1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm du lịch tại công ty cổ phần vinpearl – chi nhánh đà nẵng

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Tại Công Ty Cổ Phần Vinpearl – Chi Nhánh Đà Nẵng
Tác giả Trương Phước Đại Thắng
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu gồm+Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịchnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch+Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản p

Trang 1

TRƯƠNG PHƯỚC ĐẠI THẮNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL –

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 2

TRƯƠNG PHƯỚC ĐẠI THẮNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL –

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Đức Toàn

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 3

văn này là trung thực Nội dung công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công

bố Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi

Tác giả luận văn

Trương Phước Đại Thắng

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 3

6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 6

1.1 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH 6

1.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch 6

1.1.2 Các đặc điểm của sản phẩm du lịch 7

1.1.3 Phân loại các sản phẩm du lịch 11

1.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 14

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch 14

1.2.2 Các nguyên tắc đối với phát triển sản phẩm du lịch 15

1.2.3 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch 17

1.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 21

1.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch 21

1.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 22

1.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 23

1.3.4 Phát triển các loại hình du lịch 25

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 25

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch một số nước trên thế giới 25

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch trong nước 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Trang 5

ĐÀ NẴNG 31

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Vinpearl 31

2.1.2 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng 33

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh 35

2.2 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CHI NHÁNH 41

2.2.1 Tình hình thu hút khách du lịch 41

2.2.2 Doanh thu du lịch 43

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA CHI NHÁNH 44

2.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển du lịch 44

2.3.2 Phát triển các sản phẩm du lịch 47

2.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 50

2.3.4 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 52

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỂ THỰC TRẠNG PHÁT TRỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CHI NHÁNH 59

2.5.1 Những thành công 59

2.5.2 Những hạn chế 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 63

3.1 DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG DU LỊCH 63

3.2 CHIẾN LƯỢC, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 65

3.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến 2025, định hướng đến 2030 65

3.2.2 Định hướng phát triển du lịch của Chi nhánh đến 2025 68

3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CHI NHÁNH 71

Trang 6

3.3.4 Các giải pháp khác 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 8

ả n g

Trang 9

sốlượtkháchđếnvàsốđêmphòngbánđượccủaChinhánh2

Trang 10

2021

Trang 11

kháchdulịchđếnChinhánh2019-2021

Trang 12

hthudulịchChinhánh2019-2021CácloạivillatạiChinhán

Trang 14

hthudịchvụlưutrúgiaiđoạn2019-2021Cácnhàhàngtạic

Trang 15

nh

Trang 16

hthudịchvụẩmthựcgiaiđoạn2019-2021Doanhthudịchv

Trang 17

giaiđoạn2019-2021

Trang 18

hthudịchvụkhácgiaiđoạn2019-2021

Trang 20

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng, với bờ biển dài 60km, chạy dọc từ chân chân đèo Hải Vân đếnđiểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, tạo thành một đường vòngcung bao quanh thành phố bởi các bãi biển đẹp như: bãi biển Làng Vân, bãi biểnXuân Thiều - Nam Ô, bãi biển quanh bán đảo Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, NonNước… Bãi cát trắng, mịn sạch, nguyên sơ, môi trường cảnh quan đẹp lại nằm gầntrung tâm thành phố, giao thông đi lại tiện lợi là điều kiện thuận lợi cho phát triển

du lịch nghỉ dưỡng biển, giải trí biển Chính điều này đã làm cho biển Đà Nẵngđược tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới, có thể nóiđây là một lợi thế đối với du lịch Đà Nẵng

Cùng với đó, các sản phẩm du lịch ra đời có sức hấp dẫn du khách như Khusinh thái Bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, Bà NàHill với 2 kỷ lục thế giới cùng các khu vui chơi giải trí hiện đại, khu giải trí quốc tếCrowne Plaza Các sản phẩm mỹ nghệ hàng lưu niệm chế tác tại làng nghề truyềnthống đá Non Nước cùng với những sự kiện đặc sắc như trình diễn pháo hoa quốc

tế, Lễ hội Quán Thế Âm, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, đã thực sự hấp dẫn dukhách Do vậy, số lượng du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng ngày mộttăng

Bên cạnh đó, sự ra đời hàng loạt của các cơ sở lưu trú đã tạo nên áp lực cạnhtranh rất lớn giữa các doanh nghiệp dịch vụ Điều này làm cho các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ lưu trú không ngừng mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ,quảng cáo các sản phẩm để nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh Chi nhánh

Đà Nẵng – Công ty cổ phần Vinpearl đã tương đối thành công trong việc xây dựng

và quảng bá hình ảnh của mình đến du khách trong và ngoài nước Việc xây dựng

đã khó, việc giữ gìn và phát triển hình ảnh càng khó hơn Vì vậy, việc không ngừngcải tiến các sản phẩm du lịch nhằm giữ vững và nâng cao hình ảnh, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trong mắt du khách là điều cần thiết để nâng cao vị thế

Trang 21

của công ty Với vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu

luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Phát triển các sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh

Đà Nẵng Nhiệm vụ nghiên cứu gồm

+Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịchnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch

+Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của Công ty Cổphần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian qua

+Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại Công Cổ phầnVinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới đạt được các mục tiêu cải thiệnhình ảnh, nâng cao vị thế công ty, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong vàngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, phát triển sản xuất - kinh doanh,phát triển một cách bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản phẩm du lịchtại Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng

- Phạm vi nghiên cứu

+Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm du lịchtại Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng

+Về thời gian: Số liệu được lấy trong giai đoạn từ 2019 – 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, sử dụng phương pháp nghiêncứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tiếp cận vấn đề theo phương pháp thực chứng.Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, suy luận, khảo sát thực tế để có giải pháp hoàn thiện phù hợp

Trang 22

- Sử dụng Phương pháp so sánh, Phương pháp tỷ lệ: để so sánh sự tăng, giảm

và đánh giá cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế, nội địa

- Phương pháp phân tích: Đánh giá mức độ khách đến, mức độ phát triển của

du lịch Việt Nam so với các nước

- Phương pháp mô hình: Mô hình hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

- Góp phần làm phong phú thêm các loại sản phẩm du lịch tại Công ty Cổphần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng, đồng thời cải thiện hình ảnh, nâng cao nănglực cạnh tranh và nâng tầm vị thế của Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh ĐàNẵng trong thị trường du lịch

6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm dulịch đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau Trongquá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài như sau:

- Nguyễn Duy Điền (2018), Luận văn thạc sỹ Phát triển sản phẩm du lịchhuyện đảo Phú Quốc, Đại học Duy Tân [1]

Luận văn đã thể hiện được thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch tại huyện đảoPhú Quốc Đã nêu ra những thuận lợi và tồn tại trong quá trình phát triển sản phẩm

du lịch tại huyện đảo, qua đó đề ra 5 giải pháp phát triển sản phẩm du lịch củahuyện đảo Phú Quốc: (1) Phát triển thị trường du lịch, (2) Quy hoạch phát triển dulịch, (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng, (4) Phân kỳ đầu tư và phát triển các loại hình dulịch, (5) Nâng cao chất lượng du lịch

- Hoàng Thị Thu Thảo (2012), Luận văn thạc sỹ Phát triển sản phẩm du lịchtại thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng [8]

Luận văn đã đưa ra được một số cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch,đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng và xác địnhsản phẩm du lịch biển là sản phẩm đặc thù của du lịch Đà Nẵng Bên cạnh đó khaithác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các tour và dựa vào văn hóa

Trang 23

để phát triển Qua những phân tích đó, luận văn đã đưa ra được các giải pháp pháttriển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng về phát triển thị trường khách du lịch,sản phẩm du lịch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, cơ chế chính sách, đầu tư

- Đặng Vĩnh Thạch (2018), Luận văn Thạc sỹ Phát triển sản phẩm du lịchthành phố Tam Kỳ, Đại học Duy Tân [2]

Luận văn thể hiện thực trạng và tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịchthành phố Tam Kỳ và nêu ra 9 giải pháp phát triển sản phẩm du lịch: (1) Quy hoạchphát triển du lịch; (2) Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; (3) Công tác xây dựng sản phẩm

du lịch; (4) Phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ du lịch; (5) Công tác xúc tiếnđầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch; (6) Hỗ trợ pháttriển du lịch và dịch vụ du lịch; (7) Công tác quản lý; (8) Xây dựng môi trường dulịch văn hóa, văn minh, an toàn và thân thiện; (9) Phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực du lịch

- Phạm Thị Bích Thủy (2011), Luận văn thạc sỹ Nghiên cứu phát triển du lịchvăn hóa tỉnh Thái Bình, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [3]

Luận văn này thể hiện rõ được thực trạng của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.Qua đó cũng đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của du lịch của tỉnh và đã đề xuất

7 giải pháp nhằm phát triển gồm: (1) Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động dulịch văn hóa; (2) Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật; (3) Giảipháp về nguồn nhân lực du lịch; (4) Giải pháp về thị trường du lịch; (5) Giải pháp

về sản phẩm du lịch văn hóa; (6) Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch;(7) Giải pháp về bảo tồn di sản

- Cao Thị Nguyệt (2014), Luận văn thạc sỹ Phát triển du lịch sinh thái huyệnVĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững, Đại học Sư phạm Thành phố HồChí Minh [6]

Luận văn này thể hiện rõ được tiềm năng, thực trạng của phát triển du lịchsinh thái huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Tác giả đã xác định được những yếu tốtác động của Du lịch sinh thái đến kinh tế xã hội và cảnh quan du lịch, bên cạnh đócòn nêu ra được tầm quan trọng của sự bền vững trong quá trình phát triển du lịch

Trang 24

sinh thái, từ đó đã đề ra 8 giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề phát triển bềnvững đối với du lịch sinh thái huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Qua tham khảo một số đề tài nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy đến nay ở ViệtNam đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sự phát triển sản phẩm du lịch Các tácgiả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển sản phẩm du lịch;mỗi tác giả có cách nghiên cứu sản phẩm du lịch, dịch vụ khác nhau ở những địađiểm khác nhau, có thực trạng và tiềm năng khác nhau, từ đó đề ra được các giảipháp cụ thể để phát triển sản phẩm du lịch Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có côngtrình nghiên cứu nào về phát triển sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Vinpearl –Chi nhánh Đà Nẵng Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ hệ thống các cơ sở lýthuyết về phát triển sản phẩm du lịch và phân tích sản phẩm du lịch của Công ty Cổphần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng cũng như tiềm năng phát triển sản phẩm dulịch Chi nhánh Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần vào việc phát triểnsản phẩm du lịch của Công ty Cổ phần Vinpearl – Chi nhánh Đà Nẵng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dungchính của luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịchChương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Vinpearl – Chinhánh Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tại Công ty Cổ phần Vinpearl– Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 25

- Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành: (1) Tài nguyên du lịch, (2) Hệ thống cơ sở hạ tầng

và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và (3) Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành.

- Theo Micheal M Coltman [7]: Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ

- Theo quan điểm kinh tế hiện đại: Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm dulịch hữu hình và vô hình phục vụ cho nhu cầu của con người trong chuyến du lịch

Do đó, sản phẩm du lịch rất phong phú, luôn biến đổi theo nhu cầu của khách dulịch và sự phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ

Sản phẩm du lịch tạo nên sự khác biệt trong phát triển du lịch, tạo nên thươnghiệu và hình ảnh của mỗi điểm đến du lịch, của mỗi địa phương, mỗi vùng và mỗiquốc gia Sản phẩm du lịch được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các giá trị tàinguyên du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống các dịch vụ và khảnăng đáp ứng của các cơ sở du lịch Sản phẩm du lịch là sự hòa trộn mang tính quyluật của giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựngtrong không gian của một điểm đến Sản phẩm du lịch sẽ đem lại cho du kháchnhững ấn tượng và cảm xúc đặc trung nhất về một điểm đến

Trang 26

Như vậy: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vậtchất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách mộtkhoảng thời gian thú vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.

1.1.2 Các đặc điểm của sản phẩm du lịch

1.1.2.1 Những đặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch

Theo Chris Cooper (2008) [11], "mặc dù sản phẩm du lịch được hình thành từ tàinguyên du lịch, cơ sở hạ tầng cũng như các nguồn lực vật chất khác, nhưng cái màkhách du lịch mua là những trải nghiệm được tạo ra từ cơ sở hạ tầng và các yếu tốnguồn lực chứ không phải bản thân chúng" Đặc điểm dịch vụ của sản phẩm du lịchthể hiện rõ nhất ở chỗ sản phẩm du lịch, cũng như dịch vụ nói chung, không thể đượcsản xuất mà không có sự thỏa thuận và hợp tác của người tiêu dùng Chúng là nhữngsản phẩm dựa trên sự trải nghiệm (an experience-based product) và chúng ta phải xemxét nó trong sự không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng

Là một loại dịch vụ, sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm du lịch có tính phi vật thể

Trải nghiệm du lịch mà khách du lịch nhận được là phi vật thể Trong cấu trúcsản phẩm du lịch, các dịch vụ tham quan, giải trí, vận chuyển cho đến lưu trú, ănuống về cơ bản là chuỗi các hành động, chúng có tính không thể sờ mó được

- Chất lượng dịch vụ khó đồng nhất

Sự vận hành của máy móc là không đổi dẫn đến chất lượng sản phẩm vật chấtkhá đồng nhất Nhưng trong dịch vụ, chất lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tốcon người, bao gồm cả kỹ năng và thái độ phục vụ của nhân viên lẫn kinh nghiệm

sử dụng dịch vụ và sự hợp tác của khách hàng Khó có thể đòi hỏi thao tác của nhânviên luôn luôn có độ chuẩn mực chính xác Đã vậy, thái độ phục vụ của nhân viên

bị chi phối bởi các yếu tố bất định như tình trạng tâm lý, tình cảm, sức khỏe… của

họ và thái độ của khách hàng Đặc điểm này dẫn đến những khó khăn trong quản lýchất lượng dịch vụ Để quản lý chất lượng tốt, giải pháp thường được sử dụng là

Trang 27

xây dựng các chuẩn mực chất lượng cụ thể cho từng hoạt động phục vụ trên cơ sởxây dựng quy trình phục vụ hết sức chi tiết.

- Khách hàng khó có đánh giá chất lượng dịch vụ một cách có tính phân tích

mà chỉ có một cảm nhận chung về chất lượng và thường là khá mơ hồ

Khi được hỏi về chất lượng của một sản phẩm vật chất, một chiếc xe gắn máychẳng hạn, khách hàng dễ dàng chỉ ra những mặt được và chưa được của sản phẩm.Trong dịch vụ, tuy có thể đánh giá chất lượng chung của dịch vụ, chẳng hạn kháchhàng có thể đánh giá rằng nhà hàng A là sang, nhưng họ thường sẽ lúng túng khiđược hỏi nhà hàng A sang ở những chỗ nào Vì cảm nhận chất lượng dịch vụ là cảmgiác chung nên trong chuỗi hành động tạo nên dịch vụ, chỉ cần một vài hành độngkhông đạt yêu cầu, khách hàng sẽ đánh giá kém về chất lượng của toàn bộ dịch vụ.Xác định các điểm nhạy cảm, quản lý chặt chất lượng ở những điểm này là cần thiết

- Do tính phi vật thể, chúng ta khó bảo vệ bản quyền

Một chương trình du lịch mới, hay quy trình phục vụ độc đáo dễ bị sao chép vìchúng ta không thể gắn thương hiệu lên những sản phẩm này Từ đó, người tiêudùng tin tưởng vào thương hiệu của Công ty hơn là thương hiệu của sản phẩm Têncủa một chương trình du lịch cụ thể ít ý nghĩa hơn tên công ty cung cấp chươngtrình đó Xây dựng thương hiệu chung của Công ty, thường xuyên đổi mới sảnphẩm là yêu cầu của kinh doanh du lịch Ngoài ra, vì đặc điểm này, chúng ta cầnchú trọng các bằng chứng vật chất và vật thể hóa các thông tin quảng bá…

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi

Do tính phi vật thể, dịch vụ khó có thể vận chuyển, đặc biệt là sản phẩm dulịch Các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đếnnơi cung ứng để thụ hưởng Mặt khác, chỉ với sự có mặt và yêu cầu tiêu dùng dịch

vụ của khách quá trình cung ứng dịch vụ mới được khởi động

- Sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho được, sản phẩm không được tiêu thụ là sản phẩm bị mất hoàn toàn

Trang 28

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngành mà tỷ trọng chi phí cố định lớnnhư ngành khách sạn, nhà hàng, giải trí, vận chuyển hàng không…Điều này dẫn đếnyêu cầu khai thác công suất thiết kế là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp du lịch.

Do không có kho để điều tiết lượng sản phẩm đưa ra thị trường, trong kinhdoanh dịch vụ, vấn đề đăng ký giữ chỗ là cực kỳ quan trọng Nó được coi là sự dựtrữ lượng cầu, bảo đảm sự điều chuyển cầu tương thích với lượng cung cố định.Đối với sản phẩm vật chất, chúng ta có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm saukhi sản xuất, trước khi bán cho khách hàng tiêu dùng Trong dịch vụ, chúng takhông thể đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nó được tiêu dùng Quản lý chấtlượng toàn bộ quá trình là cần thiết trong kinh doanh du lịch

- Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh giá chất lượng dịch vụ

Do không vận chuyển được, khách hàng phải có mặt trong nơi sản xuất dịch vụ,không những thế, họ còn tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ Vì vậy, chất lượngdịch vụ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng.Nhưng rủi thay, kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng là những biến số

mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được Sự tham gia của khách hàng khiến việcquản lý sự tham gia của khách hàng và tổ chức luồng khách hàng là một nội dungquan trọng trong quản trị cung ứng dịch vụ; Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng có vai trò to lớn trong cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ;

1.1.2.2 Những đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch

Bên cạnh những đặc điểm xuất phát từ bản chất dịch vụ, sản phẩm du lịch cónhững đặc điểm riêng có của nó như sau:

- Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu của con người

Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt như nhu cầu hiểu biết khotàng văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhu cầu gặp gỡngười thân,… Đó là những nhu cầu riêng có của con người, nằm ở lớp trên trongTháp nhu cầu Maslow Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch, có những hàng

Trang 29

hóa và dịch vụ thiết yếu thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại…, nhưng mục đích chính củachuyến du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu cấp cao Ngoài ra, sản phẩm dulịch là những trải nghiệm và việc tiêu dùng nó đòi hỏi chi phí thời gian

- Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và không khan hiếm

Kinh tế học giải quyết việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Tuynhiên, trong du lịch, các tài nguyên du lịch như thắng cảnh, di tích tham quan, khíhậu dễ chịu, lòng hiếu khách của cư dân địa phương… là những nguồn lực khôngkhan hiếm hoặc ít khan hiếm Việc tiêu dùng của du khách này không hoặc ít ảnhhưởng đến sự tiêu dùng của du khách khác Từ đó,

Nhiều lợi ích tại điểm đến được khách du lịch hưởng thụ miễn phí Ở nhữngnơi có bán vé tham quan thì việc định giá không theo các quy luật kinh tế thôngthường, nó có thể chỉ được sử dụng để hạn chế lượng khách, để hỗ trợ cho kinh phíhoạt động và bảo tồn,…

Do là nguồn lực không hoặc ít khan hiếm nên có thể bị sử dụng quá mức dẫnđến tình trạng xói mòn nguồn lực, ảnh hưởng đến sự khai thác lâu dài Phát triển dulịch bền vững là vấn đề phải luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển của cácđiểm đến

- Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch

Đặc thù này cần xem xét trên hai khía cạnh Thứ nhất, nơi cư trú và nơi đếncủa du khách thường xa nhau về không gian, khác biệt về điều kiện tự nhiên, vănhóa, xã hội Tùy đặc điểm tâm lý của khách, hướng ngoại hay hướng nội, mà sựkhác biệt nói trên là thu hút hay cản trở du lịch Ngoài ra, chi phí tài chính, chi phíthời gian và hao tổn sức khỏe để đi từ vùng gửi khách đến vùng nhận khách lànhững biến số âm tính ảnh hưởng đến dòng khách Thứ hai, do dịch vụ du lịch gắnliền với sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trong suốt quá trình tiêudùng dịch vụ du lịch nên bản chất di động của du lịch đòi hỏi phải xem xét tiến trìnhtiêu dùng và vì vậy cả tiến trình sản xuất theo thời gian và không gian Tại mỗi nơi,

Trang 30

mỗi lúc, chúng ta xem xét việc làm thế nào các yếu tố khác nhau của tiêu thụ và sảnxuất đến với nhau tạo ra những trải nghiệm khác nhau và do đó kết quả khác nhaucho người tiêu dùng và nhà sản xuất

- Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng

Do việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra ngoài ngôi nhà của họ cho nên trong quátrình thực hiện chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, họ cần có nhữngsản phẩm, dịch vụ khác nhau thỏa mãn những nhu cầu hết sức đa dạng trong cuộcsống thường ngày của khách du lịch Vì vậy, trong sản phẩm du lịch có các hànghóa, dịch vụ của các ngành có các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất khác nhau: ngànhgiao thông vận chuyển hành khách, lưu trú, ăn uống, văn hóa, thể thao, giải trí,ngành tiểu thủ công mỹ nghệ,… Việc đi lại của du khách gắn liền với yêu cầu pháttriển cơ sở hạ tầng giao thông, sinh hoạt hàng ngày của du khách trong chuyến đigắn liền với yêu cầu phát triển hệ thống thông tin liên lạc, an ninh và y tế Đối vớikhách du lịch quốc tế, việc đi lại xuyên quốc gia còn đòi hỏi sự phát triển và phốihợp của ngành hải quan, xuất nhập cảnh,… Hơn nữa, hành trình du lịch nối liền cácđiểm tham quan, giải trí kéo dài qua các địa phương khác nhau đòi hỏi sự phối hợp,liên kết các hoạt động trên giữa các quốc gia, tỉnh, huyện khác nhau Từ đó, để pháttriển du lịch, cần có một sự phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp vượt ra khỏigiới hạn của ngành du lịch; và bộ máy quản lý nhà nước vốn thường được tổ chứctheo ngành và địa giới hành chính khó đảm đương được việc tổ chức, quản lý quátrình phát triển du lịch của hệ thống tuyến điểm du lịch

Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ

Trong du lịch, lượng cầu biến động có tính chu kỳ theo mùa vụ Trong khi đó,lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài Điều đó dẫn đến có lúc cungkhông đáp ứng được cầu du lịch, có lúc cầu du lịch quá thấp so với khả năng cungứng của nguồn cung Hiện tượng này gọi là tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.Hiện tượng này làm cho du lịch giữ một khối lượng lớn các nguồn lực xã hội nhưngkhông khai thác đầy đủ Tính thời vụ càng căng thẳng, hiệu quả kinh doanh du lịch

Trang 31

càng thấp Từ đó, thực hiện các giải pháp hạn chế tính thời vụ luôn là sự quan tâmcủa các nhà quản lý vùng du lịch và doanh nghiệp du lịch

1.1.3 Phân loại các sản phẩm du lịch

Bản chất của tài nguyên du lịch là một yếu tố quyết định loại hình sản phẩm

du lịch Tuy nhiên ngoài tài nguyên du lịch, còn có những yếu tố khác nữa có thểlàm căn cứ để phân loại tài nguyên Do vậy mà tùy cách tiếp cận khác nhau, cóthể có những cách phân loại sản phẩm du lịch khác nhau

1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu

du lịch của con người Có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này:

- Du lịch thiên nhiên: Loại hình này hấp dẫn những người thích tận hưởngbầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sốngthực vật hoang dã Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp

và đời sống hoang sơ của Vườn Quốc gia Cúc Phương, phong cảnh hung vĩnhưng tĩnh lặng của Ngũ Hành Sơn

- Du lịch văn hóa: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưuvới những người khác là quan trọng nhất Đối với một số người khi được đồnghành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họthõa mãn, hài lòng Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dânbản xứ ở điểm đến Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này

- Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạtđộng xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉcủa họ Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mìnhkhi đi du lịch nước ngoài Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạođịa chất của một khu vực nhất định

- Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn đểphục hồi thể lực và tinh thần cho con người Loại hình du lịch này thu hút nhữngngười mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng

Trang 32

kỳ nghỉ Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham giavào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.

- Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thểchất, sức khỏe Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh golf, bóngchuyền bãi biển, lướt sóng, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụcho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này

- Du lịch tôn giáo: Nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của nhữngngười theo các đạo phái khác nhau Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đếnnhững nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính Đây làloại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay

1.1.3.2 Căn cứ vào sự tương tác của du khách với điểm đến du lịch

- Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi

và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ Họ sử dụng đồ dùng

cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ

du lịch Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế,văn hóa-xã hội và môi trường của điểm đến

- Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc

đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giànhcho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương

Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm dulịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả Chuyến du lịch của họ có thểdẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho điểm đến

- Du lịch khác thường: Khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã,

quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sungthêm ( không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn Họ thích nghi tốt và chấp

nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp.

- Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo một

nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp Họ tìmkiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều

Trang 33

kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương Đây là sự mở đầu và phát sinhhình thức du lịch đại chúng (đại quy mô) sau này

- Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch (thường từ châu Âu

hoặc Bắc Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng

ở châu Âu hoặc hawaii vào các mùa du lịch Khách du lịch thường thuộc tầng lớptrung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được

đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ

- Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trương

phát triển đến các tầng lớp có nhu cầu trung bình và thấp nên có dung lượng lớn.Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập

lớn đối với cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến.

1.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:Các yếu tố thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường xá, điệnnước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ khách (các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm ), nhân viênphục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác; đặc biệt là vấn đề tiếp thị, quảng cáo vàxây dựng hình ảnh cho điểm đến

Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch bao gồm phát triểnnhững điểm tham quan, các hoạt động và các dịch vụ đa dạng phục vụ khách

Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một vai trò quyết định đếnviệc phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến du lịch

Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụcho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộngđồng dân cư xung quanh

Trang 34

Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của mộtđịa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trongnước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.

Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy

mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch…; kết hợp vớităng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú cả trong nước và quốc

tế, mà chuyển trong tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoànthiện các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơcấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung.Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhânlực du lịch, công tác quản lý điểm đến

1.2.2 Các nguyên tắc đối với phát triển sản phẩm du lịch

Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu của thịtrường khách du lịch và khả năng cung cấp sản phẩm du lịch của điểm đến, có thểxác định được các yêu cầu và nguyên tắc sau đối với việc xây dựng và phát triển sảnphẩm du lịch:

- Các yêu cầu và nguyên tắc đối với việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịchtổng thể:

Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm dulịch tổng thể là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường,đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng củatài nguyên và môi trường trong tương lai

Để đảm bảo yêu cầu này phát triển sản phẩm phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: Do hoạt động du lịch nói chung cótính cạnh tranh mạnh mẽ, động cơ và nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thayđổi, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch cần phảiquan tâm sở thích, đối tượng khách hàng, đảm bảo sự tinh tế và nét đẹp, sự đặc sắccủa môi trường và thiên nhiên mang lại cho đối tượng khách Hơn nữa, do đặc tínhthiên nhiên nên việc khai thác đòi hỏi sự đầu tư kinh phí không hề nhỏ để vừa đảm

Trang 35

bảo nhu cầu khách nhưng cũng yêu cầu bảo tồn và giữ gìn môi trường, nên cần phảilàm rõ tính khả thi khi khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là điều tra nhu cầu vànghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu qua đó có cơ sởvững chắc tiến hành các công việc kinh doanh du lịch.

- Nguyên tắc lợi ích kinh tế: Bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sảnphẩm du lịch cần phải xét đến các lợi ích kinh tế Xét cho cùng không thể thu húthoạt động kinh doanh du lịch nếu không đạt mục tiêu lợi ích kinh tế Việc khai tháctài nguyên du lịch phải xét đến giá trị sử dụng của tài nguyên đó Giá trị sử dụngcủa tài nguyên du lịch thường tỷ lệ thuận với sức hấp dẫn của tài nguyên ở đó Đểnâng cao lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch cần phải quantâm đến ưu tiên khai thác sự nổi trội và giá trị đặc biệt của tài nguyên du lịch ở đónhư vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tốt, hệ sinh thái động thựcvật đa dạng và phong phú, hay như việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch hiện

có, quan tâm đến những giá trị hiện đã và đang sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tàinguyên sẽ giữ giá trị sử dụng cho các thế hệ tương lai Hoặc như tận dụng đượctrang thiết bị kỹ thuật sẵn có trong tự nhiên, giảm suất đầu tư, giảm giá thành củasản phẩm

- Nguyên tắc đặc sắc: Khi khai thác tài nguyên du lịch không được coi thườngtính tổng thể của qui hoạch Việc lựa chọn đối tượng làm hình tượng nổi trội của dulịch địa phương không có nghĩa chỉ tập trung xây dựng sản phẩm ở đó mà bỏ qua tàinguyên du lịch khác Như chỉ chú trọng vào khai thác giá trị về kinh tế mà bỏ quaphong tục, tập quán, văn hóa của cộng đồng dân cư sinh sống của địa phương Việckhai thác tổng thể sẽ tăng sức hút của các loại tài nguyên du lịch khác nhau thànhmột quần thể thu hút du khách và tạo giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch xét ởnhiều mặt Một mặt xem xét đáp ứng các nhu cầu của khách về đi lại, ăn ở, thamquan nghỉ dưỡng, vui chơi và giải trí… mặt khác thực hiện tốt phối hợp nhịp nhàngvới các bộ phận cung ứng sản phẩm du lịch trong ngành gắn với đáp ứng nhu cầucủa khách

Yêu cầu chung đối với tất cả các loại hình dịch vụ du lịch là thông qua các

Trang 36

hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên dulịch Các yêu cầu riêng đối với từng loại dịch vụ là:

+ Dịch vụ lữ hành: phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịpnhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn được cácthị trường đa dạng của nó

+ Dịch vụ vận chuyển: cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên,không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải môi trường Qui mô và kiểm dáng hàihòa với cảnh quan

+ Dịch vụ lưu trú: có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng được nhu cầukhách mà không vượt quá sức chứa môi trường Đảm bảo các yêu cầu sử dụngthuận lợi, tiện nghi, vệ sinh Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sứchấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tượngthị trường khách

+ Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí gắn vớiviệc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt Vịtrí, qui mô công trình phải hài hòa với cảnh quan, không vượt khả năng chịu tải củamôi trường

+ Dịch vụ ăn uống: ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm, cácdịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách

về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa phương

+ Dịch vụ hàng hóa: phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất lượng,thẩm mỹ Hàng hóa lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địaphương khác không có

1.2.3 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch

1.2.3.1 Tài nguyên du lịch

Theo Pirojnik (1985) [5], tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, vănhóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi vàphát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ,

Trang 37

Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuậtcho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ dulịch và nghỉ ngơi

Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1997) [12], tài nguyên du lịch là tổng thể

tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục,phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sảnxuất dịch vụ du lịch”

Theo Luật du lịch Việt Nam 2017 [14]: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiênnhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo củacon người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu

du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch,

đô thị du lịch”

Như vậy, có thể hiểu tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên vàcác giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể đượcbảo vệ tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội vàmôi trường

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản, là điều kiện cần để hình thành các sảnphẩm du lịch, là mục đích chuyến đi của du khách

Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất kỹ thuật(vận chuyển, ăn uống, lưu trú), con người , tuy nhiên yếu tố góp phần quan trọngđến sự hình thành các sản phẩm du lịch đó là tài nguyên du lịch Hầu hết các dịch

vụ đựợc tạo ra, được đầu tư, khai thác tại những nơi có tài nguyên du lịch Bên cạnh

đó, các sản phẩm du lịch nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu vốn rất đa dạng củakhách du lịch như tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghiên cứu, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng,khám phá… Do đó đòi hỏi các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn,kém hấp dẫn mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ Chính sự phongphú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản

Trang 38

phẩm du lịch Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm dulịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng.

Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:

- Tài nguyên tự nhiên bao gồm: Địa hình ngoạn mục, khí hậu phù hợp, thuỷ

văn đặc sắc, tài nguyên sinh vật đặc biệt

- Tài nguyên nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, nghề

và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, cácđối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện khác

Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sựphát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: Đảm bảo an toàn, tiện nghicho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độvận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đitận đến cả các nơi xa xôi

Nếu điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc xâydựng và phát triển sản phẩm du lịch Nếu điều kiện về cơ sở hạ tầng hạn chế, pháttriển sản phẩm du lịch cần phải có yêu cầu hoàn thiện hệ thống để đáp ứng nhu cầuphát triển du lịch Ngoài vấn đề là tiền đề để phát triển hoạt động du lịch nói chung,phát triển sản phẩm du lịch nói riêng, cơ sở hạ tầng còn có vai trò thúc đẩy hoạt độngphát triển sản phẩm du lịch dưới góc độ: Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho phépphát triển du lịch ở những vùng sâu, vùng xa; cho phép giảm tải cho các điểm du lịchtruyền thống, đồng thời khắc phục tính mùa vụ trong du lịch, phân phối lại thu nhậpđến với cư dân địa phương Đây là những cơ sở quan trọng cho phát triển sản phẩm

Trang 39

du lịch trong du lịch Mặt khác, sự phát triển của du lịch cũng đòi hỏi phải có sự hoànthiện cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của phát triển sản phẩm du lịch.

Qua những phân tích trên cho thấy, cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch

có mối quan hệ mật thiết và hệ thống cơ sở hạ tầng luôn là một căn cứ quan trọng chocông tác xây dựng và thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của địa phương

Trong ngành du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và

họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được những mục tiêu của đơn vị.Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình

độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của

họ Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điềukiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò đội ngũ laođộng, phải có được một đội ngũ lao động có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và cóđạo đức nghề nghiệp tốt

Thực tế cho thấy, lực lượng lao động ngành du lịch trong những năm qua tăngtheo sự phát triển của ngành nhưng vẫn chưa đảm bảo cho phát triển sản phẩm dulịch Nhiều bộ phận vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là trình

độ lao động sử dụng được ngoại ngữ khá thấp; ngoài ra tư duy và kỹ năng làm dulịch của người lao động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp… Do đó, du lịch nếumuốn phát triển thì việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố vô cùng quan trọng

Trang 40

1.2.3.4 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Các cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò cân đối mọi nguồn lực để hướng sựphát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu đề ra Trong đó, chính sách phát triển sảnphẩm du lịch là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển sản phẩm du lịch, vớimột đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy các sản phẩm dulịch phát triển Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung vềphát triển kinh tế - xã hội, vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự pháttriển chung của xã hội

Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện chức năng quy hoạch ngành du lịch để

từ đó có sự đầu tư theo lộ trình, đảm bảo đầu tư hiệu quả, phân bổ nguồn lực hợp lýcho từng giai đoạn, lựa chọn phát triển đúng hướng các dự án đầu tư Chú trọng đếncông tác bảo tồn, duy tu các công trình văn hóa; ban hành các quy định, cơ chếchính sách khuyến khích sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệpvào hoạt động phát triển sản phẩm du lịch Cần có chính sách ưu tiên đối với những

dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu của tác động du lịchđến môi trường; tạo cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, thông tin và dịch vụ tài chínhthuận lợi, hiện đại đáp ứng ngày càng cao cho du khách, đây cũng là điều kiện hỗtrợ cần thiết cho việc thu hút đầu tư phát triển du lịch; xã hội hóa trong việc tạo sảnphẩm du lịch nhằm mang lại chất lượng, giá cả đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo sảnphẩm du lịch độc đáo để tăng lợi thế cạnh tranh trong du lịch; tập trung vào công tácthông tin, tuyên truyền

1.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

1.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Để có thể phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến, việc xây dựng chiếnlược phát triển sản phẩm là vấn đề trọng tâm cần đặt lên hàng đầu Một chiến lượcđúng đắn giúp điểm đến thiết lập hướng đi đúng cho sản phẩm, giúp các doanhnghiệp trong ngành xác định được phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợpvới định hướng phát triển của điểm đến

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w