Trang 1 HỌC VIỆN TÀI CHÍNHCHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHBÀI TẬP NHĨMMƠN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCPhân tích tình hình tài chính Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020Lớp: CQ58/09.2
Phân tích tình hình tài sản
Bảng 1.1: Phân tích tình hình tài sản của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội
III Các khoản phải thu 3.776.256 2,41 4.609.224 3,19 -832.968 -18,07 -0,78
2 Trả trước cho người bán 2.840.000 75,2
4 Các khoản phải thu khác 386.741 10,2
VI Tài sản cố định 88.249.962 56,42 85.114.734 58,94 3.135.228 3,68 -2,52
1 Tài sản cố định hữu hình 56.653.811 64,2 53.311.408 62,63 3.342.403 6,27 1,56
2 Tài sản cố định vô hình 31.596.151 35,8 31.803.326 37,37 -207.175 -0,65 -1,56
VII XD cơ bản dở dang 19.698.005 12,59 9.440.833 6,54 10.257.172 108,65 6,06
Tổng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là156.419.537 nghìn đồng, tăng lên 12.002.864 nghìn đồng so với đầu năm 2020 với tỷ lệ tăng 8,13% Việc gia tăng quy mô tổng tài sản của Trường nói nên cho thấy quy mô hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 so với đầu năm 2020 có sự tăng lên Sự tăng lên của tổng tài sản là do sự thay đổi chính của tài sản cố định và khoản mục xây dựng cơ bản dở dang.
Về khoản mục tiền của trường cuối năm 2020 là 44.675.004 nghìn đồng, giảm đi 548.756 nghìn đồng so với đầu năm 2020 với tỷ lệ giảm 1,21% Đồng thời tỷ trọng của tiền cuối năm 2022 là 28,56% giảm đi 2,75% so với đầu năm Tuy nhiên tỷ trọng khoản mục tiền trong tổng tài sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản Trong khoản mục tiền chủ yếu là các khoản gửi Kho bạc Nhà nước và tiền gửi ngân hàng Khoản mục tiền giảm đi chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, tiền mặt của đơn vị cuối năm so với đầu năm giảm đi 324.221 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 78,98%; tiền gửi ngân hàng của đơn vị suối năm 2020 so với cuối năm 2019 giảm đi 10.274.209 nghìn đồng với tỷ lệ 46,16%. Bên cạnh đó thì tiền gửi kho bạc của đơn vị cuối năm so với đầu năm tăng lên 10.035.973 nghìn đồng và đến cuối năm 2020 đơn vị phát sinh thêm 13.702 nghìn đồng tiền đang chuyển.
Về các khoản phải thu của Trường tại ngày 31/12/2020 là 3.776.256 nghìn đồng, giảm 832.968 nghìn đồng so với ngày 31/12/2019 với tỷ lệ giảm 18,07%.Các khoản phải thu giảm đi là do phải thu khách hàng, trả trước cho người bán giảm và chủ yếu là do các khoản phải thu khác giảm Phải thu khách hàng cuối năm 2020 là 540.759 nghìn đồng, giảm 135.697 nghìn đồng với tỷ lệ 20,06%;đồng thời tỷ trọng của khoản mục này trong các khoản phải thu cũng giảm nhẹ từ14,68% cuối năm 2019 còn 14,32% tại cuối năm 2020 Đối với các khoản phải thu khác, tại ngày 31/12/2020 là 386.741 nghìn đồng, giảm hơn 558 triệu đồng so với31/12/2019 với tỷ lệ giảm 59,06%, đồng thời tỷ trọng khoản mục này tại thời điểm cuối năm 2020 là 10,24% đã giảm 10,26% so với thời điểm đầu năm 2020 Các khoản phải thu khác giảm đi cũng có thể thấy những hoạt động phải thu bất thường của Trường có sự giảm đi đáng kể, đảm bảo được hoạt động của Trường Đối với các khoản phải thu nội bộ, đây là khoản mục có sự thay đổi không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất thấp trong các khoản phải thu chỉ khoảng 0,2% nên hầu như không có sự tác động đến sự thay đổi của tài sản Bên cạnh đó, khoản mục trả trước cho người bán tại thời điểm cuối năm 2020 là 2.840.000 nghìn đồng, giảm đi 139.250 nghìn đồng so với đầu năm 202 với tỷ lệ giảm 4,67%; đồng thời đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải thu (trên 60%) và tỷ trọng của mục này cuối năm 2020 có sự tăng lên 10,57% và chiếm đến 75,21% trong tổng các khoản phải thu Chính vì vậy mà Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần xem xét thời gian để thu lại các khoản này để đảm bảo hoạt động của mình.
Về khoản mục hàng tồn kho của trường, tại thời điểm cuối năm 2020 là 20.310 nghìn đồng, giảm đi 7.812 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 27,78%, tuy nhiên tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản chiếm không đáng kể chỉ khoảng 0,01%. Đồng thời trong hàng tồn kho chủ yếu chỉ là các nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá phục vụ cho các hoạt động của trường và nguyên liệu vật liệu giảm 7.803 nghìn đồng là yếu tố chính tác động đến sự sụt giảm hàng tồn kho của đơn vị.
Về tài sản cố định, cuối năm 2020 là 88.249.962 nghìn đồng tăng lên 3.342.403 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 3,68% Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản cuối năm 2020 là 56,42% giảm đi 2,52% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Sự tăng lên của tài sản cố định chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình, cuối năm 2020 là 56.653.811 nghìn đồng tăng lên 3.342.403 nghìn đồng với tỷ lệ 6,27% và chiếm hơn 62% trong tổng tài sản cố định Bên cạnh đó thì tài sản cố định vô hình cuối năm 2020 so với đầu năm giảm đi 207.175 nghìn đồng với tỷ lệ 0,65% và tỷ trọng chiếm khoảng 35% trong tổng tài sản cố định Sự gia tăng của tài sản cố định sẽ giúp cho các hoạt động phục vụ cho hoạt động sự nghiệp giáo dục của trường được cải thiện hơn.
Về các khoản xây dựng cơ bản dở dang của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tại ngày 31/12/2020 là 19.698.005 nghìn đồng, tăng lên 10.257.172 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 108,65% so với ngày 31/12/2019 Đồng thời tỷ trọng của khoản mục này cuối năm 2020 chiếm 12,59% trong tổng tài sản và đã tăng lên 6,06% so với cuối năm 2019 Các khoản xây dựng cơ bản dở dang ở đây chủ yếu là do trường cải tạo,nâng cấp ký túc xá và khoản chi đã tăng lên hơn 12.000 triệu đồng để phục vụ cho hoạt động này Có thể thấy hoạt động nâng cấp ký túc xá sẽ tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất cũng như giúp cho đời sống của sinh viên được cải thiện đáng kể, nâng cao các hoạt động trường học.
Như vậy tổng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tăng là do quy mô hoạt động của trường tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản cố định và các khoản xây dựng cơ bản dở dang phục vụ cho các hoạt động của Trường Bên cạnh đó cơ cấu tài sản cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng khoản xây dựng cơ bản và giảm tỷ trọng các khoản mục còn lại tuy nhiên tỷ trọng của tài sản cố định và khoản mục tiền vẫn là chủ yếu
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp cơ sở vật chất, đưa vào hoạt động để nâng cao chất lượng.
- Trường cần rà soát các khoản phải thu và thu hồi kịp thời để tránh bị chiếm dụng vốn, từ đó gây thiếu vốn cho đơn vị.
Phân tích tình hình nguồn vốn
Bảng 2.1: Phân tích tình hình nguồn vốn của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội
2019-2020 Đvt: Nghìn đồng Chỉ tiêu
2 Các khoản nhận trước của KH 138.237 0,11 193.031 0,17 - 54.794 - 28,39 - 0,06
7 Các khoản nhận trước chưa ghi thu 106.664.968 83,97 93.547.177 80,43 13.117.791 14,02 3,54
2 Thặng dư/ thâm hụt lũy kế - - - - - - -
Tổng NV 156.419.537 100 144.416.673 100 12.002.864 8,31 0,00 Đvt: Nghìn đồng
Tổng nguồn vốn của đơn vị cuối năm 2020 là 156.419.537 nghìn đồng, đầu năm 2020 là 144.416.673 nghìn đồng, tăng so với đầu năm là 12.002.864 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,31% Việc tăng tổng nguồn vốn nói trên chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của đơn vị cuối năm 2020 so với đầu năm 2020 đã tăng lên Tổng nguồn vốn của đơn vị cuối năm so với đầu năm tăng là do nợ phải trả tăng 10.724.311 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 9,22% và tài sản thuần tăng 1.278.553 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 4,55%.
Tỷ trọng nợ phải trả của đơn vị cuối năm so với đầu năm tăng 0,68% (đầu năm nợ phải trả chiếm 80,53%, cuối năm chiếm 81,21%) tương ứng thì tỷ trọng tài sản thuần của đơn vị cuối năm so với đầu năm lại giảm 0,68% (đầu năm tài sản thuần chiếm 19,47%, cuối năm chiếm 18,79%) Như vậy chính sách huy động nguồn lực tài chính của đơn vị cuối năm so với đầu năm 2020 thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn lực huy động từ nợ phải trả và giảm tỷ trọng nguồn lực huy động từ tài sản thuần.
Nợ phải trả của đơn vị cuối năm 2020 là 127.028.938 nghìn đồng, đầu năm là116.304.627 nghìn đồng, như vậy tăng so với đầu năm là 10.724.311 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 9,22% Việc tăng là các khoản nợ phải trả là do các khoản nhận trước chưa ghi thu tăng 13.117.791 nghìn đồng (đầu năm là 93.547.177 nghìn đồng, cuối năm là 106.664.968 nghìn đồng) với tỷ lệ tăng 14,02% và phải trả nhà cung cấp tăng 452.815 nghìn đồng (đầu năm là 435.787 nghìn đồng, cuối năm là888.602 nghìn đồng) với tỷ lệ tăng 103,91% Các khoản nhận trước chưa ghi thu tăng là do NSNN cấp tăng lên (NSNN cấp đầu năm là 84.106.344 nghìn đồng, cuối năm là 88.249.962 nghìn đồng tăng 4.143.618 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 4,9%) và kinh phí đầu tư XDCB trong năm của đơn vị tăng lên (kinh phí đầu tư XDCB đầu năm là 9.440.833 nghìn đồng, cuối năm là 19.698.005 nghìn đồng tăng 10.257.172 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 108,6%) Tuy nhiên, các khoản nhận trước của KH, tạm thu và nợ phải trả khác lại giảm Các khoản nhận trước của KH cuối năm so với đầu năm giảm 54.794 nghìn đồng (đầu năm là 193.031 nghìn đồng, cuối năm là 138.237 nghìn đồng) giảm 28,39%, tạm thu cuối năm so với đầu năm giảm 139.250 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,67%, các khoản tạm thu giảm là do kinh phí hoạt động bằng tiền trong năm của Trường giảm (đầu năm là 2.979.250 nghìn đồng, cuối năm là 2.840.000 nghìn đồng), và nợ phải trả khác cuối năm so với đầu năm giảm 2.652.252 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 13,85%.
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng là do tỷ trọng các khoản nhận trước chưa ghi thu cuối năm so với đầu năm tăng 3,54% (đầu năm các khoản nhận trước chưa ghi thu chiếm 80,43%, cuối năm chiếm 83,97%) và tỷ trọng phải trả nhà cung cấp tăng 0,32% (đầu năm phải trả nhà cung cấp chiếm 0,37%, cuối năm chiếm 0,7%) Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ trọng nợ phải trả khác cuối năm so với đầu năm giảm 3,48% (đầu năm nợ phải trả chiếm 16,46%, cuối năm chiếm 12,99%), tỷ trọng các khoản tạm thu cuối năm so với đầu năm giảm 0,33% (đầu năm chiếm 2,56%, cuối năm chiếm 2,24%), tỷ trọng các khoản nhận trước của khách hàng cuối năm so với đầu năm giảm 0,06% (đầu năm chiếm 0,17%, cuối năm chiếm 0,11%) Như vậy cơ cấu các khoản nhận trước chưa ghi thu chiếm tỷ trọng cao nhất trọng tổng nợ phải trả đó chính là do NSNN cấp (hạng mục giá trị còn lại của TSCĐ) Điều này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tài sản thuần của đơn vị cuối năm là 29.390.599 nghìn đồng, đầu năm là28.112.046 nghìn đồng, tăng so với đầu năm là 1.278.553 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,55% Việc tăng tài sản thuần nói trên là do các quỹ tăng1.128.553 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 4,14% và tài sản thuần khác tăng 150.000 với tỉ lệ tăng 30,85% Các quỹ tăng là do trong năm đơn vị tăng các quỹ khen thưởng (tăng 42.133 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 8,9%), tăng quỹ phúc lợi (cuối năm so với đầu năm tăng 301.676 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 60,95%), tăng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (cuối năm so với đầu năm tăng 2.812.833 nghìn đồng với tỷ lệ 25,34%), tăng quỹ PTHĐSN – hình thành TSCĐ (tăng 274.609 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,7%), tuy nhiên quỹ bổ sung thu nhập giảm ( cuối năm so với đầu năm giảm 2.302.696 nghìn đồng với tỷ lệ 16,26%) Tài sản sản thuần khác tăng lên nguyên nhân là do đơn vị trong năm đã tăng nguồn cải cách tiền lương 150.000 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 30,85% (đầu năm là 486.200 nghìn đồng, cuối năm là 636.200 nghìn đồng).
Tỷ trọng tài sản thuần trong tổng nguồn vốn của đơn vị cuối năm so với đầu năm giảm 0,68% là do tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh giảm 0,05% (đầu năm nguồn vốn kinh doanh chiếm 1,23%, cuối năm chiếm 1,17%) và tỷ trọng các quỹ giảm 0,38% (đầu năm các quỹ chiếm 97,05%, cuối năm chiếm 96,66%) Tuy nhiên tỷ trọng tài sản thuần khác lại tăng lên 0,44% (đầu năm tài sản thuần khác chiếm, 1,73%, cuối năm chiếm 2,16%)
Như vậy, qua phân tích về quy mô, sự biến động nguồn vốn của đơn vị Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội có thể thấy quy mô nguồn vốn huy động của đơn vị tăng lên Cơ cấu nguồn vốn huy động của đơn vị theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tài sản thuần
- Trường cần có kế hoạch giải ngân cụ thể đối với các khoản tạm thu, tránh bị ứ đọng vốn.
- Trường cần có kế hoạch dự toán phù hợp, đầy đủ và chi tiết ; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các quỹ đặc thù.
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
Bảng 3.1: Phân tích tình hình và kết quả hoạt động của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020 Đvt: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 ST TL
VI Thặng dư (Thâm hụt) trong năm 17.351.788 20.501.696 -3.149.908 -15,36%
2 Phân phối cho các quỹ 17.201.788 19.855.556 -2.653.768 -13,37%
3 Kinh phí cải cách tiền lương 150.000 646.140 -496.140 -76,79%
Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu chi phí và doanh thu của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020 Đvt: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch TT
Bảng 3.3: Phân tích tình hình quản lý CP và HQHĐ của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020 Đvt: lần
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 So sánh TL
2 HS chi phí hđ sxkddv 0,7127 0,6588 0,0539 8,19%
Bảng 3.4: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN Đvt: lần
Trường CĐ Du lịch Hà
Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội 31/12/2020 31/12/2019 31/12/202
2 HS chi phí hđ sxkddv 0,7127 0,6588 0,7451 0,5993
Nhìn chung kết quả và hiệu quả hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch HàNội năm 2020 giảm so với năm 2019 Điều này được thể hiện thông qua năm 2020 đơn vị có thặng dư 17.351.788 nghìn đồng, so với năm 2019 thì kết quả hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 đã giảm đi 3.149.908 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 15,36% Dẫn tới hiệu quả hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 (năm 2019 là 0,26 lần, năm 2020 là 0,22 lần, giảm 0,05 lần với tỷ lệ giảm 17,02%) Hay nói cách khác trong năm 2019 thì cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập thì đơn vị thu được 0,26 đồng thặng dư nhưng đến năm 2020 thì cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập thì đơn vị chỉ thu được 0,22 đồng thặng dư Tuy nhiên, so với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị cả năm 2019 và năm 2020 đều cao hơn Bên cạnh đó, hệ số chi phí của toàn đơn vị năm 2019 là 0,74 lần, năm 2020 là 0,78 lần, tăng 0,05 lần với tỷ lệ tăng 6,14% Hệ số này cho biết trong năm 2019, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì đơn vị phải bỏ ra 0,74 đồng chi phí nhưng đến năm 2020, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì đơn vị đã phải bỏ ra 0,78 đồng chi phí Tuy nhiên, so với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì hệ số chi phí của toàn đơn vị cả năm
2019 và năm 2020 đều thấp hơn.
Thặng dư trong năm Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội phân phối cho các quỹ năm 2019 là 19.855.556 nghìn đồng, năm 2020 là 17.201.788 nghìn đồng, giảm 2.653.768 với tỷ lệ giảm 13,37% Nguyên nhân là do quỹ khen thưởng; quỹ bổ sung thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị đều giảm Kinh phí cải cách tiền lương của đơn vị năm 2019 là 646.140 nghìn đồng, năm 2020 là 150.000 nghìn đồng, giảm 496.140 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 76,79%.
Nguyên nhân là do các sự thay đổi sau:
Đối với hoạt động hành chính, sự nghiệp:
Doanh thu hoạt động HCSN của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 là 20.988.413 nghìn đồng, tăng 2.040.389 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 10,77%, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng doanh thu của đơn vị là 26,59% (tăng 2,10% so với năm 2019) Chi phí hoạt động HCSN của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm
2020 là 20.598.992 nghìn đồng, tăng 2.061.972 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 11,12%,chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí của đơn vị là 33,45% (tăng 0,86% so với năm 2019) Số tăng của chi phí lớn hơn số tăng của doanh thu dẫn tới kết quả hoạt động HCSN của đơn vị năm 2019 thặng dư 411.005 nghìn đồng, đơn vị năm
2020 thặng dư 389.421 nghìn đồng, giảm 21.584 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 5,25%. Cho thấy trong cả 2 năm, nhà nước cấp kinh phí từ NSNN đủ để bù đắp chi phí cho hoạt động HCSN tại đơn vị
Doanh thu từ hoạt động HCSN tăng trong khi thặng dư giảm làm cho hiệu quả hoạt động HCSN của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 (năm 2019 là 0,022 lần, năm 2020 là 0,019 lần, giảm 0,003 lần với tỷ lệ giảm 14,46%) Hệ số này cho biết trong năm 2019, cứ 1 đồng doanh thu thu nhập từ hoạt động HCSN thì đơn vị thu được 0,022 đồng thặng dư nhưng đến năm 2020, cứ 1 đồng doanh thu thu nhập từ hoạt động HCSN thì đơn vị chỉ thu được 0,019 đồng thặng dư.
Nguyên nhân dẫn tới các sự thay đổi trên là do trong năm, Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội tăng các khoản chi thường xuyên (chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên; chi phí hao mòn TSCĐ) và các khoản chi không thường xuyên (chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên; chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng).
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ:
Doanh thu hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm
2020 là 57.216.661 nghìn đồng, giảm 318.533 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 0,55%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của đơn vị là 72,48% (giảm 1,86% so với năm 2019) Chi phí hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 là 40.780.969 nghìn đồng, tăng 2.876.674 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 7,59%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của đơn vị là 66,21% (giảm 0,41% so với năm 2019)
Chi phí của hoạt động SXKDDV tăng lên trong khi doanh thu từ hoạt động này giảm đi dẫn tới kết quả hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch HàNội năm 2020 giảm so với năm 2019 (năm 2019 thặng dư 19.630.899 nghìn đồng,năm 2020 thặng dư 16.435.693 nghìn đồng, giảm 3.195.206 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 16,28%) Trong cả 2 năm, doanh thu từ hoạt động SXKDDV đủ để bù đắp chi phí cho hoạt động SXKDDV tại đơn vị Đồng thời sự thay đổi trên cũng làm cho hệ số chi phí hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm
2020 tăng so với năm 2019 (năm 2019 là 0,66 lần, năm 2020 là 0,71 lần, tăng 0,0,05 lần với tỷ lệ tăng 8,19%) Hệ số này cho biết trong năm 2019, để tạo ra 1 đồng doanh thu từ hoạt động SXKDDV thì đơn vị phải bỏ ra 0,66 đồng chi phí nhưng đến năm 2020, để tạo ra 1 đồng doanh thu từ hoạt động SXKDDV thì đơn vị đã phải bỏ ra 0,71 đồng chi phí Nhìn chung trong năm 2020, về cơ bản đơn vị chưa sử dụng tiết kiệm chi phí cho hoạt động SXKDDV So với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì hệ số chi phí SXKDDV của đơn vị trong năm 2019 cao hơn nhưng năm 2020 đã thấp hơn.
Kết quả hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội giảm với tốc độ giảm nhanh hơn doanh thu hoạt động SXKDDV dẫn tới hiệu quả hoạt động SXKDDV của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 (năm 2019 là 0,34 lần, năm 2020 là 0,29 lần, giảm 0,05 lần với tỷ lệ giảm 15,81%).
Hệ số này cho biết trong năm 2019, cứ 1 đồng doanh thu thu nhập từ hoạt động SXKDDV thì đơn vị thu được 0,34 đồng thặng dư nhưng đến năm 2020, cứ 1 đồng doanh thu thu nhập từ hoạt động SXKDDV thì đơn vị chỉ thu được 0,29 đồng thặng dư So với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì hiệu quả hoạt động SXKDDV của đơn vị trong năm 2019 thấp hơn nhưng năm 2020 đã cao hơn.
Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trên là do các khoản chi phí quản lý như chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên; chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng; chi phí khấu hao TSCĐ đều tăng Năm 2020 dưới sự tác động của dịch Covid 19, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tích cực tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh và tiến hành tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trường Cùng với đó, dịch bệnh làm cho ngành du lịch trở nên gần như tê liệt cũng làm ảnh hưởng tới doanh thu SXKDDV của trường.
Đối với hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm
2020 là 731.129 nghìn đồng, giảm 164.442 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 18,36%, chiếm tỷ trọng 0,93% trong tổng doanh thu của đơn vị (giảm 0,23% so với năm
2019) Chi phí hoạt động tài chính của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 là 68.250 nghìn đồng, tăng 17.880 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 35,50%, chiếm tỷ trọng 0,11% trong tổng chi phí của đơn vị (tăng 0,02% so với năm 2019)
Phân tích tình hình công nợ và KNTT
Bảng 4.1: Phân tích quy mô công nợ của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Giá trị Tỉ lệ
2 Trả trước cho người bán 2.840.000 2.979.250 -139.250 -4,67%
4 Các khoản phải thu khác 386.740 944.766 -558.026 -59,06%
II Các khoản phải trả 127.028.938 116.304.627 10.724.311 9,22%
1 Phải trả nhà cung cấp 888.602 435.787 452.815 103,91%
2 Các khoản nhận trước của khách hàng 138.237 193.031 -54.794 -28,39%
7 Các khoản nhận trước chưa ghi thu 106.664.968 93.547.177 13.117.791 14,02%
Bảng 4.2: Phân tích cơ cấu công nợ và khả năng thanh toán của trường
Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020
Chỉ tiêu Đvt 31/12/2020 31/12/2019 Giá trị Tỉ lệ
1 Hệ số các khoản phải thu Lần 0,0241 0,0319 -0,0078 -24,36%
Các khoản phải thu Ngđ 3.776.256 4.609.225 -832.969 -18,07% Tổng tài sản Ngđ 156.419.537 144.416.673 12.002.864 8,31%
2 Hệ số các khoản phải trả Lần 0,8121 0,8053 0,0068 0,84%
Các khoản phải trả Ngđ 127.028.938 116.304.627 10.724.311 9,22%
3 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,2314 1,2417 -0,0103 -0,83%
Bảng 4.3: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường CĐ Du lịch Hà
Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội 31/12/2020 31/12/2019 31/12/202
1 Hệ số các khoản phải thu Lần 0,0241 0,0319 0,0216 0,0192
2 Hệ số các khoản phải trả Lần 0,8121 0,8053 0,8165 0,8227
3 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,2314 1,2417 1,2248 1,2155
-Phân tích các khoản phải thu:
Về quy mô các khoản phải thu: Các khoản phải thu của trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 3.776.256 nghìn đồng, giảm 832.969 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 18,07% so với đầu năm Cho biết quy mô vốn bị chiếm dụng của đơn vị cuối năm 2020 đã giảm xuống so với đầu năm Các khoản phải thu giảm xuống là do các khoản phải thu khách hàng giảm 135.698 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 20,06% ; trả trước cho người bán giảm 139.250 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 4,67% ; tuy nhiên nguyên nhân giảm chủ yếu là do các khoản phải thu khác Từ đó giúp cho trường có đủ nguồn lực để hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh.
Các khoản phải thu khác của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 386.740 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 59,06% so với đầu năm Trong năm 2020, đơn vị có phát sinh 86.655 nghìn đồng khoản tạm ứng cho nhân viên nhưng lại giảm các khoản phải thu khác hơn 700 triệu đồng từ 1.387.650 nghìn đồng xuống còn 682.922 nghìn đồng.
-Về cơ cấu các khoản phải thu: Hệ số các khoản phải thu của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 0,0241 lần, giảm 0,0078 lần so với cuối năm 2019, tỉ lệ giảm 24,36% Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm 31/12/2019, trong tổng tài sản của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có 0,0319 phần vốn bị chiếm dụng Nhưng đến cuối năm 2020 thì mức độ bị chiếm dụng vốn của đơn vị giảm xuống, chỉ bằng 0,0241 lần tổng tài sản Hệ số này giảm nguyên nhân là do các khoản phải thu cuối năm 2020 giảm so với cuối năm 2019 trong khi đó tổng tài sản tăng lên Cụ thể các khoản phải thu của đơn vị cuối năm 2020 giảm 832.969 nghìn đồng so với cuối năm 2019, tỉ lệ giảm 18,07% Tuy nhiên khi so sánh hệ số các khoản phải thu của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì chỉ tiêu này của nhà trường tại cả 2 thời điểm đã cao hơn (cụ thể tại cuối năm 2020 là 0,0241 lần so với 0,0216 lần và tại cuối năm 2019 là 0,0319 lần so với 0,0192 lần) Tổng tài sản cuối năm 2020 tăng 12.002.864 nghìn đồng so với cuối năm 2019, tỷ lệ tăng 8,31% Tổng tài sản tăng lên trong năm 2020 là do đơn vị trong kỳ hoàn thành mua sắm lắp đặt thang máy, trạm biến áp khu ký túc xá, từ đó làm tăng tài sản cố định Ngoài ra đơn vị còn đầu tư cải tạo, nâng cấp ký túc xá làm gia tăng khoản mục xây dựng cơ bản dở dang Hệ số này giảm mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản cuối năm so với đầu năm đã giảm đi, cho thấy được những dấu hiệu tích cực trong việc thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn của đơn vị; từ đó giúp đơn vị có đủ nguồn lực để hoạt động cũng như thực hiện các mục tiêu đề ra.
-Phân tích các khoản phải trả:
Về quy mô các khoản phải trả: Các khoản phải trả của trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 127.028.938 nghìn đồng, tăng 10.724.311 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 9,22% Cho biết quy mô vốn được tài trợ bởi vốn đi chiếm dụng của đơn vị cuối năm 2020 đã tăng lên so với đầu năm Nguyên nhân là do sự tăng lên các khoản mục cấu thành lên các khoản phải trả tăng mạnh hơn sự suy giảm của các khoản mục còn lại Cụ thể các khoản nhận trước của khách hàng giảm 54.794 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 28,39% ; các khoản tạm thu giảm 139.250 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 4,67% ; nợ phải trả khác giảm 2.652.252 nghìn đồng với tỉ lệ 13,85% ; trong khi đó, phải trả nhà cung cấp tăng 452.825 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 103,91% ; các khoản nhận trước chưa ghi thu tăng 13.117.791 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 14,02% Các khoản phải trả của đơn vị tăng lên, giúp cho đơn vị có thể tận dụng tối đa nguồn lực có thể để hoạt động cũng như phát triển.
Nợ phải trả khác của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 16.497.131 nghìn đồng, giảm 2.652.252 nghìn đồng với tỉ lệ giảm 13,85% Các khoản nợ phải trả khác của đơn vị giảm đi chủ yếu là do sự suy giảm gần 300 triệu đồng của các khoản mục các khoản phải nộp nhà nước ; sự suy giảm hơn 12 tỷ đồng của các khoản nợ phải trả khác Sự suy giảm này khiến cho sự gia tăng của khoản phải nộp theo lương (tăng hơn 6 triệu đồng) hay phải trả người lao động (tăng hơn 8 tỷ đồng); nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược (tăng hơn 40 triệu đồng) không còn đáng kể.
Các khoản nhận trước chưa ghi thu của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 106.664.968 nghìn đồng, tăng 13.117.791 nghìn đồng với tỷ lệ tăng
14,02% Các khoản nhận trước chưa ghi thu tăng lên là do sự gia tăng của NSNN cấp (hơn 4 tỷ đồng) và sự gia tăng của kinh phí đầu tư XDCB (hơn 10 tỷ đồng).
Về cơ cấu các khoản phải trả: Hệ số các khoản phải trả của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 0,8121 lần, tăng 0,0068 lần so với cuối năm
2019, tỉ lệ tăng 0,84% Khi so sánh với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội khi hệ số các khoản phải trả tại cả 2 thời điểm của đơn vị phân tích đã thấp hơn (cụ thể tại cuối năm 2020 là 0,8121 lần so với 0,8165 lần và tại cuối năm 2019 là 0,8053 lần và 0,8227 lần) Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm 31/12/2019, trong tổng tài sản của đơn vị có 0,8053 phần vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2020, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã gia tăng mức độ vốn đi chiếm dụng lên 0,8121 lần tổng tài sản, nhưng mức độ đi chiếm dụng của đơn vị đã thấp hơn so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội Hệ số này tăng lên là do các khoản phải trả và tổng tài sản đều tăng, nhưng tốc độ tăng của các khoản phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản Các khoản phải trả tăng 10.724.311 nghìn đồng với tỉ lệ 9,22% trong khi tổng tài sản tăng 12.002.864 nghìn đồng với tỉ lệ 8,31% Hệ số này tăng cho thấy mức độ vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng trong tổng tài sản của đơn vị cuối năm so với đầu năm đã tăng lên Đơn vị tận dụng tối đa được các nguồn lực để phục vụ hoạt động cũng như thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, các khoản phải trả của đơn vị đều lớn hơn các khoản phải thu, chứng tỏ đơn vị đi chiếm dụng vốn nhiều hơn Hệ số các khoản phải trả lớn hơn hệ số các khoản phải thu tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm chứng tỏ mức độ vốn đi chiếm dụng của đơn vị lớn hơn mức độ vốn bị chiếm dụng.
*Phân tích khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cuối năm 2020 là 1,2314 lần, giảm 0,0103 lần so với đầu năm, tỷ lệ giảm 0,83%.
Hệ số khả năng thanh toán của trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội là tại cuối năm 2020 là 1,2248 lần, và tại cuối năm 2019 là 1,2155 lần, chính vì vậy mà hệ số khả năng thanh toán tổng quát của đơn vị đã cao hơn so với đơn vị cùng ngành Hệ số này cho biết, tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội có khả năng thanh toán được 1,2417 lần nợ phải trả Nhưng đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của đơn vị chỉ có khả năng thanh toán được 1,2314 lần nợ phải trả Tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, hệ số khả năng thanh toán của đơn vị đều lớn hơn 1 cho thấy đơn vị vẫn duy trì được khả năng thanh toán nợ phải trả Như vậy so với đầu năm 2020 thì khả năng thanh toán tổng quát của đơn vị tại thời điểm cuối năm đã giảm đi Nguyên nhân là do trong năm 2020, tổng tài sản và nợ phải trả của đơn vị đều tăng nhưng tỉ lệ tăng của nợ phải trả lớn hơn tỉ lệ tăng của tổng tài sản
Giai đoạn 2019-2020, thế giới đang phải trải qua dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề Doanh thu của đơn vị bị ảnh hưởng khiến cho khả năng bù đắp chi phí của đơn vị bị giảm xuống Đơn vị đã phải tăng cường sử dụng nguồn vốn chiếm dụng cũng như giảm mức độ bị chiếm dụng vốn đi để đủ khả năng bù đắp cho các khoản chi phát sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh Từ đó làm gia tăng các khoản nợ phải trả cũng như là tiền đề giảm khả năng thanh toán của đơn vị.
Quy mô nợ phải thu giảm, quy mô nợ phải trả tăng thì mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản thì có xu hướng giảm và đã đạt mức cao hơn so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội Mức độ vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng trong tổng tài sản có xu hướng tăng, chỉ tiêu này lại có sự yếu thế hơn đơn vị cùng ngành Đơn vị có khả năng thanh toán được toàn bộ số nợ phải trả bằng tổng tài sản và đã cao hơn so với khả năng thanh toán của trường Cao đẳng Công nghiệp Nội Tuy nhiên, khả năng này đang có xu hướng giảm
- Trong năm tới để cải thiện được tình hình công nợ thì đơn vị cần phải rà soát chi tiết các khoản nợ phải trả, các khoản thu theo từng đối tượng, đảm bảo tiến độ thu hồi nợ cũng như tiến độ thanh toán nâng cao uy tín của đơn vị.
- Đơn vị cần thực hiện đúng các mục tiêu đề ra theo dự toán ngân sách nhà nước, lập kế hoạch cụ thể chi tiết trong việc thu chi các quỹ cũng như thu chi có mục tiêu rõ ràng.
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 5.1: Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020
Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ
Doanh thu và thu nhập Ngđ 78.940.912 77.392.028 1.548.884 2,00%
Doanh thu hoạt động hành chính, sự nghiệp
Doanh thu hoạt động sxkd,dv Ngđ 57.216.661 57.535.194 -318.533 -0,55%
Tài sản bình quân Ngđ 150.418.105 131.888.432,5 18.529.672,5 14,05%
Tài sản đầu kỳ Ngđ 144.416.673 119.360.192 25.056.481 20,99% Tài sản cuối kỳ Ngđ 156.419.537 144.416.673 12.002.864 8,31%
1.Hiệu Suất sử dụng tài sản
2 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố (lần)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng
Bảng 5.2: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Hiệu suất sử dụng tài sản Lần 0,3492 0,3492 0,5868 0,2998
Hiệu suất sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2019 là0,5868 lần và năm 2020 là 0,5248 lần Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,0620 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 10,56% Có nghĩa là trong năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động của Trường thì nhà trường thu được 0,5868 đồng doanh thu thu nhập nhưng đến năm 2020, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động của
Trường thì nhà trường chỉ thu được 0,5248 đồng doanh thu thu nhập Như vậy, so với năm 2019 thì hiệu suất sử dụng tài sản của Trường đã giảm đi Trong thời gian đó, hiệu suất sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội năm 2019 là 0,2998 lần và năm 2020 là 0,3492 lần Như vậy, so với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, hiệu suất sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong cả 2 năm đều cao hơn hay còn nói bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động thì Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong cả 2 năm đều thu được doanh thu thu nhập cao hơn Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.
Hiệu suất sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tổng doanh thu thu nhập (DT) và Tổng tài sản bình quân (TS).
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:
Tổng tài sản bình quân (TS)
Tổng tài sản bình quân của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, tổng tài sản bình quân của Trường năm 2019 là 131.888.432,5 nghìn đồng, năm 2020 là 150.418.105 nghìn đồng, như vậy năm
2020 so với năm 2019 đã tăng 18.529.672,5 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,05% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tổng tài sản bình quân của Trường tăng lên đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của Trường giảm 0,0723 lần. Đây là nhân tố chủ yếu làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản của Trường
Tổng tài sản bình quân của Trường năm 2020 tăng so với năm 2019 là do tiền bình quân tăng 7.451.948 nghìn đồng, các khoản phải thu bình quân tăng1.295.630,5 nghìn đồng (trong đó: trả trước cho người bán bình quân tăng1.420.000 nghìn đồng), tài sản cố định bình quân tăng 307.128,5 nghìn đồng (trong đó: tài sản cố định hữu hình bình quân tăng 514.304,5 nghìn đồng) và xây dựng cơ bản dở dang bình quân tăng 9.479.002,5 nghìn đồng Cho thấy nhà trường đang hướng tới nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó thu hút thêm được giảng viên và sinh viên Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp thì nhà trường cũng tận dụng thời gian sinh viên ở nhà để nâng cấp đầu tư, hỗ trợ sinh viên sau đại dịch đi học có cơ sở vật chất tốt hơn, giúp cho các hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi hơn.
Tổng doanh thu và thu nhập (DT)
Tổng doanh thu và thu nhập của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, tổng doanh thu và thu nhập của trường năm 2019 là 77.392.028 nghìn đồng và năm 2020 là 78.940.912 nghìn đồng, như vậy năm 2020 so với năm 2019 tổng doanh thu và thu nhập của Trường đã tăng 1.548.884 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,00% Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự thay đổi của tổng doanh thu và thu nhập làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của trường tăng 0,0103 lần Doanh thu, thu nhập của Trường năm
2020 tăng lên so với năm 2019 chủ yếu là do doanh thu hoạt động hành chính, sự nghiệp của trường năm 2020 là 20.988.413 nghìn đồng đã tăng 2.040.389 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,77% so với năm 2019 trong đó doanh thu từ NSNN cấp thường xuyên tăng 740.520 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,09% và doanh thu từ NSNN cấp không thường xuyên tăng 1.264.737 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 266,90% Chứng tỏ trong năm 2020, doanh thu và thu nhập của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tăng chủ yếu đến từ NSNN cấp tăng lên do ảnh hưởng của dịch bệnh và điều này được coi là phù hợp đối với một đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo 1 phần chi thường xuyên.
Mặt khác, tổng tài sản BQ của trường CĐ du lịch HN năm 2020 tăng so với năm 2019 là 18.529.672,5 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 14,05% từ đó tổng doanh thu và thu nhập của Trường năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1.548.884 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 2% nhưng tỷ lệ tăng của DT, TN chậm hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản BQ cho nên xét một cách tổng thể thì so với năm 2019 thì hiệu suất sử dụng tài sản của Trường trong năm 2020 đã giảm đi Tuy nhiên, do bối cảnh đại dịch covid
19 nên không đánh giá là khuyết điểm của trường trong quá trình quản lý.
Hiệu suất sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 giảm đi so với năm 2019 nguyên nhân là do trong năm 2020 cả tổng doanh thu thu nhập và tổng tài sản bình quân của trường đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu thu nhập là 2,00% thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân là 14,05% Như vạy, việc giảm hiệu suất sử dụng tài sản nói trên về lâu dài là chưa hợp lý
Trong năm tới để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản thì Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần phải:
-Nâng cao uy tín chất lượng giảng dạy của nhà trường, đa dạng hóa hình thức giảng dạy và đào tạo
-Hàng tuần tổ chức mời giảng viên có trình độ chuyên môn cao về giảng dạy tại trường đồng thời bồi dưỡng các giảng viên trong trường nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút số lượng sinh viên đến tuyển sinh góp phần tăng doanh thu thu nhập cho trường
-Có các chính sách sử dụng tài sản hợp lý để tạo ra doanh thu thu nhập cho nhà trường mà không bị lãng phí nguồn lực.
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định
Bảng 6.1: Phân tích hiệu suất sử dụng VCĐ của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020 Đvt: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ lệ a DT hoạt động HCSN Ngđ 20.988.413 18.948.024 2.040.389 10,77% b DT hoạt động SXKDDV Ngđ 57.216.661 57.535.194 -318.533 -0,55%
3 Hiệu suất sử dụng VCĐ
Bảng 6.2: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Hà Nội Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 0,9022 0,3974 0,8855 0,3367
Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn cố định của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 là 0,9022 lần và năm 2019 là 0,8855 lần Như vậy, so với năm 2019 thì hiệu suất sử dụng vốn cố định của trường đã tăng lên 0,0167 lần tương ứng với tốc độ tăng là 1,89% Khi so sánh hệ số trên với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì đơn vị phân tích vẫn đạt hiệu suất sử dụng vốn cố định cao hơn tại cả 2 năm 2019 và 2020 (cụ thể tại năm 2019 là 0,9022 lần so với 0,3974 lần và tại năm 2020 là 0,8855 lần so với 0,3367 lần) Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho thấy rằng, trong năm 2019, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị thì đơn vị thu được 0,8855 đồng Doanh thu hoạt động nhưng đến năm 2020 thì bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị thì đơn vị thu được 0,9022 đồng doanh kinh doanh Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có sự tăng lên là do ảnh hưởng của 2 nhân tố là Doanh thu hoạt động và vốn cố định bình quân Để có được đánh giá chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu ảnh hưởng.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:
Nhân tố vốn cố định bình quân
Vốn cố định bình quân của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, Vốn cố định bình quân của trường tại năm
2020 là 86.682.349 nghìn đồng và tại năm 2019 là 86.375.220 nghìn đồng So sánh với năm 2019 thì chỉ tiêu này tại năm 2020 đã tăng lên 307.129 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 0,36% Khi so sánh với tốc độ tăng của doanh thu kinh doanh thì tốc độ tăng của vốn cố định bình quân đã chậm hơn (cụ thể 0,36% với 2,25%) Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì vốn cố định bình quân tăng lên như vậy khiến cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi 0,0031 lần Vốn cố định bình quân tăng dưới sự chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như sau
Vốn cố định bình quân có sự gia tăng chủ yếu đến từ nguồn tăng tài sản cố định hữu hình khi đơn vị đầu tư mua thêm những tài sản cố định hữu hình Đơn vị hoàn thành một phần mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp khu ký túc xá Tài sản cố định vô hình thì lại có sự suy giảm nhẹ
Dưới tác động của đại dịch COVID cũng với những chính sách nhằm đối phó với đại dịch trong thời kỳ đã có ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của đơn vị Đơn vị đã tận dụng được thời gian mà các cán bộ công nhân viên – sinh viên thực hiện giãn cách để tăng đầu tư vào tài sản cố định nhằm nâng cao điều kiện giảng dạy ngay sau khi mọi hoạt động trở lại sau đại dịch Bên cạnh đó, chính sách nhà nước, chính sách hoạt động của đơn vị cũng có sự ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn có định bình quân
Nhân tố doanh thu hoạt động kinh doanh
Doanh thu kinh doanh của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, doanh thu kinh doanh của trường tại năm
2020 là 78.205.074 nghìn đồng và tại năm 2019 là 76.483.218 nghìn đồng So sánh với năm 2019 thì chỉ tiêu này tại năm 2020 đã tăng lên 1.721.856 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 2,25% Doanh thu kinh doanh của trường tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng doanh thu từ hoạt động hành chính sự nghiệp, năm 2019 là 18.948.024 nghìn đồng tăng 2.040.389 nghìn đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,77% Doanh thu kinh doanh là nhân tố có sự tác động chủ yếu đến sự thay đổi của hiệu suất sử dụng vốn cố định của đơn vị Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự thay đổi của doanh thu kinh doanh làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,0198 lần Doanh thu kinh doanh có sự thay đổi là do bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên nên nguồn thu vẫn được do nhà nước cấp Bên cạnh đó, theo đặc thù hoạt động thì hoạt động kinh doanh là nguồn thu chính, chủ yếu đến từ học phí của sinh viên Doanh thu hoạt động tăng lên là do doanh thu hoạt động hành chính sự nghiệp đã tăng 2.040.389 nghìn đồng với tốc độ tăng là 10,77% nhưng bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động chính của đơn vị ghi nhận giảm 318.533 nghìn đồng tương ứng đã giảm 0,55% Trong giai đoạn này thì nguồn thu tự chủ của đơn vị có sự suy giảm có thể ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, với kế hoạch hoạt động chưa hiệu quả, đơn vị cần nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh thu của hoạt động chính của mình Nhìn chung trong năm 2020 thì nguồn thu kinh doanh của đơn vị được đặt dưới sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
Sự thay đổi của doanh thu kinh doanh phần lớn còn khá nhiều sự phụ thuộc vào chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ Cùng với đó, dưới sự tác động của đại dịch COVID-19 khiến cho các hoạt động của đơn vị cũng cần thay đổi tích cực để nhanh chóng thích ứng với bối cảnh đại dịch lúc bấy giờ Nguồn thu đến từ ngân sách nhà nước đã phần nào giúp đơn vị giảm bớt gánh nặng chi, cũng như giúp cho đơn vị vượt qua thời kỳ khó khăn dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 đã có sự gia tăng so với năm 2019 Và khi so sánh với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì hệ số của đơn vị phân tích đã cao hơn Nhìn chung trong giai đoạn với nhiều sự biến động khó lường của đại dịch cũng như chính sách của nhà nước, chính sách hoạt động của đơn vị trong thời kỳ đã có ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của đơn vị Sự gia tăng của hiệu suất sử dụng vốn cố định chịu sử ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu kinh doanh và vốn cố định bình quân, trong đó thì doanh thu kinh doanh đã có tốc độ gia tăng nhanh hơn, điều này đã làm cải thiện hiệu suất sử dụng vốn cố định của đơn vị, điều này được đánh giá là hợp lý
- Đầu tư tài sản cố một cách hợp lý, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí
- Cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút cán bộ công nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, bên cạnh đó hướng tới thu hút sinh viên theo học tại trường ví dụ như: kết hợp đẩy mạnh truyền thông, tổ chức nhiều hoạt động và sự kiện trong và ngoài nhà trường….
- Nâng cao uy tín của nhà trường trong lĩnh vực hoạt động của mình nhờ đào tạo chuyên sâu, chất lượng đầu ra cao, đóng góp nhân lực chất lượng cho ngành du lịch…
- Có chính sách hoạt động phù hợp với đặc thù ngành nghề và theo từng thời kỳ hoạt động.
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bảng 7.1: Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020 Đvt: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019
- DT hoạt động SXKDDV (DT HĐ ) nghìn đồng 57.216.661 57.535.194 -318.533 -0,55
- VLĐ bq (V LĐ ) nghìn đồng 49.166.339 40.422.797 8.743.54
1 Số vòng luân chuyển VLĐ (SV LĐ ) vòng 1,1637 1,4233 -0,2596 -18,24
2 Kỳ luân chuyển VLĐ (K LĐ ) ngày 309,35 252,93 56,42 22,31
3 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố a Mức độ ảnh hưởng của V LĐ
+ đến SV LĐ : ∆SV LĐ (V LĐ ) vòng = 57.535.194
49.166 339 −1,4233=¿ -0,2531 + đến K LĐ : ∆K LĐ (V LĐ ) ngày = 49.166 339
57.535.194 x 360−252,93 =¿ 54,71 b Mức độ ảnh hưởng của DT HĐ
+ đến SV LĐ : ∆SV LĐ (DT HĐ ) vòng = 1,1637 −57.535.194
49.166 339 =¿ -0,0065 + đến K LĐ : ∆K LĐ (DT HĐ ) ngày = 309,35 – 360 x 49.166 339
5 Số vốn lưu động tiết kiệm (lãng phí) nghìn đồng = 56,42 x 57.216 661
Bảng 7.2: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
1 Số vòng luân chuyển VLĐ (SV LĐ ) vòng 1,1637 1,4605 1,4233 1,2603
2 Kỳ luân chuyển VLĐ (K LĐ ) ngày 309,35 246,49 252,93 285,65
Số vòng luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 là 1,1637 vòng, năm 2019 là 1,4233 vòng, giảm 0,2596 vòng với tỷ lệ giảm tương ứng 18,24% Từ đó, kỳ luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 là 309,35 ngày, năm 2019 là 252,93 ngày, tăng 56,42 ngày với tỷ lệ tăng 22,31% Như vậy trong năm 2019, bình quân VLĐ quay được 1,4233 vòng và 1 vòng luân chuyền VLĐ trong năm hết 252,93 ngày Nhưng đến năm 2020, bình quân VLĐ quay được 1,1637 vòng và 1 vòng luân chuyền VLĐ trong năm hết 309,35 ngày Từ đó, thấy được tốc độ luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội trong năm 2020 chậm hơn năm 2019 từ đó làm lãng phí 8.967.334,87 nghìn đồng.
Khi so sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, ta thấy được vốn lưu động của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội trong năm 2019 đã có số vòng luân chuyển nhiều hơn (cụ thể SVlđ năm 2019 là 1,4233 vòng so với 1,2603 vòng) từ đó mà đơn vị phân tích kỳ luân chuyển ngăn hơn (cụ thể 252,93 ngày so với 285,65 ngày) Tuy nhiên đến năm 2020 thì VLĐ của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã quay được ít vòng hơn so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (cụ thể 1,1637 vòng so với 1,4605 vòng), điều này dẫn đến kỳ luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 chậm hơn kỳ luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (cụ thể 309,35 ngày so với 246,49 ngày).
Và trong khi Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội trong năm lãng phí 8.967.334,87 nghìn đồng thì Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội đã có thể tiết kiệm được 2.168.797,77 nghìn đồng.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố VLĐ bình quân (VLĐ)
Vốn lưu động bình quân (VLĐ) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm
2020 là 49.166.339 nghìn đồng, năm 2019 là 40.422.797 nghìn đồng, tăng 8.743.542 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 21,63% Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì sự thay đổi của VLĐ bình quân của trường đã làm cho số vòng luân chuyển VLĐ của trưởng trong năm 2020 giảm 0,2531 vòng và kỳ luân chuyển VLĐ của trường trong năm 2020 tăng 54,71 ngày
Vốn lưu động bình quân (VLĐ) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm
2020 tăng so với năm 2019 là do các nguyên nhân như: quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động, chính sách đầu tư, sử dụng vốn, môi trường kinh doanh, chính sách nhà nước… Cụ thể:
Vốn lưu động bình quân (VLĐ) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm
2020 tăng so với năm 2019 là do bình quân Tiền và Các khoản phải thu trong năm có xu hướng tăng và bình quân HTK lại có xu hướng giảm Tuy nhiên, bình quân Tiền và Các khoản phải thu có sự gia tăng nhiều hơn Trong năm, trường từng bước phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa phương thức, loại hình đào tạo Không ngừng đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Năm 2020, bởi sử ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trường đã tích cực đã tiến hành các hoạt động triển khai đào tạo trực tuyến các môn học lý thuyết, triển khai hạng mục họp và dạy học trực tuyến Tuy nhiên, để đánh giá được VLĐ bình quân tăng hay giảm có hợp lý hay không cần xem xét với sự thay đổi của DT từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị cụ thể ở đây là hoạt động giảng dạy của trường.
Nhân tố DT hoạt động SXKDDV (DTHĐ)
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (DTHĐ) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 là 57.216.661 nghìn đồng, năm 2019 là 57.535.194 nghìn đồng, giảm 318.533 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 0,55% Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì sự thay đổi của Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của trường đã làm cho số vòng luân chuyển VLĐ của trưởng trong năm 2020 giảm 0,0065 vòng và kỳ luân chuyển VLĐ của trường trong năm 2020 tăng 1,71 ngày
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ (DTHĐ) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 là do trong năm 2020, mọi lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, do đó, hoạt động bồi dưỡng cán bộ, đào tạo nhân sự cho ngành du lịch giảm Có thể thấy kết quả tuyển sinh năm 2020 của các cơ sở GDNN du lịch đều thấp hơn so với năm 2019 Không những khó khăn về tuyển sinh mà công tác đào tạo cũng gặp rất nhiều vấn đề khi các cơ sở giáo dục chỉ được phép dạy trực tuyến vì vậy chứng chỉ đào tạo nghề cũng có sự sụt giảm
Tốc độ luân chuyển VLĐ của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 chậm hơn so với năm 2019, nguyên nhân là do doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của trường giảm nhưng VLĐ bình quân lại có dấu hiệu tăng
Giải pháp Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ thì trường cần đưa ra những chính sách sử dụng VLĐ tiết kiệm, có hiệu quả, hợp lý, rút ngắn thời gian VLĐ lưu lại trong từng khâu của quá trình hoạt động… Để đáp ứng nguồn nhân lực có kỹ năng cho ngành du lịch, Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội cần có những đổi mới trong chương trình giảng dạy, nâng chuẩn đầu ra, mời các chuyên gia từ các doanh nghiệp đến giảng dạy Ngoài ra, cần đưa vào chương trình đào tạo các kiến thức mới về các loại hình du lịch mới…
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 8.1: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội
Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Tổng tài sản bình quân Ngđ 150.418.105 131.888.433 18.529.673 14,05
Thặng dư/thâm hụt trong năm Ngđ 17.351.788 20.501.696 -3.149.908 -15,36
Bảng 8.2: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Hiệu quả sử dụng tài sản Lần 0,1154 0,0358 0,1554 0,0450
Hiệu quả sử dụng tài sản (HQTS) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm
2020 là 0,1154 lần; năm 2019 là 0,1554 lần, như vậy so với năm 2019 thì năm
2020 hiệu quả sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội đã giảm 0,04 lần với tỷ lệ giảm là 25,74% Như vậy trong năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị thì đơn vị thu được 0,1554 đồng thặng dư; bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị trong năm 2020 thì đơn vị chỉ thu được 0,1154 đồng thặng dư Như vậy so với năm 2019 thì năm 2020 hiệu quả sử dụng tài sản của Trường CĐDL Hà Nội đã giảm đi do ảnh hưởng của 2 nhân tố là Hiệu suất sử dụng tài sản (HSTS) và Hiệu quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp (ROS) Hiệu quả sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội vẫn cao hơn Hiệu quả sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội, cụ thể: HQTS của Trường CĐCN Hà Nội năm
2020 là 0,0358 lần; năm 2019 là 0,0450 lần; giảm 0,0092 lần với tỷ lệ giảm là 20,39% Để có được đánh giá chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu ảnh hưởng.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:
Nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản:
Do hiệu suất sử dụng tài sản (HSTS) của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2020 là 0,5248 lần; năm 2019 là 0,5868 lần; như vậy so với năm 2020 thì HSTS của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội đã giảm 0,062 lần với tỷ lệ giảm là 10,57% Hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy rằng, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động của đơn vị thì đơn vị tạo ra được 0,5868 đồng doanh thu thu nhập tại năm 2019 nhưng đến năm 2020 thì bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động của đơn vị thì đơn vị chỉ tạo ra được 0,5248 đồng doanh thu thu nhập, tương đương đã giảm 0,0620 đồng Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự thay đổi của HSTS đã làm cho HQTS giảm 0,0164 lần Đây cũng là nhân tố có sự tác động thứ yếu đến sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản của đơn vị Hiệu suất sử dụng tài sản của Trường CĐDL Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 là do chịu tác động của nhiều nguyên nhân:
Hiệu suất sử dụng tài sản của Trường CĐDL Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019 là do cả tổng doanh thu, thu nhập và tổng tài sản bình quân của đơn vị đều có xu hướng tăng, cụ thể Tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.548.884 nghìn đồng, Tổng tài sản bình quân tăng 18.529.673 nghìn đồng; nhưng tốc độ tăng của Tổng tài sản bình quân (14,05%) lại nhanh hơn so với tốc độ tăng của Tổng doanh thu, thu nhập (2,00%) Về cơ bản, hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị có dấu hiệu suy giảm như vậy thì công tác quản lý, sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng du lịch
Hà Nội trong năm 2020 chưa hiệu quả so với năm 2019 Hầu hết tất cả các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của đơn vị trong năm 2020 đều có sự giảm đi so với năm
2019, riêng doanh thu hoạt động hành chính sự nghiệp dưới nguồn thu từ ngân sách nhà nước tăng Hoạt động kinh doanh dịch vụ của trường chủ yếu là dịch vụ dạy học nhưng tuy nhiên lại ghi nhận giảm so với năm 2019
Giai đoạn năm 2019 – 2020 là giai đoạn rất khó khăn khi nhất là trong năm
2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của đơn vị, làm cho doanh thu của đơn vị giảm sút nhất là trong hoạt động chính là hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình, doanh thu trong giai đoạn phần lớn đến từ nguồn thu Ngân sách nhà nước, chính sách của nhà nước cũng đã thay đổi để hỗ trợ cho đơn vị, đây cũng có thể coi là bước đệm của đơn vị, cũng như tháo gỡ được khó khăn mà đơn vị phải đối mặt trong thời gian đại dịch đó Hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị cũng cần hướng tới cái nhìn tích cực hơn trong tương lai, vì đa phần trong thời gian này, các cán bộ công nhân viên cũng như sinh viên của nhà trường cũng cần thực hiện giãn cách xã hội, nên công tác quản, sử dụng tài sản chưa đạt được hiệu quả.
Nhân tố hiệu quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp (ROS):
Hiệu quả hoạt động của Trường CĐDL Hà Nội năm 2020 là 0,2198 lần; năm
2019 là 0,2649 lần; như vậy so với năm 2019 thì ROS của trường đã giảm 0,0451 lần với tỷ lệ giảm là 17,03% Như vậy, trong năm 2019, trong 1 đồng doanh thu, thu nhập mà đơn vị thu được thì đơn vị thu về được 0,2649 đồng thặng dư; nhưng sang đến năm 2020 thì 1 đồng doanh thu, thu nhập mà đơn vị thu được thì đơn vị chỉ thu về 0,2198 đồng thặng dư Trong điều kiện HSTS không thay đổi thì sự thay đổi của ROS đã làm cho HQTS giảm 0,0237 lần Đây là nhân tố có sự tác động chủ yếu đến sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản của đơn vị ROS giảm cho thấy trong năm Trường CĐDL Hà Nội chưa sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan:
Hệ số sinh lời hoạt đồng (ROS) của Trường CĐDL Hà Nội năm 2020 giảm đi so với năm 2019 là do thặng dư của đơn vị thu được đã giảm 3.149.908 nghìn đồng, trong khi đó tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.548.884 nghìn đồng Doanh thu tăng chủ yếu là tăng từ nguồn thu ngân sách nhà nước, nhưng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ lại có doanh thu lớn nhất Tuy nhiên chi phí của hoạt động kinh doanh dịch vụ và chi phí của các hoạt động khác tăng khá cao Hiệu quả quản trị chi phí của trường tại cả 2 năm nhìn chung chưa cao Tuy nhiên doanh thu thu nhập của đơn vị vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh trong kỳ
Dưới tác động của đại dịch COVID cũng với những chính sách nhằm đối phó với đại dịch trong thời kỳ đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đơn vị Doanh thu của đơn vị trong năm 2020 phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước, doanh thu hoạt động chính có sự suy giảm, các chi phí phát sinh khi phải chuyển đổi thực hiện giãn cách cũng tăng lên khá nhiều dưới hệ quả của đại dịch Nhà nước đã có sự hỗ trợ kịp thời để bù đắp được những khoản chi phí trong chi thường xuyên và không thường xuyên, giúp đơn vị giảm được gánh nặng chi phí
Hiệu quả sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm
2020 đã giảm 0,04 lần so với năm 2019 với tỷ lệ giảm tương ứng là 25,74% Cho thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản của Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội trong năm 2020 chưa hiệu quả so với năm 2019 Nguyên nhân là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp của đơn vị đều giảm, điều này về cơ bản là chưa hợp lý, nếu duy trì tình trạng lâu dài có thể đem đến rủi ro hoạt động cho đơn vị.
- Hoàn thiện nâng cấp tài sản cố định của nhà trường đúng tiến độ, tránh làm phát sinh chi phí hoàn thành
- Đầu tư tài sản một cách hợp lý, tránh đầu tư giàn trải, lãng phí
- Có chính sách huy động vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động cũng như cơ chế hoạt động theo chính sách nhà nước
- Xây dựng chính sách cũng như hoàn thiện và đổi mới công tác chi phí tương ứng với sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội, tiết kiệm tối đa nguồn lực
- Cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút cán bộ công nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, bên cạnh đó hướng tới thu hút sinh viên theo học tại trường
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thuần
Bảng 9.1: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thuần của trường Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội 2019-2020
Chỉ tiêu Đvt Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ lệ a, Thặng dư/Thâm hụt Ngđ 17.351.788 20.501.696 -3.149.908 -15,36% b, Tài sản thuần bình quân Ngđ 28.751.322,5 24.525.071,5 4.226.251 17,23%
1, Hiệu quả sử dụng tài sản thuần (HQ TSN ) = a/b (lần)
Lần 0,6035 0,8359 -0,2324 -27,81% c, Tài sản bình quân Ngđ 150.418.105 131.888.432,5 18.529.673 14,05%
2, Hệ số TS/TS thuần = c/b
Lần 5,2317 5,3777 -0,1460 -2,72% d, Tổng doanh thu thu nhập Ngđ 78.940.912 77.392.027 1.548.885 2,00%
3, Hiệu suất sử dụng tài sản
∆ HQ TSN(Hệ số TS /TS thuần) Lần (5,2317 - 5,3777) x 0,5868 x 0,2649 = -0,0227
Bảng 9.2: So sánh với Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Trường Cao đẳng du lịch HN
Trường Cao đẳng Công nghiệp HN
Hiệu quả sử dụng tài sản thuần Lần 0,6035 0,1987 0,8359 0,3501
Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng tài sản thuần của TrườngCao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2020 là 0,6035 lần và năm 2019 là 0,8359 lần Như vậy, so với năm 2019 thì hiệu quả sử dụng tài sản thuần của trường đã giảm đi0,2324 lần tương ứng với tốc độ giảm là 27,81% Khi so sánh với hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội thì chỉ tiêu đã đạt giá trị tại cả 2 năm đều cao hơn (cụ thể tại năm 2020 là 0,6035 lần so với
0,1987 lần và năm 2019 là 0,8359 lần so với 0,3501 lần) Điều này cho thấy rằng, trong năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản thuần tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị thì đơn vị thu được 0,8359 đồng thặng dư (đã thu về nhiều thặng dư hơn so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) nhưng đến năm 2020 thì bình quân 1 đồng tài sản thuần tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị thì đơn vị chỉ thu được 0,6035 đồng thặng dư, tuy nhiên bình quân 1 đồng tài sản thuần tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị đã thu về thặng dư nhiều hơn so với trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội là 0,4048 lần Hiệu quả sử dụng tài sản thuần của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có sự giảm đi nói trên là do ảnh hưởng của 3 nhân tố Hệ số tài sản/Tài sản thuần, Hiệu suất sử dụng tài sản và Hệ số sinh lời hoạt động Để có được đánh giá chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu ảnh hưởng.
Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:
Nhân tố Hệ số tài sản/Tài sản thuần
Hệ số tài sản/Tài sản thuần (Ht) của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, Hệ số tài sản/Tài sản thuần của trường tại năm 2020 là 5,2317 lần và tại năm 2019 là 5,3777 lần So sánh với năm
2019 thì hệ số này tại năm 2020 đã giảm đi 0,1460 lần Hệ số tài sản/tài sản thuần cho thấy rằng, tại năm 2019 tài sản của đơn vị có thể được tài trợ bởi 5,3777 lần tài sản thuần nhưng đến năm 2020 thì tài sản của đơn vị chỉ có thể được tài trợ bởi 5,2317 lần tài sản thuần, đã giảm 0,1460 lần Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số tài sản/tài sản thuần của đơn vị giảm đi đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị trong năm 2020 giảm 0,0227 lần Đây là nhân tố có sự tác động thứ yếu đến sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị.
Sự thay đổi của Hệ số tài sản/tài sản thuần bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên Các hoạt động tài chính cùng với cơ sở huy động nguồn lực của trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn lực do Ngân sách nhà nước cấp nên công tác huy động vốn từ tài sản thuần của đơn vị còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó đứng trên vai trò là một đơn vị hành chính sự nghiệp, sự huy động nguồn lực tài sản thuần chủ yếu đến từ các quỹ như: Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp…
Hệ số tài sản/tài sản thuần có sự thay đổi như vậy là do trong năm 2020, tổng tài sản bình quân của đơn vị đã có sự gia tăng so với năm 2019 (cụ thể là 14,05%) tuy nhiên lại có mức tăng chậm hơn so với tổng tài sản thuần bình quân (cụ thể là 17,23%) Tài sản thuần bình quân trong năm 2020 đã có sự gia tăng so với năm
2019 chủ yếu đến từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị, bên cạnh đó ta cũng có thể thấy nguồn cải cách tiền lương cũng có sự gia tăng đáng kể Tổng tài sản bình quân có sự thay đổi chủ yếu là do các danh mục tài sản cố định và tài sản xây dựng dở dang chưa hoàn thành của trường có sự tăng thêm, khi trường đang đầu tư cải thiện hệ thống kí túc xá và hệ thống thang máy phục vụ cho các hoạt động của cán bộ công nhân viên và sinh viên của trường
Sự thay đổi của hệ số tài sản/tài sản thuần phần lớn còn khá nhiều sự phụ thuộc vào chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ Cùng với đó, dưới sự tác động của đại dịch COVID-19 khiến cho các hoạt động của đơn vị cũng cần thay đổi tích cực để nhanh chóng thích ứng với bối cảnh đại dịch lúc bấy giờ
Nhân tố Hiệu suất sử dụng tài sản (HS TS )
Hiệu suất sử dụng tài sản (HSTS) của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, hiệu suất sử dụng tài sản của trường tại năm 2020 là 0,5248 lần và tại năm 2019 là 0,5868 lần, như vậy thì so với năm 2019 thì HSTS của trường đã giảm 0,0620 lần Hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy rằng, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động của đơn vị thì đơn vị tạo ra được 0,5868 đồng doanh thu thu nhập tại năm 2019 nhưng đến năm 2020 thì bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động của đơn vị thì đơn vị chỉ tạo ra được 0,5248 đồng doanh thu thu nhập, tương đương đã giảm 0,0620 đồng Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị giảm đi đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị trong năm 2020 giảm
0,0859 lần Đây cũng là nhân tố có sự tác động thứ yếu đến sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan
Hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị có sự thay đổi như vậy là do trong năm
2020 tuy rằng tổng tài sản bình quân cũng như tổng doanh thu thu nhập của đơn vị đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân lại nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu thu nhập của đơn vị trong năm 2020 so với năm 2019 (14,05% và 2%) Về cơ bản, hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị có dấu hiệu suy giảm như vậy thì việc quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị có thể đang gặp vấn đề Hầu hết tất cả các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của đơn vị trong năm
2020 đều có sự suy giảm so với năm 2019, chủ yếu là có sự gia tăng doanh thu từ doanh thu hoạt động hành chính sự nghiệp dưới nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của trường chủ yếu là dịch vụ dạy học nhưng tuy nhiên lại ghi nhận giảm so với năm 2019 Bên cạnh đó, tổng tài sản bình quân tăng lên trong năm 2020 do đơn vị tăng đầu tư vào các loại tài sản cố định cũng như tài sản xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tọa lạc tại vị trí khá đắc địa trong Hà Nội khi địa điểm tập trung khá động cư dân, chi phí ở trọ khá đắt đỏ, nên việc nâng cấp cơ sở vật chất ký túc xá, cũng như hoàn thiện hệ thống thang máy phục vụ các hoạt động của trường cho thấy đơn vị khá chú trọng quan tâm tới điều kiện hoạt động cũng như sinh viên của mình
Giai đoạn năm 2019 – 2020 là giai đoạn rất khó khăn khi nhất là trong năm
2020, hầu như hoạt động của các tổ chức đều ngưng trệ, đơn vị đã tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất của trường, nhưng tuy nhiên mặt trái đó thì dịch COVID-19 đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của đơn vị, làm cho doanh thu của đơn vị giảm sút nhất là trong hoạt động chính là hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình, doanh thu trong giai đoạn phần lớn đến từ nguồn thu Ngân sách nhà nước, chính sách của nhà nước cũng đã thay đổi để hỗ trợ cho đơn vị, đây cũng có thể coi là bước đệm của đơn vị, cũng như tháo gỡ được khó khăn mà đơn vị phải đối mặt trong thời gian đại dịch đó Hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị cũng cần hướng tới cái nhìn tích cực hơn trong tương lai, vì đa phần trong thời gian này, các cán bộ công nhân viên cũng như sinh viên của nhà trường cũng cần thực hiện giãn cách xã hội, nên công tác quản, sử dụng tài sản chưa đạt được hiệu quả.
Nhân tố chỉ tiêu Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)
Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019 Cụ thể, hệ số sinh lời hoạt động của trường tại năm 2020 là 0,2198 lần và tại năm 2019 là 0,2649 lần, như vậy thì so với năm 2019 thì ROS của trường đã giảm 0,0451 lần ROS cho thấy rằng, trong 1 đồng doanh thu thu nhập mà đơn vị thu được thì đơn vị thu về được 0,2649 đồng thặng dư trong năm 2019 thì đến năm 2020 thì 1 đồng doanh thu thu nhập mà đơn vị thu được thì đơn vị chỉ thu về 0,2198 đồng thặng dư Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì ROS của đơn vị giảm đi đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị trong năm 2020 giảm 0,1238 lần Đây cũng là nhân tố có sự tác động chủ yếu đến sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị Sự thay đổi của hệ số sinh lời hoạt động bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan
Hệ số sinh lời hoạt động của đơn vị có sự suy giảm là do trong năm 2020 thặng dư của đơn vị thu được đã có sự suy giảm mặc dù tổng doanh thu thu nhập trong năm 2020 có sự gia tăng Doanh thu tăng chủ yếu từ nguồn thu ngân sách nhà nước, nhưng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ là chỉ tiêu thu về doanh thu là lớn nhất nhưng tuy nhiên lại chi phí của hoạt động này lại tăng khá cao, chi phí của các hoạt động khác cũng tăng khá cao thậm chí chi phí hoạt động khác còn gấp gần 2 lần thu nhập của hoạt động Hiệu quả quản trị chi phí của đơn vị tại cả 2 năm nhìn chung chưa cao, hệ số sinh lời hoạt động của đơn vị còn khá thấp và còn có dấu hiệu suy giảm Tuy nhiên doanh thu thu nhập của đơn vị vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh trong kỳ Đây cũng là nhân tố có tác động chủ yếu đến hiệu quả sử dụng tài sản thuần của đơn vị, nếu tình trạng còn tiếp tục diễn biến theo hướng tiêu cực về lâu dài sẽ có thể làm hiệu suất sử dụng tài sản thuần không đạt được kỳ vọng của đơn vị.