1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa hiện nay

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Đa số các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Ở nước ta hiện nay, nông nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức. Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dung khoa học kĩ thuật còn thấp, các tiềm năng về đất đai, lao động… chưa được khai thác triệt để, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy, việc đẩy mạnh QLNN về KTNN ở nước ta là cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng tự cung tự cấp, khép kín, chuyển mạnh sang nền sản xuất hàng hóa lớn tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, toàn diện theo hướng hiện đại và bền vững. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đất rộng, người đông ở ven biển Bắc Trung Bộ, nằm gần Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên trục giao lưu chủ yếu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có vai trò rất quan trọng về KTXH của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Với những lợi thế đó, những năm qua Thanh Hóa đã đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nói chung và KTNN nói riêng và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nông nghiệp Thanh Hóa đang gặp phải những khó khăn trở ngại như: cơ cấu KTNN nông thôn chuyển dịch chậm, kém hiệu quả; cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu; năng xuất lao động thấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn yếu; sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính chất tự nhiên; sự phát triển KTNN chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu.

TIỂU LUẬN: MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC TRỌNG YẾU ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG .4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4 1.1 Một số khái niệm cơ bản .4 1.2 Nội dung, tầm quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 11 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 11 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 13 2.3 Đánh giá chung 19 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI 22 3.1 Phương hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh hoá đến năm 2025 .22 3.2 Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới 24 C KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LIỆU Nghĩa Chữ viết tắt Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH Chủ nghĩa xã hội CNXH Giá trị sản xuất GTSX Hội đồng nhân dân HĐND HTX Hợp tác xã KTNN Kinh tế nông nghiệp KTXH NTM Kinh tế xã hội QLNN Nông thôn mới UBND Quản lý nhà nước XHCN Uỷ ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa A B MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước Đa số các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển Ở nước ta hiện nay, nông nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dung khoa học kĩ thuật còn thấp, các tiềm năng về đất đai, lao động… chưa được khai thác triệt để, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp Vì vậy, việc đẩy mạnh QLNN về KTNN ở nước ta là cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng tự cung tự cấp, khép kín, chuyển mạnh sang nền sản xuất hàng hóa lớn tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, toàn diện theo hướng hiện đại và bền vững Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đất rộng, người đông ở ven biển Bắc Trung Bộ, nằm gần Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên trục giao lưu chủ yếu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có vai trò rất quan trọng về KTXH của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước Với những lợi thế đó, những năm qua Thanh Hóa đã đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nói chung và KTNN nói riêng và đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, nông nghiệp Thanh Hóa đang gặp phải những khó khăn trở ngại như: cơ cấu KTNN nông thôn chuyển dịch chậm, kém hiệu quả; cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu; năng xuất lao động thấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn yếu; sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính chất tự nhiên; sự phát triển KTNN chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1 Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Từ những phân tích đánh giá, tiểu luận góp phần tiếp tục làm rõ lý luận QLNN và đề xuất phương hướng, giải pháp về QLNN đối với KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận QLNN về KTNN - Đánh giá thực trạng QLNN về KTNN ở tỉnh Thanh Hoá, từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đó - Đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu về QLNN nhằm phát triển KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan đến nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Về không gian: Tiểu luận nghiên cứu hoạt động QLNN đối với sản xuất KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2011 đến 2015 và định hướng nghiên cứu đến năm 2020 - 2025 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 2 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp phân tích; tổng hợp; logic và khảo cứu tài liệu 5 Kết cấu của đề tài Bài tiểu luận ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thi có ba phần: Phần mở đầu, nội dung và kết luận Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; kết cấu của tiểu luận Phần nội dung gồm ba phần, cụ thể: - Chương 1 Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp; - Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay; - Chương 3 Phương hướng và giải pháp giúp đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới 3 C NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Văn minh phương Đông có đặc điểm nổi bật, chủ đạo và dễ thấy nhất, đó là tính chất nông nghiệp, sông nước Nhờ có những điều kiện vô cùng thuận lợi như thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, ngay từ rất sớm ( cách đây trên 4.000 năm ) ở lưu vực sông Hồng và các phụ lưu, các bộ tộc Phùng Nguyên với kĩ thuật trồng lúa nước và luyện kim đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và phân phối các thực phẩm nông sản Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp có vô cùng quan trọng Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Ngoài ra, KTNN thường được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo của các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất KTNN còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế của sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ giữa người với người, tác động và sự vận dụng cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông nghiệp Các ngành sản xuất cơ bản của nền KTNN gồm: 4 - Nông nghiệp là hoạt động sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi các cây trông và vật nuôi hữu ích cho con người - Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ cải thiện môi trường sinh thái - Thuỷ sản, tức là nuôi các loại động vật và thực phẩm trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn Nuôi trồng thủy sản còn hiểu đó là việc canh tác dưới nước 1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp  Khái niệm về quản lý Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó”[3; Tr.23] Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì: “quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu”  Khái niệm quản lý nhà nước 5 Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước thì: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [4; tr.407] Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt QLNN được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Như vậy, khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước + Đặc điểm QLNN: - QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước - QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh - QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch - QLNN là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội  Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp QLNN về KTNN là sự tác động, tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với phát triển KTNN, do hệ thống các cơ quan QLNN thực hiện nhằm bảo đảm trật tự pháp luật trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông nghiệp 6 tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn Theo đó cơ quan thực hiện chức năng phát triển KTNN bao gồm: Cơ quan trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bao gồm Cơ quan Sở và 40 đơn vị trực thuộc, với tổng số cán bộ công chức, viên chức trong biên chế là 1.298 biên chế với tỷ lệ trên đạt học chiếm 5%, đại học chiếm trên 75% Ngoài ra, để tổ chức bộ máy thực hiện phát triển KTNN thì trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp ban ngày được hiểu như sau: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, các ngân hàng thương mại và các ngành liên quan; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thanh Hóa, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng để các địa phương, đơn vị, nhân dân biết, tổ chức có hiệu quả chính sách này 2.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông nghiệp  Phát triển hệ thống các công trình thuỷ lợi Thanh Hóa tổ chức thực hiện đầu tư các công trình theo Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 Đầu tư xây dựng các công trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng  Đầu tư hạ tầng nông, lâm nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp: ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến 16

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w