1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần quần thể di tích cố đô huế

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dù đã trải qua bao thăngtrầm của thời gian cùng với những chuyển biến của lịch sử, ngày nay Huế vẫnbảo lưu được những công trình kiến trúc cổ, những tác phẩm nghệ thuật tuyệtmỹ, vừa biểu

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ∞♥∞ Đề Tài: TIỂU LUẬN HỌC PHẦN Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế Giảng viên : T.S Trần Thị Lan Nhóm : 8 Lớp : HIS1056 3 : Cơ sở văn hóa Việt Nam Hà Nội , Ngày tháng năm 2023 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Mục Lục MỞ ĐẦU .3 CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 1, Khái quát về quần thể di tích Cố đô Huế .4 2, Nguồn gốc hình thành 4 3, Lịch sử phát triển 5 1.3.1 Thời kì hình thành 5 1.3.2 Thời kì khôi phục 6 1.3.3 Quá trình công nhận của UNESCO 8 CHƯƠNG II: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 9 1.Trùng tu và bảo tồn : 9 2.Khai thác hiệu quả : 10 3,Phát triển sự kiện văn hoá (lễ hội) 11 4, Tăng cường nghiên cứu và giáo dục về lịch sử và văn hóa 12 5, Tăng cường quản lý bảo vệ di tích 13 6 ,Điểm nhấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số 14 Chương III- VAI TRÒ CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 14 1 Về mặt kinh tế 14 1.1 Phát triển du lịch 14 1.2 Thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát 15 1.3 Nâng cao đời sống cho người dân .16 2 Về mặt xã hội .16 Tài Liệu Tham Khảo : .18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỞ ĐẦU Từ khi loài người xuất hiện đến nay, nhân loại đã chứng kiến và trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử Khi thời gian qua đi, những giá trị không bền vững của cuộc sống sẽ bị lụi tàn và mất dần Những thứ còn trụ vững, còn tồn tại song song cùng thời gian sẽ tích tụ và lớn dần ,hình thành nên những giá trị được gọi là văn hóa Huế từng là kinh đô của nhiều đời vua ,chúa Dù đã trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng với những chuyển biến của lịch sử, ngày nay Huế vẫn bảo lưu được những công trình kiến trúc cổ, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt, đồng thời cũng mang lại những giá đặc biệt về lịch sử và văn hóa của Cố đô Nhờ những tinh hoa từ thế hệ trước cùng bản sắc truyền thống đậm đà ,ẩm thực Cung Đình đặc trưng, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm du lịch được yêu thích hàng đầu ở Việt Nam, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước “ Tứ bề núi phủ mây phong, mảnh trăng thiên cổ ,bóng tùng Vạn Niên”, là ý văn khi nói về Cố đô Huế, với quần thể di tích có tuổi đời hàng trăm năm Nơi đã từng chứng kiến một thời vàng son huy hoàng rực rỡ nhất của triều đại nhà Nguyễn, đồng thời cũng là chứng nhân cho sự kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến kéo dài suốt mấy ngàn năm của Việt Nam ta Với dáng vẻ cổ kính và là nơi hội tụ nhiều những công trình kiến trúc độc đáo ,Cố đô Huế là nơi cuối cùng còn thể hiện được gần như hoàn chỉnh lối sống của các bậc vua chúa xưa Là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1993 Chính vì những giá trị mang đậm tính lịch sử, việc nghiên cứu về lịch sử phát triển, sự biến đổi của Quần thể Di tích Cố đô Huế trong thời đại hiện nay Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 và vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển của đất nước là một đề tài hấp dẫn mà chúng tôi lựa chọn để đi nghiên cứu CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1, Khái quát về quần thể di tích Cố đô Huế Quần thể di tích cố đô Huế là trọng điểm trên con đường du lịch hệ thống di sản ở Miền Trung, Việt Nam với những di tích lịch sử-văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ IX đến nửa đầu thế kỉ XX trên địa bàn kinh đô Huế, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Phần lớn các di tích ngày nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế 2, Nguồn gốc hình thành Năm 1306, Công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rí làm sính lễ Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là Châu Thuận và châu Hóa và áp dụng chính sách cai trị mềm dẻo ở vùng đất này Việc gộp hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chạy từ sông Hiếu sát chợ Đông Hà ở tỉnh Quảng Trị cho đến một phần đất ở phía nam đèo Hải Vân hiện nay) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ "Đàng Trong" Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Năm 1802, sau khi đã thống nhất được lãnh thổ lẫn nhân dân, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long ,và tiếp tục chọn Phú Xuân-Huế làm kinh đô cả nước Trong suốt 3 thập niên đầu thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng ở đây một kinh đô huy hoàng tráng lệ chưa bao giờ có trong lịch sử của dân tộc Từ 1802 đến 1945, Huế trở thành kinh đô của nước Việt Nam, thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén 3, Lịch sử phát triển 1.3.1 Thời kì hình thành Quần thể Di tích Cố đô Huế được triều Nguyễn chủ trương khởi công xây dựng từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XX Nó được chính thức khởi công xây dựng vào năm 1805 và kéo dài 27 năm, hoàn thành vào đời vua Minh Mạng Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng kinh đô có tính phòng thủ :Một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi ; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền Cũng trong khoảng thời gian này, Cố đô Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học và có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức Giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng và trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiền đền miếu nhỏ khác Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ IX Từ năm 1917, nhiều công trình dân sự mang phong cách kiến trúc châu Âu tiến vào Huế Tiền đề của việc này đã có từ năm 1884, khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Patenôtre mở đường cho người Pháp xây dựng các công trình mang kiến trúc châu Âu ở trấn Bình Đài và các vùng lân cận: tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ở bờ nam sông Hương được xây dựng và một loạt các công trình: Dinh Công Sứ, nhà Dây Thép, nhà Đoan, nhà Đèn cùng với sự xuất hiện của khu phố Tây đã khiến cho các trại binh nhà Nguyễn ở nam sông Hương bị xóa sổ và dạng kiến trúc dân sự châu Âu xuất hiện ở Huế Đến năm 1916, khi vua Duy Tân bị bắt và đày đi đảo La Réunion và lập Khải Định lên ngôi vua, phong cách kiến trúc châu Âu bắt đầu chính thức xâm nhập mạnh mẽ vào Huế kể cả các công trình đền đài cung điện Vua Khải Định bắt đầu cho xây dựng, cải tạo hàng loạt công trình với phong cách kiến trúc mới, vật liệu mới phi truyền thống mà tiêu biểu đó là xây mộ vua Đồng Khánh năm 1917, cải tạo nâng cấp khu vực Hoàng Thành (1921-1923), xây An Định Cung và tiêu biểu nhất là Ứng Lăng với phong cách châu Âu kết hợp với lý số phong thủy phương Đông, trang trí theo Nho giáo Người kế vị vua Khải Định là vua Bảo Đại cũng đã cải tạo một loạt các công trình trong Hoàng Thành theo phong cách Âu hóa tạo một diện mạo kiến trúc mới cho quần thể các di tích ở Kinh đô Huế 1.3.2 Thời kì khôi phục - Ảnh hưởng lịch sử : Cách mạng tháng Tám thành công, đã kết thúc 143 năm trị vì của nhà Nguyễn, đồng thời cũng đánh dấu một giai đoạn khủng hoảng và suy thoái của quần thể Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 di tích Cố đô Huế Trong chiến tranh Đông Dương nhiều cung điện ở Cố đô Huế đã bị Việt Minh phá hủy khi thực hiện chính sách “Tiêu thổ kháng chiến” Dẫn đến một loạt các công trình ở Huế trở thành phế tích Điện Cần Chánh cùng hàng loạt công trình khác bị thiêu rụi, cầu Trường Tiền bị đánh sập 2 lần, Trấn Bình Đài bị quân đội Pháp rồi sau đó tới Quân lực Việt Nam Cộng hòa quân sự hóa mà tới hiện nay vẫn còn dấu tích Trong sự kiện tết Mậu Thân 1968, quân đội các bên tham chiến giành giật nhau ác liệt, Huế với cường độ bom đạn ác liệt đã tàn phá các di tích Cố đô Huế dữ dội: Đàn Nam Giao bị chặt trụi thông, các khu Quan Cư, Binh Xá, Thần Trù vòng tường thành ngoài cùng bị máy bay ném bom phá hủy, khu vực lăng tẩm bị rơi vào khu vực tranh chấp hoặc bị bom đạn tàn phá nặng nề Ngoài ra năm 1953 và năm 1971, Huế còn trải qua hai trận lũ lớn càng làm cho các di tích Huế bị thương tổn nặng Đến năm 1975 kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhưng trước đó toàn bộ quần thể di tích Huế bị tàn phá hư hỏng nặng nề với việc Tử Cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng Ngoài ra do không được chăm sóc, các công trình xây dựng lại bị tàn phá nặng nề bởi thiên nhiên, cây cỏ xâm thực, ao hồ tù đọng không được nạo vét Chuyện chưa kể về ngày giải phóng Huế- Báo công an online: https://s.net.vn/fPqg - Khôi phục : Năm 1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M'Bow tổng giám đốc UNESCO đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động một cuộc vận động quốc tế giúp đưa việc cải tạo Huế trở lại quỹ đạo ban đầu Năm 1982, nhóm công tác Huế-UNESCO được thành lập để theo dõi chỉ đạo công cuộc trùng tu lại Huế Qua 19 năm tích cực thực hiện công cuộc khôi phục, di tích Cố đô Huế đã từng bước được cứu vãn và hồi sinh Nhiều di tích có mức độ hư hỏng từ 30%–60% đã được tu bổ Năm 1999 tiếp tục trùng tu một đợt lớn với kinh phí trên 20 tỷ Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đồng với ngân sách từ chính quyền trung ương Việt Nam là 11,5 tỷ đồng Cả UNESCO và chính phủ Việt Nam là hai nhân tố quan trọng cùng tác động và hỗ trợ quá trình phục hồi và hồi sinh quần thể di tích Huế Năm 1998, UNESCO chính thức kiến nghị chấm dứt cuộc vận động quốc tế cứu vãn Huế để chuyển sang giai đoạn ủng hộ sự phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đô Huế từ năm 1995 đến năm 2010 nhằm định hướng cho công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế Năm 2019, Thừa Thiên Huế khởi động Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế” Đề án thực hiện trong 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025 với kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng Theo đó, người dân sống ở khu vực I di tích Kinh thành Huế đồng ý chuyển đến các khu tái định cư, trả lại không gian để tôn tạo lại di sản 1.3.3 Quá trình công nhận của UNESCO Năm 1951, Quốc gia Việt Nam dưới thời vua Bảo Đại gia nhập UNESCO vốn được thành lập trước đó 6 năm Các năm 1971 và 1973, UNESCO hai lần cử một chuyên gia là Brown Morton để khảo sát về di tích triều Nguyễn và lượng định khả năng trùng tu Năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO và sau đó 2 năm, năm 1978, UNESCO lại cử một chuyên gia tên Pierre Pichard đến khảo sát Huế một lần nữa Năm 1980, UNESCO cùng với Chính phủ Việt Nam đề ra kế hoạch hành động "Bảo vệ, Tu sửa và Tôn tạo di tích Huế" Năm 1982 “Nhóm Công tác Huế-UNESCO” được thành lập Với sự hướng dẫn giúp đỡ của các chuyên gia UNESCO, trong hai năm 1992 và 1993, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã thực hiện bộ hồ sơ về Quần thể di tích Cố đô Huế nộp lên Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO (ICCROM) Ngày 11 tháng 12 năm 1993, trong một phiên họp tại Carthagène (Colombia), Hội đồng đã ghi danh Quần thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới Ngày 2 tháng 8 năm 1994, đích thân Phó Tổng Giám đốc Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận của UNESCO cho Huế có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza với dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi nhân loại" CHƯƠNG II: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.Trùng tu và bảo tồn : Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, một nửa trong tổng số các di tích kiến trúc nghệ thuật ở khu vực Đại Nội đã trở thành phế tích Quá trình đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trong kinh thành Huế gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là khi Khu di tích Cố đô Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Việt Nam năm 1993 Cho đến nay, khoảng 130 công trình di tích lớn, nhỏ đã được trùng tu, tôn tạo Cơ sở hạ tầng ở các khu di tích đã được đầu tư nâng cấp; hệ thống sân vườn được tu bổ, xây dựng hoàn thiện Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế triển khai 16 dự án tu bổ, bảo tồn các di tích với tổng nguồn vốn bố trí trên 100 tỷ đồng Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá, các di tích ở Cố đô Huế được tu bổ đều đảm bảo những nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế về bảo tồn di sản thế giới Công tác bảo tồn di tích Huế đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững Với những giá trị nổi bật toàn cầu, di sản văn hóa Huế luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tăng cường hợp tác với nhiều đơn vị của UNESCO cùng với các nước như Nhật Bản, Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Pháp, Đức, Mỹ, Ba Lan, Hàn Quốc, Hà Lan… thực hiện nhiều dự án trùng tu, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn di sản Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động bảo tồn di tích, công tác nghiên cứu phát hiện những giá trị đặc sắc của kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn cũng đạt được kết quả quan trọng Hiện nay, Huế có 4 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn chữ Hán trên hệ thống kiến trúc cung đình Huế Đồng thời, Huế còn đồng sở hữu hai Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới là Nghệ thuật bài chòi, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ Nghệ thuật ca Huế đang được xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 2.Khai thác hiệu quả : Từ năm 2000 đến nay, cứ hai năm một lần, Festival Huế- thương hiệu văn hóa du lịch Huế ở tầm quốc tế đã được tổ chức, vừa là tôn vinh những giá trị văn hóa di sản, vừa là quảng bá du lịch Huế nói riêng và Việt Nam nói chung Qua sáu kỳ Festival, sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch Huế càng được đẩy mạnh, giúp di sản có sức sống bền lâu trong cộng đồng Trong khuôn khổ các hoạt động phong phú kỷ niệm 20 năm Di sản Huế được tổ chức mới đây, một hội nghị gặp gỡ các khu di sản thế giới ở Việt Nam đã được tổ chức tại TP Huế Đây chính là sáng kiến của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế nhằm tạo ra một mạng lưới để kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam cùng trao đổi kinh nghiệm và quan trọng hơn là hỗ trợ nhau trong việc bảo tồn di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững Hiếm có Hội thảo nào gần như hội tụ đầy đủ các địa phương có di sản thế giới như hội thảo này Với vị trí một người anh cả trong công tác di sản, những ưu điểm và tồn tại của Huế được ưu tiên bàn thảo trong phần lớn thời gian Những con số ấn tượng là nguồn thu từ du lịch dịch vụ của Huế đã chiếm tới 48% GDP của tỉnh Năm 2012, Huế đã Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đón du khách thứ 2 triệu, và quan trọng hơn là tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch 3,Phát triển sự kiện văn hoá (lễ hội) Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, những tinh hoa văn hóa phi vật thể cũng được Huế bảo tồn và phát huy, phục dựng, tạo thêm sức hút đối với du khách, trong đó phải kể đến Nhã nhạc cung đình Huế với các lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số Mới đây, bộ biên chung gồm những chiếc chuông đồng lớn, một loại nhạc cụ quan trọng của Nhã nhạc Triều Nguyễn, phục vụ những nghi lễ quan trọng như Lễ Tế xã tắc hay Lễ Nam giao cũng đã được phục dựng Đầu thế kỷ XX, bộ biên chung này gần như đã thất truyền cả về hình thức chế tác lẫn nghệ thuật trình diễn Đây chính là nỗ lực của Trung tâm Bảo tồn Di sản cố đô Huế trong việc bảo tồn của Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam Từ năm 2003, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện nhiều cuộc điền dã để thu thập các tư liệu quý, xây dựng bộ hồ sơ khoa học, xây dựng bộ hồ sơ nhã nhạc cung đình Huế Đến nay, bộ hồ sơ đã thu được 250 trang viết giới thiệu về sự nghiệp của nghệ nhân, nghệ sĩ và ký âm các bài bản do họ thể hiện: 22 băng ghi âm, 45 đĩa DVD ghi lại các kỹ thuật trình tấu Nhã nhạc Cung đình Nhà hát Duyệt Thị Đường đỏ đèn quanh năm, mỗi ngày, tại đây có từ hai đến ba suất diễn Nhã nhạc Cung đình Huế - kiệt tác truyền khẩu của nhân loại Các nghệ nhân thì được phô diễn tài năng và tinh hoa âm nhạc bác học ở tầm thế giới, du khách thì hiểu hơn về lịch sử triều Nguyễn qua âm nhạc, múa và trang phục biểu diễn Hiện mỗi năm, số tiền thu được từ biểu diễn Nhã nhạc là 2 tỷ đồng Nhà hát Duyệt Thị Đường không đặt nặng việc kinh doanh, nhưng đó là khoản tài chính bổ sung để thu hút lớp trẻ gắn bó với nghệ thuật cung đình từ Thế kỷ IX Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Dự án bảo tồn Nhã nhạc Cung đình Huế thực hiện từ năm 2005, đến năm 2009 đã được UNESCO đánh giá là mẫu mực trong bảo tồn kiệt tác phi vật thể của nhân loại Sở hữu hệ thống di sản dày đặc, do vương triều phong kiến cuối cùng để lại, có thể nói Huế có một lợi thế phát triển du lịch mà không một địa phương nào khác trên địa bàn cả nước có được Đó chính là lý do vì sao du khách tìm về với Huế ngày càng một nhiều hơn Tính đến hết tháng 9- 2013, thì tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón hơn 1,8 triệu khách du lịch, trong đó hơn 80% là đến với quần thể di tích cố đô Huế 4, Tăng cường nghiên cứu và giáo dục về lịch sử và văn hóa Nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi và nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng về lĩnh vực lịch sử - văn hóa, chiều ngày 10/7/2020, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ ký kết chương trình phối hợp hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử với Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế Tham dự buổi lễ ký kết có đồng chí Phan Thanh Hải - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; cùng dự có lãnh đạo giữa 2 đơn vị và toàn thể cán bộ viên chức thuộc Bảo tàng và cán bộ giảng viên, sinh viên đang công tác, nghiên cứu tại Khoa Lịch sử Việc ký kết hợp tác nhằm củng cố tăng cường mối quan hệ nghiên cứu khoa học giữa cán bộ bảo tàng với các cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Lịch sử thuộc Đại học khoa học Huế, đồng thời trao đổi các thông tin liên quan về sử học và các nội dung tài liệu, hiện vật về lịch sử, di tích; phối hợp thực hiện các cuộc tọa đàm, hội thảo, triển lãm và các hoạt động liên quan đến công tác chuyên môn của hai đơn vị; phát huy tối đa thiết chế bảo tàng và các nguồn lực, tiềm năng hiện có để thực hiện đa dạng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà trường; tạo điều kiện cho các em sinh viên được trải nghiệm thực tế, nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa địa phương thông qua các tài liệu, hiện vật; phối hợp triển khai các hoạt động chiến dịch tình nguyện hè như “Ngày Chủ nhật xanh” và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các điểm, khu di tích; giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ngành nghề mà mình đã chọn trong việc định hướng phát triển cho tương lai nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp ra trường;… Với mục tiêu mở rộng phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tăng cường các hoạt động văn hóa thể thao vào trong các trường học góp phần đưa các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng đến gần với các em học sinh, sinh viên hơn đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới Đây không chỉ là hoạt động phối hợp về tổ chức các hoạt động chuyên môn mà nó góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa, di tích lịch sử truyền thống của tỉnh đến với bạn bè trong và ngoài nước Việc hợp tác trao đổi và thống nhất định hướng chung trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa của địa phương của các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu Nghị Quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị là hướng đi cần thiết 5, Tăng cường quản lý bảo vệ di tích Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương Nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; có biện pháp nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành, đặc biệt là nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản Nghệ nhân cần nâng cao vai trò truyền dạy di sản và nêu gương trong thực hành đúng để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể Bên cạnh đó, cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, những hành vi làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, như: Thực hành di sản không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản mà không Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 có sự đồng thuận của cộng đồng; đưa di sản ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản mà không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa 6 ,Điểm nhấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số Cũng theo lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những điểm nhấn nổi bật của ngành văn hóa địa phương trong thời gian qua là đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Một số đơn vị đã bước đầu triển khai thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số hóa 3D trong việc quản lý, khai thác, quảng bá và phát huy giá trị di sản, tiêu biểu như Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai app hướng dẫn tham quan "Di tích Huế", ứng dụng công nghệ trải nghiệm thực tế ảo VR3D, quét mã QR Code để xem thông tin hiện vật, xem hiện vật bằng tương tác - Model 3D và xoay 360 độ; phục dựng Hoàng Thành bằng công nghệ số, Scan số hóa 3D lăng vua Tự Đức công bố trên nền tảng Google Arts & Cultural/Open Heritage Chương III- VAI TRÒ CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 1 Về mặt kinh tế 1.1 Phát triển du lịch Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa Thế giới, với danh hiệu này đã tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch Di sản đã mang đến nhiều tiềm năng vô cùng lớn, là động lực để phát triển ngành công nghiệp không khói (ngành du lịch), Theo báo cáo của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, tổng thu từ dịch vụ du lịch 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 3.494 tỷ Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đồng, tăng 148% so với cùng kỳ năm 2022 lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt khoảng hơn 1.640.185 lượt, trong đó khách nội địa đạt khoảng 1.072.969 lượt, khách quốc tế đạt khoảng 567.216 lượt Khách lưu trú khoảng 845.892 lượt Các thị trường khách quốc tế lưu trú chiếm tỷ trọng lớn là Thái Lan, Pháp, Úc, Đức, Mỹ, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia khác Khách đến Cố đô Huế còn vì muốn trải nghiệm các món ăn mang đậm hương vị của mảnh đất Cố đô Tổ chức Du lịch thế giới từng có một thống kê thú vị rằng , trung bình một khách du lịch chi khoảng 1/3 số tiền của mình cho ẩm thực Được xem như cái “ bếp ăn “ của Việt Nam-Huế , khi mà cả nước hiện có khoảng 3000 món ăn các loại và có đến 1700 món được nấu theo lối Huế Ẩm thực phong phú và đa dạng đã góp phần vào sự phát triển du lịch không chỉ của địa phương , mà còn đóng góp doanh thu cho kinh tế, quảng bá nền ẩm thực phong phú của vùng và của cả nước 1.2 Thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát Địa phương cũng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng thêm các tour tuyến du lịch mới, hấp dẫn (cảnh quan môi trường, tâm linh ) như: cụm di tích lăng vua Gia Long và lăng mộ các chúa Nguyễn; kết hợp tuyến du lịch Đồi Vọng Cảnh – lăng vua Tự Đức - lăng vua Đồng Khánh… giới thiệu đến với các hãng lữ hành, khách sạn để du khách được tiếp cận, nhằm thu hút du khách đến tham quan du lịch nhiều hơn; xây dựng các lộ trình thuyết minh tại các điểm di sản văn hóa Huế của "chương trình di sản học đường" cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm qua ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã không ngừng đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng vận chuyển, lưu trú và lữ hành để hấp dẫn hơn với du khách Theo thống kê của Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế, hiện trên địa bàn tỉnh đã có hơn 43 dự án đầu tư vào ngành du lịch với tổng số vốn đăng ký là 49.000 tỷ đồng Nếu như năm 2005, Huế mới chỉ có 5000 phòng Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 lưu trú thì hiện tại con số này đã là 13.000 Đặc biệt số khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên ngày càng phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng du khách 1.3 Nâng cao đời sống cho người dân Ngoài ra, cơ sở ngày càng được nâng cấp sẽ sản sinh ra nhiều việc làm cho người địa phương cũng như dân cư nơi đây, xây dựng , tôn tạo và phát triển Không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà các giá trị truyền thống, những vẻ đẹp cần tôn tạo cũng sẽ được lưu trữ và bảo tồn , bên cạnh đó còn đóng góp vào cả doanh thu lẫn thông số phát triển của vùng , nâng cao đời sống tinh thần ( nhã nhạc Cung đình Huế ) và vật chất ( giáo dục , y tế , giao thông,… khi khai thác tiềm năng của di sản ), Cố đô Huế nói riêng cũng như toàn bộ những di sản được gộp nói chung đóng vai trò lớn và có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội của vùng 2 Về mặt xã hội Thúc đẩy phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và các giá trị văn hóa phi vật thể, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh kiến trúc độc đáo của Quần thể di tích Cố đô Huế Cố Đô Huế , hòa mình giữa dòng lịch sử dịu dàng và văn hóa truyền thống êm đềm , nắm giữ một vai trò tôn quý trong lòng xã hội Việt Nam Không chỉ là những tòa cung điện đổ mình trong làn sương huyền bí , Cố Đô Huế còn chứng nhân sống động của những câu chuyện , những dâu ấn mà lịch sử để lại Về khía cạnh xã hội , Cố Đô Huế như một người hội tụ tất cả những giá trị truyền thống và nghệ thuật , đưa chúng ta vào bức tranh đa sắc màu của cuộc sống Di tích lịch sử không chỉ là những nhân chứng sống , mà còn là những tinh hoa còn sót lại , nó như giữ được hồn cho quê hương và lòng tự hào dân tộc Trong không gian yên bình của Huế , nghệ thuật và văn hóa được gìn giữ , phát triển Các sự kiện văn hóa và lễ hội nghệ thuật còn là những bữa tiệc Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tâm hồn, nơi những truyền thống đặc sắc được tái hiện , tạo nên không khí tràn ngập lòng nhân ái và tình yêu thương Cố Đô Huế không chỉ là nơi dừng chân của những bước chân quay lại quá khứ , mà còn là thác nước trong lòng xã hội, đánh thức những giấc mơ và khao khát phát triển du lịch Du lịch không chỉ là việc đi qua một không gian vật lý, mà còn là những hành trình tìm kiếm những giá trị tinh thần , khám phá bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo Nhưng hơn thế cả, Cố Đô Huế là nơi kết nối các thế hệ , là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn đầy trẻ trung và nhiệt huyết Việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa ở đây không chỉ là trách nhiệm của một thế hệ , mà còn là tình yêu thắm thiết của những người trẻ đang bước chân vào công cuộc xây dựng đất nước … Cố đô Huế còn là nguồn tài liệu phong phú và chứa đựng nhiều giá trị lịch sử phục vụ cho các công trình nghiên cứu lịch sử phong kiến, phục vụ cho công tác khảo cổ, lịch sử, giáo dục và là những kí ức còn sống giúp cho thế hệ trẻ tiếp cận được văn hóa, hiểu thêm về kiến trúc, xã hội của triều đình nhà Nguyễn Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tài Liệu Tham Khảo : * Tài liệu sách 1 Trần Quốc Vượng , Tô Ngọc Thanh , Nguyễn Chí Bền , Lâm Thị Mỹ Dung - Trần Thúy Anh : Cơ Sở Văn Hóa Việt 2 Phan Thuận An (2005) Quần thể di tích Huế Nhà xuất bản Trẻ 3 Trần Đức Anh Sơn (2004) Huế Triều Nguyễn một cái nhìn Nhà xuất bản Thuận Hóa 4 Nguyễn Quang Trung Tiến (1999) Quần thể di tích Huế: Những tổn thất từ sự chiếm cứ của người Pháp trước 1945 HX&N 5 Thái Công Nguyên (1992) Huế Một thuở kinh đô Trung tâm bảo tồn Cố đô Huế 6 Thái Công Nguyên (1992) Cố đô Huế đẹp và thơ Nhà xuất bản Thuận Hóa 7 Phùng Phu (1999) Huế Di sản thế giới Trung tâm bảo tồn Cố đô Huế ** Tài liệu trực tuyến Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 8 Khám phá Cố đô Huế miền đất di sản : https://ln.run/eLmgL 9 Khám phá Kinh thành Huế - Ngược dòng thời gian về vẻ đẹp Cố đô: https://ln.run/Km_Pc 10 Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế : https://ln.run/Km_Pc 11 Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế : https://s.net.vn/PuqG 12 Khám phá Cố đô Huế - miền đất di sản: https://ln.run/Ls6XI Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN