LIÊN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM .... Thực trạng việc sử dụng các chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay .... N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TIỀN TỆ
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Tiểu luận cuối kỳ môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
MÃ MÔN HỌC VÀ MÃ LỚP: LLCT120205_22_2_44
NHÓM THỰC HIỆN: STEVEN D.LEVITT
BUỔI HỌC VÀ TIẾT HỌC: SÁNG THỨ 6 TIẾT 3-4
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Ngọc Chung
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ 2, NĂM HỌC: 2022-2023
Nhóm: STEVEN D LEVITT Buổi học và tiết học: Sáng thứ 6 Tiết 3-4 Tên đề tài: Lý luận của kinh tế chính trị học Mác – Lênin về tiền tệ Liên hệ thực tiễn
SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
TỶ LỆ % HOÀN THÀNH
SĐT
7 Nguyễn Thị Kim Thoa 22109142 100% 0925636072
8 Nguyễn Thị Cẩm Yên 22109163 100% 0924392538
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Lương Thị Quỳnh
Nhận xét của giáo viên
………
………
………
………
Ngày….… tháng…… năm………
Giáo viên chấm điểm
Trang 3MỤC LỤC
Contents
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Bố cục đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TIỀN TỆ 3
1.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 3
1.1.1 Nguồn gốc ra đời và sự phát tiển của tiền tệ 3
1.1.2 Bản chất của tiền tệ 5
1.2 Lý luận chung chức năng của tiền tệ 6
1.2.1 Chức năng của tiền tệ 6
1.2.2 Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ 8
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 9
1.3.1 Ý nghĩa lý luận 9
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 10
2.1 Thực trạng việc sử dụng các chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 10
2.1.1 Những thành tựu, kết quả đạt được từ việc sử dụng các chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 10
2.1.2 Những hạn chế trong việc sử dụng các chức năng tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 11
Trang 42.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng sử dụng tiền tệ trong nền sản xuất
hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 12
2.2.1 Biện pháp tình thế 12
2.2.2 Biện pháp chiến lược 13
PHẦN KẾT LUẬN 14
1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 14
2 Ý nghĩa cho bản thân 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa đến nay, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trải qua nhiều hình thái của xã hội loài người, mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng biệt Trong mỗi
xã hội muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi cần phải có hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hóa Từ nền kinh tế tự nhiên sản xuất tự cung tự cấp cho tới nền kinh tế hàng hóa việc trao đổi mua bán ngày càng phát triển kéo theo đó là cần có một phương tiện trung gian có một giá trị nhất định nhằm giúp việc trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn Từ những hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên cho đến mở rộng hay những hình thái chung của giá trị và cuối cùng là sự ra đời của hình thái tiền tệ Trên cơ sở đó, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa Tiền tệ ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh
tế đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, lưu thông và trao đổi hàng hóa Từ khi tiền tệ ra đời thì các nhà kinh tế học trên thế giới bắt đầu đi sâu nghiên cứu để tìm ra các hệ thống
lý thuyết tiền tệ Hệ thống lý thuyết tiền tệ này có vai trò vô cùng quan trọng vì nó đã cho chúng ta thấy được những vấn đề về tiền tệ như: nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ, nghiên cứu về các quy luật của tiền tệ, các mức cung cầu tiền tệ, Nhờ vào các học thuyết về kinh tế chính trị mà mỗi quốc gia sẽ có một chính sách tiền tệ phù hợp
Nhằm đi sâu phân tích về lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về tiền tệ cũng như quá trình hình thành và lịch sử phát triển tiền tệ theo học thuyết kinh tế của các nhà
kinh tế học, nhóm em chọn đề tài “Lý luận của kinh tế chính trị học Mác-Lênin về tiền tệ” Qua những lý luận đó, rút ra ý nghĩa và liên hệ đến ảnh hưởng của chức năng tiền
tệ đối với nền kinh tế Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra cái nhìn tổng quan về nguồn gốc, bản chất và vai trò của tiền tệ từ trước đến nay trên thế giới và trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa tại Việt Nam Để phân tích tác động của tiền tệ đến các quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị trong các quốc gia chủ nghĩa xã hội
Trang 6Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế còn tồn đọng cũng như phát huy tối đa các chức năng và biện pháp quản lý tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa trong nước nhằm đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế chủ nghĩa xã hội
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận kết hợp với một số phương pháp cụ thể khác như so sánh, phân tích- tổng hợp, lịch
sử, logic… trong đó phương pháp kết hợp logic, lịch sử, phân tích tổng hợp là phương pháp nghiên cứu cơ bản
4 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được chia làm 2 chương, 5 tiết
Chương 1 Quan điểm của kinh tế chính trị học Mác – Lênin về tiền tệ
Chương 2 Liên hệ với các chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Trang 7PHẦN NỘI DUNG Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TIỀN TỆ 1.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
1.1.1 Nguồn gốc ra đời và sự phát tiển của tiền tệ
Loài người khi mới bắt đầu xuất hiện, họ phải tự tìm kiếm hoặc làm ra toàn bộ những vật mình cần mà không phải dựa vào người khác Cộng đồng này sống độc lập với cộng đồng khác, họ tự lo chỗ ở, tự tìm thức ăn khi đói và tự tạo quần áo khi rét
Khi loài người phát triển hơn, họ không những có thể kiếm đủ cho nhu cầu hằng ngày mà còn có vật phẩm dư thừa, hoạt động trao đổi những vật phẩm dư thừa này bắt đầu xuất hiện giữa các cộng đồng người Việc trao đổi này mang tính trực tiếp, một hàng hóa này lấy một hàng hóa khác mà không cần người mô giới trung gian Cách thức trao đổi này đòi hỏi mỗi người phải tìm cho được một người khác muốn cái anh ta đang thừa
và có cái anh ta muốn có để trao đổi Khi trao đổi phát triển hơn, việc tìm kiếm một người như vậy cũng trở nên khó khăn và mất rất nhiều thời gian Những hạn chế của trao đổi trực tiếp đã làm hình thành các tập đoàn người với các loại hàng hóa khác nhau
có thể di chuyển từ nơi nọ đến nơi kia để tiến hành trao đổi với nhiều cộng đồng khác nhau
Như vậy, nguồn gốc ra đời và phát triển của tiền tệ đã phải trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau Có thể tóm tắt chung lại thế này, theo lịch sử tiến hóa của loài người từ thuở sơ khai con người sinh sống tại khu vực đô thị và nông thôn không có chế độ tư hữu nên không có sản xuất và trao đổi hàng hóa cũng không có tiền
tệ Tuy nhiên, ngay tại xã hội sơ khai đã có những mầm mống của trao đổi Ban đầu, việc trao đổi là tự nhiên và xảy ra liên tục giữa đối tượng nọ qua đối tượng kia Giá trị (tương đối) của một sự vật được quyết định bởi giá trị sử dụng của một vật khác và vật này chỉ có vai trò là vật thay thế Khi lần phân chia lao động xã hội đầu tiên xảy đến thì hoạt động trao đổi được tiến hành trở nên nhiều hơn nữa Giai đoạn phát triển này của trao đổi đồng nghĩa với một hình thái giá trị được mở rộng: Sự trao đổi hiện nay nó
Trang 8không những là giữa 2 hàng hóa duy nhất mà có nhiều hàng hóa tương tự nhau đang tồn tại Đây chính là bước phát triển mới và nâng cao hơn so với hình thái giá trị giản đơn
Do đó, người ta đã nảy ra tìm kiếm những vật làm trung gian cho những cuộc trao đổi hàng hoá, gọi là vật ngang giá Lịch sử đã ghi nhận sự tiến hoá của hình thái giá trị trong bốn giai đoạn:
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Hình thái giá trị này tồn tại vào thời kì sơ khai của loài người, khi xã hội đã bắt đầu sự phân hoá về lao động cũng như hình thành nên các hình thức xã hội đầu tiên Do
sự gia tăng sản xuất dẫn đến dư thừa hàng là điều kiện mở đầu cho sự trao đổi trực tiếp giữa các cá thể trong xã hội
K.Marx chỉ rõ: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái đơn giản đó” Bản thân hình thái giá trị này bao gồm hình thái tương đối và và hình thái ngang giá Hai hình thái này là hai mặt liên quan, không thể tách rời nhau nhưng cũng
là hai cực đối lập của một phương trình giá trị
Vào thời gian sau, song song với sự phát triển của hoạt động sản xuất, càng ngày càng có nhiều mặt hàng đưa vào trao đổi và yêu cầu giá trị một hàng hoá phải được thể hiện bằng nhiều hàng hoá trao đổi đối với nó Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hình thái mới của giá trị
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:
Khi mọi hàng hoá cùng có khả năng thành vật ngang giá để phản ánh giá trị của một hàng hoá nào đấy Thời kì tiếp theo sau sự phân công xã hội lần thứ nhất khi chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và lượng hàng hoá gia tăng đưa đến sự trao đổi nhiều hơn nữa Một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá hơn và ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ, thực ra nó chỉ là sự phát triển của hình thái giá trị giản đơn vì trên thực tế đó là sự trao đổi trực tiếp với tỉ lệ trao đổi không cố định
Sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hoá trở nên phong phú và phổ biến hơn đã có thể hình vài theo một hình thái giá trị chung có khả năng trở thành thước đo giá trị trao đổi giữa các hàng hoá Đó là tiền thân cho sự xuất hiện của "tiền"
Trang 9Hình thái chung của giá trị:
Khi một hàng hoá giữ vai trò là vật ngang giá nó sẽ phản ánh giá trị của toàn bộ những hàng hoá khác Có nhiều loại hàng hoá đã và đang được phổ biến làm vật ngang giá trao đổi bao gồm: gia súc, đồng, bạc và vàng, Mỗi loại vật này đều có một vài thuận lợi và bất lợi riêng khi làm phương tiện trao đổi - vật ngang giá chung
Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất phát triển hơn và quy mô trao đổi được mở rộng giữa các vùng, sự khác biệt về hàng hoá mang hình thái chung giữa các vùng đưa đến rất nhiều khó khăn mới và yêu cầu bước phát triển mới của hình thái giá trị
Hình thái tiền:
Có nhiều vật ngang giá chung làm việc trao đổi giữa các địa phương phức tạp và bắt buộc phải có vật ngang giá chung thống nhất Ban đầu các vật ngang giá chung chủ yếu là vàng và bạc là hình thái của giá trị cố định Những vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được xác định là vàng
Cuối cùng, vật ngang giá thống nhất về hàng hoá chỉ được giới hạn trong kim loại quý để dễ dàng vận chuyển hàng hoá và trong đó phần lớn là vàng Khi phần lớn các quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ dùng vàng như vật ngang giá thống nhất để giao dịch hàng hoá với nhau (khoảng cuối thế kỷ 19) thì vàng loại bạc và trở thành vật ngang giá chung - thế giới độc nhất
Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức nhằm phục
vụ yêu cầu ngày một cao của đời sống kinh tế
1.1.2 Bản chất của tiền tệ
Bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất giữa những hàng hóa khác, là vật trung gian môi giới trong hoạt động trao đổi hàng hóa, là công cụ, phương tiện để quá trình mua bán diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:
Giá trị sử dụng của tiền tệ:
Là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong quá trình trao đổi Có nghĩa là, tiền chỉ tồn tại khi xã hội có nhu cầu
Trang 10Giá trị sử dụng của tiền tệ sẽ phụ thuộc vào sự quy định của xã hội, tiền tệ sẽ tồn tại với tư cách là vật trung gian khi xã hội còn công nhận vai trò của nó.Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử
Giá trị của tiền:
Được thể hiện qua khái niệm “sức mua” tiền tệ, là khả năng đổi được nhiều hay
ít hàng hoá khác trong trao đổi “Sức mua” ở đây được xem xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường
1.2 Lý luận chung chức năng của tiền tệ
1.2.1 Chức năng của tiền tệ
a Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khác Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa bản thân tiền phải có giá trị Để thực hiện được chức năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng Sở dĩ trong thực tế giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa đã có một tỷ lệ nhất định.Tỷ lệ này được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó
Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Giá trị là
cơ sở của giá cả Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do chịu tác động của nhiều yếu
tố như: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền,
b Phương tiện lưu thông
Đầu tiên, nó là trung gian trong việc trao đổi, lưu thông hàng hóa và dịch vụ Tiền
sẽ làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Để việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm
và dịch vụ diễn ra thuận lợi, công bằng và xuyên suốt cần phải có một công cụ ở giữa định lượng cho giá trị của chúng, công cụ này chính là tiền tệ Nói cách khác thì tiền tệ chính là phương tiện dùng để thanh toán giao dịch trong nền kinh tế
Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa sẽ đưa ra công thức lưu thông hàng hóa như sau: H - T - H Tức là hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng hóa Ở mỗi thời kỳ nhất định, lượng tiền
Trang 11cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa sẽ thay đổi theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường
Theo Các Mác, trong cùng thời gian và không gian, lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính bằng thương của tổng giá cả hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của tiền tệ Tổng giá cả hàng hóa được tính theo công thức giá trung bình của hàng hóa nhân với tổng số lượng hàng hóa được lưu thông Mức độ tiền tệ hóa trên thị trường càng cao thì chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ càng được thể hiện rõ
c Phương tiện cất trữ
Tiền tệ là một loại tài sản có thể tích lũy Lúc này, tiền được rút khỏi lưu thông
và đem cất trữ Bản chất của tiền tệ là phương tiện đại biểu cho của cải của xã hội với hình thái giá trị Lượng tiền tích trữ càng lớn thì của cải, vật chất trong xã hội càng lớn,
nó là minh chứng tài sản của xã hội Vì vậy, việc cất giữ tiền tệ cũng đồng nghĩa với cất giữ của cải Tuy nhiên, với mỗi từng nền kinh tế khác nhau mà các chính sách của quốc gia cũng như tỷ lệ lạm phát ở mỗi quốc giá mà việc tích trữ tiền có nhiều thay đổi
Để làm được chức năng này, tiền phải có đủ giá trị Tiền trong lưu thông sẽ tự thích ứng với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ sẽ được đưa vào lưu thông và ngược lại, khi mà sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít đi thì một phần tiền sẽ rút khỏi lưu thông và chuyển vào cất trữ Việc cất giữ giúp tiền tệ duy trì sự thích nghi linh hoạt với nhu cầu tiền tệ của thị trường
d Phương tiện thanh toán
Khi quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, các loại thuế, nộp địa tô…bằng tiền Trong những trường hợp này, tiền tệ được đơn giản hóa với chức năng thanh toán Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là trung gian của trao đổi hàng hóa, mà là bước bổ sung cho quá trình trao đổi, đồng nghĩa với việc tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa
Trong quá trình thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả, tiền tệ đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau