Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Dịch vụ - Du lịch CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 05-2022 47 ẢNH HƯỞNG GIỮA HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VỚI HÀNH VI QUÁ Tự TIN CỦA GIÁM ĐỐC ĐIÊU HÀNH: BẰNG CHÚNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HOA KỲ Kim Hương Trang Nông Thị Quỳnh Thư Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Ngoại Thưcmg Công ty TNHHI-Glocal Tóm tắt: Trong nhiều nghiên cứu đi trước, mặc dù hành vi quá tự tin cũng có thể đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng ngược lại, nó cũng có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng giữa hoạt động doanh nghiệp với hành vi quá tự tin của giám đốc điều hành (CEO) trong giai đoạn COVID-19, đã cho thấy, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hành vi quá tự tin của CEO là mối quan hệ thuận chiều trong cả giai đoạn trước và sau khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, điều thú vị đó là trong đại dịch COV1D-19, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp còn làm mức độ quả tự tin của CEO tăng nhiều hơn giai đoạn trước đó. Từ khóa: CEO, nhà quản lý, hành vi quá tự tin, Hoa Kỳ, doanh nghiệp 1. Tông quan tình hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu Tài chính hành vi (Behavioral Finance) là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới vẫn đang được phát triển và chịu tác động của hành vi quá tự tin vào giá trị doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu của Fahchild (2009), ông nhận thấy ràng sự tự tin thái quá của người quản lý có thể tác động, cả tích cực và tiêu cực, đến giá trị doanh nghiệp. Một CEO quá tự tin có thể dẫn dắt một công ty thực hiện nhiều dự án hơn và mức độ tin tưởng quá mức của người quản lý có thể không lường được những rủi ro cho công ty. Hackbarth (2009) cho rằng, CEO quá tự tin có thể mang lại hiệu quả gấp đôi. Các CEO quá tự tin có thê sứ dụng quyền tài trợ đặc biệt là phát hành vốn chủ sở hữu vì họ tin rằng thị trường đánh giá thấp công ty của họ. Ket quả là họ gia tăng đầu tư và tạo ra giá trị cho công ty. Ngược lại, việc đầu tư quá mức vào các dự án trong tương lai do quá tự tin của các giám đốc điều hành trong khi họ đánh giá thấp rủi ro và sự biến động của các quy trình ngẫu nhiên, có thể dẫn đến việc các nhà quản lý thực hiện nhiều dự án với giá trị hiện tại ròng thấp (trong trường họp nhà quản lý hiệu chỉnh sai là âm) và do đó làm giảm giá trị doanh nghiệp. về tác động của sự tin tưởng quá mức ở nhà quản lý đối với giá trị doanh nghiệp, Hribar Yang (2016) cho rằng, 48 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY khi kiểm tra thực nghiệm ở các công ty Trung Quốc, đã cố gắng đánh giá mối quan hệ cụ thể bằng cách xem xét tác động đến giá trị doanh nghiệp thông qua đầu tư. Họ giả định, giá trị công ty, sự tin tưởng thái quá của CEO và đầu tư là các biến nội sinh trong mô hình phương trình của họ. Họ ghi lại rằng ngay từ đầu mối quan hệ giữa các CEO quá tự tin và giá trị doanh nghiệp là tích cực, tuy nhiên, nó sẽ trở nên tiêu cực sau một thời điểm nhất định. Các tác giả gợi ý rằng có một mức độ tự tin thái quá tối ưu có thể tạo ra giá trị cho công ty. Phát hiện của họ phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng mối quan hệ tồn tại là mối quan hệ hình chữ u. Từ những khảo cứu trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết r. Hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi quá tự tin của CEO như thế nào? Nghiên cứu của Hackbarth (2008) cho rằng Giám đốc điều hành tự tin có thể mang lại hiệu quả gấp đôi, nhưng việc đầu tư quá mức vào các dự án tương lai do quá tự tin của các giám đốc điều hành, có thể không hiệu quả khi đánh giá thấp rủi ro và sự biến động của các quy trình ngẫu nhiên. Suy luận đơn giản cho thấy rằng một CEO quá tự tin có thể đánh giá rủi ro và định giá đầu tư không đúng, dẫn đến việc ra quyết định dưới mức tối ưu (Dittrich và cộng sự, 2005). Ngoài ra, như đã đề cập, các nghiên cứu trước đây lưu ý rằng sự lạc quan và ít sợ rủi ro hơn ở các CEO tự tin có thể là mong muốn khi đầu tư rủi ro cao nhưng có giá trị cao (Graham và cộng sự, 2013). Trong một cuộc khủng hoảng, khi hiệu quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng, quyết định hoãn lại hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư mới là quyết định phù họp. Nhưng với một CEO quá tự tin, họ có thể thấy đây là cơ hội và sẵn sàng theo đuổi các khoản đầu tư mới và điều này có khả năng mang lại rủi ro, giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hu và cộng sự (2020) lại cho thấy một khía cạnh ưu việt hơn của các công ty có CEO quá tự tin. Các công ty này thể hiện lợi nhuận trên thị trường chứng khoán tốt hơn đáng kể, ngụ ý rằng việc CEO quá tự tin sẽ giúp khơi dậy niềm tin của nhà đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin của CEO giúp tăng lợi nhuận cổ phiếu bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra. Cụ thể, các công ty có CEO quá tự tin thể hiện lợi nhuận bất thường cao hơn đáng kể trong giai đoạn COVID-19 so với những công ty có CEO kém tự tin khác. Dựa trên các nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết 2\ Trước và sau sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, mối quan hệ giữa sự tự tin thái quá của CEO và hoạt động của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng hay không? CHÂU MỸ NGÀY NAY SÓ 05-2022 49 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm 733 công ty niêm yết tại Mỹ trong giai đoạn 2015-2020 thuộc tất cả các ngành. Ngoài ra, để tăng độ tin cậy của dữ liệu, các công ty được xem xét cần xuất hiện ít nhất ba lần trong danh sách các công ty lớn nhất của Mỹ trong khoảng thời gian 2015-2020 do Forbes bình chọn. Các dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ sp Capital IQ - một nền tảng thông tin tài chính tập trung vào dữ liệu và phân tích tài chính cho các ngành và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm thông tin về các gói quyền chọn cổ phiếu của nhiều công ty Mỹ trên nền tảng này. Trong nghiên cứu này, thông tin về quyền chọn cổ phiếu đã được sử dụng để đo lường sự tự tin thái quá của CEO, còn hoạt động của doanh nghiệp sẽ được ước lượng bằng tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình. Trong khoảng thời gian 2015- 2020, dữ liệu chi tiết về quyền chọn mua cổ phiếu có sẵn cho 733 công ty và các quan sát trung bình trong 3 năm. Như vậy, nghiên cứu có tổng cộng 3.274 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm thông tin chi tiết của 733 công ty niêm yết tại Mỹ và các CEO của họ được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây. Bảngl: Mô tả biến Tên biến Giải thích biến Hành vi quá tự tin của CEO Biến giả bằng 1 nếu trong một năm nhất định, một giám đốc điều hành không thực hiện một phần hoặc hoàn toàn ít nhất một gói quyền chọn cổ phiếu cao hơn giá trị thực hiện của năm với điều kiện là CEO sẽ thực hiện quyền chọn một lần nữa trong năm tiếp theo của khoảng thời gian quan sát Hoạt động doanh nghiệp Tỷ lệ giữa giá trị thị trường của tài sản trên giá trị số sách của tài sản trong năm tài chính Tổng tài sản Tổng tài sản Dòng tiền Dòng tiên trên tỷ lệ theo chi tiêu vôn Ngành tài chính Biến giả bằng 1 nếu công ty hoạt động trong ngành tài chính Biến tương tác Biến giả liên kết giữa biến tài chính và hoạt động doanh nghiệp Tỷ lệ sở hữu Tỷ lệ sở hữu vốn của CEO Lương thưởng Lương hàng năm cộng với tiền thưởng cộng với các ưu đãi Nhiệm kỳ Số tháng mà nhà lãnh đạo đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Tuổi Tuôi của người lãnh đạo theo sô năm Nhà sáng lập Biến giả, bằng 1 nếu CEO là người sáng lập công ty Học vân Biến giả, bằng 1 nếu CEO đã có bằng cấp kỳ thuật sau đại học Giới tính Biến giả, bằng 1 nếu người lãnh đạo là phụ nữ Bằng MBA Biển giả bằng 1 nếu CEO có bằng MBA Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm tác giả 50 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY 2.2. Đo lường hành vi quá tự tin của CEO Trong nghiên cứu này, để đo lường hành vi quá tự tin của CEO, tác giả sẽ kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Malmendier Tate (2005), sử dụng thời gian thực hiện quyền chọn là thước đo đánh giá. Ý tưởng này bắt nguồn từ tâm lý e ngại rủi ro và không thích đa dạng hóa dự đoán rằng các CEO nên thực hiện các quyền chọn ngay lập tức tại thời điểm khoản đầu tư đang đem lại một nguồn lợi nhuận vượt mong đợi. Tuy nhiên, những CEO quá tự tin có thể sẽ đánh giá cao lợi nhuận trong tưorng lai của các dự án đầu tư của họ nên một cách khách quan, họ tin rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng horn những gì mong đợi trong nhiệm kỳ của họ. Do đó, sự tự tin quá mức khiến các CEO trì hoãn việc thực hiện quyền chọn hoặc thậm chí mua thêm cổ phiếu của công ty để thu lợi cá nhân từ lợi nhuận dự kiến trong tương lai. Theo Malmendier Tate (2005), những lập luận này có thể không phù hợp với các CEO thể hiện chủ nghĩa quá mức về các biến ngoại sinh hoặc đánh giá quá cao độ chính xác của niềm tin của họ. Chủ nghĩa quá mức về môi trường kinh tế nói chung không cần thiết phải thúc đẩy đầu tư vào công ty riêng của các CEO. Hiệu chuẩn sai làm giảm sự biến động dự kiến của cổ phiếu và giá trị của các quyền chọn nắm giữ. Hall Murphy (2002) đã đề xuất một bảng tham chiếu dựa trên mô phỏng với các mức ngưỡng tiền cho mỗi năm khả năng thực hiện của quyền chọn cổ phiếu mà trên đó các gói quyền chọn của các CEO sẽ được thực hiện. Hall và Murphy (2002) sử dụng số tiền 67 trở lên như một dấu hiệu cho những CEO quá tự tin và tin ràng quan điểm cụ thể là không thay đổi theo thời gian. Sau đó, Malmendier và Tate (2005) sử dụng mức ngưỡng cụ thể của năm thứ năm này để xác định những CEO quá tự tin. Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, một nhà lãnh đạo được đánh giá là quá tự tin là CEO không thực hiện các quyền chọn mua cổ phiếu đến hạn ở năm thứ 5 với tỷ trọng trên 67 danh mục trong giai đoạn quan sát. Phương pháp đo lường sự tự tin thái quá của CEO này được gọi là Holder 67. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa nghiên cứu của tác giả Malmendier và Tate (2005), sử dụng phương pháp Holder 67 là phương pháp đo lường hành vi tự tin thái quá của CEO. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mở rộng số lần thực hiện quyền chọn để mở rộng phạm vi nghiên cứu. Như đã đề cập, giám đốc điều hành được phân loại là quá tự tin nếu mức giá trị trung bình của các quyền chọn do các giám đốc điều hành nắm giữ ít nhất là 67 hoặc cao hơn. Do đó, chúng tôi sẽ xây dựng một biến giả nhận giá trị 1 nếu nó nằm trên ngưỡng và bằng 0 nếu không đảm bảo và những giá trị này vẫn giữ nguyên trong toàn bộ khung thời gian quan sát. CHÂU MỸ NGÀY NAY SỐ 05-2022 51 3. Phân tích kết quả nghiên cứu 3.1. Ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đến hành vi quá tự tin của CEO Nhìn vào kết quả trên Bảng 2, với mức ý nghĩa 1, hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả có tác động tích cực đến hành vi tự tin của CEO. Như vậy, có thể thấy đây là một mối quan hệ hai chiều. Không chỉ có hành vi tự tin của CEO tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như trong nghiên cứu của Hackbarth (2006); Mundi (2021)... mà môi trường doanh nghiệp hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng là chất xúc tác khiến CEO tự tin ữở nên tự tin hơn nữa. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn 1, thì sự quá tự tin của CEO cũng tăng lên 0,22. Bảng 2. Ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp đến hành vi quá tự tin của CEO Hồi quy GLS hiệu ứng ngẫu nhiên Số quan sát 1.664 Biến nhóm: mã Số nhóm 560 R-sq: Số quan sát trên nhóm Trong = 0,0987 min = 1 Giữa = 0,1146 avg = 3 Tống = 0,1027 max = 5 corr(ui, X) = 0 (Giả định) Wald chi2(14) = 154,26 Prob > chi2 = 0 Hành vi quá tự tin của CEO Hệ số Độ lệch chuẩn z Giá trị p Khoảng tin cậy 95 Hoạt động doanh nghiệp 0,220 0,008 2,68 0,007(,) 0,006 0,038 Tống tài sản 0,042 0,009 0,49 0,625 -0,013 0,021 Dòng tiền Vốn chủ sở hữu 0,067 0,001 1,19 0,236 0,000 0,002 Dòng tiền 0,006 0,000 1,42 0,155 0,000 0,000 Ngành tài chính -0,315 0,050 -6,29 0,000(,) -0,414 -0,217 Biến tương tác -0,032 0,022 -1,44 0,149 -0,075 0,011 Tỷ lệ sở hữu -0,036 0,008 -0,48 0,629 -0,018 0,011 Lương thưởng 0,016 0,000 7,67 0,000(’) 0,001 0,002 Nhiệm kỳ -0,011 0,003 -4,28 0,000(,) -0,016 -0,006 Tuổi 0,010 0,040 0,25 0,801 -0,069 0,089 Nhà sáng lập 0,137 0,054 2,51 0,012(,) 0...
Trang 1ẢNH HƯỞNG GIỮA HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
VỚI HÀNH VI QUÁ Tự TIN CỦA GIÁM ĐỐC ĐIÊU HÀNH: BẰNG CHÚNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HOA KỲ
Kim Hương Trang * Nông Thị Quỳnh Thư **
* Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Ngoại Thưcmg
** Công ty TNHHI-Glocal
Tóm tắt: Trong nhiều nghiên cứu đi trước, mặc dù hành vi quá tự tin cũng có thể đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng ngược lại, nó cũng có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp Trong bài viết này, với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng giữa hoạt động doanh nghiệp với hành vi quá tự tin của giám đốc điều hành (CEO) trong giai đoạn COVID-19, đã cho thấy, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hành vi quá tự tin của CEO là mối quan hệ thuận chiều trong cả giai đoạn trước và sau khi đại dịch bùng phát Tuy nhiên, điều thú vị đó là trong đại dịch COV1D-19, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp còn làm mức độ quả tự tin của CEO tăng nhiều hơn giai đoạn trước đó.
Từ khóa: CEO, nhà quản lý,hành vi quátự tin, Hoa Kỳ, doanhnghiệp
1 Tông quan tình hình nghiên cứu
và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Tài chính hành vi (Behavioral Finance)
là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới vẫn
đang được phát triển và chịu tác động
của hành vi quá tự tin vào giá trị doanh
nghiệp vẫn chưa rõ ràng
Trongnghiên cứu của Fahchild (2009),
ông nhận thấy ràng sự tự tin thái quá của
người quản lý có thể tác động, cả tích
cực và tiêucực, đến giá trị doanh nghiệp
Một CEO quá tự tin có thể dẫn dắt một
công ty thực hiện nhiều dự án hơn và
mức độ tin tưởng quá mức của người
quản lý có thể không lường được những
rủi rocho công ty
Hackbarth (2009) cho rằng, CEO quá
tự tin có thể mang lại hiệu quả gấp đôi
Các CEO quá tự tin có thê sứ dụng
quyền tài trợ đặc biệt là phát hành vốn
chủ sở hữu vì họ tinrằng thị trườngđánh
giá thấp côngtycủahọ Ketquả là họ gia
tăng đầu tư và tạoragiátrị cho công ty Ngược lại, việc đầu tư quá mức vào
các dự án trong tương lai do quá tự tin của các giám đốc điều hành trong khi
họ đánh giá thấp rủi ro và sự biến động của các quy trình ngẫu nhiên, có thể
dẫn đến việc các nhà quản lý thực hiện
nhiều dự án với giá trị hiện tại ròng thấp (trong trường họp nhà quản lý hiệu chỉnh sai là âm) và do đó làm giảm giá trị doanhnghiệp
về tác động của sự tin tưởng quá
mức ở nhà quản lý đối với giá trị doanh nghiệp, Hribar & Yang (2016) cho rằng,
Trang 248 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY
khi kiểm tra thực nghiệm ở các công ty
Trung Quốc, đã cố gắng đánh giá mối
quan hệ cụ thể bằng cách xem xét tác
động đến giá trị doanh nghiệp thông qua
đầu tư Họ giảđịnh, giá trị công ty, sự tin
tưởng thái quácủa CEO và đầu tư là các
biến nội sinh trong mô hình phương trình
của họ Họ ghi lại rằng ngay từ đầumối
quan hệ giữa các CEO quá tự tin và giá
trị doanh nghiệp là tích cực, tuy nhiên,
nó sẽ trởnên tiêu cực sau một thời điểm
nhất định Các tác giả gợi ýrằng có một
mức độ tự tin thái quá tối ưu có thể tạo
ra giá trị cho công ty Phát hiện của họ
phù hợp với các nghiên cứu trước đây
cho rằng mối quan hệ tồn tại là mối
quanhệ hình chữ u
Từ những khảo cứu trên, chúng tôi
đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết r Hoạt động của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến hành vi quá tự tin
củaCEO nhưthế nào?
Nghiên cứu của Hackbarth (2008)
cho rằng Giám đốc điều hành tự tin có
thể mang lại hiệu quả gấp đôi, nhưng
việc đầu tư quá mức vào các dự án
tương lai do quá tự tin của các giám
đốc điều hành, có thể không hiệu quả
khi đánh giá thấp rủi ro và sựbiến động
của các quy trình ngẫu nhiên Suy luận
đơn giản cho thấyrằng một CEO quátự
tin có thể đánh giá rủi ro và định giá
đầu tư không đúng, dẫn đến việc ra
quyếtđịnh dưới mức tối ưu (Dittrich và
cộng sự, 2005)
Ngoài ra, như đã đề cập, các nghiên
cứu trước đây lưu ý rằng sự lạc quan và
ít sợrủi ro hơn ở các CEO tự tin có thể
là mong muốn khi đầu tư rủi ro cao nhưng có giá trị cao (Graham và cộng
sự, 2013) Trong một cuộc khủng hoảng, khi hiệu quả hoạt động của công
ty bị ảnh hưởng, quyết định hoãn lại hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư mới là quyết định phù họp Nhưng với một
CEO quá tự tin, họ có thể thấy đây là
cơ hội và sẵn sàng theo đuổi các khoản
đầu tư mới và điều này có khả năng mang lại rủi ro, giảm hiệu quả hoạt động củacông ty
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hu
và cộng sự (2020) lại cho thấy một khía
cạnh ưu việt hơn của các công ty có
CEO quá tự tin Các công ty này thể
hiện lợi nhuận trên thị trường chứng khoán tốt hơn đáng kể, ngụ ý rằng việc CEO quá tự tin sẽ giúp khơi dậy niềm
tin của nhà đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin của CEO giúp tăng lợi
nhuận cổ phiếu bằng cách giảm thiểu
tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19
gây ra Cụ thể, các công ty có CEO quá
tự tin thể hiện lợi nhuận bấtthường cao hơn đáng kể trong giai đoạn COVID-19
so với những công ty có CEO kém tự tin khác
Dựa trên các nghiên cứu trên, chúng
tôi đưa ra giảthuyết nhưsau:
Giả thuyết 2\ Trước và sau sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, mối quan
hệ giữa sự tự tin thái quá của CEO và hoạt động của doanh nghiệp có bị ảnh
hưởng hay không?
Trang 32 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm
733 công ty niêm yết tại Mỹ trong giai
đoạn 2015-2020 thuộc tất cả các ngành
Ngoài ra, để tăng độ tin cậy của dữ liệu,
các công ty được xemxét cần xuất hiện ít
nhất ba lần trong danh sách các công ty
lớn nhất của Mỹ trong khoảng thời gian
2015-2020 do Forbes bình chọn Các dữ
liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ
s&p Capital IQ - một nền tảng thông tin
tài chính tập trung vào dữ liệu và phân
tích tài chính cho các ngành và doanh
nghiệp Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm
thôngtin về các gói quyềnchọn cổ phiếu
của nhiều công ty Mỹ trên nền tảng này
Trong nghiên cứu này, thông tin về quyền chọn cổ phiếu đã được sử dụng để
đo lường sự tựtin thái quá của CEO, còn
hoạt độngcủa doanh nghiệp sẽ được ước
lượng bằng tỷ số giữa giá trị thị trường
và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình Trong khoảng thời gian 2015- 2020,
dữ liệu chi tiết về quyền chọn mua cổ
phiếu cósẵncho 733 công ty và các quan
sát trung bình trong 3 năm Như vậy,
nghiên cứu cótổng cộng 3.274 quan sát
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm thông tin chi tiết của 733 công ty niêm yết tại
Mỹ và các CEO của họ được thể hiện
trong Bảng 1 dướiđây
Bảngl: Mô tả biến
Hành vi quá tự tin của
CEO
Biến giả bằng 1 nếu trong một năm nhất định, một giám đốc điềuhành không thực hiệnmộtphần hoặc hoàn toàn ít nhất một gói quyền chọn cổ phiếu cao hơn giá trị thực hiện của năm với điều kiện là CEO sẽ thực hiện quyền chọn một lần nữa trong
năm tiếptheo của khoảng thời gian quan sát Hoạt động doanh nghiệp Tỷ lệ giữa giá trị thị trường của tài sản trên giá trị số sách của
tài sản trong nămtài chính Tổng tài sản Tổngtài sản
Dòng tiền Dòng tiên trên tỷlệtheochitiêuvôn
Ngành tài chính Biến giả bằng 1 nếu công tyhoạt động trongngànhtài chính Biến tương tác Biến giả liên kếtgiữa biến tài chính vàhoạt động doanh nghiệp
Tỷ lệ sở hữu Tỷ lệ sởhữuvốn củaCEO
Lương thưởng Lương hàng nămcộng với tiềnthưởng cộngvới các ưu đãi
Nhiệm kỳ Số thángmà nhàlãnh đạođảm nhận vị trí Giámđốcđiềuhành
Tuổi Tuôi của ngườilãnh đạotheo sô năm
Nhàsánglập Biến giả, bằng 1 nếuCEO là người sáng lậpcông ty
Họcvân Biến giả, bằng 1 nếu CEOđãcó bằng cấp kỳthuật sau đạihọc
Giớitính Biến giả, bằng 1 nếu người lãnh đạo là phụ nữ
Bằng MBA Biển giả bằng 1 nếu CEO có bằng MBA
Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm tác giả
Trang 450 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY
2.2 Đo lường hành vi quá tự tin
của CEO
Trong nghiên cứu này, để đo lường
hành viquá tự tin của CEO, tác giả sẽ kế
thừa từ nghiên cứu của tác giả
Malmendier & Tate (2005), sử dụng
thời gian thực hiện quyền chọn là thước
đo đánh giá Ý tưởng này bắt nguồn từ
tâm lý e ngại rủi ro và không thích đa
dạng hóa dự đoán rằng các CEO nên
thực hiện các quyền chọn ngay lập tức
tại thời điểm khoản đầu tư đang đem lại
một nguồn lợi nhuận vượt mong đợi
Tuy nhiên, những CEO quá tự tin có thể
sẽ đánh giá cao lợi nhuận trong tưorng
lai của các dự án đầu tư của họ nên một
cách khách quan, họ tin rằng giá cổ
phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng horn
những gì mong đợi trong nhiệm kỳ của
họ Do đó, sự tự tin quá mức khiến các
CEO trì hoãn việc thực hiện quyền chọn
hoặc thậm chí mua thêm cổ phiếu của
công ty để thu lợi cá nhân từ lợi nhuận
dự kiến trong tương lai Theo
Malmendier & Tate (2005), những lập
luận này có thể không phù hợp với các
CEO thể hiện chủ nghĩa quá mức về các
biến ngoại sinh hoặc đánh giá quá cao
độ chính xác của niềm tin của họ Chủ
nghĩa quá mức về môi trường kinh tế
nói chung không cần thiết phải thúc đẩy
đầu tư vào công ty riêng của các CEO
Hiệu chuẩn sai làm giảm sự biến động
dự kiến của cổ phiếu và giá trị của các
quyền chọn nắm giữ
Hall & Murphy (2002) đã đề xuất một
bảng tham chiếu dựa trên mô phỏng với
các mức ngưỡng tiền cho mỗi năm khả năng thực hiện của quyền chọn cổ phiếu
mà trên đó các gói quyền chọn của các CEO sẽ được thực hiện Hall và Murphy
(2002) sử dụng số tiền 67% trở lên như một dấu hiệu cho những CEO quátự tin
và tin ràng quan điểm cụ thể là không thay đổi theo thời gian Sau đó,
Malmendier và Tate (2005) sử dụng mức ngưỡng cụ thể của năm thứ năm này để xác định những CEO quá tự tin
Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu,
một nhà lãnh đạo được đánh giá là quá
tự tin là CEO không thực hiện các quyền chọn mua cổ phiếu đến hạn ở
năm thứ 5 với tỷ trọng trên 67% danh
mục trong giai đoạn quan sát Phương
pháp đo lường sự tự tin thái quá của CEO này được gọi làHolder 67.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế
thừa nghiên cứu của tác giả
Malmendier và Tate (2005), sử dụng
phương pháp Holder 67 là phương
pháp đo lường hành vi tự tin thái quá của CEO Tuy nhiên, chúng tôi cũng
mở rộng số lần thực hiện quyền chọn
để mở rộng phạm vi nghiên cứu Như
đã đề cập, giám đốc điều hành được phân loại là quá tự tin nếu mức giá trị trung bình của các quyền chọn do các giám đốc điều hành nắm giữ ít nhất là
67% hoặc cao hơn Do đó, chúng tôi sẽ xây dựng một biến giả nhận giá trị 1
nếu nó nằm trên ngưỡng và bằng 0 nếu
không đảm bảo và những giá trị này vẫn giữ nguyên trong toàn bộ khung
thời gian quan sát
Trang 53 Phân tích kết quả nghiên cứu
3.1 Ảnh hưởng của hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp đến hành vi
quá tự tin của CEO
Nhìn vào kết quả trên Bảng 2, với
mức ý nghĩa 1%, hoạt động doanh
nghiệp có hiệu quả có tác động tích cực
đến hànhvi tựtin của CEO Như vậy, có
thể thấy đây là một mối quan hệ hai
chiều Không chỉ có hành vi tự tin của
CEO tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như trong nghiên cứu của Hackbarth (2006); Mundi (2021) mà môi trường doanh
nghiệp hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng là chất xúc tác khiến
CEO tự tin ữở nên tự tin hơn nữa Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
1%, thì sự quá tự tincủa CEO cũng tăng lên 0,22%
Bảng 2 Ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp đến hành vi quá tự tin của CEO
Hành vi quá tự tin của
Độ lệch chuẩn z Giá trị p Khoảng tin cậy
95%
(*) (’*) (*“) Ị'n luợt đại diện cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả
Trang 652 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY
Theokết quả từ Bảng 2, các biến liên
quan đến CEO như học vấn, tỷ lệ sở
hữu hay MBA có ý nghĩa ở mức 1%
với hệ số lần lượt là 0,137, -0,055 và
0,107 cho thấy hành vi tự tin của CEO
có tác động thuận chiều với trình độ
học vấn và ngược chiềuvới tỷ lệ sở hữu
doanh nghiệp Ket quả này đồng thuận
với nghiên cứu của Jang(2020) rằng sự
tự tin thái quá của CEO có tương quan
với nền tảng giáo dục
Như chúng ta đã biết, để nhận được
MBA hay chứng chỉ kỹ thuật tại Mỹ
không phải là việc đơn giản Khi đạt
được những chứng nhận về năng lực
như vậy cũng phần nào cho thấy khả
năng, kỹ năng chuyên môn và tầm nhìn
của CEO, từ đó giúp CEO tăng sự tựtin
trong việc quản lý doanh nghiệp Do
vậy, tác động thuận chiều của trình độ
học vấn đến hành vi quá tự tin của CEO
là tương đốihợp lý
Thế nhưng, bên cạnh đó, mức độ sở
hữu doanh nghiệp tăng lên làm hành vi
quá tự tin của CEO giảm đi 0,055%
Theo nghiên cứu của tác giả Vitanova
(năm 2019) nghiên cứu về mối quan hệ
giữa hành vi quá tự tin và quyền lực
trong điều hành doanh nghiệp chỉ ra
rằng: (i) sự tự tin quá mức của nhàlãnh
đạo là nội sinh vì nó tương quan thuận
với lượng quyền lực mà nhà lãnh đạo
cụ thế nắm giữvà (ii) ảnh hưởng của sự
quá tự tin của người quản lý đối với hiệu quả hoạt động của công ty là tích cực khi chúng ta tính đến tính nội sinh này Thế nhưng, dù nghiên cứu chỉ ra rằng sự tự tin thái quá do quyền lực gây
ra có tác động tích cực đến hiệu suất
tổng thể của doanh nghiệp nhưng có thể nói rằng, khi tỷ lệ sở hữu tăng lên có nghĩa là mâu thuẫn người quản lý và
người điều hành giảm xuống, từ đó
CEO phải gánh vác nhiều trọng trách
hơn và trở nên thận trọng hơn với việc
ra quyết địnhcủa mình, từ đó khiếncho
hành vi quá tự tin của CEO đã được kiềm chế lại
Bên cạnh các biến trên, trong nghiên cứu lần này, với mức ý nghĩa 1%, vẫn
còn hai biến tuổi và nhiệm kỳ có ảnh
hưởng đến mức độ tự tin của CEO với
tác động ngược chiều nhau Trong khi CEO tăngthêm 1 tuổi làm giảm hành vi
quá tự tin 0,011% thì việc tăng 1 năm kinh nghiệm lại thúc đẩy hành vi quá tự tin 0,016%
3.2 Anh hưởng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đến hành vi quá tự tin của CEO trước và trong giai đoạn COVID-19
Do lấy mốc quan sát giai đoạn trước đại dịch và sauđại dịch là 1 năm nên hồi
quy OLS, tacó kết quảnhư sau:
Trang 7Bảng 3 Ảnh hưởng của hoạt động doanh nghiệp đến hành vi quá tự tin của
CEO giai đoạn trước và trong đại dịch COVID-19
Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác già
Hành vi quá tự tin của CEO Hệ số
tương quan p>t
Hệ số tương quan p>t
Hoạt động doanh nghiệp 0,190 0,000* 0,384 0,023*
Dòng tiền/ Vốn chủsởhữu 0,000 0,868 0,015 0,370 Dòng tiền 0,000 0,397 0,007 0,231
Biến tương tác 0,079 0,746 -0,001 0,190
Tỷ lệ sởhữu -0,001 0,972 0,010 0,549 Lương thưởng 0,001 0,129 0,044 0,196 Nhiệm kỳ -0,005 0,147 -0,088 0,013 Tuổi 0,007 0,890 0,028 0,606
Giới tính -0,122 0,316 -0,165 0,200
Bằng MBA 0,122 0,034 0,077 0,175 cons 0,516 0,051 0,889 3,020
Nhìn vào bảng trên, ta thấy khi hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp giảm
đáng kế trongnăm 2020 đã tác động tích
cực ở mứcđộ mạnhhon đến hành vi quá
tự tin của CEO Như đã đề cập trong
nhiều nghiên cứu đi trước, CEO tự tin
có mức độ yêu thích rủi ro cao hơn, nên
sự bất ổn với họ đôi khi chính là cơ hội
Hơn nữa, đại dịch COVID-19 ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, rất nhiều
doanh nghiệp không thể duy trì được mà
phải tạm dừng hoạt động hoặc thậm chí
là đóng cửa Trong bối cảnh đầy khó
khăn như vậy, chỉ cần doanh nghiệp
hoạt động tốt hơn so với mặt bằng
chung, thì đây chính là thành tựu và
động lực mạnh mẽ để hành vi quátự tin
của CEO trong giai đoạn COVID-19
được giatăng nhiều hơn so với giai đoạn trước đó
Kết quả của tác giả đồng quan điểm
với Hu (2021), mặc dù theo khía cạnh tiêu cực, hành vi quá tự tin của CEO có thể dẫn đến sự đánh giá sai về lợi nhuận
và rủi ro trong đầu tư, nhưng hành vi
quá tự tin của CEO có thể tác động đến lợi nhuận bất thường của doanh nghiệp
và lợi nhuận của cổ phiếu trong cuộc khủng hoảng COVID-19, do các CEO quá tự tin có thể quản lý tốt hơn nhận thức của nhà đầu tư và tạo sự tự tin và
Trang 854 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY
họ có thể nhận được nhiều tin tức xấu
hơn trong bối cảnh đại dịch, ngụ ý rằng
hành vi quá tự tin của CEO có thể giúp
giảm thiểu những tác động tiêu cực do
đại dịch
4 Kết luận
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có
thể làm tăng mức độ quá tự tin của các
CEO, đặc biệt là trong thời gian khó khăn
biến động như giai đoạn COVID-19
Trong nhiều nghiên cứu đi trước,
mặc dù hành vi quá tự tin cũng có thể
đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho
doanh nghiệp thế nhưng, với mức độ
chấp nhận rủi ro cao hơn và hành vi bị
thiên lệch, hành vi quá tự tin cũng có
thể gây ra những tổn thất nặng nề cho
doanh nghiệp Do đó, ban lãnh đạo cần
giám sát và thảo luận với các nhà điều
hành của mình một cách thận trọng về
các chiến lược quan trọng của doanh
nghiệp để có the tránh được những tổn
thất không đáng có và từ đó, giúp
doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận một
cáchtối ưu
Ngoài ra, kết quả cònkhẳngđịnhmôi
trường doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn
đến hànhvi quá tự tin của CEO Do đó,
việc xây dựng một môi trường làm việc
phù hợp, để các CEO quá tự tin không
cảm thấy gò bó mà vẫn phát huy được
hết khả năng của mình là bài toán mà
các doanh nghiệp cần tìm ra lời giải
Từ kết quả nghiên cứu và tổng quan
nghiên cứu đã được đề cập, tác giảđưa ra
một số giải pháp mà các doanh nghiệp
có thể áp dụng nhưsau:
- Đưa ra quy trình kỉếm soát nội bộ dành cho CEO thông qua phát triển một môi trường giám sát toàn diện thông qua các to chức bên ngoài có thế ngăn chặn một cách hiệu quả các hành
vi quả mức kiểm soát của một nhà lãnh đạo quả tự tin.
Chúng tôi thấy rằng đây là một cơ chế giám sát mạnh mẽ có thể ngăn chặn những kết quả khôngmongmuốn do các CEO quá tự tin gây ra Tuy nhiên, giải
pháp này cũng có hạn chế như đề cập trong nghiên cứu Park và Chung (2016)
về cơ chế giám sát nội bộ cho hoạt động đầutư, hiệu quả của giám sát thể chế chỉ
đáng kể khi các nhà đầu tư tổ chức ngoài chiếm tỷ trọng lớn và dàihạn nắm
giữ cổ phần của công ty
- Xác định một sổ chỉ tiêu tài chính bắt buộc như tỷ lệ dòng tiền toi thiếu, tỷ
lệ von đầu tư tối đa hoặc các biện pháp
kỷ luật;
Giữa CEO và ban giám đốc luôn tồn
tại một vấn đề kinh điển liên quan đến quyền sở hữu vàquyền kiểm soát Trong khi các nhà quản lý của các công ty có động cơ theo đuổi lợi ích cá nhân của riênghọ thì các cổ đông vàcác bênkhác
của công ty muốn người quản lý, muốn
người đại diện hành động phục vụ cho lợi ích của họ Bằng chứng ở đây cho
thấy rằng ngay cả khi các nhà quản lý có
ý định tối đa hóa giá trị của CEO, họ
vẫn có thể không thực hiện được vì họ
là những CEO có sự tự tin quá lớn
Trang 9Trong chừng mực mà sự tự tin thái quá
của CEO (và những thành kiến tiềm ẩn
khác), thì một số cách áp dụng đối với
quản trị công ty sẽ mạnh mẽ hơn những
cách khác
Trong một số kết quả nghiên cứu đi
trước, các biện pháp khuyến khích CEO
thường được sử dụng như thưởng cổ
phiếu và quyền chọn không có khả năng
giảm thiểu tác động có hại của hành vi
quá tự tin của CEO Do đó, ban giám
đốc có thể cần phải áp dụng các biện
phápkỷ luật hay chỉ tiêu cụ thể thay thế
Điều này có thể đủ để hạn chế các CEO
quátự tin
- Tăng trách nhiệm và độ cam kết của
CEO bằng cách tăng tỷ lệ sở hữu trong
ngưỡng thích hợp',
Như kết quả nghiên cứu bên trên,
việc tăng tỷ lệ sở hữu của CEO có thể
kiềm chế hành vi quá tự tin của CEO
do khi tăng tỷ lệ sởhữu đồng nghĩa với
việc khoảng cách của mối quan hệ lợi
ích người kiểm soát và người điều
hành đang dần hẹp lại Tuy nhiên, giải
pháp này vẫn còn tồn tại bất cập do
không phải doanh nghiệp nào cũng
bằng lòng chia sẻ lợi ích cổ đông cho
một người điều hành có tính cam kết
không cao Vì vậy, đây cũng có thể là
hướng đi mới cho nghiên cứu tiếp theo
củanhóm tác giả ■
Tài liệu tham khảo:
1 Beatty, R p., & Zajac, E J (1987) CEO
change and firm performance in large
corporations: Succession effects and manager
effects Strategic Management Journal, 5(4),
305-317.
2 Ben-David, I., Graham, J R., & Harvey, c R (2013) Managerial miscalibration The
Quarterly journal of economics, 128(4),
1547-1584.
3 Dalton, D R, & Kesner, I F (1985) Organizational performance as an antecedent
of inside/outside chief executive succession:
An empirical assessment Academy of
management Journal, 25(4), 749-762.
(2013) CEO overconfidence and dividend policy Journal of Financial Intermediation, 22(3), 440-463.
5 Dittrich, D A., Guth, w., & Maciejovsky, B (2005) Overconfidence in investment
decisions: An experimental approach The European Journal of Finance, 11(6), 471 -491.
6 Fairchild, R (2009) Managerial overconfidence, moral hazard problems, and excessive life-cycle debt sensitivity
Investment Management and Financial Innovations, (6, Iss 3), 35-42.
(2003) Overconfidence, investment policy, and executive stock options Rodney L
White Center for Financial Research Working Paper, /5(02).
8 Hackbarth, D (2008) Managerial traits and
capital structure decisions Journal of financial and quantitative analysis, 43(4), 843-881.
9 Hackbarth, D (2009) Determinants of corporate borrowing: A behavioral perspective Journal of Corporate Finance,
15(4), 389-411.
The impact of COVID-19 on mental health: The interactive roles of brain biotypes and human connection Brain, Behavior, &
Immunity-Health, 5, 100078.
options for undiversified executives Journal
of accounting and economics, 35(1), 3-42.
12 Hribar, p., & Yang, H (2016) CEO overconfidence and management forecasting
Contemporary accounting research, 35(1),
204-227.
Trang 1056 SỐ 05-2022 CHÂU MỸ NGÀY NAY
13 Hu, M„ Tsang, D., & Wan, w X (2020)
CEO Overconfidence and the COVID-19
Pandemic Available at SSRN3716618.
14 lyke, B N (2020) COVID-19: The reaction
of US oil and gas producers to the pandemic
Energy Research Letters, 7(2), 13912.
15 Kaplan, s N., Sorensen, M., & Zakolyukina,
A A (2021) What is CEO overconfidence?
Evidence from executive assessments
Journal of Financial Economics.
16 Kiss, A N., Cortes, A F., & Herrmann, p
(2021) CEO proactiveness, innovation, and
firm performance The Leadership Quarterly,
101545.
overconfidence and corporate investment
The journal offinance, 60(6), 2661-2700.
overconfidence on capital structure decisions:
evidence from s&p BSE 200 Vision, 0972262921998837
Country responses and the reaction of the stock market to COVID-19-A preliminary
exposition Emerging Markets Finance and Trade, 56(10), 2138-2150
20 Pursell, R B (1980) Administering divisional
incentive compensation Compensation Review, 12(\), 15-20.
21 Rusydi, M (2021) The Impact of CEO Narcissism Behavior on Firm Performance through Earnings Management A TESTAS1:
Jurnal Ilmiah Akuntansi, 4(1), 53-60.
22 Vitanova, I (2021) Nurturing overconfidence: The relationship between leader power, overconfidence and firm performance The Leadership Quarterly,
32(4), 101342.