1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính

267 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu tổng quát:  Xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ p

KẾT CẤU MÔN HỌC KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Chương 1: Tổng quan về kiểm toán báo cáo tàichính Chương 2: Kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền  Chương 3: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán Chương 4: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho  Chương 5: Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn Chương 6: Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sự Chương 7: Kiểm toán vốn bằng tiền Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG  1.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính  1.2 Nội dung kiểm toán BCTC  1.3 Nguyên tắc cơ bản và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập (các quy định về kế toán và các quy định pháp lý khác có liên quan) 1.1.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu tổng quát:  Xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trong yếu hay không (báo cáo kiểm toán);  Giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị (Thư quản lý) Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán chung: Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp về các yếu tố của CSDL: + Sự hiện hữu: Tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu được phảnánh trên báo cáo tài chính có thực sự tồn tại hay không; + Sự phát sinh: Các nghiệp vụ đã ghi chép thì thực sự xảy ra hay không; + Quyền và nghĩa vụ: Tài sản trên bảng cân đối kế toán phải thuộc Quyền sở hữu (hoặc quyền kiểm soát lâu dài) của đơn vị, các khoản công nợ đang phản ánh có nghĩa là tồn tại nghĩa vụ phải thanh toán; + Chính xác, đánh giá: - Các nghiệp vụ được ghi chép theo đúng số lượng và tính toán đúng số tiền Tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí phải được đánh giá theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù + Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ, tài sản, công nợ đều được ghi chép đầy đủ (không thừa, không thiếu) + phân loại: Các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản doanh thu, chi phí phải được phân loại, ghi nhận và phản ánh một cách đúng đắn theo các trình tự, sơ đồ tài khoản và phươngpháp kế toán của chuẩn mực và chế độ kế toán +Đúng kỳ: Các nghiệp vụ và các sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi sổ kế toán theo nguyên tắc cơsở dồn tích, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù + Sự tổng hợp và công bố: - Tổng hợp (cộng dồn): Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đảm bảo không có sai sót Sốliệu trên các sổ kế toán của các tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau - Trình bày và Công bố: Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên báo cáo tài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mựcvà chế độ kế toán hiện hành Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán đặc thù:  Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ phát sinh; đầy đủ; chính xác; cộng dồn; phân loại; đúng kỳ  Mục tiêu kiểm toán số dư Hiện hữu; đầy đủ; chính xác; đúng kỳ; khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp; đánh giá; quyền và nghĩa vụ; 1.2 Nội dung kiểm toán Báo cáo tài chính Nội dung kiểm toán Báo cáo tài chính:  Cách 1: Theo các chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định v.v Nội dung kiểm toán = đối tượng thông tin trên BCTC  Cách 2: Theo các chu kỳ: Chu kỳ tiền, chu kỳ mua vào và thanh toán, chu kỳ bán hàng và thu tiền, chu kỳ nhân sự và tiền lương, chu kỳ tồn kho chi phí và giá thành, chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 1.3 Nguyên tắc cơ bản và Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 1.3.1 Những nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC  Tuân thủ pháp luật: Kiểm toán viên phải luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán (nếu không đảm bảo)  Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, Chính trực, Khách quan, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, Tính bảo mật, Tư cách nghề nghiệp, Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.  Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn (kiểm toán)  Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp 1.3.2 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Quy trình tổng thể cho kiểm toán báo cáo tài chính gồm ba giai đoạn:  Lập kế hoạch kiểm toán,  Thực hiện kiểm toán,  Kết thúc kiểm toán. 1.3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán  Công việc chuẩn bị (tiền kế hoạch)  Tiếp nhận thư mời kiểm toán (từ phía khách hàng - đối với KTĐL)  Khảo sát, đánh giá khách hàng tiềm năng cũng như đánh giá rủi ro của hợp đồng (theo mẫu A110 và A120 Trong CTKiT mẫu của VACPA)  Thỏa thuận cung cấp dịch vụ (Hợp đồng kiểm toán – VSA 200; mẫu A210 trong CTKiT mẫu)  Chuẩn bị nhân sự và phương tiện.  Lập kế hoạch kiểm toán  Kế hoạch chiến lược: Nội dung, Thủ tục lập  Kế hoạch kiểm toán tổng thể: ND, Thủ tục  Chương trình kiểm toán: ND, Thủ tục

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:50