Tiểu luận cuối kì đặc điểm tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam

13 1 0
Tiểu luận cuối kì đặc điểm tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với mong muốn nâng cao nhận thức qua việc làm rõ một số cơ sở lý luận về tâm lýđang trong thời gian chấp hành án tại nhà tù của phạm nhân, một đối tượng đặc biệt vớinhững đặc điểm tâm lý

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Đặc điểm tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam Học phần: Tâm lý học Pháp Lý Giảng viên phụ trách: TS Chu Văn Đức Họ và Tên sinh viên: HOÀNG TRUNG ANH Mã sinh viên: 17032247 Hà Nội, 2021 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC Lời Mở đầu ……………….1 Nội dung 2 1 Một số khái niệm cơ bản 2 2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý phạm nhân 2 3 Một số tâm trạng của phạm nhân trong tại trại giam .5 4 Quá trình chuyển biến tâm lý của phạm nhân 6 Kết Luận 10 Tài Liệu Tham Khảo 11 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Lời mở đầu Ngày 09/11/2020, Chính phủ đã ban hành nghị định 133/2020/NĐ- CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi hành án hình sự, trong đó nghị định có quy định một số chính sách chăm sóc các vấn đề ăn, mặc, cấp phát nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, đối với phạm nhân Đây không phải văn bản nhà nước cấp cao cá biệt của nước ta thể hiện sự quan tâm với những con người do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà đang phải trả giá cho lỗi lầm mà mình vi phạm Tuy nhiên có một vấn đề mà rất ít và dường như chưa thực sự quan tâm tới nhiều dù nó có thể là một trong những yếu tố thúc đẩy phạm nhân tích cực cải tạo lao động tốt, ít tái phạm sau khi mãn hạn tù… Đó là vấn đề liên quan tới hỗ trợ thậm chí chăm sóc sức khỏe tâm thần của phạm nhân Lý do chủ yếu là nhân thức của mọi người trong xã hội về tâm lý của hầu hết mọi người trong xã hội chưa nhiều và kín kẽ, thực tế người dân vẫn định kiến rằng những người đi tù là những người độc ác, đáng khinh…mà quên rằng trước khi xét tới việc họ là một phạm nhân thì họ cũng là một con người Với mong muốn nâng cao nhận thức qua việc làm rõ một số cơ sở lý luận về tâm lý đang trong thời gian chấp hành án tại nhà tù của phạm nhân, một đối tượng đặc biệt với những đặc điểm tâm lý có sự khác biệt so với những người bình thường khác Nên tác giả lựa chọn đề mục “Đặc điểm tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam” làm đề tài tiểu luận môn Tâm lý học pháp lý của mình Do kiến thức cũng như năng lực có hạn nên có điều gì còn thiếu sót mong thầy và các bạn thông cảm và cho ý kiến Xin trân thành cảm ơn! 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nội dung chính 1 Một số khái niệm cơ bản Khái niệm phạm nhân: Phạm nhân là một từ gốc Hán, theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là người phạm tội Trong thuật ngữ pháp lí hiện hành, phạm nhân có hai nghĩa: theo nghĩa rộng: phạm nhân là người đã bị Toà án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật Nghĩa hẹp, phạm nhân là người phạm tội đã bị Toà án kết án hình phạt tù nhưng đang được cải tạo trong các trại giam hoặc là người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành Trong khuôn khổ bài viết này từ phạm nhân được dùng theo nghĩa hẹp - Khái niệm trại giam: Trại giam có nhiều tên gọi khác nhau như nhà tù, dưới thời phong kiến còn gọi là nhà lao, ngục, chuồng cọp, trong đó trại giam và nhà tù được dùng phổ biến trên thế giới Ở Việt Nam, “trại giam” là thuật ngữ chính thức và có giá trị pháp lý hiện hành + Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân - Khái niệm giám thị trại giam, hay người quản giáo, : + Giám thị trại giam là người trông coi kỉ luật, trật tự ở trại giam và trại tạm giam + Giám thị trại giam là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lí và điều hành toàn bộ hoạt động của trại giam, trại tạm giam, quản lí việc giam giữ, giáo dục, cải tạo đối với những người bị giam và tạm giam theo quy định của pháp luật 2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý phạm nhân Con người dù sống ở hoàn cảnh nào thì luôn chịu một sự tác động của môi trường đó lên đời sống cả về thể chất lẫn tâm lý của bản thân Và sự ảnh hưởng của môi trường lên tâm lý phạm nhân cũng vậy, dù rằng sự ảnh hưởng này đối với mỗi phạm nhân là khác nhau thì nhìn chung là có ảnh hưởng đi ngược lại với mong muốn của phạm nhân 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Bởi khác với môi trường xã hội bên ngoài dù rằng có nhiều quy định, cũng như hành vi bị chế ước bởi văn hoá, pháp luật, đạo đức cá nhân… nhưng khi đó mỗi người phạm nhân vẫn có thể hưởng được những quyền tự do công dân cơ bản như đi lại tự do, bầu cử… Bởi trong tù sự tự do đó bị hạn chế đi rất nhiều và ngoài một số quyền công dân thì trong tù phạm nhân phải tuân thủ những nội quy về sinh hoạt, sự hạn chế về nhu cầu, sự thay đổi nếp sống đã hình thành trước đây, những cuộc thử thách, sự gò bó của nhà tù là những yếu tố tác động khiến cho tâm lý của phạm nhân bị biến đổi so với lúc họ được tại ngoại trước đó Theo Liege một nhà tâm lý học có nghiên cứu về chủ đề hoàn cảnh nơi giam giữ với phạm nhân tin rằng vấn đề cơ bản nhất ảnh hưởng tới phạm nhân là việc giam giữ cơ thể Còn Jerome Englebert nói: “Khi cơ thể chúng ta bị giam cầm, chúng ta thay đổi mối quan hệ của nó với thời gian và không gian” “Mọi phạm nhân đều có nhận thức sai lệch về thời gian, không gian và về cơ thể của chính họ Thế giới tưởng tượng, tâm hồn và danh tính của chính họ đều bị ảnh hưởng” Khi xét tới yếu tố về ảnh hưởng của giới tính tới tâm lý phạm nhân trong một bài nghiên cứu của một nhóm tác giả bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 118 tù nhân nam và 70 tù nhân nữ Kết quả cho thấy phụ nữ thể trạng thái tâm lý giữa các cá nhân và sức khỏe tâm lý cá nhân tốt hơn nam giới (Rodrigo J Carcedro et al, 2007) Trong một nghiên cứu khác về tác động của yếu tố tuổi tác tới tâm lý thù nhân (Emil A Mad Zharov, 2016) đã chỉ ra sự khác nhau về đặc điểm tâm lý của các phạm nhân theo các nhóm tuổi khác nhau từ vị thành niên, tuổi trẻ (19-35), trưởng thành (35-60), tuổi già (>60), theo đó với mỗi nhóm tuổi khác nhau cần có những biện pháp tiếp xúc và cải tạo phù hợp nhằm tối ưu hoạt động cải tạo giáo dục phạm nhân Theo Ph.R Xu Durov khi xét tới yếu tố gia đình thì những người đã lập gia đình ít vi phạm nội quy hơn so với những người độc thân hoặc đã ly hôn Qua đó kết luận về vai trò của gia đình trong việc kìm hãm hành vi vi phạm quy chế của phạm nhân 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Dựa vào đặc điểm cá biệt của những phạm nhân về tâm lý như (khí chất, tính cách), mức độ thiếu sót tâm lý xã hội và nguyên nhân phạm tội, cùng với đó là thái độ của phạm nhân với việc bị mất tự do Theo đó có thể chia thành ba nhóm phạm nhân tương ứng Nhóm thứ nhất: Nhóm phạm nhân đã có sự ăn năn hối lỗi với những sai phạm trong thời gian xét xử Họ thấy được những thiệt hại của mình đã gây ra cho xã hội Họ ý thức được tội mà họ đã gặp phải và xã hội có quyền trừng phạt họ Tai những phạm nhân này sự thích nghi với điều kiện được diễn ra nhanh chóng, họ tiếp nhận mọi tác động giáo dục của cán bộ quản giáo, tham gia một cách tích cực vào các hoạt động sản xuất lao động, học tập giáo dục Trong trường hợp này tác động giáo dục đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến họ và nếu lý tưởng thì qua cơ chế lây lan tâm lý sự tích cực này có thể tác động với những phạm nhân khác Nhóm thứ hai: Những phạm nhân cho rằng mình bị buộc tội không đúng, hoặc mức hình phạt quá nặng, họ không nhận thức hành vi phạm tội và cho đó chỉ là hành vi hoàn toàn bình thường Thái độ đó ở phạm nhân có thể nảy sinh ở họ sự hung dữ, độc ác, chống đối nội quy, chế độ một cách gay gắt Thái độ lạnh nhạt thờ ơ trong điều kiện sống và lao động tại trại giam có thể tăng lên họ chìm đắm sâu vào những cảm giác tiêu cực của cá nhân dẫn đến thụ động trong hoạt động, trong việc tiếp nhận tác động giáo dục của cán bộ quản giáo Với trường hợp này nếu có thể thì người quản giáo, hay nhân viên trợ giúp xã hội có hiểu biết về tâm lý có thể sử dụng phương pháp trò chuyện nhằm soi sáng họ giúp họ có một thái độ tích cực hơn, đặc biệt ngay cả với trường hợp oan sai thật thì việc nhìn rõ thực tế của mình cũng có thể giúp họ có những biện pháp minh oan cho mình Còn với người có tội thực sự thì người quản giáo qua trò chuyện làm sáng tỏ có thể giúp phạm nhân có những hành động hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động cải tạo của trại Nhóm thứ ba: Những phạm nhân có khuynh hướng sống tội lỗi Lúc đầu những phạm nhân này không nghĩ gì về cải tạo mà họ chỉ tính toán đến sự tự do sau này sẽ đưa họ 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 quay lại với lối sống tội lỗi trước đây, họ đánh giá những sai lầm mà họ cho rằng đó là nguyên nhân làm cho hành vi của họ bị lộ Điều đó xác định thái độ của họ với sự mất tự do Họ cho rằng sự mất tự do là sự rủi ro đối với họ và nó làm cho cuộc sống của họ trở nên gò bó chứ nó không thay đổi thế giới quan của họ về cuộc sống Chính vì thế thì họ luôn tìm cách để rút ngắn thời gian cải tạo Để đạt được mục đích đó nhóm này luôn thận trọng và ranh mãnh, chờ đợi sự sơ hở của cán bộ quản giáo để trốn trại Nhưng sau khi trốn trại họ lại tìm cách quay lại với cuộc sống tội lỗi trước đây Có thể nói các yếu tố như sự thay đổi môi trường từ tự do sang gò bó trong tù, thái độ với hành vi phạm tội của mình và mức án, giới tính, tuổi tác là một số yếu tố có tác động trực tiếp tới tâm lý phạm nhân, và việc nắm rõ các yếu tố đó sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cải tạo, giáo dục phạm nhân 3 Một số tâm trạng của phạm nhân trong tại trại giam Trong điều kiện bị giam giữ cải tạo tại nhà tù, tại phạm nhân có thể xuất hiện nhiều tâm trạng tiêu cực có thẻ có sau: + Sự thất vọng kéo dài: Sau khi vào tù trong khoảng thời gian đầu các tù nhân có thể cảm thấy như họ bị xã hội từ bỏ Những đau khổ có thể sinh ra từ suy nghĩ về họ của những người bên ngoài Điều này có thể dẫn đến cảm giác bực bội và hành vi gây hấn của họ với bạn tù cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của họ + Tâm trạng buồn chán: Nỗi buồn có thể xuất hiện do sự cô đơn sâu sắc Nhiều tù nhân bị biệt giam trong thời gian dài, và sự cô đơn đó có thể tạo nên một nỗi buồn dữ dội + Sự lo lắng: Phạm nhân có thể lo lắng, căng thẳng một cách không cần thiết hoặc không có lý do + Mệt mỏi: Khi bị giam giữ nhiều phạm nhân mất hứng thú với cuộc sống và trông rất thiếu sức sống cũng như tỏ ra miễn cưỡng với hoạt động trong tù + Lòng tự trọng thấp: Cảm giác bản thân mình vô giá trị có thể liên tục hiện hữu trong tâm trí nhiều phạm nhân khiến họ trở nên tiêu cực 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 + Nổi cáu hay tức giận: Sự tức giận một cách vô cớ hay dễ nổi cáu là một điều có thể xảy ra với phạm nhân Một khía cạnh khác của đặc điểm tâm lý phạm nhân trong quá trình bị giam giữ là những trạng thái như trạng thái chờ đợi (chờ đợi xét xử lại vụ án, chờ đợi xét xử phúc thẩm, tái thẩm), chờ đợi sự sơ hở của cán bộ quản giáo để trốn trại, chờ đợi được rút ngắn thời gian cải tạo, chờ được tha Những trạng thái trên là có thể rất căng thẳng, đôi khi nó gây nên những tiêu cực về tâm lý cũng như hành vi của phạm nhân, trạng thái tuyệt vọng cũng có thể quan sát rõ Hậu quả là trạng thái thờ ơ lãnh đạm, thụ động trong mọi hoạt động Sự mất tự do có thể làm cho phạm nhân chán chường hơn nếu như trạng thái này đã có ở hành vi trước đó (tại các giai đoạn điều tra và xét xử) Trong trạng thái này họ mất hết niềm tin vào sức mạnh của mình và khả năng tái hòa nhập với xã hội sau khi hoàn thành án của bản thân Khi nhập trại trạng thái có thể có ở một số phạm nhân do họ ý thức được tội lỗi của mình với xã hội và gia đình Những phạm nhân này không vi phạm chế độ, thậm chí còn thực hiện tốt nội quy của trại và mọi yêu cầu của cán bộ quản giáo Nếu trạng thái chán chường kéo dài sẽ không thuận lợi cho việc hình thành một nhân cách tốt, do vậy cán bộ quản giáo cần áp dụng một số biện pháp như tư vấn hay tham vấn để họ vượt qua trạng thái chán chường nhanh chóng Từ đó phạm nhân có thái độ tích cực, sáng tạo đối với việc lao động cải tạo và giáo dục, của cơ sở giam giữ đề ra và tiến tới việc tự lao động và tự giáo dục bản thân Ngoài ra một trạng thái thường thấy ở phạm nhân trong thời gian cải tạo đó là tâm lý nhớ gia đình, nhớ người thân, khao khát tự do, cũng rất cần cán bộ quản giáo quan tâm 4 Quá trình chuyển biến tâm lý của phạm nhân Nhìn chung trạng thái tâm lý của phạm nhân có thể thay đổi trong thời gian chấp hành hình phạt của phạm nhân Đó là các giai đoạn sau: Giai đoạn thích nghi, làm quen với điều kiện mới ở trong trại (3-4 tháng đầu) Trong giai đoạn này, phạm nhân nhận thấy rõ nét mình bị hạn chế nhu cầu, hạn chế về khả năng thoả mãn nhu cầu so với trước đây, bị thay thế bởi chế độ quản giáo nghiêm 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ngặt so với lối sống tự do trước đây nên họ dễ nổi nóng Ở một số phạm nhân khác thì có xuất hiện biểu hiện trầm uất ủ rũ chán nản, buồn bã Theo Liji Thomas (2021) việc bị kết án tù cũng như phải sống cuộc sống ngục tù có thể là một trong những sự kiện gây trầm cảm nhất trong cuộc đời của một tù nhân Trong hoàn cảnh bị mất tự do những trạng thái tâm lý đặc thù được biểu hiện trong giai đoạn đầu tiên này và nếp sống và nếp sống đã hình thành trước đây bị phá vỡ do chế độ của trại Phạm nhân phải thay đổi nếp sống đã hình thành trước đây để có thể thích nghi với điều kiện mới ở trại như I.P.Paplop đã xác định sự phá vỡ khuôn mẫu đa dạng trước đây đã làm nảy sinh những xúc cảm tiêu cực khác nhau ở phạm nhân như tính dễ bị kích động, trạng thái chán chường, và điều đó thật sự tồi tệ với những người tức giận một cách vô thức Những trạng thái tâm lý đó có thể kéo dài hàng năm cho đến khi nào phạm nhân còn chưa hình thành những phẩm chất cần thiết phù hợp với điều kiện sống ở trại Tính dễ bị kích động có thể là nguyên nhân của sự vi phạm của sự vi phạm chế độ và sự gây rối khác do những suy nghĩ trầm cảm lặp đi lặp lại khiến tù nhân không thể tiếp thu mọi thứ Chính vì vậy trong giai đoạn này cán bộ quản giáo cần phải kiên nhẫn và tế nhị, lịch sự để giảm bớt tâm lý của phạm nhân trong giai đoạn này, là sự lo lắng không cần thiết, mệt mỏi, và một số tính tiêu cực khác Trong giai đoạn thích nghi làm quen hay đúng hơn là mới “vào trại” này ngoài việc một số phạm nhân có xu hướng tự sát thì cũng không ít phạm nhân giải tỏa sự không thích nghi với hoàn cảnh của mình bằng một số hành vi gây hấn, công kích, thù địch với người khác Đòi hỏi người quản giáo cần có những công tác tư tưởng hỗ trợ để họ nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh và tham gia cải tạo một cách tích cực hơn · Giai đoạn xuất hiện những hứng thú nhu cầu lành mạnh trong điều kiện ở trại Trong giai đoạn này xuất hiện những cảm xúc tốt và trạng thái tích cực có tác dụng kích thích, nâng cao tích cực của phạm nhân Nhu cầu kích thích những trạng thái tích cực có thể rất khác nhau, nó tạo ra những nhóm có nhu cầu tham gia vào cuộc sống cũng như hoàn thành công việc trong trại, nhu cầu giải trí có văn hoá, học tập, gặp gỡ người thân, 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Xuất hiện phạm vi nhu cầu, hứng thú rộng hơn, mở rộng cơ cấu thực hiện vai trò xã hội, tạo điều kiện làm thay đổi tâm lý của phạm nhân Tại Việt Nam ta để có thể đáp ứng các nhu cầu lành mạnh chính đáng này hầu hết các trị giảm đều có thư viện , cũng như một số chương trình về văn hoá tinh thần được tổ chức theo nhiều chủ trương nổi bật phải kể đến Chương trình số 2645/CTr-BVHTTDL- BCA ngày 08/08/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Công an về việc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao trong các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và các trường giáo dưỡng giai đoạn 2014 – 2018 · Giai đoạn kết hợp tác động bên ngoài với tự giáo dục của phạm nhân Đây là một giai đoạn cần phải có trong quá trình giáo dục, cải tạo Nó là giai đoạn đặc trưng, ở giai đoạn này phạm nhân xác định được mục đích cuộc sống và phương hướng rèn luyện để đạt được mục đích đó Họ rất ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội của họ trong quá khứ, họ có mong muốn mạnh mẽ để đền bù lại những lỗi lầm đã gây Đặc điểm của giai đoạn này là phạm nhân đánh giá lại ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc sống, kết hợp với đánh giá lại những tổ hợp trạng thái tâm lý nhất định, từ đó buộc họ phải thay đổi thái độ và thế giới quan Mọi người đều có khả năng mắc các sai lầm, phạm tội và thành tù nhân Và tỉ lệ phạm nhân có trình độ học vấn cao thường rất ít mà chủ yếu là những người phải dừng việc học của mình khá sớm, theo một báo cáo của UNICEF (2019) Gần 24% người chưa thành niên vi phạm pháp luật không biết chữ hoặc chỉ học tiểu học Gần 48% người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã thôi học Tỷ lệ này là rất cao so với tỉ lệ không đi học của người chưa thành niên ở bậc trung học cơ sở là 7,2% và bậc trung học phổ thông là 27,7% Vậy nên các chính sách hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trợ giúp xã hội khác cần được triển khai mở rộng nhằm cung cấp những kiến thức cũng như các kỹ năng để phạm nhân có thể có một thế giới quan tích cực cũng như khả năng lớn hơn tham gia vào các công việc lao động chính đáng sau khi ra tù Giai đoạn trước khi phạm nhân được trả tự do 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Ngoài tâm lý chờ đợi ngày ra tù khiến những ngày ít ỏi còn lại tại trại giam trở nên nặng nề với không ít phạm nhân Thì trong giai đoạn trước khi mãn hạn tù, phạm nhân thường trải qua trạng thái tâm lý rất nặng nề và căng thẳng Bởi phạm nhân luôn bị những suy nghĩ lo lắng về những khó khăn sẽ phải trong cuộc sống sắp tới sau khi chấp hành xong hình phạt tù (mối quan hệ gia đình, nơi làm việc), dẫu rằng thực tế thì họ đã trả giá cho tội lỗi của mình nhưng ở nhiều phạm nhân lại xuất hiện cảm giác hình phạt cho tội lỗi của mình là chưa đủ Một điều có thể hiểu được là với những phạm nhân phải chấp hành một án khá dài, đủ để họ coi nhà tù là nhà và khi đó ngôi nhà trong môi trường trước đây của họ lại là một thứ gì đó rất xa lạ Tiếp đến là sự lo lắng về tương lai, khi những câu hỏi như họ sẽ làm việc ở đâu, người thân có chào đón họ hay hay là sự hắt hủi tàn nhẫn, bạn bè cũ nhìn nhận họ thế nào, Vậy nên sự hỗ trợ về công tác tư tưởng, động viên của cán bộ nhà tù cũng như người thân, thậm chí sự bao dung của người bị hại, người nhà người bị hại sẽ là một yếu tố giúp họ ổn định tâm lý chuẩn bị cho cuộc sống khi khi họ tái hoà nhập về sau này 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Kết luận Trong thời gian chấp hành án phạt tại trại giam, tâm lý phạm nhân có nhiều đặc điểm cần phải nghiên cứu thêm nữa (có thể cần thêm các công trình nghiên cứu tương quan với các biến nhân khẩu, nhân cách , của phạm nhân) Bởi thực tế dù rằng hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ phạm nhân nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ vật chất mà ít chú trọng vào vấn đề tâm lý phạm nhân Đó có thể là một lỗ hổng khiến việc cải tạo, giáo dục phạm nhân không thể đạt hiệu quả tốt nhất, thậm chí ảnh hưởng tới việc tái hòa nhập xã hội sau khi ra tù gặp khó khăn Vậy nên việc nắm rõ đặc điểm tâm lý phạm nhân trong thời gian chấp hành án tại nhà giam sẽ mang ý nghĩa rất quan trọng với công tác giáo dục phạm nhân của các cán bộ giáo dục trại giam Thậm chí sẽ là cơ sở để có những chủ trương chính sách của nhà nước hỗ trợ về mặt tâm lý cho phạm nhân trong thời hạn cải tạo Nói theo Thượng tá Trần Đức Phong, Bí thư Đảng ủy, Giám thị Trại giam Ninh Khánh (Hoa Lư, Ninh Bình) chia sẻ: Phạm nhân dù đã bị pháp luật xử phạt, nhưng họ cũng là con người, cũng có suy nghĩ, tâm tư, tình cảm Vì vậy, chỉ cần đánh thức được “mầm thiện” trong họ sẽ giúp họ cải tạo tốt, trở thành những công dân có ích - 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tài liệu tham khảo 1, Đặng Thanh Nga, Ngô Ngọc Thuỷ, Đỗ Hiển Minh, Chu Liên Anh, Chu Văn Đức (2009) Giáo trình Tâm lý học Tư pháp Nxb Công An Nhân Dân 2, Hoàng Mẫn (2019) Hành trình đánh thức “mầm thiện” Truy xuất ngày 10/11/2021 từ https://dangcongsan.vn/xa-hoi/hanh-trinh-danh-thuc-mam-thien-528966.html 3, Chu Văn Đức (4-2007) Một số đặc điểm tâm lý của phạm nhân Tạp chí tâm lý học, tr 97 4, Rodrigo J Carcedo, Félix López, M Bengona, Katalin Toth, Noelia Fernandez Rouco (2007) Men and Women in the Same Prison: Interpersonal Needs and Psychological Health of Prison Inmates International Journal of Offender Therapy and Comparative Criminology DOI https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0306624X07311596 5, Emil A Madzharov (2016), Age-psychological characteristics of inmates Procedia - Social and Behavioral Sciences 6, Dr Liji Thomas (2021) Prisoner Depression and Low Mood Truy cập 10/11/2021 từ https://www.news-medical.net/health/Prisoner-Depression-and-Low-Mood.aspx 7, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Văn Dũng, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Hoàn, Lê Thị Hòa, Bùi Thị Nam, Nguyễn Tố Nga (2019) Báo cáo nghiên cứu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ, PHỤC HỒI, TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM Bộ Tư Pháp và Unicef 8, Jerome Englebert (2013) What is the psychological impact of Truy cập ngày 10/11/2021 từ https://www.reflexions.uliege.be/cms/c_355616/en/what-is-the-psychological-impact-of- prison?part=1 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan