NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC TRONG HAI BẢN DỊCH CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES SUICIDES
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC
TRONG HAI BẢN DỊCH
CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES
SUICIDES
<Mã số đề tài>
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
TP Hồ Chí Minh, 5/2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU CÁCH DỊCH CÁC YẾU TỐ HÀI HƯỚC
TRONG HAI BẢN DỊCH
CỬA HÀNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ NGÁN SỐNG VÀ CỬA HIỆU TỰ SÁT CỦA TÁC PHẨM LE MAGASIN DES
SUICIDES
<Mã số đề tài>
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
SV thực hiện: Hoàng Đình Huy Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: 46.01.PHAP.NNA, Khoa Tiếng Pháp
Năm thứ: 2 / Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Ngôn ngữ Pháp
Người hướng dẫn: TS Trần Lê Bảo Chân
TP Hồ Chí Minh, 5/2022
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I Lý do chọn đề tài : 1
II Mục tiêu, mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu : 3
a Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : 3
b Mục đích nghiên cứu : 3
c Mục tiêu nghiên cứu : 3
III Câu hỏi nghiên cứu ban đầu : 4
IV Phương pháp nghiên cứu : 4
Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 5
1.1 Tác giả Jean Teulé : 5
1.2 Bối cảnh của tác phẩm Le magasin des suicides : 5
1.3 Các nhân vật chính trong tác phẩm : 6
1.4 Cốt truyện chính : 8
1.5 Thế giới được tái hiện trong tác phẩm : 11
1.6 Các yếu tố hài hước, gây cười trong tác phẩm 13
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
2.1 Hài hước đen trong văn học: 14
2.2 Tính hài hước trong tác phẩm Le magasin des suicides : 17
2.3 Dịch yếu tố hài hước trong tác phẩm văn học : 19
Chương 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 27
Chương 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 29
4.1 Bảng thống kê những yếu tố hài hước trong tác phẩm gốc và hai bản dịch: 30
4.2 Corpus 2 : Phỏng vấn dịch giả Phạm Duy Thiện: 53
Trang 4Chương 5 PHÂN TÍCH CORPUS 56
5.1 Các yếu tố hài hước qua hai bản dịch: 56
5.2 Các vấn đề phải cân nhắc khi dịch các yếu tố hài hước: 89
5.3 Những trở ngại trong việc dịch tác phẩm văn học có yếu tố hài hước: 91
5.4 Phương pháp xử lý ngôn ngữ để vượt qua trở ngại: 92
Chương 6 MỘT SỐ SUY NGHĨ VÀ ĐỀ XUẤT 95
Chương 7 KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 1
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu cách dịch các yếu tố hài hước trong
hai bản dịch Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống và Cửa hiệu tự sát của tác phẩm Le magasin des suicides”, nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
của Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phòng Khoa họccông nghệ, và sự hướng dẫn của các Thầy, Cô khoa Tiếng Pháp cũng như sự độngviên từ nhiều bạn bè
Đầu tiên, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Tiếng Pháp vàTrường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ chonhóm chúng tôi có cơ hội đăng ký thực hiện bài nghiên cứu khoa học này
Thứ hai, nhóm chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Tiếng Pháp.Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với giảng viên hướng dẫn,
Cô Trần Lê Bảo Chân, đã rất tận tình và và chu đáo trong việc hướng dẫn nhómchúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời cô đã đưa ra những lời khuyênrất bổ ích, giúp cho nhóm chúng tôi có được nguồn tài liệu tham khảo bổ ích nhất Ngoài ra, nhóm chúng tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến dịch giả PhạmDuy Thiện đã bỏ chút thời gian quý báu tham gia vào buổi phỏng vấn nhỏ cùngnhóm chúng tôi, giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích để phục vụ cho bàinghiên cứu, hoàn thành tốt bài nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu – Khoá 46, Ngôn ngữ Pháp (Biên-Phiên dịch),
Hoàng Đình Huy
Võ Nguyễn Bảo Khuyên
Phùng Gia Long
Võ Thái Xuân Mai
Trần Minh Bảo Duy
Trang 6MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài :
“Văn học thể hiện cuộc sống bằng hình tượng.”1 Cuộc sống của mỗi người làmột “tác phẩm”, và “tác phẩm” ấy được thể hiện qua ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn được thể hiện qua các tác phẩm văn học và là phươngtiện để giao tiếp trong văn học
Văn học là sự kết tinh của cuộc sống, nhưng mấy ai hiểu được tất cả những ýnghĩa sâu xa của nó Văn học được dựng nên bởi những thi nhân, những nhà văn đatài của đất nước, các tác phẩm được tái hiện qua bức tranh về cuộc sống, tái hiện lại
rõ nét hiện thực của cuộc sống con người qua các từ ngữ, câu văn trau chuốt Bêncạnh đó, nhiều nhà văn đã tìm kiếm thêm các tác phẩm văn học nước ngoài cómong muốn được hiểu thêm về văn hóa, con người, ngôn ngữ, của nước họ
Có thể nói, khi nhắc đến tác phẩm Le magasin des suicides của nhà văn Jean
Teulé, nhiều độc giả đều biết tác phẩm mang một thông điệp sâu sắc về sự sống vàtinh thần lạc quan Nó đã nói lên một thực trạng rất lớn đặc biệt được xã hội quantâm Đó chính là vấn nạn tử sát, ngày nay việc tự sát ngày càng gia tăng, họ chọncách tự kết liễu đời mình và coi việc tự sát là một cách để giải thoát bản thân Đốivới tác phẩm này, tác giả đã thành công trong việc viết về một xã hội tối tăm, đentối nơi con người luôn tìm đến tự sát mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn trong cuộcsống nhưng xã hội đó qua góc nhìn của tác giả lại không hề nặng nề và đáng sợ.Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả đằng sau những tiếng cườihài hước đầy thú vị
Vâng, thành công của tác phẩm này là chỉ ra được một trong những thực trạng của
xã hội ngày nay là vấn đề tự sát Là một tác phẩm thuộc thể loại “Phản địa đàng” –Đây là một thể loại sách viết về một thế giới khác do con người tạo nên Vấn đề màtác phẩm nhắc đến lẽ ra vô cùng nặng nề, đen tối nhưng dưới ngòi bút châm biếm,thủ pháp “hài hước đen” trong văn học, nhà văn đã biến cái bi quan thành nhẹnhàng, biến đen tối thành tươi vui, biến cái u buồn thành hài hước ; đồng thời, mở
1 Lê Tiến Dũng (2012) Giáo trình Lý luận văn học (phần tác phẩm văn học) Thành phố Hồ Chí Minh:
NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Trang 7rộng cảm giác quan, thế giới quan cho người đọc khiến người đọc suy ngẫm sâu sắc
về vấn đề tự sát Điểm đặc trưng của thể loại “hài hước đen” như cuốn tiểu thuyếtnày là gây cười nhưng vô cùng nghiêm túc
Le magasin des suicides là tác phẩm văn học nổi tiếng và được dịch ra nhiều
ngôn ngữ trên thế giới, riêng tại Việt Nam cũng đã tồn tại ít nhất hai bản dịch tiếngViệt của tác phẩm, được phát hành bởi hai nhà xuất bản khác nhau, mỗi bản dịchđều mang phong cách dịch khác nhau
Trước hiện tượng này, câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra là: Các bản dịch tiếngViệt có hoàn toàn “trung thành” với văn phong và thủ pháp của tác phẩm gốc củatác giả không? Khi dịch sang tiếng Việt, các bản dịch có đảm bảo chuyển tải đượcthủ pháp “hài hước đen” trong tác phẩm gốc không?
Ở các nước có nền văn học dịch phát triển như Pháp, Anh, Mỹ đã có một sốnghiên cứu vấn đề dịch “hài hước”, tuy nhiên các nghiên cứu còn giới hạn trong cácbản dịch ngôn ngữ phương tây (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, Tây Ban Nha…)Tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn
đề chuyển ngữ trong một tác phẩm văn học Nhưng nghiên cứu vấn đề chuyển ngữcác yếu tố hài hước trong một tác phẩm dịch vẫn còn là một mảng nghiên cứu chưađược đào sâu ở Việt Nam Với thời gian nhiều hạn chế, chúng tôi đã tìm kiếm cácnguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc chuyển ngữ các yếu tố hài hước, tuynhiên nguồn tài liệu chưa được đa dạng và phong phú
Trên thực tế, vấn đề thủ pháp “hài hước đen” trong tác phẩm Le magasin des suicides đến nay vẫn chưa được nghiên cứu qua một công trình nào cũng như chưa
có nghiên cứu nào được thực hiện trên hai bản dịch tiếng Việt của tác phẩm….Khắc khoải với những câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra về sức hút của tácphẩm văn học (dịch) qua các yếu tố hài hước, nhóm nghiên cứu chúng tôi muốnchọn và thực hiện đề tài này, với phương pháp đọc, phân tích, đối chiếu, tổng hợp từtài liệu nghiên cứu lý thuyết của các chuyên gia, đến tác phẩm gốc và các bản dịchcủa nó nhằm đi tìm câu trả lời thích đáng cho câu hỏi mà chúng tôi đặt ra
Trang 8II Mục tiêu, mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
a Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
Nhóm chúng tôi chọn nghiên cứu trên tác phẩm của nhà văn người Pháp, Jean
Teulé, Le magasin des suicides để tìm hiểu cách dịch các yếu tố hài hước và cách vận dụng của chúng trong hai bản dịch Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống của dịch giả Hiệu Constant, xuất bản năm 2016, và bản dịch Cửa hiệu tự sát của dịch
giả Phạm Duy Thiện, xuất bản năm 2018
b Mục đích nghiên cứu :
Qua đề tài này chúng tôi muốn phân tích và đối chiếu ưu điểm của hai bản dịchtiếng Việt, từ đó nêu bật các phương pháp, cách xử lý ngôn ngữ, kỹ thuật chuyểnngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt mà các dịch giả đã vận dụng ; qua đó giúp nhómnghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng của năng lực xử lý ngôn ngữ của ngườidịch trong lĩnh vực phân tích tác phẩm văn học và dịch văn học để rút ra được cácnguyên tắc thực hành trong lĩnh vực dịch văn học, biên dịch, dịch viết, và có thể chochúng tôi những ý tưởng về đề xuất vận dụng đóng góp cho việc cập nhật nội dunghọc tập cho một số học phần rèn luyện năng lực biên dịch
c Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến trong bài nghiên cứu này là cách dịch các yếu
tố hài hước trong hai bản dịch Cửa hiệu dành cho những người ngán sống và Cửa hiệu tự sát của tác phẩm Le magasin des suicides của nhà văn Pháp, Jean Teulé.
Trước hết, chúng tôi sẽ thực hiện việc đọc tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận, nắmbắt được các yếu tố hài hước có trong tác phẩm Sau đó, chúng tôi tiến hành nghiêncứu cách dịch các yếu tố hài hước trong hai bản dịch, đối chiếu đồng thời với cácthủ pháp dịch văn học Cuối cùng, qua những kết quả thu được từ việc đọc vànghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá, phân tích để có thể hiểu rõ quá trìnhchuyển ngữ, các phương pháp dịch, những cách xử lí ngôn ngữ trong bản dịch củamột dịch giả từ đó có thể định hướng chiến lược học tập các môn học liên quan đếnbiên dịch cho chúng tôi cũng như có thể có những đề xuất đóng góp cho nội dungmột số học phần
Trang 9III Câu hỏi nghiên cứu ban đầu :
Từ các luận điểm nêu trên, nhóm chúng tôi đặt ra hai câu hỏi ban đầu là:
● Các bản dịch tiếng Việt có hoàn toàn “trung thành” với văn phong và thủpháp của tác phẩm gốc của tác giả hay không?
● Khi dịch sang tiếng Việt, các bản dịch có đảm bảo chuyển tải được đầy đủthủ pháp “hài hước đen” trong tác phẩm gốc không?
IV Phương pháp nghiên cứu :
Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây để cho ra kết quảứng với mục tiêu nghiên cứu mà nhóm mong muốn:
● Đối chiếu và phân tích ngữ nghĩa giữa hai bản dịch so với nguyên tác để làmsáng tỏ hai bản dịch có trung thành với nguyên tác hay không?
● Đối chiếu và so sánh từ ngữ và ngữ nghĩa hai bản dịch và chỉ ra nhữngphương pháp mà hai dịch giả đã sử dụng, cách sử dụng từ ngữ, cách truyềnđạt lại những câu văn có chứa yếu tố hài hước đen
● Thông qua nghiên cứu tài liệu và đọc tác phẩm để xây dựng cơ sở lý thuyết
● Lập bản thống kê các chi tiết có chứa thủ pháp hài hước đen trong bản gốc vàhai bản dịch
● Tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn ít nhất một trong hai dịch giả về cáchdịch các yếu tố hài hước
● Xử lý kết quả, bằng phân tích và tổng hợp thông tin
Trang 10Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1 Tác giả Jean Teulé :
Jean Teulé sinh năm 1953, là nhà văn, tác giả truyện tranh, biên kịch phim điệnảnh và truyền hình người Pháp Ban đầu ông đã được hướng tới chuyên ngành cơkhí ô tô, sau đó giáo viên dạy vẽ nhận thấy được tài năng của và quyết định cho anhhọc riêng để anh có thể đi theo con đường nghệ thuật Có năng khiếu vẽ, Jean Teulétheo học vẽ tại trường nghệ thuật ở rue Madame ở Paris Từ đó khởi đầu cho conđường sáng tác của ông từ vẽ truyện tranh sau đó tiếp tục đến loại hình truyện chữ
Bên cạnh Le Magasin des suicides, ông cũng được biết đến với các tác phẩm nổi tiếng như Rainbow pour Rimbaud (1991), Darling (1998), Je, François Villon (2006), Le Montespan (2008), Mangez-le si vous voulez (2009)…2
1.2 Bối cảnh của tác phẩm Le magasin des suicides :
Vào năm 2007 ông đã viết nên tác phẩm “Le magasin des suicides”, với những
thủ pháp hài hước đen để gây ấn tượng và làn gió mới cho tác phẩm, tác phẩm đượcông viết trong 4 tháng, sau khi xuất bản thì được rất nhiều đọc giả đón nhận tácphẩm của ông một cách nồng nhiệt, tác phẩm cũng được Patrice Lecomte chuyểnthể thành phim hoạt hình và chiếu rạp vào năm 2012 Tác phẩm cũng được dịch vàxuất bản sang nhiều nước trên thế giới
Trong đó bao gồm cả các Bản dịch Tiếng Việt mà nhóm chúng tôi đang thực hiệnnghiên cứu như:
- Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống (Hiệu Constant dịch)
- Cửa Hiệu Tự Sát (Phạm Duy Thiện dịch)
Tác phẩm được ra đời trong bối cảnh hiện đại đầu thế kỉ 21, được tác giả viết vàhoàn thành vào năm 2007, trong thời đại mà việc tự sát đang càng ngày trở thànhmột vấn nạn của xã hội
Theo WHO chỉ số tự tử ở Pháp từ năm 1985 đến năm 2007 đều đạt ngưỡng trên
16 trên 100.000 người Ngoài ra, theo thống kê của tờ báo le figaro trong năm 2006,
2 ELLE, (2000 6 10) Truy cập tại elle.fr: https://www.elle.fr/Personnalites/Jean-Teule Truy cập 26/4/2022.
Trang 11trong số 10.423 vụ tự tử được ghi nhận, 7.593 vụ là nam giới, chiếm đa số Đối vớinam giới trong độ tuổi 25-34, tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Tự tửchiếm 1/4 nguyên nhân tử vong Đối với nam giới từ 15-24 tuổi, đây là nguyênnhân gây tử vong thứ hai (16%), sau tai nạn giao thông đường bộ Đối với phụ nữ từ25-44 tuổi, nó là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau các bệnh về khối
u Xác suất nam giới chết vì chính mình cao gấp 4 lần của nữ giới, không phải vì họ
có nhiều hành vi tự sát hơn, mà vì các cố gắng của họ mang tính chất chết ngườinhiều hơn.3
Trong bối cảnh vấn nạn hiện nay, Jean Teulé đã sử dụng điều đó để viết nên tác
phẩm “Cửa hiệu tự sát” cùng với những góc nhìn vô cùng mới lạ và thú vị được thể
hiện qua các thủ pháp hài hước đen
1.3 Các nhân vật chính trong tác phẩm :
Đa số tất cả những nhân vật, con vật và địa danh trong câu chuyện được tác giả
sử dụng đều có nguồn gốc từ những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới đã tựsát
Tác phẩm Le magasin des suicides là câu chuyện xoay quanh cửa hiệu nhà
Tuvache, với 5 thành viên:
- Mishima Tuvache: Trong tác phẩm Mishima là người bố đồng thời cũng là
trụ cột của gia đình Tuvache, với những gánh vác của gia tộc Tuvache từ nhiều đời,ông luôn muốn tạo ra những món đồ “tự tử” chất lượng nhất, ông luôn cố gắng đểgiữ gìn danh tiếng bao đời nay của nhà Tuvache, ông cũng muốn các đứa con tronggia đình tràn đầy dòng máu và tính cách tự sát Sự xuất hiện của Alan làm ông lolắng vì cậu quá khác với thành viên nhà Tuvache, ông muốn cậu giống người nhàTuvache hơn, thế nên ông đã gửi cậu đến Monaco, nhưng cho đến khi Alan đi ônglại nhớ và buồn khi nghĩ đến cậu Alan dần thay đổi được suy nghĩ của ông, làm bớt
đi những gánh nặng của nhà Tuvache, cũng từ đó mà Mishima có thể thay đổi mộtcách tích cực, nhận được niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cóAlan
3 Le Figaro Fr (2006, 1 1) Le Figaro.fr santé Truy cập tại sante.lefigaro.fr:
https://sante.lefigaro.fr/social/sante-publique/suicide-france/qui-se-suicide Truy cập 26/4/2022.
Trang 12Tên của ông gợi nhắc đến nhà văn và nhà biên kịch Nhật bản Mishima Yukio
(1925-1970) nổi tiếng với tác phẩm Kim Các Tự (Kinkakuji) và bốn tác phẩm Biển
cả muôn màu (Hojo no Umi) Ngày 21/11/1970, sau thất bại của Hiệp Hội Lá Chắn
trong cuộc bao vây Cục Phòng Vệ Nhật Bản Tokyo, ông quyết định tự sát theo nghithức seppuku
- Lucrèce Tuvache: Người mẹ của gia đình Tuvache và cũng là bà chủ của
“Cửa hiệu tự sát”, những món ăn của bà gắn liền với việc tự tử, bà mua đùi cừu nonnhảy từ vách đá vì nghĩ như vậy cũng sẽ có vị ngon hơn, bà cũng rất yêu quý cáccon của mình, nhưng cách yêu quý của bà lại hơi khác so với những người mẹ bìnhthường, những lời nói hơi có phần tiêu cực nhưng đó lại chính là cách thể hiện tìnhyêu của mình với các con, Alan mặc dù là đứa con theo lời của bà là “khôngngoan”, “có vấn đề”,… nhưng thực sự bà rất yêu quý cậu
Tên của bà gợi nhắc đến nhà thơ và triết gia La Mã Titus Lucretius Carus(khoảng 99 - khoảng 55 TCN), được biết đến với bài trường ca triết học De rerumnatura (Về bản chất của Tự Nhiên) Tương truyền, ông bị phát điên bởi một mêdược và làm thơ giữa các cơn mất trí, cuối cùng tự sát ở tuổi trung niên, tên của bàcũng gợi nhớ đến người phụ nữ La Mã cổ đại mang tên Lucrèce (tên La tinh làLucretia), số phận của nàng đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đưa La
mã bước vào kỉ nguyên của nền cộng hòa Lucrèce bị Sextus Tarquinius, con traicủa vua Lucius Tarquinius Superbus cương hiếp rồi tự sát
- Vincent Tuvache: Người anh cả của gia đình Tuvache, anh được đặt tên
theo họa sĩ Van Gogh ,là người nghệ sĩ duy nhất trong nhà Tuvache, luôn mangtrong mình dòng máu tự sát, một đứa con đúng nghĩa của dòng họ Tuvache Vincentđược tác giả miêu tả là một người gầy còm, mang bộ râu quai nón đỏ dựng thẳng.Vincent cũng là nhà phát minh các món đồ hỗ trợ tự sát cho cửa hàng
- Marilyn Tuvache: Là đứa con thứ của gia đình Tuvache đồng thời cũng là
đứa con gái duy nhất của gia đình Tuvache, Marilyn luôn cảm thấy mình vô dụng
và xấu xí, vào ngày sinh nhật của mình Marlin được bố mẹ tặng một loại thuốc độckhiến những ai được cô hôn sẽ chết, nhưng sau này mọi người mới biết rằng đó chỉ
Trang 13là ống tiêm dung dịch đường của Vincent Cô cũng có tình cảm với người gác nghĩađịa có tên là Ernest.
- Alan Tuvache: Là đứa con út của gia đình Tuvache, Alan được ra đời trong
khi bà Lucrèce và ông Mishima khác cũng như những người anh chị của mình Alanđược đặt tên theo Alan Turing, được xem là cha đẻ của máy vi tính Sự đóng gópcủa ông quyết định chiến thắng chung cuộc trong chiến tranh thế giới thứ 2 sớm hơnvài năm, Alan là người có tính cách đối ngược với mọi thành viên trong gia đình khicậu luôn luôn vui vẻ, tích cực và thích nghe những bài hát vui nhộn… Chính sựkhác biệt của Alan đã làm thay đổi gia đình Tuvache
1.4 Cốt truyện chính :
Tác phẩm Le magasin des suicides được chắp bút bởi tác giả Jean Teulé kể về gia
đình nhà Tuvache làm nghề buôn bán các sản phẩm giúp những người có ước muốn
tự tử hoàn thiện được nguyện vọng của mình Cửa hiệu tự sát-Gia đình Tuvache
bao gồm 5 thành viên: Mishima, Lucrèce, Vincent, Marilyn và Alan, với truyền
thống kinh doanh và duy trì Cửa hiệu tự sát từ nhiều đời Vì “Dòng họ Tuvache
mang một sứ mệnh”, sứ mệnh để có thể đảm bảo những người có ước muốn tự sát
có thể thực hiện trọn vẹn ước muốn cuối cùng của mình
Câu chuyện bắt đầu với sự ra đời của Alan, sự xuất hiện của cậu làm thay đổi giađình Tuvache và “Cửa hàng tự sát” Cậu được ra đời trong một lần thử nghiệm sảnphẩm bao cao su hỏng dành cho những người muốn chết vì bệnh lây nhiễm quađường tình dục, cậu sinh ra như một tai nạn hy hữu của ông bà nhà Tuvache
Khác với các thành viên khác những người mang dòng máu tự sát Cậu lúc nàocũng tràn đầy niềm vui, lạc quan trong cuộc sống… Trong những câu chuyện tiêucực mà bà Tuvache thường kể cho cậu nghe nhằm thay đổi suy nghĩ, tính cách củacậu thì cậu luôn tìm ra được góc nhìn tích cực của vấn đề Khi bà Tuvache cho cậuxem thời sự về tin 250 hành khách bị tai nạn trên chiếc máy bay thì cậu chỉ nhớ số
người thoát chết “Ồ mẹ ơi, mẹ có thấy cuộc đời thật là ẹp không? Ba người rơi từ trên trời xuống và họ không bị làm sao” Nhưng cũng nhờ chính sự khác biệt của
chính mình, cậu đã làm thay đổi mọi người xung quanh Đồng thời cũng làm cho bố
mẹ lo ngại vì sự khác biệt của cậu so với gia đình Tuvache
Trang 14Với ông Mishima và bà Lucrèce thì Alan là đứa trẻ tinh nghịch và không nghelời khi Alan thích vẽ chị Marilyn năng động, xinh đẹp cùng với đôi giày để chị đinhảy ở vũ trường, thích vẽ cửa sổ mở rộng dưới bầu trời trong xanh và mặt trời tỏasáng Kể những câu chuyện cười trong lớp học, bật những bài hát vui vẻ thật lớn.Cũng vì thế cậu hay bị bố mẹ phạt với dãy băng lớn phủ kín miệng trên đó là hìnhmột nụ cười hiểm độc và một cái lưỡi đang lè được vẽ bằng bút lông mà Vincent đã
vẽ cho cậu
Trong lần sinh nhật thứ 18 của Marilyn bố mẹ đã tặng cho cô một loại thuốc độclàm cho cô khi hôn ai, thì người ấy sẽ chết nhưng chất độc vẫn không ảnh hưởng tớibản thân, điều đó giúp cho quầy hàng tươi của cửa hiệu được hoạt động trở lại và đểbản thân Marilyn được góp phần cho việc kinh doanh của gia đình Thế nhưng tronglần sinh nhật ấy, Alan và Vincent lén tráo ống tiêm thuốc độc của cô thành ống tiêmdung dịch đường của Vincent, và cũng nhờ đó mà cô có thể bài tỏ cảm xúc của bảnthân với Ernest, mà không sợ phải gây nguy hiểm cho người mình yêu
Alan tìm những viên kẹo chứa xyanua vứt chúng ra khỏi bình, cắt những thớ dâytreo cổ, làm mòn những lưỡi dao cạo, thay thế những quả táo độc bằng những quảtáo mới trong lúc mọi người không để ý, thế nhưng điều đó đã làm cho Mishimanổi giận và đưa ra quyết định để cho Alan tham gia khóa huấn luyện đặc công tự sát
ở Monaco, nơi trần đầy những kẻ thù hận và tàn bạo Nhưng cũng nhờ điều này nêncác thành viên của gia đình Tuvache mới nhận ra Alan quan trọng như thế nàotrong cuộc sống của gia đinh Tuvache
Alan trở về từ khóa huấn luyện đặc công tự sát và kể lại chuyến hành trình củamình ở Monaco cậu đã giúp các các học viên thư giãn, kể chuyện cười cho họ làm
họ cho họ cảm thấy cuộc đời đáng sống và tuyệt đẹp thế nhưng lại làm cho ngườiphụ trách khóa huấn luyện đặc công cảm thấy khó chịu và nổ tung, thế là Alan bịđuổi Sự trở về của Alan đã làm cho gia đình Tuvache lấp đầy những khoảng trống
đã mất
Mặc dù hạnh phúc khi thấy Alan nhưng ông Mishima lại càng lo lắng cho tươnglai của cửa hiệu, khi thấy sự thay đổi của mọi người những viên kẹo không còn tầmđộc, những chiếc mặt nạ không phải để dọa người khác chết nữa, những người
Trang 15khách hàng rời khỏi cửa hiệu cũng rời đi trong niềm vui Ông Mishima vùi mìnhtrong sự trầm cảm, không còn sức lực bước khỏi giường cho đến khi tỉnh dậy là lấy
sức bước ra khỏi giường thì Cửa hiệu tự sát đã thay đổi hoàn toàn với tiếng nhạc
guitar, dòng người cười nói vui vẻ cùng với những chiếc bánh crepe Gia đìnhTuvache đã thay đổi nhà cung cấp bây giờ họ mua mọi thứ ở Phá lên cười nhờnhững sự thay đổi này doanh số họ đã tăng đến gấp 3 lần
Mọi thứ đã thay đổi, ông Mishima không còn nhận ra cửa hiệu của mình, không
còn gì xưa cũ nữa, ông muốn Cửa hiệu tự sát quay trở lại Trong sự thay đổi của
cửa hiệu, vẫn còn một đơn hàng quan trọng, là đơn hàng của đặc phái viên tổngthống để thực hiện một vụ tự sát tập thể và vụ tự sát này sẽ được chiếu trực tiếp trêntivi, đối với ông Mishima đây là đơn hàng quan trọng sẽ đem danh tiếng cửa hiệutrở lại như cũ
Nhưng Alan đã quên mất gia đình đổi nhà cung cấp thành Phá lên cười, nên đã
vô tình lấy nhầm ở nơi từng đặt những bình chứa hơi thở sa mạc giờ đây đã đổithành những bình chứa khí cười Đến khi mở ra thì tất cả các Bộ trưởng, Quốc vụkhanh đều phá lên cười nghiêng ngả, và nói về những điều kinh khủng đã làm ở thờiniên thiếu Điều đó làm cho Mishima hết sức phẫn nộ, trong cơn giận giữ Mishimacầm theo thanh kiếm tanto đuổi theo Alan Trong vô thức Alan hoảng sợ lùi lại phíasau và rồi té qua cửa sổ, nhưng vẫn chưa bị nghiền nát trên đại lộ Bérégovoy, tronglúc đang lơ lửng với tay phải nắm lấy máng xối bằng kẽm, Vincent đã tháo băngquấn đầu của mình ngay vừa lúc máng xối vừa bung ra Mọi người cố gắng kéoAlan lên trong tiếng thở phào nhẹ nhõm Mishima cuối cùng cũng nhận thấy được
sự ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đã làm thay đổi tất cả các thành viên trong gia đình.Vincent cũng không còn những cơn đau đầu nữa Marilyn giờ đã tự tin và tìm đượcngười mình yêu, ông Mishima và bà Lucrèce trong niềm hạnh phúc của gia đình,cũng sẽ sẵn sàng mở một tiệm bánh crepe nếu Vincent muốn
1.5 Thế giới được tái hiện trong tác phẩm :
Hành vi tự sát cũng phụ thuộc vào môi trường xung quanh của con người và ởcác sự kiện mang tính tập thể, nếu sống trong một môi trường không lành mạnh và
có nhiều điều không vui xảy ra, hay việc đội bóng đá được nhiều người yêu thích
Trang 16liên tục thua trận, thì đồng thời thì tỉ lệ tự sát sẽ xảy ra nhiều hơn, đó cũng chính là
cách mà tác giả xây dựng thế giới của Cửa hiệu tự sát.
Thế giới được tác giả xây dựng trong tác phẩm xoay quanh sự trầm cảm và tự tử,những con người sống ở thế giới đó họ luôn các suy nghĩ bị quan từ những ngườidân bình thường cho đến các quan chức cấp cao của nhà nước họ đều mang trongmình suy nghĩ tiêu cực và ước muốn tự sát, xoay quanh họ lúc nào cũng là nhữngbản tin như bệnh dịch, chiến tranh…hầu hết tên các nhân vật, địa danh đề gắn liềnvới những người nổi tiếng đã từng tự sát, có tồn tại một nhà cung cấp những sản
phẩm tự sát “Tôi không sợ chết”, nơi mà Cửa hiệu tự sát đặt những sản phẩm tự
sát mới Người đại diện của “Tôi không tự sát” cũng sẽ đến kiểm tra cửa hiệu, đảmbảo cung cấp những món hàng “tự sát” tốt nhất
Thế giới mà tác giả xây dựng chính là thế giới thật mà chúng ta đang sống nhưngqua lăng kính tiêu cực, bên cạnh những tin tức tiêu cực trên báo đài thì thế giới màtác giả xây dựng vẫn tồn tại những bản nhạc vui tươi, các chương trình âm nhạc tíchcực, nhưng mọi người trong thế giới ấy lựa chọn nhìn vào chiều hướng tiêu cực nhưcách Mishima lựa chọn tắt tivi khi kênh chuyển đến các bài hát và các chương trìnhtạp kĩ Hay khi đội nhà thắng trận thì niêm vui vẻ lan tỏa giữa mọi người nên khác
đến Cửa hiệu tự sát cũng ít hơn mọi khi.
Le magasin des suicides :
Ông Mishima Tuvache cũng đã giải thích cho mọi người rằng tại sao Le magasin des suicides lại được xuất hiện: “Có quá nhiều người hành xử thiếu chuyên
nghiệp… Ông có biết trong số 150.000 người có ý định tự sát, có 138 người tự sáthụt Và họ phải sống cuộc đời tàn tật trên xe lăn, thân thể hủy hoại mãi mãi, trongkhi đó nhờ chúng tôi… Những món tự sát của chúng tôi được bảo hành Hoặc chếthoặc trả tiền lại!”
Le magasin des suicides đã tồn tại rất lâu được duy trì bởi dòng họ Tuvache, đã
qua 10 thế hệ, Ông Mishima và gia đình Tuvache hiện nay đang là người kế tục của
Cửa hiệu tự sát.
Những vị khách hàng trong “Le magasin des suicides” :
Trang 17Theo các nhà nghiên cứu đại học Columbus, Mỹ, ý tưởng tự sát được thực hiệntheo hành trình năm bước:
- Mức khởi đầu là mong muốn được chết Một suy nghĩ thụ động
- Mức độ thứ hai người ta nghĩ cái chết do chính mình gây ra, chứ không phải chỉmong nó từ yếu tố ngoại cảnh
- Mức độ thứ ba người ta cụ thể hơn và nghĩ đến hình thức tự sát Dù đã nghĩ tớicách thức, nhưng người ta vẫn chưa có kế hoạch cụ thể
- Mức thứ tư của ý tưởng tự sát, ý đồ hành động trở nên rõ nét hơn Lúc này nókhông còn là lý thuyết nữa, người ta khá chắc chắn họ sẽ làm điều đó
- Mức thứ năm, họ thảo ra một kế hoạch cụ thể với ý đồ triển khai rõ ràng
Những vị khách của Le magasin des suicides đều nằm ở mức độ thứ ba một khi
họ đưa ra quyết định đến cửa hiệu để lựa chọn những dụng cụ, cách thức mà họ
muốn “tự tử”, Le magasin des suicides sẽ tư vấn cho họ những cách thức chết như
thế nào mà họ cảm thấy phù hợp nhất để tự kết thúc cuộc đời mình Những vị kháchcủa cửa hiệu tự có đầy đủ ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp từ trẻ nhỏ, người già chođến kẻ lang thang hay giáo viên nhưng những người đến đây đều có chung mục
Trang 18đích là để có thể tự kết liễu mạng sống của mình bởi vì cuộc sống của họ đều xoayquanh những khó khăn, tự ti, áp lực của cuộc sống chèn ép.4
1.6 Các yếu tố hài hước, gây cười trong tác phẩm
Tác phẩm được tác giả xây dựng bằng các yếu tố hài hước đen, đồng thời cũng làyếu tố chính được sử dụng xuyên suốt tác phẩm được xuất hiện chủ yếu xoay quanhnhững câu chuyện nhà Tuvache
Trong một thế giới chỉ bao trùm bởi sự trầm cảm và tự sát, Jean Teulé đã biếnchính sự trầm cảm trong thế giới đó thành sự hài hước bởi thủ pháp hài[ CITATION Lar22 \l 1066 ]hước đen Trong khi ở xuyên suốt phần đầu của tácphẩm thủ pháp hài hước đen được tác giả sử dụng rất nhiều nhưng càng về phía cuốithủ pháp này lại được sử dụng ít hơn Ngoài ra, thủ pháp hài hước đen còn xuất hiệntrong các tình huống:
Trong các lời nói, hành động của Alan, cậu khác với gia đình của mình, Alan lúcnào cũng mang tinh thần vui vẻ và lạc quan nên ông Mishima
Khi Mishima hướng dẫn khách hàng sao sử dụng các sản phẩm tự sát sao chomạnh mẽ, có thể “chết” một cách hoàn hảo
Kể có trong trong lời nói của các thành viên khác nhà Tuvache cũng có nhữngchi tiết hài hước khi họ nói chuyện với những người khách hàng hay giao tiếp vớicác thành viên trong gia đình, những chi tiết về “Tự tử” xuất hiện với tần suất dàyđặc trong cửa hiệu nhưng lại không gây khó chịu cho người xem cũng chính vì điều
đó làm nên nét hài hước và độc đáo cho tác phẩm
Sự hài hước trong tác phẩm được xuất hiện và rõ nét khi các thành viên trong giađình giao tiếp với Alan
- “Còn thằng Alan đang ở ngoài say sưa với nắng mùa thu Nó chơi đùa với gió, trong chuyện cùng mây Ở tuổi 11… Mẹ nghĩ em con thực sự có vấn đề.”
Đồng thời, tác giả cũng mượn những sự đối lập để gây nên tiếng cười trong tácphẩm: như người gác nghĩa địa lại là người chết nhát, sợ những chiếc mặt nạ kì quái
mà Vincent tạo ra, hay sự xuất hiện của Alan, một con người vui vẻ lạc quan lại
4 Đặng Hoàng Giang (2021) Đại dương đen Hà Nội: NXB Hội Nhà Văn.
Trang 19được sinh ra trong gia đình có truyền thống duy trì Le magasin des suicides từ nhiều
đời
Trang 20Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước khi định nghĩa các khái niệm, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệunhằm tìm kiếm các khái niệm và giải thích phù hợp và xác đáng nhất để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, do việc phong tỏa và cách ly xã hộitrong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi không có điềukiện đến trực tiếp thư viện để tham khảo nhiều nguồn học liệu in giấy, vì vậy chúngtôi đã tận dụng chủ yếu nguồn tài liệu trực tuyến
Văn học cũng như nghệ thuật nói chung tồn tại thông qua tác phẩm Không thểnói đến nghệ thuật hội họa, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật sân khấu nếu như không
có những bức tranh, những bản nhạc, những vở diễn Tương tự như vậy, không thểnói đến văn học nếu không có những bài thơ, những truyện ngắn, những tiểuthuyết… Tác phẩm văn học là tế bào của đời sống văn học Nó không chỉ là kết quảsáng tạo của nhà văn mà còn là đối tượng tiếp nhận của bạn đọc, đối tượng khảo sátcủa nghiên cứu văn học, đối tượng phân tích của giảng dạy văn học.5
2.1 Hài hước đen trong văn học:
Hài hước là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, nhóm chúng tôi tìm được khái niệm như sau : “Hàihước là vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ)”.6
Đồng thời trong tiếng Pháp từ “Hài hước” được dịch là “Humour” có định nghĩa
là “Caractère d’une situation, d'un événement qui, bien que comportant uninconvénient, peut prêter à rire”.7
Trong bài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Tạ ChíHảo cũng đã chỉ ra rằng “Hài hước là cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn bềngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái”8 Theo Lại Nguyên Ân “hài hước cóbản chất mềm mại, có khả năng chấp nhận mọi hình thức và giọng điệu, thích ứng
5 Lê Tiến Dũng (2012), op cit.
6 Hoàng Phê (2003) Từ điển tiếng Việt Thành phố Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.
7 Larousse Truy cập tại larousse.fr: https://www.larousse.fr/ Truy cập 10/11/2021.
8 Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạ Chí Hào (2011) Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy Thành phố Cần Thơ:
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, tr.119
Trang 21với mọi tâm trạng của mọi thời đại”9 Và cũng theo hai tác giả này, tiếng cười hàihước được xác định là một kiểu cười đầy thái độ tích cực, mang tính chất cười cợt,thoải mái, nhẹ nhàng thể hiện sự thân mật, khoan dung
Sau khi tìm hiểu và đối chiếu các định nghĩa về “hài hước” chúng tôi nhận thấyrằng: hài hước là một yếu tố cảm xúc của con người, nhằm với mục đích gây cười
Đó cũng là một yếu tố cảm xúc thường được các tác giả thêm vào để hình thành nên
sự phong phú của tác phẩm
Thủ pháp hài hước đen:
Theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sính: “Hài hước đen (Black humor) là thuật ngữ của
lý luận văn học dùng để chỉ một thủ pháp nghệ thuật trong cấp độ cái hài do đó
muốn hiểu thủ pháp này trước hết phải đề cập đến phạm trù cái hài Hiểu một cáchngắn gọn, cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp Và cái hài có ba cấp độ: Cấp độ đầu tiên
là sự hài hước, tức là “nói cho vui”, chưa nhằm phê phán gì cả, thậm chí do yêu thương mà nói Cấp độ thứ hai là châm biếm, tức lôi các thói hư tật xấu của con người trong cùng cộng đồng để tạo ra một kiểu phê phán Cấp độ thứ ba là sự đả kích, thường nhằm vào đối tượng là kẻ thù, bằng cách thổi phồng, phóng đại, cường
điệu tối đa một nét xấu nào đó trong hình thức hay nội dung để con người ghê tởm
nó, thù ghét nó, mong muốn loại bỏ nó, được viết, vẽ bằng thứ ngôn ngữ cay độc.”10
Từ những khái niệm trên, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sính cũng đã nêu ra 4 đặc điểmcủa thủ pháp hài hước đen:
● Sự biểu hiện những tình cảm đen tối kết hợp cùng tiếng cười (humour), tuynói là humour nhưng lại chứa đựng cái u ám, tràn đầy tình cảm tuyệt vọng
Ví dụ trong tác phẩm Le magasin des suicides có chi tiết: Khi bà Lucrèce
chúc con của mình là Marilyn ngủ ngon thì bà nói là: “Thôi con đi ngủ đi, vàhãy mơ thấy ác mộng đó là điều nên làm”
● Cười nhạo cái xấu xa, tội ác một cách tuyệt vọng, giống như đùa cợt với sựđau khổ, sự nhục nhã, cái chết hoặc sự phi lý của cuộc đời Ví dụ như câu nói
9 Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạ Chí Hào (2011), ibid tr.119
10 Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sính (2015) Thủ pháp hài hước đen trong văn học Thành phố Đà Nẵng: Tạp chí
Khoa học xã hội, Nhân văn & Giáo dục, tr.83
Trang 22của bà Lucrèce Tuvache nói với đứa con của mình “Khi khách hàng bướcvào cửa hàng Con phải nói với giọng thê lương “Con chúc bà một buổi sángđen đủi…” hoặc: “Con chúc ông một buổi tối đáng nhớ”
● Nhân vật được xây dựng theo kiểu tầm thường, nghịch dị, tình tiết sắp xếp
lộn xộn, kết cấu rất lỏng lẻo Ví dụ như trong cốt truyện của tác phẩm Le magasin des suicides: Trong khi 4 nhân vật Mishima, Lucrèce, Marilyn,
Vincent luôn có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống thì đứa con của họ Alan lạirất yêu đời
● Lối diễn đạt trên bề mặt thường trái logic, ví dụ như câu nói “Cái thòng lọng
đã được buộc sẵn Bà chỉ có việc bỏ đầu của mình vào trong đó”, ôngMishima Tuvache nói với khách hàng của mình
Và cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sính: “Từ nửa sau thế kỷ XX trở đi, văn họchậu hiện đại nói chung, dòng văn học chứa đựng yếu tố hài hước đen nói riêng đãđạt được những thành tựu nhất định Qua mỗi tác phẩm, người đọc cảm nhận đượccảnh báo về sự tan rã, lạc loài, phi nhân của con người trong thời hiện đại, từ đókhiến con người thấy cần phải sống ra sao”11 Cũng nhờ đó mà các nhà văn vừa gâyđược tiếng cười vừa truyền tải được nội dung mang tính nhân văn đến các độc giả.Trong một bài nghiên cứu về lĩnh vực văn học Pháp của giáo sư Kaia Sisask,
“L’humour noir sonde les limites de la tolérance” cũng đưa ra khái niệm về hài
hước đen là: “L’humour n’a de sens qu’à cause de l’adjectif noir qui est ici àprendre dans une acception quasi alchimique autant que gothique Bref, l’humournoir tourne en dérision notre situation existentielle et nous aide à l’accepter.”12 Cóthể hiểu được là yếu tố hài hước đen tạo ra một sự nhạo báng về tình huống hiệnsinh của chúng ta và giúp chúng ta chấp nhận nó
Từ những định nghĩa trên, nhóm chúng tôi đưa ra định nghĩa về hài hước đen là:
“hài hước đen” là một thuật ngữ dùng trong văn học, nằm trong phạm trù cái hài.Đồng thời nó cũng sử dụng những cách nói hài hước chứa sự mỉa mai, thậm chí cả
sự đả kích để thể hiện những tình cảm suy nghĩ của một nhân vật trong tác phẩm
11 Nguyễn Khắc Sính (2015), ibid tr.86
12
L’humour (1996), Paris: Hachette
Trang 23văn học thông qua tiếng cười Thủ pháp này sử dụng để tạo nên tiếng cười, vừatruyền tải được thông điệp, ý nghĩa đến độc giả.
Trong tác phẩm Le magasin des suicides nhà văn Jean Teulé vừa gây được tiếng
cười vừa phản ánh đúng hiện trạng ngày nay của giới trẻ, đó là cái nhìn bi quan vềcuộc sống, từ đó dẫn đến những hành động mang chiều hướng có phần tiêu cực
Chính vì vậy, theo nhóm chúng tôi, trong quá trình dịch tác phẩm Le magasin des suicides người dịch cần hiểu rõ cấp độ “cái hài” có trong chính tác phẩm này để có
thể tìm được cụm từ thay thế phù hợp nhằm truyền tải đúng nội dung, thông điệp và
ý nghĩa Tránh lỗi dịch sai, dịch không đúng với nguyên tác, dịch chênh bằng nhữngcâu văn tối nghĩa, trừu tượng, làm cho người đọc ngôn ngữ đích khó hiểu trong tácphẩm
2.2 Tính hài hước trong tác phẩm Le magasin des suicides :
Cái hài :
Trong bài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Tạ ChíHảo đã chỉ ra rằng “Hài hước thuộc phạm trù cái hài – một trong những phạm trù cơbản Vì vậy, khi nghiên cứu tính hài hước các nhà nghiên cứu thường đi từ phạm trùcái hài”
Theo tác giả Hương Lê của trang Văn nghệ quân đội, “Cái hài là một khái niệm
thẩm mĩ Liên quan đến cái hài là tiếng cười”13 Do đó, ta có thể thấy rằng tiếngcười là một phần khi nhắc đến khái niệm cái hài Trong khi, cái hài là một phạm trùthẩm mĩ thì tiếng cười đơn giản là một hành động, một phản ứng được tạo ra nhờ sựhài hước đó
Đồng thời, theo tiến sĩ Nguyễn Khắc Sinh “Cái hài là một phạm trù thẩm mỹ rađời rất sớm Nếu không muốn nói là sớm nhất và nó đồng hành với sự phát triển vănhóa, văn học nghệ thuật nhân loại”14 Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Khắc Sinh cái hài cómột vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của con người Nếu như không cái hài thìcuộc sống con người sẽ ra sao
13 Hương Lê (2021), Sự phục sinh tiếng cười trong văn chương đương đại Truy cập tại
vannghequandoi.com.vn: van-chuong-duong-dai_12165.html Truy cập 26/4/2021.
http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/su-phuc-sinh-tieng-cuoi-trong-14 Nguyễn Khắc Sính (2015), op cit tr.83
Trang 24Với tác phẩm Le magasin des suicides, tác giả Jean Teulé, tiếng cười được tạo ra
từ những cuộc đối thoại giữa các nhân vật bằng cách nói thẳng, nói trực diện, phơi
ra một cách trần trụi về cái chết, về cách để một người có thể tự tử thành công Cáitiếng cười này vừa là tiếng cười vui vẻ nhưng sâu thẳm bên trong thì lại càng trĩunặng Khiến nhiều người sau khi cười đó lại phải suy nghĩ về nó nhiều hơn Tiếngcười dựa trên sự hài hước dí dỏm đó đã khẳng định một dấu ấn rất riêng về phongcách văn học của Jean Teulé Chính vì vậy, đây cũng là một khó khăn của ngườidịch trong việc làm thế nào để diễn tả được sự hài hước của Jean Teulé không chỉ là
để cười mà còn để người đọc phải suy nghĩ về chúng
Châm biếm :
Le magasin des suicides tưởng chừng như một cốt truyện đơn giản, nhưng nhà
văn Jean Teulé đã biến những chi tiết có phần nặng nề thành những chi tiết dùng thủpháp hài hước đen bằng một giọng văn châm biếm
Theo Hoàng Phê, châm biếm là “chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán”15
hay còn được hiểu là dùng những câu nói mang tính tích cực nhằm khen ngợi, tándương nhưng thực chất là một sự phê phán “gián tiếp”
Theo Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - văn hóa thìchâm biếm là “là một trong những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc,thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng và hiện tượng này haykhác trong xã hội” Trong tạp chí này cũng đã chỉ ra một số tác phẩm của các tácgiả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thường xuyên sử dụng nghệ thuật trong cáctác phẩm văn học của họ như vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang, TrọngLang…16 Và mục đích sử dụng nghệ thuật châm biếm trong đa số các tác phẩmthuộc văn học Việt Nam là nhằm đả kích thói khoe khoang, nịnh hót và nạn thamnhũng của bọn quan lại triều đình và bọn lý trưởng lý địch ở chốn hương thôn Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Thu Dung, “Châm biếm là khái niệm rất quen thuộctrong đời sống của con người và trong văn học nghệ thuật” ngoài ra, “tiếng cười
15 Hoàng Phê (2003) op cit.
16 Lê Dục Tú (2009) Nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ trong phóng sự 1932-1945 Truy cập tại
tapchisonghuong.com.vn: dung-ngon-ngu-trong-phong-su-1932-1945.html Truy cập 26/4/2021.
Trang 25http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c169/n2961/Nghe-thuat-cham-biem-va-su-trong châm biếm là một loại vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái của cuộcsống, phủ định tất cả những gì xấu xa, dối trá Là hình thức phê phán đặc biệt, nómang ý nghĩa xã hội sâu sắc, khẳng định cái mới và cái tốt đẹp”.17
Ngoài ra, cũng trong bài nghiên cứu này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Dung còn chỉ
ra được châm biếm còn được chia ra làm hai loại là: châm biếm Horatian và châmbiếm Juvenial
- Châm biếm Horatian là sự khoan dung, vui nhộn, tinh tế dí dỏm, khôn ngoan.Khi sử dụng tính hài hước nhẹ nhàng, nó hướng tới mục đích tự xóa bỏ và sửa chữacác thói hư tật xấu trong cá nhân và xã hội Nó định hướng sự hóm hỉnh, phóng đại,
sự hài hước về bản thân đối với cái gọi là sự điên rồ, chứ không phải là cái ác Âmđiệu cảm thông của Horatian phổ biến trong xã hội hiện đại
- Châm biếm Juvenial là sự châm biếm quyết liệt, dữ dội, cay đắng và tạo cảmgiác nghiêm trọng Được đạt theo tên của nghệ sĩ trào phúng Juvenal, La Mã thờiAugustus, kiểu châm biếm này gây nên tiếng cười đậm nét hơn Nó giải quyết các tệnạn xã hội và những điểm đáng lên án, sự tham nhũng của con người và các thể chếqua cách thể hiện khinh miệt, xúc phạm và chế nhạo Hình thức này thường bi quan,đặc trưng của nó là sự mỉa mai, châm chọc, phẫn nộ về sự thao li hóa đạo đức và tậtxấu cá nhân chứ không chú trọng đến tính hài hước Đây là cách mà văn học ViệtNam thường được các tác giả đưa vào sử dụng trong các tác phẩm của mình, chẳnghạn như truyện ngắn Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng,
Ngược lại với đó, chính nhờ cách vận dụng châm biếm Horatian nhẹ nhàng, tinh
tế mà nhà văn Jean Teulé đã tạo nên một tiếng cười vui nhộn mà sau đó phải khiếnngười đọc có những suy nghĩ và góc nhìn khác về hiện trạng ngày nay của giới trẻ
là có cái nhìn bi quan về cuộc sống Theo nhóm chúng tôi, người dịch không chỉdịch đơn thuần về nội dung của câu chuyện mà còn phải làm như thế nào truyền tảimột cách trọn vẹn những thông điệp ngầm mà tác giả muốn gửi gắm thông quanhững cụm từ, câu văn thích hợp với văn hóa của ngôn ngữ đích để giúp người đọcngôn ngữ đích hiểu rõ ngụ ý của tác giả ở ngôn ngữ nguồn
17 Nguyễn Thị Thu Dung (2018) Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của William Thackrey Thành phố
Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr.9
Trang 262.3 Dịch yếu tố hài hước trong tác phẩm văn học :
Dịch văn học :
Theo Tiến sĩ Hồ Đắc Túc: “Ngôn ngữ là phương tiện của văn chương, nhưng đó
là loại ngôn ngữ không chỉ chuyển tải ý mà còn biểu đạt cảm xúc của người viết”18
Do đó, người dịch không chỉ dịch một cách đơn thuần mà còn phải truyền tải đượccảm xúc của tác giả
Cũng theo dịch giả Lê Bá Thự, tiêu chí để dịch văn học là: “Đúng và hay Đúngvới nội dung, đúng với hình thức, đúng với văn phong của bản gốc (hoặc của tácgiả) Còn “hay” chính là nói đến bản dịch tiếng Việt phải thuần Việt, phải được Việthóa nhuần nhuyễn, phải tìm cho được những từ, những câu, những cụm từ, cáchhành văn đắc địa nhất, đúng nhất cho bản dịch tiếng Việt, gây cho người đọc cảmgiác đây là bản gốc tiếng Việt chứ không phải là bản dịch”19 Dịch là việc chính,nhưng để dịch đúng theo tinh thần của bản gốc là một việc khác mà dịch giả cầnthực hiện đúng Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng đã tìm ra được người dịchkhông chỉ chú ý đến việc phân tích nội dung, hình thức của tác phẩm mà cần chú ýđến tựa đề của tác phẩm, bởi đây là yếu tố bao quát và thể hiện được nội dung củatác phẩm Muốn dịch được một tác phẩm văn học hay và nhiều cảm xúc, người dịchphải là người tích lũy nhiều kinh nghiệm trong công việc dịch thuật, chỉ giỏi ngoạingữ thôi chưa đủ Và phải thông thạo được tất cả kiến thức của ngôn ngữ mình đangdịch (văn hóa, lịch sử, ) và phải từ vựng tiếng Việt cũng phải phong phú để dịchđúng
Vấn đề dịch hài hước trong dịch thuật văn học :
Dịch văn học là một công việc khá khó đối với người làm biên dịch, đặc biệt làdịch văn học thể loại hài hước đen Qua đó, nhóm chúng tôi những khó khăn củangười biên dịch trong công việc dịch văn học, cụ thể là dịch văn học thể loại hàihước đen này là:
18 Hồ Đắc Túc (2012) Dịch thuật và tự do Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức, Phương Nam Book,
Trường Đại học Hoa Sen.
19 Lê Bá Thự (2016) Truy cập tại cand.com.vn: quan-niem-cua-toi-i391786/?fbclid=IwAR07od3EKIzgt7YIatV2SyMad8Gx14C-l9HZolI-
https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/dich-van-hoc-theo-Y8ikHGMs_dGAXAQhFQs Truy cập 26/4/2021.
Trang 27- Thứ nhất là về giọng văn và phong cách văn chương, người dịch có thể bỏ sóthoặc chưa tiếp cận hết trong nguyên tác bản gốc, có thể chưa tìm được các biệnpháp nghệ thuật, lối diễn đạt chưa phù hợp khiến người đọc chưa hiểu ẩn ý của bảngốc muốn truyền đạt hoặc đôi khi trong văn học hài hước đen có những thông điệpngầm mà tác giả muốn gửi đến người đọc, nếu người dịch không lưu tâm thì dễ bỏqua.
- Thứ hai là dùng từ chưa hợp nghĩa, nhóm chúng tôi cho rằng đây là lỗi mà cácdịch giả ít chú ý đế Đây là lỗi mà yêu cầu người dịch phải có vốn từ phong phú đểkhi thực hiện việc chuyển ngữ không bị lầm lẫn nghĩa các từ với nhau, và khi dùng
từ sai dẫn đến cả câu đều không có nghĩa và bản dịch sẽ rơi vào sự bế tắc
- Thứ ba, người dịch phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hóa để truyền tảiđúng tinh thần “cái hài” ở ngôn ngữ nguồn thông qua câu chữ ở ngôn ngữ đích.Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng đây là khó khăn cơ bản cũng là khó khăn lớn nhấtcủa người dịch khi cầm trên tay một tác phẩm văn học có chứa thủ pháp hài hướcđen
- Cuối cùng, trong một tác phẩm văn học có chứa thủ pháp hài hước đen cónhững lúc tác giả sử dụng những phương pháp, thủ pháp văn học ví dụ như cáchchơi chữ, gieo vần trong ngôn ngữ nguồn mà ngôn ngữ đích lại không có khi đóngười dịch sẽ rất khó khăn trong việc tìm ra con đường giải pháp sao cho vừa đúngtới tinh thần của văn bản gốc vừa làm cho người đọc ở ngôn ngữ đích hiểu cái hài ởngôn ngữ nguồn và cảm nhận được nó
Dịch hướng nguồn, hướng đích (traduction sourcier et cibliste):
Dịch không chỉ là công việc chuyển tải ngôn ngữ mà còn chuyển tải các thôngđiệp của tác giả truyền tải trong các văn bản, tác phẩm Từ đó, xuất hiện hai kháiniệm trọng yếu khiến giới nghiên cứu dịch thuật tranh cãi, và góp phần hình thànhnên hai trường phái đối lập nhau: trường phái hướng đích quan tâm đến sự tự dotrong dịch thuật, và trường phái hướng nguồn tập trung đến cách dịch nguyên tự.Sau đọc tài liệu lí thuyết ,nhóm chúng tôi tìm được hai định nghĩa của hai trườngphái dịch như sau :
Trang 28- Trường phái hướng nguồn : tập trung theo hướng dịch nguyên tự và người dịchquan tâm đến ngôn ngữ nguồn, cố gắng bảo toàn những đặc tính của tiếng nướcngoài trong khi chuyển dịch qua ngôn ngữ đích Điều này yêu cầu người dịch phảitrung thành và tuân thủ chặt chẽ hình thái, cú pháp, cấu trúc câu văn trong văn bảngốc Phương pháp dịch này nhằm tái tạo lại mọi yếu tố hành văn của bản gốc, sửdụng cùng cú pháp, cấu trúc ngôn ngữ nên cho phép bảo toàn những yếu tố văn hóathậm chí (đến mức cực đoan) bắt buộc ngôn ngữ đích phải có hình thức được quyđịnh bởi văn bản nguồn Người dịch hướng nguồn trước hết phải đảm bảo khôngphản bội cách dùng ngôn ngữ mà tác giả sử dụng, và sau đó cố gắng tái tạo lại ýnghĩa của thông điệp.20
- Trường phái hướng đích : quan tâm đến sự tự do trong dịch thuật và ưu tiên ngữnghĩa của đối tượng tiếp nhận văn bản dịch Vì thế tạo được điều kiện cho ngườidịch được tự do quy nạp mọi thứ về ngôn ngữ của mình (ngữ đích), dù đôi khi cóthể không hoàn toàn phù hợp với phong cách ngôn ngữ của tác giả (ngữ nguồn).Bên cạnh đó cũng không loại trừ những yếu tố khác lạ gây sốc về văn hóa, đảm bảocho người đọc văn bản dịch tiếp nhận dễ dàng thông điệp của người nói.21
Phương pháp và kỹ thuật trong dịch tác phẩm văn học :
Sau khi tìm ra được những khó khăn cơ bản của người dịch khi dịch văn học cóchứa thủ pháp hài hước đen, chúng tôi cũng tìm ra được những thủ pháp dịch vănhọc thường thấy, thường được người dịch sử dụng trong đa số các bài dịch văn học
Trong Lý Luận và Thực Tiễn Dịch Thuật, tác giả Vũ Văn Đại đã thống kê và tổng
hợp lại các loại hình dịch thuật chính, thường có trong hoạt động dịch bao gồm:dịch viết (biên dịch), dịch nói (biên phiên dịch).22 Và trong nghiên cứu của nhómchúng tôi, loại hình “Dịch văn học” được tác giả phân loại và sắp xếp vào loại hìnhdịch viết Chính vì thế, Vũ Văn Đại đã chỉ ra những loại dịch thuật chính rất hợp lý
và chúng tôi đồng tình với quan điểm dịch của các nhà ngôn ngữ học như Newmarkhay J P Vinay và J Darbelnet được tác giả nói đến trong tài liệu, do đó nhóm
20 Trần Lê Bảo Chân (2022) “Lý thuyết dịch thuật” in Phát triển chương trình đào tạo biên phiên dịch ở đại
học theo định hướng chuyên nghiệp hóa - Những thách thức ở Việt Nam Luận án tiến sĩ thực hiện tại ĐH
Caen Normandie (CH Pháp), GS hướng dẫn Thierry Piot Bảo vệ năm 2019.
21 Trần Lê Bảo Chân (2022), ibid.
22 Vũ Văn Đại (2011) Lý luận và thực tiễn dịch thuật Thành phố Hà Nội: NXB Hà Nội.
Trang 29chúng tôi quyết định sẽ chọn các kiểu mô hình dịch được nói đến trong tài liệu của
Vũ Văn Đại là cơ sở để so sánh hai bản dịch giữa hai dịch giả Hiệu Constant và
Phạm Duy Thiện trong tác phẩm Le magasin des suicides của nhà văn Jean Teulé.
Dịch văn học (traduction littéraire) là loại hình dịch đặt mục tiêu hàng đầu làhoàn nguyên các hiệu ứng thẩm mỹ gắn liền với ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.Văn phong của tác phẩm là phương tiện truyền đạt thông điệp Trong văn học, hìnhthức thể hiện là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì chính nó biểu thị nội dung của tácphẩm
- accrochés à des réverbères ou étalés sur *le balcon* d’un voisin → Bản dịchHiệu Constant: “ vướng vào những chiếc đèn đường hoặc nằm thẳng cẳngtrên *ban công* của nhà hàng xóm”
- Gián tiếp:
Phép mượn từ gián tiếp được hiểu là ngôn ngữ A mượn từ của của ngôn ngữ Cthông qua ngôn ngữ B và ngược lại
Nhận định: Trong câu trên, ta thấy tác giả Phạm Duy Thiện đã mượn từ “la
crème” trong tiếng Pháp để chỉ cây “cà rem” (kem) trong tiếng Việt, “le balcon”trong tiếng Pháp để chỉ một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà là một không giantheo chiều ngang được nhô ra và nối liền với một bức tường trước một cánh cửa và
Trang 30thường có gắn lan can an toàn, tiếng Việt đã vay mượn thành “Ban công” Bằngviệc sử dụng các thủ pháp dịch này, tác giả đã có thể truyền tải thành công nghĩatương ứng có trong ngôn ngữ đích, làm giàu vốn từ vựng, bởi sở dĩ từ lâu chúng đãđược vay mượn từ tiếng Pháp.
Nhận định: Trong ví dụ trên dịch giả Phạm Duy Thiện đã áp dụng thủ pháp dịch
sao phỏng (calque) Từ “paper” trong tiếng Anh (nghĩa là giấy) và Hiệu Constantsao phỏng “la Vocation” trong tiếng Anh tương tự Bằng thủ pháp dịch sao phỏng(calque), tác giả đã truyền tải được ý trực tiếp trong bản gốc, giúp văn bản được sátnghĩa, có tỉ lệ chính xác cao
Dịch nguyên tự (traduction littérale) :
Dịch nguyên tự là một kiểu dịch từ đối từ (mot-à-mot)
Ví dụ :
- Marilyn ! N'embrasse pas ton frère, surtout si tu l'aimes → Bản dịch củaPhạm Duy Thiện: “ Marylin! Mẹ xin con, đừng hôn em, con nhé, nhất là nếucon yêu thương nó!”
- Dans la corbeille à fruits de la salle à manger → Bản dịch của HiệuConstant: “ Trong rổ trái cây ở phòng ăn”
Trang 31Nhận định: Cả 2 dịch giả đã sử dụng thủ pháp dịch nguyên tự (traduction
littérale) trong toàn bộ câu Nhóm chúng tôi nhận thấy qua thủ pháp này, các dịchnày làm giàu ngôn ngữ tiếp nhận thủ pháp dịch, người đọc hiểu rõ nét bối cảnh câuvăn của ngôn ngữ nguồn
Chuyển từ loại (transposition) :
Phương pháp chuyển từ loại là hình thức thay thế từ loại này thành một từ loạikhác mà không làm thay đổi nghĩa
- C’est peut-être à cause de la victoire de l’équipe → Bản dịch của HiệuConstant: “ Chắc do hôm qua đội nhà thắng trận đấu” (Chuyển từ danh từ ởbản gốc sang động từ ở bản dịch)
Nhận định: Dịch giả thay vì dịch nguyên tự “ Đó có thể là vì chiến thắng của
đội”, đã áp dụng thủ pháp dịch chuyển từ loại (transposition) chuyển thành “đội nhàthắng trận đấu” Bằng thủ pháp này, dịch giả đã làm cho câu văn hay hơn, tăng sứcgợi hình, không làm mất ý nghĩa ở văn bản gốc
Chuyển điệu (modulation) :
Chuyển từ thể câu phủ định thành khẳng định, bị động thành chủ động và ngượclại
Nhận định: Trong câu 1, dịch giả đã chuyển từ loại câu hỏi sang câu tường thuật,
trong câu thứ 2 thì ngược lại Việc sử dụng phương pháp chuyển điệu (modulation)góp phần diễn tả đặc thù cách hành văn trong ngôn ngữ đích, tăng tính hiệu quả chotình huống giao tiếp
Cải biên (adaptation) :
Trang 32Gồm 3 thủ pháp nhỏ:
- Tỉnh lược: (omission): Bản dịch có thể lược bỏ một vài yếu tố của nguyênbản khi có sự dư thừa về thông tin, không cần thiết căn cứ vào đối tượng tiếpnhận bản dịch
- Thêm vào (ajout): Thêm vào bản dịch một hoặc một số yếu tố mà trong bảngốc không có là một trong những thủ pháp dịch duy dụng
- Tái bố cục (remodelage): Khi chuyển ngữ, người dịch có thể thay đổi thứ tự,
vị trí phân bố và hình thức của các yếu tố ngôn ngữ tạo nên thông điệp gốc
Nhận định: Trong ví dụ 1, Hiệu Constant áp dụng thủ pháp dịch tỉnh lược
(omission) ở cụm từ “beaucoup” ở bản gốc Ví dụ 2 thì dịch giả Phạm Duy Thiện đã
áp dụng thủ pháp dịch tỉnh lược (omission) ở chỗ “Et puis, comme je dis toujours”
so với bản gốc Nhờ việc sử dụng thủ pháp dịch tỉnh lược (omission) đã nổi bật nộidung chính mà tác giả muốn gửi đến đồng thời phù hợp với văn phong tiếng Việt
Trang 33Chương 3 ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình nghiên cứu đề tài càng mở rộng và đào sâu hơn, từ giới thiệu tác phẩmgốc và hai bản dịch đến nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp dịch thuật, chúngtôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau:
- Phương pháp dịch ở hai bản dịch Cửa hàng dành cho kẻ ngán sống và Cửa hiệu
tự sát của tác phẩm Le magasin des suicides là những phương pháp nào?
- Các vấn đề ngôn ngữ đã được xử lý như thế nào trong hai bản dịch?
- Những vấn đề ngôn ngữ nào có thể gây trở ngại trong vấn đề chuyển ngữ?
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu vừa đặt ra, sau khi đã đọc tác phẩm gốc và haibản dịch tương ứng, chúng tôi đã nghiên cứu khung cơ sở lý luận Bước đầu chúngtôi đặt ra một số giả thiết như sau:
- Hai bản dịch chủ yếu sử dụng kỹ thuật dịch nguyên tự để lột tả thủ pháp hàihước đen được sử dụng như trong bản gốc
- Hai dịch giả tuân thủ chặt chẽ các đặc tính về cú pháp, cấu trúc câu văn của vănbản gốc để bảo toàn yếu tố văn hóa cũng như tạo hiệu ứng hài hước đen như trongtác phẩm gốc
- Hai dịch giả vận dụng nhuần nhuyễn cách tiếp cận bản dịch theo cả hai dịchhướng nguồn và dịch hướng đích
- Những khác biệt về văn hoá giữa ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Việt có thể là trởngại trong quá trình chuyển ngữ
Mô hình phân tích :
Trang 35Chương 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trước khi bước vào các bước phương pháp nghiên cứu thì nhóm chúng tôi sẽnhắc lại về mục tiêu của đề tài nghiên cứu này chính là phân tích và đối chiếu cách
dịch các yếu tố hài hước trong hai bản dịch Cửa hiệu dành cho những người ngán sống của dịch giả Hiệu Constant và Cửa hiệu tự sát của dịch giả Phạm Duy Thiện của tác phẩm Le magasin des suicides của nhà văn Pháp, Jean Teulé Chúng tôi
mong muốn qua nghiên cứu này hiểu rõ những phương pháp, kỹ thuật dịch mà cácdịch giả vận dụng trong thực tiễn để dịch những yếu tố ngôn ngữ đặc thù, mang tínhhài hước, có đặc tính văn hóa
Nhóm chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mộtcorpus bao gồm tác phẩm gốc tiếng Pháp, hai bản dịch của tác phẩm:
- Jean Teulé (2007) Le magasin des suicides Paris: Éditions Julliard.
- Hiệu Constant (2012) Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống Hà Nội: NXB
Hội nhà văn
- Phạm Duy Thiện (2017) Cửa hiệu tự sát Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
Và một buổi phỏng vấn dịch giả để nghiên cứu và khai thác corpus, chúng tôi sẽvận dụng các phương pháp như tổng hợp và đối chiếu thông tin (lập bảng thống kêtất cả các yếu tố hài hước trong tác phẩm gốc có kèm theo hai bản dịch), phân tíchphương pháp dịch các yếu tố hài hướng đã thống kê và phân tích kết quả phỏng vấn.Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu mà nhóm chúng tôi lựa chọn này sẽhướng đến những khó khăn khi dịch một tác phẩm văn học, dịch giả có bám sát vàocác yếu tố làm nổi bật câu văn hơn không, và một số thông tin khác trong quá trìnhdịch mà chúng tôi muốn tìm hiểu thêm nhằm đưa đến kết luận cuối cùng Nhómchúng tôi sẽ có những giai đoạn thực hiện nghiên cứu như sau :
- Tìm, đọc và phân tích các yếu tố “hài hước đen” trong hai bản dịch và đốichiếu với bản gốc
- Lập bản thống kê các chi tiết có chứa thủ pháp hài hước đen trong bản gốc vàhai bản dịch
Trang 36- Sau khi phân tích xong, nhóm sẽ đúc kết những vấn đề chung nhất của cácyếu tố của hai bản dịch Bao gồm những thủ pháp dịch được sử dụng nhiềunhất, những câu từ chưa phù hợp hay cách dịch của hai dịch giả khác nhaunhư thế nào.
- Nhóm chúng tôi sẽ dựa trên phần đúc kết của phần phân tích để xây dựngbảng câu hỏi phỏng vấn dịch giả
- Sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa xong, nhóm chúng tôi sẽ tiến hànhphỏng vấn dịch giả
- Hoàn tất phỏng vấn dịch giả, nhóm chúng tôi một lần nữa đúc kết nội dung
Và kết hợp với nội dung đã đúc kết ở phần phân tích để đưa đến phần cuốicùng, phần kết luận
- Ở phần kết luận, nhóm sẽ thảo luận với nhau để đưa ra các đề xuất về mônNguyên tắc dịch thuật của ngành Ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Biên-Phiêndịch
4.1 Bảng thống kê những yếu tố hài hước trong tác phẩm gốc và hai bản dịch:
Jean Teulé Hiệu Constant Phạm Duy Thiện
Chương 1
1 Le nœud coulant est
déjà fait ! Vous n’aurez
plus qu’à glisser votre
tête dedans
(trang 5)
Chiếc nơ rút đã được thắt sẵn rồi! Bà chỉ còn mỗi việc chui đầu vào trong thôi
(trang 6)
Cái thòng lọng đã đượcbuộc sẵn Bà chỉ có việc
bỏ đầu của mình vàotrong đó
(trang 8)
Chương 2
Trang 372 On ne dit pas « au
revoir » aux clients qui
sortent de chez nous
On leur dit « adieu »
với họ, bởi họ sẽ chẳng bao giờ quay đầu
(trang 7)
Chúng ta không nói
“tạm biệt” khách hàng khi họ ra về Chúng ta nói “vĩnh biệt” vì họ sẽ không bao giờ quay lại nữa
(trang 9)
3 Et puis cesse de
chantonner (elle
l’imite): «
Bon-zou-our ! » quand des gens
arrivent Il faut dire
d’un air lugubre: «
Mauvais jour
madame…» ou « Je
vous souhaite le grand
soir, monsieur » Et
surtout, ne souris plus!
Tu veux faire fuir la
cilentèle ? Qu’est-ce
que c’est que cette
manie d’accueillir le
gens en roulant des
yeux rond et en agitant
les index dressés en
l’air de chaque côté des
oreilles ? Crois-tu que
les clients viennent ici
pour contempler ton
sourire?
(trang 6)
- Và nữa, chớ có ngân nga (chị cất giọng bắt trước nó) “Xin ch…à…
o!” khi khách hàng bước vô cửa hiệu đi nhé Phải nói với vẻ ủ dột u ám: “Chúc một ngày tồi tệ, thưa quý bà” hay “Xin chúc ngài một buổi chiều tàn rạng
rỡ, thưa ngài”, và nhất
là đừng có cười nữa đi!
Con muốn đuổi khách
đi à Thói đời lấy đâu
ra cái kiểu đón tiếp mọi người bằng cách xoay ngược cặp mắt tròn và vung vẩy những ngón trở dựng đứng trong không khí chỉa thẳng vào mỗi bên tai vậy?
Thế con tưởng khách hàng đến đây là để chiêm ngưỡng nụ cười của con hả?
(trang 8)
- Và thôi ngay việc hát(bà giả giọng): “Xin tàobuổi sáng tốt lành! ”khi khách hàng bướcvào Con phải nói vớigiọng thê lương: “Conchúc bà một buổi sángđen đủi…” hoặc: “Conchúc ông một buổi tốiđáng nhớ” Và nhất làđừng cười nữa! Conmuốn khách hàng bỏ đihết sao? Ở đâu ra cáikiểu chào mọi người vớiđôi mắt tròn xoe và giơhai ngón trỏ ở hai bêntay như thế? Con nghĩ làkhách tới để chiêmngưỡng nụ cười của conà?
(trang 9 và trang 10)
Trang 38(trang 10)
Và bà mẹ nói về đứa contrai lớn như một tấmgương:
- Nó luôn mang dòng máu tự sát Đúng là mộtđứa con của dòng họ Tuvache Trong khi đó con, Alan ơi…
(trang 12)
Chương 3
5 - Mais bien sur que non,
n'écoute pas ton petit
frère Il dit des bêtises
Comment peux-tu
imaginer que des
hommes souhaiteraient
danser avec une godiche
telle que tu te vois?
Allez, fais des
cauchemars, ce sera
plus intelligent
(trang 10)
Ồ, đương nhiên là không, chớ có nghe lời thằng em con, nó chỉ toàn những điều vớ vẩn thôi Làm sao con có thể hình dung bọn đàn ông muốn nhảy với mộtđứa vụng về, lận đận như con chứ? Thôi, hãy
mơ thấy ác mộng đi, sẽ thông minh hơn đấy
đi ngủ đi, và hãy mơthấy ác mộng Đó làđiều nên làm
lequel on peut lire d’un
côté: Le Magasin des
Suicides et de l’autre:
Vous avez raté votre vie
Bà này ra khỏi cửa hàng, đem theo một chiếc túi được sản xuất bằng chất liệu dễ tiêu hủy, và trên đó, một bên
ta có thể dễ dàng đọc thấy Cửa Hiệu Dành Cho Những Kẻ Ngán
Bà khách ra về, khoáctrên vai một túi nhựa tựhủy sinh học mà người
ta có thể đọc một bên:Cửa hiệu Tự sát, và bênkia: Quý khách đã thấtbại trong cuộc sống?Đến với chúng tôi, quý
Trang 39? Avec nous, vous
réussirez votre mort
(trang 12)
Sống, và bên kia: Bạn
đã lỡ dở cuộc sống ư?
Với chúng tôi bạn sẽ thành công
(trang 17)
khách sẽ thành côngtrong cái chết
(trang 19)
7 « Il ne s’est pas loupé,
notre concierge » Ça
nous fera un peu de
publicité
(trang 13)
“Người gác cổng của chúng ta, ông ấy thế mà không hụt nhỉ?” Điều
ấy ít nhiều sẽ quảng cáocho cửa hàng nhà mình
(trang 19)
“Bác gác cổng của chúng ta đã tự sát thành công” như vậy sẽ quảngcáo một ít cho tiệm của chúng ta!
có một sứ mệnh đấy!
(trang 19, trang 20 )
Ai sẽ quản lý cửa hiệu sau đó? Dòng họ Tuvache chúng ta mang một sứ mệnh
(trang 22)
9 À crédit ? demande le
commerçant Chez
nous? Vous plaisantez,
pourquoi pas une carte
de fidélité !
(trang 15)
Trả góp ấy hả? ông chủ hiệu hỏi ngay Ở cửa hàng của chúng tôi ấy à? Anh không đùa chứ, vậy thì sao lại chẳng cấp thẻ khách hàng trung thành nhỉ?!
(trang 22)
Trả bằng thẻ tín dụng à?Mishima hỏi Ở cửa hiệuchúng tôi sao? Ông đùachằng? Sao ông khônghỏi luôn thẻ thành viên?
(trang 25)
10 Et puis, comme je dis
toujours, on ne meurt
qu’une fois, alors autant
Hơn nữa, như tôi vẫn thường nói, con người
ta chỉ chết có một lần,
Chúng ta chỉ chết mộtlần trong đời, vậy tại saokhông làm một lần để
Trang 40que ce soit un moment
inoubliable
(trang 15)
thế nên hãy làm sao cho
đó là một khoảnh khắc không thể quên
(trang 24)
đời
(trang 26)
11 Et quand on vous
retrouvera, ça épatera
vos amis ! Vous n’avez
pas d’amis? Eh bien,
ça épatera le médecin
légiste qui dira « Il n’y
est pas allé de main
morte, lui ! »
(trang 16)
“ Và khi người ta pháthiện ra, cảnh tượng đó
sẽ khiến lũ bạn anh sững sờ đấy! Anh không có bạn à? … Thếthì nó sẽ khiến bác sĩ pháp y kinh ngạc, ông
ta hẳn sẽ thốt lên:
“Chàng này quả là rắn rỏi can trường!”
(trang 24)
“ Đến khi nhữngngười bạn tìm thấy ông,
họ sẽ phải trầm trồ! Ôngkhông có bạn? Vậy thì
bị bác sĩ pháp y sẽ phảithốt lên: Anh này đã ratay thật mạnh mẽ!”
s’écrase et qu’il y ait
deux cent quarante-sept
morts, lui ne retient que
le nombre de rescapés !
(Elle l’imite) « Oh,
maman, t’as vu comme
c’est zoli la vie! Il y a
trois personnes qui sont
tombées du ciel et qui
Chúng tôi ép nó xem chương trình thời sự trên truyền hình để mong nó nhìn đó làm tổn hại tinh thần, nhưng giả như có một máy baychở hai trăm năm mươi hành khách bị nổ và có đến hai trăm bốn mươi bảy người tử nạn, thì nóchỉ lưu lại con số người sống sót mà thôi! Rồi chị nó bắt chước nó:
“Ô, mẹ ơi, mẹ thấy cuộcsống vui nhộn đấy chứ
Chúng tôi bắt nó xemthời sự trên tivi để cốlàm nó xuống tinh thầnnhưng nếu một chiếcmáy bay chở 250 hànhkhách bị tai nạn và 247người bị tử nạn, nó chỉnhớ số người thoát chết!
“Ồ mẹ ơi, mẹ có thấycuộc đời thật là ẹpkhông? Ba người rơi từtrên trời xuống và họkhông bị làm sao.”