1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm về giáo dục con người trong triết học trung quốc cổ đại ý nghĩa và bài học của nó với công cuộc đổi mới con người tại việt nam

13 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm về giáo dục con người trong triết học Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa và bài học của nó với công cuộc đổi mới con người tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Vy
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Bửu
Trường học Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử triết học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 208,51 KB

Nội dung

Một trong những nội dung nổi bật phải kể đến khi nhắc về con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại đó chính là vấn đề giáo dục con người.. Với những quan điểm về bản chất, nguồn gốc, v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ II

MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC CỦA NÓ VỚI CÔNG

CUỘC ĐỔI MỚI CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Văn Bửu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vy

MSSV: 2056090244

Mã học phần: XHH041.2

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ II

MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

TP HCM, THÁNG 05 NĂM 2022

Trang 3

M Ụ C L Ụ C

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Tiền đề hình thành tư tưởng về con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại 1

2 Quan điểm về giáo dục con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại 2

2.1 Quan điểm của Nho Gia về vấn đề giáo dục con người 2

2.2 Quan điểm của Đạo Gia về vấn đề giáo dục con người 4

2.3 Quan điểm của Pháp Gia về vấn đề giáo dục con người 6

2.4 Kết luận 6

3 Ý nghĩa và bài học về vấn đề giáo dục con người trong Triết học Trung Quốc đối với công cuộc đổi mới tại Việt Nam hiện nay 7

III TỔNG KẾT 8

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

Trang 5

I MỞ ĐẦU

Cùng với nền văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa cũng chính là một trong những chiếc nôi văn minh văn hóa lớn của nhân loại nói chung và của phương Đông nói riêng Bên cạnh đó Trung Hoa cũng được biết đến là nơi sản sinh ra những hệ thống triết học rộng lớn

và sâu sắc Mà trong đó con người chính là vấn đề trung tâm và nổi bật trong hệ thống Triết học Trung Hoa cổ đại

Một trong những nội dung nổi bật phải kể đến khi nhắc về con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại đó chính là vấn đề giáo dục con người Với những quan điểm về bản chất, nguồn gốc, vị trí và vai trò của con người rất khác nhau là tiền đề tạo nên sự đa dạng, mới mẻ trong vấn đề giáo dục con người trong hệ thống triết học này

Trong mọi thời đại, ở mọi nơi, con người chính là giá trị sản sinh ra mọi giá trị Chính

vì vậy, con người luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới, thời

kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam Con người chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của một quốc gia Để làm được điều này, giáo dục con người luôn là điều được đặt lên hàng đầu Hiện nay ở Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển con người toàn diện theo chủ trương của Đảng không chỉ dừng lại ở việc kế thừa những giá trị của riêng dân tộc mình Nhưng cần phải có sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng của nhân loại Chính lẽ đó, khai thác – kế thừa – chọn lọc những tinh hoa từ một nền văn minh

đồ sộ của nhân loại trong việc xây dựng và hoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng cần thiết và mang tính thực tiễn cao

Xuất phát từ những điều trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quan điểm về giáo dục con

người trong Triết học Trung Quốc cổ đại Ý nghĩa và bài học của nó với công cuộc đổi mới con người ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung trọng tâm của bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu

rõ hơn quan điểm về con người mà cụ thể là giáo dục con người của những nhà triết gia tiêu biểu của nền Triết học Trung Quốc cổ đại để có thể thấy rõ cái nhìn sâu sắc nhất của người Trung Hoa về con người Từ đó đưa ra những ý nghĩa và bài học cho công cuộc đổi mới con người tại Việt Nam hiện nay

II NỘI DUNG

1 Tiền đề hình thành tư tưởng về con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại

Trung Hoa cổ đại với bề dày lịch sử kéo dài hơn 2000 năm đã để lại cho nhân loại vô vàn những tinh hoa và những công trình rực rỡ nhất Và khi nhắc đến những năm tháng lịch

sử ấy chắc chắn không thể bỏ qua giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc Đây là một trong hai thời kỳ lớn của lịch sử Trung Hoa

Đây là thời kỳ có sự biến đổi lớn lao về các khía cạnh lịch sử, kinh tế, chính trị, đạo đức luân lý, … Nó cũng là lý do ở thời kỳ này đã nảy sinh ra hàng loạt các vấn đề buộc các nhà tư tưởng và các bậc vua chúa thời kỳ này phải giải quyết Cũng trong thời kỳ này, nổi

Trang 6

bật lên chính là vấn đề “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Vấn đề này có thể hiểu rằng

đó là làm thế nào để giáo hóa đạo đức con người, đưa xã hội từ “loạn” thành “trị”, con người

từ “vô đạo” thành “có đạo” Để trả lời vấn đề này, hiển nhiên con người chính là đối tượng hướng đến của các nhà triết học Chính vì vậy, vấn đề con người trở thành vấn đề trung tâm trong Triết học Trung Quốc cổ đại

Không chỉ dừng lại ở đó, tư tưởng về con người thời kỳ này còn được hình thành trên

cơ sở kế thừa những tiền đề lý luận trước đó Những quan điểm này thường mang tính chất tiên nghiệm luận vè vấn đề xã hội và con người Cụ thể đó là tư tưởng này cho rằng mọi đặc tính của con người như tinh thần và thể xác của con người là do trời phú, sinh ra đã có sẵn Điều này cũng đồng nghĩa với quan điểm về một đấng toàn năng, tối cao và tuyệt đối sinh ra

và quyết định đến sự vận động và biến đổi của toàn thể vũ trụ và con người Chính những qaun điểm này đã phản ánh được đời sống tinh thần của nhân dân Trung Quốc ngay từ thời

cổ đại và nó cũng ảnh hưởng khá sâu sắc đến các quan điểm về vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại

2 Quan điểm về giáo dục con người trong Triết học Trung Quốc cổ đại

Như vậy có thể thấy xuất phát từ những yêu cầu bức xúc của xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc và thuyết tiên nghiệm là khởi nguồn cho sự quan tâm đặc biệt của các triết gia, trường phái triết học Trung Quốc cổ đại về vấn đề con người Bởi có lẽ các nhà triết gia cũng nhận thức được vai trò vô cùng đặc biệt của con người Vì thế, trước sự loạn lạc của xã hội,

sự đảo lộn của luân thường đạo lý các triết gia, trường phái triết học đã đưa ra rất nhiều những quan điểm khác nhau về con người, hay nói cụ thể hơn là việc giáo dục con người, cải tạo bản tính con người với mục đích hướng đến một xã hội tốt đẹp Để hiểu rõ hơn những quan điểm này như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu và làm rõ tư tưởng của ba trường phái triết học Nho Gia, Đạo Gia và Pháp Gia với những nhà triết gia đại diện vô cùng lỗi lạc

và tài giỏi của nền tư tưởng triết học nhân loại

II.1 Quan điểm của Nho Gia về vấn đề giáo dục con người

Trong lịch sử triết học Trung Quốc thì có lẽ Nho Gia đã đang và tiếp tục giữ một vị trí

vô cùng quan trọng Nho Gia là một trường phái triết học lớn có tính ảnh hưởng sâu rộng, là một truyền thống có tính triết lý và đạo đức nhằm giáo hóa con người vì chính lợi ích của bản thân và xã hội Khi nhắc đến Nho Gia chắc chắn phải nhớ ngay đến Khổng Tử Vì ông là người sáng lập ra trường phái Nho Gia Trong thời Xuân Thu là thời kỳ nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các tư trào triết học, thì Khổng Tử chính là nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc

Khổng Tử (551- 479 TCN) là nhà hiền triết, nhà chính trị và là nhà khoa học có tầm khai sáng, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền giáo dục ở Châu Á trong đó có Việt Nam Với hệ thống tư tưởng triết học lỗi lạc của mình, Khổng Tử nhận thấy rằng chủ trương giáo dục con

Trang 7

người chính là yếu tố cốt lõi nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng với mẫu mực người lý tưởng lấy nhân nghĩa làm gốc

Khi nhắc về Nho Giáo, hay khi nói về những triết lý của Khổng Tử thì hẳn chúng đều xoay quanh một vấn đề cơ bản nhất chính là tính thiện ác Một khi đã coi việc giáo dục con người là quan trọng hơn cả, muốn dùng nó để thiết lập trật tự xã hội mới, tức là đồng nhất chính trị và giáo dục thì “tính” chính là yếu tố luôn cần được xét đến Tùy vào từng quan điểm sẽ có những quan niệm về cái “tính” khác nhau Tuy nhiên ông cho rằng đã là con người thì dù thiện hay ác đều có thể bằng con đường giáo dục mà cảm hóa được Đây là điểm cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của ông, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, ông đã đặt niềm tin con đường giáo dục có thể làm cho con người tốt hơn

Với quan điểm về “tính” trong con người, theo Khổng Tử thì mọi sự biến đổi trong xã hội không phải một sớm một chiều nhưng đó là cả một quá trình Mà tha hóa con người chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi ấy Khổng Tử đã quan niệm rằng danh không hợp với chính sẽ làm cho xã hội loạn lạc Bởi vì trong thực tế nếu danh phận không rõ ràng thì những chuẩn mực đạo đức nhân – lễ – nghĩa – trí – tín – trung – hiếu … sẽ băng hoại Để khôi phục lại trật tự chuẩn mực đạo đức trong xã hội thì cần phải thực hiện chính danh

Khổng Tử cũng đã nói rằng trong bất kỳ mối quan hệ nào trong xã hội mọi người đều

có một công dụng, có vị trí, chức năng, địa vị, … nhất định và phù hợp Đó gọi là danh Đây cũng là một trong nhưng chủ trương của Khổng Tử: thực hiện chính danh Với các mối quan

hệ ông đã phân rõ ràng theo thức bậc trên dưới gồm: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn

bè Quan điểm này không chỉ mang ý nghĩa về mặt chính trị xã hội nhưng nó còn thể hiện được mặt luân lý, đạo đức trong hành trình xây dựng con người mới, xã hội tốt đẹp

Cũng vì lẽ đó dân gian thường có câu: “danh chính ngôn thuận” hay “vua cho ra vua, cha cho ra cha, con cho ra con” Hay trong thực tế, nếu danh không chính, lời nói không thuận sẽ dẫn đến sự bất thành Khi đó, dân sẽ không có chỗ trông cậy, dân không còn tin ở bậc cầm quyền thì việc sụp đổ của người cầm quyền là điều sớm muộn

Việc chia xã hội ra làm năm mối quan hệ như trên cũng là ngầm ý của Khổng Tử rằng giáo hóa bằng đạo đức, lễ nghĩa là phương pháp hiệu quả nhất để ổn định trật tự xã hội hay

vì dùng các hình hạt hay cưỡng ép Bởi vì nếu làm lớn, lãnh đạo nhưng dùng luật để dẫn dắt, hình phạt để trị thì cấp dưới sẽ sợ mà không phạm Nhưng nếu dùng đạo đức, lễ nghĩa mà trị thì cấp dưới sẽ tự nhận thức, tự xấu hổ và dù trước hay sau họ cũng được cảm hóa

Không chỉ dừng lại ở đó, quan điểm về giáo dục của Khổng Tử còn cho thấy rằng Tư tưởng xem đạo đức và giáo dục đạo đức là tiêu chí hàng đầu và cơ bản nhất trong việc rèn luyện nhân cách con người là tư tưởng có ý nghĩa thời đại sâu sắc Phương châm “đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc để” nghĩa là giáo dục phải xuất phát từ gia đình và lấy gia đình làm trường học đầu tiên để giáo dục Khổng Tử quan niệm “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”, như

Trang 8

vậy có nghĩa là giáo dục chủ yếu ở hai khâu tu thân và tề gia, trong đó gia đình là trường học đầu tiên để con người rèn luyện và trưởng thành

Cùng với “tính” thì “trí” cũng là một khía cạnh nổi bật trong tư tưởng của Khổng Tử Bởi theo lẽ con người dù tâm tốt, ngay thẳng nhưng không được giáo dục, học tập thì sẽ bị lầm lạc che lối Theo Luận ngữ, Dương hóa có nói “hiếu nhân, bất hiếu học, kỳ tế dã ngu” Tức là thích làm điều nhân nhưng không thích học thì cái hại ẩn sâu chính là sự ngu muội Con người chỉ có thể minh mẫn, sáng suốt hiểu biết được đạo lý, phân biệt phải trái khi họ

có “trí”

Theo Khổng Tử, ông luôn khuyên rằng khi học “ phải nghe nhiều rồi chọn điều hay

mà theo, thấy nhiều để xét cho rõ cái hay, cái dở mà nhớ lấy, đó là điều quan trọng để trở thành trí giả” Song song với đó, người học cũng không được vỏ đoán, cố chấp trong sự học

đó là điều mà Khổng Tử luôn dạy học trò Ông cũng thường dạy về thi, thư, lễ, nhạc hay tứ

dĩ giáo văn, hạnh, trung, tín

Là một người khởi nguồn con đường dạy học trong lịch sử Trung Hoa, một nhà tư tưởng lớn nhưng Khổng Tử luôn giữ vững quan điểm bậc “thượng trí” và kẻ “hạ ngu” Ông thường nói rằng: đối với dân, việc gì cần làm thì cứ sai khiến người ta làm, không nên giảng giải vì dân không có khả năng hiểu được nghĩa lý sâu xa

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù sinh ra từ thời kỳ phong kiến cổ đại mà còn có giá trị to lớn trong mọi thời đại Việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử sẽ

có ý nghĩa đối với sự nghiệp trồng người của nền giáo dục của mọi nước ở mọi thời

Có thể nói rằng, chủ trương, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục của Khổng

Tử thể hiện tư tương “thân dân” và “tân dân” đậm nét Mặc dù vẫn còn những hạn chế mang tính lịch sử, nhưng quan điểm giáo dục đó là bức tranh phác thảo đa dạng cho thế hệ sau chắc lọc, tiếp thu, phát triển

II.2 Quan điểm của Đạo Gia về vấn đề giáo dục con người

Cũng như Nho Gia thì Đạo gia cũng chính là một trào lưu triết học lớn trong lịch sử

tư tưởng Trung Hoa cổ đại Sự hình thành và phát triển của trường phái triết học Đạo gia gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà triết học lớn Trong đó không thể không nhắc đến nhà triết học vĩ đại Lão Tử

Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức Quan niệm vô vi của Lão Tử đã trở nên quan góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn

Khác với quan điểm của phái Nho Gia, Đạo Gia cho rằng người mang đạo đức và tri thức cao tức là bậc “thượng trí” phải là người đạt được “đạo” giữ được “đức” Để làm được điều này thì cần phải bỏ những gì trái với đạo, trở về với cái gốc của đạo Điều này được nhận định thực chất là dựa trên quan điểm đạo tự nhiên, vô vi, thuần phác Còn cái gốc của

Trang 9

đạo ở đây được hiểu chính là sự chất phác trong bản tính, không thể chế, pháp luật và các chuẩn mực xã hội Bởi theo Lão Tử thì nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, … xét cho cùng cũng chỉ là hình thức, là ngọn của đạo Cho nên giữ “đạo” tốt chỉ có thể bằng cách trở về với tự nhiên, trở về với bản thể đầu tiên của cội nguồn vũ trụ

Nói về vấn đề nguyên nhân gây ra rối loạn xã hội, Lão Tử cho rằng đó chính là do con người đã làm mất sự thuần phác, tự nhiên của mình Do lòng ham muốn trái tự nhiên, cố thỏa mãn dục vọng nên đã can thiệp vào các quy luật tự nhiên và xã hội nên mới gây ra những rối loạn trong xã hội

Chính vì lẽ này, trong giáo dục, chủ trương mà Đạo Gia luôn hướng đến đó là đưa con người trở về với đạo, với bản nguyên thực của họ thay vì hướng đến trí tuệ, tri thức hay đạo đức Không chỉ mang chủ trương xóa bỏ tri thức, trí tuệ mà còn chống lại các chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật Cũng theo chương 57 Đạo đức kinh đã chép rằng: “dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn Nhân đa kỹ xảo, kỳ vật tư khởi Pháp lệnh từ chương, đạo tặc đa hữu” Cho nên, điều tiên quyết cần làm đó là giữ được bản tính tự nhiên Mà làm được điều đó thì cần giữ gìn và bảo vệ ba điều quý báu là: lòng tự ái, tiết kiệm và không dám đứng trước thiên hạ

Tóm lại, với quan điểm giáo hóa con người, Lão Tử luôn giữ vững quan điểm sẽ phản đối sự cưỡng chế của xã hội, sự ràng buộc của luân lý, pháp luật, cần tôn trọng bản tính con người Mặc dù Lão Tử đã đúng khi nói rằng con người của thời kỳ tư hữu đã rời xa sự chất phác, rời xa sự thánh thiện, đã trở nên hữu dục, tham lam ganh đua, nhưng ông đã không nhìn ra được nguyên nhân gây ra sự tha hóa đó là do sự ra đời của tư hữu và phân hóa giai cấp và lại càng không thể hiểu rằng dù đau đớn nhưvậy nhưng đó vẫn là con đường phát triển tất yếu của xã hội loài người

Cùng với Lão Tử, kế thừa các quan điểm của ông còn có Dương Chu và Trang Tử Dương Chu cho rằng thói ham danh lợi chính là hư danh, giả tạo và nó sẽ làm hại đến đời sống tự nhiên và tình cảm của con người Dương Chu cũng cho rằng “hễ có thực thì không có danh, hễ có danh thì không có thực, những người có danh đều là ngụy hết” (Liệt

Tử, Chương VII) Từ quan điểm đề cao lẽ sống vô vi, Dương Chu chủ trương bảo vệ toàn thân thể, coi trọng sinh mệnh, không làm hại đến đời sống tự nhiên của mọi thứ xung quanh cũng như của chính mình Bởi với ông dù hy sinh một thứ nhỏ bé để làm lợi cho thiên hạ cũng không được, mà nếu đem thiên hạ để phục vụ cho chính mình thì càng không được Đây chính là một giải pháp xây dựng xã hội mới thịnh trị vô cùng hiệu quả

Tương tự như vậy, Trang Tử cũng đề cao quan điểm xây dựng con người với lối sống

vô vi là tốt nhất Mà quan điểm của Trang Tử về vô vi đó chính là hành động thuận theo tự nhiên, vô tư, hồn nhiên Không bị ràng buộc bởi định kiến và cả dư luận xã hội Bởi theo Trang Tử, mỗi người đều có cái tốt và cái xấu của riêng mình Cái của người này chưa chắc

Trang 10

đã là của người kia và ngược lại Chính vậy nên con người cần biết thừa nhận sự khác biệt

và tôn trọng nó trong người khác cũng như trong chính mình

II.3 Quan điểm của Pháp Gia về vấn đề giáo dục con người

Tương tự như hai trường phái ở trên thì Pháp Gia là một trường phái tư tưởng lớn của Trung Hoa Tuy nhiên phái này lại hướng đến mục đích là tiếp cận tới cách phân tích các vấn

đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bản pháp luật ứng dụng

Nếu Nho gia chủ trương “nhân trị”, Đạo gia chủ trương sống theo đạo tự nhiên “vô

vi” để trị nước, thì Pháp gia với những căn cứ lí luận và lịch sử của mình, đã coi hình pháp

là công cụ quan trọng cho sự ổn định phát triển xã hội và củng cố chế độ chuyên chế phong kiến ở Trung Quốc

Phái Pháp Gia với đại diện là triết gia Hàn Phi Tử cũng đề cao việc giáo dục con người Tuy nhiên do xuất phát và kế thừa tư tưởng “nhân chi sơ tính bổn ác” Do đó, ông cho rằng việc cai trị bằng nhân nghĩa chỉ có thể áp dụng cho số ít chứ không thể cho toàn thể số đông Chính vì vậy, để cai trị cần phải có pháp luật, những hình phạt thích đáng sẽ trị được

số đông Từ đó ông đề cao hình pháp hơn đạo đức nên nội dung và phương pháp giáo dục của Pháp Gia không coi trọng văn chương lễ nghĩa, không theo đức độ như trong Nho Gia Nhưng với Pháp Gia họ sẽ đề cao giáo dục luật pháp, dùng luật pháp để trị dân, chủ

trương”dĩ lại vi sư” Pháp luật chính là thứ mà phái này cho là nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cao nhất để điều chỉnh các hành vi và quan hệ đạo đức của con người nhằm duy trì trật

tự, củng cố và phát triển xã hội

Bên cạnh pháp trị, Hàn Phi cũng đề cập đến “thuật” “Thuật” chính là một loạt các phương pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi cử, thưởng phạt của nhà vua Trong đó, phép hình danh là một thuật không thể thiếu được của bậc quân chủ Với cách nhìn như vậy thì “pháp”

và “thuật” gắn bó chặt chẽ với nhau Nhà vua dựa vào pháp trị để làm cho đất nước giàu mạnh, song phải có “thuật” để dùng người

Ngoài “pháp” và “thuật”, Hàn Phi đặc biệt coi trọng “thế” “Thế” còn được gọi là

“quyền thế”, “uy thế” Hàn Phi cho rằng, chỉ khi nào nắm quyền thống trị trong tay, thì một người nào đấy mới là kẻ thống trị, mới có thể cai trị dân chúng

II.4 Kết luận

Thông qua những phân tích trên có thể thấy rằng trong quan điểm vè giáo dục con người trong hệ thống Triết học Trung Quốc cổ đại Cụ thể Nho gia rất xem trọng vai trò của giáo dục, xác định đó

là phương thức duy nhất, hữu hiệu nhất để giáo hóa bản tính con

người Nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng vừa là mục tiêu, vừa là nội dung

giáo dục của Nho gia Mẫu người lý tưởng của Nho gia phải hội tụ

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w