Thực trạng của nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài tại Hà Nội...92.3.. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế,một quốc gia muốn phát triển phải có
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Đề tài: Phân tích một tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến quá trình phát
triển của địa phương nơi bạn sống
Hà Nội – 2022
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
Trang 3MỤC LỤC
1 Mở đầu 4
1.1 Lí do chọn đề tài 4
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.4 Ý nghĩa 6
2 Nội dung 7
2.1 Nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài 7
2.2 Thực trạng của nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài tại Hà Nội 9
2.3 Giải pháp 13
3 Kết luận 15
Trang 41 Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải có sự liên kết với quốc gia khác và Việt Nam không là ngoại lệ
Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia – dân tộc.” Hội nhập quốc tế luôn là chủ trương mà đất nước tập trung hướng tới nhằm góp phần hiện thực hóa khát vọng bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh
Bên cạnh những mục tiêu đã đề ra, mặt trái của hội nhập quốc tế chính là những tác động tiêu cực mà nó mang lại: tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn; tăng sự phụ thuộc kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới; đặt quốc gia trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp; tăng nguy
cơ làm xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài… Trước những nguy cơ như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn không ngừng đưa ra những chính sách, chủ trương hạn chế, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà hội nhập quốc tế mang lại; đồng thời luôn chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, thủ đô Hà Nội đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập của đất nước Hà Nội
là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước Với vai trò thủ đô, Hà Nội
là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa, công trình quan trọng; đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế Đó
là nền tảng mở ra rất nhiều những cơ hội lớn trên con đường hội nhập quốc tế
Trang 5Đóng vai trò quan trọng đồng nghĩa với việc Hà Nội là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế Một trong những tác động có thể thấy rõ ở thủ đô, nơi có rất nhiều cơ hội giao lưu văn hóa quốc tế, đó chính là nguy cơ làm xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài
Đề tài này được phân tích nhằm nêu lên những ảnh hưởng của tác động tiêu cực trên đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, là nơi hội tụ những công trình lịch sử lâu đời, những địa điểm thăm quan thu hút rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế Đến trung tâm của thủ đô, có thể nói rằng, không khó
để bắt gặp khách du lịch nước ngoài Hà Nội là nơi có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc, giao lưu văn hóa quốc tế Sự đông đúc, nhộn nhịp càng làm dịch vụ du lịch của thủ
đô văn hiến phát triển mạnh mẽ Chính bởi những cơ hội ấy, chúng tôi đã chọn Hà Nội là địa phương để phân tích về nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài Khi những điều này được chỉ ra, chúng tôi muốn nhắc nhở, cảnh báo tới mọi người về lối sống, cách ứng xử sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; tiếp thu, học hỏi, ứng dụng sự hiện đại, tiến bộ sao cho hiệu quả, không mất thuần phong mỹ tục Đồng thời, chúng tôi cũng muốn động viên, cổ vũ tới các bạn trẻ - lực lượng đông đảo đi đầu trong việc hội nhập quốc tế, sẽ luôn học hỏi, nhìn nhận tích cực, khách quan để vừa tiếp thu vừa sáng tạo góp phần giữ gìn và phát huy mạnh mẽ bản sắc dân tộc Việt Nam Với việc phân tích tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế là nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài ở Hà Nội,
đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau
Mục tiêu chung: nêu lên thực trạng về sự xói mòn văn hóa, sự lấn át bởi văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Mục tiêu cụ thể:
Trang 6- Đưa ra những định nghĩa về bản sắc dân tộc, về nguy cơ xói mòn của văn hóa
- Nêu những khái quát về tác động tiêu cực trên diễn ra trong tình hình bối cảnh đất nước
- Đưa ra thực trạng của tác động tiêu cực trên tại Hà Nội
- Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và khắc phục tồn tại trên
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự xói mòn, sự hòa tan của văn hóa khi hội nhập quốc
tế một cách thiếu hiệu quả
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ người dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hà Nội
1.4 Ý nghĩa
Giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc
Trên cơ sở phân tích về nguy cơ xói mòn nền văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc, đề tài góp phần thể hiện tinh thần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của Việt Nam Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc, là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững, là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đề cao cái tôi – sức mạnh dân tộc
Khi mỗi người có ý thức bảo vệ và giữ gìn truyền thống dân tộc, cái tôi của chúng ta sẽ vì thế mà được đề cao Tự hào về quê hương, tự hào khi mình là người con đất Việt, chúng ta có quyền tự hào với bất kì ai về đất nước, truyền thống, văn hóa và con người Việt Nam Khi rất nhiều những “cái tôi” đầy tự hào và có cơ hội được tuyên bố với cộng đồng quốc tế về niềm tự hào của mình, “cái tôi” ấy sẽ nhân rộng và trở thành “cái ta” “Cái ta” ở đây tượng trưng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, một truyền thống quý báu mà từ xưa đến nay, chúng ta đều gìn giữ và phát huy rất tốt
Đưa văn hóa truyền thống đến gần hơn với bạn bè quốc tế
Trang 7Khi những phân tích về tác động tiêu cực làm xói mòn bản sắc dân tộc được đưa ra, chúng tôi hy vọng có thể cảnh tỉnh được một số bộ phận người dân đang trực tiếp hay gián tiếp gây ra những hệ lụy đó Đề tài mang đến góc nhìn giúp các bạn có thể thay đổi được nhận thức, thói quen và hành vi; góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc Tại sao chúng ta luôn tiếp nhận những nền văn hóa khác một cách ồ ạt rồi cho rằng đó mới là xu hướng, mà không tìm cách để đưa chính nền văn hóa, bản sắc của chúng ta đến gần hơn với bạn bề quốc tế? Đó
là một trong những thông điệp mà chúng tôi muốn lan tỏa tới bạn đọc thông qua
đề tài nghiên cứu này
Hòa nhập không hòa tan
Những truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc nếu muốn được phát huy và lan tỏa mạnh mẽ thì suy cho cùng, hội nhập quốc tế một cách hiệu quả là con đường tốt nhất “Hòa nhập không hòa tan”, mục tiêu của chúng ta vẫn luôn là vậy Trong quá trình hội nhập, phải thể hiện được cái tôi, sức mạnh của dân tộc; tiếp thu và học hỏi những tiến bộ mới của quốc tế nhưng đồng thời phải giữ được bản sắc dân tộc, không để bị lấn át, bị hòa lẫn với các nền văn hóa khác
2 Nội dung
2.1 Nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Do đó, văn hóa đã trở thành yếu tố nguồn cội, nền tảng quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến thắng
mọi kẻ thù xâm lược và bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc
biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam; bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, nấc thang biến đổi, phát triển Giữ gìn bản sắc văn hóa dân
Trang 8tộc là hành động, việc làm hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá của dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác
Xói mòn bản sắc dân tộc chính là đánh mất sắc thái, vẻ đẹp, tính chất đặc biệt, cái riêng, cái cội nguồn, cái đặc trưng không thể trộn lẫn của văn hóa dân tộc Khi cái gốc, cái nền tảng không được bảo vệ vững chắc thì những cái xung quanh, bên ngoài sẽ tác động vào, sẽ làm ảnh hưởng và khi chúng xâm chiếm lấy toàn bộ, bản sắc của dân tộc sẽ không còn nữa Điều đó chẳng khác nào dân tộc đó đã bị đồng hóa, phụ thuộc và chắc chắn sẽ bị xâm chiếm trong tương lai
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế số; đồng thời cũng đe dọa đến bản sắc văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Một số nước lớn lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để tìm cách truyền bá, thực hiện mưu đồ “bá quyền văn hóa”, làm phai nhạt các giá trị truyền thống của các dân tộc khác Nhiều nội dung phản giá trị, phản văn hóa, tư tưởng độc hại dễ dàng xâm nhập, làm biến dạng các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống Đây là một nguy cơ đang hiển hiện và ngày một gia tăng đối với Việt Nam Đời sống xã hội diễn ra không ít sự đảo lộn các giá trị văn hóa, trong đó các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống như trọng tình nghĩa,
ưu tiên về mặt đạo đức, vị tha, trung thực bị lấn lướt, xâm hại, sự lên ngôi của những giá trị ngoại lai, xa lạ trong một bộ phận quần chúng, sự lộn xộn, lúng túng,
bị động, không bình yên trong đời sống tinh thần, trong lối sống và thị hiếu, trong
Trang 9đạo đức… Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang gặp những thách thức về việc phai nhạt, đánh mất bản sắc văn hóa, xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn
có chiều hướng nặng về chức năng giải trí Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong Thực tế đã xảy ra những mâu thuẫn, có khi dẫn đến xung đột giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây Sự đối lập giữa các nền văn hóa dễ tạo ra những căng thẳng về lối sống, tác động không tốt tới giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc Ngoài ra, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc Bên cạnh đó, những tiêu cực do mạng internet mang lại đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích con người suy tính, lựa chọn, so sánh để tìm kiếm lối sống ích
kỷ, thiếu suy nghĩ Một bộ phận thanh thiếu niên đã có những biểu hiện lệch lạc trong lối sống Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu có sự lợi dụng từ các thế lực thù địch Đó là những biểu hiện lệch lạc, nông cạn trong nhận thức về văn hóa của một bộ phận xã hội Ngay trong đội ngũ người làm công tác văn hóa không hẳn ai cũng hoàn toàn thấm nhuần trong cả nhận thức và hành động để đáp ứng phát triển văn hóa là phải phát triển toàn diện, thống nhất trong sự đa dạng, thấm đậm tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, nội lực quan trọng
để phát triển đất nước.Việc chủ động tiếp thu văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm thiết thực, cần có sự chung tay của cả cộng đồng
2.2 Thực trạng của nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống
bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội vốn luôn được coi là trung tâm văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam, tuy nhiên trong thời đại hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay đã gây ra một tác động tiêu cực ngoài mong muốn của tất cả mọi người chính là làm tăng nguy cơ mất bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn
Trang 10hóa nước ngoài Có thể thấy là một số bộ phận người dân Hà Nội khá “sính ngoại”, nó tác động làm ảnh hưởng, thậm chí phá vỡ các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc những “báu vật” hơn bao giờ hết đang rất cần bảo tồn, gìn giữ, phát huy
Đầu tiên, ngôn ngữ, chữ nghĩa là cái thể hiện rõ nhất bản sắc dân tộc, nhưng hiện tại có một thực trạng xảy ra là người ta thích chêm tiếng anh vào trong câu nói của mình, cho rằng như vậy “Tây” hơn, sang hơn Thực chất, việc chêm tiếng anh vào tiếng việt này sẽ khiến cho người nói thể hiện ra rằng bản thân là một người yếu kém, khiếm khuyết trong nhận thức về ngôn ngữ mẹ đẻ, quên đi giá trị thật sự của ngôn ngữ tiếng việt – là bằng chứng của một nền văn hóa riêng biệt, mang bản sắc riêng của dân tộc, là cái duy nhất không một đất nước nào có, chạy theo giá trị ảo “Tây” hóa bên ngoài Không khó để bắt gặp một bộ phận các bạn trẻ Hà Nội nói chuyện theo kiểu chêm ngôn ngữ khác như này, ngay cả khi nhắn tin hay trong những dịp quan trọng như một bài phát biểu hay thuyết trình cũng diễn ra tình trạng “nửa tây nửa ta” này và lí do đưa ra là học tiếng anh lâu quá nên quên từ đấy trong tiếng việt là gì Câu nói này nghe qua thì có vẻ tự hào vì học giỏi tiếng anh nhưng lại bộc lộ ra sự yếu kém của bản thân trong việc nhận thức ngôn ngữ riêng của dân tộc Không chỉ một bộ phận giới trẻ, mà còn có cả một bộ phận những người trung tuổi cũng như vậy, vì họ “học” theo giới trẻ và cho rằng như vậy là bắt kịp phong trào giới trẻ, tiếp nhận những điều mới mẻ, nhưng họ không hiểu được rằng bản chất của hành động này mang đến những hậu quả tiêu cực khi mà trong khi ngôn ngữ tiếng việt được cả thế giới công nhận, còn ở ngay đất nước ngôn ngữ đó được sinh ra họ lại phủ nhận đi bằng cách chêm ngôn ngữ khác vào tiếng việt
Ngoài việc “chêm” ngôn ngữ trong câu nói ra, còn có cả hiện tượng sử dụng tên tiếng anh (hoặc ngôn ngữ khác) thay cho tên tiếng việt của mình, những tài khoản mạng xã hội hay cách họ gọi nhau bằng tên tiếng anh thay vì tên khai sinh
là tiếng việt xuất hiện rất nhiều Cùng với đó là "làn sóng phổ cập tiếng Anh", mà biểu hiện rõ nhất là trào lưu đặt tên công ty, tên nhà hàng, cửa hiệu bằng tiếng nước ngoài Cho đến nay, số công ty hay doanh nghiệp được coi là "thức thời" nhanh chóng thành lập dưới những cái tên "quốc tế", có "tính toàn cầu" cùng các