1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NGÀNH THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM

69 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Chiêu Thị Của Ngành Thời Trang Tại Việt Nam
Tác giả Trần Ngọc Khánh
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Minh Triết
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NGÀNH THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM Ngành: MARKETING Chuyên ngành: TRUYỀN

Trang 1

Ngành: MARKETING Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NGÀNH THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM

Ngành: MARKETING Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING

Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Khánh Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Triết

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH

NGHỀ NGHIỆP 1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Khánh Lớp: 21DMC03

-Tên đề tài: Phân tích chiến lược chiêu thị của ngành thời trang tại Việt Nam

- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Triết

2 Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

Cơ sở lý thuyết của đề tài

Trang 4

NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

1 Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Khánh Lớp: 21DMC03

-Tên đề tài: Phân tích hoạt động chiêu thị của ngành thời trang Việt Nam

- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Triết

2 Bảng nhật ký Thực hành nghề nghiệp 1

Stt Tên công việc Mô tả nội dung cụ thể

của công việc

Thời gian thực hiện

Người phụ trách

Trần Ngọc Khánh

Trần Ngọc Khánh

Trần Ngọc Khánh

2 tuần (từ ngày 07/08 đến ngày 21/08/2023)

- Trần Ngọc Khánh

- Giảng viên hướng dẫn

5 Hoàn chỉnh bản in - Hoàn chỉnh bản in

- Nộp bản báo cáo chính

2 tuần (từ ngày 21/08 đến ngày 03/09/2023)

Trần Ngọc Khánh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trần Ngọc Khánh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thạc sĩ Nguyễn Minh Triết - người thầy đã đứng bên cạnh và chỉ dẫn em suốt quá trình thực hiện đề tài này Sự tâm huyết và thời gian mà thầy đã dành để hướng dẫn em đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nghiên cứu này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả thầy cô trong khoa Marketing, những người đã chia sẻ kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tế

và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể đủ kiến thức trong hành trình hoàn thiện bài nghiên cứu

Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Nguyễn Minh Triết vì đã trực tiếp hỗ trợ, quan tâm và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành bài báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1 này

Bài báo cáo đã hoàn thành trong khoảng thời gian gần ba tháng Khi bước vào giai đoạn thực hiện nghiên cứu ban đầu, em nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn

và thiếu sót, không tránh khỏi những sai lầm Em chân thành mong nhận được sự đóng góp quý báu từ Thầy Cô để làm cho kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Sinh viên

Trần Ngọc Khánh

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết rằng báo cáo thực tập có tựa đề "Phân tích chiến lược chiêu thị của ngành thời trang Việt Nam" là kết quả của quá trình nghiên cứu cá nhân dựa trên việc áp dụng các lý thuyết đã học, tiến hành khảo sát thực tế, và được hướng dẫn bởi Thạc sĩ Nguyễn Minh Triết

Tất cả những kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo thực tập là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào trước đây Các nguồn tài liệu tham khảo và dữ liệu từ các nghiên cứu trước đều đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn theo quy định

Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và nội dung của báo cáo thực tập

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2023

Trang 7

BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng quyền lợi thẻ thành viên của IVY moda 25

Bảng 3.2: Bảng quyền lợi của các hạng thẻ thành viên DirtyCoins 36

Bảng 3.3: So sánh các công cụ chiêu thị của IVY moda và DirtyCoins 41

Bảng 4.1: Phân tích SWOT của IVY moda 42

Bảng 4.2: Ma trận SWOT IVY moda 42

Bảng 4.3: Phân tích SWOT DirtyCoins 43

Bảng 4.4: Ma trận SWOT DirtyCoins 43

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Kênh Facebook của IVY moda 15

Hình 3.2: Trang Youtube của IVY moda 15

Hình 3.3: Kênh TikTok của IVY moda 15

Hình 3.4: Bài báo của BAZAAR về IVY moda 16

Hình 3.5: Báo Cafef đăng về IVY moda 16

Hình 3.6: L'OFFICIEL Việt Nam đăng bài về IVY moda 16

Hình 3.7: Thiết kế cửa hàng của IVY moda 17

Hình 3.8: IVY moda quảng cáo trên xe đạp tại TP HCM Nguồn: Facebook IVY moda 18

Hình 3.9: Sơn Tùng - MTP kết hợp với IVY moda 18

Hình 3.10: Tóc Tiên kết hợp với IVY moda 19

Hình 3.11:Fashion show Xuân Hè 2022 "Mơ Nhuộm Nắng" của IVY moda 20

Hình 3.12: Fashion show TIMELESS của nhà IVY moda 20

Hình 3.13: Fashion show Xuân Hè 2023 "HARMONY" của IVY moda 21

Hình 3.14: "Có mẹ kề bên" của IVY moda 21

Hình 3.15: Khu trưng bày thiết kế của nhà thiết kế trẻ 22

Hình 3.16: Bài phỏng vấn của Men's Folio 23

Hình 3.17: Lượt đọc 1 bài báo về show diễn thời trang của IVY moda 26

Hình 3.18: Lượt thích 1 bài báo về IVY moda 26

Hình 3.19: Lượt tương tác và bình luận trên một bài đăng Facebook của IVY moda 27

Trang 10

Hình 3.20: Tình trạng tương tác trên Instagram của IVY moda 27

Hình 3.21: Các bài đăng trên TikTok của IVY moda 28

Hình 3.22: Các bình luận trên Youtube của IVY moda 28

Hình 3.23: Fanpage Facebook của DirtyCoins 30

Hình 3.24: Fanpage Instagram của DirtyCoins 31

Hình 3.25: Kênh Youtube của DirtyCoins 31

Hình 3.26: Fanpage TikTok của DirtyCoins 32

Hình 3.27: 2 màn hình LED quảng bá cho bộ sưu tập DirtyCoins X One Pice Film: RED 32

Hình 3.28: Biển hiệu cửa hàng của DirtyCoins 32

Hình 3.29: Lil'Wuyn hợp tác với DirtyCoins 33

Hình 3.30: HIEUTHUHAI hợp tác cùng Dirty Cois 33

Hình 3.31: Một bài viết trên trang web của DirtyCoins 33

Hình 3.32: Các thí sinh diện trang phục của DirtyCoins 34

Hình 3.33: Bộ sưu tập The Underfeated: Runway Edition 34

Hình 3.34: Podcast Real Talk EP.01 "Đầu tư cho hiphop đến từ cái tâm" 35

Hình 3.35: Chương trình giảm giá của DirtyCoins 35

Hình 3.36: Các bài đăng của DirtyCoins có độ tương tác tốt và ổn định 36

Hình 3.37: Nội dung không nhất quán 37

Hình 3.39: HIEUTHUHAI khoác lên mình áo khoác của DirtyCoins chụp hình tốt nghiệp cùng HURRYKNG (thí sinh Rap Việt) 37

Hình 3.38: Bảng xếp hạng người ảnh hưởng trên mạng xã hội tháng 06/2023 Nguồn: https://www.buzzmetrics.com/bai-viet-bsi/bsi-top10-06-2023 38

Hình 3.40: Thí sinh Liu Grace được dân mạng thảo luận sau chiến thắng tại vòng 3 chương trình Rap Việt Trên ngực là logo của DirtyCoins 38

Hình 3.41: Chương trình Rap Việt nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả 39

Hình 3.42: Lượt xem của Real Talk tập 4 39

Hình 4.1: Khung giờ đăng bài tối ưu trên Facebook 45

Hình 4.2: Khung giờ đăng bài tối ưu trên Instagram 46

Hình 4.3: Khung giờ đăng bài tối ưu trên TikTok 46

Hình 4.4: Dàn khách mời trong "2 ngày 1 đêm" 47

Hình 4.5: Dàn khách mời trong "Hành trình rực rỡ" 48

Trang 11

Hình 4.6:Chương trình Việt Nam Idol 2023 thuộc top đầu các chương trình giải trí 48

Hình 4.7: Rap Việt mùa 3 liên tục trending trên nền tảng mạng xã hội 49Hình 4.8: The masked singer Việt Nam gây được sức hút vì format mới lạ và độ đầu tư cao 49

Hình 4.9: Đồ án thiết kế phụ kiện thời trang của sinh viên Văn Lang 50

Trang 12

TÓM TẮT BÁO CÁO

Bài nghiên cứu "Phân tích chiến lược chiêu thị của ngành thời trang Việt

Nam" tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá chiến lược chiêu thị của ngành thời

trang Việt Nam Nội dung bao gồm việc phân tích các hoạt động chiến lược chiêu

thị, như thay đổi trong thị trường và hành vi người tiêu dùng Nghiên cứu cũng tập

trung vào việc xem xét cách ngành thời trang tạo và duy trì giá trị thương hiệu, cũng

như sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả như mạng xã hội và trải nghiệm mua sắm

trực tuyến Kết quả cho thấy ngành thời trang Việt Nam đã áp dụng thành công các

chiến lược quảng cáo, tương tác trực tuyến và hợp tác thương hiệu để tạo dựng hình

ảnh tích cực và thu hút đối tượng khách hàng rộng hơn Tuy nhiên, cần duy trì sự

sáng tạo, đổi mới liên tục để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt cùng tình hình kinh tế

khó khăn Tóm lại, bài nghiên cứu tập trung vào việc hiểu và đánh giá chiến lược

chiêu thị của ngành thời trang Việt Nam, đặc biệt về việc xây dựng và quản lý

thương hiệu, kênh tiếp thị và tương tác khách hàng

ABSTRACT

The research paper "Analysis of Marketing Strategies in the Vietnamese

Fashion Industry" focuses on studying and evaluating the marketing strategies

employed by the Vietnamese fashion industry The content includes analyzing

marketing strategy activities, such as responding to changes in the market and

consumer behavior The study also examines how the fashion industry in Vietnam

creates and sustains brand value, as well as utilizes effective marketing channels like

social media and online shopping experiences The results demonstrate that the

Vietnamese fashion industry has successfully implemented advertising strategies,

online interactions, and brand collaborations to establish a positive image and attract

a broader customer base However, it is essential to maintain continuous innovation

and creativity to cope with intense competition and challenging economic

conditions In conclusion, the research concentrates on comprehending and assessing

the marketing strategies of the Vietnamese fashion industry, particularly regarding

brand building and management, marketing channels, and customer engagement

Trang 13

MỤC LỤC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i

NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ii

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH vii

TÓM TẮT BÁO CÁO x

ABSTRACT x

MỤC LỤC xi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING 3

2.1.1 Khái niệm Marketing 3

2.1.2 Vai trò của Marketing 3

2.1.3 Chức năng của Marketing 3

2.1.4 Quá trình của Marketing 4

2.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING – MIX 5

2.2.1 Khái niệm 5

2.2.2 Các thành phần của Marketing – mix 5

2.2.3 Các yếu tố tác động đến Marketing – mix 5

2.3 CHIÊU THỊ TRONG MARKETING 5

Trang 14

2.3.1 Khái niệm về chiêu thị 5

2.3.2 Vai trò của chiêu thị 6

2.4 PHỐI THỨC CHIÊU THỊ - PROMOTION: 7

2.4.1 Quảng cáo 7

2.4.2 Khuyến mãi 9

2.4.3 Quan hệ công chúng (Public relations) 10

2.4.4 Chào hàng cá nhân (Personal selling) 11

2.4.5 Marketing trực tiếp (Direct marketing) 12

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NGÀNH THỜI TRANG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 13

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM 13

3.1.1 Tình hình ngành 13

3.1.2 Dự đoán về ngành 13

3.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ TRONG NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM HIỆN TẠI 14

3.2.1 Chiến lược chiêu thị của IVY Moda 14

3.2.2 Chiến lược chiêu thị của DirtyCoins 29

3.2.3 So sánh chiến lược chiêu thị của IVY moda và DirtyCoins 40

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING 42

4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING CHO CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM 42

4.1.1 Ma trận SWOT của IVY moda 42

4.1.2 Ma trận SWOT của DirtyCoins 43

4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING CHO CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ TRONG NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM 44

4.2.1 Quảng cáo: 44

4.2.2 Quan hệ công chúng 47

4.2.3 Khuyến mãi: 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, doanh thu của ngành thời trang Việt Nam năm 2022 ước tính vào khoảng 2.23 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng 4% trên năm đến năm 2025 (Statista, 2022) Theo AZ, mức chi tiêu của người Việt cho ngành thời trang là 13.9% đứng sau chi tiêu dành cho thực phẩm và tiết kiệm lần lượt là 32.9% và 14.9% Từ đó cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành thời trang tại Việt Nam

Từ đó dẫn đến sự phát triển không ngừng trong chiến lược chiêu thị của các hãng thời trang tại Việt Nam Xu thế toàn cầu hóa cùng với sự nổi lên của các sàn thương mại điện tử, bên cạnh đó là sự phát triển vũ bão của mạng xã hội đã kéo theo

sự thay đổi lớn trong cách các thương hiệu thời trang tiếp thị các sản phẩm của mình đến với khách hàng Đa dạng hơn, phức tạp hơn, táo bạo hơn

Thị trường thời trang ở Việt Nam đặc biệt là mặt hàng quần áo phát triển vượt bậc cả về mặt chất lượng lẫn số lượng Hàng loạt các thương hiệu thời trang ra đời cung cấp nhiều sản phẩm với độ đa dạng cao, đáp ứng nhu cầu càng gia tăng của khách hàng với nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp

Mục đích của bài nghiên cứu nhằm quan sát, tìm hiểu, đánh giá những chiến lược chiêu thị trong ngành thời trang tại Việt Nam Qua đó, tìm ra những điểm mấu chốt tạo nên sự thành công, thất bại của một chiến lược chiêu thị Thông qua việc phân tích, xử lý các dữ liệu đã thu thập suốt quá trình nghiên cứu, kết quả của bài nghiên cứu hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn chi tiết hơn về các hoạt động chiêu thị đang diễn ra trên thị trường thời trang Việt Nam ở thời điểm bài nghiên cứu được tiến hành Từ đây, giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có cơ sở, định hướng để đưa ra các quyết định hợp lý trong việc thực hiện chiến lược chiêu thị

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: chiến lược chiêu thị

Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thời trang tại Việt Nam

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích các chiến lược chiêu thị trong ngành thời trang trên thị trường Việt Nam

- Đề xuất để nâng cao hiệu quả cho các chiến lược chiêu thị của các doanh nghiệp

Trang 16

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thời gian: 2022 – 06/2023

- Không gian nghiên cứu: thị trường Việt Nam

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:

- Nghiên cứu tại bàn

- Nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu trường hợp

- Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phân tích

1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Đề tài “phân tích chiến lược chiêu thị của ngành thời trang tại Việt Nam” được trình bày bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chiến lược chiêu thị

Chương 3: Chiến lược chiêu thị của ngành thời trang tại Việt Nam

Chương 4: Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp

Chương 5: Kết luận

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING

2.1.1 Khái niệm Marketing

Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức” (Association, 1985)

Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị

đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp (Kotler & Armstrong, 2012)

2.1.2 Vai trò của Marketing

Giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu của khách hàng cũng như là làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo ra thế chủ động cho doanh nghiệp

Marketing giúp doanh nghiệp dung hòa các mối quan hệ và cân bằng lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dùng và lợi ích xã hội

Marketing là phương tiện, công cụ tìm ra phương hướng, con đường hoạt động tương lai của công ty Kế hoạch hóa và marketing có quan hệ chặt chẽ với nhau Tạo cơ sở khoa học cho các kế hoạch được thực hiện

2.1.3 Chức năng của Marketing

• Quảng cáo, truyền thông,

Xem xét bản chất hoạt động của các chiến lược marketing của công ty và các biến động của thị trường Chức năng này bao gồm: thu thập thông tin thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng và dự đoán triển vọng

Trang 18

Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường

Tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm

Thúc đẩy phát triển kinh tế, tối ưu hoá hoạt động sản xuất và kinh doanh, vì vậy marketing được coi là một công cụ để tạo ra lợi nhuận

2.1.4 Quá trình của Marketing

Quá trình của marketing trong doanh nghiệp được chia thành 5 giai đoạn:

R → STP → MM → I →C

2.1.4.1 Nghiên cứu thông tin marketing (Research):

Là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin marketing bao gồm thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường, Giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường, từ đó chuẩn bị được những điều kiện, chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường Là cơ sở để đưa ra quyết định chiến lược

về marketing

2.1.4.2 STP (Segmentation, Targeting, Positioning)

Doanh nghiệp khám phá ra nhiều phân khúc khách hàng, xác định và đánh giá các phân khúc thị trường, sau đó lựa chọn phân khúc mà doanh nghiệp có khả năng tương thích nhất Đặt vị trí cho sản phẩm sao cho khách hàng có thể nhận ra các lợi ích chính của nó, đồng thời tạo ra sự phân biệt so với các đối thủ cạnh tranh Điều này là một phần quan trọng trong việc xây dựng sự nhận thức khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng

Thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động, marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không Tìm ra nguyên nhân nếu như doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu, từ đó thiết kế các hành động điều chỉnh kịp thời

Trang 19

2.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING – MIX

2.2.1 Khái niệm

Marketing – mix là tập hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục têu đã được hoạch định

2.2.2 Các thành phần của Marketing – mix

Là yếu tố cốt lõi trong marketing - mix, sản phẩm có thể hiểu là những sản phẩm hữu hình mà một doanh nghiệp tung ra thị trường, bao gồm các yếu tố như chất lượng, thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu Ngoài ra, sản phẩm còn bao hàm các khía cạnh vô hình như dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,

2.2.2.2 Giá (Price)

Là một yếu tố quan trọng trong marketing-mix bao gồm các thành phần như giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá và tín dụng Giá cần phải phản ánh đúng giá trị mà khách hàng nhận được và đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh

Thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo rằng sản phẩm có thể được tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu Hiểu rõ khách hàng, lựa chọn và hợp tác với các đối tác trung gian để đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách hiệu quả

Chiến lược tiếp thị bao gồm việc thực hiện các hoạt động nhằm truyền thông

và thúc đẩy sản phẩm đến khách hàng mục tiêu Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần tạo ra các kế hoạch như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và tiếp thị trực tiếp

2.2.3 Các yếu tố tác động đến Marketing – mix

Marketing – mix không có khuôn mẫu chung mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như:

- Khách hàng mục tiêu

- Đối thủ cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

- Yếu tố của sản phẩm

- Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

- Các mục tiêu marketing và khả năng của doanh nghiệp

- Các yếu tố môi trường khác

2.3 CHIÊU THỊ TRONG MARKETING

2.3.1 Khái niệm về chiêu thị

Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp

Trang 20

Chiến lược tiếp thị trong lĩnh vực marketing đề cập đến việc tổng hợp thông tin và giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, cơ cấu tổ chức, cùng những biện pháp khuyến khích tiêu thị, nhằm đạt được mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp hướng đến

Phối thức tiếp thị là quá trình kết hợp các phương tiện truyền thông nhằm đạt được mục tiêu truyền thông phù hợp với thị trường mục tiêu đã được xác định Các phương tiện truyền thông bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, PR, chào bán và tiếp thị trực tiếp

2.3.2 Vai trò của chiêu thị

Chiêu thị là một thành phần quan trọng trong marketing tổ hợp Một hỗn hợp chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ đóng góp quan trọng vào thành công của chiến lược tiếp thị Tạo ra sự độc đáo, phân đoạn thị trường, thúc đẩy tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, tất cả đều đòi hỏi các hoạt động tiếp thị

2.3.2.1 Vai trò của chiêu thị đối với doanh nghiệp:

- Giúp cải thiện doanh số, tìm khách hàng mới

- Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược định vị

- Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với khách hàng, giải quyết khủng hoảng tin tức xấu

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng

- Tạo thế thuận lợi cho công ty so với đối thủ

Vai trò của chiêu thị đối với người tiêu dùng:

- Cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm

- Tăng cường nhận thức về các sản phẩm có sẵn trên thị trường

- Đem lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng

- Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến hoạt động tiếp thị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua áp lực cạnh tranh từ hoạt động truyền thông

2.3.2.2 Vai trò của chiêu thị đối với xã hội:

- Hỗ trợ phương tiện truyền thông để nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát sóng, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ xã hội tốt hơn

- Tạo việc làm cho nhiều người trong ngành sản xuất và các lĩnh vực liên quan như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và quan hệ công chúng Đóng góp vào tạo lực đẩy cho sự cạnh tranh

- Đánh giá mức độ sôi động và phát triển của nền kinh tế, đồng thời góp phần hấp dẫn đầu tư

Trang 21

- Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mới, giữ

và nâng cao thị phần

2.4 PHỐI THỨC CHIÊU THỊ - PROMOTION:

Phối thức chiêu thị (Promotion – mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị

để thực hiện mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn Các công cụ chiêu thị bao gồm:

- Quảng cáo (Advertising)

- Khuyến mãi (Sales promotion)

- Quan hệ công chúng (Public relations)

- Bán hàng cá nhân (Personal sellings)

- Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

2.4.1 Quảng cáo

Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo ( (AMA, 2023)

Theo Bovee: “Quảng cáo là sự truyền đạt thông tin phi cá nhân thường được trả tiền và thường có tính chất thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của các nhà tài trợ được xác định thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau.”

- Chức năng thông tin: cung cấp chi tiết về doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm, thông tin về giá cả, chất lượng, vị trí, và quá trình phân phối

- Chức năng thuyết phục: ảnh hưởng đến tâm lý của người nhận thông điệp, thay đổi quan điểm của họ về sản phẩm và thúc đẩy họ thực hiện một hành động cụ thể

- Chức năng nhắc nhở: dành cho các thương hiệu đã khẳng định vị thế, quảng cáo được sử dụng để gợi nhớ sự tồn tại của sản phẩm, duy trì sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu

Quảng cáo bao gồm các phương tiện chủ yếu sau:

- Báo chí: Là một công cụ phổ biến và quan trọng hàng đầu, có phạm vi lan rộng và chi phí hợp lý, truyền đạt thông tin đến từng loại độc giả riêng lẻ

- Radio: có phạm vi hoạt động rộng, chi phí thấp, tuy vậy do chỉ bao gồm âm thanh nên có những hạn chế về khả năng tạo ra tác động

- Truyền hình: là một phương tiện quảng cáo, cho phép tối ưu hóa hiệu quả thông qua việc kết hợp âm thanh, màu sắc và hình ảnh, đồng thời có khả năng phủ

Trang 22

sóng rộng và tái diễn thông điệp quảng cáo Tuy nhiên, việc chọn lựa phương tiện này cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với một hạn chế quan trọng, đó là chi phí cao

- Quảng cáo ngoài trời: bằng việc sử dụng các pano, bảng hiệu, bảng điện, và băng rôn, quảng cáo ngoài trời có thể tạo ra sự tác động mạnh mẽ nhờ vào kích thước, hình ảnh và vị trí phù hợp Mặc dù vậy, việc truyền đạt thông tin bị hạn chế

và không đảm bảo sự tương tác cá nhân với độc giả

- Ấn phẩm gửi trực tiếp (Direct mail): Folder, brochure, catalog,

- Xây dựng nhận thức về thương hiệu và danh tiếng của sản phẩm

- Thông tin giới thiệu về sản phẩm mới

- Thuyết phục khách hàng về đặc điểm của sản phẩm

- Tăng doanh số, thúc đẩy người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm

Money – ngân sách quảng cáo:

Ngân sách dành cho các hoạt động quảng cáo có vai trò quan trọng trong hoạch định kế hoạch quảng cáo Xác định ngân sách dựa trên khả năng tài chính của doanh nghiệp, theo phương pháp tính theo phần trăm doanh số của năm trước, hoặc doanh số kế hoạch Đây những phương pháp đơn giản và an toàn, tuy nhiên quảng cáo được xem như một khoản đầu tư mà chỉ xem nó như một khoản chi phí

Bên cạnh đó, còn có những phương pháp khác để xác định ngân sách quảng cáo như tính theo phương pháp cân bằng cạnh tranh và phương pháp theo mục tiêu

và công việc thực hiện Hai phương pháp này khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên, có xem xét đến mức độ cạnh tranh trong ngành và đảm bảo rằng doanh nghiệp duy trì ổn định về thị phần và đạt mục tiêu truyền thông

Media – phương tiện quảng cáo:

Chọn phương tiện thích hợp cần xem xét các yếu tố:

- Mục tiêu quảng cáo

- Chu kỳ sống của sản phẩm

- Tình hình cạnh tranh

- Đặc điểm của phương tiện: đối tượng, phạm vị phát hành, chi phí phần ngàn

và uy tín của phương tiện

Message – thông điệp quảng cáo:

Trang 23

Thông điệp sẽ tạo ra sức hút cho mẫu quảng cáo, thông điệp cần đảm bảo yêu cầu:

- Quảng cáo phải có ý tưởng rõ ràng

- Phải độc đáo, sáng tạo

- Nhắm đến khách hàng mục tiêu

- Phù hợp với từng đặc điểm của mỗi phương tiện

- Bảo đảm tính nghệ thuật, mỹ thuật trong cấu trúc và trình bày

- Thông điệp phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, những quy định pháp lý của Nhà nước

Measurement – Đo lường hiệu quả quảng cáo:

Để đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, việc thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường là cực kỳ quan trọng Những hoạt động này giúp xác định mức độ chấp nhận của quảng cáo, sự hiểu biết về thông điệp quảng cáo, ấn tượng mà

nó tạo ra, và cả những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng do tác động của chiến dịch quảng cáo

2.4.2 Khuyến mãi

Khuyến mãi là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự hứng thú ngắn hạn, khuyến khích khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và thực hiện mua sắm thường xuyên hơn

Mục tiêu của khuyến mãi đối với người tiêu dùng:

- Thúc đẩy việc thử nghiệm sản phẩm mới

- Kích thích hành động mua những sản phẩm đang bán

- Tăng độ trung thành trung thành với nhãn hiệu

- Bảo vệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

- Phối hợp và tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo và các hoạt động marketing khác

Các hình thức khuyến mãi:

- Tặng hàng mẫu (Sampling)

- Phiếu giảm giá (Couponing) là phiếu xác nhận mã được cung cấp bởi một

cơ sở thương mại, doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp dịch vụ nhằm giúp khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với giá ưu đãi hơn so với giá gốc

Trang 24

- Quà tặng khu mua sản phẩm (Premiums) là những món hàng được tặng hoặc bán với mức giá ưu đãi cho người mua hàng, nhằm thúc đẩy họ quyết định mua một loại sản phẩm cụ thể

- Ưu đãi người tiêu dùng: giảm giá trực tiếp, thường thêm hàng, hoàn tiền cho đơn hàng, và có thể kết hợp cùng nhau để tạo nên các hình thức ưu đãi đa dạng

Mục tiêu khuyến mãi đối với hệ thống phân phối:

- Xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ sản phẩm mới

- Nâng cao hình ảnh và hỗ trợ cho sản phẩm đang tiêu thụ

- Khuyến khích người bán lẻ trưng bày, dự trữ

- Củng cố và duy trì mối quan hệ với các trung gian và nhân viên bán hàng

- Hội thi bán hàng (Contest): nhằm thúc đẩy sự quyết tâm và hiệu suất làm việc của đội ngũ bán hàng, cùng các đại lý trung gian và người bán lẻ thông qua những hình thức: thưởng bằng tiền mặt, sản phẩm, ghi nhận thành tích

- Trợ cấp thương mại như trợ cấp mua hàng, trợ cấp trưng bày

- Quà tặng: trung gian nhận được một số hàng miễn phí cho việc mua sản phẩm theo số lượng được nhà sản xuất đặt ra

- Các hình thức khác: hội chợ và triễn lãm, quảng cáo hợp tác

2.4.3 Quan hệ công chúng (Public relations)

Quan hệ công chúng là xây dựng một tương tác tích cực với công chúng thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông để thông báo về hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động quan hệ công chúng được thực hiện thông qua các hình thức sau:

- Thông cáo báo chí: đăng tải thông tin hoạt động của đơn vị

- Họp báo: tuyên bố, làm rõ vấn đề công chúng quan tâm, cải chính tin tức xấu

- Tài trợ: cho hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nhân đạo

- Tổ chức sự kiện (event) nhân các ngày trọng đại của doanh nghiệp như kỷ niệm ngày thành lập, khai trương, động thổ, giới thiệu sản phẩm hay các lễ hội của quốc gia

- Vận động hành lang: hoạt động giao tiếp với chính quyền để vận động hay ủng hộ cho một sắc luật hay quy định nào đó

Trang 25

- Dàn dựng sản phẩm, các hình thức khác như câu lạc bộ, thiết kế phương tiện nhận diện dạng của doanh nghiệp

2.4.4 Chào hàng cá nhân (Personal selling)

Chào hàng cá nhân đề cập tới việc nhân viên bán hàng truyền thông trực tiếp đến khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu, khuyến khích và thuyết phục họ quan tâm hoặc mua sản phẩm

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

- Thông tin, giới thiệu sản phẩm

- Thuyết phục khách hàng quan tâm và mua sản phẩm

- Thực hiện các đơn đặt hàng

- Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và về đối thủ cạnh tranh Hoạt động chào hàng cũng là một hình thức truyền thông, dưới dạng truyền thông đối mặt, trực tiếp, giúp ghi nhận được các thông tin phản hồi có độ chính xác với tốc độ cao Qua đó có thể tác động lên nhận thức, hành vi của khách hàng Sự thành công của hoạt động này phụ thuộc lớn vào khả năng truyền thông và chuyên môn của nhân viên

- Kiến thức về sản phẩm: hiểu biết sản phẩm, đặc tính, công năng, tác dụng, chất lượng sản phẩm

- Kiến thức về doanh nghiệp: hiểu rõ nguồn gốc lịch sử doanh nghiệp, triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

- Kiến thức về khách hàng: nắm bắt đặc điểm, động cơ, nhu cầu của khách hàng

- Kiến thức về thị trường và đối thủ: Đặc điểm về tập quán mua bán của thị trường Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Bên cạnh đó nhân viên chào hàng cần phải có phong cách, khả năng giao tiếp với khách hàng của mình

Mục tiêu của hoạt động chào hàng là giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin Để đạt mục tiêu này nhân viên chào hàng khi thực hiện nhiệm vụ phải tiến hành các bước theo qui trình bao gồm các bước:

- Thăm dò và đánh giá khách hàng có triển vọng

- Chuẩn bị tiếp cận khách hàng

Trang 26

- Giới thiệu thuyết minh món hàng

2.4.5.2 Xu hướng phát triển marketing trực tiếp:

Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng phân bố ngân sách cho hoạt động marketing trực tiếp nhiều hơn Điều này xuất phát từ:

- Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp và giữ khách hàng hiện

- Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, cá nhân hóa việc truyền thông

- Cung cấp sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm

- Sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử, việc thiết lập

cơ sở dữ liệu khách hàng ngày càng dễ dàng

- Marketing trực tiếp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ kết hợp hiệu quả với các công cụ khác của chiêu thị

2.4.5.3 Hình thức của marketing trực tiếp:

- Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: là một dạng quảng cáo nhưng có đối tượng xác định và đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời

- Thư chào hàng: hình thức chào hàng qua các phương tiện truyền thông như fax mail, email, voice mail, tin nhắn trên điện thoại di động

- Direct mail: ấn phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng qua bưu điện như catalogue, brochure, leaflet hoặc băng video, CD – ROM, DVD giới thiệu chi tiết

về sản phẩm/ doanh nghiệp

- Marketing trực tuyến, e-commerce, m-commerce

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực truyền thông, marketing trực tiếp được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong hoạt động chiêu thị

Trang 27

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NGÀNH THỜI

TRANG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM

3.1.1 Tình hình ngành

Nhu cầu thời trang được xem là cấp thiết và tiếp tục tăng cao Không chỉ đáp ứng nhu cầu che chắn và bảo vệ, thời trang tới thời điểm hiện tại đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản thân, cá nhân hóa và phản ánh cái tôi của mỗi con người

Dân số Việt Nam năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người (Hương, 2023) cùng với tăng trưởng dân số, nhu cầu tiêu dùng thời trang trong nước gia tăng

"Năm 2022 là thời điểm để hầu hết các công ty tăng đà sau đại dịch COVID-19 và

rõ ràng những người đã chuẩn bị tốt đang tiến xa vượt bậc trong hiệu suất trải nghiệm khách hàng Trong khi đó, khách hàng đang đòi hỏi nhiều hơn từ các thương hiệu hơn bao giờ hết Đáp ứng kỳ vọng, tăng cường cá nhân hóa và tính toàn vẹn là những yếu tố cần thiết để tạo nên một kết nối mạnh mẽ và bền vững giữa các thương hiệu và khách hàng." (Phúc, 2022)

Trích lời ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: “ Thời trang nước ta vẫn còn khá manh nhún, đây cũng là mảnh đất hấp dẫn để khai thác.”

3.1.2 Dự đoán về ngành

Theo nhận định của McKinsey, trong năm 2023 khi mà tỷ lệ lạm phát tăng, căng thẳng chính trị, khủng hoảng khí hậu và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm trước dự đoán về một cuộc suy thoái kinh tế, nền kinh tế toàn cầu không ổn định Các thương hiệu thời trang cần lập kế hoạch cẩn thận để đề phòng các rủi ro suy thoái đang manh nha xuất hiện trong năm 2023

Người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi các bất ổn kinh tế tiềm ẩn vào năm

2023 Tùy thuộc vào mức thu nhập khả dụng, một số người sẽ hoãn lại hoặc cắt giảm việc mua hàng tùy ý; một số người khác tìm kiếm những món hời, làm tăng nhu cầu bán lại, cho thuê và giảm giá Các thương hiệu thời trang nên điều chỉnh mô hình kinh doanh để bảo vệ lòng trung thành của khách hàng cũng như tránh làm giảm đi giá trị thương hiệu của họ (The State of Fashion 2023)

Thời trang linh hoạt về giới tính đang thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong bối cảnh người tiêu dùng có thái độ cởi mở hơn về bản sắc cũng như việc thể hiện bản dạng giới Đối với nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ, xóa nhòa ranh giới giữa quần áo nam và nữ sẽ buộc họ phải thiết kế lại sản phẩm, hoạt động tiếp thị cũng như trải nghiệm mua sắm trên không gian mạng và tại cửa hàng

Trang 28

3.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ TRONG NGÀNH THỜI TRANG VIỆT NAM HIỆN TẠI

3.2.1 Chiến lược chiêu thị của IVY Moda

Xuất phát từ lĩnh vực thời trang công sở năm 2005, sau 18 năm phát triển IVY moda phát triển trở thành một thương hiệu thời trang xu hướng hàng đầu Việt Nam Với nhà máy đứng top 3 Đông Nam A, 2000 nhân viên, 1.8 triệu khách hàng,

84 showrooms trên toàn quốc, IVY moda tự tin sẽ đem lại cho khách hàng những mẫu sản phẩm thời trang thời thượng, phong cách và cá tính

c) Phong cách sống:

- Những người quan tâm đến thời trang, có phong cách nữ tính, thanh lịch, trẻ trung

- Thích tham các hoạt động xã hội, sự kiện, hẹn hò và công việc hằng ngày

a) Quảng cáo:

Mục tiêu của quảng cáo:

- Gia tăng số lượng khách hàng, thu hút chú ý của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

- Tăng cường độ nhận diện thương hiệu và quảng bá thương hiệu

- Duy trì sự nhận biết và hình ảnh của nhãn hiệu

Các hình thức quảng cáo:

+ Quảng cáo trên mạng xã hội:

Trang 29

Kênh Facebook của IVY moda được lập vào năm 2012 và được IVY moda chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông trên kênh Mỗi ngày IVY moda đều đăng tải các Reels, các bài thông báo khuyến mãi, các bài báo có hình ảnh của IVY moda, feedback từ khách hàng lên nền tảng có hơn 1,3 triệu người thích của mình Cuối các bài viết luôn kèm theo hotline mua hàng, web hệ thống cửa hàng, link mua sản phẩm và thông điệp: “IVY moda – Tuyên ngôn thời trang của tôi”

Kênh Youtube của IVY moda được lập vào năm 2013 với tên kênh “IVY moda Channel” IVY moda cập nhật các video về hình ảnh hậu trường các show diễn thời trang của mình, các video giới thiệu chương trình khuyến mãi, video đề xuất là video show diễn có sự kết hợp với nam ca sĩ có độ ảnh hưởng top 1 Việt Nam – Sơn Tùng M-TP

Hình 3.2: Trang Youtube của IVY moda

Kênh TikTok: có tên tài khoản là @ivymoda_official chuyên đăng tải các video có nội dung tương tự như Reels của Facebook Trên nền tảng này, IVY moda

có chia thành các chủ đề để đăng tải video, thuận tiện cho người xem theo dõi

Hình 3.3: Kênh TikTok của IVY moda Hình 3.1: Kênh Facebook của IVY moda

Trang 30

+ Quảng cáo thông qua báo chí:

IVY moda sử dụng báo chí như một công cụ đưa tin về những điều diễn ra trước và sau các sự kiện do IVY moda tổ chức Một số bài báo tiêu biểu (từ 2022 – 2023):

“MƠ NHUỘM NẮNG: SÀN DIỄN MANG MÀU SẮC HOÀNG HÔN CỦA IVY MODA” đăng trên báo BAZAAR vào ngày 12/04/2022 và “IVY moda Fashion show đầu tiên xuất hiện trên 218 đầu

báo Mỹ và Hàn” đăng tải vào ngày

13/04/2022 trên CAFEF.vn đều có

nội dung chính là ca ngợi sự thành

công, khẳng định tiềm lực và gây ấn

tượng mạnh với giới mộ điệu thời

trang của IVY moda khi tổ chức

show diễn thời trang “Mơ Muộn

Màng”

Hình 3.5: Báo Cafef đăng về IVY moda

Báo L’OFFICIEL đăng bài “IVY moda ra mắt BST thời trang Harmony với tuyên ngôn tính nữ đầy táo bạo” vào ngày 31/03/2023 nói về show diễn thời trang ra

mắt BST Harmony

Hình 3.6: L'OFFICIEL Việt Nam đăng bài về IVY moda

Hình 3.4: Bài báo của BAZAAR về IVY moda

Trang 31

+ Quảng cáo ngoài trời:

Bên ngoài cửa hàng thời trang IVY moda sang trọng nổi bật với sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và cổ điển Lớp nền màu trắng thuần khiết tạo nền tảng cho vẻ đẹp thanh lịch, trong khi các cửa sổ kính toát lên vẻ lôi cuốn bên trong Các chi tiết

và đường nét thiết kế tôn lên sự hoàn hảo của từng mảng kiến trúc Ánh sáng nhẹ nhàng từ các đèn trang trí treo cao tạo ra không gian mờ ảo, gợi lên cảm giác thời thượng và sang trọng, khiến mọi người không thể rời mắt khỏi sự quý phái mà cửa hàng mang lại

Hình 3.7: Thiết kế cửa hàng của IVY moda

IVY moda cũng sử dụng một màn hình LED lớn bên đường để nâng cao việc nhận diện thương hiệu với khách hàng và hấp dẫn thêm những khách hàng tiềm năng

Bảng 3.8: IVY moda quảng cáo ngoài trời tại Vòng xoay ngã 6 Đà Nẵng

Trang 32

Ngoài ra, IVY moda cũng triển khai chương trình roadshow trên xe đạp nhằm tăng cường hiện diện của mình, thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng đồng thời truyền đi thông điệp về chương trình khuyến mãi của mình

Hình 3.8: IVY moda quảng cáo trên xe đạp tại TP HCM

Nguồn: Facebook IVY moda

+ Quảng cáo bằng người nổi tiếng: một người tiêu dùng nhìn thấy hai thông điệp quảng cáo cho hai sản phẩm của hai công ty khác nhau, một sản phẩm chứa người nổi tiếng đại diện và một sản phẩm không có, họ tin rằng sản phẩm được đại diện bởi người nổi tiếng sẽ có nhiều người mua hơn và do đó có giá trị cao hơn (Clark & Horstman, 2005)

Nhận biết được điều này, vào năm 2019 IVY moda đã lựa chọn một cá nhân

vô cùng đặc biệt để kết hợp với show diễn thời trang “Step Out” của mình – Sơn Tùng MTP Trong năm này, Sơn Tùng với “Hãy trao cho anh” kết hợp cùng rapper nổi tiếng tại Mỹ Snoop Dogg trở thành 1 siêu hit oanh tạc mọi bảng xếp hạng âm nhạc trong và ngoài nước IVY moda quyết định mạnh tay để mời Sơn Tùng MTP kết hợp với show diễn của mình Hành động này đã tạo ra tiếng vang lớn, tăng cao

độ hiện diện của mình khi các video về phần trình diễn của Sơn Tùng trong show diễn lan truyền khắp các trang mạng xã hội

Hình 3.9: Sơn Tùng - MTP kết hợp với IVY moda

Trang 33

Các show diễn thời trang của IVY moda về luôn mời các nghệ sĩ nổi tiếng (Noo Phước Thịnh, DaLab, Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên ), các fashionista có độ nổi tiếng (Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn, ) để tăng nhận thức về thương hiệu, tạo sự kết nối với những người hâm mộ của nghệ sĩ, tạo sự uy tín và tin tưởng,

Hình 3.10: Tóc Tiên kết hợp với IVY moda

b) Quan hệ công chúng:

Mục đích quan hệ công chúng:

- Xây dựng một hình ảnh tích cực và danh tiếng tốt cho tổ chức Tạo ra mối quan hệ tích cực với các đối tác, khách hàng, nhà báo, cộng đồng và các bên liên quan khác

- IVY moda thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các hình thức quan hệ công chúng:

Trong năm 2022 2023, IVY moda đã tiến hành nhiều hoạt động quan hệ công chúng nhằm xây dựng một hình ảnh tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng Nhờ những hoạt động này, IVY moda đã trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng Dưới đây là một số hoạt động quan hệ công chúng mà IVY moda đã thực hiện:

+ IVY moda tổ chức sự kiện Fashion shows 2 lần 1 năm:

Trong năm 2022, IVY moda tổ chức 2 show diễn thời trang lần lược là

Fashion show Xuân Hè 2022 “Mơ Nhuộm Nắng” và Fashion show Thu Đông 2022

“TIMELESS” Trong đó:

Trang 34

“Mơ Nhuộm Nắng” được tổ chức vào đầu năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 vừa mới hạ nhiệt IVY moda đã nhanh chóng thích ứng và tổ chức show diễn thời trang dưới hình thức trực tuyến – livestream qua nền tảng Facebook, Youtube

Concept của show diễn tái hiện lại chu kỳ của một ngày, từ khi hoàng hôn buông xuống đến lúc bình minh thức dậy Không gian show diễn được thiết kế giúp khán giả cảm giác được sự lạc quan bởi những màu sắc thơ mộng, nhẹ nhàng

Lãng mạn cùng hoàng hôn với những tone màu đỏ, cam và tím Sắc tím ombré mang đến chạng vạng Và bình minh trỗi dậy với những gam màu nóng, tươi vui, rực rỡ của ánh nắng mặt trời

Cuối năm 2022, IVY moda tổ chức sự kiện Fashion show Thu Đông 2022

“TIMELESS” – VẼ ĐẸP TỎA RẠNG VƯỢT THỜI GIAN, được tổ chức tại khuôn viên rộng 23.000𝑚2 của trường Đại học VinUni, Hà Nội

Sự kiện kết hợp sản xuất cùng tạp chí L’OFFICIEL với bề dày 100 năm lịch

sử Qua đó giới thiệu bộ sưu tập mới của nhà IVY moda Tạo nên dấu ấn thương hiệu của riêng IVY moda Đồng thời truyền đi thông điệp tỏa sáng vẻ đẹp của người phụ nữ bất kể thời gian

Hình 3.11:Fashion show Xuân Hè 2022 "Mơ Nhuộm Nắng" của IVY moda

Hình 3.12: Fashion show TIMELESS của nhà IVY moda

Ngày đăng: 17/03/2024, 04:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w