1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập sản khoa gia súc (autosaved)

49 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Sản Khoa Gia Súc
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 417,11 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập Sản khoa gia súc câu 5đ Câu 1: Anh chị hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng khi ở ngoài cơ thể gia súc Câu 2: Ac hãy mô tả đặc điểm của các g

Trang 1

Đề cương ôn tập Sản khoa gia súc ( câu 5đ)

Câu 1: Anh chị hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức

sống của tinh trùng khi ở ngoài cơ thể gia súc

Câu 2: Ac hãy mô tả đặc điểm của các giai đoạn xảy ra

trong khi đẻ

Câu 3: Ac hãy mô tả cơ chế của quá trình trứng rụng và

những hoocmon tham gia, thành tựu đạt được trong quá

trình gây rụng trứng nhiều

Câu 4: Ac hãy trình bày vai trò của dịch nang trứng và dịch

nhau thai đối với quá trình sinh sản

Câu 5: Ac hãy trình bày những điều kiện cần và đủ đối với

Câu 9: Ac hãy nêu thành phần của tinh thanh, ảnh hưởng

của tinh thanh đối với quá trình bảo quản tinh dịch và biện pháp khắc phục

Câu 10: Ac hãy nêu các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới

quá trình pha chế và bảo tồn tinh dịch

Câu 11: Ac hãy đánh giá các chỉ tiêu về phẩm chất tinh

dịch qua mắt thường sau khi lấy tinh

Câu 12: Ac hãy xác định mật độ và hoạt lực tinh trùng Ý

nghĩa của 2 chỉ tiêu này đối với đực giống và thụ tinh nhân tạo

Trang 2

Câu 13: Ac hãy xác định sức kháng của tinh trùng (R)

trong tinh dịch lợn ngoại

Câu 14 : Ac hãy trình bày cơ sở khoa học của quá trình gây

rụng trứng nhiều ở bò

Câu 15: Anh/chị hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng tới tính thành thục tính dục ở gia súc sinh sản Lấy ví dụ để chứng minh

Câu 16: Anh/chị hãy xác định tuổi phối giống cho gia súc

khi nào là thích hợp Những ảnh hưởng của tuổi phối quá muộn và quá sớm

Câu 17: Anh/chị hãy mô tả các giai đoạn xảy ra khi lợn

động dục và xác định thời điểm phối giống tốt nhất

Câu 18: Anh/chi hãy trình bày các giai đoạn xảy ra khi bò

động dục và xác định thời điểm thụ tinh nhân tạo bò tốt

nhất

Câu 19: Anh/chị hãy nêu các phương pháp chẩn đoán khi

gia súc động dục

Câu 20: Anh/chị hãy so sánh cấu tạo màng nhau thai trâu

bò và lợn Những điểm khác nhau trong quá trình đẻ ở trâu

bò và lợn

Câu 21: Anh/chị hãy chấn đoán gia súc có chửa bằng các

phương pháp khác nhau

Câu 22: Anh/chị hãy nêu những nội dung cơ bản của các

học thuyết về quá trình đẻ ở gia súc

Câu 23: Anh/chị hãy trình bày các giai đoạn xảy ra trong

quá trình đẻ ở gia súc

Câu 24: Anh/chị hãy nêu những nguyên nhân thường dẫn

đến sẩy thai ở gia súc

Câu 25: Trình bày sơ đồ gây động dục đồng pha Ý nghĩa

Trang 3

BÀI LÀM Câu 1:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh

trùng khi ở ngoài cơ thể gia súc

1 Nhiệt độ

Nhiệt độ càng cao thì càng bất lợi cho tinh trùng Nhiệt độ 420C giết chết tế bào tinh trùng trong một thời gian ngắn nhất bởi vì nhiệt độ càng cao thì qúa trình vận động, trao đổi chất càng lớn do đó các chất độc hại sản sinh, nguyên liệu cạn kiệt, sự hoạt hóa các men, các chất độc tố trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi áp suất thẩm thấu và pH sẽ làm chết tinh trùng Do

đó nên giữ tinh trùng ở nhiệt độ thấp, nếu như nhiệt

độ càng thấp và kỹ thuật đảm bảo thì người ta có thể giữ nó đông lạnh và giữ nó vĩnh cửu Mỗi loài gia súc ứng với một biên độ nhiệt độ nhất định

Ví dụ: Lợn hợp với nhiệt độ: 8-130C; Bò, trâu: 0-50C; Tinh trùng của gia cầm: 12-160C

2 Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đốivới sức sống tinh trùng nói riêng và phẩm chất tinh dịch nói chung Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng tốt thì khâu vật liệu cung cấp cho quá trình hình thành tinh trùng và các chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành phần tinh dịch đều tốt Ngược lại nếu dinh dưỡng kém

sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng Ngoài ra , các vitamin A, D, E là những vitamin rất cần thiết cho

sự hình thành tinh trùng Trong dinh dưỡng chú ý đến

Trang 4

hàm lượng đa khoáng và vi khoáng, đặc biệt là

nguyên tử Cu có vai trò quan trọng trong sản xuất

tinh Sử dụng tốt có vai trò quan trọng kéo dài thời

gian sử dụng đực giống

3 Áp suất thẩm thấu

Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, nó

sẽ chết nhanh nếu áp suất thẩm thấu quá cao hay qúa thấp hơn sinh lý Áp suất thẩm thấu là yếu tố đảm bảo cho hình dạng của tinh trùng được định hình Đối với pha chế môi trường, bảo tồn tinh phải điều chỉnh sao cho áp sực thẩm thấu môi trường tinh dịch và môi

trường bảo tồn, pha chế phải tương đương nhau Môi trường pha chế nhược hay ưu trương so với tinh dịch đều có hại cho tinh trùng

4 Độ pH

Tinh dịch của gia súc có độ pH đặc trưng cho

từng loài Có khi giữa các giống trong cùng một loài cũng có sự sai khác rõ rệt và thường được quyết định bởi chất tiết tuyến sinh dục phụ Thường tinh dịch có tính kiềm yếu do quá trình trao đổi chất của tinh trùng yếu là hô hấp, H2CO3 tạo ra dễ dàng biến mất tạo tinh dịch có tính kiềm yếu

Độ pH ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống enzim trao đổi chất của tinh trùng, mặt khác do màng ngoài tinh trùng mang điện tích âm, nếu nồng độ gion H+ môi trường cao sẽ gây đông với tinh trùng Ở môi trường acid yếu tinh trùng vận động yếu nên sức sống kéo

dài Nhưng pH qúa thấp cũng gần đông với tinh trùng

Trang 5

vì chúng tiết ra men Hyalumindase làm mất khả năng vận động và giảm sức sống

Vì vậy, trong pha chế tinh dịch phải đảm bảo pH môi trường với tinh dịch Thực tiễn sản xuất đã ứng dụng NaHCO3 để điều chỉnh pH của môi trường

5 Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố bất lợi đối với tinh trùng, đặc biệt là tia tím, tử ngoại sẽ diệt tế bào tinh trùng

nhanh, duy chỉ có ánh sáng ánh trăng là an toàn

Vì vậy, trong bảo quản phải để tinh dịch trong bóng tối bằng lọ màu có bọc giấy

6 Các vật lạ

Đặc điểm của tinh trùng là ưa vật lạ, nếu trong

môi trường tinh dịch có vật lạ thì tinh trùng tiến tới tiết men Hyalumidase và đông vón tinh trùng, làm mất khả năng thụ thai

7 Các vi sinh vật

Nếu tinh dịch có vi sinh vật thì tinh trùng xem

chúng như vật lạ, một số vi sinh vật có khả năng thực bào làm cho tỉ lệ chết và kỳ hình tăng cao, sức sống của tinh trùng giảm Vi sinh vật tranh chấp chất dinh dưỡng với tinh trùng, do tế bào vi sinh vật không phân chia, sinh sản được nữa nên nó thải vào môi trường các chất độc hại đối với tinh trùng Vì thế phải bổ

sung kháng sinh trong pha chế môi trường để hạn chế

vi sinh vật nhưng không gây hại cho tinh trùng, ngoài

ra phải vô trùng cẩn thận

Trang 6

8 Không khí

Tinh trùng tiếp xúc với không khí dễ tăng quá

trình hô hấp yếm khí với nguyên liệu là glucose, các hydrat cabon và acid lactic có trong tinh dịch, thúc đẩy tinh trùng vận động mạnh, làm giảm sức sống

9 Ảnh hưởng cơ học

Bất kỳ sự rung động, xóc, lắc đều có hại cho tinh trùng như: bong xoang acrosome, đứt cổ, đứt mạch nối NH2-P, đứt đuôi làm vô giá trị tinh trùng Vì vậy phải nhẹ nhàng cẩn thận khi sử dụng tinh dịch

Câu 2:

Đối với gia súc trước ngày đẻ bao giờ cũng có

biểu hiện 1 số đặc điểm sinh lý đó là:

- Có hiện tượng sụp mông

- Bầu vú căng to, núm vú chĩa ra 2 bên và đen

- Mép âm môn phù nhão và sệ xuống

Qúa trình đẻ của gia súc có thể thuacj hiện theo 4 giai đoạn:

a Giai đoạn trước khi đẻ:

Giai đoạn này tử cung bắt đầu co bóp Khởi đầu của quá trình co bóp là co bóp từ đầu mút sừng tử

cung- than- cổ tử cung, làm cổ tử cung mở rộng Mỗi lần co bóp khoảng 1h Khoảng cách giữa 2 lần co bóp

là 20-30 phút Giai đoạn này gia súc có biểu hiện ăn kém, không ăn, đứng lên nằm xuống nhiều lần, đại tiểu tiện nhiều lần nhưng ít, phân nhão không tạo

khuôn Con vật có biểu hiện cơn rặn nhẹ Thời gian từ

Trang 7

khi co bóp đến khi cổ tử cung mở kéo dài, ngắn tùy thuộc vào loài:

b Giai đoạn đẩy thai

Thời kì này co bóp là mạnh nhất Thời gian giữa 2 lần co bóp là 1-5 phút, thời gian co bóp có thể là 1-2h Thai lúc này đã đi vào âm đạo Sự cọ sát giữa thai

và đường sinh dục lúc này là lớn nhất do đó đòi hỏi phải có 1 áp lực lớn mới có thể đẩy thai ra ngoài

Giai đoạn này gia súc có biểu hiện như: gò lưng rặn, đứng nằm không yên cuối thời kì này là sổ thai Đối với đại gia súc trước khi sổ thai là giai đoạn

vỡ ối Từ lúc vỡ ối đến khi sổ thai khoảng 15-30 phút Đối với lợn cơn rặn đẻ mạnh, từ khi sổ thai con 1 đến con2 khoảng 5-10 phút, lợn ngoại 10-30 phút/con, lai 5-10 phút/con Toàn bộ thời gian sổ thai khoảng 3h

Nếu ngoài thơi gian mà thai không ra đó là 1 biểu hiện của đẻ khó cần có biện pháp can thiệp kịp thời

c Giai đoạn bong nhau

Sau khi thai đã ra con vật vẫn còn cơn rặn nhẹ để tiếp tục đẩy nhau thai ra ngoài Thời gian bong nhau tùy thuộc vào loài gia súc:

Trang 8

Đối với động vật có kiểu nhau thai biểu mô đệm thời giai bong nhau khoảng 30-60 phút Đối với động vật có kiểu nhau thai núm thời gian bong nhau khoảng 6-12h <trâu bò, dê, cừu> Nếu ngoài thời gian trên mà nhau thai không ra đó là 1 biểu hiện của hiện tượng sát nhau

d Thời gian hồi phục tử cung

Sau khi nhau thai tống ra ngoài, tử cung dâng dần được hồi phục, ở giai đoạn đầu vẫn có hiện tượng dịch sản vẫn tiết ra ngoài, ở lợn sau 3 ngày dịch sản vẫn còn

Đối với trâu bò dịch sản vẫn tiết ít cho đến 18

ngày Hết thời gian dịch sản gọi đó là thời gian hồi phục hoàn toàn của tử cung Lúc này cổ tử cung đóng

Tử cung nhỏ dần trở về trạng thái sinh lý bình thường

Câu 3:

* Cơ chế của quá trình rụng trứng

Để quá trình chín và rụng trứng xảy ra là sự tăng

cường phân tiết LH

Vào thời điểm sắp rụng trứng sự tăng các thể tiếp

nhận LH sẽ dẫn tới tăng quá trình tổng hợp

Progesteron và PGF Các hoocmon này có tác dụng gây vỡ nang thông qua sự kích thích hoạt động của các cơ trơn nằm ở lớp màng ngoài buồng trứng hoặc làm tăng khả năng tổng hợp các enzim Plasma và

Hyaloronidaza làm tăng khả năng tan màng ngoài tế bào trứng

Trang 9

*Các hoocmon tham gia và thành tựu đạt được

trong quá trình gây trứng rụng nhiều

- Việc sử dụng LH và HCG trong gây rụng trứng

nhiều không chỉ làm tăng khả năng hình thành và phát triển bao noãn mà còn làm tăng khả năng rụng trứng

- PMSG và PGF dễ gây rụng trứng nhiều trên bò cũng

đã thu được những kết quả tương đối khả quan

- Bò được tiêm PMSG vào giữa chu kì động dục với liều 1500-2000 UI , sau 48h tiêm 2 liều 1,9mg PGF20 cách nhau 12h Với 24 bò được tiêm 18 con động dục trong vòng 5 ngày kể từ khi tiêm PGF20 Khi phẫu thuật kết quả cho thấy cả 24 bò đều có phản ứng mạnh

và có rụng trứng bình quân 13,2 TB trứng

- Một kết quả khác khi sd PMSP và PGF20 tiêm cho

10 bò và phối giống kết quả cho thấy đã có 141 trứng rụng và thu được 97 phôi đạt 69% tỉ lệ đậu phôi

* Thành tựu đạt được Sử dụng FSH để gây rụng

trứng nhiều trên bò cũng cho kết quả tương đối tốt

Theo Crister (1988) khi sử dụng FSH và eCG ( equin Chorionic Gonadotropin) để gây tụng trứng nhiều kết quả cho thấy đã có 10 thể vàng hình thành Tại VN gây rụng trứng nhiều trên bò sữa cũng cho thấy có 9-

10 thể vàng hình thành

Câu 4:

*Dịch nang trứng

Dịch nang trứng là dịch được chứa đầy trong

xoang của nang trứng cáp III kết hợp với các tế bào

Trang 10

hạt Có sự trao đổi dịch tự do giữa và nhiều thành

phần giữa máu và dịch nang trứng qua màng mềm

-Dịch nang trứng rất giàu hoocmon sinh sản như:

Testosteron, Estradiol và Progesteron Hàm lượng

hoocmon này trong dịch nang trứng cáo hơn nhiều so với trong máu Điều này không ngạc nhiên vì

Testosteron do tế bào Theca tạo ra được biến đổi

và Relactin được nhau thai tạo ra ở một số loài

-HCG (Human Chorionic Gonadotropin) được phân lập trong tử cung người phụ nữ có chửa, tác dụng của HCG giống như LH

- PMSG ( (Pregnant Mare Serum Gonadotropin) có tên gọi khác là eCG, cũng được tạo ra trong nội mạc

tử cung khi gia súc có chửa Về cơ bản PMSG có chức năng giống FSH và LH nó được tách từ HINC ( Huyết thanh ngựa chửa ) ở giai đoạn 90-120 ngày

Trang 11

- Lactogen nhau thai cũng được phân lập ở 1 số loài động vật như dê, cừu và bê Chức năng của chúng

giống Prolactin và hoocmon sinh trưởng

- Hàm lượng Progesteron đã được thể hiện giai đoạn đầu có chửa thấp hơn giai đoạn cuối có chửa

Câu 5:

Thường chọn bò GRTN thường là bò hướng sữa , giống cao sản ( do chi phí lớn do đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao người ta nên chọn loại có năng suất cao, có giá trị lớn về mặt kinh tế ) Các bò được chọn cho phôi phải đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Năng suất cao ổn định ( Nếu bò chuyên thịt phải

đảm bảo những đặc tính của giống như tầm vóc , màu sắc Nếu bò chuyên sữa thì đảm bảo đúng màu sắc sản lượng sữa )

+ Thể trọng dòng phẩm giống, sức khỏe tốt , nhanh nhẹn, đã được tiêm phòng định kì các bệnh trong quy định Không mắc bất kì khuyết tật nào về mặt di

truyền

+ Khả năng sinh sản tốt, quá trình sinh sản bình

thường , cơ quan sinh dục phát triển bình thường, thực hiện tốt quá trình dẫn tinh

+ Tuổi bò cho phối tốt nhất là từ 3-10 năm tuổi

+ Có chu kì động dục bình thường , biểu hiện rõ rang,

bò ít nhất được theo dõi 2 chu kì độbg dục trước đó với khoảng cách chu kì 20-21 ngày

Trang 12

+ Bộ phận sinh dục không bị viêm nhiễm, buồng

trứng mềm, kích thước phù hợp và hoạt động nhạy cảm

+ Bò được nuôi dưỡng, chăm sóc và wuanr lý tốt , có thể thực hiện tốt quá trình GTRN và thu phôi thuận lợi

- Gia súc nuôi con nhưng quá béo, nuôi trong chuồng chật, thiếu ánh sáng

- Ỉa chảy mãn tính cũng là nguyên nhân gây nên liệt

* Triệu chứng:

Triệu chứng của bại liệt sau khi đẻ gần giống như bại liệt trước khi đểLúc đầu gia súc đi lại khó khăn, lặc nhẹ một chi sau sau đó liệt một chi sau Nếu không can thiệp kịp thời bệnh sẽ tiến triển liệt cả 2 chi sau thậm chí liệt cả 4 chi, gia súc nằm bất động

Ở thể nhẹ (gia súc vẫn đi lại) gia súc vẫn ăn uống

bình thường, khi lắc chỉ bị liệt thưởng gia súc không

có phản xạ, thân nhiệt bình thường Thời gian biểu hiện bệnh kéo dài gia súc có biểu hiện ăn uống giảm, thậm chí không ăn Đối với trâu bò giảm nhai lại,

giảm nhu động dạ cỏ

Trang 13

*Phương pháp can thiệp

- Trường hợp 1: Thời gian đẻ đã lâu, gia súc non đã ăn tốt nên tiến hành cai con và tập trung điều trị mẹ

.Trường hợp con còn quá non chưa biết ăn hoặc ăn ít không thể tách con, ta phải tiến hành song song 2

việc:

+ Cho gia súc non bú định kỳ ( bú theo giờ trong suốt thời gian điều trị mẹ, số lần bú nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng lợi dụng thức ăn của gia súc non từ

nguồn thức ăn bên ngoài ) Tuyệt đối không được để gia súc non bú liên tục

+ Tăng khẩu phần ăn cho con mẹ đặc biệt tăng thức ăn giàu canxi, photpho, giàu protein Các loại thức ăn phải phù hợp với loài động vật và trạng thái sinh lý Đối với lợn có thể dùng thức ăn giàu ca/ p, giàu

protein như cho ăn cua, ốc, cá đồng, nên bổ sung vào khẩu phần Đối với đại gia súc tăng thức ăn cỏ non, cám và khoáng

+ Ngoài biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng ta nên kết hợp điều trị bằng thuốc: thuốc thuộc nhóm giàu canxi như : Polycanxxi, gluconatcanxxi, Canxiclorua,

Canxifor Trợ lực bằng thuốc VTM ADE

-Trường hợp 2:

Gia súc non đã biết ăn nên tiến hành cai con, tăng chế

độ nuôi dưỡng cho cả mẹ và con Nhiều trường hợp sau khi cai con, tăng khẩu phần ăn cho mẹ chỉ sau một thời gian ngắn gia súc sẽ hồi phục lại

Trang 14

-Trường hợp 3: Gia súc liệt nặng ( liệt hai chi sau

hoặc liệt toàn thân ), không thể đi lại hoặc đi lại khó khăn ta cần tiến hành điều trị theo phương pháp sau: + Khống chế gia súc : Không để gia súc nằm một bên trong suốt thời gian điều trị mà phải thường xuyên

thay đôit tư thế nằm Nếu gia súc bị liệt 4 chi nên thực hiện khống chế võng trong suốt thời gian điều trị

Gluconatcanxi (TB hoặc TM) Lớn : 20 ml/con lần

+ Thường xuyên tập cho gia súc vận động Ngoài

phương pháp trên ta nên kết hợp điều trị bằng phương pháp châm cứu phối hợp cũng cho hiệu quả đặc biệt ở thể nặng Châm vào các huyệt sau:

Trang 15

*An thận: giữa đốt SH1 và SH2

*Bách hộichỗ lõm SH cuối và SK đầu tiên

*Vĩ căn: điểm giữa SK cuối và SĐ1

*Truy phong: chỗ lõm phía ngoài xương bản chân

+ Do sót nhau và sát nhau gây nên

+ Do can thiệp trong quá trình để lôi móc bóc thai + Do kỹ thuật phối giống (dụng cụ và kỹ thuật đưa

không đảm bảo đúng kỹ thuật )

+Do bảo lưu thể vàng

+ Nhiễm khuẩn ngược do vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thân thể không tốt

*Triệu chứng

Triệu chứng chung của bệnh phụ thuộc vào mức

độ viêm và thể viêm, thông thường viêm tử cung có 2 thể sau

a.Viêm niêm mạc (viêm ca ta)

là một quá trình chủ yếu xảy ra trên bề mặt niêm mạc từ cung triệu chứng của thể viêm này rất khó phát hiện gia súc vẫn ăn trong bình thường thân nhiệt ít

thay đổi các tập tính sinh hoạt hầu như ít thay đổi so

Trang 16

với trang thái sinh lí bình thường Nếu quan sát kỹ gia súc có biểu hiện chảy dịch màu đục (có thể đặc hoặc loãng) như nước vo gạo ít có mùi hôi thối quá trình thải dịch này nhiều nhất ở giai đoạn trước động dục cũng như trong thời kỳ động dục (đây là 1 điểm cần lưu ý khi chẩn đoán hầu hết các trường hợp viêm tử cung có mà không cho kết quả đậu thai (kể cả phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo)

b, Viêm tương mạc

Viêm tương mạc là 1 thể của viêm cata chuyển sang đây là 1 biểu hiện của viêm sâu qua niêm mạc vào cơ thể và tương mạc Triệu chứng chung là gia súc sốt cao trâu bò sốt cao 38-39oC 40độ C, lợn 40-41oC, gia súc ăn uống kém, gầy sút

Trâu bò thường có biểu hiện giảm nhu động dạ dày Mép âm môn có dịch màu đỏ chảy ra, mùi thối khắm bết vào đuôi Nhiều trường hợp do viêm tương mạc dẫn đến viêm phúc mạc hoặc viêm kết dính vào các tổ chức khác

phối giống

- Đối với lợn

Trang 17

Hiện nay Phương pháp chẩn đoán viêm tử cung của lợn còn gặp nhiều khó khăn, người ta chỉ căn cứ vào hai yếu tố

+ Phối giống nhiều lần mà vẫn không đậu thai kể

cả giao phối tự nhiên cũng như thụ tinh nhân tạo

+ Xem dịch chảy ra ở mép âm môn

Ở thể viêm cata dịch thường tiết ra nhiều trước và trong thời kỳ động dục ,dịch loãng hoặc đặc quánh có màu trắng tựa nước vo gạo nhiều khi bết vào đuôi và mông Mọi trạng thái sinh hoạt khác của gia súc hầu như bình thường

Ở thể viêm tương mạc lợn thường gầy sút, ăn

kém, sốt, dịch sản cháy liên tục có máu và mùi thối khắm bết vào bẹ đuôi, mông, có nhiều ruồi bâu bám

- Đối với trâu bò

Ngoài Phương pháp chẩn đoán viêm tử cung

tương tự như chẩn đoán viêm tử cung ở lợn người ta còn chẩn đoán viêm tử cung ở trâu bò bằng phương pháp khám qua trực tràng Đây là phương pháp đơn giản có độ chính xác cao Trâu bò bị viêm tử cung khi khám tử cung qua trực tràng ta có cảm giác tử cung to hơn, tử cung chắc và cứng hơn so với trạng thái sinh

lý bình thường cũng như khi động dục Khi vuốt nhẹ

tử cung từ trong ra ngoài dịch chảy ra mép âm môn có màu Màu sắc cũng như mùi của dịch tùy thuộc mức

độ viêm Viêm thể cata dịch thường màu trắng ít hôi tanh, ở thể viêm tương mạc dịch thưởng có màu hồng, mùi hội tanh bết vào bẹ đuôi và mông

Trang 18

-Bơm dung dịch Rivanol hoặc Lugol 1/1000 liều 100-150 ml bơm ngày 1 lần

Sau khi bơm 1 trong các dung dịch nói trên 2-3 ngày ta tiến hành thụt kháng sinh Nhóm thuốc kháng sinh sử dụng là penyxillin 4000000- 5000000 UI

2.Đối với trâu bò

Phương pháp điều trị viêm tử cung ở trâu bò đơn giản hơn so với lợn: chúng ta cũng có thể dùng các dung dịch thông thụt tử cung như dùng cho lợn nhưng sau mỗi lần thông thụt nên đưa tay vào trực tràng để kích thích cho dịch chảy ra Một lúc có thể thực hiện

Trang 19

được nhiều lần rửa kể sau đó bơm kháng sinh vào tử cung

Ngoài các phương pháp trên ta có thể thực hiện phương pháp phong bế novocain hoặc hỗn hợp thuốc :

có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây tiêm (dùng

cho trâu bò)

+ Phong bế novocain vào 1 trong 2 vị trí sau

Điểm 1: Gây tê dưới xương cũng bằng dung địch novocain 5%(dùng kim 12cm) đâm vào điểm giữa

giữa đốt sống lưng cuối và đốt sống khum 1 Phong bế liều 100-150 ml, Tiêm ngày 1 lần , tiêm 3-5 ngày

Điểm 2 : Giây tê hội âm bằng dung dịch novocain 5% Chọc kim vào điểm giữa khấu đuôi và hậu môn , dùng kím 7-12 cm bơm với liều 100 ml, Tiêm ngày 1 lần ,tiêm 3-4 ngày

Điểm 3 Đưa thuốc vào màng treo rộng

Dùng kim dài 7cm đâm vào điểm giữa giữa u

xương ngồi và xương cánh chậu, mỗi bên tiêm 25 ml Ngày tiêm 1 lần tiêm 3-5 ngày liên tục

- Trường hợp viên tương mạc

Phương pháp điều trị viêm tương mạc tử cung nên

sử dụng đồng thời nhiều biện pháp

Trang 20

+ Rửa tử cung bằng một trong các dung dịch rửa như rửa tử cung trong trường hợp viêm niêm mạc tử cung Phương pháp thông thụt được tiến hành như

điều trị viêm tử cung thể cata ở trâu bò và lợn

+Tiêm kháng sinh liều cao để chống hiện tượng viêm kế phát, viêm kết dính và hoại tử Thuốc dùng để điều trị có thể sử dụng nhóm penycillin hoặc nhóm thuốc có phổ rộng

+Tiêm thuốc trợ lực kết hợp với nâng cao chế độ nuôi dưỡng chăm sóc

Có thể vừa kết hợp phương pháp thông thụt tử cung, tiêm kháng sinh với việc phong bế novocain vào các điểm thì hiệu quả điều trị cao

Câu 8:

Phương pháp chẩn đoán gia súc động dục:

Khi gia súc động dục bao giờ cũng kèm theo hàng loạt những biến đổi về mặt sinh lý Nhờ sự biến đổi mà ta có thể biết gia súc động dục Phương pháp chẩn đoán gia súc động dục hiện nay có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp:

1.Phương pháp thị sát:

Tức là quan sát sự biến đổi về mặt sinh lý: trạng thái, cơ quan sinh dục Khi động dục gia súc thường kêu rống, phá chuồng, nhảy lên con khác, ăn kém

hoặc bỏ ăn, cơ quan sinh dục sung huyết to hơn bình thường màu đỏ hoặc có dịch nhầy ( trâu bò)

2 Phương pháp đực thí tình:

Trang 21

đây là phương pháp chính xác, qua đực thí tình ta

có thể nhận biết gia súc động dục và động dục ở thời

điểm nào Phương pháp này áp dụng tốt nhất ở những

nơi nuôi tập chung với quy mô lớn: phương pháp này

có hiệu quả phối giống cao nhất Nguyên tắc của đực

thí tình là không làm mất tính dục của con đực mà là

làm thay đổi vị trí của bao dương vật trệch một góc 45

độ so với vị trí ban đầu Cách làm đực thí tình trình

bày thêm

3 Phương pháp khám qua trực tràng:

Phương pháp này thường chỉ áp dụng đối với đại

gia súc Qua sự thay đổi hình dạng và kích thước của

tử cung mà ta nhận biết gia súc động dục vào thời

điểm phối giống thích hợp

4 Phương pháp sinh khiết màng nhầy âm đạo:

Do khi động dục màng niêm mạc có sự bong ra

các tế bào, các tế bào này thường thay đổi về hình

thái, kích thước, về cấu tạo so với bình thường.Chính có sự khác biệt đó ta

có thể nhận biết chính xác thời điểm động dục ở gia

súc.Phương pháp này cũng thường sử dụng trên đại

gia súc

Cách làm: lấy 1 ít niêm dịch âm đạo phết lên

phiến kính để khô sau đó nhuộm bằng thuốc nhuộm

eosin(thuốc nhuộm giống thuốc nhuộm tiêu bản bệnh

ly).Giai đoạn trước động dục:tế bào có dạng tròn và

có nhân lớn

Trang 22

Giai đoạn chịu đực:tế bào có dạng hình đa giác hoặc dẹp,nhân nhỏ hay không có nhân

5 Phương pháp dùng Ostromet(ôm kế):

Do tính hưng phấn của màng thay.đổi tuỳ thuộc vào trạng thái sinh ly.Nhờ sự thay đổi đó mà ta biết gia súc động dục

Phương pháp này chỉ áp dụng trên đại gia súc

6 Phương pháp xác định hàm lượng ostrogen

trong huyết thanh

Chỉ số xác định là hàm lượng ostradiol.Khi động dục hàm lượng này đạt mức 13±4mg%

• Thành phần của tinh thanh

TP của tinh thanh chủ yếu là nước và 1 phần nhỏ là vật chất khô Vật chất khô chủ yếu có trong tinh thanh là:

Trang 23

+ Glyxeril photphorin cholin : Đây là chất có trong phó dịch hoàn , ở cừu chất này rất nhiều, trâu bò lợn chất này ít Chất này có dạng hơi nhầy Tác dụng của chất này là giữ cho áp lực keo của tinh trùng

+ Axit Oltric : Chất này có nhiều ở tinh thanh của nhiều loài , nó do tuyến Cawper tiết ra Tác dụng của axit này là làm đặc tinh trùng và tham gia vào quá trình duy trì độ pH của tinh ( chính vì vậy khi đưa tinh dịch lên phiến kính dễ bị khô)

+ Đường Fructoza : Sự hoạt động của tinh trùng

nguồn năng lượng chủ yếu lấy từ đường fructoza Lượng fructoza chủ yếu có nhờ sự phân tiết của các tuyến sinh dục phụ ( quá trình phân giải đường phải nhờ 1 men)

+ Indilol : Đây là 1 chất có nhiều ở lợn , các động vật khác ít hơn, nó do tuyến cawper nrrn nó có

dạng màu trắng kết tinh Tác dụng của Indilol đối với tinh trùng là bảo vệ gốc SH của AND

+Ergothionin : đây là chất tiết của tuyến cawper Tác dụng: là năng lực đệm đối với môi trường

-Ngoài ra trong tinh thanh còn có chứa 1 số men mặc

dù số lượng ít như : men proteoletic , Photphattaza, Glucosinaza Các nguyên tố vi và đa vi lượng khác

* Ảnh hưởng của tinh thanh tới quá trình bảo tồn:

- Tinh thanh có trong tinh dịch nó có tác dụng pha

loãng tinh dịch kích thích tinh trùng hoạt động mạnh sau khi đi ra khỏi dịch hoàn giúp tinh trùng vận động

Trang 24

tốt trong đường sinh dục con cái tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai

- Những ảnh hưởng không tốt của tinh thanh đối với quá trình bảo tồn tinh

+ Không đủ năng lượng đường để kéo dài thời gian bảo tồn tinh

+ Kích thích tinh trùng hoạt động mạnh làm giảm thời gian bảo tồn

• Biện pháp khắc phục

+ Loại bỏ tinh thanh ngay trong quá trình lấy tinh

+ Dùng môi trường nuôi tinh để thay thế tinh thanh ,

nó không chỉ làm tang lượng tinh dịch mà còn đảm bảo tinh trùng hoạt động bình thường và kéo dài thời gian bảo tồn

+ Tùy loài gia súc mà chọn MT nuôi tinh phù hợp

Câu 10:

• Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có liên quan tới sức hoạt động của tinh

trùng Ở nhiệt 5oC hầu như tinh trùng ngừng hoạt

động (trạng thái tiềm sinh Anabioz) , Khi dưa nhiệt độ lên >10oC tinh trùng hoạt động trở lại bình thường Nhiệt độ từ 38- 41 tinh trùng hoạt động là mạnh nhất, song tgian sống là ngắn nhất

+ Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ kìm hãm quá trình sống của tinh trùng, song nếu nhiệt độ xuống quá đột ngột

dễ dẫn đến hình tượng kích ngất muốn kéo dài tgian bảo tồn phải làm cho tinh trùng không hoạt động (

trạng thái tiềm sinh)

Ngày đăng: 16/03/2024, 01:18

w