Nhiều bài toánhay về chuyển động đều thường chỉ mang cái vỏ hình thức là “Chuyển độngđều”, còn về mặt toán học nó chứa đựng nội dung của nhiều loại toán điểnhình khác ở Tiểu học như: Tìm
MỤC LỤC 1.MỞ ĐẦU 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 2 NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề 8 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 12 2.4 Kết quả đạt được .27 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 3.1 Kết luận 27 3.2 Kiến nghị 28 1 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Chuyển động đều là một dạng toán điển hình ở lớp 5 Nhiều bài toán hay về chuyển động đều thường chỉ mang cái vỏ hình thức là “Chuyển động đều”, còn về mặt toán học nó chứa đựng nội dung của nhiều loại toán điển hình khác ở Tiểu học như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, biết tổng và tỉ số, biết hiệu và tỉ số, trung bình cộng của hai số, biết hai hiệu số, tỉ lệ thuận tỉ lệ nghịch, của hai số đó và các phương pháp giải toán phong phú như giả thuyết, suy luận,… Biết phân tích bài toán chuyển động đều thì mới nhận dạng được đặc điểm toán học và phương pháp giải tương ứng Vì thế các bài toán về chuyển động đều có tác dụng trong việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy và kỹ năng giải toán cho học sinh Mặc dù mảng kiến thức chuyển động đều có vai trò quan trọng nhưng những kiến thức giải toán về chuyển động đều chưa được khai thác đúng mức Do đó, chất lượng dạy học giải toán về chuyển động đều chưa cao Khả năng tư duy trừu tượng, khả năng khái quát hoá của học sinh còn hạn chế Trong quá trình học tập, học sinh mới dừng ở mức bắt chước bài giải mẫu mà chưa khái quát thành quy tắc cách tính cho dạng toán điển hình: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, biết tổng và tỉ số, biết hiệu và tỉ số, trung bình cộng của hai số, biết hai hiệu số, tỉ lệ thuận tỉ lệ nghịch,… Còn một số học sinh kĩ năng tính toán còn hạn chế nên khi học phần toán chuyển động đều mặc dù học sinh biết cách giải, áp dụng đúng công thức song tính toán còn sai nhiều nên kết quả bài giải chưa cao Đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tạo hết cơ hội cho học sinh tự khám phá, tự chiếm lĩnh được tri thức trong khi khả năng của học sinh là có thể Chưa tạo được tình huống có vấn đề để cho học sinh có cơ hội để giải quyết Nhiều khi giáo viên còn áp đặt và làm thay cho học sinh, làm cho các em chưa tích cực, tự chủ trong quá trình học tập 2 Chính vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán chuyển động đều ở lớp 5, trường Tiểu học Đồng Thái, năm học 2018 – 2019” để nghiên cứu 1.2 Mục đích nghiên cứu - Từ thực trạng trong việc dạy và học phần giải toán chuyển động đều nhằm tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán chuyển động đều ở lớp 5, trường Tiểu học Đồng Thái, năm học 2018 – 2019 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng trong việc dạy và học phần giải toán chuyển động đều nhằm tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán chuyển động đều ở lớp 5, trường Tiểu học Đồng Thái, năm học 2018 – 2019 - Học sinh lớp 5E trường Tiểu học Đồng Thái, năm học 2018– 2019 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp hỏi đáp, trò chơi - Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu và phân tích thực trạng: Trong việc dạy và học phần giải toán chuyển động đều nhằm tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán chuyển động đều ở lớp 5, trường Tiểu học Đồng Thái, năm học 2018 – 2019 3 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học - Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và cả kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục học Trung học cơ sở” 2.1.2 Mục tiêu môn Toán ở Tiểu học Kiến thức - Có những kiến thức cơ bản ban đầu về Số học như các số tự nhiên, phân số, số thập phân; Đại lượng và đo đại lượng như các đại lượng thông dụng độ dài, diện tích, thể tích, thời gian, .; Hình học như hình chữ nhật, hình vuông, .; Thống kê đơn giản như biểu đồ cột, hình quạt, Giải toán có lời văn như tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Kĩ năng - Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực vào trong cuộc sống hàng ngày - Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, diễn đạt đúng (nói và viết) biết cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng và gây hứng thú học tập môn Toán Thái độ - Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, chăm học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả 4 2.1.3 Nội dung kiến thức về dạng toán chuyển động đều ở lớp 5 - Lên đến lớp 5, học sinh được học giải toán về chuyển động đều từ tuần 26 đến cuối năm học với việc tập trung dạy về khái niệm, cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường ở tuần 26, 27 rồi sau đó được ôn tập củng cố xen kẽ trong các tiết ôn tập cuối năm từ tuần 28 đến tuần 35 của năm học với khối lượng kiến thức khá phong phú Ở các tiết luyện tập còn cung cấp thêm cả kiến thức mới về cách tính (vận tốc, thời gian, quãng đường) ở một số trường hợp đặc biệt Nội dung bao gồm các kiến thức cơ bản được thể hiện trong phần biện pháp tháo gỡ khó khăn khi học sinh làm dạng toán chuyển động 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.2.1 Đặc điểm tình hình lớp 5E - Năm học 2018 – 2019 lớp 5E có tổng số 35 em, trong đó nữ là 18 em, nam 17 em, hộ nghèo 3 em, cận nghèo 3 em, con thương binh liệt sĩ 0 em, con mồ côi 0 em 2.2.2 Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu, chuyên môn, tổ khối và các đoàn thể trong Nhà trường Ngay từ đầu năm học các em được trang bị đầy đủ sách hướng dẫn học các môn học, vở và đồ dùng học tập nên đã tạo điều kiện để các em học tập tốt - Đa số học sinh của lớp là người Kinh sống trên địa bàn xã nên việc đi học khá thuận tiện và thuận lợi hơn trong việc học tập - Trường, lớp có cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi và sinh hoạt tập thể - Phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm hơn đến việc học của các em 2.2.3 Khó khăn - Là lớp cuối cấp nên chương trình kiến thức học đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp để các em biết vận dụng và vận dụng sáng tạo trong học tập nhưng một số học sinh quên kiến thức từ lớp dưới nên việc tiếp thu và vận dụng kiến thức mới gặp không ít khó khăn 5 - Địa bàn dân cư rộng, đường xá đi lại có nhiều xe cộ, có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như nề nếp của lớp - Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều do đối tượng học sinh trong lớp là chất lượng đại trà, học sinh trong lớp đông Một số học sinh năng lực học tập còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả học tập - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, một số phụ huynh chưa quan tâm giáo dục năng lực và phẩm chất cho con em mình Hơn nữa một phần không nhỏ học sinh chưa có ý thức trong học tập nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dạy và học - Một số học sinh còn chưa mạnh dạn nêu lên ý kiến cá nhân của mình 2.2.4 Việc học của học sinh * Ưu điểm Qua tìm hiểu điều tra cho thấy Trong quá trình làm bài trên lớp, bài kiểm tra thì học sinh nắm kiến thức toán về chuyển động đều tương đối tốt, đặc biệt khá thành thạo ở những bài toán đơn, được giải theo công thức như: - Tìm vận tốc biết quãng đường và thời gian chuyển động - Tìm quãng đường đi được, khi biết vận tốc và thời gian chuyển động - Tìm thời gian chuyển động, khi biết quãng đường đi được và vận tốc * Hạn chế - Khả năng giải những bài toán hợp có nội dung toán chuyển động đều còn hạn chế Chứa đựng trong đó những bài toán đơn theo cấu trúc: số phải tìm trong bài toán này là số cho trước của bài toán đơn khác - Chẳng hạn bài toán “Một xe máy đi từ A với vận tốc 30 km/giờ và sau 1 giờ thì đến B Một người đi xe đạp có vận tốc bằng vận tốc của xe máy phải mất mấy giờ mới đi được quãng đường AB?” Học sinh lúng túng trong 6 quá trình giải không biết tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường AB thì phải tính quãng đường AB dựa vào vận tốc và thời gian của xe máy khi đi hết quãng đường AB, - Còn một số học sinh kĩ năng tính toán còn hạn chế nên khi học phần toán chuyển động đều mặc dù học sinh biết cách giải, áp dụng đúng công thức xong tính toán còn sai nhiều nên kết quả bài giải chưa cao - Bảng khảo sát thực tế lớp 5E khi chưa áp dụng các biện pháp: Tổng số học sinh lớp 5E: 35 em Số lượng Tỉ lệ (%) Số học sinh đạt điểm 9 – 10 5 14 Số học sinh đạt điểm 7 – 8 11 31 Số học sinh đạt điểm 5 – 6 17 49 Số học sinh đạt điểm dưới 5 2 6 2.2.5 Nguyên nhân của thực trạng trên * Giáo viên - Một số giáo viên chưa có sự đầu tư thoả đáng vào bài dạy Chưa chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học - Giáo viên còn ngại áp dụng phương pháp, hình thức dạy học mới * Học sinh - Một số em chưa tích cực trong học tập (nghỉ học nhiều, trong lớp chưa chú ý học tập, về nhà lười học) - Học sinh còn quên kiến thức từ các lớp dưới 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7 2.3.1 Đối với giáo viên - Nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa Toán lớp 5 và sách hướng dẫn học Toán 5 Cần có cái nhìn tổng quát, toàn thể về chương trình để thấy được vị trí, ý nghĩa của mạch kiến thức đó ra sao? Mối liên quan các mạch kiến thức đó như thế nào? Từ đó, giáo viên cần có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, cần linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong hoạt động dạy học, cần biết mình phải làm gì? Trò phải làm gì? Việc nào giáo viên không nên làm thay cho học sinh? - Giáo viên nên phát huy hết hiệu quả của từng phương pháp dạy học Đồng thời giáo viên cũng cần phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học để mọi học sinh trong lớp đều đựơc hoạt động Cần tạo những tình huống có vấn đề, tạo cơ hội để học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập Đành rằng phần toán chuyển động đều là phần toán khá trừu tượng, cần có khả năng khái quát từ phía học sinh nhưng không phải là quá trình thực hiện, chỉ cần giáo viên khéo léo dẫn dắt hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề + Cần có kế hoạch kèm cặp kịp thời với những học sinh yếu về khả năng tính toán để đảm bảo “mặt bằng chung” theo quy định Vì những học sinh như vậy khi học phần này các em vẫn nắm được kiến thức, giải được loại toán này, nhưng do kĩ năng tính toán còn sai nên dẫn đến kết quả chung khi làn toán chuyển động đều không được cao (như phần thực trạng đã nêu) Ví dụ: Trong Toán 5 có ba bài toán cơ bản về chuyển động đều của một vật chuyển động (của một động tử) Đó là: a) Bài toán 1: biết quãng đường (s) và thời gian (t) Tìm vận tốc (v) v = s : t Ví dụ: Một ô tô đi được quãng đường dài 120 km hết 3 giờ Tìm vận tốc của ô tô 8 Giải: Vận tốc của ô tô là: 120 : 3 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ b) Bài toán 2: Biết vận tốc (v), thời gian (t) Tìm quãng đường (s) s = v x t Ví dụ: Một ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 40 km/giờ Tính quãng đường đi được của ô tô Giải: Quãng đường ô tô đi được là: 40 x 3 = 120 (km) Đáp số: 120 km c) Bài toán 3: Biết vận tốc (v) và quãng đường (s) Tìm thời gian (t) t = s : v Ví dụ: Một ô tô đi được quãng đường 120 km với vân tốc 40 km/giờ Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó Giải: Thời gian ô tô đi là: 120 : 40 = 3 (giờ) Đáp số: 3 giờ 9 Trong Toán 5 có giới thiệu hai bài toán về chuyển động đều của hai vật chuyển động (hay của hai động tử) Đó là: a) Hai động tử chuyển động ngược chiều Ví dụ: Quãng đường AB dài 180 km Cùng một lúc một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ và một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ Hỏi sao bao lâu ô tô gặp được xe máy? Gặp nhau A C B ô tô xe máy v = 64 km/ giờ v = 36 km/giờ Giải: Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36 = 90 (km) Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là: 180 : 90 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ Nhận xét: Trong sách hướng dẫn học đã đưa ra hướng dẫn giải như trên Cũng có thể đưa ra hướng dẫn cách giải khác như sau: Giả sử t giờ ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C trên AB Ta có: - Quãng đường ô tô đi được trong t giờ là: AC = 54 x t (km) 10 - Quãng đường xe máy đi được trong t giờ là: BC = 36 x t (km) - Quãng đường AB bằng tổng quãng đường AC và BC, ta có: AC + BC = AB Hay 54 x t + 36 x t = 180 (54 + 36) x t = 180 90 x t = 180 t = 180 : 90 = 2 Vậy t = 2 giờ * Từ nhận xét trên, nếu đặt s là quãng đường AB, vận tốc ô tô là v1, vận tốc của xe máy là v2, thời gian đi để ô tô gặp xe máy là t, ta có thể viết là: (v1 + v2) x t = s Hay t = “Thời gian đi để hai động tử chuyển động ngược chiều khởi hành cùng một lúc và gặp nhau bằng quãng đường (khoảng cách giữa hai động tử) chia cho tổng vận tốc của hai động tử đó” b) Hai động tử chuyển động cùng chiều Ví dụ: Quãng đường AB dài 9 km Cùng một lúc một ô tô đi từ A với vận tốc 54 km/giờ đuổi theo xe máy đi cùng chiều từ B với vận tốc 36 km/giờ Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy? A B C 11 ô tô xe máy v1 = 64 km/ giờ v2= 36 km/giờ Giải: Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 – 36 = 18 (km) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 9 : 18 = 0,5 (giờ) Đáp số: 0,5 giờ Nhận xét: Trong sách hướng dẫn học đưa ra hướng dẫn giải như trên Cũng có thể đưa ra hướng dẫn cách giải khác như sau: Giả sử sau t giờ ô tô đuổi kịp xe máy tại C (hình vẽ) Ta có: - Quãng đường AC là: 54 x t - Quãng đường BC là: 36 x t - Quãng đường AB là; 54 x t – 36 x t = 9 (Vì AB = 9 km) (54 - 36) x t = 9 18 x t = 9 t = 9 : 18 = 0,5 Vậy t = 0,5 giờ Từ nhận xét trên, nếu đặt s là quãng đường AB, v1 là vận tốc của ô tô, v2 là vận tốc của xe máy (v1 > v2), t là thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy 12 Ta có thể viết: (v1 - v2 ) x t = s Hay t = “Thời gian đi để hai động tử chuyển động cùng chiều khởi hành cùng một lúc và đuổi kịp nhau bằng quãng đường (khoảng cách giữa hai động tử) chia cho hiệu cho hiệu vận tốc của hai động tử đó” Khi giải bài toán chuyển động đều Học sinh còn lúng túng về ghi kết quả phép tính liên quan đến các đơn vị đo của vận tốc, thời gian, quãng đường Do đó cần lưu ý: - Trước hết cần làm rõ sự “tương ứng” giữa các đơn vị đo vận tốc, thời gian và quãng đường, chẳng hạn: s t v km giờ km/giờ m phút m/phút m giây m/giây km giây km/giây Trong hướng dẫn học Toán 5, các đề toán về chuyển động đều khi giải thường có kết quả là các đơn vị đo thông dụng, như với vận tốc là: km/giờ, m/phút; với quãng đường là km, m; với thời gian là: giờ, phút, giây - Riêng trường hợp khi tính thời gian, kết quả số đo thời gian có thể là số tự nhiên, số thập phân, là phân số hoặc hỗn số, không nhất thiết phải đổi ra giờ và phút, phút và giây 13 Ví dụ: Biết quãng đường s = 60 km, vận tốc v = 40 km/giờ Thời gian t được tính là; 60 : 40 = (giờ) (hoặc 1,5 giờ hoặc 1 giờ 30 phút) - Như đã nêu ở trên, việc lựa chọn đơn vị đo của kết quả bài toán phải thích hợp (đúng) với các đơn vị đo đã cho trong giả thiết của đề bài Các đơn vị đo vận tốc thường gặp là: km/giờ; m/phút; m/giây Đôi khi là km/giây (chẳng hạn vận tốc tên lửa là 8,2 km/giây) hoặc cm/phút (chẳng hạn vận tốc của con ốc sên là 12 cm/phút) - Khi tính quãng đường, thời gian của chuyển động đều cần chuyển đổi các số đo thích hợp Chẳng hạn: Ví dụ: Tính quãng đường (s), Biết vận tốc (v) là 12 km/giờ và thời gian (t) là 2 giờ 20 phút - Nếu đổi: 2 giờ 20 phút = 2,333… giờ (số đo theo giờ là số thập phân vô hạn 2,333…) thì s = 12 x 2,333… = 27,996… (km) - Nếu đổi: 2 giờ 20 phút= 2 giờ hay giờ (số đo thời gian là phân số) thì: s = 12 x = 28 (km) Rõ ràng trong trường hợp này, đổi số đo thời gian dưới dạng phân số với đơn vị đo là giờ thích hợp hơn 2.3.2 Vận dụng thực tiễn khi giảng dạy a Vận tốc - Hình thành biểu tượng về “vận tốc” 14 Trong quá trình hình thành biểu tượng về “vận tốc”, sách hướng dẫn học Toán 5 đã sử dụng hai thuật ngữ: “vận tốc trung bình” và “vận tốc” Trước hết, thông qua tình huống thực tế, sách hướng dẫn học Toán 5 giúp học sinh nhận biết về “vận tốc trung bình”: “Một ô tô đi quãng đường dài 170 km hết 4 giờ Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô- mét?” (Những tình huống thực tế như vừa nêu, học sinh đã được làm quen ngay từ các lớp dưới) Kết quả bài toán cho biết, trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km hay vận tốc trung bình của ô tô là 42,5 km Như thế “vận tốc trung bình” cho biết: Một vật chuyển động luôn đi được một quãng đường như nhau trong cùng một đơn vị đo thời gian, hay vận tốc trung bình là một số không thay đổi (Khi tính theo cùng một đơn vị đo thời gian) Nhưng không có một chuyển động nào “lí tưởng” như vậy, chẳng hạn ô tô chạy có lúc nhanh lúc chậm, thậm chí có lúc phải dừng lại Nghĩa là trong cùng một đơn vị đo thời gian ô tô đi được những quãng đường khác nhau Vì vậy, khái niệm “Vận tốc trung bình” không phản ánh đúng thực chất quá trình chuyển động của một vật trong thực tế Tuy nhiên, để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, người ta cũng coi vận tốc trung bình như một đại lượng đặc trưng cho quá trình chuyển động này Với ý nghĩa đó, hướng dẫn học Toán 5 giới thiệu cho học sinh khái niệm “vận tốc” như là vận tốc trung bình, cụ thể; “Vận tốc trung bình hay nói vắn tắt là vận tốc của ô tô là bốn mươi hai ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ” - Cách tính vận tốc, công thức tính vận tốc Dựa trên biểu tượng về “vận tốc” như đã nói trên, hướng dẫn học Toán 5 giúp học sinh nhận biết cách tính vận tốc: “Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian” 15 Sau đó nêu công thức tính vận tốc: Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có thể viết: v = s : t Ví dụ: Một người chạy 60 m trong 10 giây, thì vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây) Qua việc tính vận tốc, học sinh được củng cố thêm hiểu biết “Vận tốc” của một chuyển động đều chính là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian - Đơn vị đo vận tốc và quan hệ giữa các đơn vị đo vận tốc Các đơn vị đo vận tốc được giới thiệu ở hướng dẫn học Toán 5 là: km/giờ; m/phút và m/giây là 42,5km/giờ, tránh viết sai, chẳng hạn 42,5 km giờ (Chú ý, ta đọc là: ki-lô-mét trên giờ nhưng viết tắt là km/giờ) Ngoài ra, giáo viên cũng nên chú ý tới một số dạng bài tập liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo vận tốc, chẳng hạn: Ví dụ : - Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m/giây,m/ phút, km/ giờ 480m/phút, 7,2 km/giờ, 5 m/giây Liên quan đến “Vận tốc” là việc giải các bài toán về “Chuyển động đều” Ví dụ: - Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ trong 2 giờ 30 phút Tính quãng đường người đó đã đi được 16 - Liên quan đến vận tốc vận tốc, ngoài việc chú ý giới thiệu các bài toán có nội dung liên hệ với thực tế đời sống, một số bài tập trong Toán 5 đã kết hợp cung cấp một số tư liệu Hiểu biết về tự nhiên – xã hội Ví dụ: Cá heo có thể bơi với vận tốc 72 km/giờ; Báo gấm có thể chạy với vận tốc 120 km/giờ + Giới thiệu khái niệm vận tốc: Vận tốc là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian + Cách tính vận tốc: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian v = s : t - Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải ví dụ 1 dựa vào hình vẽ để tính quãng đường đi được trong một giờ Nêu cách gọi, cách viết tắt của vận tốc b Quãng đường - Nội dung: Thông qua hai ví dụ ở sách hướng dẫn học Ví dụ 1 :Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ Tính quãng đường đi được của ô tô? Giải: Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là: 42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km 17 Giới thiệu cho học sinh cách tính quãng đường: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian s = v x t - Phương pháp Giáo viên hướng dẫn học sinh giải ví dụ 1 và ví dụ 2 để hình thành công thức tính quãng đường Cho học sinh làm bài tập luyện tập thực hành để củng cố cách tính c Thời gian - Nội dung: Thông qua hai ví dụ ở sách hướng dẫn học Ví dụ 1 :Một ô tô đi được quãng đường 170 km với vận tốc 42,5 km/giờ Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó Giải: Thời gian ô tô đi là: 170 : 42,5 = 4 (giờ) Đáp số: 4 giờ Giới thiệu cho học sinh các tính thời gian: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc: t = s : v - Phương pháp 18 Giáo viên hướng dẫn học sinh giải ví dụ 1 và 2 để hình thành cách tính thời gian Cho học sinh làm bài tập luyện tập để hình thành cách tính d Hai động tử cùng khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau để gặp nhau - Nội dung Xe 2 B Xe 1 A 42 km/giờ 40 km/giờ Thông qua bài tập cụ thể giới thiệu cách tính quãng đường, lấy tổng hai vận tốc nhân với thời gian s = (v1 + v2) x t - Phương pháp Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập để khái quát thành cách tính e Hai động tử khởi hành cùng một lúc và đi cùng chiều đuổi nhau - Nội dung Thông qua bài tập cụ thể để giới thiệu cho học sinh cách tính đuổi kịp nhau ta lấy quãng đường chia cho hiệu hai vận tốc t = s : ( v2 – v1) (v2 > v1) - Phương pháp Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán rồi để hình thành cách tính f Vận tốc xuôi dòng 19 - Nội dung Thông qua bài tập cụ thể, để giới thiệu cách tính xuôi dòng: Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực + vận tốc dòng nước - Phương pháp Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề toán rồi giải để hình thành cách tính g Vận tốc ngược dòng - Nội dung Thông qua bài tập cụ thể, để hình thành cách tính vận tốc ngược dòng Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực – vận tốc dòng nước - Phương pháp Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích rồi giải bài toán để khái quát cách tính vận tốc ngược dòng h Vận tốc dòng nước và vận tốc thực - Nội dung Thông qua bài tập cụ thể, để hình thành cách tính vận tốc dòng nước và vận tốc thực Vận tốc dòng nước = (vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng): 2 Vận tốc thực = vận tốc xuôi dòng – vận tốc dòng nước Hoặc = vận tốc ngược dòng + vận tốc dòng nước Hoặc = (vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2 20