MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
Một số vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Ngày nay để cạnh tranh thành công và nắm bắt được cơ hội trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ cần hiểu biết về chính doanh nghiệp mình mà còn cần phải nắm bắt được những thông tin về đối thủ cạnh tranh; hiểu và tham gia đóng góp vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ.
Doanh nghiệp không chỉ đơn giản là bán sản phầm và dịch vụ chất lượng tốt mà còn cần cung cấp chúng một cách đầy đủ, kịp thời với chi phí hợp lý nhất Vì thế, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm sâu sắc hơn đến dòng luân chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm, cách thức mà khách hàng sử dụng để chế biến, tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Thêm vào đó, bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay; thể hiện thông qua chu kỳ sống ngày càng ngắn của các sản phẩm mới, sự thay đổi ngày càng nhanh trong kỳ vọng của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của sản phẩm Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra:
Theo Ganeshan & Harrison (1995, Introduction to Supply Chain Management): “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” Quan điểm này cho rằng
9 chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức cùng tham gia hợp tác với nhau, thông qua các liên kết giữa kênh nguồn với kênh tiếp theo, trong các quy trình khác nhau cũng như các hoạt động tạo ra giá trị bằng hình thức là một sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Còn theo Lee & Billington (1995, The evolution of Supply Chain Management Model and Practice): “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” Quan điểm này lại cho rằng chuỗi cung ứng đóng vai trò là công cụ để chuyển hóa từ nguyên vật liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đưa đến tay người tiêu dùng
Còn theo Viện quản trị chuỗi cung ứng (2000, Glossary of key purchasing and supply terms): “Chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công” Quan điểm này chỉ ra rằng chuỗi cung ứng là việc quản lý nhiều hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cuối cùng Quan điểm này cũng nếu ra hai mấu chốt để quản trị hiệu quả một chuỗi cung ứng là con người và công nghệ
Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên cho đến khách hàng cuối cùng” Theo đó, chuỗi cung ứng được hiểu tổng quát, bao gồm tất cả các quá trình liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các quá trình này không chỉ bao gồm các hoạt động sản xuất hay phân phối mà còn gồm cả các hoạt động liên quan đến tài chính, nhân sự, thu thập thông tin…
Từ các khái niệm nêu trên, trong nghiên cứu này, tác giả theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng theo quan điểm của Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng năm 2010, theo đó chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu
10 dùng Sự tham gia của các công ty vào chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối có liên quan một cách trực tiếp, mà còn là các công ty liên quan gián tiếp cung cấp các dịch vụ như công ty vận tải, công ty cung cấp mạng lưới thông tin, công ty tư vấn Vì thế, các hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng bao gồm, nhưng không bị hạn chế: phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng
Khái niệm chuỗi cung ứng khác với khái niệm logistics Hoạt động logistics chỉ là một phần trong một chuỗi cung ứng Nếu như logistics bao gồm các công việc hậu cần như vận tải, kho bãi, giao nhận,… thì chuỗi cung ứng còn bao gồm cả các hoạt động khác như tài chính, quản trị nguồn cung, quan hệ với khách hàng Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc Một chuỗi cung ứng điển hình được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Dòng sản phẩm và dịch vụ
Nhà sản xuất linh kiện trung gian
Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng
Nhà kho và trung tâm phân phối
Sơ đồ 1 1: Chuỗi cung ứng điển hình
(Nguồn: Nguyễn Phúc Nguyên và Lê Thị Minh Hằng, 2016)
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở Sự tương tác thường xuyên giữa các thành phần này với nhau tạo nên một chuỗi cung ứng biến đổi liên tục Một sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của một thành viên có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các thành viên khác, qua đó mở rộng hoặc hủy hoại cả chuỗi cung ứng Cùng với sự phát triển của sản xuất và CNTT, thì mối quan hệ này ngày càng phức tạp, vai trò của CNTT trong quản trị dây chuyền cung ứng ngày càng lớn Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp
1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng Ở hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm một công ty, nhà cung cấp và các khách hàng của công ty đó Các chuỗi cung ứng mở rộng chứa ba nhóm thành viên Đầu tiên là những nhà cung cấp của đơn vị cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng trong giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng mở rộng Sau đó là khách hàng của khách hàng hay khách hàng cuối cùng trong giai đoạn cuối của một chuỗi cung ứng
12 mở rộng Cuối cùng là danh sách bao gồm toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận, tài chính, marketing và CNTT cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 1 2: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
Như vậy, một chuỗi cung ứng được hình thành từ sự liên kết nhiều doanh nghiệp khác nhau, mỗi doanh nghiệp đảm nhiệm một chức năng trong chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, bán sỉ hàng hóa và các cá nhân, tổ chức đóng vai trò là người tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa hay dịch vụ Ngoài ra, còn có sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp này
1.1.2.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm (Michel Hugos, 2018) Nhà sản xuất bao gồm các công ty sản xuất nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh Các nguyên liệu thô có thể kể đến như nông sản, dầu thô, quặng kim loại Từ các nguyên liệu này, các nhà sản xuất thành phẩm có thể sản xuất ra thành phẩm như nông sản sấy khô, xăng dầu, khí đốt hay gang thép,…
Nhân tố bên trong
Nhân tố bên ngoài
Quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp: Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau, lòng trung thành, mục tiêu kinh doanh và trên hết là đôi bên cùng có lợi (Chandra và Kumar, 2000) Trong mối quan hệ với nhà cung cấp, sự hợp tác trong một khoảng thời gian đủ dài có thể biến nhà cung cấp trở thành một thành phần trong chuỗi cung ứng (Kotabe và các tác giả, 2003). Ngoài ra, các doanh nghiệp chỉ có thể thành công bán được sản phẩm nếu như thỏa mãn đúng nhu cầu khách hàng Doanh nghiệp chỉ có thể sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua chi phí thấp và sự khác biệt cao thông qua cách quản lý hiệu quả mỗi liên kết giữa các thành viên khác nhau trong chuỗi cung ứng đồng thời gia tăng định hướng phát triển theo khách hàng và thị trường (Schnetzler và các tác giả, 2007)
Sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng: Ngày này các doanh nghiệp không còn cạnh tranh với nhau như các doanh nghiệp độc lập mà còn theo chuỗi cung ứng mà họ tham gia Điều này làm thay đổi hoàn toàn các mô hình quản lý kinh doanh hiện đại(Douglas và Martha, 2000) Mỗi chuỗi cung ứng khác nhau có một mức độ cạnh tranh khác nhau giữa các doanh nghiệp tùy thuộc độ lớn của nhu cầu, trình độ phát triển của chuỗi cung ứng, sự sẵn có của các sản phẩm thay thế.
Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của doanh nghiệp tại một số quốc gia châu Á
1.3.1.1 Chính sách kinh doanh xăng dầu tại Thái Lan
Giai đoạn trước năm 1990, ngành xăng dầu Thái Lan nằm trong thời kỳ bảo hộ. Theo đó, chỉ một số công ty được phép tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu, hạn chế cấp mới giấy phép Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng quy định hạn mức nhập khẩu đối với các công ty xăng dầu và giá bán lẻ xăng dầu Nhìn chung trong thời kỳ
23 này, Chính phủ Thái Lan gần như chi phối cả thị trường xăng dầu nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước còn non trẻ
Từ giữa những năm 90, sau khủng hoảng tiền tệ, cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Thái Lan ngày càng khốc liệt hơn Năm 1991, Chính phủ Thái Lan bãi bỏ quy định về kiểm soát giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu và một phần quy định hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài Về nguyên tắc, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào kinh doanh CHXD với tỷ lệ đầu tư tối đa là 49% và đầu tư vào lọc dầu với điều kiện có sự góp vốn của PTT Ngoài ra, Chính phủ không còn kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu mà để cho doanh nghiệp tự quyết định Vì thế, trong giai đoạn đầu tiên sau thời kỳ nới lỏng, biên lợi nhuận ngành xăng dầu, ở cả giai đoạn lọc dầu và phân phối gia tăng rõ rệt
Biểu đồ 1 1: Sự thay đổi lợi nhuận ngành dầu khí tại Thái Lan giai đoạn trước và sau năm 1991
Trước khi nới lỏng quy định 1991-2001 Trước khi nới lỏng quy định 1991-2001
Lợi nhuận kinh doanh (bath/l) Lợi nhuận lọc dầu
Lợi nhuận kinh doanh (bath/l) Lợi nhuận lọc dầu (bath/l)
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Việc nới lỏng quy định về gia nhập thị trường và biên lợi nhuận gia tăng đã thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành Số CHXD tăng mạnh, chủ yếu là các cửa hàng tự phát nhỏ lẻ và không có thương hiệu Trong giai đoạn 1991 đến đầu những năm
2000, số lượng CHXD có thương hiệu đã tăng từ khoảng 3.500 đến hơn 5.300 cửa hàng Cũng trong thời kỳ đó, số lượng CHXD không thương hiệu gần như không có đã tăng lên đến hơn 11.000 Vì thế, số khu vực không có CHXD cũng đã giảm đi đáng kể, từ 184 khu vực vào năm 1991 xuống chỉ còn 18 khu vực vào năm 2000 (JX Nippon Oil
& Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Năm 1997, tư nhân hóa tăng tốc do khủng hoảng tiền tệ châu Á Nhu cầu về xăng dầu trên toàn cầu giảm do khủng hoảng tiền tệ dẫn đến hiện tượng thừa cung từ các nhà máy lọc dầu Từ sau những năm 2000, thị trường xăng dầu Thái Lan bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt Số lượng các CHXD tiếp tục gia tăng tuy nhiên sản lượng bán trên mỗi CHXD giảm Nếu như vào năm 1991, sản lượng trung bình là 337Kl/tháng thì đến năm 2017, sản lượng trung bình chỉ còn 103Kl/tháng, tương đương 1/3 so với thời kỳ trước đó (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019). Việc nhiều công ty mới tham gia vào ngành và sự biến động của thị trường thế giới đã làm sụt giảm biên lợi nhuận bán lẻ khiến cho các công ty phải chủ động tìm ra nhiều phương án đối phó để gia tăng lợi thế cạnh tranh
1.3.1.2 Phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của PTT
Trong thời kỳ từ năm 1960-1980, có khoảng 74 quốc gia quốc hữu hóa ngành dầu khí và thành lập các công ty dầu khí quốc gia Bước đi này bắt nguồn hai nguyên nhân chính Nguyên nhân thứ nhất cho hành động quốc hữu hóa ngành dầu khí là để bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ nghĩa dân tộc Ngoài ra, việc kiểm soát một ngành quan trọng như dầu khí thông qua thành lập các Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ giúp Chính phủ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát tăng trưởng và lạm phát
Việc thành lập tập đoàn dầu khí quốc gia tại Thái Lan bắt nguồn từ cả hai nguyên nhân trên Sau cuộc khủng hoảng giá dầu đầu tiên và căng thẳng giữa chính phủ Thái Lan và các công ty lọc dầu tư nhân vào giữa những năm 1970, xã hội Thái Lan, đặc biệt là nhiều giới báo chí và chính trị, đã buộc chính phủ Thái Lan phải tiến hành những hành động cụ thể đối với ngành dầu khí ở quốc gia này Một số ý kiến đã đề xuất chính phủ tịch thu hoặc quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu tư nhân để giành lại
25 quyền kiểm soát thị trường xăng dầu trong nước Tương tự, nhiều ý kiến khác cũng kiến nghị thành lập một công ty dầu khí quốc gia nhằm mục đích xóa bỏ độc quyền ngành xăng dầu của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài và trong nước
Cuối cùng, sau cuộc hỗn loạn chính trị trong giai đoạn 1973-1977, Chính phủ Thái Lan dưới thời Tướng Kriangsak Chomanan đã thành lập Tập đoàn dầu khí quốc doanh Thái Lan (PTT.) Thêm vào đó, vào tháng 12 năm 1978, Chính phủ cũng giải thể Tổ chức Nhiên liệu, nhà phân phối xăng dầu của nhà nước, và chuyển hầu hết cán bộ của tổ chức này sang PTT Nhiệm vụ của PTT không phải là độc quyền hóa ngành xăng dầu mà trái lại, nó hoạt động giống như một doanh nghiệp tư nhân dưới sự điều hành của Chính phủ Hơn nữa, PTT không chỉ là một tổ chức quản lý các nhà máy lọc dầu tư nhân sau khi giấy phép của họ hết hạn, mà còn có mục tiêu hợp tác với các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực khai thác và chế biến dầu
PTT hiện là tập đoàn lớn nhất của Thái Lan và cũng là công ty duy nhất của TháiLan nằm trong danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune Công ty đứng thứ 140 trong số 500 công ty hàng đầu trên Fortune 500 năm 2020 Tiền thân là Tập đoàn dầu khí quốc doanh Thái Lan, PTT sở hữu các đường ống dẫn khí ngầm rộng khắp Vịnh Thái Lan, một mạng lưới các bến cảng LPG trên khắp vương quốc Ngoài ra, công ty này còn nó tham gia vào sản xuất điện, các sản phẩm hóa dầu, thăm dò và sản xuất dầu khí và xăng dầu, kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Giai đoạn đầu sau thời kỳ nới lỏng chính sách từ những năm 90, biên lợi nhuận của các công ty xăng dầu tăng lên đáng kể, PTT tập trung chủ yếu vào tăng số lượng các CHXD để gia tăng lợi nhuận Một trong những thay đổi quan trọng giúp PTT gia tăng thị phần ở giai đoạn này là thay thế cho mô hình COCO (company owns company operates, công ty tự xây dựng, tự vận hành) truyền thống bằng mô hình DODO (dealer owns-dealer operates), theo đó các CHXD do đại lý xây dựng, sở hữu và vận hành với sự hỗ trợ của PTT, đổi lại PTT được độc quyền cung cấp hàng hóa PTT cũng bắt đầu xây dựng các CHXD có quy mô lớn ở ngoại ô Bangkok
Bắt đầu từ năm 2000 là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành, PTT chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mới gia
26 nhập, buộc ban lãnh đạo công ty phải thay đối mô hình kinh doanh hiện có Năm 2001, PTT tiến hành IPO, nhờ đó có thêm nguồn vốn đầu tư tới từ việc bán 30% cổ phẩn
Trong thời kỳ này, do biên lợi nhuận của ngành đã sụt giảm, PTT không còn tập trung vào gia tăng số lượng CHXD mà quan tâm đến chất lượng mỗi CHXD Công ty thay đổi cách đánh giá đại lý từ dựa trên sản lượng bán sang dựa trên khả năng sinh lời PTT chi thưởng đặc biệt cho các đại lý khi PTT nhận được lợi nhuận tốt từ sản lượng bán cho đại lý PTT cũng tiến hành rà soát lại, đóng cửa các CHXD không sinh lời và chấm dứt hợp đồng với các đại lý có sản lượng thấp hoặc mua hàng từ công ty khác vi phạm hợp đồng Chiến lược này được thể hiện rõ ràng thông qua sự biến động về số lượng CHXD của PTT
Biểu đồ 1 2: Số lượng cửa hàng xăng dầu của PTT giai đoạn 2001-2016 (Đơn vị tính: cửa hàng)
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược, số CHXD mang thương hiệu PTT liên tục giảm, từ 1.422 cửa hàng năm 2001 xuống còn 1.157 cửa hàng năm 2008 Từ sau năm
2008 số CHXD ngừng giảm và bắt đầu tăng tuy nhiên với tốc độ không cao do PTT tập trung vào hiệu quả hoạt động của từng cửa hàng hơn là số lượng các cửa
27 hàng Cho đến năm 2016, số lượng CHXD của PTT là 1.530 (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
Tổng quan về chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.1.1 Tình hình chung về phát triển ngành xăng dầu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không chỉ có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế, xăng dầu còn có vài trò chiến lược, ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực khác như: xã hội, chính trị an ninh quốc phòng Xác định vai trò quan trọng và việc cần được kiểm soát đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có những cơ chế điều hành riêng cho lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đặc thù này Bước sang thế kỷ XXI, cùng với xu hướng hội nhập, Chính phủ đã có những cải cách mạnh mẽ tất cả các ngành nghề phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngành nghề kinh doanh xăng dầu cũng vậy Từ năm
2000 đến nay, Chính phủ đã có 4 lần thay đổi cơ chế kinh doanh, đó là các năm 2003 (Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg); năm 2007 (Quyết định số 55/2007/NĐ-CP); năm
2009 (Quyết định số 84/2009/NĐ-CP) và quy định còn hiệu lực cho đến nay thay đổi vào năm 2014 (Quyết định số 83/2014/NĐ-CP)
Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu Vào giai đoạn này, doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh.
37 Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp
Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu thế giới ở mức đáy, tương đối ổn định nên với cơ chế giá tối đa, Nhà nước đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là (i) Cân đối cung - cầu được đảm bảo vững chắc; (ii) Các hộ sản xuất và người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối ổn định; biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây khó khăn nhiều cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách cho tiêu thụ xăng dầu hàng năm; (iii) Ngân sách Nhà nước tăng thu thông qua việc tận thu thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu; (iv) Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ
Mặc dù vậy, cơ chế quản lý - điều hành trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ khá rõ những nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng không hợp lý dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ thông tin để tính toán đúng hiệu quả đầu tư nên chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công nghệ do thay đổi nhiên liệu đốt (thay thế mazut, dầu hoả bằng than, trấu, gas); gian lận thương mại xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính sách (dầu hoả); Nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá thế giới tạo sức ỳ và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà không cần xét đến nguyên nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới đã có dấu hiệu biến động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài; trong khi chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước đã sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo.
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008)
Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo.
Do tiếp tục chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1.000 tỷ (năm 2000) lên đến 22.000 tỷ đồng năm 2008
Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2;giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá theo Quyết định 187 vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơ bản bao gồm: (i) Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu), (ii) Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu; (iii) Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nước không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng - Nhà nước và doanh nghiệp
Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong QĐ
187 chưa được triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nước tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm Đánh giá chung cho giai đoạn này, có thể thấy quyết tâm rất cao để đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu thể hiện qua 2 văn bản pháp quy là QĐ 187 và NĐ 55 song cho đến hiện nay, văn bản đã không đi vào thực tế kinh doanh (trừ hệ thống phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa thực hiện
39 được) Yếu tố ổn định giá vẫn được đặt lên hàng đầu và chính nó đã làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng khi phải điều hành đạt các mục tiêu dường như mâu thuẫn nhau ở cùng một thời điểm
Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh sau mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá nhiều nguồn lực cho đại lý; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về cơ chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới
Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà người tiêu dùng vẫn hiểu là bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá, kể cả mức rất thấp và phản ứng mạnh trước thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ
2.1.1.3 Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến 2014
Ngày 15/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về Kinh doanh xăng dầu Có thể nói, Nghị định 84 là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước Sau
5 năm thực thi, Nghị định này đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nền móng căn bản để dẫn dắt việc kinh doanh xăng dầu dần dần vận hành theo cơ chế thị trường
Nghị định 84 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về giá cơ sở Nếu như giá định hướng trong giai đoạn trước đó dựa trên mức giá dự báo trên thế giới và sự ảnh hưởng của giá xăng dầu đến giá của các loại hàng hóa và dịch vụ khác thì giá cơ sở được tính
Phân tích thực trạng phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.2.1.1 Mô hình chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nằm ở hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành xăng dầu Theo đó, Petrolimex đảm nhiệm việc phân phối xăng dầu thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực thuộc, hệ thống đại lý, tổng đại lý và thương nhân nhượng quyền. Hiện nay Tập đoàn đang cung ứng xăng dầu trên toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thông quan 43 công ty xăng dầu thành viên Vì thế, không chỉ đóng vai trò là một doanh nghiệp thông thường kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, Petrolimex còn có nhiệm vụ chính trị quan trọng là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam Trước khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Tập đoàn, ta cần làm rõ các khái niệm sau về phân loại các công ty thành viên trong chuỗi cung ứng xăng dầu của Petrolimex:
- Công ty tuyến 1: Là các công ty thực hiện các thủ tục nhập khẩu bao gồm: Mở tờ khai hàng nhập khẩu, Tờ khai hàng tạm nhập, thanh khoản tờ khai tạm nhập tái xuất; tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và/nguồn mua trong nước
- Công ty tuyến 2: Là các Công ty được Tập đoàn tạo nguồn về các kho trung tâm
- Công ty tuyến 3: Là các Công ty có xuất di chuyển nguồn của Tập đoàn cho các Công ty tuyến sau
- Công ty tuyến sau: Là các Công ty không có xuất di chuyển nguồn của Tập đoàn cho các Công ty khác
Chuỗi cung ứng của Tập đoàn chia làm 2 công đoạn chính: Nhập tạo nguồn và phân phối Sơ đồ dưới đây minh họa chi tiết 2 công đoạn này trong chuỗi cung ứng.
Vận tải bộ PHÂN PHỐI
Hệ thống cửa hàng xăng dầu Đại lý/Thương nhân nhượng quyền
Vận tải bộ Đường ống xăng dầu
Sơ đồ 2 3: Chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tập đoàn tạo nguồn từ hai nguồn chính là nhập khẩu và mua nội địa Xăng dầu nhập mua chủ yếu được vận chuyển bởi đường thủy thông qua Tổng Công ty Vận tải thủy Petrolimex về đến hệ thống các kho cảng đầu mối của các công ty tuyến 1, tuyến 2 được phân bố ở cả 3 miền Bắc Trung Nam Ngoài ra, một phần nhỏ được tạo nguồn trực tiếp bằng đường bộ từ 2 nhà máy lọc dầu về kho chứa của Tập đoàn tại Thanh Hóa và Quảng Ngãi
Từ 01/01/2017, Petrolimex bắt đầu kinh doanh mặt hàng xăng E5 tại 02 tỉnh lớn là Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh theo đề nghị thí điểm của Bộ Công thương Và đến 01/10/2017 tổ chức bán trên toàn hệ thống theo yêu cầu bắt buộc của Chính phủ Để đảm bảo nguồn cung (ngoài nhập khẩu và nhập trong nước), Petrolimex đầu tư hệ thống phối trộn tại 09 kho lớn với 02 hệ thống dây chuyền chính là pha chế intank (pha tại bồn) và pha chế inline (pha tại đường ống) với tỉ lệ pha chế trung bình 5% nhiên liệu sinh học (E100) và 95% nhiên liệu hóa thạch (xăng Ron 92)
Sau khi xăng dầu được nhập về các kho cảng đầu mối, dựa trên nhu cầu và sức chứa của từng địa bàn, Tập đoàn tiếp tục điều động hàng hóa về kho của các công ty tuyến 3, tuyến sau bằng đường bộ hoặc vận chuyển đường sông, ven biển Cuối cùng, hàng hóa ở các công ty thành viên (cả tuyến 1, 2, 3 và tuyến sau) được vận chuyển trực tiếp bằng đường bộ đến các CHXD trong hệ thống Petrolimex để phục vụ bán lẻ và/hoặc đến cửa hàng của các đại lý/thương nhân nhượng quyền hay các khu công nghiệp để phục vụ bán buôn Xăng dầu sau đó được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ các CHXD
2.2.1.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Nhà cung cấp Đối với hàng nhập khẩu, Tập đoàn nhập mua từ các nhà cung cấp lớn, có uy tín trên thế giới như: BP, Shell, Lukoil, Trafigura, SK Energy… Các công ty này đóng vai trò trung gian kết nối giữa Tập đoàn và các nhà máy lọc dầu nước ngoài
Bản thân Tập đoàn cũng có một công ty con tại nước ngoài, đảm nhiệm vai trò tìm kiếm nguồn hàng đồng thời là nhà cung cấp là công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore do Tập đoàn sở hữu 100% vốn Thị trường nhập mua chủ yếu của Petrolimex là Hàn Quốc, Malaysia và các quốc gia trong ASEAN để được hưởng các ưu đãi về thuế quan Đối với hàng nội địa, Tập đoàn hiện đang là khách hàng lớn của 2 nhà máy lọc dầu trong nước là BSR tại Quảng Ngãi và NSR tại Thanh Hóa
Các công ty xăng dầu thành viên
Các công ty xăng dầu thành viên là các công ty thuộc sở hữu 100% vốn của Tập đoàn, có nhiệm vụ thay mặt Tập đoàn bán xăng dầu cho người tiêu dùng ở các địa bàn được phân công Các công ty này được chia thành các công ty tuyến 1, 2, 3 và tuyến sau (xem thêm trong phần 2.2.1.1)
Các công ty tuyến 1 và tuyến 2 sở hữu hệ thống kho bể lớn, là nơi trung chuyển xăng dầu cho các công ty tuyến sau Petrolimex có hệ thống kho bể ở cả 3 miền Việt Nam với tổng sức chứa lên đến hơn 2 triệu m 3 (tham khảo Phụ lục 3), gấp đôi so với PVOil với sức chứa khoảng 952 ngàn m 3 (PVOil, 2019) Cụ thể, tại miền Bắc, kho đầu mối được đặt tại Hòn Gai, Quảng Ninh Ở miền Trung, kho đầu mối phân bố ở các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang Còn ở miền Trung, Tổng kho Nhà Bè là kho đầu mối lớn nhất cùng với các kho đầu mối khác ở Vũng Tàu và Cần Thơ Đặc biệt
2 kho có sức chứa lớn nhất phải kể đến hệ thống các kho xăng dầu B12 trực thuộc Petrolimex Quảng Ninh và Tổng kho Nhà Bè trực thuộc Petrolimex Sài Gòn Hệ thống các kho xăng dầu B12 có sức chứa lên đến gần 380 ngàn m 3 nằm trên 4 tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên Tổng kho Nhà Bè có sức chứa lên tới 730 ngàn m 3 không chỉ phục vụ nhu cầu của Tập đoàn mà còn kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, bảo quản cho các doanh ngiệp xăng dầu khác ở khu vực phía Nam Kho bể của Tập đoàn đều được đầu tư những công nghệ hiện đại và tiên tiến Các kho đầu mối của Petrolimex đều được trang bị hệ thống đo mức tự động, góp phần kiểm soát tốt hao hụt, giảm hao phí sức lao động.
Thông qua các công ty thành viên, Petrolimex sở hữu hệ thống CHXD lớn nhất Việt Nam với mạng lưới phủ rộng cả 63 tỉnh thành trên cả nước So với các đối thủ còn lại, Petrolimex vượt trội hơn hẳn về số lượng theo các cửa hàng trực tiếp sở hữu và số lượng đại lý/thương nhân nhượng quyền Tương quan số lượng cửa hàng của các doanh nghiệp xăng dầu lớn tại Việt Nam được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2 3: Số lượng cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam năm
2019 Hình thức cửa hàng Petrolimex PVOil Petimex Mipec
Trực tiếp sở hữu 2.700 600 n/a 140 Đại lý/Nhượng quyền 2.500 1.200 n/a 500
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của Petrolimex, PVOil, Petimex và Mipec) Đến năm 2019, Petrolimex có khoảng 5.200 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó khoàng 2.700 cửa hàng do Tập đoàn sở hữu và quản lý, còn lại là do các đại lý và thương nhân nhượng quyền sở hữu Số CHXD của Tập đoàn sở hữu vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành là PVOil (1.800 cửa hàng) và Petimex (1.500 cửa hàng)
Các công ty phụ trách vận tải
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức vận chuyển hàng hóa chủ yếu thông qua đường bộ và đường thủy Ngoài 2 phương thức này, hàng hóa cũng được vận chuyển bằng đường ống thông qua hệ thống ống dẫn dầu đặt tại Petrolimex Quảng Ninh (Công ty xăng dầu B12)
Vận tải bộ là một trong những lĩnh vực chủ chốt phục vụ cho kinh doanh xăng dầu, đảm bảo duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu Vận tải bộ được triển khai trong tất cả các loại hình kinh doanh của Tập đoàn gồm tái xuất, bán lẻ, bán buôn, bán đại lý và tổng đại lý trên địa bàn toàn quốc Lĩnh vực này được phụ trách bởi Tổng Công ty Dịch vụ xăng dầu Petrolimex (PTC) Số lượng và dung tích đội xe của PTC trong tương quan với đội xe của PVOil được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2 4: Số lượng phương tiện và dung tích đội xe của Petrolimex và PVOil năm 2019
TT Công ty Số lượng xe bồn (xe)
1 PTC 925 19.234 Công ty 100% vốn của Petrolimex
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của PTC và PVOil)
Tính đến thời điểm cuối năm 2019, tổng số phương tiện toàn Tổng công ty là
925 xe tương ứng tổng dung tích 19.234 m 3 , gấp 6 lần so với PVOil về số lượng phương tiện và 7 lần về dung tích