1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PTTH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương

95 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Phát Thanh Tiếng Dân Tộc Của Đài PTTH Lạng Sơn Đối Với Cộng Đồng Dân Tộc Địa Phương
Trường học Đại Học Lạng Sơn
Chuyên ngành Truyền Thông
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 124,01 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đê tài Hiện nay Chương trình phát thanh tiếng dân tộc là phương tiện truyền tải đắc lực, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào dân tộc thiểu số Ở góc độ của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, phát thanh tiếng dân tộc từ lâu đã trở thành một trong những công cụ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn trên cả nước Ở góc độ đồng bào dân tộc, phát thanh được coi là kênh thông tin tuyên truyền giúp nhân dân nắm bắt được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương Sự hiểu biết của các dân tộc thiểu số về các chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho họ có tầm quan trọng to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Nếu không hiếu đúng và đầy đủ người dân không thực hiện theo các chủ trương, chính sách đề ra, hoặc có thể có những hành vi vi phạm, gây hậu quả xấu, nghiêm trọng hơn có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc gây ra chia rẽ dân tộc, mất ổn định khu vực Do vậy, một chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc hay, có tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số là điều rất càn thiết, bằng những tin, phóng sự của phóng viên thực hiện, thông qua giọng đọc của phát thanh viên sẽ truyền tải trực tiếp đến thính giả là những người ở vùng dân tộc, từ đó, tạo ra hiệu ứng, liên kết của khán giả với các chương trình cũng như thông qua đó để họ thực hiện trong cuộc sống hàng ngày Là một trong những kênh truyền thông hữu hiệu nhất tới đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình phát thanh dành cho nhóm đối tượng công chúng là người dân tộc thiểu số hay còn gọi là công chúng chuyên biệt đang ngày một phát triển Lạng Sơn là một tỉnh biên giới năm ở phía Đông Băc nước ta có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh) Là nơi chung 1 sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 42,8%, người Tày chiếm 35,4%, người Kinh chiếm 17,11%, người Dao chiếm 3,5%, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,19% Với đặc thù là tỉnh biên giới, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng của tỉnh Lạng Sơn được Đảng và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm Công tác truyền thông tới đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh vẫn bao gồm 3 kênh chính: truyền hình, phát thanh và báo chí Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, số lượng đồng bào tại tỉnh tiếp cận kênh thông tin này không nhiều Đối với kênh báo chí, mặc dù có nhiều tờ báo in được cấp miễn phí cho đồng bào, nhưng tỷ lệ người đọc báo không cao, nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề vĩ mô trong khi đồng bào dân tộc thiểu số có lối sống tư duy đơn giản, mộc mạc, muốn biết những gì gàn gũi với cuộc sống của mình Do vậy, kênh truyền thông thông dụng và hiệu quả nhất vẫn là kênh phát thanh, cần tăng cường việc điều tra thính giả để nấm bắt nhu cầu, thói quen, tâm lý tiếp cận của đồng bào dân tộc để điều chỉnh nội dung, phương thức truyền tải thông tin cho hợp lý, phù hợp với đồng bào dân tộc của địa phương Đặc biệt, cần đổi mới, nâng cao chất lượng, tăng thời lượng các chương trình phát thanh dân tộc Hiện nay, Đài PT&TH Lạng Sơn đang phát các chương trình thời sự, chương trình tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao buổi trưa và buổi tối Các chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao phát sóng chủ yếu phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, những địa phương còn khó khăn Cùng với sự phát triển, đổi mới theo yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền hiện nay các chương trình phát thanh tiêng dân tộc của Đài PT&TH Lạng Sơn đã được nâng cao vê chât lượng, nội dung và thời lượng phát sóng Tuy nhiên, trong các chương trình phát thanh tiếng dân tộc vẫn còn một số hạn chế nhất định như chương trình phát nguội, chưa có phát trực tiếp, âm nhạc của chương trình phát thanh dân 2 tộc ít Các chương trình văn nghệ mới bằng tiếng dân tộc ít, chỉ có một số bài hát là thu từ các chương trình văn nghệ quần chúng, nên bài hát phát trong chương trình văn nghệ vẫn chủ yếu các bài cũ trong kho tư liệu Tin, phóng sự chủ yếu được dịch từ chương trình phát thanh tiếng kinh và chương trình thời sự truyền hình, chưa có sự sáng tạo Điều này dẫn đến các chương trình phát thanh tiếng dân tộc chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của bà con Với mong muốn đánh giá đúng về sự cần thiết tồn tại, vai trò và các tác động của chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài PT&TH Lạng Sơn; đồng thời tìm ra các giải pháp tích cực, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, số lượng của chương trình phát thanh phục vụ đồng bào, góp phần vào sự thành công của ngành phát thanh truyền hình đối với đối tượng là công chúng chuyên biệt cũng như hoàn thiện các sứ mệnh của chương trình phát thanh trong công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Báo chí học của mình 2 Lịch sử nghiên cứu Vấn đề “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đổi với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nghiên cứu mới Lượng luận văn thạc sĩ viết về phát thanh dân tộc là rất ít Chủ yếu viết về vấn đề nhở, xoay quanh vấn đề của các Đài địa phương, đài cấp huyện hoặc các luận văn chỉ viết về chương trình truyền hình tiếng dân tộc Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu vê lý thuyêt tác động của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương, chưa có những cuốn sách, giáo trình chuyên về tác động của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương 3 Có thể khẳng định cho đến nay, những công trình nghiên cứu khoa học viết về chương trình phát thanh tiếng dân tộc còn ít và hiếm hoi, dường như chưa được khảo sát kỹ lưỡng, chưa được nghiên cứu cơ bản, đã có những công trình ở mức độ khác nhau đề cập đến nhưng chưa cụ thể, chi tiết Qua tìm hiểu từ thư viện của Khoa Báo chí & Truyền thông, thư viện số của Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, thu thập kiến thức, tài liệu từ Internet, tác giả luận văn nhận thấy có một số tác giả đã nghiên cứu về chương trình phát thanh tiếng dân tộc theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau Cụ thể: Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách đã có: - Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993 Nội dung sách gồm bảy phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỳ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phát thanh với thính giả, [20] - Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chưong trình phát thanh" của Lois Baird, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000 [34] Cuốn Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp cũng đã nêu một vài lời khuyên về sử dụng ngôn ngữ phát thanh nói chung và ngôn ngữ cho người dẫn chương trình trực tiếp nói riêng Chẳng hạn, các tác giả nêu yêu cầu: viết ngắn gọn, dễ hiểu, từ rõ nghĩa, dùng câu ngắn, không diễn đạt vòng vo, dùng từ giàu hình ảnh, làm tròn số, dùng từ phù hợp với từng đổi tượng thính giả Các tác giả cũng đưa ra một số lời khuyên đối với phát thanh viên như: nhấn âm chỉnh xác, ngắt hơi chuẩn xác, chuân bị trước văn bản bằng các kỷ hiệu hỗ trợ việc đọc; ngữ điệu phải tự nhiên, cách phát âm phải rành mạch, tốc độ nói phải phù họp với từng thê loại, từng nội dung thông tin Các tác giả cũng 4 đề cao vai trò của việc nhấn âm, ngừng nghỉ, sự khác biệt về độ cao thấp của giọng, tốc độ, âm lượng trong thể hiện lời nói trên sóng [32] Trong cuốn Ngôn ngữ bảo chi của Vũ Quang Hào, tác giả dành một chương viết về Ngôn ngữ phát thanh Trong đó, tác giả cũng đề cập đến nhiều nội dung của ngôn ngữ phát thanh, như: đặc tính của ngôn ngữ phát thanh, chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh, những yểu tố chi phổi tính hiệu quả của ngôn ngữ phát thanh Đáng chú ý, tác giả khẳng định: ngôn ngữ phát thanh là một thứ ngôn ngữ kết hợp phức tạp các chuẩn của cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, và, để tăng tính hiệu quả của ngôn ngữ phát thanh, không thể không tính đến các yếu tố nghệ thuật đọc hoặc nói; sự điều chỉnh cao độ, cường độ và tốc độ của giọng đọc Tác giả cũng lược khảo và nhận xét về ngôn ngữ của văn bản phát thanh ở các khía cạnh: độ dài câu, cấu trúc câu, vẩn đề âm hưởng trong vãn bản phát thanh, vẩn đề dùng chữ tắt, danh pháp, số liệu, kỷ hiệu trong vãn bản phát thanh [15] - Giáo trình Báo chi phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có tống cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại [17] - Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh [2] - Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của v.v Xmimôp, Nga), được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004 [35] - Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưìng nghiệp vụ phát thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều đã được tái bản năm 2005 [13] 5 - Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình, (Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch) đã được Đài TNVN phát hành năm 2005 [8] - Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS Vũ Văn Hiền và TS Đức Dũng chủ biên) Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007 [28] Gần đây nhất là cuốn “Truyền thông phát triển - Truyền thông dân tộc” do PGS.TS Đặng Thị Thu Hương chủ biên cùng tập thể biên soạn nghiên cứu trường hợp vùng Tây bắc Việt Nam có một số chương nói về truyền thông phát triển, truyền thông dân tộc và vai trò của báo chí; Truyền thông phát triển và truyền thông dân tộc dưới góc nhìn công chúng tiếp nhận Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [18] Hay như một loạt các bài về phát thanh dân tộc của Vũ Quang Hào: Bài viết “Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân tộc” Trên tạp chí Tạp chí Người làm báo điện tử đăng ngày 05/10/2017; TS Trần Quang Hào cùng nhà thơ Hoàng Nhuận cầm cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nếu không có radio” 30 phút chương trình chất chứa những câu chuyện, những chi tiết ấm lòng về một cơ quan truyền thông quốc gia đồng hành cùng lịch sử dân tộc, người ban của nhân dân (Khách đến chơi nhà 6/9/2015); Về các nghiên cứu khoa học, các bài báo chuyên sâu có đề cập đến những vấn đề phát thanh tiếng dân tộc, đến nay đã có một số công trình sau: Trịnh Thị Hà Oanh (2012), Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum, Luận văn thạc sỳ chuyên ngành Báo chí học, trường ĐH KHXH&NV Nội dung luận văn nói về thực tế, thực trạng về đời sống kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum, trong đó xác định công tác truyền thông đã trở thành công cụ đắc lực để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Việc đầu tư phát triển chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã 6 chứng tỏ tầm quan trọng của báo chí trong đời sống của người dân tộc bản địa Kon Tum Luận văn của tác giả Trịnh Thị Hà Oanh đi sâu nghiên cứu về vai trò, vị trí cũng như những thuận lợi, khó khăn của phát thanh tiếng dân tộc đối với người DTTS Kon Tum Tìm ra những ưu và khuyết điểm của những chương trình này Tuy nhiên, tác giả của luận văn cũng chỉ ra những hạn chế về sóng phát thanh, chất lượng chương trình chưa cao, đội ngũ cán bộ còn ít Vấn đề đối mới chất lượng thông tin, nâng cao vai trò của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với đồng bào DTTS Kon Tum là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với người làm truyền thông [28] Cao Minh Châu (2002) làm chủ nhiệm đã cùng với Mùa A Phềnh, Và A Vừ và Nguyễn Thị Thanh Vân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “KX- 03-2001” với tên gọi “Đổi mới và nâng cao chất lượng , nội dung chương trình phát thanh tiếng H’ Mông ở tỉnh Sơn La” Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích, đánh giá nội dung các chương trình phát thanh tiếng H’Mông ở tỉnh Sơn La; phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư địa phương cũng như tình hình kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiếu số Từ đó, các tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp để góp phàn đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng H’Mông ở tỉnh Sơn La Đặng Thị Huệ (2006), “Cải tiến đổi mới chương trình phát thanh tiếng dân tộc theo hướng nào?” Nghiệp vụ phát thanh, Nội san Đài TNVN, số 10, tháng 9/2006 Bài báo đê cập đên một sô tôn tại trong công tác phát thanh tiếng dân tộc như nội dung chưa có tính chuyên sâu về đời sống của đồng bào dân tộc, chưa đề cập đến các vấn đề bình đẳng giới, chưa có các nội dung về tấm gương của lãnh đạo các cấp là người dân tộc thiểu số Đồng thời cũng đề xuất một số hướng đi mới cho công tác phát triển chương trình phát thanh tiếng dân tộc, bao gồm việc đưa tin, phóng sự người thật việc thật, thêm các 7 chương trình khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới vào nội dung chương trình [19] Đào Thị Loan (2004) đã có đề tài nghiên cứu “Hiệu quả phát thanh bằng tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu” là khóa luận tốt nghiệp của trường ĐH KHXH &NV Hà Nội Tác giả khái quát về các chương trình phát thanh bằng ba thứ tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu là tiếng Thái, tiếng Hà Nhì và tiếng H’mông Mặc dù chương trình 1 ngày chỉ phát 3 buối sáng, trưa và tối với tổng thời lượng 135 phút nhưng đã thu hút tới 75% lượng thính giả là đồng bào thiểu số của tỉnh nghe Luận văn cũng đề cập tới một số khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chương trình phát thanh tiếng dân tộc như ít kinh phí, số cán bộ biết tiếng để tiếp cận người dân không nhiều, cơ sở hạ tầng cho việc thu phát còn kém [23] Nguyễn Đức Thành (2014) “Chương trình truyền hình tiếng H’Mông của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn” là luận văn Thạc sĩ báo chí Tác giả đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình tiếng H’Mông Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn Đề tài nghiên cứu về truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tác giả của luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu về chương trình truyền hình tiếng H’Mông của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn chứ không đi sâu nghiên cứu về chương trình phát thanh của Đài [30] Ngoài các công trình nghiên cứu, các bài viêt, các tài liệu vê phát thanh dân tộc, có một số khóa luận của một số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số như : tác giả Đào Kim Sơn với khóa luận “Báo chí với vấn đề cung cấp nước sạch cho đồng bào dân tộc miền núi”, hay tác giả Trần Thị Minh với khóa luận “ Báo chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào dân tộc miền núi” Các nội dung tham khảo trong các đề tài trước là nguồn tài liệu quý báu cho tác giả trong quá trình hình thành ý tưởng thực hiện đề tài Tuy nhiên, 8 thời gian thực hiện các nghiên cứu trước đã rất lâu, thêm vào đó, tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và đặc thù của từng địa phương có những đặc điểm khác nhau, do vậy, các kết quả nghiên cứu trước đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh Lạng Sơn Thêm vào đó, cho đến thời điểm này, chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-THLạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương" Do vậy, luận văn “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nội dung nghiên cứu mới, không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đó, rất càn thiết trong việc nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn, phục vụ cho công tác phát triển các chương trình phát thanh dân tộc của Đài PT&TH Lạng Sơn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của Luận văn này là hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát, điều tra công chúng là đồng bào dân tộc, phân tích chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn , trên cơ sở đó đánh giá những thành công và chỉ ra những mặt hạn chế, phân tích hiệu quả những tác động của chương trình phát thanh tiêng dân tộc đôi với bà con vùng đông bào dân tộc tại địa phương Đồng thời tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả của Luận văn cần phải hoàn thành những nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát thanh dân tộc 9 + Khảo sát thực trạng chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT&TH Lạng Sơn, những vấn đề về cách thức, kĩ năng, quy trình và vấn đề trong sản xuất chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao ở Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn (Có sự so sánh nghiên cứu vưới chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài PT - Th tỉnh Cao Bằng) Qua đó, chỉ ra những thành công, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu trong các chương trình phát thanh dân tộc Phân tích những vấn đề thế hiện sự tác động của các chương trình phát thanh tiếng dân tộc trên Đài Lạng Sơn đến cộng đồng dân tộc địa phương + Điều tra xã hội học về các chỉ số: người dân có đài nghe, thời gian nghe và mức độ hài lòng, những sở thích và mong muốn của bà con dân tộc thiểu số khi nghe chương trình + Xác định xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra đối với phát thanh dân tộc của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn Bước đầu nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc Đài PT&TH Lạng Sơn 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả tác động của chương trình phat thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 Hiện nay, các Đài trong khu vực cũng như toàn quốc đều có chương trình phát thanh tiếng dân tộc Tác giả chọn chương trình phát thanh tiếng Tày 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w