1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trên Địa Bàn Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Dương Thị Hải Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Thao
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC (12)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH bắt buộc (12)
      • 1.1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc (12)
      • 1.1.2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc (16)
      • 1.1.3. Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc (20)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc (30)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội (34)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội của một số địa phương 26 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình (34)
  • Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
    • 2.1. Đặc điểm cơ bản của Thành phố Hòa Bình (41)
      • 2.1.1. Đặc điểm cơ bản thành phố Hòa Bình (41)
      • 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của BHXH tỉnh Hòa Bình (50)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (54)
      • 2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu (55)
      • 2.2.3. Phân tích số liệu (55)
      • 2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (56)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 49 3.1. Thực trạng quản lý chi BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hòa (57)
    • 3.1.1. Lập kế hoạch chi bảo hiểm xã hội bắt buộc (57)
    • 3.1.2. Tổ chức thực hiện chi BHXH bắt buộc (60)
    • 3.1.3. Báo cáo và quyết toán chi BHXH bắt buộc (76)
    • 3.1.4. Kiểm tra, giám sát chi BHXH bắt buộc (77)
    • 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hòa Bình (81)
      • 3.2.1. Các yếu tố thuộc về chính sách, pháp luật của Nhà nước đang được thực hiện tại Thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình (81)
      • 3.2.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình (82)
      • 3.2.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình (83)
      • 3.2.4. Các yếu tố khác (85)
    • 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chi BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hòa Bình (86)
      • 3.3.1. Những kết quả đạt được (86)
      • 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (88)
    • 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hòa Bình (93)
      • 3.4.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hòa Bình (93)
      • 3.4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH bắt buộc trên địa bàn Thành phố Hòa Bình (95)
    • 3.5. Một số kiến nghị (102)
      • 3.5.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (102)
      • 3.5.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình (103)
  • KẾT LUẬN (104)

Nội dung

Trang 1 DƯƠNG THỊ HẢI VÂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN TH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH bắt buộc

1.1.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc Để thỏa mãn nhu cầu sống tối thiểu, mỗi người phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ và khả năng lao động để tham gia vào quá trình lao động và có được cuộc sống ấm no hạnh phúc Bởi lẽ, ai cũng có thể gặp phải những rủi ro như: có thể thiếu công việc do những ảnh hưởng của tự nhiên, dịch bệnh, điều kiện sống và các tác động xã hội hoặc các rủi ro không mong muốn như bệnh tật, tai nạn, tuổi già và chết Do đó, khi gặp phải các trường hợp trên, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống NLĐ không mất đi, thậm chí có những nhu cầu còn tăng lên và có thể xuất hiện thêm các nhu cầu mới như khi ốm đau cần được chăm sóc, được khám chữa bệnh, được nghỉ ngơi, ăn uống, bồi dưỡng

Do đó, BHXH được xem là giải pháp hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn gặp phải trong cuộc sống BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển

Theo Luật BHXH năm 2014, BHXH được định nghĩa như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [18]

Từ đó, có thể thấy, BHXH là một lĩnh vực kinh tế - xã hội tổng hợp và có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:

Từ góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất và chia sẻ khó khăn về kinh tế cho NLĐ khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Từ góc độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng tiền đóng góp của ĐVSDLĐ, NLĐ và được sự bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người tham gia và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nghỉ hưu) hoặc chết

Từ góc độ tài chính: BHXH là một trong những hình thức chia sẻ rủi ro và chia sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật

* Khái niệm theo Luật BHXH năm 2014:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia “Trích dẫn Quyết định số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014”

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: Ốm đau; Thai sản; nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất

- Đối với người lao động: Thay thế hoặc bổ sung một phần thu nhập bị mất đi khi bị suy giảm khả năng lao động, nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động Tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tạo sự tin tưởng cho người lao động khi gặp rủi ro, tạo tâm lý an toàn đảm bảo cho dời sống tinh thần, giúp người lao động yên tâm làm việc

- Đối với xã hội: Tạo mối liên hệ gắn kết, bền chặt giữa 3 bên: Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ Chia sẻ rủi ro cho các bên tham gia BHXH Bảo hiểm xã hội thể hiện tính nhân đạo của toàn xã hội, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng Trên góc độ xã hội, bảo hiểm xã hội là phương tiện đảm bảo đời sống cho người lao động và là công cụ đánh giá sự phát triển của chính sách an sinh xã hội

- Đối với nền kinh tế thị trường

+ Thứ nhất: Khi nền kinh tế xảy ra rủi ro, BHXH góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình của họ;

+ Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả Nhờ vậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp ổn định hơn Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường

+ Thứ ba: Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tập trung lại rất lớn, phần nhàn rỗi được đem đầu tư tạo ra sự tăng trưởng phát triển kinh tế

+ Thứ tư: BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động

Chi BHXH là quá trình phân phối và sử dụng quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia, nhằm góp phần chia sẻ tài chính và ổn định cuộc sống cho người tham gia, đồng thời phát huy vai trò và đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH Theo đó, thực chất công tác chi BHXH là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào quỹ BHXH theo từng mục đích sử dụng khác nhau

Qua đó, hoạt động chi BHXH được thực hiện thông qua hai quá trình là quá trình phân phối và quá trình sử dụng quỹ BHXH

Quá trình phân phối quỹ BHXH: Là việc phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH để hình thành các quỹ thành phần như quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất, hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…

Quá trình sử dụng quỹ BHXH: Là việc chi quỹ BHXH đến các đối tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng quỹ cụ thể

Cơ sở thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội của một số địa phương 1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

Công tác chi BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Sơn La do BHXH Sơn La thực hiện

- Một là: Quản lý đối tượng chi bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH Sơn La được thực hiện tuân thủ theo quy trình chi BHXH tại Quyết định 166/QĐ-BHXH và thông qua hợp đồng với Bưu điện BHXH Sơn La thực hiện vừa quản lý trực tiếp vừa gián tiếp

Thực tế cho thấy, số đối tượng được hưởng các chế độ BHXH hàng tháng của thành phố Sơn La từ nguồn chi NSNN và nguồn quỹ BHXH tăng qua các năm Có sự biến động về đối tượng hưởng BHXH này là do trong thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích NLĐ nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu trước tuổi…, nên số người hưởng mới tăng đột biến Đánh giá về công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH cho thấy, đối tượng hưởng chế độ BHXH tại thành phố Sơn La rất đa dạng, biến động thường xuyên do rất nhiều nguyên nhân Vì vậy, BHXH Sơn La luôn thực hiện việc phân loại đối tượng, thường xuyên kiểm tra đối chiếu giữa danh sách chi trả và hồ sơ hưởng BHXH được lưu về các chỉ tiêu: họ tên, địa chỉ, mức trợ cấp của đối tượng

- Hai là: Quản lý điều kiện hưởng, mức hưởng BHXH

BHXH Sơn La đã phân công 04 cán bộ trực tiếp thực hiện giải quyết chế độ chính sách gồm xét duyệt các chế độ: trợ cấp ốm đau, thai sản… Hàng ngày, bộ phận một cửa thực hiện tiếp nhận hồ sơ do các đơn vị, ĐVSDLĐ và

NLĐ đề nghị Các chế độ như hưu trí, tử tuất, mai táng phí đều do BHXH tỉnh xét duyệt, BHXH Sơn La chỉ thực hiện tiếp nhận đối tượng đã được xét duyệt để quản lý đối tượng theo quy định

Về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Cơ quan BHXH Sơn

La thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ với Bưu điện Trong giai đoạn 2017 -

2019, tổng số chi trả các chế độ BHXH hàng tháng tăng cả về số lượt hưởng, chế độ và số tiền được hưởng, chỉ có khoản chi mất sức lao động từ nguồn NSNN có xu hướng giảm xuống, tổng cả giai đoạn giảm 333 lượt hưởng nhưng do mức hưởng tăng lên nhiều hơn nên tổng số tiền hưởng tăng lên là 1.235 triệu đồng

Hàng tháng, BHXH Sơn la chuyển tiền về tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã để tiến hành chi trả các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH Sau mỗi kỳ chi trả, đại lý bưu điện chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH

- Ba là: Quản lý nội dung chi trả các chế độ ngắn hạn

BHXH Sơn La thực hiện xét duyệt và tổ chức chi trả trực tiếp cho NLĐ và thông qua các đơn vị và ĐVSDLĐ bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản Việc chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn được cơ quan BHXH thành phố thực hiện theo đúng quy định Lao động tại các doanh nghiệp chủ yếu là lao động nữ, trong độ tuổi sinh đẻ nên số lượng lượt chi trả cho các đối tượng hưởng tăng lên

Nhìn chung, công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn thành phố Sơn La đã đạt được một số kết quả tích cực với quy trình chi trả hợp lý, áp dụng linh hoạt các phương thức chi trả phù hợp với điều kiện hiện tại của thành phố và của các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn Có sự phân cấp chi trả rõ ràng, quy định cụ thể về việc quản lý nguồn kinh phí, quản lý người hưởng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên ngành vào quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho việc công tác chi BHXH dễ dàng

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn một số hạn chế, tồn tại gồm: Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn Mức chi trả BHXH phụ thuộc lớn vào sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của Nhà nước Khâu lập kế hoạch, dự toán chi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Cùng với đó, vẫn còn tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH…

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Tân Lạc

- Một là: Việc quản lý đối tượng chi bảo hiểm xã hội

Số đối tượng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng từ nguồn NSNN có xu hướng ngày càng giảm trong khi đối tượng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng từ nguồn Quỹ ngày càng tăng Nguyên nhân là do nguồn NSNN dùng để chi trả cho người hưởng các chế độ BHXH trước ngày 01/01/1995, số đố tượng này thông thường nếu không có sự thay đổi của chính sách thì sẽ không tăng mà chỉ có giảm do chết hoặc hết hạn hưởng Còn số đối tượng hưởng trợ cấp từ nguồn quỹ là những người hưởng các chế độ BHXH từ sau ngày 01/01/1995, vì vậy số đối tượng này sẽ có xu hướng ngày càng tăng

Nhìn chung, trong những năm qua BHXH huyện Tân Lạc đã thực hiện chi trả chế độ BHXH theo đúng quy định của Nhà nước: chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và công khai Riêng tại các đơn vị sử dụng lao động thì việc chi trả còn chưa được kịp thời Lý do chính là các đơn vị đã lạm dụng quỹ BHXH, khi cơ quan BHXH chuyển tiền về công ty để thanh toán chế độ ngắn hạn cho đối tượng hưởng nhưng công ty đã giữ tiền và không chi trả kịp thời cho đối tượng, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHXH

- Hai là: Quản lý việc lập và xét duyệt dự toán chi bảo hiểm xã hội

Hàng năm, BHXH huyện Tân Lạc tổng hợp kế hoạch chi của các đơn vị ĐVSDLĐ và dự kiến điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn huyện, lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện theo hai nguồn NSNN và quỹ BHXH theo mẫu gửi BHXH tỉnh Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyện thực hiện việc báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng BHXH

Giai đoạn 2017 - 2021 số tiền kế hoạch chi trả BHXH cho các đối tượng là 191.000 triệu đồng Nhưng, thực tế số tiền thực hiện chi trả giai đoạn này là 220.670 triệu đồng (tăng 115,53%) Tổng chi BHXH ngày càng tăng là do số đối tượng tham gia BHXH tăng nên tương ứng số tiền chi BHXH cũng tăng theo xu hướng tăng nguồn tiền từ quỹ BHXH và giảm nguồn tiền từ NSNN

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm cơ bản của Thành phố Hòa Bình

2.1.1 Đặc điểm cơ bản thành phố Hòa Bình

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Thị xã Hòa Bình được thành lập năm 1896, theo Sắc lệnh ngày 05/09/1896 của Toàn Quyền Đông Dương Sau khi tỉnh lỵ tỉnh Mường ở Chợ

Bờ và bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích thắng lợi (1891) Khi đó, trung tâm tỉnh lỵ được chuyển về xóm Đúng thuộc xã Hòa Bình, bờ trái sông Đà (nay thuộc phường Tân Thịnh), từ đó lấy tên là thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Ngày 27-10-2006, thị xã Hòa Bình được Chính phủ Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Hòa Bình Đến cuối năm 2021, thành phố Hòa Bình có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường: Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Hòa Bình, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Minh, Yên Mông

Ngày 17-12-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình có 12 phường và 7 xã như hiện nay Với vị trí và điều kiện tự nhiên lợi thế, cả hai địa phương hội tụ cơ bản những thế mạnh để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có đồng bằng, núi non hùng vĩ, đất đai màu mỡ, hạ tầng giao thông kết nối, gồm cả đường thủy và đường bộ, được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh

Thành phố Hòa Bình nằm ở phía bắc tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà, cách trung tâm thủ đô Hòa Bình 73 km về phía bắc, có vị trí địa lý:

• Phía đông giáp huyện Kim Bôi và Lương Sơn

• Phía tây giáp huyện Đà Bắc

• Phía nam giáp huyện Cao Phong

• Phía bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và hai huyện Ba

Vì, Thạch Thất thuộc tỉnh thành phố Hà Nội

Hình 2.1: Bản đồ thành phố Hòa Bình b Địa hình

* Khu vực thành phố Hòa Bình

Thành phố Hoà Bình có địa hình thung lũng nằm hai bên bờ sông Đà, xung quanh là đồi và núi bao bọc Sông Đà chảy giữa chia thành phố Hoà Bình thành hai bờ: Bờ Phải và Bờ Trái đều có địa hình thung lũng sông lẫn địa hình núi

* Khu vực thành phố Hòa Bình

Khu vực thành phố Hòa Bình nằm ở vùng núi thấp của tỉnh Hoà Bình có độ cao từ 300 – 600m so với mực nước biển Từ đỉnh dốc Kẽm, địa hình nghiêng về phía Sông Đà, tuyến QL6 chia Hòa Bình thành hai vùng cao dần về phía Bắc (Núi Ba Vì) và phía Nam (xã Độc Lập giáp huyện Kim Bôi) Như vậy diện tích đất nông nghiệp chủ yếu nằm dọc Quốc lộ 6 và ven sông Đà, còn lại chủ yếu là đồi núi thấp nhưng dộ dốc sườn cao từ 30-400 Địa hình khu vực Hòa Bình được chia làm 2 vùng: c Khí hậu, thời tiết, thủy văn

- Thành phố Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng; mùa Đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,20C (tháng 1)

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.860 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng

5 đến tháng 8, chiếm 75% tổng lượng mưa Các tháng còn lại mưa ít chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa Vào các tháng mùa khô mưa rất ít đặc biệt là tháng 11 và tháng 12

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.636 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ Tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng là 70

- Hướng gió chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam, mùa khô hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc

- Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4

- Số ngày sương muối 19,8 ngày/năm; số ngày mưa phùn 32,5 ngày/năm

- Bão từ tháng 7-9 Khi có bão thường có gió cấp 7 đến cấp 10 Trung bình 1 năm có thể có 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bão chủ yếu gây ra mưa to úng ngập diện rộng

Khu vực Thành phố Hoà Bình có sông Đà chảy qua, Thành phố nằm phía hạ lưu, giáp chân đập thủy điện Hoà Bình Sông Đà bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về Việt Nam theo hướng Tây Bắc sang Đông Bắc và chảy qua các tỉnh Lai Châu, Sơn La và đổ vào sông Hồng tại Việt Trì

Sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình dài 23km là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, với dung tích hồ 9,4x109m3, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo Mực nước ngầm trung bình là 10m, riêng khu vực dọc hai bờ sông Đà, mực nước xuống đến

40 - 50m d Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

TT Danh mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 34.865 100

I Đất xây dựng đô thị 2.302,23 6,60

2 Đất các điểm dân cư nông thôn: 1.283,81 3,68

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,59 0,00

5 Đất an ninh quốc phòng 89,08 0,26

(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Hòa Bình)

Trong tổng diện tích tự nhiên thành phố là 34.865ha, diện tích khu vực nội thị hiện nay khoảng 12.619ha Trong đó:

- Diện tích đất xây dựng các khu chức năng đô thị khoảng 2302,23ha, bình quân 222m2/người Cụ thể:

+ Đất dân dụng khoảng 1478,15ha, bình quân 142,5m2/người

+ Đất ngoài dân dụng khoảng 824,08ha, bình quân 79,5m2/người

- Còn lại khoảng 10,317,32ha là đất tự nhiên như núi cao, mặt nước, đất an ninh quốc phòng, đất nông lâm nghiệp và đất cấm xây dựng khác trong phạm vi nội thị

2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội a Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo

Tổng dân số thành phố Hòa Bình năm 2022 là 136.807 người, mật độ dân số 392 người/km2 Trong đó:

- Dân số các phường nội thành 102.606 người, chiếm 75,1% so với tổng dân số toàn thành phố, mật độ đạt 813 người/km2

- Dân số các xã ngoại thành 34.201 người, chiếm 24,9% so với tổng dân số toàn thành phố, mật độ chỉ đạt 153 người/km2

- Ngoài ra, còn thành phần dân số khác là lực lượng vũ trang, khách du lịch…

Bảng 2.2: Dân số thành phố Hòa Bình

TT Tên phường/xã Diện tích tự nhiên (km 2 )

Mật độ dân số (ng/km 2 )

(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Hòa Bình)

Tổng dân số toàn Thành phố phân bố trên 19 đơn vị hành chính gồm 12 phường, 07 xã

- Quy mô dân số các phường nội thành dao động trong khoảng hơn 6.000 người đến 13 nghìn người, có 4 phường có quy mô dân số >10.000 người, có 8 phường có quy mô dân số

Ngày đăng: 18/03/2024, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w