1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện cao phong tỉnh hòa bình

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN PHẠM HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TIẾN THAO Hà Nội, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phạm Huyền ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường Tác giả xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên của trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu Tác giả xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS Nguyễn Tiến Thao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các cơ quan chức năng, đoàn thể trên địa bàn huyện Cao Phong; Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường; các tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện Cao Phong đã tạo điều kiện cung cấp các thông tin để tác giả hoàn thành bài luận văn được thuận lợi Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2023 TÁC GIẢ Nguyễn Phạm Huyền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6 1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 6 1.1.1 Một số khái niệm 6 1.1.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 9 1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện 10 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 16 1.2 Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 20 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của một số địa phương 20 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 24 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Đặc điểm cơ bản huyện Cao Phong 26 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 29 2.2 Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 31 2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu 34 2.2.3 Phân tích số liệu 34 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1 Thực trạng tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 35 iv 3.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 38 3.2.1 Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường 38 3.2.2 Công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường 41 3.2.3 Công tác quản lý chất thải 47 3.2.4 Công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường 52 3.2.5 Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 57 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 59 3.3.1 Nhận thức, văn hóa xã hội 59 3.3.2 Các chính sách của Nhà nước và của địa phương 60 3.3.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 63 3.3.4 Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường 63 3.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Cao Phong 65 3.4.1 Thành tựu 65 3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 67 3.5 Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 71 3.5.1 Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 71 3.5.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong 73 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CCN Cụm công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp QLDN Quản lý doanh nghiệp QLMT Quản lý môi trường QLNN Quản lý Nhà nước TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân VPHC Vi phạm hành chính VSMT Vệ sinh môi trường vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3 1: Đánh giá của DN và người dân về văn bản pháp luật BVMT 40 Bảng 3 2: Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT 44 Bảng 3 3: Đánh giá tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường 47 Bảng 3 4: Thông tin các bãi rác trên địa bàn huyện Cao Phong 48 Bảng 3 5: Đánh giá của người dân về công tác quản lý rác thải 50 Bảng 3 6: Một số chỉ tiêu môi trường nước mặt tại huyện Cao Phong 52 Bảng 3 7: Một số chỉ tiêu môi trường nước ngầm tại huyện Cao Phong 53 Bảng 3 8: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải 54 Bảng 3 9: Biện pháp xử lý chất thải 55 Bảng 3 10: Đánh giá của người dân về hiện trạng và tác động của môi trường tại huyện Cao Phong 56 Bảng 3 11: Số lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý môi trường 63 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: 1: Mục tiêu của giáo dục môi trường 13 Hình 2 1: Bản đồ hành chính huyện Cao Phong 26 Hình 3 1: Bộ máy QLNN về bảo vệ môi trường huyện Cao Phong 35 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài Môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng của thời đại, của toàn cầu, ảnh hưởng ngày càng lớn đến phát triển kinh tế bền vững, đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của nhân dân Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết Đại hội XIII đặc biệt quan tâm và có nhiều quan điểm, chủ trương cụ thể, mới về vấn đề này Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã cụ thể hóa, đưa ra những nội dung cốt yếu cho giai đoạn tới, trong đó nhấn mạnh là: “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước” Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Luật cũng quy định rõ trách 2 nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tại các địa bàn Xác định môi trường, cảnh quan là yếu tố cốt lõi để phát triển nông thôn bền vững, huyện Cao Phong chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm kiểm soát, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm Qua đó, hướng tới xây dựng những vùng quê đáng sống, xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu bền vững Các phòng, ban, ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM Lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ các địa phương, người dân xây dựng các công trình xử lý môi trường nông thôn Chủ tịch UB MTTQ huyện Nguyễn Công Minh cho biết: MTTQ và các đoàn thể tổ chức triển khai, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân thực hiện các CVĐ, phong trào góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường nói riêng và xây dựng NTM nói chung Ngoài CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, Hội Nông dân có phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh" Huyện Đoàn triển khai đội hình thanh niên tình nguyện tham gia BVMT, tổ chức ngày Chủ nhật xanh Hội LHPN hướng dẫn hội viên đăng ký "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, duy trì mô hình điểm "Xóm kiểu mẫu”, "Gia đình kiểu mẫu” tại xóm Hải Phong, xã Bắc Phong Mặc dù công tác bảo vệ môi trường của huyện đã tranh thủ được những thời cơ, thuận lợi, từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng nhưng nhìn chung năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển nhanh, tính chất phức tạp của các vấn đề môi trường, chưa thay đổi được cơ bản nhận thức, hành vi của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường Nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường hạn chế, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn 3 nhiều bất cập, thiếu sự điều phối hiệu quả, thống nhất làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Thời gian qua, trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết triệt để trong khi lại xuất hiện thêm những vấn đề môi trường mới Ô nhiễm, suy thoái môi trường vẫn tiếp tục gia tăng Việc chôn lấp chất thải không đúng quy định, yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đang hình thành nên nhiều điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tài nguyên đang bị suy thoái do việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Cao Phong cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” làm luận văn thạc sĩ 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong, luận văn đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

Ngày đăng: 18/03/2024, 12:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w