1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế pot

197 327 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 9,5 MB

Nội dung

Trang 4

CIEM SIDA Dong chu bién: TS Lé Xuan Ba, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng

CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

(Sách tham khảo)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 6

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Sau 20 năm đổi mới, nên kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh cơ

cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, năng lực sản

xuất của nhiều ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân được nâng cao Đạt được kết quả đó có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế của nước ta Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn nữa, ngoài những cơ hội cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, loại hình doanh nghiệp này còn phải đương đầu với những thách thức không nhỏ bởi quy mô, năng lực sản xuất - kinh doanh và khả năng cạnh tranh thấp, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn Và trở ngại

Nhằm cùng cấp cho bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu kinh tế, nhà hoạch định chính sách các nhà tổ chức điều hành trong thực tiễn có thêm tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội X và

tham khảo về vấn để doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các tác giả TS Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng

Trong cuốn sách này, các tác giả đã đi thẳng vào phân tích những tác động, cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng kinh doanh, các tác giả đã

nêu lên những quan điểm và dé xuất các giải pháp nhằm tăng

Trang 7

MUC LUC

Trang

Lời mở đầu 13

Chương I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG

TỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 15

| Hoi nhap kinh té quéc té va cdc yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiép nho va vita Viét Nam 15

I Hội nhập kinh tế quốc tế - con đường tất yếu của phát triển

kinh tế 15

2 _ Tình hình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 19 i Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội,

thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam 40

I Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nên

kinh tế 40

2 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 47

Chương II: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM VÀ THUC TRẠNG MỖI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP 62

I Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 62

1 Khái niệm và đạc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 62

2 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 66 3 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 73 4 Những khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam 94

5 Một số nguyên nhân của những hạn chế, trở ngại đối với các đoanh nghiệp nhỏ và vừa 104 Il Thực trạng về môi trường kinh doanh đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa 108 I _ Thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 108 2 Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 125

3 Đánh giá môi trường kinh doanh tổng thể của Việt Nam có

Trang 8

Chuong Il: TANG CUONG NANG LUC CANH TRANH CUA

DOANH NGHIEP NHO VA VUA TRONG DIEU KIEN HOI NHAP KINH TE QUOC TE

I Đổi mới nhận thức, quan điểm và định hướng nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay

Đổi mới nhận thức và nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp

Đổi mới quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiếp tục đổi mới thể chế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Thực hiện hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh đối với

Trang 9

Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Bang 1.1 Bang 1.2 Bang 1.3 Bang 1.4 Bang 1.5 Bang 1.6 Bang 1.7

DANH MUC CAC HINH

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1990 - 2005

Kim ngạch và tăng trưởng xuất - nhập khẩu của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Việt Nam

Đặc trưng của các doanh nghiệp xuất khẩu, 2002

Thuế suất bình quân các mặt hàng theo lộ trình giảm thuế AFTA/CEPT của Việt Nam 2c ccceccreorcrcrrrrcee Tỷ trong và tăng trưởng đầu tư khu vực dân doanh Số doanh nghiệp dân doanh và số vốn đăng ký hàng năm Tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ và vừa năm 2004 c2 re Ty trọng các loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và vừa năm 2004 H212 11.10 Những khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, 1990 - 2002

Các nhân tố cơ bản của thị trường dịch vụ phát triển

kinh doanh -cccx21112124 c2 ierker

DANH MỤC CÁC BẢNG

Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Lộ trình cất giảm thuế suất theo CEPT/AFTA 2003- Tình hình thực hiện lộ trình giảm thuế của Việt Nam và các nước ASEAN ccc LH 2n ereercree Các cam kết thực hiện AFTA của Việt Nam vẻ thuế quan

Các cam kết của Việt Nam về thực hiện các biện pháp

phi thuế trong khung khổ AFTA - -s.ccccscree

Trang 10

Bang 1.8 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.8 Bang 2.9 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Cơ cấu ngành của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các

doanh nghiệp nhỏ và vừa có xuất khẩu 50

Ty trong doanh thu doanh nghiép nho va vita trong nén Kah 6 oo 67 Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai đoạn F00090 11 75 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động và VOM 77 Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động _Á 7 77 Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các loại hình doanh nghiệp năm 2004 Hee 78 Quy mô lao động và vốn trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2ÓÓA c0 re, 81 Số lượng và ty trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo

ngành năm 2004 82

Trang 11

Bang 2.16 Bang 2.17 Bang 2.18 Bang 2.19 Bang 2.20 Bang 2.21 Bang 2.22 Bang 2.23 Bang 2.24 Bang 2.25 Bang 2.26 Hép 2.1 Hộp 2.2 Hộp 2.3 Hop 3.1

Mức độ cạnh tranh từ các nguồn khác nhau 99 Các mong đợi của doanh nghiệp từ hội nhập, 2002 107 Các loại dịch vụ phát triển kinh doanh - 127 Số doanh nghiệp, công ty tư nhân có sử dụng dịch vụ

phát triển kinh đoanh 222 2C recEEEvecEEEEEEEExvrcr 134

Số đoanh nghiệp nhà nước có sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh cscscsxcS2x2213211111.111 1111111111, 134 Tỷ lệ doanh nghiệp theo năm đăng ký kinh doanh 135 Phân bố các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động 136 Xếp hạng mức độ dễ dàng trong kinh doanh của Việt Nam oo " BH) 151 Chỉ số năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới 1997 - 2005 152 Một số chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2005 tăng hạng và giảm hạng đáng kể so với năm Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng năm 2004 của Việt Nam so với Thái Lan và Trung Quốc 154

ĐANH MỤC CÁC HỘP

Quan điểm của doanh nghiệp vẻ cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại 52-ccccecceee 106 Các rào cản pháp lý về sở hữu trí tuệ, kiểm toán và đào tạo 124 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung cấp dịch

vụ phát triển kinh doanh 22222vvccceerrrrrreeeree 149

Trang 12

ADB AFTA APEC ASEAN BTA CEPT CIEM DANIDA EU FAO FDI GATT GDP GEL GSP HDI IFC IL MFN MPDF NGO NT SIDA SL

CAC TU VIET TAT

Ngan hang Phat trién chau A

Khu vực Mậu dich tu do ASEAN

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực

chung

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch

Liên minh châu Âu

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (của Liên hợp quốc) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Tổng sản phẩm quốc nội

Danh mục hàng hóa loại trừ hoàn toàn

Ưu đãi thuế quan phổ cập Chỉ số phát triển con người

Công ty Tài chính quốc tế

Danh mục (hàng hóa) cắt giảm ngay

(Quy chế) tối huệ quốc

Quỹ các dự án phát triển Mê Công 'Tổ chức phi chính phủ

(Quy chế) đối xử quốc gia

Cơ quan Phát triển quốc tế của Thụy Điển `

Trang 13

SPS TBT TEL TRIMS TRIPS UNDP UNICEF VCCI WB WEF WTO

Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Danh mục hàng hóa loại trừ tạm thời

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Ngân hàng Thế giới

Diễn đàn Kinh tế thế giới

Trang 14

LOI MO DAU

Gần Hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có bước phát triển mạnh, số lượng tăng lên rất nhanh Các doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân

Cùng với việc đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh việc tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết song phương và đa phương, Việt Nam đã và đang điều chỉnh mạnh chính sách theo hướng tự do hoá và mở cửa, đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế - xã hội Quá trình hội nhập đã có tác động mạnh tới nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Nhờ đó, đã tạo lập được môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và

vừa có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất, kinh doanh

Tuy nhiên, do những hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ, những yếu kém trong năng lực sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh, những trở ngại trong môi trường kinh doanh nên các doanh nghiệp này đang phải đối mạt với nhiều khó khăn và thách thức rất lớn Các doanh nghiệp này vốn đã yếu lại phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngồi, hàng hố từ bên ngoài, trong đó có nhiều tập đoản không lồ Có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự thân không thể giải quyết nỗi, đặc biệt là những trở ngại về mặt cơ chế, chính sách và pháp luật Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 15

Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp, nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã trực tiếp thực hiện

và tham gia nhiều nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm

tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu góp phần giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng vững và kinh doanh hiệu quả Cuốn sách nhỏ này là một phần trong số những kết quả nghiên cứu nhiều năm của nhóm tác giả Cuốn sách được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện AFTA/CEPT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa" do nhóm nghiên cứu gồm: TS Trần Kim Hào, cử nhân Phan Thanh Hà, thạc sĩ Hoàng Thanh Mai, thạc sĩ Nguyễn Đình Chúc, cử nhân Trịnh Đức Chiều trong khuôn khổ dự án của CIEM-SIDA vẻ "Nang cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010” Đồng thời, nhiều nội dung của cuốn sách cũng được tổng hợp từ những nghiên cứu trước đây của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2066 - 2010) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Cơ quan Phát triển quốc tế

của Thụy Điển (SIDA) đã tài trợ cho nghiên cứu và xuất bản cuốn sách này Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu

Quản lý kinh tế Trung ương, Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hợp tác nghiên cứu và

cung cấp tài liệu cho việc biên soạn Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản cuốn sách này

Tuy đã có nhiều cố gắng, song khó có thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị độc giả Xin chân thành cảm ơn

Trang 16

CHUONG I

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI

CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

I HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

1 Hội nhập kinh tế quốc tế - con đường tất yếu của phát triển

kinh tế

Hội nhập (Integration) là một hiện tượng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế Trên thế giới, mảm mống của hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện từ thời kỳ thịnh hành thuyết Tự do

thuong mai (Trade Liberalism) cla Adam Smith và David

Ricardo vao cui thé ky XVIII Trio lưu hội nhập kinh tế ở nhiều nước diễn ra mạnh mẽ nhất từ giữa thế kỷ XX Đến nay, hội nhập kinh tế vẫn còn được nhìn nhận dưới nhiều giác độ và với quan niệm chưa thật thống nhất Theo ý kiến của một số chuyên gia,

hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất

nước với nên kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động

quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định,

các “luật chơi ” chung

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, các nước thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế, điểu chỉnh chính sách phù hợp, thực hiện

các biện pháp như mở cửa nền kinh tế, hướng ra xuất khẩu đã

gặt hái được thành công Các nước khác không thích ứng với xu thế này, thực hiện chính sách kinh tế khép kín, thay thế nhập

khẩu đều nếm trải thất bại

Ở Việt Nam, tư tưởng vẻ hội nhập kinh tế xuất hiện từ rất

sớm Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân và Nhà nước dân chủ cộng hoà ra đời, Chính phủ Việt Nam đã rất

Trang 17

coi trọng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc (tháng 12 năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” và khẳng định những quan điểm về hoạt động kinh tế đối ngoại: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ”; “Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế”; “Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh

a |

tế quốc tế đưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” '

Từ năm I98ó, việc đổi mới nên kinh tế một cách căn bản, toàn diện và triệt để đã làm thay đổi căn bản nhận thức và quan

điểm về hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội VỊ của Đảng năm 1986 chỉ rõ, việc tham gia vào phân công lao động quốc tế như một tất

yếu và là điều bắt buộc: “Nước ta phải tham gia vào phân công

lao động quốc tế” Đồng thời, Đại hội VI cũng chỉ rõ việc tham gia và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên nguyên tác bình đẳng và cùng có lợi: “tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên

tác bình đẳng, cùng có lợi” Đại hội VỊ của Đảng còn chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn Các quan điểm,

đường lối đó được thể chế hoá thành pháp luật, chính sách Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) được ban hành với nhiều điều khoản ưu đãi Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (1988) cũng được ban hành nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và

khuyến khích xuất khẩu

Trang 18

Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế vận hành thee.sơ chế

thị trường là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triên Kinh tế

đối ngoại, mở rộng thị trường Tuy nhiên, bước sang những năm 1990, Việt Nam đứng trước những thử thách rất lớn: nguồn viện

trợ cho Việt Nam bị cắt giảm đột ngột, thị trường xuất khẩu bị

thu hẹp đáng kể do Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; việc bao vây cấm vận kinh tế của các thế lực thù địch chưa được dỡ bỏ; tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp rất nhiều khó khan Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) chủ trương “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”, "gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới”, và “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển” Có thể

nói, các chủ trương này đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, là cơ sở cho những bước đi quan trọng trong việc khai thông quan hệ với các tổ chức quốc tế, dỡ bỏ sự bao vây cấm vận kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Từ tháng 10 năm 1993, sau 15 năm gián đoạn, Việt Nam đã nối lại và bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính,

tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB Năm 1994, Việt Nam gửi

đơn xin gia nhập ASEAN và WTO Từ ngày 28-7-1995, Việt

Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và cam kết bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tir 1-1-1996 với lộ trình cắt giảm thuế và điều chỉnh các chính sách khác trong vòng 10 năm Cùng với việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1995), việc gia nhập ASEAN là một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Lần đầu tiên, Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện một hiệp định quốc tế về tự do hoá thương mại theo luật lệ và chuẩn mực chung của thế giới

Trang 19

Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định và

phát triển thêm một bước trong các văn kiện của Đảng sau đó

Đại hội VIII năm 1996 khẳng định quyết tâm xây dựng một nền

kinh tế mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu và coi đây là chiến lược lâu dài Hội nghị lần thứ tr Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) nam 1997 chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” trên tinh

thần “tích cực và chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để

hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế” Chủ trương này được Đại hội IX của Đảng khẳng định và cụ thể hoá một bước: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tỉnh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích dân tộc” Năm 2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế Nghị quyết đánh giá những thành tựu của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nêu những yếu kém và chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã công bố Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt là việc gia nhập

WTO Để sớm gia nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tỉnh, Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điểu kiện trong

nước và đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương Năm 2000, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại với Mỹ Việc triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam -

Hoa Kỳ cùng với việc tích cực và chủ động chuẩn bị gia nhập

WTO càng làm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn

Đến nay, nhận thức và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc

Trang 20

- Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, là kết quả của sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, có nhiều cơ hội và không ít thách thức

- Để tận dụng được cơ hội thì Việt Nam phải chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích đân tộc

- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế, của mọi cấp, mọi ngành

2 Tình hình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nội dung chủ yếu như: ký

kết các hiệp định song phương và đa phương; tham gia các tổ

chức quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế; điều chỉnh chính

sách và cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với thông lệ quốc tế đã và sẽ cam kết thực hiện Tình hình thực hiện các nội dung hội

nhập kinh tế ở Việt Nam cụ thể như dưới đây

2.1 Mở rộng quan hệ quốc tế, ký kết các hiệp định song

phương và đa phương

Mở rộng quan hệ quốc tế và ký kết các hiệp định song

phương và đa phương là cơ sở để mở rộng và phát triển thương

mại quốc tế Từ chỗ chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước vào năm 1990, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170, có quan hệ kinh tế thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ Đặc biệt là Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại song phương với 86 nước, trong đó, cam kết thực hiện quy chế tối huệ quốc với hơn 70 nước, ký hiệp định

Trang 21

khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 46 nước, hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 40 nước Trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, bên cạnh phát triển quan hệ với các nước mới, Việt Nam đã tích cực củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản

e Với Nhật Bản: đây là một trong những bạn hàng truyền

thống của Việt Nam Từ năm 1986 đến nay, quan hệ kinh tế giữa

hai nước được khôi phục và phát triển mạnh Từ đó đến nay, Việt

Nam đã ký nhiều hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật, văn hố với nước này Ngồi ra, hai bên đã ký

kết Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản và hai nước đã dành cho

nhau quy chế tối huệ quốc (MEN) trong buôn bán song phương giữa hai nước

e Với Trung Quốc, từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1991) đến nay, Việt Nam đã ký một số hiệp định song phương như: Hiệp định Thương mại (1991), Hiệp định Hợp tác kinh tế (1992) và các hiệp định về hợp tác khoa học - kỹ thuật, đầu tư, du lịch, vận tải Nếu năm 2001, buôn bán hai

chiều giữa hai nước đạt 3 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu của Việt

Nam sang Trung Quốc chỉ đạt l,4 tỷ USD) và đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt trên 200 triệu USD, thì đến năm 2005, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đạt

3,1 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

e Với các nước EU: sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1990), Việt Nam đã ký một số hiệp định với EU: Hiệp định Hàng đệt (1992), Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế, thương

mại, khoa học - kỹ thuật (1995) Từ năm 1997, EU dành cho Việt

Trang 22

ty trọng 12 - 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên vị trí thứ hai sau ASEAN (giai đoạn 1997 - 2000) và vươn lên hàng đầu giai đoạn 2000 - 2003 với tỷ trọng gần 20% (xem Bảng 1.1) Năm 2005, tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang khối này có giảm (chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), nhưng số lượng tuyệt đối tăng lên rất lớn và đạt 4,5 tý USD, tăng lên 5,6 lần sau 10 năm (1996 - 2005) Bảng 1.1 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng xuất xuất khẩu, triệu USD |_ sang EU, triệu USD | khẩu sang EU,% 1995 5.488 720 13,1 1996 7.256 901 12,4 1997 91.85 1.608 17,5 1998 93.61 2.126 22,7 1999 11.136 2.506 22,5 2000 14.483 2.854 19,7 2001 15.029 3.152 21,0 2002 16.705 3.311 19,8 2003 20.149 4.017 _ 19,9 2004 26.500 4.971 18,8 2005 32.200 5.450 16,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (1995-2000) và Bộ Thương mại (2001-2005)

e Với Mỹ: sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1995, quan hệ kinh tế giữa hai nước có bước tiến lớn Trong 10 năm qua, Việt Nam đã ký một số hiệp định song phương với Mỹ: Hiệp định vẻ Bảo hộ bản quyền (1998), Hiệp định khung về

Bảo lãnh hàng xuất khẩu (1999), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000)

Trang 23

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 11-12-2001 là hiệp định đầu tiên mà Việt Nam ký kết với nước ngoài theo nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Hiệp định này điều chỉnh 4 lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư liên quan tới thương mại, sở hữu trí tuệ liên

quan tới thương mại Hai bên cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử

tối huệ quốc (MEN), đối xử quốc gia (NT) và thực hiện mở cửa đối với 7 trong số 12 nhóm lĩnh vực dịch vụ với 53 trong tổng số 155 phân ngành của WTO Lộ trình thực hiện nhanh nhất là 3 năm và chậm nhất là 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực

Các cam kết của Việt Nam được quy định trong điều khoản về gia nhập thị trường kể từ khi Hiệp định được phê chuẩn, bao

gồm: a

- Bảo đảm quy chế tối huệ quốc (MEN) và đối xử quốc gia (NT) đối với hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ, bao gồm thuế và phí hải quan, thuế nội địa, vận tải, phân phối và lưu kho sản phẩm

- Các hãng của Hoa Kỳ sẽ được hưởng quyền thương mại tự do sau 3 - 6 năm (tức chậm nhất là năm 2006)

- Loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu trong thời glan từ 3-7 năm (chậm nhất là năm 2007)

- Cat giảm 30-50% thuế đối với 224 sản phẩm trong tổng số

6.332 mặt hàng, trong đó hầu hết là hàng nông sản (thực hiện trong 6 năm)

- Ap dụng các điều khoản của WTO về định giá hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm (SPS)

Trang 24

Nhimg cam két cu thé đối với một số ngành dịch vụ quan

trọng như sau:

Về viễn thông: sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam -

Hoa Kỳ có hiệu lực, liên doanh của Hoa Kỳ với đối tác Việt Nam

được phép kinh doanh sau hai năm (tức là bắt đầu từ tháng

12-2003) và sau ba năm đối với dịch vụ internet (tức là từ tháng

12-2004) và phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh Đối với dịch vụ viễn thông cơ bản, liên

doanh với đối tác Việt Nam được kinh doanh sau bến năm (tức là

bắt đầu từ năm 2005) và phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không

quá 49% vốn pháp định của liên doanh Đối với dịch vụ điện

thoại có định, liên doanh với đối tác Việt Nam được kinh doanh

sau 6 năm (bắt đầu từ 2007) và phần góp vốn của phía Hoa Kỳ

không quá 49% vốn pháp định của liên doanh

Về bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực không bắt buộc khác:

bắt đầu từ năm 2004, phía Mỹ được lập liên doanh với các đối

tác Việt Nam, được phép kinh doanh các dịch vụ này và phần

vốn góp của phía Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của liên

doanh Từ tháng 12-2006, các đối tác Hoa Kỳ được lập công ty

100% vốn pháp định

Về dịch vụ ngân hàng và tài chính khác (nhận tiền gửi, cho

vay dưới các hình thức, thuê mua tài chính, các dịch vụ thanh

toán và chuyển tiền, ): bắt đầu từ tháng 12-2004, công ty liên doanh của Hoa Kỳ với đối tác Việt Nam được phép hoạt động

Về việc thành lập ngân hàng liên doanh: Bắt đầu từ năm

2010, các ngân hàng Hoa Kỳ được thành lập các ngân hàng con

100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam Trong vòng chín năm từ khi

Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không dưới 30% nhưng không vượt quá 49% vốn pháp định

Trang 25

của liên doanh Từ khi Hiệp định có hiệu lực (2001) đến tháng

12-2009, Việt Nam có quyền hạn chế quyền của một chỉ nhánh

Ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các

pháp nhân Việt Nam (còn đối với các thể nhân Việt Nam - cho

đến năm 2011) mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn pháp định của chỉ nhánh phù hợp với biểu thời gian

Sau thời gian đó hạn chế bị bãi bỏ

Bảo hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Hoa Kỳ với điều khoản rõ ràng về chuyển lợi nhuận về nước, loại bỏ quy định vốn cỗ phần của Hoa Kỳ trong liên doanh tối thiểu là 30% và từng bước huỷ bỏ các điều khoản không phù hợp với Quy định về Các biện pháp đầu tư liên quan dén thuong mai (TRIMS)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhất quán với WTO sẽ được quy định trong vòng 12-18 tháng kể từ khi Hiệp định được phê chuẩn

Mọi quy định pháp lý và quyết định về những van dé trong Hiệp định sẽ được công bố công khai rộng rãi nhằm đảm bảo tính

minh bạch Đây mạnh hoạt động của các toà hành chính, đảm bảo

quyền kháng án

Ngoài ra, BTA đòi hỏi phải có sự xem xét toàn diện và xét

lại toàn bộ cơ chế thương mại và hệ thống pháp lý của Việt Nam

Việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thể

hiện quyết tâm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

nhằm đạt tăng trưởng cao và bên vững Một mặt, Hiệp định sẽ

thúc đây đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nhân Việt Nam có thể tiếp cận và học hỏi nhiều mặt từ các đồng nghiệp kinh doanh Hoa Kỳ trong sản xuất kinh doanh, quản lý và tiếp

cận trực tiếp với công nghệ hiện đại, các trường học, viện nghiên

cứu tiên tiến Mặt khác, Việt Nam sẽ có điều kiện đẩy mạnh xuất

Trang 26

trở thành đối tác quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh trong vài năm gần đây: năm 2004 đạt gần 5 tỷ USD, chiếm

trên 18,8% tống kim ngạch xuất khẩu cả nước Số liệu tương ứng của năm 2005 là 6,6 tỷ USD và 20,2% So với 3,lØ% năm 1995 (khi

mới bình thường hoá quan hệ ngoại giao) và 5,1% năm 2000 (ký kết Hiệp định Thương mại) thì đây là bước tiến rất lớn trong qua hệ

thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Vẻ đầu tư, đến hết năm

2004, có 209 dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam với tổng vốn 1,27 tỷ USD Nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba thì đầu tư của Mỹ

vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2004 là 2,6 tỷ USD Giai đoạn từ

sau khi có Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2001 - 2004), tăng trưởng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt trên 27%/năm và đạt 531 triệu USD năm 2004

Đầu năm 2006, dự án xây dựng Nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip bán dẫn của Tập đoàn Intel vào Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 605 triệu USD sẽ hứa hẹn kéo

theo nhiều nhà đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam Đầu tháng 3

năm 2006, chuyến tham quan của phái đoàn hơn 40 giám đốc

điều hành thuộc 2! tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ do ông

Matthew P Daley - Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ -

ASEAN dẫn đầu sẽ hứa hẹn gia tăng mạnh đầu tư của Hoa Kỳ

vào Việt Nam

2.2 Gia nhập và thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế

Thực tế cho thấy, việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và thực hiện những cam kết chung giữa các thành viên có tác động trực tiếp với hiệu quả cao tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

® Gia nhập ASEAN: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7-1995 Ngay sau đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức này, trong đó đặc biệt là việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

(CEPT) trong khuôn khổ AFTA

Trang 27

Thang 10 nam 1995, Viét Nam da cong b6 danh muc cdc mặt hàng loại trừ hoàn toàn (GEL), danh mục các mặt hàng loại trừ tạm thời (TEL), danh mục các mặt hàng cắt giảm ngay (1L) và

danh mục hàng hoá thực hiện CEPT Đối với danh mục hàng hoá

cắt giảm ngay (1L), thuế nhập khẩu được cắt giảm với lộ trình

thực hiện bắt đầu từ ngày 1-1-1996 để đạt mức thuế suất 0% -

5% đối với phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào ngày 1-1-2006

Ngoài các cam kết về cắt giảm thuế quan, các nước còn cam kết xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan

Trên thực tế, việc thực thi AFTA/CEPT chỉ được đây mạnh

từ năm 2001 Ngay sau đó, đã có khoảng gần 2.000 mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm với mức thuế suất thấp hơn

20% Ngày 1-7-2003, Chính phủ đã công bố Danh mục thực hiện

CEPT 2003-2006 ban hành theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP, Theo đó, danh mục CEPT của Việt Nam bao gồm 10.143 mặt hàng, với lộ trình cắt giảm giai đoạn 2003-2006 như Bảng 1.2

Trang 28

Bang 1.3 Tình hình thực hiện lộ trình giảm thuế của Việt Nam và các nước ASEAN Danh mục hàng hóa

Danh mục| Danh mục | Danh Danh mục | Tổng số Tên nước | cắt giảm | loại trừ tạm | mục nhạy) - loại trừ dong

ngay (IL), | thời (TEL), | cảm (SL),| hoàn toàn thuế, % % % (GEL),% % ASEAN 6 Brunay 97,61 2,39 100 Inđônêxia 98,92 0,15 0,93 100 Malaixia 97,32 2,1 0,08 0,51 100 Philippin 94,54 0,16 0,28 100 Xingapo 100 100 Thai Lan 100 100 ASEAN 4 Campuchia 45,7 51,6 0,73 1,96 100 Lao 71,39 24,3 2,2 2,08 100 Mianma 76,43 22,37 0,33 0,88 100 Việt Nam 94,89 0,38 0,83 3,98 100

Nguồn: Ban Thư ký ASEAN 2003

Đến thời điểm đầu năm 2006, hầu hết các cam kết về cắt

giảm thuế đối với danh mục cat giảm ngay (IL) va danh mục loại trừ tạm thời đã được đưa về mức 0% - 5% theo như cam kết Riêng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhạy cảm (SL) mà chủ yêu là nông sản thì lộ trình cắt giảm thuế nhập khâu xuống 0% - 5% bắt đầu từ tháng l năm 2004 và kéo dải tới năm 2013, đến năm 2018 xuống 0% Đến năm 2015, thuế quan đối với phần lớn các hàng hoá nhập khẩu (trừ hàng hoá thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn GEL) sẽ cắt giảm xuống 0% (xem Bang 1.4) Nhu vay,

Trang 29

AFTA về cơ bản được tự do hoàn toàn và miễn thuế nhập khẩu đối với hầu hết các hàng hoá

Bảng 1.4 Các cam kết thực hiện AFTA của Việt Nam về thuế quan

Loại hàng hoá Biện pháp về thuế Thời hạn

1 Hàng nông sản Danh | Giảm dần thuế suất xuống 0 - 5%

mục nhạy cảm (SL) 2004 - 2013

2 Tất cả các hàng hoá

(trừ danh mục loại trừ | Cắt giảm thuế suất xuống 0% 2015

hồn tồn - GEL)

Riơng: - Hàng nhạy cảm | Cắt giảm thuế suất xuống 0% 2018

- Hàng hoá tin Xa Ag k 0

học viễn thông Cắt giảm thuê suất xuông 0% 2003 - 2008

Nguồn: Bộ Ngoại giao 2002

Về hàng rào phi thuế quan: đối với danh mục cắt giảm ngay và danh mục hàng hoá nhạy cảm, đến năm 2006, bỏ tất cả các hàng rào phi thuế quan như hạn chế định lượng, giấy phép, hạn chế ngoại hối liên quan đến thanh toán, phụ thu hải quan (xem Bang 1.5)

Bang 1.5 Các cam kết của Việt Nam về thực hiện các biện pháp phi thuế trong khung khổ AFTA

Loại hàng hoá Biện pháp phi thuế Thời hạn

1 Hàng hoá Danh | Bỏ tất cả hàng rào phi thuế 1996 - 2006 mục IJL và SEL | - Bỏ hạn chế định lượng

(quota, giấy phép, cấm) 1996 - 2003

- Bỏ hạn chế ngoại hồi liên quan

Trang 30

Đến thời điểm đầu năm 2006, về cơ bản, Việt Nam thực

hiện đúng các cam kết và tốc độ thực hiện CEPT của Việt Nam là

nhanh so với các nước có cùng điều kiện như Lào, Campuchia và Mianma Tuy nhiên, Việt Nam còn là nước có số dòng thuế trong

danh mục loại trừ (GEL) nhiều nhất và sẽ phải xem xét để loại bỏ Các mặt hàng nhạy cảm cũng được đưa vào thực hiện CEPT

kể từ tháng 1-2004 đề có thẻ đạt mức thuế suất 0% - 5% vào năm

2013

Hầu hết những thay đổi khi tham gia AFTA đều đòi hỏi phải dỡ bỏ những hạn chế thương mại và tạo điều kiện để các thành

viên gia nhập thị trường Đến hết 2003, các hạn chế định lượng

như quota, giấy phép đã được xoá bỏ Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi theo CEPT

Cùng với việc thực hiện AFTA, năm 1998 Việt Nam đã ký kết với các nước trong Hiệp hội ASEAN Hiệp định khung về Đầu

tư (AIA) để tạo ra một khu vực đầu tư tự do giữa các nước thành

viên vào năm 2010 và cho các nước ngoài ASEAN vào năm 2020 Theo Hiệp định này, Việt Nam sẽ mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASEAN hưởng Quy chế đối xử quốc gia vào năm 2010 Đến nay, Việt Nam đã công bố các ngành nghề loại trừ tạm thời, các ngành nghề nhạy cảm, các ngành nghề áp dụng các ưu

đãi về đối xử quốc gia và mở cửa thị trường Ngoài ra, Việt Nam

đã ký kết các nghị định thư về dịch vụ (tài chính, vận tải, du lịch) Hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ theo hướng tự do hóa thương mại

địch vụ: xóa bỏ phân biệt đối xử về tiếp cận thị trường cho các thành viên ASEAN, mở cửa đối với các loại dịch vụ đơn giản vào

năm 2005, các dịch vụ phức tạp vào năm 2010 và các dịch vụ

nhạy cảm vào năm 2020

Theo đánh giá của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại đa

biên (MUTRAP) của Bộ Thương mại, các tác động tích cực của

việc thay đổi biểu khung thuế suất của biểu thuế :suất nhập khẩu

đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập, bao gồm các cam kết

tự do hóa thương mại trong khuôn khô AFTA/CEPT bao gồm:

Trang 31

- Tao điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại

hàng hóa

- Tổ chức tốt công tác quản lý xuất nhập khấu, công tác thống kê, phục vụ cho các hoạt động phân tích chính sách kinh tê

Vĩ mô

- Xây dựng được lộ trình hội nhập kinh tế hợp lý và đây

nhanh tiễn độ tự do hóa đối với từng mặt hàng cụ thể, nhưng vẫn

đảm bảo được sự bảo hộ đầu tư phát triển sản xuất có lựa chọn đối với một số mặt hàng cụ thể

- Cho phép khắc phục được những bất hợp lý về mặt thuế suất giữa các mặt hàng trong một nhóm và phân nhóm hàng hóa

- Khắc phục tổn tại của biểu thuế 2003: khung thuế suất

bình quân quá thấp 8% so với khung thuế suất bình quân của các

nước trong khu vực (Thái Lan: 17%, Malaixia: 18%, Indonexia:

15% khi gia nhập WTO)

- Tao diéu kiện thực hiện các biện pháp thuế hóa các biện

pháp phi thuế trong quá trình hội nhập

® Gia nhập APEC (1998): Ngày 15-6-1996, Việt Nam gửi

đơn xin gia nhập APEC và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào tháng 11-1998 Việt Nam cam kết tăng cường liên

kết kinh tế, thúc đẩy giao lưu thương mại, thực hiện tự do hoá

thương mại trên nguyên tắc của WTO vào năm 2020 Bước đầu, Việt Nam tham gia thực hiện Chương trình Hợp tác kinh tế - kỹ thuật và thực hiện minh bạch hoá chính sách thương mại trong tiến trình tự do hoá thương mại Các cam kết của Việt Nam về thuế quan, các biện pháp phi thuế, về đầu tư như Bảng 1.6 dưới đây, trong đó áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo Hệ thống hài hòa (HS) từ năm 1998; giảm các mức thuế suất

xuống dưới 15% bất đầu từ năm 1999, để tiến tới tự do hóa

Trang 32

Bảng 1.6 Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập APEC

Loại cam kết Các biện pháp chủ yếu Thời hạn

1 Thuế quan | - Giảm các mức thuế suất xuống dưới 15% | Tir 1999

- Tiép tục giảm thuế suất để đạt được mục

tiêu tự do hóa thương mại vào năm 2020 | 1999 - 2020

- Thuế hóa đẻ tiến tới xóa bỏ các biện

pháp phi thuế 2020

- Giảm dẫn phụ thu trên cơ sở tự nguyện 2020 2 Hàng rào _ | - Bỏ các hàng rào phi thuế trên cơ sở tự

phi thuế nguyện 2020 - Quản lý hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn

kỹ thuật và chất lượng Ngắn hạn - Hàng nhập khâu áp dụng mã số trong

Danh mục hài hòa (HS) Ngắn hạn

- Bãi bỏ đầu mối nhập khẩu xăng dầu và

phân bón, tự do hóa xuất khẩu gạo Dài han

Nguồn: Bộ Ngoại giao 2002

©e Chuẩn bị gia nhập WTO: Từ tháng 6-1994, Việt Nam

được công nhận là quan sát viên của GATT - tiền thân của WTO Ngày 1-1-1995, Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO Từ đó đến

nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để

gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới Đến cuối tháng 3 năm

2006, Việt Nam đã tiến hành 12 phiên đàm phán đa phương

(rong đó có 1 phiên trù bị) và kết thúc đàm phán song phương với 26/28 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu đàm phán (đến cuối tháng 4-2006, chỉ còn Hoa Kỳ và Mehicô)

Đàm phán song phương chủ yêu đưa ra các thoả thuận về cắt giảm thuế quan và cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa,

Trang 33

dịch vụ Các thoả thuận trong đảm phán song phương chủ yếu

nhằm tự do hóa, thuận lợi hoá hoạt động thương mại đối với

hàng hóa, dịch vụ mà đối tác quan tâm Bên cạnh đó, các bên

tham gia đàm phán đều nhằm bảo vệ lợi ích cho các hàng hóa nhạy cảm và bảo vệ lợi ích của một số nhóm dễ bị tổn thương

như nông nghiệp, nông thôn Các cuộc đàm phán song phương về

thuế bắt buộc phải xác định mức trần cho hầu hết các dòng thuế

Các mức trần về thuế phụ thuộc vào kết quả đàm phán tiếp theo, nhưng nhìn chung ta buộc phải cắt giảm xuống dưới mức 30% và

thậm chí dưới 15% vì các thành viên WTO đều coi mức trần 15%

là cao và mức 30% là rất cao và có khả năng rất nhiều hàng hóa phải cắt giảm xuống mức 0% - 5% vì trong quá trình đàm phán, không ít thành viên yêu cầu giảm thuế một số mặt hàng xuống mức này, trong đó có những mặt hàng rất nhạy cảm

Về mở cửa dịch vụ, Việt Nam đưa ra cam kết mở cửa thị

trường dịch vụ của 9 trong tổng số 12 ngành với 92 phân ngành trong tông số 155 phân ngành theo phân loại của WTO, trong đó có các phân ngành quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông,

phân phối, vận tải biển Mức độ mở cửa được cam kết như vậy là

khá cao so với Trung Quốc (mở cửa 85 phân ngành, Thái Lan 74 phân ngành, Philippin 50 phan ngành) Tuy nhiên, việc mở cửa

được thực hiện theo một lộ trình hợp lý để tạo điều kiện cho các

nhà cung cấp dịch vụ trong nước làm quen và thích ứng dần với cạnh tranh quốc tế

Đàm phản ấa phương là việc đàm phán về việc tuân thủ các

nguyên tắc, quy định của WTO và đưa ra những cam kết Đến

nay, những cam kết chính của Việt Nam trong đàm phán đa phương khi trở thành thành viên chính thức của WTO gồm năm

nội dung chính như sau:

Trang 34

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL); Hiép định các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS);, Hiệp định về các Khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp

định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về Kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (SP)

Những cam kết này dẫn đến việc xóa bỏ bảng giá tối thiểu trong việc tính trị giá hải quan; minh bạch hóa quy trình cấp phép

nhập khẩu và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng nhập khẩu; xóa bỏ chính sách nội địa hóa; bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí

tuệ, trong đó đặc biệt là bản quyền

Hai là, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ít ngoại lệ) trên hai mật: không phân biệt đối xử giữa hàng hoá của các nước thành viên khác nhau (nguyên tắc tối

huệ quốc - MEN); không phân biện đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước với hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài là thành viên của WTO (nguyên tắc đối xử

quốc gia - NT) ,

Thực hiện nguyên tắc này, các quy định về phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và hàng nước ngoài (như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô), phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (như quyền xuất nhập khẩu hàng hoá) đều phải xoá bỏ ngay hoặc sau thời gian ngắn khi trở thành thành viên chính thức của WTO Ngoài ra, theo nguyên tắc tối huệ quốc, các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ trong các hiệp định song phương sẽ được áp dụng như nhau cho tất cả các thành viên WTO khác

Ba là, bãi bỏ các biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập

khẩu (hạn ngạch) Việc cấp giấy phép nhập khẩu chuyên ngành

phải theo đúng quy định của WTO

Bốn là, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp cho việc nội địa hoá sản phẩm Trong đó, việc trợ cấp từ ngân sách nhà nước cho

Trang 35

xuất khẩu các sản phẩm phi nông nghiệp sẽ bị bãi bỏ ngay khi gia

nhập Các ưu đãi khác như miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp

sản xuất hàng xuất khẩu thì chỉ được tiếp tục duy trì trong một

thời gian ngắn đối với các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi này trước khi gia nhập WTO

Ngoài ra, một số cam kết quan trọng khác như xoá bỏ chế độ hai giá bắt đầu từ ngày 31-12-2005; không áp dụng tỷ lệ xuất

khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài; tuân thủ các quy định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

2.3 Chuẩn bị các điều kiện trong nước cho việc hội nhập kinh

tế quốc tế

Để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tiến hành thực hiện một số nội dung quan trọng như: điều chỉnh pháp luật và chính sách, hoạch định chiến lược hội nhập,

điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước Các nội dung điều chỉnh

trong nước thể hiện cụ thể như sau:

Một là, xây dựng, bổ sung, sửa đổi pháp luật

Đây là một nội dung quan trọng trong việc chuẩn bị những điều kiện bên trong cho hội nhập kinh tế Do vay, ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập, việc xây dựng và sửa đổi, bổ

sung pháp luật đã được đặt ra Năm 1993, Luật Đầu tư nước ngoài

tại Việt Nam được sử đổi và được coi là một trong những luật đầu tư rất thơng thống trong khu vực Năm 1998, Quốc hội sửa đổi,

bổ sung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, làm cơ sở cho việc

áp dụng Danh mục hàng hoá xuất - nhập khẩu theo Hệ thống điều hoà (HS) và việc hình thành ba mức thuế suất: phổ thông, ưu đãi chung (MEN) và ưu đãi đặc biệt áp dụng theo các thoả thuận khu Vực

Trang 36

Luật Hợp tác xã 1996, Luật Doanh nghiệp 1999 ), các luật về tài chính (Luật Ngân sách nhà nước 1996, các luật thuế, Luật Các tổ chức tín dụng 1997 ), các luật về đất đai, Bộ luật Dân sự

Để đẩy nhanh quá trình xây dựng pháp luật phù hợp với các

cam kết quốc tế, Chính phủ đã tiến hành rà soát lại các văn bản

pháp luật hiện có cần sửa đổi, bổ sung Ngay trong đợt rà soát

đầu tiên, Bộ Tư pháp đã tổng hợp và xác định được 148 văn bản

liên quan cân bổ sung, sửa đổi, trong đó có 26 luật, 19 pháp lệnh,

54 nghị định của Chính phủ, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ngoài ra, có hơn 500 văn bản của các địa phương cần được chỉnh sửa hoặc bãi bỏ Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đã

tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây đựng mới Từ sau năm 2001 với

mục tiêu gia nhập WTO vào cuối năm 2005, việc xây dựng và sửa đổi, bổ sung pháp luật được đẩy nhanh hơn và có những thay đổi quan trọng Trong vòng 5 năm (2001 - 2005), Quốc hội khố XI đã thơng qua 29 luật Đến nay, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi, bổ sung 43 luật, bộ luật, 45 pháp lệnh Năm 2006, Quốc hội khoá XI tiếp tục thảo luận và thông qua II dự thảo luật, trong đó có các dự luật quan trọng như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Chứng khoán, Luật Hàng không dân dụng Mục tiêu đề

ra là đến năm 2010, về cơ bản ban hành đồng bộ hệ thống văn bản

pháp luật

Hơn 10 năm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đến năm 2005, hệ thống pháp luật của Việt Nam được hoàn thiện một bước quan trọng Theo kết quả đợt rà soát văn bản quy phạm pháp luật đợt hai vừa qua, các chuyên gia của Vụ Pháp luật Quốc tế và Tổ Rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đánh giá là hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được ban hành gần đây đã tương thích với các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và các quy định tương ứng của WTO

Trang 37

Các luật sửa đổi và luật mới xây dựng đều nhất quán theo hướng phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển, trong đó và trước hết là phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Đồng thời, việc sửa đổi pháp luật, chính sách theo hướng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế trên các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, kinh doanh

- Sửa đổi luật và chính sách kinh doanh: Phân lớn các luật kinh doanh của Việt Nam được ban hành từ năm 1990 Đến nay, phần lớn các luật này và các văn bản dưới luật liên quan đã được sửa đổi, điều chỉnh như Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005)

Việc sửa đổi các luật này nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam Đây cũng là nguyên tắc

nên tảng của WTO, của ASEAN, APEC và được nhiều nước thừa

nhận Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là phải đối xử bình đẳng với các chủ thể kinh doanh trên các phương diện như: thuế, các biện pháp phi thuế, quyền kinh doanh, thủ tục hành chính, cơ hội tiếp cận các nguồn lực (như vốn, đất đai, lao động, công nghệ), chính sách giá cả

- Sửa đổi luật và chính sách thương mại: Trong quá trình đổi

mới nền kinh tế, Việt Nam đã ban hành và nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi pháp luật và chính sách thương mại Luật Thương mại được Quốc hội thông qua năm 1997 và được sửa đổi cơ bản vào năm 2005 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai pháp lệnh quan trọng liên quan đến thương mại quốc tế: Pháp lệnh về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế

(có hiệu lực từ 1/9/2002); Pháp lệnh về Các biện pháp tự vệ

Trang 38

bằng các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23-01-2006 quy định chỉ tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với

nước ngoài; Nghị định 19/2006/CP Quy định chỉ tiết Luật

Thương mại về xuất xứ hàng hoá; Nghị định 20/2006/NĐ-CP

ngày 20-02-2006 của Chính phủ về việc quy định chỉ tiết Luật

Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Các nội dung chủ yếu về sửa đổi, bổ sung luật và chính sách

thương mại gồm:

+ Bãi bỏ các biện pháp hạn chế số lượng, chuyển dần các

biện pháp bảo hộ phi thuế quan sang các biện pháp bảo hộ bằng

thuế quan là chủ yếu, giảm dần mức độ bảo hộ bằng thuế quan

Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước cũng được đổi mới theo hướng có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn với các biện pháp ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế

+ Từng bước thực hiện quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia đối với hàng nhập khẩu, với các loại hình doanh nghiệp

+ Đổi mới hệ thống thuế quan: áp dụng biểu thuế quan theo

Hệ thống điều hoà (HS) đã làm thay đổi căn bản việc mơ tả và mã hố hàng hoá theo hướng đơn giản và công bằng hơn, đơn giản hoá thủ tục hải quan, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu

+ Ban hành và cơng khai hố các biện pháp tự vệ để giảm

bớt những tác động bất lợi đối với kinh tế Việt Nam, hạn chế gian lận thương mại Biện pháp này phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế, phù hợp với những quy định của WTO

- Sửa đổi luật và chính sách về đầu tr: Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987 và đã được sửa đổi,

Trang 39

điều chỉnh nhiều lần vào năm 1992, 1996, 2000 Trên cơ sở Luật,

Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá như: Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định 27/2/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định

24/2000/NĐ-CP Pháp luật và chính sách đầu tư được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng: công khai hoá luật và chính sách liên quan tới đầu tư; tạo tiền đề để tiến tới thực hiện quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; tránh đánh thuế song trùng đối với các khoản đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển thu nhập của nhà đầu tư về nước Năm

2005, ban hành Luật Đầu tư chung được ban hành (có hiệu lực từ

ngày 1-7-2006) để tạo môi trường đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài theo quy

tắc ứng xử quốc gia

Hai là, điểu chỉnh cơ cấu kính tế và nâng cao sức cạnh

tranh của nên kinh tế

Nhà nước có nhiều biện pháp chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm hướng ra xuất khẩu như may mặc, giầy da, thuỷ

sản, đồ gỗ; chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm hiện đại như điện tử, gia công phần mềm Trong cơ cấu thành phân kinh tế,

chúng ta đã tích cực sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế dân đoanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế này

Ba là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý liên quan tới hội nhập kinh tế

Để thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh hơn, Chính phủ đã

hình thành bộ máy chuyên trách về hội nhập là Uỷ ban về Hợp

Trang 40

của Thủ tướng Chính phủ Ngoài ra, việc đổi mới tổ chức, cơ chế

quản lý và phương thức hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước

về bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất - nhập khẩu được thực hiện

Bốn là, chuẩn bị nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế

quốc tế

Việc chuẩn bị nguồn lực cho hội nhập kinh tế là vấn đề quan

trọng, bao gồm việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và tăng cường công tác cán bộ liên quan tới hội nhập kinh tế nói riêng Để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội đất nước và hội nhập

kinh tế quốc tế, trong hơn mười năm tiến hành hội nhập kinh tế,

Đảng, Nhà nước và toàn dân rất quan tâm tới phát triển nguồn nhân lực cả về lượng và chất Các vấn dé về xoá đói giảm nghèo,

phát triển y tế, giáo dục được toàn xã hội chú trọng Đến nay, cả

nước có 153 trường dai hoc, cao đẳng đào tạo hơn 900.000 sinh viên mỗi năm, có 427 trường trung học chuyên nghiệp và dạy

nghề đào tạo 432.000 học viên mỗi năm Ngân sách dành cho

giáo dục, đào tạo chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà

nước hàng năm Trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục và đào

tạo được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, ADB, WB hoặc từ EU, Nhật Bản, Thuy Điển, Bỉ, Canada, Pháp, Đức,

Mỹ, Hà Lan, Na Uy và một số tổ chức phi chính ph (NGOs)

Bên cạnh việc nâng cao dân trí, đào tạo tay nghề, Nhà nước

bất đầu chú trọng tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng

cao, đặc biệt là trong hoạt động kinh tế, đối ngoại Những nỗ lực

to lớn trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực đã đem lại những

kết quả to lớn Chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

được cải thiện đáng kể Bảng 1.7 dưới đây cho thấy, tuy GDP

bình quân đầu người không cao nhưng các chỉ số vê xã hội được

cải thiện rất lớn Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam

Ngày đăng: 27/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w