Trang 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu đề tài: Quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Khảo sát báo điện tử: Phụ nữ Việt Nam, Tiền
lOMoARcPSD|38895030 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu đề tài: Quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử: Phụ nữ Việt Nam, Tiền Phong, Vietnamnet từ tháng 3/2021 – 12/2023), bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất quý tới các giảng viên Viện Đào tạo Báo chí – truyền thông Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất với người giảng viên đáng kính PGS,TS Mai Quỳnh Nam người đã cho em những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức quý báu liên quan đến thiết kế, trình bày một bài nghiên cứu khoa học Với những hạn chế nhất định về điều kiện thời gian cũng như vốn kiến thức có hạn, đề cương nghiên cứu của em chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện nâng cao và bổ sung kiến thức, hoàn thiện hơn nữa trình độ hiểu biết của mình Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô giáo thật nhiều sức khỏe cùng nhiệt huyết để có thể truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6 Ý nghĩa luận và thực tiễn 7 Điểm mới của đề tài 8 Giả thuyết nghiên cứu 9 Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Quản lý và quản lý thông điệp 1.1.2 Báo mạng điện tử 1.1.3 Truyền thông 1.1.3 Thông điệp truyền thông/ thông điệp truyền thông bình đẳng giới 1.1.4 Giới, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giới, khuôn mẫu giới, kỳ thị, phân biệt đối xử, lồng ghép giới 1.1.5 Quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử 1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì vấn đề BĐG 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1.2.1 Quan điểm, đường lối của Đảng vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới 1.2.2 Pháp luật, chính sác của Nhà nước về BĐG 1.3 Vai trò của báo chí trong việc truyền thông về BĐG 1.3.1 Vai trò thông tin 1.3.2 Vai trò định hướng 1.3.3 Vai trò giám sát và phản biện xã hội 1.4 Nội dung và hình thức thông điệp truyền thông về BĐG 1.4.1 Nội dung 1.4.2 Hình thức 1.5 Các lý thuyết truyền thông liên quan 1.5.1 Lý thuyết đóng khung (Framing Theory) 1.5.2 Lý thuyết Thiết lập Chương trình nghị sự (Angeda setting Theory) 1.5.3 Lý thuyết người gác cổng (Gate keeper Theory) Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về 03 báo mạng điện tử 2.1.1 Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam 2.1.2 Báo điện tử Phụ nữ TP.HCM 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 2.1.3 Báo điện tử Phụ nữ Thủ đô 2.2 Thực trạng quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử 2.2.1 Quản lý tuần suất xuất hiện 2.2.2 Quản lý nội dung thông điệp truyền thông 2.2.3 Quản lý hình thức thể hiện 2.2.4 Quản lý quy trình sản xuất tin/bài Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 3.1 Thành công và hạn chế về quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới 3.1.1 Thành công 3.1.2 Hạn chế 3.1.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên BMĐT 3.2 Giải pháp quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới 3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện chính sách 3.2.2 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý thông điệp của cơ quan báo chí 3.2.3 Giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực về giới cho người làm báo 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 ` 3.2.4 Giải pháp nâng cao nhận thức giới cho công chúng truyền thông 3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông 3.3.2 Đối với cơ quan báo chí 3.3.3 Đối với phóng viên, nhà báo 3.3.4 Đối với công chúng truyền thông Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BMĐT: Báo mạng điện tử BĐG: Bình đẳng giới QTBCTT: Quản trị báo chí truyền thông CSAGA: Center for Studies and Applied Sciences in Gender - Family - Woman and Adolescents LHPN: Liên hiệp Phụ nữ NXB: Nhà xuất bản Tr: Trang 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Lý do chọn đề tài Đề tài “Quản lý thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử: Phụ nữ Việt Nam, Tiền Phong, Vietnamnet từ tháng 3/2021 – 12/2023) được thực hiện vì những lý do chính sau đây: Thứ nhất, báo mạng điện tử ngày càng có một vị trí trong đời sống kinh tế - xã hội Là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng, báo mạng điện tử là kênh truyền đạt định hướng đến một lượng khán giả khổng lồ Ngoài ra, báo mạng điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu Phương tiện này đưa ra cho chúng ta thông tin thuộc đủ mọi loại, do đó, có tác động mạnh đến quá trình xã hội hoá, thái độ và hành vi của chúng ta Là loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình, báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng do kết hợp với mạng máy tính mà có nhiều ưu điểm vượt trội và thành kênh truyền thông hiệu quả (TS Nguyễn Thị Trường Giang) Ngoài ra, cùng với độ chính xác cao, báo điện tử cũng là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy vì vậy càng khẳng định nhiều hơn về việc các thông điệp không nhạy cảm về giới sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến góc nhìn và cảm nhận của công chúng Thứ hai, việc lựa chọn “thông điệp” thay vì sử dụng “hình ảnh” hay “nội dung” vì thông điệp là một kết hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố khác nhau như ngôn ngữ, màu sắc và âm thanh, nhằm truyền đạt ý định của người gửi thông điệp đến đối tượng nhận tin Và thông điệp truyền thông có thể được thiết kế để kích thích cảm xúc hoặc thay đổi hành vi của người nhận thông điệp Thứ ba, bình đẳng giới (BĐG) là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trên Thế giới Đây được coi là một trong các yếu tố quan trọng để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và cũng cũng chính là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội Theo Khoản 3, 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Điều 5, Luật bình đẳng giới có chỉ ra: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng” Theo như quan niệm của Liên Hợp Quốc cho rằng, BĐG có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng thành quả phát triển của quốc gia trên mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Đến ngày nay, khái niệm ấy được cần được hiểu đầy đủ hơn, BĐG trong xã hội hiện nay không chỉ nói về sự bình đẳng giữa hai phái nam và nữ mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung Tuy nhiên, ở Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, bất BĐG vẫn còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực Định kiến về giới vẫn còn ăn sâu vào tư tưởng của một bộ phận không nhỏ, ngay cả những người có trí thức cao cũng còn quan niệm “trọng nam khinh nữ” cho rằng phụ nữ là phải tề gia nội trợ, phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, thừa kế sản nghiệp Còn nam giới thì phải là trụ cột của gia đình, không được yếu đuối, không được bộc lộ cảm xúc thật của bản thân Hay như cộng đồng LGBT+ vẫn còn bị kì thị, lên án Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới vẫn là một chủ đề được nhiều tổ chức quốc tế và các nước quan tâm thực hiện Thứ 4, ngày 25/9/2015, Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, có sự đồng thuận của hơn 190 Quốc gia trên thế giới Trong 17 mục tiêu phát triển thì có 2 mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới (bình đẳng giới – SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia – SDG10) Thứ 5, trong “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030”, mục tiêu của chiến lược đã nhắc tới truyền thông đại chúng như một thiết chế xã hội, đóng vài trò hết sức quan trọng trong quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các nhóm xã hội về bình đẳng giới Theo đó, mục tiêu của Chiến lược được xác định rõ ràng trong Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông: “Chỉ tiêu 1 Phấn đấu 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới; Chỉ tiêu 2 Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới; Chỉ tiêu 3 Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở; Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng” Nhóm nghiên cứu lựa chọn 03 báo mạng điện tử: Phụ nữ Việt Nam, Tiền phong và Vietnamnet.vn vì đây đều là những trang báo điện tử có uy tín, lượng truy cập lớn và tần suất về các bài viết có vấn đề về giới nhiều Việc có lượng truy cập và tần suất xuất hiện các bài liên quan đến chủ đề về giới (dù chưa có thống kê cụ thể về giới tính và khung độ tuổi truy cập) thì cũng có thể thấy rằng có một lượng lớn công chúng sẽ bị tác động, ghi nhớ những thông điệp xuất hiện trên 03 trang báo khảo sát Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng quan tâm đến những “thông điệp truyền thông về BĐG ở Việt Nam” trên báo mạng điện tử được công chúng đánh giá thế nào, từ đó có thêm kết luận và góc nhìn về việc “quản lý thông điệp truyền thông về BĐG” trên báo mạng điện tử hiện nay có đang đồng hành được cùng với “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030” hay không, từ đó có thể đưa ra các đề xuất và khuyến nghị kịp thời Thứ 6, để đạt tới sự BĐG đòi hỏi phải có những chính sách toàn diện tích tực Cơ sở của sự bình đẳng giới không phải là chính sách ưu tiên có lợi vô căn cứ cho nữ giới và làm thiệt cho nam giới Mà phấn đấu vì sự bình đẳng phải đặt trên cơ sở những vấn đề hiểu biết về giới với mục tiêu phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước và nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã nỗ lực thực hiện những cam kết về quyền bình đẳng và tiến bộ phụ nữ thể hiện trong nghị quyết của bộ chính trị và các chiến lược hoạt động của ban ngành Tuy nhiên, để những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm đi vào cuộc sống, cũng như nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về BĐG thì việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trong kỷ 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nguyên công nghệ số thì việc đăng tải những nội dung, thông tin trên các nền tảng internet như báo mạng điện tử,…là hết sức cần thiết Thứ 7, truyền thông về BĐG đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BĐG, đặc biệt là các tờ báo Phụ nữ ở Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, lên án các hành vi xâm phạm đến phụ nữ, trẻ em,…Truyền thông BĐG cũng là kênh thu thập ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người dân, các cấp, các ngàn làm cơ sở đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển BĐG Thông qua các thông điệp truyền thông, người dân hiểu và thực thi quyền BĐG bằng những việc làm thiết thực, góp phần lan tỏa lối sống văn minh, nhân ái Tuy nhiên, việc truyền tải thông điệp về BĐG trên báo mạng điện tử vẫn còn nhiều hạn chế Số lượng các chuyên mục, chuyên trang về BĐG còn ít Nội dung và hình thức thông điệp chưa phong phú, hấp dẫn Nhiều tác phẩm báo chí vẫn còn thể hiện định kiến giới, còn dùng những ngôn từ chứa nhiều hàm ý gây hoang mang dư luận, khiến độc giả khó hiểu, thậm chí là hiểu không đúng về thông điệp, dẫn đến làm giảm hiểu quả bài báo, không tạo được sự tác động tích cực đến xã hội Bên cạnh đó, còn nhiều “sạn” trong các tác phẩm báo chí liên quan đến vấn đề giới trên báo mạng điện tử Thứ 8, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về giới, bình đẳng giới Do đó, đây không phải là một đề tài “mới mẻ” nhưng cũng không phải là vấn đề “cũ kĩ” và có lẽ sẽ không bao giờ là một vấn đề “lỗi thời” Một số tác giả đã thực hiện công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thông điệp về bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên báo chí,…nhưng chưa có nhiều đề tài liên quan trực tiếp đến quản lý thông điệp truyền thông về BĐG trên báo mạng điện tử Việc nghiên cứu có hệ thống về “quản lý thông điệp truyền thông về BĐG trên báo mạng điện tử” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Không chỉ phục vụ nhà quản lý báo chí, người hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông, bình đẳng giới, mà còn hữu ích với những nhà khoa học trẻ, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học Đồng thời, công trình nghiên cứu này cũng sẽ hỗ trợ một phần cho những môn học về chuyên ngành báo chí, báo ảnh, truyền 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu, tham khảo sách, các công trình nghiên cứu, hội thảo, các bài báo liên quan đến đề tài giới và bình đẳng giới đã giúp nhóm nghiên cứu hình thành khung lý thuyết, đánh giá mức độ quản lý thông tin về nam giới trên các cơ quan báo chí trong phạm vi khảo sát Nhóm nghiên cứu đã có kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giới trên báo mạng điện tử nói riêng và trên báo chí nói chung Ngoài ra có thể nắm được thực trạng quản lý thông điệp về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp, khuyến nghị giúp việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử phù hợp với “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030” 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn liên quan đến vấn đề truyền tải thông điệp liên quan đến vấn đề BĐG trên BMĐT Việt Nam nay thông qua khảo sát một số tờ báo có nhiệm vụ tuyên truyền về chính sách BĐG của Đảng và Nhà nước như: Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam; Báo điện tử Tiền phong; Vietnamnet.vn Từ đó, tác giả nghiên cứu có thể khái quát đặc điểm, tính chất của từng thể loại ảnh về phụ nữ Thông qua việc khái quát đó có thể hân tích, đánh giá, chỉ ra những tác động tích cực/tiêu cực từ việc sử dụng thông điệp truyền thông về BĐG hiện đang diễn ra trên các báo điện tử khảo sát Giải quyết được câu hỏi rằng việc xây dựng thông điệp truyền thông về vấn đề BĐG trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay có bị mang định kiến, khuôn mẫu hay bất bình đẳng giữa hai phái…hay không Từ đó, đề tài có nhiệm vụ đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm tác động đến các cơ quan quản lý báo chí, truyền thông khi đăng tải các thông điệp, nội dung liên quan đến giới, cầm đảm bảo tính bình đẳng giữa cả hai giới nam và nữ, giúp công chúng có cái nhìn bình đẳng về vai trò của nam giới trong mọi vấn đề của xã hội, tránh bị định kiến về giới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả nghiên cứu phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý thông điệp truyền thông - Đánh giá tầm quan trọng của nội dung, phương thức quản lý các thông điệp liên quan đến giới, BĐG ở Việt Nam trên báo mạng điện tử - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp truyền thông về BĐG trên 03 tờ báo mạng điện tử: Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, báo điện tử Tiền Phong, Vietnamnet Từ đó có những nhận xét, phân tích, đánh giá thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý thông điệp về BĐG - Đánh giá việc “quản lý thông điệp về BĐG trên báo mạng điện tử” có giải quyết được vấn đề nhận thức về bình đẳng giới hiện nay không - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về BĐG trên báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề quản trị thông điệp truyền thông về bình đẳng giới ở Việt Nam trên 03 báo mạng điện tử: Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, báo điện tử Tiền phong, Vietnamnet.vn 4.2 Phạm vi nghiên cứu Tác giả lựa chọn 03 tờ báo mạng điện tử để nghiên cứu gồm: Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam (Mục Giới 24/7 trong chuyên mục Xã hội); báo điện tử Tiền phong (Mục Cộng đồng mạng trong chuyên mục Giới trẻ), Vietnamnet.vn (Mục Gia đình trong chuyên mục Đời sống); với các từ khóa tìm kiếm là Giới, Gia đình, Bình đẳng giới, Nam giới, Phụ nữ Thời gian khảo từ tháng 3/2021 đến tháng 12/2023 18 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Việc lựa chọn khung thời gian khảo sát từ tháng 3/2021 - tháng 12/2023 và lựa chọn khảo sát trên ba báo là có lí do: - Ngày 31/3/2021, Chính phủ ban hành “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030” Nhóm nghiên cứu muốn thống kê và đánh giá từ sau khi nghị quyết được ban hành thì xu hướng quản lý “thông điệp truyền thông về BĐG" trên báo mạng điện tử có những sự thay đổi cụ thể nào - Ba báo điện tử đều có mức độ ảnh hưởng lớn tới công chúng truyền thông, số lượng người xem càng ngày càng tăng lên theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự phát triển của truyền thông xã hội, cùng với quá trình chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam trong những năm qua - Các mục và chuyên mục được lựa chọn có tần suất bài đăng về nội dung thông tin gần với đối tượng nghiên cứu của đề tài: tần suất xuất hiện bài viết về đề tài phụ nữ, nam giới, gia đình, bình đẳng giới vượt trội so với các chuyên mục/chuyên mục khác của báo Trong đó, riêng báo PNVN có mục riêng về giới là giới 24/7 trong chuyên mục xã hội Còn trên báo TP và VNN, qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, mục cộng đồng mạng (chuyên mục giới trẻ thuộc báo Tiền Phòng) và mục gia đình trong chuyên mục Đời sống, Vietnamnet.vn là có tần suất về các bài viết về các vấn đề về giới nhiều hơn 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến báo chí, quản lý báo chí và thông điệp truyền thông, Giới và vấn đề Bình đẳng giới 5.2 Phương pháp nghiên cứu 19 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 - Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát giúp phân tích dữ liệu từ 03 tờ báo đã lựa chọn trong nghiên cứu Bằng việc tập trung vào việc quan sát và hiểu sâu hơn về các thông điệp được lựa chọn để đăng tải, nhóm nghiên cứu thu thập thông tin cụ thể về việc sử dụng thông điệp truyền thông về BĐG đăng tải trên báo mạng điện tử Điều này giúp phân tích xu hướng, phong cách và chiến lược sử dụng thông điệp của các tờ báo Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra nhận định và kết luận về tác động của việc sử dụng thông điệp truyền thông về BĐG đối với nội dung và sản phẩm báo chí - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được áp dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc khảo sát đánh giá thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiếp cận và nghiên cứu các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành về báo điện tử; định kiến giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới; cũng như quản lý dữ liệu Ngoài ra, tác giả đã xem xét các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến các vấn đề về giới; các hoạt động báo chí nói chung và các cơ quan báo điện tử cụ thể Tất cả những tài liệu này đã cung cấp nguồn thông tin đáng cậy và tạo nền tảng lý thuyết cho quá trình nghiên cứu - Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng nhằm sưu tầm các tác phẩm báo chí có nội dung thông điệp truyền thông về BĐG trên ba tờ báo được khảo sát Phương pháp này nhằm chứng minh, làm rõ hoạt động quản lý thông tin về BĐG trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu phân tích nội dung thông điệp truyền thông về BĐG trong các tác phẩm báo chí của ba báo điện tử thuộc diện khảo sát - Phương pháp thống kê: Thu thập tổng hợp dữ liệu, trình bày dữ liệu theo từng nội dung cụ thể Phần phương pháp này, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu theo phần hình ảnh sử dụng trong thời gian khảo sát, thống kê lại theo từng đầu mục nội dung lớn 20 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)