NỘI DUNG KIỂM TRA (30% - TRẮC NGHIỆM) - Môn Kỹ Năng Mềm Ra Quyết Định và Giải Quyết Vấn Đề (HUIT)

8 126 1
NỘI DUNG KIỂM TRA (30% - TRẮC NGHIỆM) - Môn Kỹ Năng Mềm Ra Quyết Định và Giải Quyết Vấn Đề (HUIT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nội dung kiểm tra kết thúc học phần môn Kỹ Năng Mềm Ra Quyết Định và Giải Quyết Vấn Đề của trường Đại Học Công Thương TP.HCM (HUIT). Nội dung kiểm tra gồm 20 câu trắc nghiệm trích từ tài liệu học tập liên quan.

Người thực hiện: atuanlab Trường Đại Học Công Thương TP HCM (HUIT) Email: ng.atuanlab.yt@gmail.com KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN Youtube: @atuanlab Môn: KNM – Ra quuyết định và Giải quyết vấn đề Ngày thực hiện: 16/03/2024 I YÊU CẦU HỌC PHẦN Chuyên cần :  Tham gia đủ 2 buổi học (vắng 1 buổi không phép xem như không hoàn thành học phần)  Vào trễ 15 phút xem như vắng buổi học hôm ấy Điềm số :  70%: bài tập do giảng viên yêu cầu thực hiện  30%: bài kiểm tra trắc nghiệm kết thúc học phần (thực hiện vào buổi 02) II NỘI DUNG KIỂM TRA (20 câu trắc nghiệm) (chỉ mang tính tham khảo) Câu 01: “Trong một cuộc thi như: thi thuyết trình/ thi thời trang/ thi ý tưởng khởi nghiệp/ thi hát hay bất kỳ cuộc thi cạnh tranh nào khác, chỉ một vài người đạt giải, số lượng trượt nhiều hơn số người thắng gấp cả chục cả trăm lần Khi đi tìm việc, 10 người phỏng vấn mới đậu được 1 - 2 người; ứng viên mang hồ sơ về thường nhiều hơn kẻ ở lại vào nhận việc Bắt tay khởi nghiệp, 10 công ty thường sẽ có 7 - 9 công ty thất bại ” Các ví dụ được mô tả ở trên nhằm chuyển tải thông điệp gì? a Không nên tham gia các cuộc thi, không nên bước vào những thử thách An phận là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề b Cuộc sống này, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi Do đó, cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề c Khi làm bất cứ việc gì, phải biết rằng mình sẽ thất bại Khi đó, sẽ đỡ thất vọng d Tất cả đều sai Câu 02: Mỗi loại vấn đề đều có một quy trình để giải quyết riêng Nếu căn cứ vào bản chất của vấn đề thì có mấy loại vấn đề chính mà ta hay gặp phải ? a Có 2 loại b Có 3 loại c Có 7 loại d Có 8 loại Giải: Bản chất của vấn đề được chia thành 3 dạng: bản chất khác mong muốn, những gì không biết làm và mẫu thuẫn giữa các yếu tố Câu 03: Với loại vấn đề “Thực tế ≠ Mong muốn”, ta cần thực hiện quy trình xử lý nào ?(1) Liệt kê tất cả các giải pháp có thể (2) Đánh giá để chọn ra giải pháp tốt nhất (3) Ra quyết định (4) Thực hiện a 1-2-3-4 b 4-3-2-1 c 2-3-1-4 d Tất cả đều sai Giải: Các bước thực hiện trong quy trình xử lý với vấn đề “Thực tế khác mong muốn” :  Bước 01: Tìm nguyên nhân  Bước 02: Liệt kê các giải pháp có thể  Bước 03: Đánh giá và lựa chọn giải pháp tốt nhất  Bước 04: Tiến hành Câu 04: “Kỹ thuật 5 WHY” là kỹ thuật chủ yếu dùng để làm gì? a Để giải tỏa cảm xúc bức bối khi đối diện vấn đề nhằm lấy lại bình tĩnh b Để suy ngẫm về bài học rút ra từ những thất bại c Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề d Tất cả đều sai Câu 05: Đây là hình minh họa của loại “Kỹ thuật 5 WHY” nào? a Kỹ thuật “5 WHY & 1H” b Kỹ thuật “5 WHY & 5H” c Kỹ thuật “5 WHY theo chiều ngang” d Kỹ thuật háp “5 WHY theo chiều sâu” Câu 06: Với loại vấn đề “Thực tế ≠ Mong muốn”, 4 khâu trong quy trình giải quyết đều quan trọng Tuy nhiên, khâu nào là quan trọng nhất? a Khâu xác định nguyên nhân b Khâu quản lý cảm xúc c Khâu chuẩn bị tài chính, nguồn lực d Khâu thực hiện Giải: Xác định được nguyên nhân sẽ xác định được vấn đề cần giải quyết và tránh bị lệch so với mục tiêu ban đầu Câu 07: Chỉ dẫn nào sau đây thường là không phù hợp khi liệt kê các giải pháp? a Giải pháp đầu tiên thường là giải pháp tốt nhất Do đó, không nên liệt kê nhiều hơn 2 giải pháp vì sẽ gây rối trí b Đôi khi hãy cho phép những giải pháp điên rồ, nhưng sau khi "chuốt" lại, đó có thể là những giải pháp sáng tạo c Nếu ta có những người quen có kinh nghiệm xử lý những vấn đề thế này, đừng bỏ phí cơ hội khai thác kinh nghiệm của họ d Nếu nguyên nhân có liên quan đến người khác (khách hàng, bố mẹ, bạn bè, thầy cô ), hãy tham khảo ý kiến của họ Câu 08: Mẫu phiếu sau đây dùng để làm gì? * a Dùng để liệt kê các giải pháp giúp khắc phục khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân b Dùng để chấm điểm năng lực giải quyết vấn đề của bản thân c Dùng để đánh giá các giải pháp mình có để ra quyết định cuối cùng d Tất cả đều sai Câu 09: Sau khi chọn lựa được giải pháp tối ưu nhất, ta có thể dùng mô hình nào sau đây để lên kế hoạch thực hiện? a Mô hình 5S b Mô hình 6 Chiếc mũ tư duy c Mô hình 5W2H d Tất cả đều sai Câu 10: Đối với loại vấn đề “Việc cần làm >< Không biết cách làm”, ta cần thực hiện quy trình xử lý nào?(1) Tìm nguyên nhân(2) Tìm người hướng dẫn(3) Tìm tài liệu để học(4) Tiến hành xử lý vấn đề a 1-2-3-4 b 1-3-2-4 c 1-3-4-2 d Tất cả đều sai Câu 11: Khi phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà ta chưa biết cách làm, ta nên tìm đến và học từ nguồn nào? a Học từ người khác (từ đồng nghiệp, sếp, chuyên gia ) b Học từ tài liệu (sách, internet, văn bản ) c Học từ thực tiễn d Tất cả đều đúng Câu 12: Website nào sau đây không phải là nền tảng học trực tuyến đang hoạt động hiện nay, chuyên cung cấp các giải pháp hoặc chuyên hướng dẫn những kỹ năng để giải quyết các nhiệm vụ mà người đi làm hay gặp phải? a Edumall.vn b Youup.vn c Kyna.vn d Unica.v Câu 13: “Làm thử một phương án mà mình chọn Nếu có kết quả tốt, hãy triển khai mạnh mẽ hoặc mở rộng quy mô Nếu thất bại, hãy rút kinh nghiệm và làm lại bằng một cách khác.” Đây là phương pháp gì khi giải quyết vấn đề? a Phương pháp “Thử - Sai” b Phương pháp “Mô hình” c Phương pháp “Canvas” d Tất cả đều sai Câu 14: “Việc học từ những người hướng dẫn, học từ sách & tài liệu có ưu điểm là nhanh chóng & cô đọng, giúp bạn tránh được sai lầm Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là chiếc “đèn pin” soi đường cho bạn đi Cách học thực chất nhất, sâu sắc nhất vẫn phải là .” và học từ chính những thành công cũng như sai lầm của mình.”Cụm từ còn thiếu là gì? a Tự hình dung - tự tưởng tượng b Làm thử trong thực tế c Lên kế hoạch d Suy ngẫm từ quá khứ Câu 15: “A và B rất hay mâu thuẫn và tranh cãi với nhau trong các cuộc họp chung khiến cho mọi người rất mệt mỏi Nguyên nhân là A thường không lập kế hoạch chặt chẽ, dẫn đến rủi ro Còn B thì cách góp ý rất gay gắt nên thường làm A bẽ mặt Với tư cách là trưởng phòng, C đã gặp riêng và gợi ý A tham gia một khóa học hay về kỹ năng lập kế hoạch Đồng thời, C cũng gặp riêng và giới thiệu với B một quyển sách hướng dẫn về kỹ năng góp ý sao cho mềm mỏng và tâm lý hơn Nhờ sự hỗ trợ của trưởng phòng, A và B đã dần dần khắc phục khuyết điểm của mình và việc mâu thuẫn tranh cãi gay gắt trong cuộc họp đã không còn xảy ra như trước.” Trưởng phòng C đã sử dụng phương pháp nào trong 4 phương pháp giải quyết mâu thuẫn a Phê bình và trách phạt b Sử dụng nội quy, quy định c Dung hòa các bên d Ưu tiên người quan trọng Câu 16: “Mẹ An đang sống ở quê và đã lớn tuổi nên gần đây rất hay đau ốm Bà thì không phù hợp với việc sống ở môi trường thành phố, trong khi An là con một nên cũng rất muốn về quê chăm sóc mẹ Tuy nhiên, An đang có một công việc rất tốt tại Tp.HCM Việc này khiến An đau đầu và suy nghĩ suốt nhiều năm mà không ra quyết định được, trong khi sức khỏe của mẹ già ở quê càng yếu Cuối cùng, giữa hai sự lựa chọn, An đã quyết định về quê lập nghiệp để có thể chăm sóc mẹ già; vì đối với An, gia đình là quan trọng nhất.”An đã có thể ra quyết định như trên nhưng sớm hơn để giải quyết vấn đề nếu dựa vào phương pháp nào trong 4 phương pháp giải quyết mâu thuẫn? a Ưu tiên cho người quan trọng/ việc quan trọng b Giải quyết mấu chốt dẫn đến mâu thuẫn c Nhờ trọng tài giải quyết d Dung hòa các bên Câu 17: “Khi sống chung một nhà, Thanh và mẹ gặp một mâu thuẫn: Mẹ rất thích mở cải lương và nằm võng để nghe, trong khi An thì thích vừa học vừa mở nhạc Kpop cho đỡ buồn ngủ Hai bên đã nhiều lần cãi nhau gì bên nào cũng cảm thấy “bị ép nghe” thể loại của bên kia Anh trai Thanh biết được câu chuyện nên đã mua tặng Thanh một cặp tai nghe chụp tai SonyPro với âm bass cực hay Nhờ cặp tai nghe mà Thanh có thể tự nghe thể loại mình thích mà không bị tiếng cải lương quấy nhiễu Do đó, mâu thuẫn được giải quyết.”Anh trai của Thanh đã sử dụng phương pháp nào trong 4 phương pháp giải quyết mâu thuẫn? a Nhờ trọng tài b Giải quyết mấu chốt dẫn đến mâu thuẫn c Ưu tiên người quan trọng/ việc quan trọng d Mỗi bên lùi 1 bước Câu 18: “Nếu xảy ra tranh chấp lao động mà hai bên không tự phân xử được, hãy nhờ đến cấp trên phân định Nếu xảy ra va quẹt giao thông mà hai bên không tự thỏa thuận được, hãy nhờ cảnh sát giao thông giải quyết Nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng mà hai bên không tự giải quyết được, hãy nhờ tòa án phân xử Nếu xảy ra lỗi so sót trong công việc mà không bên nào chịu bồi thường hay khắc phục, hãy căn cứ vào quy định của công ty mà thi hành.” Các cách vừa liệt kê thuộc về phương pháp nào trong 4 phương pháp giải quyết mâu thuẫn? a Giải quyết mấu chốt dẫn đến mâu thuẫn b Ưu tiên người quan trọng/ việc quan trọng c Mỗi bên lùi 1 bước d Nhờ trọng tài Câu 19: “Cái gì không giết được ta sẽ khiến ta ” (Friedrich Nietzsche” Khi ta liên tục gặp các vấn đề trong cuộc sống, hãy bình tĩnh giải quyết từng thứ một, vì “vấn đề” chính là một dạng bài tập khiến ta ngày càng hơn.Cụm từ còn thiếu là gì? a Mạnh mẽ - thông minh b Yếu đuối - tự tin c Sợ hãi - giàu có d Đầy thương tích - vô cảm Câu 20: Nếu gặp vấn đề quá lớn, để không rơi vào nản chí và bỏ cuộc, hãy nhớ rằng: "Không có gì là , chỉ là mình mà thôi".Cụm từ còn thiếu là gì? a Có thể - quá ngu dốt b Tốt đẹp đang chờ đợi - kỳ vọng quá nhiều c Bế tắc - chưa tìm ra cách d Thất bại - không thể HẾT

Ngày đăng: 17/03/2024, 15:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan