1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nhóm 8 trả công lao động

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Trả Phúc Lợi Tại Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel
Tác giả Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Bùi Hạ Vi
Người hướng dẫn Nguyễn Hồng Châu Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (6)
    • 1.1 Khái niệm và sự cần thiết của trả phúc lợi trong doanh nghiệp (6)
      • 1.1.1. Khái niệm trả phúc lợi trong doanh nghiệp (6)
      • 1.1.2. Sự cần thiết của trả phúc lợi trong doanh nghiệp (6)
    • 1.2. Các loại phúc lợi trong doanh nghiệp (7)
      • 1.2.1. Phúc lợi theo quy định của pháp luật (7)
      • 1.2.2. Phúc lợi tự nguyện (9)
      • 1.2.3. Các khoản có tính chất trả phúc lợi trong doanh nghiệp (11)
    • 1.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp (11)
      • 1.3.1. Mục tiêu của chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp (11)
      • 1.3.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp (12)
      • 1.3.3. Các bước xây dựng chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (12)
    • 2.1. Giới thiệu về tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel (13)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel (13)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (14)
      • 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viettel (15)
      • 2.1.4. Đặc điểm nhân lực tại Viettel (17)
      • 2.1.5. Logo và Slogan (18)
    • 2.2. Thực trạng các chương trình phúc lợi tại Viettel (19)
      • 2.2.1. Phúc lợi bắt buộc tại Viettel (19)
      • 2.2.2. Phúc lợi tự nguyện tại Viettel (26)
    • 2.3. Xây dựng và tổ chức phúc lợi tại Viettel (29)
      • 2.3.1. Mục tiêu của tổ chức chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel (29)
      • 2.3.2. Các bước xây dựng chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel (30)
      • 2.3.3. Tổ chức thực hiện chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel (31)
    • 2.4. Đánh giá các chương trình phúc lợi tại Viettel (32)
      • 2.4.1. Ưu điểm (32)
      • 2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân (33)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ (0)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra một loạt các chính sách mới nhằm đổi mới toàn diện nền kinh tế, bao gồm: cải cách giá lương tiền, mở rộng kinh tế nhiều thành phần, đổi mới quản lý nhà nước, mở cửa hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, kế hoạch cải cách giá – lương – tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp vá giữa cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thờigian cuối năm 1985 và năm 1986, song chính điều này đã làm cho các cấp các ngành nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để. Mô hình cũ phải bị chấm dứt hoàn toàn. Trên cơ sở đó cùng với những biến chuyển chính trị toàn cầu như việc kinh tế Khối Warszawa lâm vào trì trệ, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới lịch sử . Hội nghị Trung ương 8 khóa V được coi là “bước đột phá thứ hai” về tư duy lý luận trên lĩnh vực lưu thông, phân phối với nét nổi bật là thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm và sự cần thiết của trả phúc lợi trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm trả phúc lợi trong doanh nghiệp

Phúc lợi là các loại bảo hiểm, tiền hưu trí, học bổng, và các chương trình có liên quan đến sức khoẻ cũng như sự an toàn, các lợi ích khác của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, bao gồm cả những khoản thù lao tài chính nhất định mà người lao động sẽ nhận được ngoài các khoản thù lao chính Và hầu hết các tổ chức hiện nay đều nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng cho việc cung cấp những chế độ đãi ngộ nhân viên này cho người lao động.

1.1.2 Sự cần thiết của trả phúc lợi trong doanh nghiệp

Trả phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho người loa động như hỗ trợ tiền mua nhà, tiền khám chữa bệnh; làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động cảm thấy phấn chấn, góp phần tuyển mộ và giữ gìn lực lượng lao động có trình độ cao; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.

Trả phúc lợi là phương tiện cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, đồng thời xoá bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, lao động chân tay và lao động trí óc.

Việc tăng cường trả phúc lợi trở nên cần thiết để nhà nước có thể đáp ứng những nhu cầu của người dân Trả phúc lợi phải tập trung vào những vấn đề cần thiết nhất của người lao động, bảo đảm các thành phần kinh tế được công bằng và khuyên khích người lao động tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trả phúc lợi có tác dụng hậu thuẫn, phát huy công năng, kích thích tiềm năng, có ảnh hưởng trực tiếp tới phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các loại phúc lợi trong doanh nghiệp

1.2.1 Phúc lợi theo quy định của pháp luật

Là sự đảm bảo về vật chất cho người lao động thông qua các chế độ cảu bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình của họ.

Tại Việt Nam từ 01/7/2019, doanh nghiệp đóng 17% mức tiền lương hàng tháng, trong đó 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, người lao động đóng 8% tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật. a, Bảo hiểm y tế thực hiện trên 5 nguyên tắc:

Bảo hiểm chia sẻ rủi ro với những người tham gia bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế xác định theo tỷ lệ %cảu tiền lương, lương hưu, tiền trợ cấp.

Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia.

Chi phí khám, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.

Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu chi, được Nhà nước bảo hộ. b, Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế

Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế

Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.

Tài trọ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

1.2.1.3 Bảo hiểm thất nghiệp a, Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền đang thịnh hành.

Nguyên tắc cảu bảo hiểm thất nghiệp là bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. b, Các chế độ

Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động. c, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trọ đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc và chi phí quản lý

Quỹ được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo trợ.

Người lao động đóng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 1% tổng quỹ tiền lương tháng cảu nhữn người tham gia bảo hiểm này, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% qũy tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và mỗi năm chuyển một lần.

1.2.1.4 Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người bị tai nạn lao động phải được chữa trị kịp thời và chăm sóc chu đáo Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.

Người lao động đóng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 0,5% tiền lương tháng.

1.2.1.5 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội a, Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hình thành từ các nguồn sau:

- Người sử dụng lao động và người lao động đóng theo quy định nhà nước với một tỷ lệ so với tổng quỹ tiền lương và tiền lương hàng tháng.

- Tiền sinh lợi của hoạt động đầu tư từ quỹ

- Hỗ trợ của Nhà nước

- Các nguồn thu hợp pháp khác b, Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội.

Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp, thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng tối thiểu chung.

1.2.2.1 Các loại phúc lợi bảo hiểm a, Bảo hiểm sức khoẻ: trả cho việc ngăn chặn bệnh tật cho người lao động; thời hạn hợp đồng là 1 năm; đói tượng là con người 9tính mạng, thân thể, ). b, Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình người lao động khi người lao động qua đời; đóng khoản phí định kỳ theo thời gian thỏa thuận trước (5 năm, 10 năm ). c, Bảo hiểm mất khả năng lao động: Một số doanh nghiệp cung cấp loại bảo hiểm này cho người lao động mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhiệm.

1.2.2.2 Các loại phúc lợi đảm bảo a, Bảo đảm thu nhập: là khoản tiền trả cho người lao động bị mất việc, lý do từ phía doanh nghiệp. b, Bảo hiểm hưu trí: là khoản tiền trả cho người lao động làm cho doanh nghiệp đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu.

1.2.2.3 Trả tiền cho những thời gian không làm việc

Là khoản tiền trả cho những thời gian người lao động không làm việc do thoả thuận ngoài mức quy định của pháp luật như: nghỉ phép, nghỉ giữa ca,

1.2.2.4 Phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt

Là dịch vụ nhằm trợ giúp cho nguồi lao động thự hiện lịch làm việc linh hoạt.

5 dạng phúc lợi linh hoạt phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam:

-Mặc thường phục 1 ngày trong tuần

-Giờ làm việc linh hoạt

-sắp xếp giờ nghỉ trưa

-Làm việc theo kết quả

1.2.2.5 Các loại dịch vụ cho người lao động a, Dịch vụ bán giảm giá

Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người lao động với gái rẻ hơn mức bình thường hay phương thức thanh toán ưu đãi hơn sơ với khách hàng. b, Hiệp hội tín dụng

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp

1.3.1 Mục tiêu của chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp

 Duy trì và nâng cao năng suất lao động;

 Thực hiện chức năng xã hội cảu phúc lợi đối với người lao động;

 Đáp ứng đòi hởi cua đại diện người lao động và nâng cao vai trò điêu tiết của Chính phủ;

 Duy trì mức sống vật chất và tinh thần của người lao động.

1.3.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp

Chương trình phải vừa có lợi cho người lao động và người sửu dụng lao động (doanh nghiệp).

Chương trình phải có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí thực hiện phải nằm trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Chương trình phải được xây dựng rõ ràng, đẽ hiểu, thực hiện một cách công bằng, vô tư, công khai.

Chương trình xây dựng phải được người lao động tham gia và ủng hộ nhiệt tình.

1.3.3 Các bước xây dựng chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp

Bước 1: Thu thập các dữ liệu về giá cả chủ yếu cảu tất cả các mặt hàng và dịch vụ trên thị trường.

Bước 2: Đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể thực hiện được tất cả các loại phúc lợi trong kỳ tới.

Bước 3: Đánh giá từng loại phúc lợi và dịch vụ bằng điểm theo cách yếu tố: yêu cầu cảu pháp luật, nhu cầu và sự lựa chọn của người lao động và doanh nghiệp.

Bước 4: Đưa ra quyết định về phương án tối ưu kết hợp giữa các loại phúc lợi và dịch vụ khác nhau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI TẠI

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Giới thiệu về tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

2.1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường được biết đến dưới tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel, là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989 Trụ sở chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Cho đến nay, tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cả nước khi cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi Trong đó, Viettel đạt được hơn 1.78 triệu tỷ đồng doanh thu, 334 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, 134 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu.

Hình 1 Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam

Năm 2019, tập đoàn được vinh danh là Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét về số thuê bao cũng như lọt Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét theo doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel cũng được xác định vào khoảng 4.3 tỷ USD – tương đương với Top 500 thương hiệu lớn nhất trên toàn thế giới

Hiện tại, Viettel có 63 chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành Việt Nam, 3 chi nhánh đại diện ở nước ngoài Tập đoàn cũng có 17 công ty con với vốn điều lệ từ 50% đến 100% cùng 10 công ty liên kết hợp tác kinh doanh

Trong 2022, doanh thu của Viettel đạt 163,8 nghìn tỷ đồng Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Viettel được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Dưới đây là lịch sử hình thành chi tiết của viettel

 Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viette

 Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế

 Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại Cameroon và Bitel

 Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấp dịch vụ 4G

 Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam

 Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội

 Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà Nội

 Tháng 7/2019: Bước chân vào thị trường xe công nghệ với ứng dụng MyGo

 Năm 2020: Viettel được Vietnam Report xếp hạng thứ 65/500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

 Năm 2021: Theo Brand Finance, Viettel được định giá thương hiệu hơn 6 tỷ USD đứng thứ 10 châu Á và thứ 24 thế giới, tăng 4 bậc trên toàn cầu so với năm 2020

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viettel

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel được quy định tại Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Ban hành bên cạnh Nghị định 05/2018/NĐ-CP

Theo đó, cơ cấu tập đoàn bao gồm các vị trí:

 Chủ tịch/Tổng Giám đốc.

 Các Phó Tổng Giám đốc.

 Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ.

Số lượng Phó Tổng giám đốc không được vượt quá 5 người Trong trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung nhân sự quản lý cần làm đơn đề nghị lên Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng xem xét

Những cá nhân đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc do Nhà nước, quân đội tuyển chọn, đề cử Ví dụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đương nhiệm năm 2022 là Đại tá Tào Đức Thắng Ông đã gắn bó nhiều năm tại Viettel với các vị trí quan trọng như Phó Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Tổng Giám đốc – Tổng Công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm 2015. Đại tá Tào Đức Thắng chính thức trở thành Chủ tịch – Tổng giám đốc tập đoàn Viettel từ ngày 1/1/2022

Theo báo cáo chuyên đề tái cơ cấu Viettel đến năm 2015, tập đoàn từng minh chứng tính ưu việt của mô hình trên Cụ thể, ban giám đốc là bộ phận chỉ đạo trung tâm, điều hành xuyên suốt mọi hoạt động từ tập đoàn xuống các cấp cơ sở Từ đó, công ty mẹ không chỉ trực tiếp sản xuất kinh doanh mà còn định hướng, kiểm soát đơn vị thành viên thông qua chính sách tài chính, nhân sự, đầu tư…

2.1.4 Đặc điểm nhân lực tại Viettel

 Tính đến hết năm 2020, Viettel có khoảng hơn 50000 nhân viên làm việc cho tập đoàn ở tất cả các vị trí và bộ phận.

 Quy mô nguồn nhân lực của Viettel là khá lớn.

 Ngoài ra, mỗi năm, Viettel có khoảng 200000 CTV tham gia vào các khâu hỗ trợ của hoạt động kinh doanh trên khắp cả nước.

B Cơ cấu nhân lực của công ty

Theo độ tuổi: Độ tuổi bình quân của toàn cán bộ công nhân viên công ty Viettel khá trẻ, đa phần là dưới 40 tuổi.

Theo trình độ đào tạo: Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực trong công ty

Viettel không phải là thuộc loại cao Số nhân lực có trình độ học vấn cử nhân đại học, cử nhân cao đẳng và thấp hơn chiếm đại đa số; số nhân lực có trình độ học vấn là trình độ sau đại học chiếm tỉ lệ nhỏ.

Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực đã qua đào tạo Cơ cấu và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại công ty Viettel bao gồm khối ngành kinh tế, khối ngành kỹ thuật là chủ yếu.

Theo khía cạnh khác: Do đặc thù công việc kinh doanh ngành viễn thông, nên thực tế cơ cấu lao động theo giới tính ở Viettel có tỷ lệ nam giới chiếm đa số. Đa số nhân viên lao động trong công ty Viettel được tuyển dụng vào làm việc với hình thức hợp đồng lao động, số còn lại là cán bộ chủ chốt của công ty, bao gồm cán bộ các chi nhánh của Viettel và cán bộ quốc phòng - vì Viettel là công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Quân đội, trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

Logo mới của Viettel có màu sắc chủ đạo là màu đỏ với ý nghĩa của sự trẻ trung, khát khao, đam mê và năng động Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ tổ quốc, của niềm tự hào dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương hiệu Viettel.

Logo mới lược bỏ “dấu ngoặc kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng biệt Đây cũng là cách thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty viễn thông trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số Hình khối của logo được giản lược và sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện. Được xây dựng với cấu trúc mở, slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là “Your way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”.

Hình 2: Logo và Slogan của Viettel

Thực trạng các chương trình phúc lợi tại Viettel

2.2.1 Phúc lợi bắt buộc tại Viettel

Theo quy định của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, các phúc lợi bắt buộc dành cho người lao động bao gồm:

Bảo hiểm xã hội là một trong những phúc lợi quan trọng nhất mà người lao động được hưởng Tại Viettel, người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc TNLĐ-BNN, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. a Trợ cấp ốm đau

Trợ cấp ốm đau tại tập đoàn viễn thông Viettel là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng khi có hoàn cảnh bị ốm đau, dưỡng sức, phẫu thuật, chữa bệnh, điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà Để hưởng trợ cấp ốm đau, người lao động phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc đang bảo lưu thời gian đóng.

- Đã đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong 6 tháng liên tục trước khi bị ốm đau.

- Có giấy chứng nhận nghỉ việc do bác sĩ khám, chữa bệnh hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Mức trợ cấp ốm đau bằng 75% mức lương đóng BHXH hàng tháng, được trả từ ngày thứ 15 trở đi nếu ốm đau dưới 14 ngày, hoặc từ ngày đầu tiên nếu ốm đau từ 15 ngày trở lên Người lao động phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ cấp ốm đau cho cơ quan BHXH trong vòng 15 ngày kể từ ngày nghỉ việc do ốm đau. b Trợ cấp thai sản Đối tượng hưởng là người lao động nữ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà sinh con, nuôi con nhỏ, nhận con nuôi, nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi Điều kiện hưởng là đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng liên tục trước khi sinh con, nuôi con nhỏ, nhận con nuôi Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức lương đóng BHXH hàng tháng, được trả trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định, tối đa là 6 tháng Ngoài ra, người lao động còn được hưởng một lần tiền trợ cấp sinh con bằng 2 tháng lương tối thiểu chung c Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhân viên tại Viettel được hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo các điều kiện sau:

1 Trợ cấp tai nạn lao động: Nếu nhân viên gặp tai nạn lao động trong quá trình làm việc, họ sẽ được hưởng trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ bản

- Nếu bị thương nhẹ, trợ cấp sẽ được tính theo tỷ lệ 75% mức lương cơ bản

- Nếu bị thương nặng hoặc gặp tình trạng tàn tật vĩnh viễn, trợ cấp sẽ được tính theo tỷ lệ 100% mức lương cơ bản

2 Trợ cấp bệnh nghề nghiệp: Nếu nhân viên mắc phải bệnh nghề nghiệp do công việc tại Viettel, họ sẽ được hưởng trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ bản.

- Trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ 5% đến 100% mức lương cơ bản, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh Để được hưởng các khoản trợ cấp này, nhân viên cần phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là nhân viên của Viettel đã ký hợp đồng lao động với công ty - Gặp tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc tại Viettel - Có giấy khám và chứng từ liên quan khi điều trị hoặc khám bệnh. b Trợ cấp hưu trí

Nhân viên tại Viettel được hưởng trợ cấp hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội Việt Nam Trợ cấp này được tính bằng một phần trên tổng lương và phụ cấp thâm niên trong suốt thời gian làm việc tại Viettel và phụ thuộc vào số năm đã đóng bảo hiểm

Tùy vào mức độ đóng bảo hiểm và tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, thời gian nghỉ hưu và mức độ trợ cấp sẽ khác nhau Nhưng chung quy lại, mức độ trợ cấp hưu trí của nhân viên tại Viettel rất hấp dẫn và đáng khen ngợi Để được hưởng trợ cấp hưu trí tại Viettel, nhân viên phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:

- Là nhân viên của Viettel và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ

- Tuân thủ các quy định về đóng bảo hiểm xã hội, lương, thưởng của công ty

- Có đủ tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng bảo hiểm xã hội yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nộp đơn xin nghỉ hưu và cung cấp các văn bản liên quan khi cần thiết. Đối tượng hưởng là người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà nghỉ hưu theo quy định Điều kiện hưởng là đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên đối với nam, 15 năm trở lên đối với nữ, và đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định Mức trợ cấp hưu trí được tính theo công thức quy định, dựa trên thời gian đóng BHXH và mức lương đóng BHXH hàng tháng. b Trợ cấp tử tuất Đối tượng hưởng là người lo mai táng và thân nhân của người lao động chết Điều kiện hưởng là người lao động chết đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên, hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

Mức trợ cấp tử tuất gồm hai loại: trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết, được trả cho người lo mai táng Trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương đóng BHXH hàng tháng, được trả cho thân nhân của người lao động chết theo thứ tự ưu tiên quy định.

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm giúp người lao động được chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau, bệnh tật Tại Viettel, người lao động được tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Tại Viettel, người lao động được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế bắt buộc bằng cách trừ trực tiếp vào lương hàng tháng Người lao động cũng có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho bản thân và thân nhân của mình.

Như mọi công ty khác, nhân viên tại Viettel cũng được tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội Việt Nam Để được hưởng bảo hiểm y tế, nhân viên cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:

1 Là nhân viên của Viettel và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

2 Được ký hợp đồng lao động chính thức và thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội sau hợp đồng lao động.

Bảo hiểm y tế sẽ bảo đảm cho nhân viên các chi phí khám chữa bệnh, mua thuốc và các chi phí chăm sóc sức khỏe khác Mức đóng bảo hiểm y tế của nhân viên tại Viettel phụ thuộc vào mức lương thực nhận của nhân viên và được tính theo tỷ lệ % trên mức lương đó.

Xây dựng và tổ chức phúc lợi tại Viettel

2.3.1 Mục tiêu của tổ chức chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel

Chương trình phúc lợi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của người lao động, giúp người lao động phòng ngừa, chữa trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tham gia lao động Tại Viettel, nguồn nhân lực chính là tài sản quan trọng nhất nên việc đảm bảo cho mọi CBNV được thăm khám sức khoẻ định kỳ là việc quan trọng thường niên Khám sức khỏe định kỳ không chỉ là phương pháp kiểm tra và đánh giá tổng quát về tình hình sức khỏe của người lao động mà còn thể hiện sự quan tâm đúng mực của Viettel đến đời sống và sức khỏe của nhân viên.

Hoạt động tổ chức chương trình phúc lợi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là một trong những chính sách phúc lợi dành cho người lao động được Viettel triển khai hàng năm (6 tháng/lần) Chương trình được thực hiện nghiêm túc thông qua việc lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín (như Bệnh viện đa khoa Hà Thành khám sức khỏe cho nhân viên Viettel các tỉnh Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh; Đồng bằng sông Hồng: Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương,

Hà Nam, KV Hà Nội; Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ,….) với đa dạng các nội dung khám như: Khám tổng quát, xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát, chụp X quang ngực thẳng… Thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ, Viettel sẽ có những cơ sở để điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự an tâm làm việc, giúp Ban quản lý có thể thấu hiểu thể trạng sức khỏe của nhân viên, đồng thời nâng cao năng suất làm việc của nhân viên từ đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty.

2.3.2 Các bước xây dựng chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel

Xây dựng một chương trình phúc lợi khám sức khoẻ cho nhân viên tại Viettel hoặc bất kỳ tổ chức nào khác là một phần quan trọng của việc quản lý tài nguyên con người và đảm bảo sức khỏe và sự hạnh phúc của nhân viên Dưới đây là một số bước để xây dựng chương trình phúc lợi khám sức khoẻ:

1 Đánh giá nhu cầu của nhân viên: Tổ chức cuộc khảo sát hoặc cuộc gặp gỡ nhân viên để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ về dịch vụ khám sức khỏe Điều này có thể bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quan, xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng tim mạch, kiểm tra mắt và tai, kiểm tra nha khoa và các loại dịch vụ sức khỏe khác.

2 Xác định nguồn tài chính và nguồn lực: Xác định nguồn tài chính có sẵn để hỗ trợ chương trình phúc lợi khám sức khỏe Điều này có thể bao gồm kinh phí cho các loại xét nghiệm và kiểm tra, hoặc việc hợp tác với các bệnh viện và cơ sở y tế.

3 Thiết kế chương trình: Dựa trên thông tin từ bước 1, thiết kế một chương trình phúc lợi khám sức khỏe chứa các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhân viên và nguồn tài chính của công ty Điều này có thể bao gồm việc xác định các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đối tác, lên kế hoạch xét nghiệm định kỳ, hoặc thiết lập các chương trình ưu đãi.

4 Thảo luận và thỏa thuận: Thảo luận và thỏa thuận với các cấp quản lý và đại diện của nhân viên về chương trình phúc lợi khám sức khỏe Điều này giúp đảm bảo sự đồng thuận và hỗ trợ từ mọi phía.

5 Triển khai và theo dõi: Triển khai chương trình phúc lợi khám sức khỏe và theo dõi hiệu suất của nó Điều này bao gồm quản lý nguồn tài chính, lên lịch xét nghiệm và theo dõi tình hình sức khỏe của nhân viên Liên tục đánh giá hiệu suất của chương trình phúc lợi khám sức khỏe và điều chỉnh nó nếu cần thiết để đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu của nhân viên và sự phát triển của tổ chức.

Dù vị trí và cách tổ chức của từng đơn vị khác nhau nhưng tất cả các cán bộ nhân viên thuộc Tập Đoàn VIETTEL đều được hưởng các quyền lợi và danh mục khám như nhau Để thuận tiện cho việc kết luận và tư vấn của Bác sĩ được chính xác nhất, tất cả các cán bộ nhân viên được lấy máu ngoại viện trước ngày khám 2-3 ngày và được trải nghiệm quy trình khám như sau:

1 Làm thủ tục, nhận hồ sơ thăm khám

2 Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, huyết áp, nhịp thở…

3 Khám theo các chuyên khoa ngoại, da liễu, mắt, TMH, RHM,

4 Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang, siêu âm,

6 Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao, quy trình tiếp nhận và khám chữa khoa học, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, phục vụ và chỉ dẫn chuyên nghiệp Các buổi khám được triển khai rất nhanh chóng và hiệu quả, kết thúc mỗi buổi khám 100 % các cán bộ nhân viên tham gia đánh chất lượng buổi khám đã có 98% kết quả hài lòng Chương trình phúc lợi khám sức khỏe có thể giúp nâng cao tình hình sức khỏe tổng quan của nhân viên, giảm nguy cơ bệnh tật, và cải thiện hiệu suất làm việc Nó cũng có thể tạo sự hài lòng và thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên với công ty.

2.3.3 Tổ chức thực hiện chương trình phúc lợi khám sức khỏe cho nhân viên tại Viettel

Hàng năm, Viettel luôn dành chi phí khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên cao gấp 4 lần các doanh nghiệp cùng ngành Không chỉ thế, đội ngũ quân y sẵn sàng hỗ trợ và giới thiệu các bác sĩ giỏi cho cán bộ, nhân viên và người thân khi bị đau ốm Các chương trình dẽ được Viettel lên kế hoạch và thông báo cho nhân viên trong toàn bộ tập đoàn qua email Nhân viên sẽ nhận được thông báo về mục đích, thời gian, địa điểm và các gói thăm khám cụ thể Các gói thăm khám của Viettel cho nhân viên bao gồm:

+ Danh mục khám thống nhất chung toàn Công ty (file đính kèm trong mail); + Khám thể lực chung: Chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp.

+ Khám lâm sàng: khám và kiểm tra các bệnh lý về răng, hàm, mặt, mắt, tai mũi họng, khám nội/ngoại tổng quát,

+ Khám cận lâm sàng: gồm siêu âm ổ bụng tổng quát, tuyến giáp, điện tim, chụp xquang…nhằm phát hiện các bệnh lý về gan, tim, phổi, buồng trứng…

+ Danh mục xét nghiệm máu và nước tiểu: nhằm phát hiện các bệnh đái tháo đường, nhiễm xetonic, các bệnh lý về khớp,…

+ Riêng đối với nhân viên lái xe, khám đầy đủ theo danh mục trên và khám bổ sung xét nghiệm đột xuất chất gây nghiện trong máu/nước tiểu (theo thông báo riêng).

-Đối tượng khám sẽ là 100% CBNV (bao gồm SQ, QNCN, HĐLĐ, HDDV), không bao gồm học nghề, thực tập, đang làm thủ tục nghỉ việc,… tất cả đều được tham gia chương trình thăm khám sức khỏe của Viettel

Trong khoảng thời gian dịch Covid 19 xuất hiện, công thi cũng đã tiến hành rất nhiều chính sách phúc lợi tự nguyện nhằm giải quyết các vấn đề của nhân viên Đối với các cán bộ nhân viên bị mắc COVID-19 và điều trị tại các cơ sở y tế, được hỗ trợ về lương cùng các chế độ ốm đau theo quy định bảo hiểm xã hội. Đồng thời, trong chế độ đãi ngộ của Viettel có chính sách hỗ trợ điều trị cho cán bộ nhân viên và người thân mắc Covid-19, bao gồm các chi phí điều trị nội khoa, thở máy, điều trị tim – phổi nhân tạo (ECMO).

Đánh giá các chương trình phúc lợi tại Viettel

Các chế độ chính sách đối với người lao động, như chế độ BHXH, BHYT được công ty tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Công ty thực hiện chính sách của nhà nước về tỷ lệ đóng góp các khoản phúc lợi theo đúng yêu cầu và tỷ lệ Thu nhập của người lao động được tăng qua các năm, cao hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định Các khuyến khích vật chất cho người lao động được chú trọng Điều này thúc đẩy người lao động làm việc, đảm bảo số ngày công theo quy định đồng thời gắn trách nhiệm của người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Công tác đời sống và hoạt động đoàn thể tại công ty được tổ chức tốt Hàng năm, công ty phát động nhiều đợt thi đua nâng cao năng suất lao đọng, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, các hoạt động thể thao, tham quan, du lịch… tạo ra tinh thần vui chơi cho cán bộ công nhân viên trong công ty Công ty thường xuyên củng cố và xây dựng công tác Đoàn thể nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần của người lao động góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn Công ty tạo được môi trường làm việc thoải mái, điều kiện làm việc tốt, được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn lao động

2.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân

Khả năng Tùy Chọn: Một trong những nhược điểm của chương trình phúc lợi tại Viettel có thể là sự đa dạng quá mức Mặc dù đa dạng hóa quyền lợi là điều tốt, nhưng nó có thể làm cho việc quản lý trở nên phức tạp và khó thực hiện đối với nhân viên Một số nhân viên có thể cảm thấy bối rối trong việc lựa chọn chương trình phúc lợi phù hợp với họ.

Khả năng Thấp Cho Những Người Cần Đến: Mặc dù có nhiều chương trình, một số nhân viên có thể cảm thấy rằng các quyền lợi không đủ lớn hoặc khả năng tiếp cận chúng không cao Nguyên nhân có thể là thiếu thông tin hoặc khả năng giao tiếp yếu kém.

Thiếu Tính Khách Quan: Có thể xảy ra trường hợp thiếu tính khách quan trong quá trình thẩm định và phê duyệt chương trình phúc lợi Những quyết định dựa trên sự thiếu khách quan có thể dẫn đến không hài lòng từ phía nhân viên Điều này có thể xảy ra khi một số quyền lợi được ưu tiên hơn các quyền lợi khác, tạo ra sự thiếu công bằng.

Chí Phí Cho Doanh Nghiệp: Việc duy trì các chương trình phúc lợi đa dạng có thể tạo ra áp lực tài chính cho tập đoàn Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt khi số lượng nhân viên lớn và quyền lợi được mở rộng Các nguyên nhân khác bao gồm sự gia tăng của các yếu tố chi phí như y tế và bảo hiểm xe hơi. Để cải thiện chương trình phúc lợi, Viettel có thể xem xét đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân viên một cách cụ thể hơn Đồng thời, tăng cường khả năng giao tiếp và thông tin giúp đảm bảo rằng tất cả nhân viên được hưởng quyền lợi một cách tối ưu Điều này cần sự quản lý khách quan và quản lý tài chính cẩn thận để đảm bảo tính bền vững của chương trình phúc lợi.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự phát triển không ngừng của thị trường lao động, việc quản lý và tối ưu hóa chương trình phúc lợi tại Viettel là một yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì tài năng Ở Việt Nam, môi trường kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, và nguồn nhân lực là một trong những tài nguyên quý báu Chính vì vậy, việc đảm bảo rằng chương trình phúc lợi tại Viettel đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu của nhân viên là quan trọng.

Chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao tính công bằng, khách quan, và hiệu quả của chương trình phúc lợi tại Viettel Từ việc đơn giản hóa việc lựa chọn chương trình phúc lợi cho nhân viên, đến việc tạo điều kiện cho sự đánh giá khách quan và đáng tin cậy, những đề xuất này có tiềm năng để giúp Viettel tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn và thu hút tài năng. Điều quan trọng nhất là sự cam kết của Viettel đối với việc cải thiện chương trình phúc lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình Sự thấu hiểu và sẵn sàng thay đổi sẽ giúp Viettel duy trì sự hài lòng của nhân viên, củng cố vị thế của mình trên thị trường và đóng góp vào sự phát triển bền vững của tập đoàn Chương trình phúc lợi không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút và duy trì nhân viên mà còn là một cơ hội để thể hiện cam kết của Viettel đối với sự phát triển và hạnh phúc của nhân viên.

Viettel cần tối ưu hóa sự đa dạng hóa chương trình phúc lợi:

Một trong những ưu điểm nổi bật của chương trình phúc lợi tại Viettel là sự đa dạng Tuy nhiên, để tối ưu hóa sự đa dạng này, Viettel có thể xem xét việc tạo ra một cơ chế đơn giản hóa để giúp nhân viên lựa chọn chương trình phúc lợi phù hợp với họ Điều này có thể bao gồm việc phát triển một ứng dụng hoặc giao diện trực tuyến dễ sử dụng, giúp nhân viên dễ dàng tìm hiểu và so sánh các quyền lợi.

Luôn đảm bảo tính công bằng và khách quan trong quyết định: Để đảm bảo tính công bằng và đánh giá khách quan, Viettel có thể xem xét việc thiết lập một hội đồng đánh giá chương trình phúc lợi với sự đại diện từ các phòng ban và các tầng lớp nhân viên khác nhau Hội đồng này sẽ thực hiện thẩm định và đánh giá các chương trình một cách khách quan, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều được lắng nghe và quyền lợi được đánh giá một cách trung thực.

Các cán bộ nhân viên Viettel cần trau dồi, nâng cao khả năng giao

Việc nâng cao khả năng giao tiếp và tư vấn của nhân viên có thể là một biện pháp quan trọng để đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ về các chương trình phúc lợi và có khả năng tư vấn cho nhân viên khác về cách lựa chọn quyền lợi phù hợp Đề xuất thực hiện một chương trình đào tạo định kỳ về chương trình phúc lợi và kỹ năng giao tiếp.

Viettel cần có quy trình đánh giá và kiểm soát chi phí một cách cẩn thận:

Cần có một quy trình đánh giá chi phí thường xuyên để đảm bảo rằng việc duy trì các chương trình phúc lợi không ảnh hưởng đến tài chính của tập đoàn Điều này bao gồm việc tìm kiếm cơ hội tiết kiệm và quản lý tài chính cẩn thận, đặc biệt khi số lượng nhân viên lớn và quyền lợi được mở rộng.

Mở rộng các chương trình phúc lợi có tính bền vững và xanh:

Khuyến khích Viettel thực hiện các chương trình phúc lợi thân thiện với môi trường và xã hội Điều này có thể bao gồm việc hỗ trợ cộng đồng, các hoạt động xanh hơn và những chương trình đóng góp xã hội Điều này sẽ giúp tạo sự tự hào cho nhân viên và góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho tập đoàn.

Các cán bộ quản lý cần liên tục xem xét điều chỉnh các chương trình

 phúc lợi theo phản hồi nhân viên:

Liên tục lắng nghe ý kiến và phản hồi từ nhân viên về các chương trình phúc lợi hiện tại Điều này có thể thông qua các cuộc khảo sát, buổi họp thường kỳ, hoặc các phương tiện giao tiếp nội bộ Điều này sẽ giúp Viettel đáp ứng nhu cầu và mong muốn cụ thể của nhân viên, từ đó điều chỉnh và cải thiện chương trình phúc lợi một cách liên tục.

Những đề xuất và kiến nghị này có thể giúp Viettel tối ưu hóa chương trình phúc lợi của mình để đảm bảo tính công bằng, khách quan, và sự hài lòng của nhân viên

Ngày đăng: 15/03/2024, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w