NGÔN NGỮ SỚ 3 2023 ĐẶC ĐIỀM TỪ NGỮ VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, VĂN HÓA QUA TRUYỆN NGẮN £>IR CI A ANH ĐỨC VÀ TÌNH YÊU ĐẮT CỦA VÕ HỒNG TRÀN THỊ KIM TUYỂN

10 1 0
NGÔN NGỮ SỚ 3 2023 ĐẶC ĐIỀM TỪ NGỮ VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, VĂN HÓA QUA TRUYỆN NGẮN £>IR CI A ANH ĐỨC VÀ TÌNH YÊU ĐẮT CỦA VÕ HỒNG TRÀN THỊ KIM TUYỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngoại Ngữ - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội NGÔN NGỮ SỚ 3 2023 ĐẶC ĐIỀM TỪ NGỮ VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, VĂN HÓA QUA TRUYỆN NGẮN £>ir CI A ANH ĐỨC VÀ TÌNH YÊU ĐẮT củA VÕ HỒNG TRÀN THỊ KIM TUYỂN TS, Trường Đại học Sài Gòn. Abstract: The paper “The characteristics of words and human, cultural values in two short stories: Đất (by Anh Due) and Tình yêu đất (by Vo Hong)” investigates the characteristics of words as well as human and cultural values expressed in short stories about people''''s love for land. We collected data by surveying the characteristics of semantics, grammar, human, and cultural values expressed in two short stories: Đất (by Anh Due) and Tình yêu đất (by Vo Hong). The paper has both theoretical and practical contribution not only to the research of teaching but also as a reference for lecturers and students interested in exploring the theory of word characteristics and human and cultural values expressed in literary works. Keywords: Characteristics of words, human values, culture, the land, the land love. 1. Dan nhập Người Việt Nam chúng ta vốn rất trọng tình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu người thân, bạn bè... Điều này được các tác giả thể hiện rõ nét qua tình yêu của các nhân vật dành cho đất mẹ trong các truyện ngắn. Bài viết này của chúng tôi tập trung nghiên cứu về những đặc điểm từ ngữ được sử dụng và những giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện trong các truyện ngắn có nội dung nói về tình yêu của con người dành cho đất. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi khảo sát những đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ pháp được sử dụng và giá trị nhân văn, văn hóa được biểu hiện trong hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức I và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng II, Qua hai truyện ngắn, chúng tôi thấy rằng mặc dù hai tác giả ở hai vùng miền khác nhau cùng với cách thể hiện khác nhau nhưng đều có điểm chung trong cách để cho các nhân vật thể hiện tình yêu thương, quý mến mảnh đất của mình. 2. Các tác phẩm và những vấn đề về lí thuyết có liên quan 2.1. Vài nét giới thiệu về hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng a. Đất là một trong những truyện ngắn của nhà văn Anh Đức với phong cách đậm chất vùng Nam Bộ. Truyện ngắn Đất được in trong tuyển tập Bức thư Cà Mau, tập truyện và kỉ của Anh Đức xuất bản năm 1965. Truyện ngắn Đất đã được đưa vào Sách Giáo khoa Ngữ văn 12 - Nâng cao, Tập 2, trang 64 của tác giả Trần Đình Sử (tổng chủ biên) do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chịu Đặc điểm từ ngữ... I 39 trách nhiệm xuất bản năm 2009. Bộ sách Giáo khoa này cũng được tái xuất bản nhiều lần vào những năm sau đó. Các nhân vật trong truyện ngắn của Anh Đức thể hiện rõ tính phóng khoáng, rộng rãi, sôi nổi, không vòng vo, giả dối, nửa vời và nhất là rất rõ ràng trong cách yêu ghét... Truyện ngắn Đất nổi bật hình ảnh ông Tám, một trong những người đầu tiên đến xẻo Đước khai hoang lập ấp. Ông Tám đại diện cho bà con nông dân cần cù chất phác và các chiến sĩ du kích xẻo Đước. Với khí phách hào hùng, kiên gan, dũng cảm giữ đất, giữ làng, trung thành, một lòng với Đảng và Cách mạng, ông Tám quyết tâm chống lại quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy trong những ngày đen tối của đất nước vào thời ấy. Ông Tám đã lớn tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh.ông rất cương trực, hi sinh quên mình để giữ làng, giữ nước. Bà con ở xẻo Đước đều theo ông. Ông bảo tiến thì bà con cùng tiến, ông bảo lùi thì bà con cùng lùi. Mấy hôm làng đã bị bọn giặc kéo tới đóng đồn bốt rồi ráo riết dồn bà con ở đây vô ấp chiến lược để chiếm đất. Nhà ông Tám ở đầu làng, ông Tám được bà con tín nhiệm nên bao lần bọn giặc đến o ép, đuổi đi ông trước, nhưng bọn chúng đều phải nhiều lần xanh mặt bỏ chạy trước tinh thần cương quyết, quật cường của ông. b. Tình yêu đất là một trong những truyện ngắn thắm đậm tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái của nhà văn Võ Hồng. Nhà văn Võ Hồng đã khéo léo xây dựng câu chuyện từ các nhân vật vốn chỉ là người nông dân nghèo khó quanh năm ở vùng đất Nam Trung Bộ, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Cuộc đời lão Túc, từ lúc sáu tuổi đã phải đi chăn bò thuê. Lớn lên chút, mười lăm tuổi thì lão Cốt cũng cầm liềm, cầm hái đi gặt thuê, đi cày ruộng, tát nước, gánh mạ, cuốc cỏ thuê... Lão luôn mơ ước có một miếng đất của chính mình để gieo hạt giống của mình, tự cắt lên bó lúa của mình. Nhưng thật sự, ông sẽ không bao giờ có được nếu ông cứ sống mãi thế này. Đen hơn phân nữa cuộc đời, lão “cũng chỉ có trên tay một cái rựa, trên vai một cái cuốc, trên đầu một cái nón lá rách tả tơi”. Lão phải thay đổi, lão quyết tâm khai phá miếng đất ở Gò Đình đầy mồ mả, rắn rít. Mọi người ai cũng ngại cho lão, ngay cả vợ lão cũng e dè, phản đối, nhưng lão đã không nản chí, lão đã dốc hét sức lực và lão đã thành công. Lão đã có được miếng đất cho riêng mình. Lão có thằng con frai, nhưng nó cũng bỏ lão mà đi theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa. Cuối cùng chỉ có “mảnh đất trung thành với lão hơn, và hiền lành nữa”. Lão thương đất “như thương chính da thịt của mình”. 2.2. Những khái niệm về từ và ngữ a. Năm 1962, trong quyển Giảo trình Việt ngữ tập 2, tác giả Đồ Hữu Châu đã khẳng định “Từ là một đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi. Từ có âm thanh và hình thức. Tuy vậy, âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” 3, tr. 3. Năm 1990, trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tác giả Mai Ngọc Chừ (chủ biên) cũng khẳng định “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” 4, Năm 1975, trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Tài cẩn đã cho rằng “Từ là đơn vị nhỏ nhất mà có thể vận dụng độc lập được và từ tiếng Việt không có biến hóa hình thái” 2, tr. 45. Năm 2003, trong quyển Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Như Ý đã nêu “Từ là đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp 40 I Ngôn ngữ số 3 năm 2023 đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói” 8, tr. 329. Các định nghĩa trên cho thây, từ là một đơn vị nhỏ nhât, độc lập có vỏ âm thanh và hình thức cô định vê các thành phần và cấu trúc đế tạo thành câu của một ngôn ngữ nào đó. Từ có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và cú pháp riêng biệt trong từng loại ngôn ngữ khác nhau. b. Theo tác giả Nguyễn Như Ý, “Ngữ là kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù họp, chi phối hay liên hợp. Trong một ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngừ). Ngữ còn được gọi là cụm từ, từ tố” 8, tr. 176. Có thể hiểu, ngữ là một cụm từ có nghĩa kết hợp lại dùng để định danh sự vật hiện tượng... nào đó trong một kết cấu ngữ pháp nhất định. Có hai dạng ngữ là ngữ cố định (ngữ không tự do) và ngữ không cố định (ngữ tự do). Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng “Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ, mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu như đọc sách). Còn trong ngữ không tự do thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt (kiểu như vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt) 8, tr. 176-177. 2.3. Những vấn đề về văn hóa Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau dựa trên những góc độ khác nhau, nó thể hiện được quá trình và trình độ nhận thức của con người trong một giai đoạn phát triển lịch sử nào đó. Trong Đại từ điển tiếng Việt 9, tr. 1135 văn hóa có những ý nghĩa như sau: a. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử: Kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phương đông, nền văn hóa cổ. b. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần (nói tổng quát): Phát triển kinh tế và văn hóa, công tác văn hóa quần chúng. c.Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát): Học văn hóa, trình độ văn hóa. d. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa e. Nhóm di vật từ xưa để lại (từ thời kì lịch sử cổ xưa), có những đặc điểm giống nhau: Văn hóa rìu hai vai, văn hóa gốm màu. Theo tác giả Hữu Đạt: “Văn hóa là một hiện tượng thuộc xã hội loài người, đối lập với những hiện tượng thuộc hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, sấm, chớp, sông, biển... Văn hóa bao giờ cũng mang một đặc trưng rất quan trọng: cải biến tự nhiên thông qua hoạt động có ý thức của con ngươi” 1, tr. 16. Đặc điểm từ ngữ... I 41 Còn tác giả Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội” 7, tr. 27. Ngoài ra, khái niệm về văn hóa đã được các tác giả khác đề cập đến nhiều như Phạm Đức Dương, Nguyễn Lai, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đức Tồn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Kim Ngọc,... Tóm lại, văn hóa là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trong từng giai đoạn lịch sử về những kết quả, những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người và xã hội. 3. Đặc điểm từ ngữ và giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện trong hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tinh yêu đất của nhà văn Võ Hồng Nhà văn Anh Đức sinh ra và lớn lên ở tỉnh An Giang. Ông gắn bó sâu sắc với miền đất Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Nhà văn Anh Đức đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt được tâm lý của nhân vật và tạo điều kiện cho nhân vật tự biểu hiện tính cách của mình. 3.1. Giá trị nhân văn, văn hóa Trong truyện ngắn Đất, tác giả xây dựng hình ảnh ông Tám với nét chất phác giản dị, dân dã cổ xưa. Ông là người duy nhất ở Xeo Đước “còn để đầu tóc”. Nhà văn Anh Đức đã sử dụng hình ảnh so sánh chân thật, gần gũi vói cuộc sống người dân Nam Bộ để miêu tả nhân vật như ví dụ sau: Ví dụ 1: - Ông Tám như một cuốn trong bộ sử biên niên của xứ u Minh Hạ. Cái mũi ông rất tinh nhạy, đúng là trời ban cho, nên chỉ cần ngửi nước rạch buổi sáng, ông cũng biết ngay là có heo rừng hoặc chồn đến đây uống nước buổi đêm. Ông là một tay bẫy heo rừng và chồn cảo “thật kì tài ”. Con người ông luôn toát ra mùi vị của cùa cây đước, là ngọn lửa không bao giờ tắt dưới đất xốp màu mỡ (I, tr. 64). Nhà văn Anh Đức còn sử dụng từ ngữ sống động để nhân vật thể hiện tình cảm quý mến, nhiệt tình của mình với Cách mạng, sẵn sàng hi sinh cho Cách mạng. Ông Tám thấy cán bộ Cách mạng đến mượn xuồng thì chẳng những ông Tám đồng ý ngay, mà còn sợ các cán bộ bị đói giữa đêm khuya gian khổ nên đã ém dưới sạp xuồng bốn đòn bánh tét mới nấu chín, cùng trà giải khát cho đỡ buồn ngủ trên đường hoạt động bí mật, công tác giao liên miền sông nước, như ví dụ: Ví dụ 2: Khi xẻo Đước còn là ấp chiến lược của giặc, dân làng bị giặc vây ép gắt gao. Trong bóng toi, ông Tám thấy chú Bày cán bộ đến mượn xuồng, ông Tám đã ôm chầm lẩy, giữa lúc tụi tự vệ hương thôn mới đi tuần qua. Tiếng chó sủa ran... Sau khi nghe chủ Bảy trình bày chuyện mượn xuồng, ông Tám nói ngay: Được, được, cứ việc lẩy đi. Giữa đêm trừ tịch năm đó, chú Bảy và Định vượt khỏi xẻo Đước trên chiếc thuyền xuồng của ông Tám. Dọc đường, trong lúc tìm quai chèo, họ phát hiện ra sau lái xuồng còn có bon đòn bánh tét lớn còn ẩm và hai gói trà Thiết La Hán (I, tr. 64). Còn nhà văn Võ Hồng được sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, vùng đất Nam Trung Bộ. Ông sống nặng tình, tình yêu quê hương, tình làng nghĩa xóm nên từ ngữ được ông sử dụng trong truyện ngắn Tình yêu đất rất giản dị, mộc mạc. Nhà văn Võ Hồng đã sử dụng từ ngữ so sánh gợi cảm để diễn tà tình yêu vô đối của nhân vật lão Túc dành cho đất như ví dụ sau: 42 I Ngôn ngữ số 3 năm 2023 Ví dụ 3: - Đất mới tỏa ra một hương thơm nồng, ấm, ngai ngái... Đất là thứ da thịt có cảm xúc (II, tr. 3). Ví dụ 4: - Giá gặp một buổi nào khác thì lão đã tiếp tay cho mụ xáng luôn cải bát xuống đất. Tiếp chân mụ đá luôn cải cối cho lăn tuốt ra sân. Không, một người có đất, đất mịn màng và màu mỡ như vậy, có đám lúa gục đầu ngậm sữa, có vạt bắp đang chao những cánh lá trong giỏ, một người sung sướng như thế không thể dễ dàng nóng giận (II, tr. 10). Ví dụ 5: - Lão ngượng như khi sung sướng mà bị ai bắt gặp. Như ngày Tết mặc áo mới. Như ngày cưới vợ, lão đi đón dâu bị hàng xóm chạy ra đường xem mat (II, tr. 15). Bên cạnh đó, từ ngữ với hình ảnh nhân hóa được nhà văn Võ Hồng sử dụng để nói lên sự an tâm của lão Túc trong tình yêu chung thủy của đất: Ví dụ 6: Rốt cuộc chỉ có mảnh đất này là để cho lão an lòng, để cho lão nương tựa. Nó không phản bội lão. Đất không phản bội người, chỉ có người mới phản bội đất. Người dậm chân thề nguyền rủa sả rồi bỏ đi. Đất vẫn ở lại nhẫn nại trung thành. .... Đất không vồn vập đón mừng, nên đất cũng không lạnh nhạt xua đuổi (II, tr. 7). Ví dụ 7: Mảnh đất của mình, niềm thương và hi vọng của mình\ Cả hai tác giả đều để nhân vật của mình thể hiện phẩm chất người nông dân mộc mạc, chịu thương chịu khó, tuy già nhưng không yếu, ý chí mạnh mẽ, kiên cường. Cả hai ông lão đều quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ gìn mảnh đất đầy ý nghĩa thiêng liêng của mình (dù có chết cũng chết trên đất của mình). Cả hai nhật vật đều nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu quê hương, yêu đất nước. 3.2. Đặc điểm từ ngữ Nhà văn Võ Hồng có sử dụng từ láy để nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật: Ví dụ 8: Nơi vết thương của lòng đất vừa mở, hơi nóng tỏa nhẹ lên làm lão ngây ngất (II, tr.3), Lầm lì, chịu đựng, cán cuốc bóng nhẵn trong gan bàn tay, ánh nắng rung rinh dot nóng tròng mắt, đó mới là cuộc đời thực của lão (II, tr. 8). Nhà văn Anh Đức lại dùng từ láy tạo hình gợi cảm để miêu tả nhân vật trong giây phút quyết liệt, dữ dội: Ví dụ 9: Õng Tám đã bảy mươi tuối với thân hình gân guốc đối đầu trước bọn giặc ác ôn. Bọn lính lên đạn rốp rốp. Õng Tám nhích mũi mác tới. Thằng đồn trường lùi lại, tay súng nỏ run lấy bấy. Thằng Đởm nổ súng “đùng ” (I, tr. 68). Nhà văn Anh Đức sử dụng nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ để toát lên tí...

NGÔN NGỮ SỚ 3 2023 ĐẶC ĐIỀM TỪ NGỮ VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, VĂN HÓA QUA TRUYỆN NGẮN £>/ir CI A ANH ĐỨC VÀ TÌNH YÊU ĐẮT củA VÕ HỒNG TRÀN THỊ KIM TUYỂN* Abstract: The paper “The characteristics of words and human, cultural values in two short stories: Đất (by Anh Due) and Tình yêu đất (by Vo Hong)” investigates the characteristics of words as well as human and cultural values expressed in short stories about people's love for land We collected data by surveying the characteristics of semantics, grammar, human, and cultural values expressed in two short stories: Đất (by Anh Due) and Tình yêu đất (by Vo Hong) The paper has both theoretical and practical contribution not only to the research of teaching but also as a reference for lecturers and students interested in exploring the theory of word characteristics and human and cultural values expressed in literary works Keywords: Characteristics ofwords, human values, culture, the land, the land love 1 Dan nhập Người Việt Nam chúng ta vốn rất trọng tình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu người thân, bạn bè Điều này được các tác giả thể hiện rõ nét qua tình yêu của các nhân vật dành cho đất mẹ trong các truyện ngắn Bài viết này của chúng tôi tập trung nghiên cứu về những đặc điểm từ ngữ được sử dụng và những giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện trong các truyện ngắn có nội dung nói về tình yêu của con người dành cho đất Trong phạm vi bài viết, chúng tôi khảo sát những đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ pháp được sử dụng và giá trị nhân văn, văn hóa được biểu hiện trong hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức [I] và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng [II], Qua hai truyện ngắn, chúng tôi thấy rằng mặc dù hai tác giả ở hai vùng miền khác nhau cùng với cách thể hiện khác nhau nhưng đều có điểm chung trong cách để cho các nhân vật thể hiện tình yêu thương, quý mến mảnh đất của mình 2 Các tác phẩm và những vấn đề về lí thuyết có liên quan 2.1 Vài nét giới thiệu về hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng a Đất là một trong những truyện ngắn của nhà văn Anh Đức với phong cách đậm chất vùng Nam Bộ Truyện ngắn Đất được in trong tuyển tập Bức thư Cà Mau, tập truyện và kỉ của Anh Đức xuất bản năm 1965 Truyện ngắn Đất đã được đưa vào Sách Giáo khoa Ngữ văn 12 - Nâng cao, Tập 2, trang 64 của tác giả Trần Đình Sử (tổng chủ biên) do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chịu * TS, Trường Đại học Sài Gòn Đặc điểm từ ngữ I 39 trách nhiệm xuất bản năm 2009 Bộ sách Giáo khoa này cũng được tái xuất bản nhiều lần vào những năm sau đó Các nhân vật trong truyện ngắn của Anh Đức thể hiện rõ tính phóng khoáng, rộng rãi, sôi nổi, không vòng vo, giả dối, nửa vời và nhất là rất rõ ràng trong cách yêu ghét Truyện ngắn Đất nổi bật hình ảnh ông Tám, một trong những người đầu tiên đến xẻo Đước khai hoang lập ấp Ông Tám đại diện cho bà con nông dân cần cù chất phác và các chiến sĩ du kích xẻo Đước Với khí phách hào hùng, kiên gan, dũng cảm giữ đất, giữ làng, trung thành, một lòng với Đảng và Cách mạng, ông Tám quyết tâm chống lại quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy trong những ngày đen tối của đất nước vào thời ấy Ông Tám đã lớn tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh.ông rất cương trực, hi sinh quên mình để giữ làng, giữ nước Bà con ở xẻo Đước đều theo ông Ông bảo tiến thì bà con cùng tiến, ông bảo lùi thì bà con cùng lùi Mấy hôm làng đã bị bọn giặc kéo tới đóng đồn bốt rồi ráo riết dồn bà con ở đây vô ấp chiến lược để chiếm đất Nhà ông Tám ở đầu làng, ông Tám được bà con tín nhiệm nên bao lần bọn giặc đến o ép, đuổi đi ông trước, nhưng bọn chúng đều phải nhiều lần xanh mặt bỏ chạy trước tinh thần cương quyết, quật cường của ông b Tình yêu đất là một trong những truyện ngắn thắm đậm tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái của nhà văn Võ Hồng Nhà văn Võ Hồng đã khéo léo xây dựng câu chuyện từ các nhân vật vốn chỉ là người nông dân nghèo khó quanh năm ở vùng đất Nam Trung Bộ, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” Cuộc đời lão Túc, từ lúc sáu tuổi đã phải đi chăn bò thuê Lớn lên chút, mười lăm tuổi thì lão Cốt cũng cầm liềm, cầm hái đi gặt thuê, đi cày ruộng, tát nước, gánh mạ, cuốc cỏ thuê Lão luôn mơ ước có một miếng đất của chính mình để gieo hạt giống của mình, tự cắt lên bó lúa của mình Nhưng thật sự, ông sẽ không bao giờ có được nếu ông cứ sống mãi thế này Đen hơn phân nữa cuộc đời, lão “cũng chỉ có trên tay một cái rựa, trên vai một cái cuốc, trên đầu một cái nón lá rách tả tơi” Lão phải thay đổi, lão quyết tâm khai phá miếng đất ở Gò Đình đầy mồ mả, rắn rít Mọi người ai cũng ngại cho lão, ngay cả vợ lão cũng e dè, phản đối, nhưng lão đã không nản chí, lão đã dốc hét sức lực và lão đã thành công Lão đã có được miếng đất cho riêng mình Lão có thằng con frai, nhưng nó cũng bỏ lão mà đi theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa Cuối cùng chỉ có “mảnh đất trung thành với lão hơn, và hiền lành nữa” Lão thương đất “như thương chính da thịt của mình” 2.2 Những khái niệm về từ và ngữ a Năm 1962, trong quyển Giảo trình Việt ngữ tập 2, tác giả Đồ Hữu Châu đã khẳng định “Từ là một đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi Từ có âm thanh và hình thức Tuy vậy, âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” [3, tr 3] Năm 1990, trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tác giả Mai Ngọc Chừ (chủ biên) cũng khẳng định “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [4], Năm 1975, trong quyển Ngữpháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Tài cẩn đã cho rằng “Từ là đơn vị nhỏ nhất mà có thể vận dụng độc lập được và từ tiếng Việt không có biến hóa hình thái” [2, tr 45] Năm 2003, trong quyển Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Như Ý đã nêu “Từ là đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp 40 I _ _ Ngôn ngữ số 3 năm 2023 đặc trưng cho từng ngôn ngữ Các dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói” [8, tr 329] Các định nghĩa trên cho thây, từ là một đơn vị nhỏ nhât, độc lập có vỏ âm thanh và hình thức cô định vê các thành phần và cấu trúc đế tạo thành câu của một ngôn ngữ nào đó Từ có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và cú pháp riêng biệt trong từng loại ngôn ngữ khác nhau b Theo tác giả Nguyễn Như Ý, “Ngữ là kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù họp, chi phối hay liên hợp Trong một ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngừ) Ngữ còn được gọi là cụm từ, từ tố” [8, tr 176] Có thể hiểu, ngữ là một cụm từ có nghĩa kết hợp lại dùng để định danh sự vật hiện tượng nào đó trong một kết cấu ngữ pháp nhất định Có hai dạng ngữ là ngữ cố định (ngữ không tự do) và ngữ không cố định (ngữ tự do) Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng “Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ, mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu như đọc sách) Còn trong ngữ không tự do thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt (kiểu như vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt) [8, tr 176-177] 2.3 Những vấn đề về văn hóa Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau dựa trên những góc độ khác nhau, nó thể hiện được quá trình và trình độ nhận thức của con người trong một giai đoạn phát triển lịch sử nào đó Trong Đại từ điển tiếng Việt [9, tr 1135] văn hóa có những ý nghĩa như sau: a Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử: Kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phương đông, nền văn hóa cổ b Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần (nói tổng quát): Phát triển kinh tế và văn hóa, công tác văn hóa quần chúng c.Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát): Học văn hóa, trình độ văn hóa d Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa e Nhóm di vật từ xưa để lại (từ thời kì lịch sử cổ xưa), có những đặc điểm giống nhau: Văn hóa rìu hai vai, văn hóa gốm màu Theo tác giả Hữu Đạt: “Văn hóa là một hiện tượng thuộc xã hội loài người, đối lập với những hiện tượng thuộc hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, sấm, chớp, sông, biển Văn hóa bao giờ cũng mang một đặc trưng rất quan trọng: cải biến tự nhiên thông qua hoạt động có ý thức của con ngươi” [1, tr 16] Đặc điểm từ ngữ I 41 Còn tác giả Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội” [7, tr 27] Ngoài ra, khái niệm về văn hóa đã được các tác giả khác đề cập đến nhiều như Phạm Đức Dương, Nguyễn Lai, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đức Tồn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Tóm lại, văn hóa là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trong từng giai đoạn lịch sử về những kết quả, những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người và xã hội 3 Đặc điểm từ ngữ và giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện trong hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tinh yêu đất của nhà văn Võ Hồng Nhà văn Anh Đức sinh ra và lớn lên ở tỉnh An Giang Ông gắn bó sâu sắc với miền đất Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Nhà văn Anh Đức đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt được tâm lý của nhân vật và tạo điều kiện cho nhân vật tự biểu hiện tính cách của mình 3.1 Giá trị nhân văn, văn hóa Trong truyện ngắn Đất, tác giả xây dựng hình ảnh ông Tám với nét chất phác giản dị, dân dã cổ xưa Ông là người duy nhất ở Xeo Đước “còn để đầu tóc” Nhà văn Anh Đức đã sử dụng hình ảnh so sánh chân thật, gần gũi vói cuộc sống người dân Nam Bộ để miêu tả nhân vật như ví dụ sau: Ví dụ 1: - Ông Tám như một cuốn trong bộ sử biên niên của xứ u Minh Hạ Cái mũi ông rất tinh nhạy, đúng là trời ban cho, nên chỉ cần ngửi nước rạch buổi sáng, ông cũng biết ngay là có heo rừng hoặc chồn đến đây uống nước buổi đêm Ông là một tay bẫy heo rừng và chồn cảo “thật kì tài ” Con người ông luôn toát ra mùi vị của cùa cây đước, là ngọn lửa không bao giờ tắt dưới đất xốp màu mỡ (I, tr 64) Nhà văn Anh Đức còn sử dụng từ ngữ sống động để nhân vật thể hiện tình cảm quý mến, nhiệt tình của mình với Cách mạng, sẵn sàng hi sinh cho Cách mạng Ông Tám thấy cán bộ Cách mạng đến mượn xuồng thì chẳng những ông Tám đồng ý ngay, mà còn sợ các cán bộ bị đói giữa đêm khuya gian khổ nên đã ém dưới sạp xuồng bốn đòn bánh tét mới nấu chín, cùng trà giải khát cho đỡ buồn ngủ trên đường hoạt động bí mật, công tác giao liên miền sông nước, như ví dụ: Ví dụ 2: Khi xẻo Đước còn là ấp chiến lược của giặc, dân làng bị giặc vây ép gắt gao Trong bóng toi, ông Tám thấy chú Bày cán bộ đến mượn xuồng, ông Tám đã ôm chầm lẩy, giữa lúc tụi tự vệ hương thôn mới đi tuần qua Tiếng chó sủa ran Sau khi nghe chủ Bảy trình bày chuyện mượn xuồng, ông Tám nói ngay: Được, được, cứ việc lẩy đi! Giữa đêm trừ tịch năm đó, chú Bảy và Định vượt khỏi xẻo Đước trên chiếc thuyền xuồng của ông Tám Dọc đường, trong lúc tìm quai chèo, họ phát hiện ra sau lái xuồng còn có bon đòn bánh tét lớn còn ẩm và hai gói trà Thiết La Hán (I, tr 64) Còn nhà văn Võ Hồng được sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, vùng đất Nam Trung Bộ Ông sống nặng tình, tình yêu quê hương, tình làng nghĩa xóm nên từ ngữ được ông sử dụng trong truyện ngắn Tình yêu đất rất giản dị, mộc mạc Nhà văn Võ Hồng đã sử dụng từ ngữ so sánh gợi cảm để diễn tà tình yêu vô đối của nhân vật lão Túc dành cho đất như ví dụ sau: 42 I Ngôn ngữ số 3 năm 2023 Ví dụ 3: - Đất mới tỏa ra một hương thơm nồng, ấm, ngai ngái Đất là thứ da thịt có cảm xúc (II, tr 3) Ví dụ 4: - Giá gặp một buổi nào khác thì lão đã tiếp tay cho mụ xáng luôn cải bát xuống đất Tiếp chân mụ đá luôn cải cối cho lăn tuốt ra sân Không, một người có đất, đất mịn màng và màu mỡ như vậy, có đám lúa gục đầu ngậm sữa, có vạt bắp đang chao những cánh lá trong giỏ, một người sung sướng như thế không thể dễ dàng nóng giận (II, tr 10) Ví dụ 5: - Lão ngượng như khi sung sướng mà bị ai bắt gặp Như ngày Tết mặc áo mới Như ngày cưới vợ, lão đi đón dâu bị hàng xóm chạy ra đường xem mat (II, tr 15) Bên cạnh đó, từ ngữ với hình ảnh nhân hóa được nhà văn Võ Hồng sử dụng để nói lên sự an tâm của lão Túc trong tình yêu chung thủy của đất: Ví dụ 6: Rốt cuộc chỉ có mảnh đất này là để cho lão an lòng, để cho lão nương tựa Nó khôngphản bội lão Đất khôngphản bội người, chỉ có người mớiphản bội đất Người dậm chân thề nguyền rủa sả rồi bỏ đi Đất vẫn ở lại nhẫn nại trung thành [ ] Đất không vồn vập đón mừng, nên đất cũng không lạnh nhạt xua đuổi (II, tr 7) Ví dụ 7: Mảnh đất của mình, niềm thương và hi vọng của mình\ Cả hai tác giả đều để nhân vật của mình thể hiện phẩm chất người nông dân mộc mạc, chịu thương chịu khó, tuy già nhưng không yếu, ý chí mạnh mẽ, kiên cường Cả hai ông lão đều quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ gìn mảnh đất đầy ý nghĩa thiêng liêng của mình (dù có chết cũng chết trên đất của mình) Cả hai nhật vật đều nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu quê hương, yêu đất nước 3.2 Đặc điểm từ ngữ Nhà văn Võ Hồng có sử dụng từ láy để nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật: Ví dụ 8: Nơi vết thương của lòng đất vừa mở, hơi nóng tỏa nhẹ lên làm lão ngây ngất (II, tr.3), Lầm lì, chịu đựng, cán cuốc bóng nhẵn trong gan bàn tay, ánh nắng rung rinh dot nóng tròng mắt, đó mới là cuộc đời thực của lão (II, tr 8) Nhà văn Anh Đức lại dùng từ láy tạo hình gợi cảm để miêu tả nhân vật trong giây phút quyết liệt, dữ dội: Ví dụ 9: Õng Tám đã bảy mươi tuối với thân hình gân guốc đối đầu trước bọn giặc ác ôn Bọn lính lên đạn rốp rốp Õng Tám nhích mũi mác tới Thằng đồn trường lùi lại, tay súng nỏ run lấy bấy Thằng Đởm nổ súng “đùng ” (I, tr 68) Nhà văn Anh Đức sử dụng nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ để toát lên tính cách nhân vật giản dị, mộc mạc, thẳng thắn, không cầu kì, như: Ví dụ 10: Ba tôi ổng lo sợ lắm, sợ tết nhứt mấy chú ở trong “cứ” (căn cứ) buồn Chiều đó vợ tôi luộc bánh chỉn rồi, ba tôi liền lấy bổn đòn đem ém dưới sạp xuồng Ông sợ tụi nó thấy Tính khuya là chông xuồng vó mây chú Ai ngờ khuya tụi nó cứ đi rỏn hoài (I, tr 65) Ở ví dụ này, danh từ thân tộc địa phương Nam Bộ ổng dùng để chỉ người đàn ông lớn tuổi ở ngôi thứ ba sô ít “ông - ông, bà - bả” Trong trường hợp này, tác giả muốn nhấn mạnh là người Đặc điểm từ ngữ I 43 cha (ông Tám) Cụm động từ đem ém dưới dưới sạp xuồng là một hoạt động của ông Tám, ông mang bốn đòn bánh tét giấu xuống khoan của chiếc xuồng và cụm động từ đi rỏn là đi tuần tra, đi kiểm tra Ví dụ 11: Do nhà ông Tám ở đầu xóm nên bọn giặc kẻo vô làm khó dân làng đều ghé nhà ông trước Ông nói với gia đình “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm!” (I, tr 66) Động từ núng là hành động nhúng nhường, nhịn nhục Ví dụ 12: Tên đồn trưởng xộc vô Nó ngó quanh quất, ngó tôi và ba tôi, đoạn vấy sủng nói Ông từ trên ván bước xuống đất nói: Được chuyện chi cũng được Nhưng mấy chú đình đãi cho một chút! (I, tr 67) Động từ ập xộc vô là ngang nhiên xông vô đâu đó một cách đột ngột, bất ngờ Trong trường hợp này, tên đồn trưởng đã dẫn đám lính đột ngột xông vô nhà ông Tám Còn cụm từ đình đãi là mang nghĩa hãy chờ một chút, cứ từ từ, trong trường hợp này ông Tám bảo tên đồn trưởng là chuyện gì cũng được nhưng cứ chờ ông một chút Ví dụ 13: Tên đồn trưởng tưởng đâu ba tôi ngán nó rồi nên nó đắc chí ngón mấy tên lính nhảy mắt Đoạn nó ngồi lên ván tréo ngoảy chân, dot thuốc thơm hút: - Được, ông già lo cụ bị đồ đạc đi Có ghe chớ? Ba tôi đáp: - Có, tôi cỏ ghe Nhưng ba tôi không đi cụ bị đồ đạc, cũng không đi lẩy ghe (I, tr 67) Ở ví dụ này, từ xưng hô là ngữ danh từ ông già ở ngôi thứ hai số ít Ngữ danh từ ông già được tên đồng trưởng sử dụng với sắc thái suồng sã để gọi ông Tám, người mà chúng ngán nhất, ghét nhất Tên đồng trưởng bảo ông Tám đi cụ bị đồ đạc là đi lo chuẩn bị, đi thu xếp đồ đạc đưa lên ghe mà chở đi cho bọn chúng thuận lợi chiếm đất, chiếm làng, “dồn dân lập ấp” của bọn chúng Ví dụ 14: Ngay sau khi ông đồn trưởng bắn chết ông Tám, [ ] Anh Hai cần chạy một đổi thì nghe họ la lên: Tụi bay ơi, thằng già nó chém chết ông trung ủy rồi (I, tr 68) Trong trường hợp này, nhân vật anh Hai cần sử dụng từ địa phương chạy một đổi là chạy được một đoạn Còn bọn lính dùng ngữ danh từ dùng để xung hô địa phương Nam Bộ thằng già để gọi ông Tám với sắc thái suồng sã, coi thường Và nhà văn Anh Đức có sử dụng danh chủ nghề nghiệp như ông trung ủy, ông đồn trưởng Nhà văn Võ Hồng đã dùng từ ngữ địa phương để miêu tả hình ảnh như các từ táo tác, chạy rẹt để diễn tả cảnh hỗn loạn, nhớn nhác, chạy nhanh, biến mất nhanh trong ngữ cảnh các đàn kiến chạy trong ngơ ngác không biết vì lí do gì, chuyện bất ngờ gì đã ấp đến: Kiến càng, kiến lửa, kiến bù nhọt táo tác chạy loạn Thằn lằn, ran moi, kỳ nhông chạy “rẹt” vào bụi rậm khi nghe bước nhân thình thịch, nhát cuốc phầm phập (II, tr 5) Ví dụ 15: Một buổi chiều trên đường về nhà, lão Túc gặp ông chủ tịch xã Lão đưa tay trái lên gãi đầu, miệng lí nhí một lời chào: - Dạ thưa thầy Ông chủ tịch tươi cười: - Thầy bà cái gì Thời đại bây giờ Ở dưới đất về đó hả? Lão Túc: - Dạ “Ởdưới đất về”, bon tiếng đó làm mát một nơi nào trong bụng lão, trong tâm can của lão “Ởdưới đất về” là tiếng dành riêng cho người có của (II, tr 8) 44 I Ngôn ngữ số 3 năm 2023 Ví dụ 16: Trong niềm vui được mọi người công nhận đất của lão Túc nên mặc dù bị vợ lão la hét nhưng lão vẫn tiến tới gần mụ Mụ tránh ra, thủ thế, nhưng lão chỉ đặt nhẹ một bàn tay lên vai mụ Mụ vợ hất tay lão Túc ra: - Dẹp! Dẹp! Lão vẫn cười hể hể Niềm vui của lão khiến lão thấy thương hại cho mụ vợ lùng khùng vùng vẳng (II, tr 10) Ví dụ 17: Lão thở dài lăn mình trên chõng Tiếng vạt tre cọt kẹt ở duới lưng Lão đưa một ngón tay lên chấm ở khóe mắt, ngạc nhiên thấy đã có nước mắt đọng ở đó tự lúc nào Lão quay sang bảo vợ: - Hổm rày bà chưa xuống dưới đất thăm Bắp đã trổ cờ dưới đó (II, tr 11) Nhà văn Anh Đức đã để các nhân vật tự bày tỏ cảm xúc và hành động kiên quyết, dứt khoác, rõ ràng có lúc rất lịch sự nhưng cũng có lúc xuồng sã để chống trả giặc thù khi bọn chúng kéo lính đến đuổi dân làng như ví dụ sau: Ví dụ 18: - Nhà tôi cũng như nhà mấy chú, đừng cỏ nghe lời người ta tới đây mà dọn, đòi dời, tôi không đi đâu! Tôi nói thiệt chớ không phải dỡn đâu Chú nào leo lên rút một cọng lá, tôi chém cho coi! (I, tr 66) Ở ví dụ này, ông Tám mặc dù đang rất giận dữ trước hành động ngang tàn hống hách của bọn giặc Ngụy nhưng vẫn dùng từ xưng hô là danh từ thân tộc với sắc thái lịch sự chú, mấy chú để gọi bọn chúng Ông Tám nhấn mạnh dứt khoác, rõ ràng là ông nói thiệt chứ không phải đùa giỡn và nếu tên nào dám leo lên dọn nhà ông, dù chỉ rút xuống một cọng lá của nhà thì ông cũng chém tên đó ngay cho biết Ví dụ 19: Không thằng nào dám leo lên dỡ nhà hết Tụi nó nhắm không êm, bỏ nhà tôi sang nhà thím Sáu ơn Tưởng đâu đàn bà góa thì dễ hiếp đáp Nào ngờ thím Sáu cũng không chịu đi Tụi nó bật lửa đòi đốt nhà Còn nhà văn Võ Hồng cũng sử dụng từ ngữ dùng để xưng hô cho các nhân vật tham gia giao tiếp có lúc rất trao chuốt, lịch sự, nhưng có lúc lại suồng sã rất chân thực như ví dụ 20 trong hội thoại của hai cha con lão Túc về việc khai phá mở rộng thêm đất canh tác: Lão Túc: - Het mùa cày, thằng Lợt, mày phụ tay với tao phả rộng thêm miếng đất Gò Đình Thằng Lợt im lặng, lầm lì không trả lời Lão Túc: - Chừng nào tao chết thì mày có miếng đất đó để trồng trọt làm ăn Có một miếng đất đỡ hơn là suốt đời chỉ đi làm mướn Thằng Lợt: - Giàu có gì, miếng đất đầy mồ mả đó Lão Túc quắc mắt nhìn con, chồm người tới trước trong một tư thế tự vệ Câu nói của thằng Lợt mo vào tự ái của lão, bất ngờ như lão vừa bị một con ong châm nọc Nó xúc phạm tới mảnh đất của lão Lão giận dữ quát lên: - Mày nói sao? Đất sao lại mồ mả? Đất nào không mồ mả? Công tao khai phá, đố mồ hôi cục, mồ hôi hòn xuống đó Mày Giọng lão run lên (II, tr 6) Trong ngữ cảnh này, nhà văn Võ Hồng đã sử dụng cặp đại từ xưng hô mày - tao với sắc thái suồng sã nhưng có thể hiện mối quan hệ liên cá nhân của cha con thân mật, gần gủi Người cha đã không không kiềm được sự giận dừ khi người con xúc phạm, coi thường miếng đất quý thưcmg vô giá của lão Túc Thể hiện văn hóa của người nông dân chân chất, rất tự nhiên, mộc mạc.Tác giả Đặc điểm từ ngữ I 45 có sử dụng danh từ dùng để xưng hô mụ với sắc thái suồng sã khi nhắc đến người vợ để miêu tả bà vợ cục súc của lão Túc như sau: Ví dụ 21: - Mụ Túc đang lục đục trong bếp cỏ tiếng một cái coi tiêu bị hất văng lông lốc trên nền đất Có tiếng nồi com đặt nặng một cải “thịch ” lên trên mặt rế Mụ làm lụng bao giờ cũng nặng tay Chẳng cái chén, cái dĩa nào được nguyên vẹn với mụ Không mẻ miệng thì cũng nứt ngang nứt dọc (II, tr 9) - Giọng lão nằn nì: - Mụ chịu khỏ một chút mà (II, tr 14) Bên cạnh các từ ngữ dùng để xưng hô với sắc thái suồng sã, tác giả cũng có dùng đại từ nhân xưng người ta với sắc thái dịu dàng, được nũng nịu, kể lể, cưng chiều như trong ngữ cảnh lão Túc vẫn hiền hòa cười khi bà vợ đang nóng nảy: Ví dụ 22: Lão cười hì hì một tiếng nhẹ tiếp theo Tức thì mụ ném vung dôi đũa bếp: - Còn cười nữa? Tức chết người ta đi Het nước mắm, hết củi, com song Nấu một nồi com mà thổi lửa hết hơi (II, tr 10) Ngoài ra, nhà văn Anh Đức khéo léo để nhân vật của mình dùng hành động, phản kháng chống cự lại bọn giặc ngày đêm lăm le cướp đất, cướp làng với lời lẽ lịch sự nhưng hàm ý khinh thường, từ ngữ bức xúc có kìm chế chứ không sử dụng từ ngữ chửi bới suồng sã Hành động thay lời chửi như ví dụ 23: Khi bọn lính tráng kéo tới hùng hổ dỡ nhà, ông Tám nói cho chúng biết “tôi không đi đâu! ”, rồi ông đem cây mác dài bén ngót ra phóng cắm giữa nhà Hành động kiên quyết ấy đã làm cho bọn giặc nhiều phen khiếp vỉa, tuy súng đạn lăm lăm trong tay mà “không thẳng nào dám leo lên dỡ nhà ” Ông Tám đã làm gương cho mẹ con thím Sáu ơn và bà con ở xẻo Đước chổng lại quyết liệt bọn giặc, buộc chủng buông mồi lửa, ngẩn ngơ, bỏ tay kẻo về đồn Và để giữ đất, ông Tám dã hi sinh xương máu, da thịt bản thân mình để chống lại ỷ đồ đen tối của bọn giặc thù Sau nhiều lần dồn dân lập ap thất bại Thằng quận trưởng Sông Đốc tức lắm Nó cách chứ thằng đồn trưởng cũ, đưa thằng dồn trưởng mới tên là thằng Đởm, “chánh cống ác ôn ” tôi biết lần này gay go, vì thằng Đởm là thằng gian ác có tiếng (I, tr 66) Võ Hồng thì khéo léo đưa những từ ngữ dùng để chửi vào trong tác phẩm của mình nhằm nhấn mạnh sự vất vả, nghèo khổ, vụng về của bà vợ lão Túc: Ví dụ 24: Trong bếp, tiếng mụ lầm bầm: - Đồ quỷ sứ, ăn hỗn hào Đụng chỗ nào cũng thọc mỏ Lão bước trở vào bếp Mụ chụp ngay: - Con mẹ Cốc đó hả? Mồ tổ cha mày, sao mày không đem cái chày lại trả cho tao? Nói mượn một chút mà giữ chết ở đằng đó Nhà tao có ai đâu mà sai Ôn hoàng dịch tể hại mày (II, tr.10) Bên cạnh đó, nhà văn Võ Hồng còn dùng từ ngữ thẳng tuột, không nói giảm nói tránh nhằm tăng sự tự nhiên của những đứa trẻ Ví dụ 25: Lão uất người, nạt một tiếng: - Im đi Cha mày Cái miệng như cái mõ làng Và lão vội vã xách cuộn dây gàu đi tuốt Cái mõ oang oang sau lưng lão Thật là đồ ngu Lão đã chọn ban đêm dể đừng ai xoi mói nhìn vào công việc của lão (II, tr 15) Cả hai tác giả đều có sử dụng từ chỉ địa danh, khu vực trong hầu hết các câu chuyện của mình 46 I Ngôn ngữ số 3 năm 2023 Ví dụ 26: - Hay cậu đi xẻo Đước một chuyến Ảp chiến lược xẻo Đước bị phá dứt điểm rồi (I, tr 64) Ví dụ 27: Tên đồn trưởng mới tên Đởm tuyên bố: Tôi không lùa được dân xẻo Đước thì tôi chết sao? (I, tr 66) Ví dụ 28: - Khu gò hoang này, người trong xóm gọi là Gò Đình Chắc hồi xưa nơi đây có cải đình Bây giờ thì trong óc người dân xóm, Gò Đình là tượng trưng cho một cõi, một miền xa xôi hoang vang nhiều rắn rết, nhiều ma quái (II, tr 4) Ví dụ 29: - Cớ người nói hòa thượng chùa Đồng Mạ đi qua đây giữa khuya đã gặp một con quỷ màu trắng toát cao đến đọt cây gạo Hòa thượng bắt quyết, nạt to lên một tiếng và con quỷ tan đi (II, tr 4) Ví dụ 30: - Chỉnh trong một cuộc bò đực giao đau đó mà con bê của lão chăn chạy lạc sang bầy bò khác Lùng kiếm không ra Phải lùa bầy bò còn lại về chuồng Chịu quất năm roi mây có lằn ngang lưng Chịu nhịn đói bữa toi đó và cởi quần áo lội qua sông Cây Dừa đến từng chuồng bò ở hai làng Bình Hòa, Phú Mỹ mà kiếm (II, tr 11) Ví dụ 31: - Cụ tên gì? - [ ] Làng Ngân Sơn phải không? - Dạ phải Ngòi bút chạy rèn rẹt trên giấy: - Làng Ngân Sơn tổng An Sơn Quận Tuy An ông thư ký vừa đọc to vừa viết (II, tr 16) Tác giả sử dụng từ ngữ mang tính tự sự nhưng biến đổi rất tinh tế, uyển chuyển theo tâm trạng và hoàn cảnh của các nhân vật Ví dụ 32: Hai vợ chồng già nghĩ thương cho sự thất bại của thằng Lợt nên thôi không nói đến chuyện con Tỵ nữa Riêng lão Túc, lão cảm thấy an lòng, mặc dù cái chân khập khễnh của thằng Lợt làm lão lo lắng vẩn vơ [ ] Lão thêm tình yêu đối với đất, đồng thời dự tỉnh trong óc cũng nhiều hơn (II, tr 21) Tác giả sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu và khép lại câu chuyện một cách sâu lắng, trầm mặc như: Ví dụ 33: Ở trong nhà, lão Túc vẫn rên, tiếng rên càng lúc càng mệt nhọc Đến xế chiều lão thở hôn hến Hàng xóm đến thăm đông trở lại Nhóm này bàn tiếp về phép chữa rắn cắn Nhóm kia không tin rằng ngẫu nhiên mà lão Túc bị rắn cản Họ che miệng nói nhỏ vào tai nhau: - Các đang ở đó linh lắm Người nghe gật đầu khe khẽ rồi gật liên tiếp bốn năm cái Và cuối cùng, lão đã được chôn cất trên mảnh đất đầy xương máu của lão (II, tr 24) Tóm lại, tình yêu của hai nhân vật ông Tám và lão Túc dành cho đất rất to lớn, rất mãnh liệt, sống bám chặt vào đất đến khi chết cũng được chôn chặt vào lòng đất Hai tác giả Anh Đức và Võ Hồng đã xây dựng nhân vật với nội dung cốt truyện mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ nét văn hóa người nông dân yêu mảnh đất thân thương quý giá của mình, yêu xóm làng, yêu quê hương, đất nước Sự khéo léo trong cách sử dụng từ ngữ, các tác giả cho chúng ta thấy tình yêu đất tha thiết, luôn tin tưởng tuyệt đối vào đất Đất quê mùa, đất bình dị, đất mộc mạc hiền lành và trung thành tuyệt đối với người, không bao giờ rời xa, bỏ rơi người Đặc điểm từ ngữ I 47 4 Kết luận Nhìn chung, hai tác giả Anh Đức và Võ Hồng đã xoáy vào lòng người đọc một cảm giác bâng khuâng khó tả Cảm giác đó cứ day dứt khôn nguôi từ cách sử dụng từ ngữ độc đáo, tự nhiên, không bóng bẩy trau chuốt nhưng rất tinh tế, thu hút Hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng thể hiện cao giá trị nhân văn, văn hóa qua bản chất chân thật của những người nông dân rất yêu quê hương, yêu đất nước và nhất là họ rất yêu quý mảnh đất của mình Những người nông dân này tuy nghèo khó nhưng học vẫn luôn cố gắng, quyết tâm giữ gìn những gì mình có được Họ sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ gia đình, người thân, xóm làng “quyêt tử giữ làng” Giá trị nhân văn, văn hóa từ các nhân vật là những người nông dân chân chất thật thà này cứ sống mãi trong lòng người đọc và chính điều này đã tạo nên phong cách rất riêng của hai nhà văn ở vùng đất Nam Bộ và Nam Trung Bộ Các nhà văn đã gửi tặng cho người đọc nhiều điều trải nghiệm thú vị Mặc dù ở trong hoàn cảnh tận cùng của nổi đau, bi đát đến đâu thì mỗi con người chúng ta vẫn có thể tìm được một hạnh phúc giản dị nhưng cần vô cùng, miễn là ai cũng luôn có thái độ cảm thông, có sự tôn trọng yêu thương nhau, quan tâm chu đáo, hết lòng vì nhau” TƯ LIỆU TRÍCH DÃN 1 Anh Đức (tên thật Bùi Đức Ái - 1965), (trích từ Tuyển tập Bức thư Cà Mau (Tập truyện và kí), Nxb Văn học), truyện ngắn Đất được đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Nâng cao, tr 64-68, Nxb Giáo dục DOI: https://sachgiaibaitap.com/sach_giao_khoa/sach-giao-khoa-ngu-van-lop-12-nang-cao-tap-2-doc-them-dat-anh- duc/#gsc.tab=o 2 Võ Hồng, truyện ngắn Tình yêu đất, 2021 DOI: https://isach.info/story.php?story=tinh yeu dat vo hong TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hữu Đạt, Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2007 2 Nguyễn Tài cẩn, Ngữpháp tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN Hà Nội, 1975 3 Đỗ Hữu Châu, Giáo trình Việt ngữ tập 2, Nxb Giáo dục, 1968 4 Mai Ngọc Chừ, Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐH và GDCN, 1990 5 Nguyễn Thị Thái, Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận án tiến sỹ Văn học, trường đại học Vinh, 2015 6 Trần Thị Kim Tuyến, Một số đặc điểm ngôn ngữ trong văn bàn hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, Tr 44-53, số 78 (8/2021), 2021 7 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997 8 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1996 9 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010

Ngày đăng: 15/03/2024, 21:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan