Hoàn thiện công tác hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

111 0 0
Hoàn thiện công tác hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG QUANG GIÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN TUẤN VIỆT Hà Nội, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Hòa Bình, ngày tháng năm 2023 Người cam đoan Hoàng Quang Giáp ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS Trần Tuấn Việt Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin trong quá trình thực hiện luận văn Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏi thiếu sót và sơ xuất Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các quý Thầy, Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! Hòa Bình, ngày tháng năm 2023 Học viên Hoàng Quang Giáp iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 5 1.1 Cơ sở lý luận về hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Vai trò của công tác hỗ trợ sinh kế 6 1.1.3 Đặc điểm sinh kế đối với đồng bào DTTS 8 1.1.4 Nội dung nghiên cứu hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS 10 1.1.5 Những yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế của đồng bào DTTS 18 1.2 Cở sở thực tiễn về sinh kế của đồng bào DTTS 25 1.2.1 Kinh nghiệm hỗ trợ sinh kế của một số địa phương 25 1.2.2 Bài học kinh nghiệp đối với huyện Đà Bắc về hoàn thiện công tác hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS 31 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33 2.1.1 Đặc điểm của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 33 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 39 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới công tác hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS 40 iv 2.2 Phương pháp nghiên cứu 42 2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 43 2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 44 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 3.1 Thực trạng công tác hỗ trợ sinh kế của đồng bào DTTS huyện Đà Bắc 46 3.1.1 Đánh giá nhu cầu và nguồn lực sinh kế 46 3.1.2 Thực trạng nguồn lực xã hội 52 3.1.3 Thực trạng nguồn lực tự nhiên 58 3.1.4 Thực trạng nguồn lực vật chất 60 3.1.5 Thực trạng nguồn lực tài chính phục vụ an sinh trên địa bàn huyện 63 3.1.6 Nội dung hoàn thiện sinh kế 65 3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đà Bắc 71 3.2.1 Ảnh hưởng từ người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ 71 3.2.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố khác 73 3.3 Đánh giá chung về hoàn thiện sinh kế của hộ DTTS huyện Đà Bắc 75 3.3.1 Những kết quả đạt được 75 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 77 3.4 Giải pháp hoàn thiện sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đà Bắc 81 3.4.1 Quan điểm và định hướng phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS 81 3.4.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đà Bắc 83 3.4.3 Một số kiến nghị 93 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 DTTS Dân tộc thiểu số 2 NSVSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 3 CTXH Công tác xã hội 4 TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân 5 MTQG Mục tiêu quốc gia 6 WB Ngân hàng thế giới 7 IFAD Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp 8 UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 VAC vườn ao chuồng 11 VACR Vườn ao chuồng rừng 12 NSBQ Năng suất bình quân 13 SL Số lượng 14 ĐVT Đơn vị tính vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất huyện Đà Bắc năm 2022 36 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành của huyện Đà Bắc 39 Bảng 2.3 Phân bổ mẫu điều tra 43 Bảng 3.1 Thực trạng dân số, lao động và hộ gia đình của huyện Đà Bắc 46 Bảng 3.2 Kết quả điều tra hộ tại huyện Đà Bắc năm 2022 48 Bảng 3.3 Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2022 50 Bảng 3.4 Thực trạng các nguồn lực xã hội của đồng bào DTTS tại huyện Đà Bắc 53 Bảng 3.5 Mục đích tham gia, nội dung các cuộc họp thôn (N = 90) 54 Bảng 3.6 Mức độ và kết quả tham gia các mô hình khuyến nông tại 3 xã Nánh Nghê, Tú Lý và Mường Chiềng 56 Bảng 3.7 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện 58 Bảng 3.8 Thực trạng nguồn lực vật chất phục vụ đồng bào DTTS 60 Bảng 3.9 Các loại phương tiện sinh hoạt trong gia đình 62 Bảng 3.10 Tình hình vốn đầu tư cho an sinh trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2022 63 Bảng 3.11 Các hoạt động hỗ trợ cho 3 xã nghiên cứu Nánh Nghê, Tú Lý, Mường Chiềng 65 Bảng 3.12 Năng suất cây trồng tại vùng điều tra 67 Bảng 3.13 Mục đích sử dụng sản phẩm rừng tại huyện Đà Bắc 69 Bảng 3.14 Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội 72 Bảng 3.15 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của hộ DTTS huyện Đà Bắc 73 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững 14 Hình 2.1 Bản đồ huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 33 Sơ đồ 3.1 Bộ máy hỗ trợ sinh kế các cấp 54 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều thập kỷ liên tục giảm, số người rơi vào cảnh nghèo đói tăng trở lại vào năm 2015, chủ yếu do biến đổi khí hậu và chiến tranh Theo ước tính, trên thế giới hiện nay vẫn còn 1,3 tỷ người vẫn đang sống trong nghèo đa chiều Họ không chỉ nghèo về thu nhập mà còn thiếu thốn về y tế, giáo dục và mức sống Họ cũng dễ bị bỏ lại phía sau khi bị ốm đau, mất việc hoặc thiên tai Báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng diễn ra trên diện rộng tại châu Phi, tác động tới 20% dân số châu lục này và tại châu Á, tác động tới 12% dân số Trong khi đó, tình trạng mất an ninh lương thực khiến tổng cộng hơn 2 tỷ người (với 8% tập trung ở Bắc Mỹ và châu Âu) thường xuyên không được tiếp nhận đủ dưỡng chất, thực phẩm an toàn Đặc biệt, tình trạng suy giảm an ninh lương thực tại Mỹ Latinh và Caribe đã tác động tới 42,5 triệu người trong khu vực này Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo tại Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ người thiếu ăn đã tăng trong vài năm qua, chủ yếu là tại Nam Mỹ, nơi tỷ lệ người chịu đói tăng từ 4,6% vào năm 2013 lên mức 5,5% năm 2018 Trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ này, Mỹ Latinh đã giảm được tới một nửa tỷ lệ người thiếu ăn, tuy nhiên kể từ năm 2014 tỷ lệ người bị đói lại gia tăng trở lại Đối với Việt Nam, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, số hộ nghèo ở Việt Nam vẫn còn 761.322 hộ trong đó Hộ nghèo về thu nhập là 716.920; hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 44.402 hộ Sinh kế là phương thức hoạt động kinh tế của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển phù hợp với môi trường Sau nhiều năm thực hiện Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, cho đến nay số hộ nghèo ở nước ta đã giảm đáng kể Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh 2 miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn còn khá cao Việc tiếp tục thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS không thuận lợi về tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa của đa số người DTTS không cao, nhiều cộng đồng DTTS vẫn còn duy trì các tập tục lạc hậu… Muốn khắc phục được những khó khăn đó, cần tìm ra các mô hình sinh kế cho các gia đình DTTS phù hợp với từng địa phương khác nhau Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS, nhưng cho đến nay một số vùng vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ sống cơ bản như đường nước sạch, y tế, giáo dục đạt chuẩn Trong khi đó, một số vấn đề phức tạp mới đã nảy sinh trong cộng đồng các DTTS như tình trạng mai một bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, các tập tục lạc hậu chậm được khắc phục, tình trạng tái nghèo vẫn còn dai dẳng Nguyên nhân của những hạn chế này là do chính sách hỗ trợ của các tổ chức đối với hộ gia đình DTTS vẫn được thực hiện theo quan điểm cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài Bản thân các hộ gia đình DTTS cũng chưa nhận thức rõ các khó khăn, lạc hậu của họ nên chưa nỗ lực vươn lên Chính vì vậy, cần thay đổi cách thức thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS, hướng chính sách tới mục tiêu trọng tâm là tạo điều kiện để đồng bào DTTS có điều kiện thực hành sinh kế bền vững Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ từ bên ngoài đã bộc lộ rõ giới hạn Chính vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống chính sách hỗ trợ hộ gia đình DTTS xóa đói, giảm nghèo theo cách hoàn thiện công tác hỗ trợ sinh kế Đà Bắc là một huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, với thành phần dân cư chủ yếu là đồng bào DTTS Thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp Với nguồn thu nhập như vậy Đà Bắc còn nhiều hộ nghèo, cuộc sống sinh hoạt rất khó khăn Điều kiện cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật hạ

Ngày đăng: 18/03/2024, 13:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan