1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại làng gốm thanh hà

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 223,07 KB

Nội dung

Thông tin sinh viên- Nhóm khảo sát bao gồm 4 sinh viên:+ Sinh viên: Khương Anh Kiệt Mã sinh viên: 19030916 Ngành: Lịch sử - chuyên ngành Văn hóa học+ Sinh viên: Vũ Hoằng NghịMã sinh viê

lOMoARcPSD|38894866 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn  BÁO CÁO THỰC TẬP Sinh viên: Vũ Hoằng Nghị - 19030927 Khương Anh Kiệt - 19030916 Nguyễn Nguyệt Minh - 19030922 Phạm Trà My - 19030923 Khoa: Lịch sử Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoài Phương Hà Nội, tháng 12 năm 2022 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Thông tin sinh viên - Nhóm khảo sát bao gồm 4 sinh viên: + Sinh viên: Khương Anh Kiệt Mã sinh viên: 19030916 Ngành: Lịch sử - chuyên ngành Văn hóa học + Sinh viên: Vũ Hoằng Nghị Mã sinh viên: 19030927 Ngành: Lịch sử - chuyên ngành Văn hóa học + Sinh viên: Nguyễn Nguyệt Minh Mã sinh viên: 19030922 Ngành: Lịch sử - chuyên ngành Văn hóa học + Sinh viên: Phạm Trà My Mã sinh viên: 19030923 Ngành: Lịch sử - chuyên ngành Văn hóa học 1.2 Địa điểm thực tập + Làng gốm Thanh Hà, Hội An, TP Đà Nẵng 1.3 Thời gian thực tập + 10/12/2022 – 17/12/2022 LỜI CẢM ƠN Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Thực hiện kế hoạch của Bộ môn Văn hóa học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội, nhóm chúng tôi đã đi thực tập 10 ngày tại Làng gốm Thanh Hà với nhiệm vụ thực hiện khảo sát, điền dã Văn hóa học về chủ đề “Đời sống xã hội người dân làng gốm Thanh Hà” Trong 10 ngày thực tập tại làng gốm Thanh Hà, nhóm chúng tôi đã có cơ hội học hỏi và nâng cao thêm một số kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ, đồng thời tìm hiểu, thực hiện các kỹ năng mềm cần thiết và áp dụng những kiến thức cơ bản đã được học ở giảng đường vào công việc cụ thể trong thời gian thực tập Mặc dù thời gian thực tập 10 ngày tuy ngắn nhưng đủ để chúng tôi trải nghiệm một không gian mới, một tâm thế mới và rất nhiều điều mới với tư cách của người đi học hỏi và trải nghiệm thực tế Thời gian chúng tôi làm việc và cọ sát với thực tế công việc không nhiều nhưng chúng tôi tin rằng những kiến thức tôi đã học ở giảng đường và những kỹ năng đã học được từ môi trường thực tập thực tế này sẽ là bước đầu để tôi có định hướng phù hợp hơn với nghề nghiệp trong tương lai Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các quý giảng viên Bộ môn Văn hóa học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Hà Nội, đặc biệt là TS Nguyễn Thị Hoài Phương - Giảng viên hướng dẫn báo cáo thực tập; , cảm ơn cô vì tất cả những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, sự nhiệt tình, tận tâm trong quá trình hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế quý báu của bản thân để giúp nhóm chúng tôi hoàn thành tốt mục tiêu trong khoá thực tập này! Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn cùng khoá thực tập đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá thực tập này! Kính chúc các quý thầy cô và các bạn luôn mạnh khoẻ, an yên và thành công hơn nữa trong cuộc sống! Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về Làng gốm Thanh Hà 1.1 Giới thiệu Làng gốm Thanh Hà 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.2 Tổ chức hành chính 1.1.3 Khu vực sản xuất 1.2 Giới thiệu về nghề làm gốm Làng gốm Thanh Hà 1.2.1 Kỹ thuật làm gốm 1.2.2 Nghệ nhân làng gốm 1.2.3 Lễ hội giỗ tổ 1.3 Du lịch tại làng gốm Thanh Hà 1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch tại làng gốm Thanh Hà 1.3.2 Mô hình quản lý du lịch tại làng gốm Thanh Hà Chương 2: Nội dung thực tập tại làng gốm Thanh Hà 2.1 Phỏng vấn khảo sát đời sống xã hội tại làng gốm Thanh Hà 2.1.1 Mục tiêu, kế hoạch và bộ câu hỏi phỏng vấn 2.1.2 Nhiệm vụ từng thành viên 2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình khảo sát 2.2 Kết quả khảo sát đời sống xã hội Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 2.2.1 Về môi trường kinh tế 2.2.2 Về dịch vụ công và cơ sở vật chất 2.2.3 Về giáo dục 2.2.3 Sự hài lòng trong cuộc sống 2.2 Báo cáo kết quả khảo sát tại UBND phường Thanh Hà 2.2.1 Nội dung báo cáo 2.2.2 Quá trình báo cáo 2.2.3 Kết quả báo cáo Chương 3: Đánh giá – kết luận và đề xuất ý kiến sau quá trình thực tập tại làng gốm Thanh Hà 3.1 Những thành quả - bài học kinh nghiệm đạt được từ quá trình thực tập 3.1.1 Từ lý thuyết đến áp dụng thực tế 3.1.2 Nhận biết ưu – nhược điểm bản thân 3.1.3 Cơ hội học hỏi từ giảng viên hướng dẫn và bạn bè 3.2 Những kết luận chung về quá trình thực tập 3.3 Đề xuất ý kiến nhằm cải thiện và nâng cao đời sống xã hội người dân làng gốm Thanh Hà Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ 2.1 Phỏng vấn khảo sát đời sống xã hội tại làng gốm Thanh Hà Đời sống xã hội là một đề tài rất lớn trong nghiên cứu văn hóa học Đời sống xã hội bao gồm đời sống vật chất, đời sống tinh thần, … xoay quanh cuộc sống của con người Do đây là một lĩnh vực rất rộng, nhóm chúng tôi quyết định đi sâu vào khảo sát sự hài lòng trong chất lượng cuộc sống người dân làng gốm Thanh Hà Hà Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng, mỗi cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách sống chủ quan để cảm thấy hạnh phúc nhất Tuy nhiên chất lượng cuộc sống lại chịu chi phối bởi cộng đồng, vào những người chịu trách nhiệm xã hội và vào môi trường sống xung quanh Qua các khái niệm trên, có thể đúc kết lại sự hài lòng về chất lượng cuộc sống là mức độ cảm nhận hay cảm xúc của con người về những điều mà con người có được trong cuộc sống Những điều đó bao gồm cả những yếu tố về vật chất lẫn tinh thần như: thu nhập, sức khỏe, nhà ở, tôn giáo, văn hóa, chính trị, an ninh, môi trường sống,… Như vậy, nếu chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế mà bất chấp tất cả các phát sinh tiêu cực liên quan như ô nhiễm môi trường, không chăm lo đến tinh thần và sức khỏe của cộng đồng thì xã hội không thể phát triển bền vững được Có hài lòng với chất lượng cuộc sống thì con người mới cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong cuộc sống của mình Có như thế con người mới có thể gắn bó và đóng góp công sức cho sự phát triển tốt đẹp, bền vững của cộng đồng và xã hội 2.1.1 Mục tiêu, kế hoạch và bộ câu hỏi phỏng vấn - Mục tiêu: Thông qua phỏng vấn sâu và bảng hỏi, chúng tôi sẽ đánh giá sơ lược sự hài lòng về chất lượng cuộc sống người dân nơi đây Chúng tôi thiết kế bộ câu hỏi khảo sát trước, bao gồm 2 yếu tố: dịch vụ công, cơ sở hạ tầng Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 và đánh giá của người dân về sự hài lòng chất lượng cuộc sống Thang đo chúng tôi sử dụng là thang đo Linkert nhằm thống kê sơ lược chất lượng cuộc sống người dân nơi đây Bộ câu hỏi chung: Phần I: Thông tin cơ bản 1 Họ và tên 2 Năm sinh 3 Thành viên trong gia đình Phần II: Hạnh phúc gia đình 1 Chi tiêu cho học tập (gia đình có con cái) 1.1 Con cái đang học cấp bậc gì? 1.2.Con cái có học thêm không? 1.3 Gia đình dành bao nhiêu kinh phí học tập cho con cái 2 Chi tiêu sinh hoạt chung 2.1 Một tháng tốn bao nhiêu tiền sinh hoạt chung? 2.2 Tốn cho những khoản nào? 2.3 Có đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu không? 2.4 Có tích lũy không? Phần 3 Các mối quan hệ trong gia đình 3.1 Về bố mẹ - con cái 3.1.1.Bố mẹ và con cái có thường xuyên trao đổi, trò chuyện hay không Theo hình thức nào? Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 3.1.2 Ai sẽ là người thường xuyên làm việc nhà? 3.1.3 Có cho phép con cái đi chơi xa không? 3.1.4 Con cái có hay chia sẻ định hướng học tập, làm việc với bố mẹ không? 3.1.5 Bố mẹ có định hướng cho con cái hay không? 3.1.6 Bố mẹ có muốn truyền nghề cho con cái không? 3.1.7 Bố mẹ có muốn con cái lập nghiệp tại địa phương hay không? 3.2 Quan hệ với hàng xóm 3.2.1 Cô/chú có thấy hàng xóm dễ nói chuyện không 3.2.2 Nếu có công việc, hàng xóm có sẵn lòng giúp đỡ cô chú không? 3.2.3 Hàng xóm có thường xuyên tâm sự với cô chú không? 4 Về văn hóa tín ngưỡng 2.1.2 Nhiệm vụ từng thành viên Nhóm chúng tôi chia làm 2 tổ khảo sát, mỗi tổ 2 người tiến hành khảo sát Tổ một bao gồm Khương Anh Kiệt và Vũ Hoằng Nghị, tổ hai bao gồm Nguyễn Nguyệt Minh và Phạm Trà My Tổ một phụ trách soạn câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn sâu và xử lý số liệu Tổ hai phụ trách phát bảng hỏi khảo sát, phỏng vấn sâu về yếu tố giáo dục Nhiệm vụ cụ thể từng người: Khương Anh Kiệt: Đội trưởng, phụ trách quay phim, ghi âm, phỏng vấn sâu các phần I, II, III Vũ Hoằng Nghị: Phụ trách phỏng vấn sâu phần dịch vụ công và cơ sở hạ tầng, xử lý số liệu khảo sát và ghi chép trong quá trình phỏng vấn Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Nguyễn Nguyệt Minh: Phụ trách phỏng vấn sâu về yếu tố giáo dục, phát bảng hỏi và hướng dẫn điền bảng hỏi Phạm Trà My: Lên bộ câu hỏi phỏng vấn, viết báo cáo và lên nội dung thuyết trình 2.2 Kết quả khảo sát đời sống xã hội 2.2.1 Về môi trường kinh tế Nếu mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội làm ăn như nhau và trong một điều kiện lý tưởng của môi trường kinh tế thì sự công bằng và cơ hội thành công rất lớn Điều này góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cũng như chất lượng sống của người dân Nhìn chung, thu nhập của người dân làng gốm Thanh Hà rơi vào khoảng thu nhập trung bình của cả nước, chi tiêu 1 gia đình 1 tháng có con đang học rơi vào 5-6 triệu đồng Tuy nhiên, có sự cạnh tranh trong cơ hội tiếp cận khách du lịch tại làng gốm Thanh hà Cụ thể, người dân khi được phỏng vấn thường có 2 xu hướng Tầng lớp trung niên thường thoải mái hơn về vấn đề tài chính, còn tầng lớp trẻ hơn, đặc biệt là những người có con nhỏ thường gặp khó khăn về vấn đề tài chính hơn, do đó xuất hiện sự cạnh tranh giữa 2 thế hệ.Người dân không đưa ra con số thống kê chi tiêu hàng tháng, chỉ nhớ một vài khoản mục cơ bản như: tiền nhập đất, tiền điện Tiền dùng cho ăn uống, sinh hoạt được ưu tiên sau Những gia đình có con nhỏ sẽ tốn 2 khoản phí, 1 khoản học tại trường và 1 khoản đầu tư học thêm cho con Kết quả phỏng vấn chỉ ra có 2 xu hướng: 1 Với những hộ có nhân lực làm gốm chính đã có cháu (người làm gốm chính lên chức ông/bà) thì nguồn thu nhập tới từ gốm và du lịch đủ đáp ứng chi Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 tiêu Vì con cái có thể ra ở riêng hoặc làm những công việc khác để đảm bảo đời sống 2 Với những hộ có nhân lực làm gốm chính mới chỉ có con, thì nguồn thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ chi tiêu với họ, người chồng thường sẽ có công việc khác như làm trong ngành xây dựng, 2.2.2 Về dịch vụ công và cơ sở vật chất Về dịch vụ công và sự hài lòng về cuộc sống hiện tại, nhóm chúng tôi có thực hiện khảo sát và đưa ra số liệu sau: Bảng số liệu cho thấy giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất và giá trị trung bình của các biến trong bảng hỏi bao gồm các lĩnh vực: điện nước, giao thông, nước sách, dịch vụ truyền hình - viễn thông, trường học, y tế Trong đó, các mục được người dân đánh giá cao trên 4 điểm TBC bao gồm: điện nước, đường xá,dịch vụ truyền hình viễn thông và trường học Hai mục bị đánh giá khá thấp bao gồm y tế ( thiếu trạm y tế, hiệu thuốc chưa đa dạng) và tỉ lệ sử dụng máy tính Cụ thể: Người dân được pvan thể hiện thái độ hoàn toàn đồng ý ở các mục với số lượt chọn “5” lần lượt là 18, 15 và 21 Người dân được pvan thể hiện thái Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 độ hoàn toàn không đồng ý khi được hỏi về tỉ lệ có máy tính trong nhà, trạm y tế và số lượng thuốc tại địa phương Sự hài lòng trong cuộc sống Bảng số liệu trên thể hiện sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người dân làng gốm Thanh Hà Nhìn chung, người dân có tỉ lệ hài lòng rất cao về cuộc sống nơi đây Tất cả các mục đều đạt điểm rất cao, đặc biệt có mục gần tuyệt đối (4.9) Mục thấp nhất là 4.4, sự hài lòng về cuộc sống hiện tại nhưng vẫn đạt điểm cao, 4,4/5 Tóm lại, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng được đánh giá ở mức tốt, chỉ cần cải thiện một số điểm bao gồm: đường xá, cơ sở vật chất trong trường học và dịch vụ y tế 2.2.3 Về giáo dục Về việc giáo dục giữa phụ huynh và con cái, các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến con cái mình, không quá đặt nặng thành tích học tập, rất tôn trọng sở thích cá nhân và đam mê của con Phụ huynh và con cái tương đối thân thiết, thường hay tâm sự Các gia đình cũng dạy con tự lập từ sớm, không quá phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ không nuông chiều con cái quá mức Phần lớn các gia đình đều hi vọng con mình có ít nhất một người theo nghề làm gốm vì là nghề gia truyền (chú Xê có cả con và cháu đều làm gốm, cô Dung có con trai nối nghề, cô Năm có con trai theo nghề) Tuy nhiên cũng có một số gia đình không muốn con theo nghề vì vất vả, không thể ra ngoài giao lưu và kinh tế không ổn định (cô Hiền, cô Hoà) Một số phụ huynh trẻ thì không ép buộc con phải theo nghề, nếu con thích làm gốm thì sẽ tôn trọng mong muốn của con (chị Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Phương, chị Chi) Có thể thấy ở thời điểm hiện tại, người làm gốm trong gia đình chủ yếu là phụ nữ, những người đàn ông thường ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập Tuy nhiên đến 1-2 thế hệ nữa, điều này có thể thay đổi vì hiện tại các gia đình chủ yếu truyền nghề cho con trai, cháu trai Về mức độ đầu tư cho việc học hành của con cái cũng có sự chênh lệch Cụ thể với trường hợp gia đình cô Hoà, vì làm nghề tương đối khó khăn nên con gái lớn phải nghỉ học để phụ mẹ Gia đình cô Dung cũng có đầu tư cho con đi học thêm vì kiến thức tiếp thu được chủ yếu là qua lớp học thêm Chị Chi muốn cho con đi học thêm để không thua thiệt với bạn bè Chị Phương có hai đứa con nhỏ lớp 1 và lớp 5 nhưng cũng đi học thêm cả ngày, bao gồm Toán, Văn, Anh Phần lớn phụ huynh đều nhận ra con mình có những năng khiếu riêng, tuy nhiên vì tình hình kinh tế không quá dư dả nên họ vẫn chưa thể đầu tư cho con dù rất ủng hộ con Các hộ gia đình đều không quá chú trọng việc kê các khoản chi cho con cái, nhưng có nhận xét rằng đây là khoản tốn kém nhất Về tình hình giáo dục tại trường học và lớp học thêm, sau khi phỏng vấn hai em Trọng Khang và Minh Thư đang học cấp 1, em Huệ đang học cấp 2 và em Tường đang học cấp 3, có thể đánh giá rằng các em đều thích đi học và chất lượng giáo dục nơi đây cũng khá ổn định Tuy nhiên, các em cũng phải chịu áp lực học hành từ trường lớp Những em rất nhỏ (lớp 1, 2) đã phải đi học thêm Cơ sở vật chất tại trường học tương đối ổn, cung cấp tạm đủ cho nhu cầu của các em, tuy nhiên trường tiểu học ở đầu làng chưa có máy tính và phải đi đến cơ sở khác của trường, dẫn đến bất tiện trong việc đi lại Tình trạng phân biệt đối xử với học sinh không đi học thêm có diễn ra nhưng không quá nặng nề Việc mua các đồ dùng phục vụ cho học tập ở nơi đây cũng rất dễ dàng 2.2 Báo cáo kết quả khảo sát tại UBND phường Thanh Hà 2.2.1 Nội dung báo cáo Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Do nội dung phỏng vấn khá dài, nhóm chung tôi chỉ có thể báo cáo các mục bao gồm: Khung lý thuyết áp dụng, mức chi tiêu cơ bản, mối quan hệ làng xóm – láng giềng, đời sống tinh thần và sự hài lòng về chất lượng cuộc sống Nhóm chúng tôi khảo sát và phỏng vấn sâu 22 người, trong đó có 10 hộ phỏng vấn sâu và điều tra thêm bảng hỏi 12 người Trên thang điểm 20, phần lớn người dân cho điểm hài lòng về chất lượng cuộc sống khá cao, 18,45/20 Độ lệch chuẩn thấp chứng tỏ sự tin cậy của bảng hỏi Quá trình báo cáo diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, sau khi báo cáo, nhóm được góp ý trực tiếp từ cán bộ hành chính địa phương nhằm hoàn thành báo cáo Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w