Hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp năng động ứng xử linhhoat trong kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nắmbắt được thời cơ, thu lợi nhuận ở
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ XE HƠI HUYNDAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XCOW ĐIỆN VÀ XÂY
DỰNG QUẢNG NAM TẠI ĐÀ NẴNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S HUỲNH TỊNH CÁT
Đà Nẵng, năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưacông bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thôngtin xác thực
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Đà Nẵng, Ngày 12 tháng 05 năm 2022
Tác giả luận văn
Phan Thị Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa, ngành đặc biệt lànhững thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian học tập,nghiên cứu tại trường, đã giúp đỡ em hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình đốivới lớp, trường trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu những năm đại họcvừa qua
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Tịnh Cát đã trựctiếp hướng dẫn em hoàn thành nghiên cứu bài khoá luận này Tuy đã có nhiều cốgắng, song do kiến thức chuyên sâu chưa nhiều và thời gian còn hạn chế nên đề tàinghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót
Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ khoá luận
đã có những góp ý quý báu để em hoàn thiện luận văn hơn Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo một cách sâu sắc nhất để sau này khibước chân ra khỏi trường ĐH Duy Tân, em sẽ có nhiều hành trang kiến thức vữngchắc hơn, phục vụ cho con đường sau này của mình
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 05 năm 2022.
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 6 1.1 Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 6
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ 6
1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 6
1.1.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với công ty 7
1.1.4 Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm đối với công ty 7
1.2 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm 8
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 9
1.3.1 Nghiên cứu thị trường 9
1.3.2 Dự báo thị trường 10
1.3.3 Xây dựng các chính sách Marketing – Mix 11
1.3.4 Tổ chức các hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ sản phẩm 16
1.3.5 Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp 17
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 19
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 19
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ Ô TÔ HYUNDAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM TẠI ĐÀ NẴNG 25 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà
Trang 62.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 25 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 26 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 28 2.1.4 Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 31 2.1.5 Nguồn lực tại công ty Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 33 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 36 2.2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 36 2.2.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 45 2.3 Thực trạng hoạt động tiêu thụ ô tô Hyundai của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 55 2.3.1 Phân tích chung về tình hình tiêu thụ xe tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 55 2.3.2 Công tác nghiên cứu thị trường: 61 2.3.4 Các chính sách công ty đã áp dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xe ô
tô trong thời gian qua 78 2.3.5 Tổ chức các hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ ô tô Hyundai của Công ty 81 2.3.6 Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 85 2.4 Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ đối với ô tô Hyundai của Công ty
cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 89 2.4.1 Những thành tựu: 89 2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động tiêu thụ và nguyên nhân 91
Trang 7CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ XE HƠI HYUNDAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM TẠI
ĐÀ NẴNG 94
3.1 Dự báo biến động môi trường, thị trường ô tô trong thời gian 2022-2025 94
3.2 Định hướng và mục tiêu của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 95
3.2.1 Định Hướng: 95
3.2.2 Mục Tiêu: 96
3.3 Giải pháp nhằm thức đẩy tiêu thụ xe hơi Hyundai tại công ty 97
3.3.1 Thành lập phòng Marketing chuyên trách 97
3.2.2 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường 100
3.3.3 Tăng cường các hoạt động quảng cáo thương hiệu: 102
3.3.4 Thay đổi hệ thống nhân viên: 108
3.3.5 Đào tạo , bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên: 109
3.3.6 Mở rộng thị trường doanh nghiệp trong tương lai 111
3.3.7 Cải thiện phương thức thanh toán cho Công ty 112
3.3.8 Phát triển ý tưởng mua bán xe ô tô Hyundai cũ: 115
KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Công ty : Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
KH : Kế hoạch
TT : Thực tế
QTKD : Quản trị kinh doanh
CĐKT : Cân đối kế toán
KQHDKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LĐLĐ : Liên đoàn lao động
GTVT : Giao thông vận tải
CNHT : Công nghiệp hỗ trợ
CSKH : Chăm sóc khách hàng
HD : Hợp đồng
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Kênh tiêu thụ gián tiếp ngắn 13Hình 1.2 : Kênh tiêu thụ gián tiếp dài 14Hình 1.3 : Các công cụ xúc tiến hỗn hợp 15Hình 3.1: Quy trình bán hàng tại địa điểm của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 82Hình 3.2: Quy trình của xe đến bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa của Công ty cổ phần
cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng 87
DANH MỤC BẢNG BIỂ
Trang 10Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam 33Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho năm tài chính 2019-2021 (kết thúcngày 31/12/2021) 36Bảng 2.3:Bảng KQHĐKD của công ty Công ty cổ phần cơ điện và xây dựngQuảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 37Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần cơđiện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 43Bảng 2.5: Bảng tài sản Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại ĐàNẵng giai đoạn 2019-2021 45Bảng 2.6: Bảng nguồn vốn Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại
Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 47Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh bảng CĐKT của Công ty cổ phần cơ điện vàxây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 49Bảng 2.8: Số lượng tiêu thụ theo chủng loại xe của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 56Bảng 2.9: Số lượng tiêu thụ xe ô tô theo Tỉnh của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 58Bảng 2.10: Số lượng tiêu thụ xe theo các kênh của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 60Bảng 2.11 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng (1) 72Bảng 2.12 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng (2) 73Bảng 2.13 Xu hướng mua xe ô tô trên thị trường Đà Nẵng giai đoạn 2021 74Bảng 2.14 Xu hướng mua xe ô tô trên thị trường Đà Nẵng giai đoạn 2022 75Bảng 2.15 Bảng Dự báo tiêu thụ theo chủng loại xe của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2022-2023 77Bảng 2.16: Giá bán xe ô tô của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Namtại Đà Nẵng 80
Trang 11DANH MỤC ĐỒ TH
Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng
Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 39Biểu đồ 2.2: Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phía hoặt động doanh nghiệp vàcác chi phí khác của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại ĐàNẵng giai đoạn 2019 – 2021 40Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại ĐàNẵng giai đoạn 2019 – 2021 42Biểu đồ 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện
và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 43Biểu đồ 2.5: Sự thay đổi về TSNH và TSDH của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 51Biểu đồ 2.6: Biến động NPT và VCSH của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựngQuảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 52Biểu đồ 2.7: Số lượng tiêu thụ xe theo tỉnh của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 58Biểu đồ 2.8 : Số lượng tiêu thụ xe theo kênh của Công ty cổ phần cơ điện và xâydựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 60
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với chính sách mở cửa của Việt Nam, nền kinh tế thị trường đã ra đời vàphát triển một cách nhanh chóng Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trườngngày càng trở lên có vai trò quan trọng và tác động to lớn tới sự phát triển của cácdoanh nghiệp Một trong những vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp trongkinh tế thị trường đó là vấn đề tìm kiếm thị trường, mặt hàng nào phù hợp với thịtrường đó nên các doanh nghiệp đều phải hoạt động kinh doanh trong môi trườngcạnh tranh rất mạnh mẽ Vì vậy để bán được nhiều hàng hóa hơn, hoạt động tiêu thụsản phẩm cần phải có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh Trong những năm gầnđây, nhìn chung nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển tốt đẹp Đời sống nhândân được cải thiện, hàng hóa trên thị trường đặc biệt thị trường ô tô rất đa dạng vàphong phú Trong khi càng ngày nhu cầu sử dụng ô tô càng nhiều đảm bảo yêu cầu
về chất lượng cũng như chủng loại Do vậy đây cũng là tiền đề cho sự phát tiển vàhoàn thiện đối với ngành này
Chính trong điều kiện đổi mới của đất nước, hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngàycàng trở thành một hệ thống chức năng và có vị trí trọng yếu, có tính chất quyếtđịnh đến hiệu quả và phương thức hoạt động kinh doanh của tất cả các doanhnghiệp dưới mọi góc độ
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp năng động ứng xử linhhoat trong kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nắmbắt được thời cơ, thu lợi nhuận ở mức tối đa và đứng vững trên thị trường, chiếnthắng trong cạnh tranh và có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tiêuthụ sản phẩm thích hợp cho Công ty mình
Thực tế sản xuất kinh doanh đã chứng minh có thể tồn tại và phát triển trên thịtrường, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phísản xuất kinh doanh và thu thêm lợi nhuận để có vốn đảm bảo cho quá trình tái sảnxuất mở rộng diễn ra liên tục với hiệu quả ngày một cao
Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp không ngừng mởrộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của doanh nghiệp
Trang 13trên thị trường Các doanh nghiệp đều đặt công tác tiêu thụ sản phẩm lên vị trí hàngđầu vì nó chi phối mạnh mẽ tới các hoạt động khác của quá trình sản xuất kinhdoanh.
Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng là công ty đangphân phối, kinh doanh các loại xe ô tô hãng Hyundai nhằm đáp ứng nhu cầu sửdụng của thị trường trong nước Sở dĩ công ty tồn tại được đến ngày hôm nay, mộtphần là do toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty rất quan tâm và coi trọngcông tác tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình thực tập tại công ty, là một sinh viên ngành QTKD tôi nhậnthấy bên cạnh những thành công đáng kể, công tác tiêu thụ sản phẩm của công tycòn gặp không ít khó khăn, hạn chế cần được khắc phục Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty tôi đã lựa chọn đề tài: “ Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xe hơi hyundaicủa Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng quảng nam tại Đà Nẵng”
Khóa luận đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm củaCông ty trong một số những năm gần đây, qua đó xác định được những thành tựuđạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó Trên cơ sở đó đưa ra một
số giải pháp kiến nghị góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty
2 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích của khóa luận chủ yếu tập trung phân tích công tác tiêu thụ xe ô tôcủa Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng và đưa ra một
số giải pháp cơ bản Từ đó mới có cơ hội tìm hiểu vấn đề tiêu thụ và các vấn đề liênquan đến tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty thì mới tồntại và phát triển trong nền kinh tế thị trường Đối với Công ty cổ phần cơ điện vàxây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng trong những năm gần đây công tác tiêu thụ sảnphẩm đã đạt được những thành tích đáng khích lệ gì? (Điều này thể hiện qua các kếtquả như: Doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận sau thuế…) Tuy nhiên bên cạnh những kếtquả rất có ý nghĩa trên hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty không tránh khỏinhững khó khăn tồn tại Do vậy Công ty cần phải nghiên cứu tìm ra các giải pháphiệu quả nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sẩn phẩm, nâng cao hiệu quả bán hàng
Trang 143 Đối tượng và phạm vị nghiên cứux
Đối tượng: Khóa luận nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt độngtiêu thụ xe ô tô tại của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng quảng nam tại ĐàNẵng
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Khóa luận đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tiêuthụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2019 đến 2021, qua đó xác định được nhữngthành tựu đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó Trên cơ sở đóđưa ra một số giải pháp kiến nghị góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của côngty
Về không gian: Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng quảng nam tại ĐàNẵng - Quốc Lộ 1A, thôn Miếu Bông, Xã Hoà Phước, Huyện Hoà Vang, Đà Nẵng
Về thời gian: Sử dụng số liệu trong 3 năm 2019 đến 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các báo cáo, số liệu thống kê của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựngQuảng Nam tại Đà Nẵng về tình hình tiêu thụ ô tô qua các năm
- Số liệu, các thông tin kinh tế về tiêu thụ, giá cả của các loại xe ô tô các thịtrường, đối tượng từng loại khách hàng
- Những báo cáo, tài liệu về tiêu thụ ô tô và thị trường tiêu thụ ô tô Việt Nam
từ các công ty kinh doanh ô tô, từ sách báo, tạp chí chuyên ngành và internet
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế
Thu thập và phân tích số liệu về tiêu thụ sản phẩm tại của Công ty cổ phần cơđiện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng Qua đó so sánh tình hình tiêu thụ xe ô
tô Hyundai tại công ty trong 3 năm 2019 đến 2021
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ đó đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe ô tô của công ty
Trang 154.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được sắp xếp, phân loại các thông tin theođối tượng nghiên cứu, trình tự thời gian, khu vực tiêu thụ ô tô…
4.3 Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thuthập được từ nghiên cứu Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu
và các thước đo Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phântích định lượng về số liệu Trong khuôn khổ nổi dung nghiên cứu của luận văn,phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả về thị trường, dự báo thịtrường, các chính sách liên quan tới công tác marketing - mix, tổ chức công tác tiêuthụ sản phẩm, tổ chức các dịch vụ sau bán hàng Ngoài ra, thống kê mô tả còn được
sử dụng để mô tả những đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các hoạt động nhằmthúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Phương pháp so sánh Phương pháp
So sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh
để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Trong khuônkhổ nghiên cứu của luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các chỉtiêu nghiên cứu qua các năm như tình hình tiêu thụ qua các năm, giá bán, cáchchính sách về giá của các đối thủ, …
4.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm được tiêu thụ: theo năm, theo khu vực, theoloại xe Các chỉ tiêu về tổng doanh thu: doanh thu theo năm, theo khu vực, theo loại
xe, theo kênh
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ ô tô hyundai tại của Công ty cổ phần
cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
Trang 16Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ ô tô hyundai của Công ty
cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 1.1 Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ là việc bán ra , trao đổi một cái gì đó từ chủ thể này sang một chủ thểmới Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, và cũng làyếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng Nếu xét tiêu thụ như một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thì tiêu thụsản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh Tiêu thụ sảnphẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuấtđến nơi tiêu dùng Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa mộtbên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng
Tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là việc thực hiện hoạt độngbán hàng, là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp chokhách hàng và thu tiền về
- Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu, bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của doanhnghiệp, mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hoá
và cuối cùng là thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất
Do tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhaunhưng lại có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, nên để tổ chức tốt được khâutiêu thụ thì doanh nghiệp không những cần phải làm tốt từng khâu mà đồng thờiphải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia thựchiện trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình tiêu thụ Doanh nghiệp không thể đảo lộngiữa các khâu hay đốt cháy giai đoạn mà phải thực hiện một cách tuần tự theo đúngchu trình của nó Nếu không có thể doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được đúng nhucầu tiêu dùng của thị trường, sẽ không tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá dẫn đếndoanh nghiệp sẽ phá sản
Trang 181.1.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với công ty
Tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng tới các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Cụ thể:
- Doanh nghiệp có bán được sản phẩm thì mới thu hồi được vốn để trang trải
bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Lợi nhuậnthu được để bổ sung vào nguồn vốn, mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như tái đầu
tư vào sản xuất kinh doanh
- Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp khi sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng mua nó tức là họ đãchấp nhận sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Việc sản phẩm được người tiêudùng tiêu thụ thể hiện được uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm sovới sản phẩm cùng loại Hay nói một cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đượcđầy đủ nhất những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên thị trường
Do vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu, nó là cơ sở và làcăn cứ để quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu thụ sảnphẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp Quátrình sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu, giai đoạnliên tục: Sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu dùng Có thể nói tiêu thụ sản phẩm đóngvai trò quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi sản phẩm sản xuất ra đểtrao đổi và bán trên thị trường Vì vậy, doanh nghiệp chỉ sản xuất và kinh doanhnhững cái thị trường cần chứ không phải sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp
có sẵn Tiêu thụ sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp sản xuất đúng những sảnphẩm mà thị trường cần
1.1.4 Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm đối với công ty
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trườngcần phải trả lời được 3 câu hỏi trọng tâm, đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai?
Và sản xuất như thế nào?
Như chúng ta đã biết, quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo chiều: Đầuvào => sản xuất => đầu ra Quá trình này cho thấy đầu ra là một yếu tố quan trọngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là vấn
đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
Trang 19Khác với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, việc tiêu thụ sản phẩm trong
cơ chế thị trường của các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủtrên thị trường, bao gồm cả các đối thủ trong nước và nước ngoài Vì vậy, muốnchiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp tất yếu phải có các chính sách tiêu thụlinh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng giai đoạn cũng như ưu việt hơn các đối thủcạnh tranh khác
Có thể nói, việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp làmột tất yếu khách quan của bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường
1.2 Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là công việc hàng ngày của các doanh nghiệp đồng thờicũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh Trong thời đại bùng nổthông tin, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sản phẩm tiêu thụ có tớihàng vạn hàng nghìn loại khác nhau, có những sản phẩm mới ra đời, có những sảnphẩm còn nằm trong dự đoán, có những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường… làm chonhu cầu tiêu dùng trên thị trường thường xuyên thay đổi Vì vậy tiêu thụ sản phẩmtrong nền kinh tế thị trường là việc làm vô cùng khó khăn Trong thực tế hoạt độngkinh doanh cho thấy có những doanh nghiệp tồn đọng hàng tỷ đồng vốn trong sảnxuất không bán được, để thu hồi vốn này doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá
rẻ, thấp hơn giá thành, chấp nhận thua lỗ, sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì sản phẩmkém chất lượng và sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩmsản xuất ra nhiều trong khi nhu cầu thấp, định giá sản phẩm quá cao, chưa làm chongười tiêu dùng hiểu rõ giá trị sản phẩm…
Vì vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt được các yêucầu cơ bản sau:
- Tăng thị phần của doanh nghiệp: giữ vững và mở rộng thị trường (tăng phầnthị trường) là một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp
- Đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
- Bảo đảm và nâng cao hiệu quả tiêu thụ: để tổ chức công tác tiêu thụ sảnphẩm các doanh nghiệp cần tiến hành tốt các hoạt động quảng cáo, tổ chứcmarketing, giao nhận, phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán
Trang 20- Tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp, đó chính là tăng uy tín của doanhnghiệp nhờ tăng niền tin đích thực của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanhnghiệp.
- Phục vụ khách hàng góp phần vào việc thoả mãn các nhu cầu phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước.Yêu cầu này thể hiện một khía cạnh chức năng xã hội củadoanh nghiệp và khẳng định vị trí của doanh nghiệp như một tế bào của hệ thốngkinh tế quốc dân
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.3.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập xử lý và phân tích sốliệu về thị trường một cách có hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị.Doanh nghiệp phải nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác độngcủa thị trường khi ra các quyết định kinh doanh, điều chỉnh các mối quan hệ với thịtrường và nghiên cứu các ảnh hưởng của nó
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp
Để có được lợi nhuận doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình và sảnphẩm hàng hóa đó phải phù hợp với nhu cầu thị trường Do vậy, hoạt động nghiêncứu là một khâu rất quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đặc biệt là hoạt động thị trường
Nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về ảnh hưởngcủa thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở cho việc raquyết định về chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là xác định được thực trạng của thịtrường theo tiêu thức có thể lượng hóa được, đồng thời nghiên cứu thị trường cầnphải chỉ ra được cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp cũng như lý dongười tiêu dùng mua hay không mua sản phẩm lý do về tính trội hơn của việc cungcấp sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh khác Đây là cơ sở để ra các quyết định liênquan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu về cầu của sản phẩm cần phải xác định được cầu của thị trườngđối với một sản phẩm cụ thể theo các tiêu thức như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,thu nhập…
Trang 21Việc nghiên cứu cầu đối với một sản phẩm cụ thể còn có thể dựa trên cơ sởphân đoạn theo khu vực tiêu thụ, mật độ dân cư, thói quen tiêu dùng, cũng như tínhchất mùa vụ của sản phẩm
Nghiên cứu cung của sản phẩm phải xác định được số lượng đối thủ cạnhtranh hiện tại và tiềm ẩn cũng như phân tích các yếu tố có ý nghĩa đối với chínhsách tiêu thụ của đối thủ như thị phần các chương trình sản xuất, chất lượng sảnphẩm, sự khác biệt sản phẩm chính sách giá, phương pháp quảng cáo và bán hàng,chính sách phục vụ cũng như các điều kiện thanh toán
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn phải nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ sảnphẩm, tốc độ tiêu thị sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà cònphụ thuộc lớn vào mạng lưới tiêu thụ
Tóm lại, nghiên cứu thị trường ô tô trong nghiên cứu này cần trả lời các câuhỏi: Thị trường đang cần những loại sản phẩm ô tô gì? Đặc điểm kinh tế - kỹ thuậtcủa nó ra sao? Dung lượng thị trường đối với sản phẩm ô tô như thế nào? Ai làngười tiêu thụ những loại sản phẩm đó?
Các phương pháp nghiên cứu thị trường:
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu thịtrường sau :
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Đây là nghiên cứu, thu thập thông tin dựatrên cơ sở các dữ liệu của chính doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài doanh nghiệp.Phương pháp này dễ làm, nhanh có kết quả, chi phí thấp nhưng đòi hỏi ngườinghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu thập, đánh giá và sử dụng tài liệu.Nên sử dụng phương pháp này để định hướng thị trường có triển vọng trong tươnglai của doanh nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Là phương pháp sử dụng lực lượngtrực tiếp tiếp cận thị trường để nghiên cứu thông qua các hình thức điều tra tại chỗ,phỏng vấn, quan sát nghiên cứu tại hiện trường có thể thu được các thông tin cậpnhật, chính xác nhưng nó lại rất tốn kém chi phí
1.3.2 Dự báo thị trường
Dự báo thị trường là quá trình tạo ra các số liệu dự toán về tình hình kinh tếnói chung và thị trường nói riêng trong tương lai, phục vụ cho việc ra các quyết
Trang 22định của doanh nghiệp hoặc hoạch định chính sách của chính phủ Có nhiều phươngpháp dự báo được sử dụng để ước lượng các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tếphức tạp, đòi hỏi phải thu thập nhiều số liệu và tốn kém.
Nội dung chủ yếu của dự báo thị trường là sự dự đoán được quy mô, tính chất,
cơ cấu thị trường, nhóm phân đoạn thị trường triển vọng Đặc biệt, nếu công tác dựbáo có độ chính xác thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng đưa ra các quyết địnhđúng đắn Căn cứ vào những thông tin hữu ích mà dự báo thị trường cung cấp,doanh nghiệp có thể:
- Đánh giá những lợi ích và thiệt hại khi quyết định thâm nhập vào một thịtrường mới, đánh giá khả năng và mức độ khai thác thị trường hay quyết định thayđổi năng lực sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường
- Phân tích và quyết định duy trì hay thay đổi chính sách tiêu thụ sản phẩm,đánh giá mức độ và hiệu lực của những thay đổi cần thiết trên cơ sở so sánh triểnvọng bán hàng
1.3.3 Xây dựng các chính sách Marketing – Mix
1.3.3.1 Chính sách sản phẩm
Chiến lược sản phẩm, một trong bốn chính sách cơ bản của Marketing - mix,giữ một vai trò hết sức quan trọng Sản phẩm là đối tượng của nghiên cứu thị trườngnhằm tới, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhiều loại sản phẩm mới đã
ra đời, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng Sự cạnh tranh trên thịtrường không chỉ là của giá cả, mà nó còn là sự cạnh tranh của cả chất lượng sảnphẩm
Có thể nói, quyết định dẫn đến thành công của doanh nghiệp phần lớn chính làsản phẩm Sản phẩm đó có đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùngkhông? Bên cạnh đó, để thành công trên thị trường, doanh nghiệp cần đa dạng hóacác loại hình sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Khi hình thành được chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần có kế hoạch đểđầu tư, nghiên cứu thiết kế và sản xuất hàng loạt Nếu chiến lược sản phẩm củadoanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệpkhông thể tiêu thụ được sản phẩm Nếu chiến lược sản phẩm thực hiện tốt, các chiến
Trang 23lược phân phối và xúc tiến hỗn hợp mới có điều kiện phát triển một cách có hiệuquả.
Nếu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường, doanh nghiệp không thể tiêu thụ được sản phẩm Nếu chiếnlược sản phẩm thực hiện tốt, các chiến lược phân phối và xúc tiến hỗn hợp mới cóđiều kiện phát triển một cách có hiệu quả
1.3.3.2 Chính sách giá cả
Giá cả là yếu tố duy nhất trong các chính sách của marketing - mix đem lại thunhập Vì vậy, chính sách về giá được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cốchế độ tài chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Khi sảnxuất một sản phẩm nào đó, yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây dựng đượcchính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Mục tiêu của chính sách giá mà doanh nghiệp xây dựng nhằm:
- Tăng khối lượng bán sản phẩm
- Bảo đảm sự ổn định cho doanh nghiệp, tránh được những phản ứng bất lợi từphía đối thủ cạnh tranh
Vì vậy, khi xây dựng chính sách giá, doanh nghiệp định hướng chủ yếu vàohai hướng cơ bản như sau:
- Định hướng vào doanh nghiệp: chính sách này chủ yếu dựa vào những nhân
tố bên trong doanh nghiệp
- Định hướng vào thị trường: Chính sách này dựa vào quan hệ cung cầu, tiềmnăng của thị trường để quyết định một mức giá thích hợp trong khoảng thời giannào đó Đồng thời, chính sách này dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường để tìm hiểucác phản ứng của đối thủ cạnh tranh qua đó định giá bán sản phẩm theo từng thời kỳthích hợp nhằm bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
1.3.3.3 Chính sách phân phối
Chính sách phân phối của doanh nghiệp chính là cách thức doanh nghiệp cungứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu Chính sách phân phối cóvai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệpnào Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cườngkhả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình
Trang 24lưu thông hàng hoá được nhanh chóng Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sảnxuất phát triển, đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới gần với người mua, thúc đẩynhu cầu của người tiêu dùng…
Chính sách phân phối để mở rộng và phát triển thị trường mà doanh nghiệp cóthể sử dụng bao gồm các kênh phân phối trực tiếp hoặc kênh phân phối gián tiếp
Kênh trực tiếp:
Kênh phân phối trực tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sảnphẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không thông qua các khâu trunggian Đây được gọi là kênh cấp 0 khi chỉ có 2 là nhà sản xuất và người tiêu thu cuốicùng tham gia vào hoạt động mua bán tiêu thụ sản phẩm Ngày nay, khi xã hội pháttriển, công nghệ thông tin hiện đại, nhiều hình thức bán hàng trực tiếp kiểu mới nhưbày bán hàng, bán hàng qua điện thoại, đặt hàng bằng thư, bán hàng thông quathương mại điện tử càng được sử dụng nhiều hơn
Kênh gián tiếp:
Kênh gián tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình chongười tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian (người bán buôn, bánbuôn, đại lý
Kênh tiêu thụ gián tiếp ngắn:
Kênh tiêu thụ gián tiếp ngắn là kênh tiêu thụ bắt đầu xuất hiện người trunggian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối Loại kênh này được thể hiện ở sơ
đồ sau:
Hình 1.1 : Kênh tiêu thụ gián tiếp ngắn
Kênh tiêu thụ gián tiếp dài
ĐẠI LÝ
NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG NHÀ SẢN XUẤT
CÔNG TY XNK
Trang 25Hình thức tiêu thụ sản phẩm thông qua nhiều trung gian phân phối là hình thứcphổ biến nhất trong công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Kênh này được
sử dụng đối với những mặt hàng có một số người sản xuất ở một số nơi của đấtnước hoặc chỉ có một nơi sản xuất những mặt hàng hóa đó được phân phối đi khắpnơi Nhà sản xuất có quy mô sản xuất lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra vượtquá nhu cầu tiêu dùng của địa phương và ở các vùng khác cũng có nhu cầu tiêudùng hàng hóa đó
Hình 1.2 : Kênh tiêu thụ gián tiếp dài
1.3.3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp hay truyền thông Marketing là các hoạt động truyền tin vềsản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ thông qua các phươngtiện khác nhau
Thực chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp là việc sử dụng các phương tiện đểtruyền thông tin liên lạc với thị trường và khách hàng mục tiêu nhằm thông báo chobiết về sự sẵn có của sản phẩm, thuyết phục họ sản phẩm này tốt hơn trên nhiềuphương diện so với những sản phẩm cùng loại khác và nhắc họ mua thêm khi đãdùng hết các sản phẩm đã mua Khi các nỗ lực của xúc tiến hỗn hợp đã đạt được thìđồng nghĩa rằng thị phần của công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh số bán
sẽ được tăng lên
Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm tất cả các hoạt động và giải pháp nhằm
đề ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy bán
Trang 26hàng, nâng cao uy tín và vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Xúc tiến hỗn hợp còn được gọi là hoạt động truyền thôngMarketing.
Bản chất của xúc tiến hỗn hợp là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tớikhách hàng mục tiêu để thuyết phục họ mua
Mục tiêu cơ bản của xúc tiến hỗn hợp là thông báo, thuyết phục và nhắc nhởđối tượng nhận tin Thông qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báocho khách hàngvề sự có mặt của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưuviệt của sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và nhắc nhở kháchhàng nhớ tới sản phẩm khi hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm
Các công cụ xúc tiến hỗn hợp (truyền thông Marketing hỗn hợp) mà doanhnghiệp sử dụng bao gồm:
Hình 1.3 : Các công cụ xúc tiến hỗn hợp
Quảng cáo:
Bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp về những ý tưởng,hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủthể phải thanh toán các chi phí
Khuyến mại (xúc tiến bán):
XÚC TIẾN HỖN HỢP
Quảng cáo
Khuyến mại
Tuyên truyền ( PR)
Bán hàng
cá nhân Marketing
trực tiếp
Trang 27Khuyến mại là tất cả các biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyếnkhích việc dùng thử hoặc mua nhiều hơn sản phẩm/dịch vụ nhờ cung cấp những lợiích bổ xung cho khách hàng.
Tuyên truyền (quan hệ công chúng PR):
Là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu hoặc chodoanh nghiệp trong cộng đồng Kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu vềhàng hóa/dịch vụ hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tứctích cực trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi
và miễn phí
Bán hàng cá nhân: là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp củangười bán hàng cho khách hàng tiềm năng nhằm tăng mục đích bán hàng và thuthập được các thông tin phản hồi từ khách hàng
1.3.4 Tổ chức các hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ sản phẩm
1.3.4.1 Hoạt động tiêu thụ trực tiếp của doanh nghiệp:
Đối với các sản phẩm ô tô, nhiều doanh doanh nghiệp sử dụng hình thức bántrực tiếp thông qua các showroom của công ty Ô tô được bán trực tiếp cho người sửdụng Hai bên, người bán và người mua, đi đến ký hợp đồng mua bán hàng hóahoặc trực tiếp giao hàng và nhận tiền hay giấy chấp nhận thanh toán mà không qua
ký hợp đồng Các bước tổ chức thực hiện hợp đồng tiêu thụ hàng hóa gồm chuẩn bịhàng hóa để giao, kiểm tra hàng hóa, quyết định phương tiện vận tải, giao hàng vàlàm thủ tục thanh toán Để hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cần thiết phải tuyển
Trang 28chọn được một đội ngũ bán hàng giỏi chuyên môn, có hình thức dễ nhìn, biết ứng
sử thuyết phục khách hàng Bên cạnh đó, việc bố trí sắp xếp các trang thiết bị đòihỏi phải có nghệ thuật cao như hàng hóa bán phải được trưng bày ở những nơi dễthấy, khách hàng dễ tiếp xúc với sản phẩm như nhìn, sờ hay lái thử sản phẩm
1.3.4.2 Tiêu thụ sản phẩm qua các trung gian:
Hầu hết, các doanh nghiệp sản xuất ô tô đều sử dụng các kênh phân phối giántiếp (bán hàng qua các trung gian)
Các hoạt động tiến hành bao gồm: Giao dịch ký kết hợp đồng, tổ chức điềuhành kiểm tra đánh giá hoạt động của các thành viên kênh, kích thích và tạo lập cácmối quan hệ giữa các kênh tạo thành một mạng lưới phân phối hoàn hảo
Việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết địnhhiệu quả hoạt động của kênh phân phối Theo đó các trung gian hiểu rõ quyền lợi vànghĩa vụ của mình để từ đó cố gắng thực hiện tốt các điều khoản quy định trong hợpđồng
Các biện pháp kích thích tiêu thụ cho các trung gian bao gồm như tiền thưởng,hoa hồng, chiết khấu Đây là những đòn bẩy hữu hiệu giúp cho hàng hóa của công
ty bán chạy trên thị trường, khai thác được nhiều thị trường mới, thu hút lôi kéothêm khách hàng
1.3.5 Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp
Hướng dẫn sử dụng:
Sau khi hàng hóa đã đươc giao dịch và mua bán, việc lắp đặt và hướng dẫn sửdụng được thực hiện nhằm góp phần làm tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.Đối với nhiều sản phẩm mang tính kỹ thuật, có những thao tác phức tạp, cótrọng lượng lớn, khối lượng lớn thì nhà sản xuất/ cung cấp dịch vụ phải hỗ trợ côngtác lắp đặt tại nơi khách hàng yêu cầu Đồng thời, họ còn phải có nhiệm vụ hướngdẫn cách sử dụng Nhưng không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng nên áp dụng dịch
Trang 29gian bao nhiêu tháng sau khi bán sản phẩm thì nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm sửachữa miễn phí Thời gian bảo hành bao lâu là tùy thuộc vào tính toán của nhà sảnxuất và tùy thuộc vào thời gian bảo hành của các hãng cùng loại cũng như đặc tínhcủa sản phẩm.
Các chính sách liên quan tới bảo hành còn là lợi thế cạnh tranh giữa các nhàsản xuất vì với những sản phẩm mang tính lâu bền thời gian bảo hành càng dài thìngười tiêu dùng cảm thấy tin cậy của sản phẩm càng cao
Dịch vụ bảo dưỡng định kì và sữa chữa:
Đối với các sản phẩm lâu bền thì các dịch vụ sửa chữa định kỳ và bảo hành làyêu cầu gần như bắt buộc đối với các nhà cung cấp Đặc biệt, đối với sản phẩm ô tôthì việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ là bắt buộc để đảm bảo độ an toàn cũng nhưtuổi thọ của xe
Độ tin cậy, tuổi thọ sản phẩm chỉ được xác định trong quá trình tiêu dùng,Doanh nghiệp khó có thể sản xuất ra những sản phẩm mà không bị trục trặc cho đếnhết giá trị sử dụng Hơn nữa, các sản phẩm lại được sử dụng trong những điều kiệnkhác nhau, bởi những con người khác nhau, có trình độ khác nhau,… sẽ có tuổi thọcũng như độ hỏng hóc khác nhau Các nhà sản xuất không lường được hết Đặc biệt,đối với sản phẩm là máy móc thiết bị thì dễ lạc hậu về mặt kỹ thuật Vì vậy, doanhnghiệp cần phải có các trạm sửa chữa
Đối với nhiều sản phẩm thì dịch vụ này là cơ hội để tăng thêm doanh thu Đốivới sản phẩm ô tô, việc sửa chữa và bảo dưỡng xe còn là cơ hội lớn cho các nhàcung cấp dịch cơ hội kiếm thêm thu nhập đồng thời tăng độ thỏa mãn của người tiêudùng đối với các dịch vụ sau bán hàng
Dịch vụ cung cấp phụ tùng thay thế:
Hàng hóa lâu bền thường có thời gian lâu dài, đặc biệt đối với ô tô và các phụtùng của ô tô có thời gian sử dụng từ 5 - 10 năm hoặc hơn thế nữa Vì vậy, khingười tiêu dùng còn sử dụng sản phẩm thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm cungcấp những chi tiết hay phụ tùn cần thay thế cho khách hàng Đối với nhiều sảnphẩm nhà sản xuất phải dự tính được khi nào cần phải thay thế và có kế hoạch kịpthời
Trang 301.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bến trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩmhàng hoá bao gồm : Giá cả của sản phẩm hàng hoá, chất lượng sản phẩm hàng hoá,
cơ cấu mặt hàng, các biện pháp quảng cáo, mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bánhàng
1.4.1.1 Giá cả sản phẩm
Giá cả hàng hoá là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt độngtiêu thụ của mỗi doanh nghiệp Giá cả có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trênthị trường và do đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ Khi doanh nghiệp xác định giáđúng sẽ thu hút được khách hàng thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứđọng, hạn chế thua lỗ Tuỳ từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm và tuỳtừng đoạn thị trường mà doanh nghiệp nên đặt giá cao hay giá thấp để có thể thu hútđược nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm hàng hoá từ đó thực hiện mụctiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Giá cả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tiêu thụ nhất là trong điều kiệnthu nhập của người dân còn thấp Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu doanh nghiệp quálạm dụng chiến lược giá cả có thể sẽ dẫn trường hợp “gậy ông đập lưng ông” khôngnhững không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn khiến doanh nghiệp bị thiệt hại, thua
lỗ Do đó phải thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, doanh nghiệp cần phảiđịnh hướng và xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả Đây chính là một điều kiệnquan trọng trong việc tăng tốc độ tỉêu thụ sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệphiện nay
1.4.1.2 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm hàng hoá là những đặc tính nội tại của sản phẩm, đượcxác định bằng những thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với điều kiệnhiện tại và thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội
Khi một người đi mua hàng thì điều đầu tiên mà họ nghĩ đến là khả năng hànghoá thoả mãn được nhu cầu của họ, chất lượng mà sản phẩm hàng hoá có Trongđiều kiện hiện nay, khi mà khách hàng ngày càng khó tính, yêu cầu về chất lượngsản phẩm hàng hoá càng cao thì doanh nghiệp lớn thường sử dụng chiến lược về
Trang 31chất lượng sản phẩm hàng hoá, vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” chodoanh nghiệp Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạodựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất Bất kỳ một sản phẩm hàng hoá nào được bán trên thịtrường đều có một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng đượcsản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và chát lượngsản phẩm của doanh nghiệp nào cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mìnhhơn Khi khách hàng tin tưởng vào chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp thì họkhông những không mua sản phẩm đó của doanh nghiệp mà còn mua những sảnphẩm khác của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể duy trì được thị trườngtruyền thống và mở rộng được thị trường mới củng cố thêm vị trí của doanh nghiệptrên thị trường.
Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận, nhưng để đạtđược lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hoá tức là được kháchhàng chấp nhận sản phẩm hàng hoá của mình Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanhnghiệp phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, vì chính chất lượng sản phẩm có thể tạonên vị thế vững chắc cảu sản phẩm trên thị trường Đồng thời chất lượng sẽ thu hútđược khách hàng bền vững và lâu dài làm cho khách hàng trung thành với sản phẩmhàng hoá của doanh nghiệp
1.4.1.3 Cơ cấu mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp vì nhu cầu trên thị trường rất phong phú và đa dạng Như vậy để đáp ứngnhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hànghợp lý, đủ chủng loại Bên cạnh đó với một cơ cấu mặt hàng hợp lý sẽ dễ dàng đápứng được sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanhnghiệp
1.4.1.4 Các biện pháp quảng cáo
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay thì quảng cáo đóng một vai trò rấtlớn trong việc thúc đấy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Quảng cáo nhằm giới thiệu tớingười tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và kích thích nhu cầu của họ Có nhiềuloại hình quảng cáo cho doanh nghiệp có thể lựa chọn như quảng cáo trên báo trí,truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng …
Trang 32Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhớ có quảng cáo tốt mà đã tăngnhanh được doanh số bán thu được lợi nhuận lớn Tuy nhiên việc quảng cáo là rấttốn đã có nhiều doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng lại không hiệuquả bởi nội dung quảng cáo không hợp lý dẫn đến tình trạng người tiêu dùng từchối không chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy khi xây dựng chươngtrình quảng cáo doanh nghiệp cần phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo
có thể thúc đẩy nhanh tiêu thụ của doanh nghiệp
1.4.1.5 Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng
Tổ chức kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụsản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Kênh phân phối bao gồm mạng lưới bánbuôn, bán lẻ, các đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học để chiếm lĩnh đượckhông gian thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng từ đó kích thíchhơn nữa nhu cầu của họ Doanh nghiệp thường sử dụng các loại kênh tiêu thụ sau:
Kênh tiêu thụ trực tiếp :
Là doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùngkhông qua khâu trung gian
Với hình thức này nhà sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng, họ sử dụng cửa hànggiới thiệu sản phẩm siêu thị bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra
Ưu điểm : giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, doanhnghiệp thường xuyên được tiếp xúc với khách hàng, thị trường từ đó doanh nghiệp
có thể hiểu rõ được nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả, giúp cho doanhnghiệp có điều kiện thuận lợi để tạo uy tín với khách hàng
Nhược điểm : Do doanh nghiệp phải quan hệ với nhiều bạn hàng, nên hoạtđộng bán hàng diễn ra với tốc độ chậm
Kênh tiêu thụ gián tiếp :
Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua cáckhâu trung gian bao gồm người bán buôn, bán lẻ và đại lý
Với kênh này doanh nghiệp cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thôngqua người trung gian, trong kênh này người trung gian đóng vai trò rất quan trọngKênh I : Gồm một nhà trung gian rất gần với người tiêu dùng cuối cùng
Kênh II : Gồm hai nhà trung gian, có thể là người bán buôn bán lẻ
Trang 33Kênh III : Gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiềunhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ.
Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm và những chiến lược riêng, vì vậy
để thiết lập mạng lưới kênh phân phối sao cho hợp lý thì doanh nghiệp cần căn cứvào chiến lược tiêu thụ mà mình đang theo đuổi, căn cứ vào nguồn lực của doanhnghiệp, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng của họ và các kênh củađối thủ cạnh tranh
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:
1.4.2.1 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về
cơ cấu ngành kinh tế Môi trường kinh tế với các điều kiện, giai đoạn phát triển nềnkinh tế, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến sức mua, và cơ cấu chỉ tiêu của ngườitiêu dùng Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, người tiêudùng phải suy nghĩ đắn đo trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm hàng hoá nào
đó Việc này ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, và từ đótạo sự bất ổn trong việc mua bán sản phẩm trên thị trường Nhưng khi nền kinh tếtrở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng thì việc mua sắm sẽ sôi động trở lại làm chohoạt động tiêu thụ diễn ra suôn sẻ hơn
1.4.2.2 Môi trường chính trị pháp luật:
Môi trường chính trị thể hiện tác động của nhà nước đến môi trường kinhdoanh Hoạt động bán hàng ở công ty có thể bị ảnh hưởng và dàng buộc bởi phápluật, hoặc có thể được tạo điều kiện thuận lợi Chẳng hạn chính sách bảo hộ sản
Trang 34xuất trong nước sẽ có lợi cho những doanh nghiệp được bảo hộ Nhưng cũng sẽ ảnhhưởng tới những doanh nghiệp nhập sản phẩm về bán như nhập khẩu ô tô về tiêuthụ thị trường trong nước
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi môi trường chính trị có thểảnh hưởng có lợi cho doanh nghiệp này nhưng bất lợi cho doanh nghiệp khác vàngược lại Ví dụ như các quy định về nhập khẩu xe ô tô và quy định về thuế nhậpkhẩu ô tô cũng ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ ô tô của doanh nghiệp
Hệ thống pháp luật đồng bộ chặt chẽ sẽ tạo hành lang pháp lý và một “sânchơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm,khuyến khích họ tập trung các nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh và mởrộng thị trường
1.4.2.3 Môi trường văn hoá xã hội:
Văn hoá xã hội cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Các giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững qua các thế hệ cótác động mạnh mẽ đến thái độ, hành vi mua và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá củatừng cá nhân, từng nhóm người Tuy nhiên đây lại là một đặc điểm có tính ổn địnhgiúp cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có thể luôn duy trì được mảng thịtrường truyền thống này Tuy vậy, khi có sự xâm nhập của những lối sống mớiđược du nhập từ nước ngoài vào và trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đời sốngkinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì các Doanh nghiệp buộc phải thich ứng theo cácnhu cầu mới xuất hiện Mặt khác, các Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêudùng, sự thay đổi của tháp tuổi tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ…
1.4.2.4 Khách hàng:
Khách hàng và sức ép từ khách hàng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Khách hàng và nhu cầu của họ có tác đông đến quy
mô, cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khihoạch định kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp Muốn bánđược nhiều hàng buộc các doanh nghiệp phải lôi kéo được ngày càng nhiều kháchhàng về phía mình và tạo được niềm tin với họ Vì vậy doanh nghiệp cần phải tìm
Trang 35cách phân tích nhu cầu của khách hàng và tìm cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầuđó.
Có 2 kiểu khách hàng:
Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng:
Đó là những người mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thânmình
Sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh có sự vượt trội về chất lượng, kiểudáng, chính sách tiêu thụ các mặt hàng cạnh tranh sẽ làm cho thị trường tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thậm chí bị mất hẳn nếu không có chính sáchđối phó kịp thời Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò quan trọngtrong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, do vậy là côngviệc cần được quan tâm thích đáng và thường xuyên trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là điểm để doanh nghiệp xem xét và so sánh để biết vị tríhiện tại của mình đang ở đâu Các tiêu thức so sánh gồm: Thị phần, giá cả, sảnphẩm, chất lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng, uy tín, tiềm lực… trên cơ sở phântích những yếu tố này để phát hiện ra những lợi thế so sánh của doanh nghiệp so vớiđối thủ, thấy được điểm mạnh yếu của cả hai bên từ đó tìm ra các giải pháp và đốisách phù hợp cho hoạt động của mình
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ Ô TÔ HYUNDAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NAM TẠI
ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
Tên công ty : Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà NẵngTên chi nhánh : Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Namtại Đà Nẵng
Ngày thành lập : 30/05/2007
Lĩnh vực chính : Mua bán, bảo dưỡng, sữa chữa xe ô tô Hyundai
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 3303070272
Chủ tịch - tổng giám đốc: Ông Đinh Văn Nhân - Bổ nhiệm lại ngày21/04/2009
Giám đốc chi nhánh : Ông Trần Xuân Loãn - Bổ nhiệm lại ngày 21/04/2009Tổng số nhân viên chi nhánh: 34 người
Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp : 5.000.000.000 đồngVốn góp thực tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 : 3.000.000.000 đồngTrụ sở chính chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại
Cấu trúc doanh nghiệp
- Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Quảng Nam
Lĩnh vực: Xây dựng nhà không để ở và các công trình kỹ thuật dân dụngkhác
- Xí nghiệp dịch vụ và cơ khí Tam Kỳ
Lĩnh vực: Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp
Trang 37- Chi nhánh công ty cp cơ điện và xây dựng - xí nghiệp xây dựng số 3( Ngưng hoạt động năm 2018)
Lĩnh vực : Sản xuất vật liệu từ đất sét
- Nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ ( Ngưng hoạt động năm 2019)
- Lĩnh vực: Sản xuất và mua bán các mặt hàng cơ khí,Thiết bị công nghiệp- nông nghiệp
Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng được thànhlập vào ngày 30/05/2007 , sau 15 năm hoạt động công ty đã mở rộng cả về quy môlẫn sản xuất
Vào lúc mới thành lập, Công Ty kinh doanh lĩnh vực chính là Bán buôn vậtliệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng và cơ khí, sau đó vào năm 2011, Công tyđẩy mạnh sang lĩnh vực mua bán, bảo dưỡng và sữa chữa xe Ô tô Hyundai
Ngoài lĩnh vực chính là Mua bán, bảo dưỡng, sữa chữa xe ô tô Hyundai, Công
ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng còn kinh doanh rấtnhiều các lĩnh vực khác nhau như: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trongxây dựng, Cho thuê xe máy, thiết bị… nhưng ở đây, chúng ta sẽ đi phân tích kĩcàng về lĩnh vực Bảo dưỡng sửa chữa, mua bán ô tô và xe có động cơ khác Cụ thể
là mua bán, bảo dưỡng, sữa chữa xe ô tô Hyundai
Là đại lý 3s , uỷ quyền của Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam có trụ
sở phụ tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, Xã Gia Trấn, Huyện Gia Viễn, Tỉnh NinhBình
Công ty buôn bán Ô tô Hyundai dưới dạng nhập ô tô được lắp ráp trực tiếp vàtrong nước và cả nhập khẩu ô tô nguyên con thông qua Công ty CP Hyundai ThànhCông Việt Nam
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
Năm 2003, Thành lập công ty đầu tiên : Công ty xí nghiệp cơ khí và xây dựngQuảng Nam
Địa chỉ: 137 Huỳnh Thúc Kháng, An Xuân, Thành Phố Tam Kỳ, QuảngNam
Trang 38Tiếp đó, vào ngày 12/04/2007 thành lập công ty Cổ phần cơ điện và xây dựngQuảng Nam
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, KP Trường Đồng, Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam
Sau cùng thành lập Nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ vào năm 2010
Tuy nhiên, vào đầu năm 2018 cả 2 Công ty công ty Cổ phần cơ điện và xâydựng - xí nghiệp xây dựng số 3 và Nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ đều ngừng hoạtđộng
Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng được thànhlập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty cơ điện và xây dựngQuảng Nam tại Đà Nẵng trực thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp theoquyết định số 3968/QĐ-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ côngnghiệp
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp số 3303070272 ngày 30 tháng 05 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Quảng Nam
Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã 4 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 4 tháng 10 năm 2011 với mã
số doanh nghiệp là 4000389400-002 Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và cácquy định pháp lý hiện hành có liên quan
Trang 392.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh chính:
1 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy Lợi, thủy điện, kè sông,
kè biển, Cầu cảng, các công trình cầu,đường bộ, công Trình cấp thoát nước, Côngtrình đường dây và trạm biến áp đến 35kVA
2 San lấp mặt bằng
3 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
4 Sản xuất và mua bán các mặt hàng cơ khí,Thiết bị công nghiệp- nôngnghiệp
5 Cho thuê xe máy, thiết bị
6 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động
7 Sản xuất vật liệu từ đất sét
8 Bảo dưỡng sửa chữa, mua bán ô tô và xe có động cơ khác
9 Gia công cơ khí, xử lý ý và tráng phủ kim loại
10 Khách sạn
11 Thi thiết kế công xây Dựng dân dụng, giao thông, công trình hạ tầng kỹthuật đô thị, Thủy lợi
12 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
13 Xây dựng và kinh Doanh cơ sở hạ tầng
Công ty kinh doanh với rất nhiều các ngành nghề khác nhau, do vậy lợinhuận mà các ngành nghề khác nhau mang lại là vô cùng lớn Đặc biệt không thể
kể đến việc kinh doanh xe ô tô Hyundai, đã phần nhiều giúp nâng cao hiệu quảkinh doanh của công ty, giúp công ty vận hành và đứng vững trong suốt 15 nămphát triển và xây dựng thương hiệu của mình
2.1.3.2 Sản phẩm kinh doanh chủ yếu
Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam tại Đà Nẵng giới thiệu vàbán các loại xe bao gồm:
Xe du lịch :
Equus:
Trang 40Equus 3.8 AT và Equus 4.6 AT là chiếc sedan hạng sang với kích thước lớn,nội thất sang trọng, ghế xe được trang bị nhằm tạo ra sự thoải mái nhất cho người sửdụng với chức năng sưởi, làm mát… đồng thời phía sau là tủ lạnh 48 mini để dự trữnước và thức ăn trong những chuyến đi dài Động cơ xe mạnh mẽ, có thể nói, mọithứ ở Equus đều hấp dẫn Nó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với Lexus LS460
và các dạng xe hạng sang do hãng BMW; AUDI sản xuất
Hyundai Grand i10
Là loại xe đứng đầu trong dòng xe mini tại Châu Âu, là một trong những chiếc
xe quan trọng nhất của công ty Chiếc xe mang cho người sử dụng cảm giác thoảimái, tiện lợi, có thể thỏa mãn những chuyến đi xa mà bạn chỉ đôi khi cần nếu sởhữu một chiếc xe nhỏ tiện lợi hàng ngày
Hyundai i20
Là dòng xe thế hệ mới được hãng Hyundai tự xưng là mẫu ô tô động cơ đốttrong truyền thống thân thiện với môi trường nhất thế giới Dòng xe có tính nănghoạt động và độ an toàn cao, kiểu dáng mang phong cách mới, mềm mại, trẻ trungđậm tính đột phá đầy sáng tạo
RB- Accent
Là dòng xe sedan tầm trung với phong cách thể thao, sang trọng và lịch lãm,
nó thôi thúc sự tò mò, khám phá và niềm khát khao sở hữu…với tính năng vượt trội,
độ an toàn cao Accent thật sự chính là chiếc xe của tương lai