XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, SINH HỌC 11

15 0 0
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, SINH HỌC 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Khoa học tự nhiên XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, SINH HỌC 11 Trần Thị Phú1, Phan Thị Thanh Diễm2, Nguyễn Hoàng Lan Anh2 Tóm tắt: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học giúp giáo viên tạo cảm hứng kích thích cho học sinh học tập. Sự tương tác giữa thầy và trò qua những câu hỏi có vấn đề của giáo viên một cách có hệ thống sẽ dẫn dắt học sinh khám phá, tìm hiểu và đào sâu hơn bài học. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày hệ thống câu hỏi xây dựng được để nâng cao chất lượng dạy học, ứng dụng vào học phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11. Từ khóa: Hệ thống câu hỏi, chất lượng học tập, dạy học sinh học, Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11. 1. Mở đầu Trong chương trình Giáo dục phổ thông, việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, có đầu tư suy nghĩ, có phương pháp giải quyết vấn đề tốt. Do vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi đưa vào các hoạt động ở giờ lên lớp tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Khi tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, học sinh còn đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học, học sinh được giáo viên dẫn dắt vào bài học trong hệ thống câu hỏi, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp cho học sinh hiểu sâu hơn, nhớ kiến thức bài học lâu hơn qua những câu hỏi có vấn đề, những câu hỏi thắc mắc và học sinh trả lời chính xác thắc mắc của mình. Bài viết này trình bày kết quả việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh được ứng dụng trong giảng dạy phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11. 2. Nội dung 2.1. Các loại câu hỏi trong dạy học Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019) có các loại câu hỏi trong dạy học như sau: Câu hỏi đào sâu: Giúp khai thác kĩ và mở rộng tầm quan trọng của ý nghĩa. Học sinh làm rõ chi tiết từ câu hỏi bằng cách liên hệ cá nhân. Ví dụ: Tại sao luộc rau phải bỏ muối? 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Đà Nẵng 2. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 98XÂY DӴNG Hӊ THỐNG CÂU HӒI Đӆ NÂNG CAO CHẤT LѬӦNG HỌC TẬP... Câu hỏi giả định: Giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết. “Điều gì sẽ xảy ra nếu...” cho phép học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình. Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng các loại auxin nhân tạo cho các nông phẩm làm thức ăn? Câu hỏi làm rõ: Giúp xác định nghĩa, khái niệm và làm rõ ý. Ví dụ: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì? Câu hỏi lí do và bằng chứng: Làm sáng tỏ và chứng minh tính xác thực của các ý kiến. Ví dụ: Cho ví dụ để chứng minh sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào độ dài ngày và đêm? Câu hỏi nguyên nhân và kết quả: Xác định, tìm ra các tác động cũng như hậu quả của vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống… Học sinh vận dụng và liên hệ thực tế để trả lời. Ví dụ: Nếu thay đổi cường độ ánh sáng thì sẽ dẫn đến hậu quả gì cho việc ra hoa của cây cà chua? Câu hỏi quan điểm: Giúp thăm dò được ý kiến của nhiều học sinh về một vấn đề. Ví dụ: Bạn nào có ý kiến khác? 2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Trong nghiên cứu của Đinh Quang Báo và cộng sự (2006), có các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: Sử dụng phiếu học tập chứa những yêu cầu chủ yếu dưới dạng câu hỏi, bài toán nhận thức theo một hệ thống được in sẵn và phát cho học sinh. Các phiếu học tập phải có mục đích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, chính xác. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh biến nội dung học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề thường xuyên kích thích hứng thú học tập của học sinh. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là phương pháp giải quyết một vấn đề thông qua sự tham gia của nhóm. Nhằm kích thích và khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, tinh thần làm việc nhóm của từng học sinh. Piaget và cộng sự (2018): Học tập khám phá là một kĩ thuật giảng dạy hiệu quả dựa trên câu hỏi xem là phương pháp giáo dục dựa trên kiến tạo, khuyến khích sự tham gia và khuyến khích học sinh học những điều mới dựa trên sở thích của họ. 2.3. Xây dựng câu hỏi 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), nguyên tắc xây dựng câu hỏi bao gồm: Bám sát mục tiêu dạy - học: Câu hỏi khi đưa ra đó cho phép định hướng sự tìm tòi suy nghĩ của học sinh để lí giải một hiện tượng hay phát hiện một tri thức nào đó trong bài học. Qua đó, rèn luyện kĩ năng tư duy và hành động hình thành nên nhân cách của học sinh. Ví dụ: Phân biệt được mô phân sinh của thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm. 99TRҪN THỊ PHÒ - PHAN THỊ THANH DIӈM - NGUYӈN HO¬NG LAN ANH Đảm bảo chính xác nội dung: Câu hỏi cần đảm bảo tính chính xác khoa học. Nếu thiết kế câu hỏi không chính xác thì việc định hướng tìm tòi của học sinh sẽ không đạt được mục tiêu dạy - học. Ví dụ: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Xây dựng được câu hỏi giúp học sinh tìm tòi, phát hiện dấu hiệu bản chất của sinh vật. Ví dụ: Tại sao thay đổi độ dài ngày và đêm ảnh hưởng đến quá trình đậu quả của cây họ đậu? Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh: Câu hỏi phải đảm bảo phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo, câu hỏi mang tính chất phân hoá năng lực cá nhân. Câu hỏi sao cho tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và cái chưa biết ở học sinh. Ví dụ lá xanh có chức năng thực hiện quá trình quang hợp, nhờ diệp lục, vậy lá màu đỏ có thực hiện quá trình quang hợp không? Tại sao? Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung các câu hỏi khác nhau khi đưa vào sử dụng phải được sắp xếp theo một logic hệ thống cho từng bài học. Ví dụ: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp khác nhau ở điểm nào? Cây thân gỗ to ra do đâu? Cây thân thảo có to ra không, Vì sao? Vậy thân gỗ và thân thảo khác nhau như thế nào? Đảm bảo tính thực tiễn: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, do đó việc thiết kế câu hỏi để dạy học cần phải gắn với thực tiễn thiên nhiên, kết hợp giữa việc bảo vệ sức khỏe con người với việc bảo vệ môi trường. Ví dụ: Khi ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng, chúng ta cần lưu ý những gì? 2.3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), quy trình xây dựng câu hỏi bao gồm 5 bước sau: Bước 1. Phân tích cấu trúc nội dung: Nội dung được trình bày từ khái niệm, hormone sinh trưởng, nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Bước 2. Viết mục tiêu dạy học cho từng bài: Phải đầy đủ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, đáp ứng với nội dung bài học. Mỗi mục tiêu diễn tả bằng một động từ, những động từ như nắm được, hiểu được thường dùng cho mục tiêu chung. Còn mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ phân tích, so sánh, chứng minh … Bảng 1. Mục tiêu dạy học trong phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11 TT Tên bài Mục tiêu 1 Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật + Nêu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật. Chỉ rõ được các loại mô phân sinh, mô nào thuộc thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm. Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp. Giải thích được sự hình thành vòng năm. + Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hình 34.1; 34.2; 34.3 34.4. + Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng để trồng cây đúng thời vụ. 100XÂY DӴNG Hӊ THỐNG CÂU HӒI Đӆ NÂNG CAO CHẤT LѬӦNG HỌC TẬP... 2 Bài 35. Hormone thực vật + Trình bày được khái niệm hormone thực vật. Nêu được các loại hormone kích thích và ức chế, phân tích được tác dụng sinh lí của nó. Phân tích được mối tương quan giữa các hormone thực vật. + Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh, vận dụng vào thực tiễn. + Hình thành thái độ tích cực, tránh lạm dụng chất kích thích trong trồng trọt. 3 Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa + Nêu được khái niệm về sự phát triển thực vật. Trình bày được những yếu tố chi phối của sự ra hoa (tuổi cây, xuân hoá, quang chu kì). Nêu được vai trò của hormone trong sự phát triển thực vật. + Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập với sách giáo khoa. Bước 3. Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức bài mã hóa thành câu hỏi Giáo viên xác định nội dung cơ bản và trọng tâm của bài, phân chia ra đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hoá thành câu hỏi một cách phù hợp, gắn với mục tiêu bài học. Bước 4. Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi Tài liệu là “nguyên liệu” gồm: tư liệu SGK, sách tham khảo, các từ, cụm từ thông tin, gợi ý, ví dụ, hình vẽ, thí nghiệm và kết quả cho trước... Các câu hỏi hướng dẫn học sinh tư duy, “câu lệnh”: tóm tắt nội dung, liệt kê sự kiện, lập sơ đồ, chọn câu đúng, điền từ, cụm từ, thông tin vào bảng, ô trống, hình vẽ, mô tả, ghi chú, phân tích hình vẽ, phát biểu các dấu hiệu đặc trưng một khái niệm, quy luật... lập bảng so sánh, dự đoán kết quả, giải thích thí nghiệm, trình diễn. Các dạng câu hỏi: Câu hỏi hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước tài liệu ở nhà; Câu hỏi định hướng việc tiếp thu kiến thức mới cho học sinh ngay trên lớp; Câu hỏi định hướng học sinh tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học; Câu hỏi của dạy học khám phá. Yêu cầu kĩ thuật đối với câu hỏi: Phù hợp giữa cái đã biết với cái chưa biết, chủ đề nhận thức; ngôn ngữ của câu hỏi phải rõ ràng, cách diễn đạt đa dạng phù hợp với điều kiện ở địa phương, hấp dẫn học sinh; hệ thống câu hỏi phải phù hợp với tiến trình dạy học. Bước 5. Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống theo mục đích dạy học Câu hỏi được sắp xếp theo nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, logic chặt chẽ, phù hợp với mục đích dạy học. 2.3.3. Quy trình sử dụng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), các câu hỏi được thiết kế và sử dụng theo 4 bước sau: 101TRҪN THỊ PHÒ - PHAN THỊ THANH DIӈM - NGUYӈN HO¬NG LAN ANH Bước 1: Giáo viên ra câu hỏi: Từ đoạn tư liệu SGK, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học rồi đưa ra câu hỏi dưới dạng các câu lệnh trong phiếu học tập hay câu hỏi trên lớp. Phiếu học tập được chuyển tới học sinh trước hoặc trong mỗi tiết học. Bước 2: Học sinh nghiên cứu tìm câu trả lời: Học sinh tiếp cận dần với những thông tin là cơ sở cho việc hình thành một kiến thức mới. Bước 3: Học sinh báo cáo trên lớp: Học sinh báo cáo kết quả tự nghiên cứu của mình ở nhà, thảo luận và nêu ra những thắc mắc với các học sinh khác ở lớp và với giáo viên. Bước 4: Học sinh hình thành kiến thức mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận về kiến thức mới. Học sinh ghi những kiến thức cơ bản vào vở. Quy trình sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước tài liệu ở nhà Ví dụ: Mục II.1: Các mô phân sinh (Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật) Bước 1: Dạy xong bài 33, Giáo viên phát phiếu học tập 1, học sinh về nhà hoàn thành Điểm phân biệt Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng Vị trí Chức năng Có ở lớp thực vật Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tập ở nhà Bước 3: Học sinh báo cáo trước lớp kết quả: Đáp án phiếu học tập 1 Điểm phân biệt Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng Vị trí Chồi đỉnh, nách, đỉnh rễ Ở thân và rễ Ở gốc lóng của thân Chức năng Giúp thân, rễ tăng chiều dài Thân, rễ tăng đường kính Tăng chiều dài lóng Có ở lớp thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm 2 lá mầm 1 lá mầm Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, hoàn thiện và học sinh ghi nội dung vào vở. Quy trình sử dụng câu hỏi để dạy kiến thức mới ở trên lớp Ví dụ: Để dạy mục II: Những nhân tố chi phối sự ra hoa (Bài 36) Bước 1: Giáo viên cho ví dụ và đặt câu hỏi: Ví dụ: Cà chua ra hoa ở nách lá thứ 14, hoa ban trắng trút lá vào mùa đông thì xuân về nở hoa, rau răm khi có ánh sáng chiếu nhiều trong ngày thì nó nở hoa. 102XÂY DӴNG Hӊ THỐNG CÂU HӒI Đӆ NÂNG CAO CHẤT LѬӦNG HỌC TẬP... Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa, vậy sự ra hoa chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào? Bước 2: Học sinh đọc mục II, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Từ 3 ví dụ và nội dung SGK, học sinh trả lời Bước 4: Giáo viên cho học sinh rút ra kiến thức về ảnh hưởng nhân tố bên trong là tuổi cây, nhân tố bên ngoài là nhiệt độ và quang chu kì. Quy trình sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu bài học Ví dụ: Mục IV: Tương quan hormone thực vật (Bài 35: Hormone thực vật) Bước 1: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu mục IV và trả lời: Cho biết các mối tương quan giữa hormone điều tiết sinh trưởng và điều tiết phát triển? Bước 2: Học sinh nghiên cứu bài học Bước 3: Học sinh báo cáo: Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt. Tương quan giữa hormone kích thích với nhau như giữa auxin và cytokinin điều tiết sự phát triển của mô callus. Bước 4: Giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện câu trả lời, học sinh lĩnh hội kiến thức. 2.4. Hệ thống câu hỏi phần Sinh trưởng và phát triển thực vật trong hoạt động dạy học Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Thanh Diễm và Trần Thị Phú (2012); Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2010) và Piaget et all (2018) chúng tôi xây dựng xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hoạt động trong bài như sau: Phiếu học tập 2 Chỉ tiêu so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc Kết quả Có ở lớp thực vật Khái niệm Đáp án phiếu học tập 2 Chỉ tiêu so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh Do hoạt động của mô phân sinh bên Kết quả Làm tăng chiều dài của thân và rễ Làm tăng đường kính của thân và rễ Có ở lớp thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm 2 lá mầm 103TRҪN THỊ PHÒ - PHAN THỊ THANH DIӈM - NGUYӈN HO¬NG LAN ANH Khái niệm Sinh trưởng của thân, rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh ngọn và mô phân lóng ở cây 1 lá mầm. Sinh trưởng theo chiều ngang (đường kính) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cây keo lá tràm 1 tháng cao 0,1m, ĐK 0,005m. Bốn năm cao 10m, ĐK 0,2m. Câu 1: Tại sao có sự thay đổi kích thước của keo lá tràm? Câu 2: Nêu khái niệm sinh trưởng ở thực vật. Theo dõi ví dụ Câu 1: Do sự tăng lên về kích thước và số lượng tế bào của keo lá tràm. Câu 2: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp Câu 4: Cho biết mô phân sinh (MPS) nào có ở thực vật 1 và 2 lá mầm? Câu 5: Nêu vị trí, chức năng từng loại MPS. Câu 6: Vậy mô phân sinh là gì? Câu 7: Hãy quan sát hình 34.1 và 34.2. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp? Câu 8: Do đâu thân cây 2 lá mầm to ra bề ngang? Câu 9: Vậy cây 1 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp không? Câu 10: Quan sát hình 34.2 và 34.3 cho biết điều gì sẽ xảy ra khi cây thân gỗ không phát triển chỉ dừng ở sinh trưởng sơ cấp? Câu 11: Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Câu 4: Thực vật 1 lá mầm: MPS đỉnh, lóng, thực vật 2 lá mầm: MPS đỉnh, bên. Câu 5: Đáp án phiếu học tập 1 Câu 6: MPS là nhóm tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì khả năng nguyên phân, trong suốt đời sống của cây Câu 7: Đáp án phiếu học tập số 2 Câu 8: Do hoạt động của MPS bên cây 2 lá mầm sinh trưởng thứ cấp làm cho thân cây to ra bề ngang. Câu 9: Cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp bằng tầng phát sinh như cây 2 lá mầm mà 1 số cây 1 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp đặc trưng là sinh trưởng bằng vòng dày ví dụ như ở thân cau, dừa. Câu 10: Quan sát hình 34.3 khám phá được đoạn nào sinh trưởng sơ cấp, đoạn nào sinh trưởng thứ cấp, phân biệt được cấu tạo và chức năng của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp. Câu 11: Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần. 104XÂY DӴNG Hӊ THỐNG CÂU HӒI Đӆ NÂNG CAO CHẤT LѬӦNG HỌC TẬP... Câu 12: Vòng đồng tâm của thân cây gỗ gọi là gì? Câu 13: Những nét hoa văn trên đồ gỗ xuất xứ từ đâu? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Câu 14: Vì sao các vòng gỗ có màu sắc khác nhau? Câu 15: Làm sao để biết được độ tuổi của cây có vòng gỗ? Câu 16: V...

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, SINH HỌC 11 Trần Thị Phú1, Phan Thị Thanh Diễm2, Nguyễn Hoàng Lan Anh2 Tóm tắt: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học giúp giáo viên tạo cảm hứng kích thích cho học sinh học tập Sự tương tác giữa thầy và trò qua những câu hỏi có vấn đề của giáo viên một cách có hệ thống sẽ dẫn dắt học sinh khám phá, tìm hiểu và đào sâu hơn bài học Trong bài viết này, chúng tôi trình bày hệ thống câu hỏi xây dựng được để nâng cao chất lượng dạy học, ứng dụng vào học phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11 Từ khóa: Hệ thống câu hỏi, chất lượng học tập, dạy học sinh học, Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11 1 Mở đầu Trong chương trình Giáo dục phổ thông, việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, có đầu tư suy nghĩ, có phương pháp giải quyết vấn đề tốt Do vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi đưa vào các hoạt động ở giờ lên lớp tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh Khi tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, học sinh còn đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học, học sinh được giáo viên dẫn dắt vào bài học trong hệ thống câu hỏi, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp cho học sinh hiểu sâu hơn, nhớ kiến thức bài học lâu hơn qua những câu hỏi có vấn đề, những câu hỏi thắc mắc và học sinh trả lời chính xác thắc mắc của mình Bài viết này trình bày kết quả việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh được ứng dụng trong giảng dạy phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11 2 Nội dung 2.1 Các loại câu hỏi trong dạy học Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019) có các loại câu hỏi trong dạy học như sau: Câu hỏi đào sâu: Giúp khai thác kĩ và mở rộng tầm quan trọng của ý nghĩa Học sinh làm rõ chi tiết từ câu hỏi bằng cách liên hệ cá nhân Ví dụ: Tại sao luộc rau phải bỏ muối? 1 Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Đà Nẵng 2 Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Câu hỏi giả định: Giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết “Điều gì sẽ xảy ra nếu ” cho phép học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng các loại auxin nhân tạo cho các nông phẩm làm thức ăn? Câu hỏi làm rõ: Giúp xác định nghĩa, khái niệm và làm rõ ý Ví dụ: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì? Câu hỏi lí do và bằng chứng: Làm sáng tỏ và chứng minh tính xác thực của các ý kiến Ví dụ: Cho ví dụ để chứng minh sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào độ dài ngày và đêm? Câu hỏi nguyên nhân và kết quả: Xác định, tìm ra các tác động cũng như hậu quả của vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống… Học sinh vận dụng và liên hệ thực tế để trả lời Ví dụ: Nếu thay đổi cường độ ánh sáng thì sẽ dẫn đến hậu quả gì cho việc ra hoa của cây cà chua? Câu hỏi quan điểm: Giúp thăm dò được ý kiến của nhiều học sinh về một vấn đề Ví dụ: Bạn nào có ý kiến khác? 2.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Trong nghiên cứu của Đinh Quang Báo và cộng sự (2006), có các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: Sử dụng phiếu học tập chứa những yêu cầu chủ yếu dưới dạng câu hỏi, bài toán nhận thức theo một hệ thống được in sẵn và phát cho học sinh Các phiếu học tập phải có mục đích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, chính xác Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh biến nội dung học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề Giải quyết vấn đề thường xuyên kích thích hứng thú học tập của học sinh Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là phương pháp giải quyết một vấn đề thông qua sự tham gia của nhóm Nhằm kích thích và khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, tinh thần làm việc nhóm của từng học sinh Piaget và cộng sự (2018): Học tập khám phá là một kĩ thuật giảng dạy hiệu quả dựa trên câu hỏi xem là phương pháp giáo dục dựa trên kiến tạo, khuyến khích sự tham gia và khuyến khích học sinh học những điều mới dựa trên sở thích của họ 2.3 Xây dựng câu hỏi 2.3.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), nguyên tắc xây dựng câu hỏi bao gồm: Bám sát mục tiêu dạy - học: Câu hỏi khi đưa ra đó cho phép định hướng sự tìm tòi suy nghĩ của học sinh để lí giải một hiện tượng hay phát hiện một tri thức nào đó trong bài học Qua đó, rèn luyện kĩ năng tư duy và hành động hình thành nên nhân cách của học sinh Ví dụ: Phân biệt được mô phân sinh của thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm 98 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Đảm bảo chính xác nội dung: Câu hỏi cần đảm bảo tính chính xác khoa học Nếu thiết kế câu hỏi không chính xác thì việc định hướng tìm tòi của học sinh sẽ không đạt được mục tiêu dạy - học Ví dụ: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở thực vật Xây dựng được câu hỏi giúp học sinh tìm tòi, phát hiện dấu hiệu bản chất của sinh vật Ví dụ: Tại sao thay đổi độ dài ngày và đêm ảnh hưởng đến quá trình đậu quả của cây họ đậu? Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh: Câu hỏi phải đảm bảo phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo, câu hỏi mang tính chất phân hoá năng lực cá nhân Câu hỏi sao cho tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và cái chưa biết ở học sinh Ví dụ lá xanh có chức năng thực hiện quá trình quang hợp, nhờ diệp lục, vậy lá màu đỏ có thực hiện quá trình quang hợp không? Tại sao? Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung các câu hỏi khác nhau khi đưa vào sử dụng phải được sắp xếp theo một logic hệ thống cho từng bài học Ví dụ: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp khác nhau ở điểm nào? Cây thân gỗ to ra do đâu? Cây thân thảo có to ra không, Vì sao? Vậy thân gỗ và thân thảo khác nhau như thế nào? Đảm bảo tính thực tiễn: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, do đó việc thiết kế câu hỏi để dạy học cần phải gắn với thực tiễn thiên nhiên, kết hợp giữa việc bảo vệ sức khỏe con người với việc bảo vệ môi trường Ví dụ: Khi ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng, chúng ta cần lưu ý những gì? 2.3.2 Quy trình xây dựng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), quy trình xây dựng câu hỏi bao gồm 5 bước sau: Bước 1 Phân tích cấu trúc nội dung: Nội dung được trình bày từ khái niệm, hormone sinh trưởng, nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển Bước 2 Viết mục tiêu dạy học cho từng bài: Phải đầy đủ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, đáp ứng với nội dung bài học Mỗi mục tiêu diễn tả bằng một động từ, những động từ như nắm được, hiểu được thường dùng cho mục tiêu chung Còn mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ phân tích, so sánh, chứng minh … Bảng 1 Mục tiêu dạy học trong phần Sinh trưởng và phát triển thực vật, Sinh học 11 TT Tên bài Mục tiêu 1 Bài 34 + Nêu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật Chỉ rõ được các loại Sinh mô phân sinh, mô nào thuộc thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm Phân trưởng ở biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp Giải thích được sự hình thực vật thành vòng năm + Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hình 34.1; 34.2; 34.3 34.4 + Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng để trồng cây đúng thời vụ 99 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP 2 Bài 35 + Trình bày được khái niệm hormone thực vật Nêu được các loại Hormone hormone kích thích và ức chế, phân tích được tác dụng sinh lí của thực vật nó Phân tích được mối tương quan giữa các hormone thực vật + Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh, vận dụng vào thực tiễn + Hình thành thái độ tích cực, tránh lạm dụng chất kích thích trong trồng trọt 3 Bài 36 + Nêu được khái niệm về sự phát triển thực vật Trình bày được Phát triển những yếu tố chi phối của sự ra hoa (tuổi cây, xuân hoá, quang chu ở thực kì) Nêu được vai trò của hormone trong sự phát triển thực vật vật có + Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập với sách hoa giáo khoa Bước 3 Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức bài mã hóa thành câu hỏi Giáo viên xác định nội dung cơ bản và trọng tâm của bài, phân chia ra đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hoá thành câu hỏi một cách phù hợp, gắn với mục tiêu bài học Bước 4 Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi Tài liệu là “nguyên liệu” gồm: tư liệu SGK, sách tham khảo, các từ, cụm từ thông tin, gợi ý, ví dụ, hình vẽ, thí nghiệm và kết quả cho trước Các câu hỏi hướng dẫn học sinh tư duy, “câu lệnh”: tóm tắt nội dung, liệt kê sự kiện, lập sơ đồ, chọn câu đúng, điền từ, cụm từ, thông tin vào bảng, ô trống, hình vẽ, mô tả, ghi chú, phân tích hình vẽ, phát biểu các dấu hiệu đặc trưng một khái niệm, quy luật lập bảng so sánh, dự đoán kết quả, giải thích thí nghiệm, trình diễn Các dạng câu hỏi: Câu hỏi hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước tài liệu ở nhà; Câu hỏi định hướng việc tiếp thu kiến thức mới cho học sinh ngay trên lớp; Câu hỏi định hướng học sinh tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học; Câu hỏi của dạy học khám phá Yêu cầu kĩ thuật đối với câu hỏi: Phù hợp giữa cái đã biết với cái chưa biết, chủ đề nhận thức; ngôn ngữ của câu hỏi phải rõ ràng, cách diễn đạt đa dạng phù hợp với điều kiện ở địa phương, hấp dẫn học sinh; hệ thống câu hỏi phải phù hợp với tiến trình dạy học Bước 5 Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống theo mục đích dạy học Câu hỏi được sắp xếp theo nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, logic chặt chẽ, phù hợp với mục đích dạy học 2.3.3 Quy trình sử dụng câu hỏi Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2019), các câu hỏi được thiết kế và sử dụng theo 4 bước sau: 100 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Bước 1: Giáo viên ra câu hỏi: Từ đoạn tư liệu SGK, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học rồi đưa ra câu hỏi dưới dạng các câu lệnh trong phiếu học tập hay câu hỏi trên lớp Phiếu học tập được chuyển tới học sinh trước hoặc trong mỗi tiết học Bước 2: Học sinh nghiên cứu tìm câu trả lời: Học sinh tiếp cận dần với những thông tin là cơ sở cho việc hình thành một kiến thức mới Bước 3: Học sinh báo cáo trên lớp: Học sinh báo cáo kết quả tự nghiên cứu của mình ở nhà, thảo luận và nêu ra những thắc mắc với các học sinh khác ở lớp và với giáo viên Bước 4: Học sinh hình thành kiến thức mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận về kiến thức mới Học sinh ghi những kiến thức cơ bản vào vở Quy trình sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước tài liệu ở nhà Ví dụ: Mục II.1: Các mô phân sinh (Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật) Bước 1: Dạy xong bài 33, Giáo viên phát phiếu học tập 1, học sinh về nhà hoàn thành Điểm phân biệt Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng Vị trí Chức năng Có ở lớp thực vật Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tập ở nhà Bước 3: Học sinh báo cáo trước lớp kết quả: Đáp án phiếu học tập 1 Điểm phân biệt Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng Vị trí Ở thân và rễ Ở gốc lóng của thân Chồi đỉnh, nách, Chức năng đỉnh rễ Thân, rễ tăng Tăng chiều dài lóng đường kính Có ở lớp thực vật Giúp thân, rễ tăng 2 lá mầm 1 lá mầm chiều dài 1 lá mầm và 2 lá mầm Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, hoàn thiện và học sinh ghi nội dung vào vở Quy trình sử dụng câu hỏi để dạy kiến thức mới ở trên lớp Ví dụ: Để dạy mục II: Những nhân tố chi phối sự ra hoa (Bài 36) Bước 1: Giáo viên cho ví dụ và đặt câu hỏi: Ví dụ: Cà chua ra hoa ở nách lá thứ 14, hoa ban trắng trút lá vào mùa đông thì xuân về nở hoa, rau răm khi có ánh sáng chiếu nhiều trong ngày thì nó nở hoa 101 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa, vậy sự ra hoa chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào? Bước 2: Học sinh đọc mục II, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Từ 3 ví dụ và nội dung SGK, học sinh trả lời Bước 4: Giáo viên cho học sinh rút ra kiến thức về ảnh hưởng nhân tố bên trong là tuổi cây, nhân tố bên ngoài là nhiệt độ và quang chu kì Quy trình sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu bài học Ví dụ: Mục IV: Tương quan hormone thực vật (Bài 35: Hormone thực vật) Bước 1: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu mục IV và trả lời: Cho biết các mối tương quan giữa hormone điều tiết sinh trưởng và điều tiết phát triển? Bước 2: Học sinh nghiên cứu bài học Bước 3: Học sinh báo cáo: Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/ AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt Tương quan giữa hormone kích thích với nhau như giữa auxin và cytokinin điều tiết sự phát triển của mô callus Bước 4: Giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện câu trả lời, học sinh lĩnh hội kiến thức 2.4 Hệ thống câu hỏi phần Sinh trưởng và phát triển thực vật trong hoạt động dạy học Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Thanh Diễm và Trần Thị Phú (2012); Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2010) và Piaget et all (2018) chúng tôi xây dựng xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hoạt động trong bài như sau: Phiếu học tập 2 Chỉ tiêu so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc Kết quả Có ở lớp thực vật Khái niệm Đáp án phiếu học tập 2 Chỉ tiêu so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc Do hoạt động của mô phân Do hoạt động của mô phân sinh Kết quả sinh đỉnh bên Có ở lớp thực vật Làm tăng chiều dài của thân Làm tăng đường kính của thân và rễ và rễ 1 lá mầm và 2 lá mầm 2 lá mầm 102 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Khái niệm Sinh trưởng của thân, rễ theo Sinh trưởng theo chiều ngang chiều dài do hoạt động của (đường kính) của thân và rễ do mô phân sinh ngọn và mô hoạt động của mô phân sinh bên phân lóng ở cây 1 lá mầm Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cây keo lá tràm 1 tháng cao 0,1m, ĐK Theo dõi ví dụ 0,005m Bốn năm cao 10m, ĐK 0,2m Câu 1: Tại sao có sự thay đổi kích Câu 1: Do sự tăng lên về kích thước và số thước của keo lá tràm? lượng tế bào của keo lá tràm Câu 2: Nêu khái niệm sinh trưởng ở thực vật Câu 2: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp Câu 4: Cho biết mô phân sinh (MPS) Câu 4: Thực vật 1 lá mầm: MPS đỉnh, nào có ở thực vật 1 và 2 lá mầm? lóng, thực vật 2 lá mầm: MPS đỉnh, bên Câu 5: Nêu vị trí, chức năng từng loại Câu 5: Đáp án phiếu học tập 1 MPS Câu 6: MPS là nhóm tế bào thực vật chưa Câu 6: Vậy mô phân sinh là gì? phân hóa, duy trì khả năng nguyên phân, trong suốt đời sống của cây Câu 7: Hãy quan sát hình 34.1 và 34.2 Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ Câu 7: Đáp án phiếu học tập số 2 cấp? Câu 8: Do hoạt động của MPS bên cây 2 Câu 8: Do đâu thân cây 2 lá mầm to ra lá mầm sinh trưởng thứ cấp làm cho thân bề ngang? cây to ra bề ngang Câu 9: Vậy cây 1 lá mầm có sinh Câu 9: Cây 1 lá mầm không có sinh trưởng trưởng thứ cấp không? thứ cấp bằng tầng phát sinh như cây 2 lá mầm mà 1 số cây 1 lá mầm có sinh trưởng Câu 10: Quan sát hình 34.2 và 34.3 thứ cấp đặc trưng là sinh trưởng bằng vòng cho biết điều gì sẽ xảy ra khi cây thân dày ví dụ như ở thân cau, dừa gỗ không phát triển chỉ dừng ở sinh trưởng sơ cấp? Câu 10: Quan sát hình 34.3 khám phá được đoạn nào sinh trưởng sơ cấp, đoạn Câu 11: Các lớp tế bào ngoài cùng nào sinh trưởng thứ cấp, phân biệt được (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra cấu tạo và chức năng của sinh trưởng sơ từ đâu? cấp và thứ cấp Câu 11: Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần 103 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Câu 12: Vòng đồng tâm của thân cây Câu 12: Gọi là vòng năm gỗ gọi là gì? Câu 13: Những nét hoa văn trên đồ gỗ Câu 13: Những nét hoa văn trên gỗ xuất xuất xứ từ đâu? Chúng có ý nghĩa như xứ từ vòng năm Căn cứ vào đó ta biết thế nào? được độ tuổi của gỗ, điều kiện sinh sống… Câu 14: Vì sao các vòng gỗ có màu sắc khác nhau? Câu 14: Mùa xuân, cây gỗ sinh trưởng mạnh tạo ra lớp gỗ dày, màu nhạt Mùa hè, Câu 15: Làm sao để biết được độ tuổi gỗ sinh trưởng chậm, lớp gỗ mỏng, màu của cây có vòng gỗ? sẫm Hai lớp gỗ có màu khác nhau tạo ra một tuổi gỗ Câu 16: Vì sao các vòng gỗ lại không đều nhau? Câu 15: Gỗ lõi có màu sẫm, gỗ dác màu sáng, 2 vòng này tạo thành vòng gỗ hằng Câu 17: Hãy cho biết nhân tố bên năm trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật? Câu 16: Các vòng gỗ lại không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng ở các năm và các mùa trong năm không giống nhau Câu 17: Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, hormone và các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, nước, ánh sáng, oxi và muối Hoạt động 3: Về nhà trả lời câu hỏi sau Câu 18: Giải thích hiện tượng “mọc Câu 18: Khi cây ở trong tối auxin sản sinh vống” của thực vật trong bóng tối? ra nhiều tại đỉnh thân, kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của tế Câu 19: Nếu muốn cây trồng sinh bào, làm cho cây mọc vống lên trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất chất lượng cao các em nên làm gì? Câu 19: Cần lựa chọn giống tốt, sạch bệnh, gieo trồng đúng thời vụ và có chế độ chăm sóc, tưới tiêu hợp lí, cân bằng dinh dưỡng Bài 35: Hormone thực vật Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các tác giả (Phan Thị Thanh Diễm và Trần Thị Phú, 2012; Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, 2010 và Piaget et all, 2018) chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hoạt động trong bài như sau: Phiếu học tập số 3 Các loại hormone Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lí Auxin Giberelin 104 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Cytokinin Abscisic acid Ethylene Chất diệt cỏ Đáp án phiếu học tập số 3 Hormone Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lí Auxin Mô phân sinh chồi Gibberellin ngọn, lá non, phôi, Làm tăng kéo dài tế bào hạt Cytokinin Lá non, quả non, Kích thích phân chia và phân hoá tế bào, thân Abscisic acid hạt nảy mầm, phôi mọc dài ra, lóng vươn dài Phá trạng thái ngủ, Ethylene đang sinh trưởng nghỉ của hạt Kích thích ra hoa, tạo quả không Chất diệt cỏ hạt Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao Tế bào đang phân đổi nitơ, axit nucleic, hoạt tính enzim và thành chia trong rễ, lá phần hóa học trong cây non, quả non Lá, cơ quan già, Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ, làm yếu cơ quan ngủ, nghỉ ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên Kìm hãm già hóa Kích thích nảy mầm, nở hoa Các mô của quả chín, lá già Ức chế sinh trưởng mạnh, gây rụng lá, quả Kích thích đóng khí khổng trong khô hạn Tổng hợp nhân Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt tạo Thúc đẩy quá trình chín của quả, ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ Gây rụng lá, quả Phá vỡ trạng thái cân bằng của các hormone Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm chung của hormone thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu 1: Cho biết hormone thưc vật là gì? Câu 1: Hormone thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết Câu 2: Hormone thực vật có đặc hoạt động sống của cây điểm chung nào? Câu 2: Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể Tính chuyển hoá thấp hơn nhiều so với hormone động vật bậc cao 105 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Câu 3: Có những nhóm hormone Câu 3: Có 2 nhóm hormone: Hormone kích nào? thích gồm auxin, gibberellin, cytokinin và hormone ức chế gồm ethylene và abscisic acid Câu 4: Căn cứ vào đâu ta phân nhóm hormone? Câu 4: Căn cứ vào tác dụng sinh lí để phân nhóm hormone Hoạt động 2: Tìm hiểu hormone thực vật Câu 5: Các loại hormone kích thích có đặc Câu 5: Học sinh thảo luận nhóm, đáp án điểm gì, tác dụng sinh lí như thế nào? Chia phiếu 3 lớp làm 3 nhóm, phát phiếu học tập 3 Câu 6: Nêu nhận xét về ảnh hưởng của Câu 6: Auxin có trong hạt tác dụng kích auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây? thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng Câu 7: Hãy cho biết auxin được tổng hợp dãn dài của tế bào làm cho quả dâu tây ở đâu và tác dụng sinh lí của nó? tăng lên về kích thước Câu 8: Có dùng auxin nhân tạo trong nông phẩm không, tại sao? Câu 7: Đáp án phiếu học tập số 3 Câu 9: Nơi tổng hợp, tác dụng sinh lí của Câu 8: Không dùng auxin nhân tạo đối gibberelline? với nông phẩm Nó không có enzim phân giải, nên gây độc hại cho người và gia súc Câu 9: Đáp án phiếu học tập số 3 Câu 10: Quan sát hình 35.2 và cho biết Câu 10: Gibberelline kích thích làm tăng tác động của gibberelline đối với sinh số lần nguyên phân và sinh trưởng dãn dài trưởng của thân cây ngô lùn? của tế bào thân cây ngô lùn, làm nó đạt được kích thước bình thường của cây ngô Câu 11: Từ đó hãy cho biết ứng dụng của gibberelline? Câu 11: Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao Câu 12: Hãy quan sát hình 35.2 và nêu của cây lấy sợi; tạo quả không hạt; tăng vai trò của cytokinin đối với sự hình thành tốc độ phân giải tinh bột chồi trong mô callus? Câu 13: Vì sao trồng hoa gần tết người Câu 12: Cytokinin kích thích sự phân hóa ta thường cắt rễ trước 2 tuần, giải thích? phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô tế bào, làm tăng số lượng tế bào Câu 14: Ngoài các hormone ức chế sự sinh trưởng, bạn nào biết có chất nào ức Câu 13: Rễ là nơi tổng hợp cytokinin có chế sự sinh trưởng? tác dụng kích thích sinh trưởng, cắt rễ hạn Câu 15: Qua hình 35.4, hãy cho biết vì chế tổng hợp cytokinin, thiếu cytokinin sao ta lại xếp quả chín cùng với quả xanh? cây ngừng sinh trưởng và ra hoa Câu 14: Chất kìm hãm sinh trưởng, chất diệt cỏ Câu 15: Quả đang chín sản sinh ra nhiều ethylene có tác dụng kích thích quả xanh mau chín hơn 106 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Câu 16: Cho ví dụ về ứng dụng hormone Câu 16: Từ một quả chuối xanh nếu ủ thực vật? ethylene quả chuối chín Câu 17: Nghiên cứu SGK nêu đặc điểm Câu 17: Chất làm chậm sinh trưởng: là của chất làm chậm sinh trưởng? chất tổng hợp nhân tạo Có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm Câu 18: Cho ví dụ thực tế để thấy người thay đổi đặc tính sinh sản Ví dụ: CCC, dân lạm dụng hormone thực vật trong MH, ATIB… trồng trọt Câu 18: Từ trái khổ qua nhỏ bỏ vào chậu nước thuốc diệt cỏ (auxin nhân tạo) với lượng rất ít, phát triển thành trái khổ qua to Quả dưa leo khi được phun chất kích thích sinh trưởng sau một đêm từ quả dưa nhỏ sẽ phát triển thành quả dưa rất to Hoạt động 3: Mối tương quan hormone thực vật Câu 19: Trình bày mối tương quan giữa Câu 19: Tương quan hormone kích thích hormone điều tiết sinh trưởng và điều tiết và hormone ức chế (cho ví dụ…) tương phát triển của thực vật? Cho ví dụ minh đương giữa hormone kích thích với nhau hoạ (cho ví dụ…) Câu 20: Phân biệt chất điều hoà sinh trưởng và chất kích thích sinh trưởng ở Câu 20: Chất điều hoà sinh trưởng là thực vật những chất hữu cơ, do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống Câu 21: Phân biệt hormone thực vật và của cây, còn chất kích thích sinh trưởng hormone động vật cũng là chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra nhằm kích thích sự sinh trưởng của cây Câu 21 Một hormone thực vật có thể tác động lên nhiều bộ phận của cây và nó không đặc trưng, cũng như nhiều hormone thực vật có thể tác động lên một bộ phận của cây, trong khi một hormone động vật chỉ tác dụng lên một bộ phận của cơ thể động vật, và nó là đặc trưng cho bộ phận đó Hormone thực vật có tính chuyển hoá thấp hơn nhiều so với hormone động vật bậc cao 107 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Hoạt động 4: Trả lời bài tập ở nhà Câu 22: Vì sao giai đoạn cây còn non Câu 22: Giai đoạn cây non, cây tổng mau lớn hơn giai đoạn cây trưởng thành? hợp chủ yếu các hormone kích thích sinh trưởng giúp cây sinh trưởng nhanh Giai Câu 23: Để cây sinh trưởng, phát triển đoạn cây trưởng thành sự xuất hiện các nhanh người ta sử dụng hormone gì? Tác hormone ức chế nhiều hơn động lên bộ phận nào? Câu 24: Để lá và trái của cây quất lâu Câu 23: Sử dụng hormone kích thích tác rụng trong những ngày tết, người ta sử động lên chồi ngọn, thân và lá cây non dụng hormone gì? Câu 24: Sử dụng hormone ức chế lên quả đã chín, và các lá trên cây để quả và lá lâu rụng Bài 36: Phát triển của thực vật có hoa Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các tác giả (Phan Thị Thanh Diễm và Trần Thị Phú, 2012; Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, 2010 và Piaget et all, 2018) chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hoạt động trong bài như sau: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phát triển Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu 1: Hãy kể ra vòng đời của cây từ lúc Câu 1: Gieo hạt, hạt nẩy mầm, cây con, gieo hạt đến lúc kết quả cho hạt mới? cây trưởng thành, ra hoa, kết quả, trong quả có hạt Câu 2: Nhận xét cây cà chua ở hình 36 Câu 2: Cây cà chua sau 14 ngày có sự về kích thước và hình thái tăng lên về kích thước của thân (tăng lên về chiều cao, to ra về đường kính thân), có thêm 5 lá mới và có nhiều rễ hơn, có thêm hoa Câu 3: Hai ví dụ trên đặc trưng cho sự Câu 3: Phát triển của cơ thể thực vật là phát triển thực vật, vậy phát triển thực vật quá trình biến đổi diễn ra theo chu trình là gì? sống bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau sinh trưởng phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan cơ thể như rễ, thân lá, hoa quả Câu 4: Trình bày các quá trình phát triển Câu 4: Phát triển của thực vật trải qua 3 của thực vật quá trình: Sinh trưởng; phân hóa tế bào và phát sinh hình thái Câu 5: Vậy giữa sinh trưởng và phát Câu 5: Sinh trưởng và phát triển có mối triển có mối quan hệ gì với nhau? quan hệ mật thiết, liên tiếp xen kẽ nhau trong đời sống thực vật 108 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH Câu 6: Vậy ra hoa ở thực vật hạt kín Câu 6: Ra hoa là sự chuyển tiếp giai đoạn có vai trò gì đối với sinh trưởng và phát sinh trưởng phát triển sinh dưỡng sang triển? giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản của thực vật hạt kín Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa Cho các ví dụ: Câu 7: Ví dụ 1 nói về tuổi cây, ví dụ 2 nói 1 Cà chua ra hoa ở nách lá thứ 14 về nhiệt độ, ví dụ 3 nói về ánh sáng (quang 2 Hoa ban trắng trút lá vào mùa đông chu kì) vậy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến thì xuân về nở hoa quá trình ra hoa, tuổi cây là nhân tố bên 3 Rau răm khi có ánh sáng chiếu nhiều trong còn nhiệt độ và ánh sáng là nhân tố trong ngày thì nó nở hoa bên ngoài Câu 7: Các ví dụ này nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa, vậy sự ra hoa chịu ảnh Câu 8: Lúa mì vụ đông, bắp cải chỉ ra hưởng nhân tố nào? hoa khi trải qua mùa đông giá lạnh (điều kiện nhiệt độ thấp) Câu 8: Yêu cầu điều kiện nhiệt độ để lúa mì và bắp cải ra hoa như thế nào? Câu 9: Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp, cây ra Câu 9: Vậy xuân hoá là gì? hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh được xử lí bởi nhiệt độ dương Câu 10: Quang chu kì là gì? thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân Câu 11: Dựa vào quang chu kì thì có thể Câu 10: Quang chu kì là sự ra hoa ở thực phân thực vật thành mấy loại? vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm Câu 11: Dựa vào quang chu kì phân thực vật thành 3 loại: Cây ngày dài chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng/ngày nhiều hơn 12 giờ (mùa hè) Cây ngày ngắn chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng/ngày ít hơn 12 giờ (mùa thu) Cây trung tính ra hoa trong điều kiện cả ngày dài và ngày ngắn 109 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Câu 12: Quang chu kì được ứng dụng Câu 12: Dựa vào nhu cầu ánh sáng để như thế nào trong sản xuất? gieo trồng đúng thời vụ, sử dụng ánh Câu 13: Phitocrom là gì? Nêu bản chất sáng nhân tạo để kích thích, kìm hãm sự của nó? ra hoa Câu 14: Phitocrom có vai trò gì đối với Câu 13: Phitocrom là một loại sắc tố thực vật có hoa? tiếp nhận kích thích quang chu kì có tác Câu 15: Vậy hormone ra hoa được hình động đến sự ra hoa Phitocrom là một loại thành khi nào? Và sự vận động của nó prôtein hấp thụ ánh sáng trong cây như thế nào ? Câu 14: Phitocrom kích thích sự ra hoa và nảy mầm Câu 15: Khi điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hormone ra hoa (florigen) Hormone này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành kích thích ra hoa Hoạt động 3: Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển Câu 16: Nêu ứng dụng về sinh trưởng Câu 16: Trong trồng trọt: dùng hormone trong trồng trọt và trong công nghiệp? xử lí hạt giống để kích thích nảy mầm Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng Câu 17: Nêu ứng dụng về phát triển? hormone để chế biến nông sản tạo nông phẩm Câu 17: Dựa vào tác động của nhiệt độ và quang chu kì làm cơ sở gieo trồng đúng thời vụ Sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích, ức chế ra hoa của cây Hoạt động 4: Về nhà trả lời câu hỏi Câu 18: Tại sao có cây ra hoa vào mùa Câu 18: Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc hè, có cây ra hoa vào mùa đông? vào tương quan độ dài ngày đêm do đó có những cây ra hoa trong điều kiện ngày dài và ngược lại có cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn 3 Kết luận Chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, trong chương trình Sinh học 11 Trong đó có 3 bài: Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật gồm 19 câu hỏi, Bài 35 Hormone thực vật gồm 24 câu hỏi, Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa gồm 18 câu hỏi Các câu hỏi được xây dựng theo trình tự thời gian như câu hỏi hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước tài liệu ở nhà, câu hỏi định hướng việc tiếp thu kiến thức mới cho học sinh ngay trên lớp, câu hỏi định hướng học sinh tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức của 110 TRẦN THỊ PHÚ - PHAN THỊ THANH DIỄM - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH bài học, câu hỏi cho học sinh khám phá bài học Các câu hỏi được xây dựng theo hệ thống tăng dần từ dễ đến khó, từ đóng đến mở Các hoạt động trên lớp chúng tôi dùng nhiều phương pháp như đặt vấn đề, hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh, kết hợp với phương pháp khám phá trong học tập…, trong đó sử dụng hệ thống câu hỏi làm chủ đạo để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh giúp các em đào sâu, hiểu kĩ kiến thức Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Sinh học không phải là một phương pháp mới, nhưng nó đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng, có kinh nghiệm trong dạy học để biết cách đặt câu hỏi sao cho đảm bảo học sinh hiểu được nội dung kiến thức, tự tìm tòi kiến thức, ham thích học tập kể cả năng lực khác nhau của học sinh TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Đỗ Thị Phượng (2006) Bài giảng về một số vấn đề phương pháp dạy học sinh học NXB Giáo dục Phan Thị Thanh Diễm, Trần Thị Phú (2012) Trắc nghiệm Sinh học cơ bản và nâng cao (tập II: Sinh học cơ thể) NXB Giáo dục Nguyễn Thành Đạt (chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2010) Sách giáo khoa Sinh học 11 NXB Giáo dục Nguyễn Thành Đạt (chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2010) Sách giáo viên Sinh học 11 NXB Giáo dục Piaget, J., Bruner, J., Papert, S (2018) Learning by discovering Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2019) Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông NXB Đại học Sư phạm BUILDING QUESTION SYSTEM TO ENHANCE THE QUALITY OF STUDENTS' LEARNING IN TEACHING THE MODULE: GROWTH AND DEVELOPMENT OF PLANTS IN BIOLOGY GRADE 11 TRAN THI PHU University of Technology anh Education - The University of Da Nang PHAN THI THANH DIEM, NGUYEN HOANG LAN ANH Quang Nam University Abstract: Building a question system in teaching helps teachers inspire and stimulate students to learn The teacher-student interaction through the teacher's problematic questions in a systematic way will lead students to explore, learn and deepen the lesson In this article, we present a system of questions that can be built to improve the quality of teaching, and apply it to the module Growth and Development of Plants in Biology grade 11 Keywords: Question system, learning quality, teaching biology, plant growth and development, biology 11 111

Ngày đăng: 15/03/2024, 19:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan