu thập (CBA) để tính lợi nhuận trồng quế đã thấy rằng trong bốn năm đầu khi chưa có sản phẩm tỉa thưa cân đối thu chi chưa có lãi Tuổi càng tăng thu từ sản phẩm do chặt tỉa thưa càng lớn và đến năm thứ 15 sau khai thác trắng thu được thu lại được 114.767.900đ/ha

Phạm Xuân Hòa (2001), tính toán hiệu quả trồng Quế ở các lập địa khác nhau đã đi đến kết luận là trồng quế trên đất cấp I sau 15 năm Thu nhập bình quân 6.310.900đ/ha; trên ha đất cấp II bình quân 3.975.867 đ/ha; trên ha đất cấp III bình quân 2.499.867đ/ha Như vậy, trồng Quế đã đem lại lợi ích kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào miền núi

i) Về tình hình sâu bệnh hại

Ở Quảng Nam Quảng Ngãi và các dùng quế chồng thường bị bệnh tua mực Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là bệnh tua mực có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu hay không

Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Ngọc Châu (2005) cho rằng bệnh tua mực

có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng tinh dầu và hàm lượng aldehyd cinamic trong tinh dầu Từ các kết quả thu được các tác giả kết luận rằng ở các mẫu bị bệnh hay mẫu gần bệnh thì hàm lượng tinh dầu giảm hẳn so với mẫu bình thường, tuy nhiên chỉ có mẫu tua mực là có hàm lượng aldehyd cinamic giảm đáng

kể so với các mẫu khác

Nguyễn Trung Tín (1999), điều tra về bệnh tua mực tại Quảng Nam và Quảng Ngãi cho rằng tỷ lệ nhiễm bệnh tua mực rừng trong tuần này từ 70 đến 100% Tại Trà Giác, Trà My có 100% số cây bị tua mực Quế Thanh Hóa trồng

ở Trà My tỉ lệ ta mực thấp hơn khoảng 15 đến 20% Tác giả cũng cho thấy nếu quế Trà My em chồng ở vùng thấp hơn thì để tỉ lệ thua mực thấp hơn

Trang 30

14

Theo Trần Văn Mão (1999) thì có một số loài sâu hại Quế là:

- Tằm ăn lá (Attacus alfa Linn)

- Sâu róm (Dasychira mendosa Hued)

- Sâu đục thân (ZEuzera coface Niel)

Ở Quảng Nam và Quảng Ngãi bệnh tua mực đã phát triển mạnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu: bệnh tua mực phát triển mạnh ở các khu vực trồng Quế có độ ẩm cao, có vườn Quế tỷ lệ bệnh tưa mực từ 75 đến 85% (Phạm Văn Lực và cộng Sự, 1988) Hàm lượng tinh dầu và aldehyd cinnamic ở các mẫu vị tua mực đều thấp hơn so với đối chứng ví dụ hàm lượng tinh dầu ở mẫu khô bị tua mực là 0,77% thì ở mẫu không bị tưa mực 5,57%, hàm lượng aldehyde cinnamic tương ứng là 47,3% và 92,2%

Ở Yên Bái cây Quế có hiện tượng bị mục ở, thối đen ở giữa thân dẫn đến cây và sau đó cây dần chết Thông qua những quan sát về những hiện tượng cây chết thì thấy được rằng sau khi xuất hiện sự mục gốc ngọn cây sẽ khô dần và chết Khác với vùng Trà My Quảng Nam hay Trà Bồng, Quảng Ngãi nơi có tỷ lệ cây bị tua mực cao, ở vùng Văn Yên, Yên Bái hầu như không có bệnh tua mực

Về nguyên nhân gây bệnh tưa mục đã được các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho là do tuyến trùng ký sinh trên cây Quế gây

ra (bệnh do một nhóm vi sinh vật gây ra với vector truyền bệnh là côn trùng chích hút bệnh có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác) Bệnh mục thân và rễ cây chết cây Quế ở Yên Bái cho đến nay chưa được nghiên cứu nên chưa rõ nguyên nhân

1.3.3 Về giá trị cây quế

Ở Việt Nam, trong lịch sử xưa nay ghi chép lại cây Quế như một sản phẩm quan trọng và có giá trị từ thiên nhiên ban tặng

Trang 31

tả 1257 loại cây cỏ ở Nam Bộ trong cuốn flora Cochinchinensis và xác định tên khoa học cho cây Quế là Laurus cinnamomum Từ đó cho đến thế kỷ đầu thế

kỷ XIX hầu như không có công trình nào nghiên cứu thêm về cây Quế (Trần Hợp, 1984)

Từ xa xưa, cây Quế đã được nhân dân các dân tộc biết đến bởi lợi ích và nhiều mục đích sử dụng như: làm thuốc chữa bệnh (tiêu hóa, đường hô hấp, duy trì tuần hoàn máu lưu thông, giữ ấm và sát trùng) Nhân dân coi Quế là một trong những vị thuốc có giá trị: Sâm, Nhung, Quế, Phụ…

Theo tác giả Lê Trần Đức trong “cây thuốc Việt Nam” Nhục Quế với vị ngọt, cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạch tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (trụy mạch, huyết áp hạ) và dịch bệnh dịch tả nguy cấp

Quế Giao chỉ (quế Việt Nam, quế địa phương, Ngọc Quế Châu) từng được coi là mặt hàng quý có giá trị cao và được sử dụng làm quà biếu và tặng Một lượng lớn Quế được phục vụ trong nấu ăn, với đực tính mùi thơm, cay và ngọt

sẽ làm giảm bót đi độ tanh và hôi của một số loại thịt làm cho món ăn ngon hon

vf kích thích cho tiêu hóa Ngoài ra, Quế còn được sử dụng để sản xuất rượu

và bán kẹo

Ở một số nước của châu Á có các lễ hội, đền thờ cúng như đạo Phật, Khổng Tử hay đạo Hồi thường sử dụng hương nhang mà nguyên liệu để làm lên chính là quế, vì khi đốt hương nhang sẽ có mùi thơm đực trưng của chúng

Trang 32

16

Ngoài ra, gỗ Quế và vỏ Quế còn được sử dụng với mục đích làm đồ thủ công

mỹ nghệ như khay, ấm chén, đĩa, đế lót giày Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, bột Quế cũng được sử dụng để làm tăng lượng thịt của các loại gia súc gia cầm Ngoài ra, các sản phẩm khác cũng được chế biến từ Quế như: ván ép, đồ gia dụng, tăm, đũa…

Trong nhiều thế kỷ qua, cây Quế là loại cây có giá trị cực kì quan trọng đối với đời sống của nhân dân ta Một điều phải nói đến ở đây, Quế chính là một vị thuốc quý trong cả về Đông y lẫn Tây y, nằm trong bốn vị thuốc đầu bảng về sâm, nhung, quế phụ Theo Đỗ Tất Lợi (1985), trong Tây y, Quế và tinh dầu Quế là một vị thuốc quan trọng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu

đi lên và trong các bệnh về hô hấp Tuy nhiên, trong Đông y, Quế lại có nhiều công dụng hơn như: chữa đau mắt đỏ, hen suyễn, bồi bổ phụ nữ sau sinh, chữa đau bụng đi ngoài

Từ vỏ và lá Quế chúng ta có thể chưng cất định lấy tinh dầu tinh dầu quế làm mặt hàng có giá trị trong xuất khẩu trong y dược tinh dầu quế là chất sát trùng mạnh trong tinh dầu có estlenol thường dùng để tổng hợp vanillin

Đối với nhóm cây lâm sản ngoài gỗ của vùng rừng nhiệt đới, Quế còn nằm trong danh sách nguồn hàng sản xuất mang tính ổn định lâu dài và có giá trị xuất khẩu cao Đối với các vùng sinh sống có các đồng bào dân tộc ít người như: Dao, Mông, Tày, Thái, Mường, Cà tu, Cà toong, Thanh Y và Thanh Phán, Quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liên với đời sống nhân dân nơi đây

Ngoài những giá trị đối kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con miền núi

có cơ hội tạo công ăn việc làm, nâng cao sinh kế đồng bào, cây Quế còn góp phần vào chính sách bảo vệ môi trường, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn đất đồi, bảo tồn và phát triển đa dạng nguồn sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen quý

Bộ phận vỏ của cây Quế có gái trị dược liệu cao và phụ thuộc nhiều vào

kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản

Trang 33

17

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Tràng Định là một huyện vùng cao của khu vực biên giới phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 67 km dọc theo tuyến quốc lộ 4A,

có vị trí nằm giữa thung lũng của bờ Bắc Khê thuộc thị trấn Thất Khê Huyện Tràng Định là một đầu mối kết nối giao thông với Trung Quốc, tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn

Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi và một chợ biên giới Nà Nưa rất thuận tiện quá trình giao lưu trao đổi hàng hóa, buôn bán giữa hai huyện thuộc khu tự trị của dân tộc Choang thuộc Trung Quốc là huyện Long Châu và Bằng Tường

Huyện có ba con sông và bảy con suối với tổng chiều dài 1020 km được phân bố trên khắp địa bàn và tạo nên một cảnh quan, một vẻ đẹp nên thơ hữu tình, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đóng góp thêm cho nơi đây sự màu mỡ, phì nhiêu của đất, thuận lọi cho tưới tiêu trong nông nghiệp Do vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện ngày càng được quan tâm chú trọng

1.4.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Tràng Định có địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều thung lũng xen

kẽ dưới chân các dãy núi cao Độ cao phổ biến là 200-500 m so với mực nước biển Ở các xã biên giới còn tập trung các đỉnh cao 820,636, 675, với độ dốc trung bình từ 25-300

1.4.3 Điều kiện tự nhiên liên quan đến lập địa

a) Hệ thống sông suối

Hệ thống sông suối Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó

có 3 hệ thống sông chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh đó là sông Kỳ cùng sông Bắc Giang Sông xanh lịch và sông bắc Khê

Trang 34

18

Trong hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ cùng là tuyến sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn bắt nguồn từ vùng núi bắc Sa Cao 1.166 m sông chạy theo hướng đông nam tây bắc qua lục bình thành phố Lạng Sơn La sầm và đến tận Khê sông uốn cúp và chuyển hướng tây bắc đông nam qua biên phòng biên giới

đổ vào đất Trung Quốc diện tích lưu vực 6.660 km² với chiều dài dòng chính tính đến biên giới Việt-Trung 243 km dòng sông kịch cùng rất dốc nhiều thác lành và lợi nhuận hẹp ngang có nhiều sông suối nhỏ đổ vào nên có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ kết hợp Tĩnh nước điều tiếp thủy lợi cho sản xuất

Huyện Tràng Định có 7 con suối lớn và một mạng lưới dày đặc kênh tiêu rất thuận lợi để có thể tưới cây nông-lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân cung cấp cho các công trình thủy điện, thủy lợi của khu vực để đảm bảo phục vụ nhu cầu cho người dân

Trên địa bàn huyện Tràng Định có tổng cộng 19 hồ nước lớn nhỏ với tổng diện tích lên đến 1701,6 ha, những hồ đó mục đích chính chủ yếu là để dự trữ nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phục vụ nhu cầu đời sông nhân dân trên địa bàn huyện Nguồn nước ngầm tuy không nhiều nhưng chất lượng đủ để đảm bảo khai thác với mục đích làm nước đóng chai để đưa

ra thị trường cho người tiêu dùng

b) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tràng Định là 101.671,31 ha

- Tổng rừng và đất lâm nghiệp: 89.541,23 ha, trong đó:

+ Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng là 83.386,43 ha (phòng hộ 12.454,80, sản xuất 70.931,63 ha)

- Tổng diện tích có rừng: 68.399,2 ha, trong đó:

+ Chia theo mục đích sử dụng là 68.399,2 ha rừng phòng hộ: 10.005,3 ha; rừng sản xuất: 58.393,9 ha (Bao gồm 1.959,77 ha rừng ngoài quy hoạch

ba loại rừng)

Trang 35

19

+ Chia theo nguồn gốc rừng là 68.399, ha rừng tự nhiên: 57.495,7 ha; rừng trồng đã thành rừng: 10.903,5 ha (Bao gồm 3.305,5 ha đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng)

- Tổng diện tích đất có rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tràng Định năm 2021 là 65.093,9 ha (Bao gồm cả diện tích ngoài quy hoạch ba loại rừng) Tỷ lệ che phủ rừng là: 64%

Rừng là nguồn tài nguyên chiêm ưu thế của huyện Trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện thì đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích Các nhóm loài cây trồng ở rừng núi đất là: Sau sau, Sơn ta, Dẻ, Thẩu tấu, Thành ngạnh Các nhóm loài cây trồng ở rừng núi đá là: Mạy tèo, Sảng Nhung, Đinh thối và một

số cây Trai lý, Gụ, Nghiến Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Bạch đàn, keo, thông Đặc biệt, cây Quế là cây thế mạnh của Huyện Năm 2020 diện tích Quế đạt hơn 4.228,76 ha; năm 2021 diện tích Quế đạt 4826,54 ha; năm 2022 diện tích Quế đạt 6.641,60 ha

c) Kiểu khí hậu

Huyện Tràng Định là nơi có kểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một kiểu khí hậu đặc trưng của miền Bắc nước ta, tuy nhiên cũng có những nét khá độc đáo có thể nói đến như: mùa hè thì nóng ẩm mua nhiều, mùa đông thì lạnh khô

và chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc

Trang 36

- Thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: xã Kim Đồng; xã Tân Tiến; xã Đoàn Kết, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những đặc trưng về đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của rừng trồng Quế từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng rừng trồng quế tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn theo năm trồng, diện tích, nguồn giống, tỉ lệ sống và thành rừng, chất lượng rừng

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Quế thuần loài theo tuổi 5 – 10

- Đánh giá tình hình sâu hại rừng trồng quế tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng quế tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu hiện có để hệ thống hóa các thông tin có liên quan đến nội dung đề tài như:

- Tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

Trang 37

21

- Bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu

- Hồ sơ trồng rừng và báo cáo kết quả trồng rừng tại khu vực nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Xác định số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn (OTC)

Số liệu đề tài là tổng hợp các thông tin thu thập từ các lâm phần nghiên cứu cùng với các thông tin khác có liên quan từ khi trồng cho đến thời điểm điều tra Theo Nguyễn Hải Tuất (1982) đối với rừng thuần loài đều tuổi, diện tích OTC thông thường được xác định từ 500m2 và bố trí đại diện cho các điều kiện sinh trưởng Các OTC được đặt cách xa đường đi, đỉnh dông và khe suối…hình dạng OTC là hình chữ nhật, chiều dài song song với đường đồng mức

Sau khi tiến hành sơ thám trên cơ sở phối hợp với bản đồ hiện trạng, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời tại 3 xã Kim Đồng, xã Tân Tiến và

xã Đoàn Kết Mỗi xã lập 6 OTC diện tích 500m2, OTC theo hình chữ nhật) theo

3 vị trí (chân, sườn, đỉnh) cho tuổi 5 và tuổi 10, tổng số OTC điều tra là 18 ô

* Thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn rừng trồng Quế: Trong các OTC,

đo đếm toàn bộ các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dt của từng cây như sau:

Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3), vì bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,01m hoặc dùng thuộc dây đo chu vi sau đó dùng công thức quy đổi ra đường kính

- Các chỉ tiêu Hvn được đo bằng thước đo cao Blumleiss kết hợp với thước sào có chia vạch đến 20 cm, sai số đo cao ± 10cm

- Đường kích tán Dt, được xác định thông qua hình chiếu thẳng đứng của mép tán là dưới mặt đất theo hai chiều vuông góc và song song với đường đồng mức, sau đó lấy giá trị trung bình cộng của hai trị số này Sai số đó đường kính tán là ± 0,1m

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w