Những tư tưởng, chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá mãi là kim chỉ namcho Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,trên cơ sở đó có
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
-BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Phân tích quá trình hình thành, phát triển và nội dung quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Vận dụng tư tưởng của Người để tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước tác động của hiện tượng xâm lăng văn hóa
và xói mòn văn hóa dân tộc.
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hiền
Lớp: MLM303_231_10_L16 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
MỨC ĐỘHOÀNTHÀNH
1 Trần Mỹ Uyên 050610221518 Tiểu luận
2 Nguyễn Thị
Phương Như 050610220427 Tiểu luận
3 Lê Thị Kiều 050610221011 Làm powerpoint
4 Lê Ý Nhi 050610220395 Làm powerpoint
5 Đỗ Thị Huệ Linh 050610221025 Tóm tắt nội dung
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I KHÁI NIỆM VĂN HÓA NÓI CHUNG VÀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH .5
1 Khái niệm văn hóa nói chung 5
2 Khái niệm văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh 6
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 6
1 Ảnh hưởng của văn hóa phương Đông đến tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 6
2 Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh 7
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam 8
III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 10
IV VẬN DỤNG 14
1 Khái niệm xâm lăng và xói mòn văn hoá 14
2 Thực trạng 15
3 Nguyên nhân 16
4 Giải pháp giữ gìn và phát huy 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Bản sắc văn hoá dân tộc là toàn bộ những gì tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc vớithông qua các yếu tố như ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống, lối ứng xử và sinh hoạt laođộng Việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc thành nhu cầu tất yếu và là khuynhhướng tiến bộ tất yếu của thế giới
Năm 1923, nhà báo Xô viết Osip Mandelstam nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ramột thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là một nền văn hoá của tương lai” Gần
100 năm trôi qua, thời gian làm cho lời nhận xét của nhà báo Xô viết năm xưa càng trở nênthuyết phục, càng trở nên hấp dẫn không phải chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà với nhiều bạn
bè quốc tế Những tư tưởng, chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá mãi là kim chỉ namcho Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới, cùng nhauphát triển
Để tìm hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cũng như bản sắc văn hóa dântộc Việt Nam, nhóm chúng em chọn đề tài “
Trang 5NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM VĂN HÓA NÓI CHUNG VÀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA THEOQUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
1 Khái niệm văn hóa nói chung
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quanđến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xãhội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sốnghàng ngày
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ
ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểunày Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực,trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó
là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa Trong nhân loại học và xã hội học,khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứvốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quanđến tinh thần mà bao gồm cả vật chất
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của ngườithông minh (Homo sapiens) Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dầndần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên chochính mình Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là vănhóa Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài độngvật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còncủa chủng loài mình Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viêncủa một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ nàysang thế hệ khác Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội màcác cá thể là thành viên Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng,giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnhcần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa
Trang 62 Khái niệm văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh
Một trong những người đưa ra khái niệm văn hoá sớm nhất là E B Taylo Trong cuốnVăn hoá nguyên thuỷ(1887), ông quan niệm văn hoá là một phức hợp nhiều mặt, do con ngườitạo nên và mang tính xã hội
Cách quan niệm văn hoá giữa phương Đông và phương Tây cũng có điểm khác biệt nhấtđịnh, song cùng thể hiện tính giá trị, đo lường sự phát triển của xã hội và conngười, giúp cả con người và xã hội trở nên hoàn thiện hơn, ngày một xa rời sự hoang sơ, đềcao tính người
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời
đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiếndiện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cầnchú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưngvăn hóa là một kiến trúc thượng tầng”
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc
Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1 Ảnh hưởng của văn hóa phương Đông đến tư tưởng văn hóa Hồ Chí MinhPhải khẳng định rằng văn hóa phương Đông có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Chí Minh.Xuất thân trong một gia đình Nho học nên từ nhỏ Người đã sống trong môi trường với nhữngnguyên tắc, sách lý giáo dục đậm nét văn hoá phương Đông như Tam cương - Ngũ thường,trung bạch - tiết nghĩa Cùng với ảnh hưởng của Nho giáo, giáo lý của Đạo phật cũng tác độngsâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là tư tưởng từ bi, bác ái, giáo thiện, trừ gian, tinh thầncứu khổ, cứu nạn Trên thực tế, Nho giáo và Phật giáo vào Việt Nam không giữ nguyên vẹntính chất giáo điều khắc khổ ban đầu mà kỳ lạ thay cả Nho giáo và Phật giáo đã được dân gianhóa trên nền tảng một truyền thống đoàn kết, dân chủ và nhân ái của người Việt Nam Nhữnggiá trị tốt đẹp này đã được Hồ Chí Minh kế thừa, truyển tải và làm phong phú thêm trong hệthống tư tưởng của mình về văn hoá
Trang 7100% (1)
6
2 ĐỀ THI TRĂC NGHIỆM TT HCM-…
100% (1)
48
Excel câu trl Summary Tin học…Tin học
-ứng dụng 100% (1)
19
Trading HUB 3Xác suất
thống kê 96% (28)
36
File giáo trình bản pdf HSK 2
Giáo trình
chủ nghĩ… 100% (11)
8
Trang 82 Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
Cùng với văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh đã dần từng bước tiếp cận với nền vănhoá phương Tây Việc làm quen với tri thức phương Tây tại Trường Tiểu học Pháp - Việt ởVinh là một mốc quan trọng Chính khoảng thời gian này, Người bắt đầu làm quen với
những tư duy mới, các nền văn hoá nặng về tính áp đặt của người phương Tây Năm 1911, khi
ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù không có nhiều kiến thức về văn hóa phương Tây, nhưngnhững cuộc cách mạng cũng như tư tưởng tiến bộ đã gây cho Hồ Chí Minh sự chú ý Ngườicũng từng chia sẻ “khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do -Bình đẳng - Bác ái… tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì
ẩn đằng sau những chữ ấy…” Người trực tiếp nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, các tưtưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng phương Tây nhưVonte, Rutxô, Môngtétxkiơ, v,v,… Người tiếp nhận có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ củanền văn hóa phương Tây, đồng thời cũng phê phán và chỉ rõ những vấn đề và bất công trong xãhội tư bản, đối lập với những lời hoa mỹ của các chính trị gia phương Tây Khẩu hiệu “Tự do -Bình đẳng - Bác ái” thực chất chỉ là hình thức, mị dân trong thời đại các cuộc cách mạng tư sản
đã bị phản bội
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước của mình, không chỉ tìm hiểu và tiếp thu văn hóanước ngoài, Hồ Chí Minh cũng đã mang nền văn minh văn hóa nước nhà đi “đối thoại” với cácnền văn hóa dân chủ khắp các dân tộc trên thế giới
Khi tiếp nhận nền văn hóa phương Tây, Người hiểu được những lý tưởng được tuyêntruyền chính thống trên ghế nhà trường không phải là nền văn minh thực chất Văn hóa phảinằm sâu trong cuộc sống của con người, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận văn hóa bằng cách kiênnhẫn học hỏi trong quá trình xâm nhập quần chúng lao động Qua đó, Người tiếp thu có chọnlọc những tinh hoa văn hóa phương Tây, trước hết là lý tưởng cách mạng “Tự do - Bình đẳng -Bác ái” tiến bộ của cách mạng tư sản dân quyền Pháp 1789; khát vọng của con người về mộtnền độc lập, cuộc sống hạnh phúc trên cả thế giới Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh tiếp nhận lýtưởng dân chủ của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 Đây là một bước phát triển mới trong tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài, tiếp xúc với các nền văn minh khác nhau, Hồ ChíMinh đã có đủ điều kiện, thời gian và trí tuệ để chắt lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các quốc
Individual 2Kinh tế vi
3
Trang 9gia phương Tây Bên cạnh đó vận dụng sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử nước Nam, về họcthuyết Khổng Tử, giáo lý của đạo Phật v.v… để giải thích các quan điểm mới của Chủ nghĩaMác-Lê-nin, tuyên truyền, vận dụng vào tình hình cụ thể nước ta, và làm cho những quan điểm
đó đi sâu vào tư tưởng, đời sống của người dân Việt Nam
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Khoá họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá củaLiên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris (từ ngày 20/10 đến 20/11/1987) đã thông qua Nghịquyết 24C/18.65 ghi nhận “năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.TheoNghị quyết của UNESCO, “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của tinh thần dân tộc, Người
đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vàocuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội Hồ Chí Minh là một con người hội tụ nhiều tư tưởng thể hiện khát vọng của các dântộc trên thế giới trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và trong những nỗ lực nhằm tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau” Cũng tại lễ phát động Thập kỷ phát triển văn hóa thế giới, Tổng thư kýUNESCO lúc bấy giờ là F Mayor cho rằng bất kỳ quốc gia nào đặt ra mục tiêu phát triển kinh
tế cho riêng mình mà tách biệt khỏi môi trường văn hóa sẽ tạo ra sự mất cân bằng về kinh tế,văn hóa và tiềm năng sáng tạo của đất nước sẽ bị giảm đi đáng kể
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minhquan tâm từ rất sớm Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhậnthức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng, phát triển kinh tế xã hội;phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng,đạo đức lối sống và đời sống văn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân,trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm
1943, Đảng ta đã khẳng định: “Quan hệ giữa vǎn hóa và kinh tế, chính trị vǎn hóa là mộttrong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vǎn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động” Cũng trong
Đề cương về văn hóa Việt Nam, cho rằng văn hóa gồm tư tưởng, học thuật và nghệ thuật.Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũngkhẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, màphải ở trong kinh tế và chính trị”
Trang 10Khái niệm về văn hóa không chỉ là những thứ thuộc về tinh thần mà còn cả những sảnphẩm của vật chất Có một số chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vănhóa vật thể và văn hóa phi vật thể Tuy nhiên, quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằngvăn hóa bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra để phục vụ cho cuộc sống của conngười Người cũng nêu lên cả việc xây dựng kinh tế trong khi đề cập những điểm lớn để xâydựng nền văn hóa dân tộc Theo nghĩa rộng nhất thì văn hóa là bao hàm cả chính trị và kinh tế.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh và coi trọng văn hóa, coi văn hóa là mục tiêu và động lực để pháttriển đất nước, bởi nó mang tính nhân văn và giá trị tốt đẹp của con người và nó luôn hướng tớigiải phóng con người, một trong những mục tiêu giải phóng của Hồ Chí Minh Văn hóa hướngtới chân, thiện, mỹ Hồ Chí Minh khích lệ mọi người vươn tới cái tốt, cái đẹp, đấu tranh để đểloại bỏ những cái không tốt, những điều phản văn hóa Mỗi người có thể có quan niệm khácnhau nhưng Hồ Chí Minh đã nhìn thẳng vào bản chất của văn hóa là chủ nghĩa nhân văn và cốtlõi chính là thái độ đối với con người
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồngChính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa: Một là, cùngvới diệt giặc đói phải diệt giặc dốt Hai là, phải giáo dục tinh thần cho nhân dân Người khẳngđịnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Trong bộn bề công việc của Nhà nước chống lạigiặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Vănhóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc ngày 24/11/1946 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội Trongdiễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấyhạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”; “Văn hóa liên lạc mật thiết với chính trị”
“Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân” “Văn hóa phải làm thế nàocho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”; phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam,
từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc củamình nên được hưởng “Số phận dân ta là ở trong tay dân ta” Người nêu một chân lý “Văn hóaphải soi đường cho quốc dân đi”… “Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập,
tự cường, tự chủ” Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đềcùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”
Trang 11Với tư cách là mục tiêu, động lực của sự phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nhiệm
vụ của văn hóa: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là vănhóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ văn hóa phải làm thế nào cho
ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quênmình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng mình”
III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá
Khái niệm văn hoá có nội hàm vô cùng phong phú, vì thế nên có nhiều cách hiểu khácnhau Theo tư tưởng Hồ Chí Minh văn hoá được tiếp cận theo bốn cách chủ yếu:
- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mùchữ, biết đọc, biết viết
- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
Tháng 8-1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàngngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinhtồn”
Quan niệm của Hồ Chí Minh đã chỉ ra được nguồn gốc động lực và cấu trúc của văn hoá.Quan điểm này có tính kế thừa, phát triển và có trước khi UNESCO ra đời.Từ định nghĩa trên,
Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu được:
- Nguồn gốc của văn hoá chính là lẽ sinh tồn của con người
- Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng những nhu cầu đờisống vật chất và tinh thần của con người
- Văn hóa là tất cả các phương thức sinh hoạt bình thường như giao tiếp, ứng xử, …
- Văn hoá là mọi phát minh và sáng tạo của con người
Trang 12- Cấu trúc của văn hóa gồm: hiến pháp, luật pháp, khoa học, nhân văn, ngôn ngữ, đạođức, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày.
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khácVăn hoá là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú, đa dạng Văn hoá có mặt trong mọi lĩnhvực đời sống của con người, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến những hoạt động văn hoá tinh thầncủa người dân Từ sự hiểu biết thâm sâu của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc thù và sức mạnhtừng lĩnh vực của văn hoá Ở đây tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ của vănhoá với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, …
Để mở đường cho văn hoá phát triển thì bắt buộc phải giải phóng chính trị vì Việt Namvẫn còn là một nước thuộc địa Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước
mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giảiphóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụchính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa
"Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cáchmạng, kháng chiến và xây dựng Chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nêu rõ "Văn hóa hóa khángchiến, kháng chiến hóa văn hóa” theo đó, mọi phong trào văn hóa cách mạng, văn hóa khángchiến đã diễn ra rất sôi động, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiếnquốc
Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tếthuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng
Vì vậy, cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiệnphát triển được Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết “Muốn tiến lênchủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóacủa nhân dân ta" Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa khônghoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Tóm lại, sựphát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển và ngược lại