Tên đề tài nghiên cứuÁp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường, nhằm giảm gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đìnhtại vùng nông
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn đã đưa bộ môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình học tập và giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên bộ môn – cô Đỗ Huyền Trang, đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu về môn học trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã được tiếp cận với rất nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này của em Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy/cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 31 Sự kiện
Gánh nặng chi phí giáo dục ngày càng tăng – tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu của hộ gia đình
2 Sự kiện khoa học
Gánh nặng đối với các hộ gia đình khi mức chi tiêu cho giáo dục ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu
3 Tên đề tài nghiên cứu
Áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường, nhằm giảm gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại vùng nông thôn và miền núi ở Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
4 Lý do nghiên cứu (Phân tích sự kiện khoa học)
Là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, việt Nam rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc cho việc hội nhập quốc tế Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục đã trở thành vấn đề được quan tâm và là lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút nhiều nguồn lực cả trong nước và quốc tế Trong những năm gần đấy, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục và đào tạo vào loại cao nhất trên thế giới, người dân rất quan tâm đến tương lai giáo dục của con em nên đã đầu tư cho giáo dục với mức chi tiêu ngày càng cao Các khoản đầu tư, chi tiêu cho giáo dục có thể kể đến như khoản tiền học phí, tiền học thêm và các khoản chi tiêu, đóng góp cho nhà trường Ngoài ra, để phục vụ cho việc học tập còn cần đến các khoản chi tiêu khác như tiền quần áo, đồng phục, chi mua sách giáo khoa và các dụng cụ học tập
Như vậy có thể thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam Không thể phủ nhận mức độ đầu tư cho giáo dục càng cao thì chất lượng giáo dục sẽ càng đạt được hiệu quả cao, việc tổ chức các
Trang 4hoạt động, đội ngũ giảng dạy và đầu tư các trang thiết bị dạy học cũng sẽ được nâng cao Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình thì đây cũng là một gánh nặng đối với phần đông các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay Có những gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì để lo đủ tiền học phí cho con mà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền, những thứ không có tiền mua thì dùng lại đồ cũ hay thậm chí là phải đi xin Còn đối với những gia đình đông con, thu nhập hàng tháng ngoài tiền học phí còn phải chi trả chi phí cho cuộc sống hàng ngày Đối với những gia đình khá giả hơn, tuy không quá khó khăn trong việc chi trả các khoản phí đối với việc học của con nhưng phần nào cũng gây ra sức ép đối với công việc cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của con cái
Ai cũng muốn con em của mình có môi trường và chất lượng học tập tốt nhất, nhưng chính điều đó cũng đã trở thành gánh nặng tương đối lớn cho phần đông các gia đình ở Việt Nam khi chi phí mà họ phải chi trả cho giáo dục chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng chi tiêu của gia đình Đây là một vấn đề đáng báo động trong đời sống xã hội của người dân hiện nay nên việc nghiên cứu, điều tra và khảo sát
về vấn đề này để từ đó có thể tìm ra được các giải pháp nhằm san sẻ gánh nặng với các hộ gia đình, tạo điều kiện để việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo có thể đến được với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam là hết sức cần thiết
5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh việc áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí
và các khoản thu khác của trường sẽ giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại nông thôn và miền núi ở Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3
Trang 5- Đưa ra các cơ sở lý luận về tình trạng mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
- Tìm hiểu về thực trạng mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn
và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
- Tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho mức chi tiêu cho giáo dục chiếm
tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
- Tìm hiểu những hệ quả mà việc mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu đối với các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
- Đề xuất giải pháp để giảm gánh nặng mức chi tiêu cho giáo dục của các
hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
6 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam
Chọn không gian là các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam vì nơi đây có mức độ phát triển kinh tế còn thấp hơn nhiều so với vùng
đô thị và đồng bằng khiến cho mức độ đầu tư, chi tiêu chi giáo dục còn gặp nhiều khó khăn Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 bời
vì đây chính là khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc một năm học, cũng là khoảng thời gian mà các phụ huynh phải chi trả nhiều khoản tiền cho việc học của con, điều này sẽ phản ánh rõ ràng nhất gánh nặng từ mức độ chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình
7 Mẫu khảo sát
Trang 6- Khách thể nghiên cứu: Mức độ chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam
- Mẫu khảo sát: Mức độ chi tiêu cho giáo dục của 200 hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi sinh sống gần địa bàn thành phố Hà Nội
Cách chọn mẫu khảo sát: Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, giúp đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu khảo sát và đảm bảo được mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu
Vùng nông thôn và miền núi ở các địa bàn gần thành phố Hà Nội mặc dù không có mật độ dân số cao như ở các vùng đô thị nhưng lại là nơi phù hợp nhất đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài, đồng thời cũng sẽ cho thấy cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về mức độ chi tiêu cho giáo dục của những người dân nơi đây Từ đó, các biện pháp cũng sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất Hơn nữa, 200 hộ gia đình không phải con số quá lớn và nó vẫn nằm trong phạm vi cho phép có thể khảo sát được Chính vì thế, chọn mẫu khảo sát “Mức độ chi tiêu cho giáo dục của 200 hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi sinh sống gần địa bàn thành phố Hà Nội” đủ để đại diện cho khách thể nghiên cứu
8 Câu hỏi nghiên cứu
8.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường như thế nào để giảm gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại vùng nông thôn và miền núi ở Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022?
8.2 Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- Nguyên nhân nào dẫn đến mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao
và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình tại vùng nông thôn và miền núi ở Việt Nam?
5
Trang 7- Việc mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi gây
ra những hậu quả nào?
- Việc áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường sẽ tạo nên những biến chuyển mới nào cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi tại Việt Nam?
9 Giả thuyết nghiên cứu
9.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Hỗ trợ các bữa ăn và giảm các chi phí học tập đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt, những học sinh ở xa trường; trao tặng học bổng, khen thưởng bằng hiện vật đối với những học sinh nghèo vượt khó hoặc những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc; giảm bớt những khoản thu, đóng góp không cần thiết của trường để giảm bớt mức chi phí cho giáo dục của các hộ gia đình
9.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
- Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng dạy và trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế
- Việc mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi khiến cho những người dân ở đây dần dần không còn ý định để con cái của mình đi học nữa, điều đó khiến cho chất lượng giáo dục tại các vùng nông thôn và miền núi có nguy cơ suy giảm
- Việc áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường đối với vùng nông thôn và miền núi sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với giáo dục, từ đó nâng cao trình độ học vấn của những người dân ở nơi đây, nhất là đối với những bạn trẻ
10 Phương pháp nghiên cứu
Trang 810.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Dựa vào các nguồn tài liệu sơ cấp để nghiên cứu và rút ra những đặc điểm của khách thể nghiên cứu, từ đó có thể phân tích tùy theo mục đích và nội dung của từng mục trong bài nghiên cứu
Dựa vào các nguồn tài liệu thứ cấp như báo, tạp chí, các báo cáo và công trình nghiên cứu được đăng tải trên Internet để rút ra được những thông tin có giá trị từ đó có thể hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học một cách tốt hơn
Tài liệu tham khảo:
- World Bank anh the UNESCO Institute for Statistics (UIS) (2018),
Measuring Household Expenditure on Education: A Guidebook for
Designing Household Survey Questionnaires, LSMS Guidebook.
- Alexis Le Nestour, Shelby Carvalho and Ana Luiza Minardi (2020),
Unequal Burdens: The Impact of Shocks on Household Education
Spending, Center for Global Development.
- TS Trịnh Thị Anh Hoa, Thực trạng và các giải pháp tăng cường khả
năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho học sinh nghèo Việt Nam, Trung tâm
Nghiên cứu Quản lý Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
- Nguyễn Thanh Tâm – Nguyễn Minh Đức – Nguyễn Thị Hiền – Đặng Thị
Minh Hiền – Hoàng Lê Mai Phương (2020), Chia sẻ chi phí trong giáo
dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí
Khoa học Giáo dục Việt Nam
- Tổng cục Thống kê (2021), Chi tiêu cho giáo dục, đào tạo của các hộ gia
đình ở Việt Nam những năm gần đây, Trang điện tử Tổng cục Thống kê
Việt Nam
10.2 Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn sâu với 10 hộ gia đình vùng nông thôn và miền núi thuộc các địa bàn gần thành phố Hà Nội nhằm tìm hiểu sâu hơn về các khoản chi phí đầu tư cho giáo dục Đồng thời, tìm hiểu quan điểm, suy nghĩ của các hộ gia
7
Trang 9đình nơi đây về vấn đề mức chi phí đầu tư cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình
- Các gia đình được phỏng vấn đều được hỏi các câu hỏi chung và cá nhân như: số thành viên trong gia đình, số lượng con cái trong gia đình hiện đang đi học, thu nhập bình quân của gia đình, chi tiêu hàng tháng và cả năm cho giáo dục của con là bao nhiêu? Gia đình có gặp khó khăn khi phải chi trả chi phí cho giáo dục của con mình không? Đó là những khó khăn gì? Suy nghĩ thế nào khi mức chi phí chi trả cho giáo dục cao và ngày càng tăng? Bạn cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến cho chi phí cho giáo dục cao và ngày càng tăng là gì? Bạn thấy giải pháp hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu của nhà trường có giúp gia đình bớt đi được gánh nặng chi trả chi phí cho giáo dục không?
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp
10.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Bảng hỏi gồm 3 phần:
+ Phần 1: Chủ yếu là các thông tin cá nhân và các thông tin chung của mẫu khảo sát như: số thành viên trong gia đình, số lượng con cái trong gia đình hiện đang đi học, bình quân thu nhập của gia đình
+ Phần 2: Các câu hỏi liên quan đến mức độ đầu tư và các khoản chi phí phải chi trả cho việc học của các con
+ Phần 3: Các câu hỏi về đánh giá mức độ hiệu quả, nhận xét về việc áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu của nhà trường đối với việc giảm gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
- Đăc điểm của mẫu thu được: Người nghiên cứu sử dụng khảo sát trực tuyến với sự hỗ trợ của Google Biểu mẫu Bảng hỏi được đăng lên các hội
Trang 10nhóm trên các nền tảng mạng xã hội Các thông tin thu lại được từ bảng hỏi được xử lý thông qua sự hỗ trợ của chương trình SPSS (Statistic Package for Social Studies)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, GIẢM HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC CỦA TRƯỜNG NHẰM GIẢM GÁNH NẶNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI Ở VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm về “Chính sách hỗ trợ”
1.1.2 Khái niệm về “Gánh nặng chi tiêu giáo dục”
1.2 Hiểu biết của các hộ gia đình vùng nông thôn và vùng núi ở Việt Nam
về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm học phí và các khoản thu khác của trường từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG MỨC CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CHIẾM TỶ LỆ LỚN VÀ NHÀY CÀNG TĂNG TRONG TỔNG CHI TIÊU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VÙNG NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI VIỆT NAM TỪ THÁNG 9/2021 ĐẾN THÁNG 5/2022
2.1 Thực trạng mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
2.1.1 Mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
9
Trang 112.1.2 Mức chi tiêu giáo dục ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các
hộ gia đình vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
2.2 Nguyên nhân khiến cho mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao
và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
2.2.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng dạy và trang thiết bị dạy học
2.2.2 Đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
2.2.3 Phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế
2.3 Hậu quả của việc mức chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
2.3.1 Mức độ cho con đến trường học của các hộ gia đình ở vùng nông thôn và miền núi ngày càng giảm, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các vùng nông thôn và miền núi cũng như của Việt Nam
2.3.2 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, GIẢM HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC CỦA TRƯỜNG NHẰM GIẢM GÁNH NẶNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI Ở VIỆT NAM TỪ THÁNG 9/2021 ĐẾN THÁNG 5/2022
3.1 Quy trình xây dựng các chính sách hỗ trợ chi phí học tập, giảm chi phí và các khoản thu khác của trường từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022