1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giám sát tình hình tài chính của công ty xi măng hoàng mai giai đoạn 2020 2022

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giám sát tình hình tài chính của công ty xi măng Hoàng Mai giai đoạn 2020-2022
Tác giả Trần Thu Hiền, Nguyễn Trường Khánh, Nguyễn Thu Hà, Hoàng Nghĩa Tùng, Đặng Văn Vinh
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 810,86 KB

Cấu trúc

  • 1. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ BẢO TOÀN VỐN (0)
  • 2. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN (5)
  • 3. GIÁM SÁT CẤU TRÚC TÀI SẢN, NGUỒN VỐN (15)
  • 4. GIÁM SÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (19)
  • 5. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, KHẢ NĂNG THANH TOÁN (24)
  • 6. GIÁM SÁT TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (37)

Nội dung

Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng là do trong năm tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên còn tổng tài sản của công ty giảm nhẹ.. Cho t Giám sát tình hình tài chính của công ty xi măng hoàng mai giai đoạn 2020 2022 Giám sát tình hình tài chính của công ty xi măng hoàng mai giai đoạn 2020 2022

GIÁM SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN

 Giám sát hoạt động đầu tư vốn Đvt: triệu đồng

So sánh năm 2021 với 2020 Chênh lệch

I Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn (%) =

II Tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn (%) =

4 Tài sản cố định 500758 536154 602952 -35396 -6.60 -66798 -11.08 III Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định (%) =

 Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn

Xét trong giai đoạn 2020-2021, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty tại thời điểm 31/12/2020 là 40,18%; tại thời điểm 31/12/2021 là 44,82% tăng 4,64% tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,54% Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2020 mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 40,18% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2021 thì mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty đã chiếm 44,82% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng là do trong năm tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên còn tổng tài sản của công ty giảm nhẹ Cho thấy trong năm công ty đang giảm quy mô của mình đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Xét trong giai đoạn 2021-2022, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 44,82%; tại thời điểm 31/12/2022 là 48,09% tăng 3,28% tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,31% Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2021 mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 44,82% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2022 thì mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty đã chiếm 48,09% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng là do trong năm tốc đọ tăng của tài sản ngắn hạn của công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (14,73% > 6,91%) Cho thấy trong năm công ty đang mở quy mô hoạt động của mình đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Ta thấy trong giai đoạn 2020-2022, công ty đang có xu hướng mở rộng thêm quy mô đồng thời chủ yếu chú trọng và tăng cường đầu tư vào tài sản ngắn hạn nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng nổ thì việc gia tăng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty là hoàn toàn hợp lý

 Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn

Xét trong giai đoạn 2020-2021, tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty tại thời điểm 31/12/2020 là 59,82%; tại 31/12/2021 là 55,18% giảm 4,64% tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,75% Chỉ tiêu này cho biết trong năm

2020 mức độ đầu tư cho tài sản dài hạn của công ty chiếm 59,82% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2021 thì mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty chỉ chiếm 55,18% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty có xu hướng giảm là do trong năm tốc độ giảm của tài sản dài hạn của công ty nhanh hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản của công ty (10,41%>2,88%) Cho thấy trong năm công ty đang giảm quy mô tổng tài sản của mình đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn trong tổng tài sản

Xét trong giai đoạn 2021-2022, tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 55,18%; tại thời điểm 31/12/2022 là 51,93% giảm 3,26% tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,9% Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm 31/12/2020 mức độ đầu tư cho tài sản dài hạn của công ty chiếm 55,18% so với tổng tài sản nhưng đến tại thời điểm 31/12/2020 thì mức độ đầu tư cho tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm 51,93% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty có xu hướng giảm là do trong năm tốc độ giảm tài sản dài hạn của công ty nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản của công ty Cho thấy trong năm công ty đang

Ta thấy trong giai đoạn 2020-2022, công ty đang có xu hướng mở rộng thêm quy mô tổng tài sản đồng thời giảm đầu tư vào tài sản dài hạn nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng nổ thì việc gia tăng tài sản ngắn hạn, giảm đầu tư vào tại sản ngắn hạn để có vốn để đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty trong ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý

 Tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định

Xét trong giai đoạn 2020-2021, tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của công ty tại thời điểm 31/12/2020 là 41,15%; tại 31/12/2021 là 37,68% giảm 3,48% tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,44% Chỉ tiêu này cho biết trong năm

2020 mức độ đầu tư cho tài sản cố định của công ty chiếm 41,15% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2021 thì mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty chỉ chiếm 37,68% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm là do trong năm tốc độ giảm của tài sản cố định của công ty nhanh hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản của công ty (11,08%>2,88%) Cho thấy trong năm công ty đang giảm quy mô tổng tài sản của mình đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định so với trong tổng tài sản

Xét trong giai đoạn 2021-2022, tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 37,68%; tại 31/12/2022 là 32,92% giảm 4,76% tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,64% Chỉ tiêu này cho biết trong năm

2021 mức độ đầu tư cho tài sản cố định của công ty chiếm 37,68% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2022 thì mức độ đầu tư cho tài sản ngắn hạn của công ty chỉ chiếm 32,92% tổng tài sản Trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm là do trong năm tốc độ giảm của tài sản cố định của công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản của công ty Cho thấy trong năm công ty đang tăng quy mô tổng tài sản của mình đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định so với trong tổng tài sản

Ta thấy trong giai đoạn 2020-2022, công ty đang có xu hướng mở rộng thêm quy mô tổng tài sản đồng thời giảm đầu tư vào tài sản cố định nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng nổ thì việc giảm đầu tư vào tài sản cố định của công ty là hợp lý vì trong giai đoạn này thì việc các hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ thì việc đầu tư vào tài sản cố định sẽ không có hiệu quả

Giám sát tình hình sử dụng vốn của công ty Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Năm

So sánh năm 2021 với 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ

2.Tổng tài sản bình quân

- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

BEP của công ty trong giai đoạn 2020-2022 có xu hướng tăng lên Cụ thể trong năm 2021 thì BEP tăng 0,0012 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 125,13% so với năm 2020; trong năm 2022 thì BEP tăng 0,0163 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 730,5% Có nghĩa là trong năm 2020, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động thì công ty tạo ra được 0,001 đồng EBIT; trong năm

2021, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động thì công ty đã tạo ra được 0,0022 đồng EBIT; trong năm 2022, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động thì công ty đã tạo ra được 0,0185 đồng EBIT BEP trong giai đoạn này có xu hướng tăng mạnh nguyên nhân là do tốc độ tăng của EBIT nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân cho thấy việc sử dụng tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này có hiệu quả

- Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (tài sản ) (ROA)

ROA của công ty trong giai đoạn 2020-2022 có sự thay đổi Cụ thể trong năm

2021 thì ROA giảm 0,0058 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 77,71% so với năm 2020; trong năm 2022 thì ROA tăng 0,0128 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 772,79% Có nghĩa là trong năm 2020, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty thu được 0,0074 đồng EBIT; trong năm 2021, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty chỉ thu được 0,0017 đồng EBIT; trong năm 2022, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty đã thu ra được 0,0144 đồng EBIT ROA của công ty nhìn chung là tăng trong giai đoạn này nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân cho thấy công ty đang sử dụng tốt đồng vốn kinh doanh bỏ ra để mang lại lợi nhuận cho mình nên cần tiếp tục phát huy

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE của công ty trong giai đoạn 2020-2022 có sự thay đổi Cụ thể trong năm

GIÁM SÁT CẤU TRÚC TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

Tuyệt đối Tỉ lệ (%) Tuyệt đối

2 Hệ số tự tài trợ 0,6390 0,6676 0,6470 -0,0286 -4,28 0,0206 3,18

3 Hệ số tự tài trợ thường xuyên 1,2407 1,2276 1,1148 0,0131 1,06 0,1128 10,12

Nợ dài hạn 980.032 965.503 977.077 14.529 1,50 -11.574 -1,18 Tài sản dài hạn 789.910 786.485 876.423 3.425 0,44 -89.938 -10,26

Trong giai đoạn 2020-2021, hệ số nợ trong năm 2020 là 0,3530 lần; năm 2021 là 0,3324 lần; giảm 0,0206 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,82%

Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ Hệ số nợ trong năm 2020 và 2021 đều nhỏ hơn 1 cho thấy đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu Trong giai đoạn 2020-

2021 hệ số có xu hướng giảm cho thấy công ty đã quản lý được hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2021-2022, hệ số nợ trong năm 2021 là 0,3324 lần; năm 2022 là 0,3610 lần; năm 2022 tăng so với 2021 là 0,0286 lần với tỷ lệ tăng 8,60% Hệ số nợ năm 2022 tăng so với 2021 cho thấy công ty đang bị gánh năng về nợ lớn hơn năm 2021, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nếu như trong những năm tới công ty không chú trọng đến việc tăng tổng tài sản của doanh nghiệp và giảm nợ phải trả Nhưng hệ số nợ giai đoạn 2021-2022 vẫn nhỏ hơn 1 cho thấy phần lớn tài sản của doanh nghiệp vẫn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu

Ta thấy trong giai đoạn 2020-2022, tỉ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty xi măng Vicem Hoàng Mai nhỏ hơn 1 cho thấy công ty vẫn đang duy trì và có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình Trong thời điểm 2020-2022 là giai đoạn thời kỳ Covid 19 đang diễn ra căng thẳng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung, nhưng công ty vẫn duy trì tốt hệ số nợ, cho thấy đây là một thông tin đáng mừng cho doanh nghiệp

- Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ của công ty giai đoạn 2020-2021 có xu hướng tăng, năm

2020 là 0,6470 lần; năm 2021 là 0,6676 lần; tăng 0,0206 lần với tỷ lệ tăng là 3,18% Như vậy tại thời điểm năm 2020 công ty có khả năng tự tài trợ được 0,6470 lần tài sản bằng vốn chủ sở hữu Tuy nhiên đến thởi điểm năm 2021 công ty đã có khả năng tài trợ được 0,6676 lần tổng tài sản bằng vốn chủ sở hữu Khả năng tự tài trợ công ty năm 2021 tăng so với 2020 là do vốn chủ sở hữu của công ty năm 2021 tăng 0,32% so với năm 2020, tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản Do đó, chính sách huy động vốn của công ty năm 2021 so với 2020 theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả Và trong cả 2 năm thì công ty tương đối phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài

Hệ số tự tài trợ năm 2021-2022 có xu hướng giảm; năm 2021 hệ số tự tài trợ của công ty là 0,6676 lần; năm 2022 là 0,6390 lần; giảm 0,0286 lần với tỷ lệ giảm là 4,28% Khả năng tự tài trợ của công ty năm 2022 giảm so với năm 2021 do vốn chủ sở hữu của công ty tăng 2,24% nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản (6,81%) Cho thấy chính sách huy động vốn của công ty năm 2022 so với 2021 theo xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ vốn chủ sở hữu, tăng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả Hệ số tự tài trợ giảm cho thấy công ty cần chú trọng hơn về khả năng tự chủ tài chính

- Hệ số tự tài trợ thường xuyên:

Hệ số tự tài trợ thường xuyên của công ty năm 2020-2021 có xu hướng tăng; hệ số tự tài trợ thường xuyên năm 2020 là 1,1148 lần; năm 2021 là 1,2276 lần; tăng 0,1128 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,12% Hệ số tự tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản theo thời gian Ta có thể thấy hệ số tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp lớn hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được

Hệ số tự tài trợ thường xuyên năm 2021-2022 có xu hướng gia tăng; hệ số tự tài trợ thường xuyên năm 2021 là 1,2276 lần; năm 2022 là 1,2407 lần; tăng 0,1131 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,06% Hệ số này tăng là to tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn (1,50%) cao hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (0,44%) Hệ số tự tài trợ thường xuyên giai đoạn 2021-2022 lớn hơn 1 cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp lớn hơn tài sản dài hạn từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn , chính sách tài trợ an toàn, ổn định nhưng chi phí sử dụng vốn cao, áp lực trả nợ và áp lực sinh lời lớn.

GIÁM SÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

So sánh năm 2022-2021 So sánh năm 2021-2020

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ

III Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh

4 LN thuần từ HĐ kinh doanh

IV Hệ số sinh lời từ

7 DT thuần từ BH và 2,066,573.78 1,838,900.69 1,688,968.19 227,673.09 12.38 149,932.50 8.88 trước thuế

VI Mức độ đóng góp cho

VII Mức độ thực hiện nghĩa vụ

Xét trong giai đoạn 2020-2021, hệ số chi phí trong năm 2020 là 0.9993 lần, năm 2021 là 0.9989 lần, giảm 0.0004 lần tương ứng tỷ lệ giảm 0.04% Tức là đến năm 2021, để thu được 1 đồng DT,TN thì doanh nghiệp này phải bỏ ra 0.9989 đồng chi phí Hệ số chi phí đến năm 2021 có xu hướng giảm là do tốc độ tăng của tổng DT,TN (8.94%) > tốc độ tăng của tổng chi phí (8.9%) Trong giai đoạn này chi phí có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2020

Xét trong giai đoạn 2022-2021, hệ số chi phí trong năm 2022 là 0.9897 lần, năm 2021 là 0.9989 lần, giảm 0.0092 lần tương ứng tỷ lệ giảm 0.92% Như vậy đến năm 2022, để thu được 1 đồng DT, TN thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0.9897 đồng chi phí Hệ số chi phí đến năm 2022 giảm nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng Dt,Tn (12.5%) > tốc độ tăng của tổng chi phí (11.47%)

Ta thấy rằng trong giai đoạn 2022-2020 thì chi phí gần xấp xỉ bằng so với doanh thu nguyên nhân chính là do tác động của bối cảnh xã hội đại dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nên làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao Đồng thời do các chỉ thị dãn cách xã hội nên hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn Do các ảnh hưởng đó mà hệ số chi phí rất cao tuy nhiên ta thấy rằng hệ số chi phí qua các năm có xu hướng giảm là điều tích cực Doanh nghiệp cần cố gắng để tiết kiệm chi phí

ROS năm 2020 là 0.0007 lần, năm 2021 là 0.0011 lần, năm 2022 là 0.0103 lần Năm 2021 so với năm 2020 tăng 0.0004 lần tương ứng tỷ lệ tăng 59.29% Sự gia tăng của ROS trong năm 2021 là do LNST tăng 821.8 triệu đồng với tỷ lệ tăng 73.53% > tốc độ tăng của tổng DT,TN (8.94%) Năm 2022 được kiểm soát nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phần khởi sắc hơn Doanh nghiệp tăng được doanh thu và có chiến lược cụ thể, tiết kiệm được chi phí để gia tăng thêm lợi nhuận

- Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh

Hệ số này năm 2020 là -0.0003 lần, năm 2021 là -0.0004 lần, năm 2022 là 0.0165 lần Năm 2021 so với năm 2020 giảm 0.0001 lần, năm 2022 so với năm 2021 tăng 0.0129 lần Hệ số này âm ở 2 năm 2021 và 2020 là do LN thuần từ HĐ kinh doanh bị âm ở năm 2020 và 2021 Cụ thể -507.86 trđ năm

2020 và -762.19trđ năm 2021 nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài chính tăng ở trong giai đoạn 2020-2021 Tuy nhiên đến năm 2022 thì LN thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng trưởng dương đạt 25798.68 trđ Như vậy có thể thấy rằng LN đến từ HĐ kinh doanh của công ty xi măng Hoàng Mai đã có phần tốt hơn sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việc hệ số này tăng trưởng từ âm sang dương là tốt vì chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận và đây là lợi nhuận bền vững

- Hệ số sinh lời từ HĐBH và CCDV

Hệ số này năm 2020 là 0.0078 lầm, năm 2021 là 0.0042 lần, năm 2022 là 0.0165 lần Năm 2021 so với năm 2020 giảm 0.0036 lần tương ứng tỷ lệ giảm 45.79% Năm 2021 hệ số này giảm là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2021 tăng làm cho LN từ HĐBH và CCDV giảm 5420.5trđ tương ứng tỷ lệ giảm 40.98% Sang đến năm 2022 thì hệ số này có xu hướng tăng 0.0122 lần tương ứng tỷ lệ tăng 287.95% Nugyên nhân là do trong năm 2022 doanh nghiệp đã tăng được LN từ HĐBH và CCDV với tỷ lệ tăng 335.98% > tốc độ tăng của DT từ BH và CCDV Việc hệ số sinh lời từ HĐBH và CCDV tăng trong năm 2022 là thành tích của doanh nghiệp vì đây là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Tỏng cả 3 năm doanh nghiệp đều có lợi nhuận và doanh nghiệp cần phải duy trì, phát triển hơn nữa để gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này

- Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế

Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2020 là 0.0009 lần, năm 2021 là 0.0014 lần, năm 2022 là 0.0131 lần Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 0.0006 lần tương ứng tỷ lệ tăng 64.39% Có nghĩa là đến năm 2021, cứ 1 đồng DT,TN thì doanh nghiệp thu về được 0.0014 đồng LNTT Chỉ tiêu này tăng là do trong năm 2021 LNTT tăng 1172.82 trđ với tỷ lệ tăng 79.09% > tỷ lệ tăng của tổng DT,TN (8.94%) Năm 2022 tăng so với năm 2021 là 0.0117 lần với tỷ lệ tăng 812.86% Nguyên nhân là do LNTT tăng 24617.23 trđ với tỷ lệ tăng 926.98% > tỷ lệ tăng của DT,TN (12.5%) Hệ số này tăng cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng và tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của doanh nghiệp sau sự suy thoái của nền kinh tế

- Mức độ đóng góp cho NSNN

Mức độ đóng cho NSNN năm 2020 là 0.0405 lần, năm 2021 là 0.0448 lần, năm 2022 là 0.0438 lần Nhìn chung mức độ đóng góp cho NSNN ở cả 3 năm khá đều xấp xỉ 0.04 lần cho thấy rằng doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các khoản thuế phí cho nhà nước Đặc biệt là mức độ thực hiện nghĩa vụ này ở năm 2022 và 2021 đạt lần lượt 1.3577 lần và 1.0709 lần cho thấy doanh nghiệp còn đóng góp vượt mức số phải nộp Như vậy về các khoản nộp ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp đã thực tốt, tránh việc bị truy thu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

GIÁM SÁT TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Bảng quy mô công nợ

Tổng các khoản phải thu

Các khoản phải thu ngắn hạn

Phải thu ngắn hạn của khách hàng

Trả trước cho người bán ngắn hạn

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

Các khoản phải thu dài hạn

Phải thu dài hạn khác

Tổng các khoản phải trả

Phải trả ngườ i bán ngắn

273613 197194 213518 76419 38,75 -16324 -7,65 mua trả tiền trước ngắn hạn

Thuế và các khoản phải nộp

Phải trả ngườ i lao động

Chi phí phải trả ngắn hạn

Phải trả ngắn hạn khác

Quỹ khen thưởng phúc lợi

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Dự phòng phải trả dài hạn

Bảng cơ cấu công nợ

CHỈ TIÊU 31/12/2022 31/12/2021 31/12/2020 Năm 2022 so với 2021

- phải thu so với các

Bảng công tác thu hồi nợ

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng 7,927 5 9,1032 9,8561

Phải thu ngắn hạn của khách hàng bình quân 260684,5 202006,5 171363

Thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân 45,4116 39,5466 36,5257 5,8650

Bảng công tác hoàn trả nợ

Năm 2021 so với với năm 2020

Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Số vòng quay các khoản phải trả người bán 7,2332 7,7477 6,6413

Tổng số tiền mua chịu 1702731 1591031 1475102 111700

Phải trả người bán ngắn hạn bình quân 235403,5 205356 222111 30047,5

Kì trả nợ người bán 49,7702 46,4656 54,2064 3,3046

Các khoản phải thu có xu hướng tăng cho thấy quy mô công ty bị chiếm dụng vốn tăng Các khoản phải thu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020-

2021 nhưng lại tăng trong giai đoạn 2021-2022 cho thấy công ty đang có chính sách tăng đi chiếm dụng vốn, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong giai đoạn 2020- 2021 tăng 0,0348 lần , tương ứng với tỷ lệ tăng 4,34% Trong giai đoạn 2021- 2022 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm 0,0078 lần với tỷ lệ giảm 0,93% Tại 3 thời điểm hệ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, điều này đồng nghĩa với công ty được hưởng lợi vì được sử dụng một phần nguồn vốn không phải trả phí để đầu tư vào các loại tài sản Đối với các khoản phải thu:

Các khoản phải thu cuối năm 2022 là 335484 trđ, cuối năm 2021 là

259216 trđ, tăng 76268 trđ với tỷ lệ tăng 29,42% Trong giai đoạn 2020-2021, các khoản phải thu tăng 5598 trđ với tỷ lệ tăng 2,21% Các khoản phải thu tăng thể hiện quy mô vốn mà công ty bị các đối tượng khác chiếm dụng tăng lên Các khoản phải thu tăng chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn tăng Trong các khoản phải thu, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, cho thấy công ty đang bị các đối tượng khác chiếm dụng phần lớn là vốn trong ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2022 là 322111 trđ, cuối năm 2021 là 309837 trđ tăng 75222 trđ với tỷ lệ tăng 30,47% Trong giai đoạn 2020- 2021, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 4566 trđ với tỷ lệ tăng 1,88% Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu ngắn hạn của khách hàng là chủ yếu Cụ thể trong giai đoạn 2021-2022, chỉ tiêu này tăng 106529 trđ với tỷ lệ tăng 51,36% Trong giai đoạn 2002-2021, tăng 10827 trđ với tỷ lệ tăng 5,51% Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng do công ty nới lỏng chính trường hợp không thu hồi được nợ

Hệ số các khoản phải thu cuối năm 2022 là 0,2205 lần, cuối năm 2021 là 0,1820 lần, tăng 0,0385 lần với tỷ lệ 21,17% Giai đoạn 2020-2021, chỉ tiêu tăng 0,0089 lần với tỷ lệ tăng 5,12% Có nghĩa cuối năm 2022 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty bị chiếm dụng 0,2205 đồng Cuối năm 2021 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty bị chiếm dụng 0,1820 đồng Cuối năm 2020 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty bị chiếm dụng 0,1731 đồng Hệ số các khoản phải thu có xu hướng tăng phản ánh, mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản công ty tăng lên Điều này làm tăng rủi ro không thu hồi được nợ của công ty

Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng của công ty cuối năm 2022 là 7,9275 lần, cuối năm 2021 là 9,1032 lần, giảm 1,1757 lần, với tỷ lệ giảm là 12,92% Từ đó, thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân năm 2022 là 45,4116 ngày, năm 2021 là 39,5466 ngày, tăng 5,8650 ngày, với tỷ lệ tăng là 14,83% Trong giai đoạn 2020-2021, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng giảm 0,7529 lần tương ứng 7,64% khiến thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân tăng 3,0210 tương ứng 8.27% Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng giảm, thời gian bán chịu cho khách hàng bình quân tăng phản ánh tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm Điều này làm tăng rủi ro không thu hồi được nợ của doanh nghiệp Đối với các khoản phải trả:

Các khoản phải trả cuối năm 2022 là 404753 trđ, cuối năm 2021 là

309837 trđ, tăng 94916 trđ với tỷ lệ tăng 30,63% Trong giai đoạn 2020-2021, các khoản phải trả giảm 6477 trđ với tỷ lệ giảm 2,05% Các khoản phải trả tuy giảm trong giai đoạn 2020-2021 nhưng tăng dần trong giai đoạn 2021-2022 thể hiện quy mô vốn mà công ty đi chiếm dụng tăng lên Điều này giúp cho tập đoàn có thêm nguồn vốn không phải trả chi phí để đầu tư cho sản xuất Các khoản phải trả tăng chủ yếu là do các khoản phải trả ngắn hạn tăng

Trong các khoản phải trả, phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, cho thấy công ty chủ yếu đi chiếm dụng vốn ngắn hạn

Trong các khoản phải trả, các khoản phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, cho thấy công ty đang đi chiếm dụng từ các đối tượng khác phần lớn là vốn trong ngắn hạn Các khoản phải trả ngắn hạn cuối năm 2022 là 396998 trđ, cuối năm 2021 là 295335 trđ tăng 101663 trđ với tỷ lệ tăng 30,63% Trong giai đoạn 2020- 2021, các khoản phải trả ngắn hạn tăng 8141 trđ với tỷ lệ tăng 2,83% Trong các khoản phải trả ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn là chủ yếu Cụ thể trong giai đoạn 2021-2022, chỉ tiêu này tăng 76419 trđ với tỷ lệ tăng 38,75% Việc tăng cường chiếm dụng của người bán sẽ giúp công ty có thêm lượng vốn không phải trả chi phí Tuy nhiên, công ty cần thu xếp để có kế hoạch trả nợ đúng hạn Tránh mất uy tín với các đối tượng mà nó chiếm dụng vốn

Hệ số các khoản phải trả cuối năm 2022 là 0,2660 lần, cuối năm 2021 là 0,2175 lần, tăng 0,0485 lần với tỷ lệ 22,31% Giai đoạn 2020-2021, chỉ tiêu tăng 0,0016 lần với tỷ lệ tăng 0,74% Có nghĩa cuối năm 2022 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty đi chiếm dụng 0,2660 đồng Cuối năm 2021 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty đi chiếm dụng 0,2175 đồng Cuối năm 2020 bình quân cứ mỗi đồng tài sản công ty đi chiếm dụng 0,2159 đồng Hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ vốn đi chiếm dụng trong tổng tài sản của công ty tăng Điều này làm giảm tỷ lệ các nguồn vốn mà tập đoàn phải trả chi phí như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu,… Kết quả là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi

Số vòng quay các khoản phải trả người bán của công ty cuối năm 2022 là 7,2332 lần, cuối năm 2021 là 7,7477 lần, giảm 0,5144lần, với tỷ lệ giảm là 6,64% Từ đó, Kì trả nợ người bán bình quân năm 2022 là 49,7702 ngày, năm

2021 là 46,4656 ngày, tăng 3,3046 ngày, với tỷ lệ tăng là 7,11% Trong giai hoàn trả nợ của công ty giảm Điều này làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của công ty cũng như giảm uy tín của công ty trong mắt các đối tượng nó chiếm dụng vốn

Bảng khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Tiền và các khoản tương đương tiền/ nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty 31/12/2022 là 2,7701 lần, đầu năm 2021 là 3,0083 lần, giảm 0,2382 lần tương ứng tỷ lệ giảm 7,92% Điều này có nghĩa rằng tại thời điểm 31/12/2021 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bởi 3,0083 đồng tài sản thì 31/12/2022 1 đồng nợ phải trả chỉ được đảm bảo bởi 2,7701 đồng tài sản Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng nợ phải trả Việc tổng nợ tăng là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn Tuy có sự giảm đi nhưng hệ số này lớn hơn1 ở cả đầu năm và cuối năm cho thấy công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán nợ phải trả Hệ số KNTT tổng quát giảm cho thấy tập đoàn có xu hướng tăng cường sử dụng nợ cho nhu cầu vốn của của mình

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty 31/12/2022 là 1,3511 lần, năm 2021 là 1,3900 lần, giảm 0,0389 lần tương ứng tỷ lệ giảm 2,80% Điều này có nghĩa là 31/12/2021 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,3900 đồng tài sản ngắn hạn thì tại 31/12/2022 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 1,3511 đồng tài sản ngắn hạn Nguyên nhân đến từ sự thấp hơn trong tốc độ tăng của TSNH nhỏ hơn tốc độ tăng của NNH đến từ chính sách của công ty với khách hàng và nhà cung cấp.Mặc dù giảm nhưng hệ số này tại thời điểm 31/12/2021 vẫn lớn hơn 1 cho thấy tập đoàn vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên đến 31/12/2022, hệ số này giảm nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của tập đoàn bị suy giảm, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả Gây ra sự mất cân bằng về mặt tài chính của tập đoàn Việc duy trì chính sách tài trợ như vậy sẽ làm tập đoàn rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm 0,1243 lần tương ứng tỷ lệ giảm 31,74 trong giai đoạn 2021-2022 và tăng 0,2986 với tỷ lệ 320,73% trong giai đoạn 2020-

2021 Hệ số này tăng cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền đang có xu hướng giảm dần

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của tập đoàn năm 2022 là 3,6873 lần, năm

2021 là 1,3238 lần tăng 2,3635 lần tương ứng tỷ lệ tăng 178,54% Hệ số này cho biết trong năm 2021 cứ 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 1,3238 đồng lợi nhuận trước lãi vay sang đến năm 2022 cứ 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 3,6873 đồng lợi nhuận trước lãi vay Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay khá cao và lớn hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay Hệ số này cả đều lớn hơn 1 trong cả 2 năm 2021 và 2022 Điều này cho thấy tập đoàn có khả năng thanh toán toàn bộ chi phí lãi vay bằng lợi nhuận trước lãi vay Điều này là một tín hiệu tốt khi mức độ tín nhiệm của công ty tăng, từ đó công ty có thể tiếp cận được nhiều hơn lượng vốn từ ngân hàng

Quy mô nợ phải thu và nợ phải trả đều có xu hướng tăng Cuối năm so với đầu năm, mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản tăng, và mức độ vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng tăng Hệ quả quản trị nợ phải thu, nợ phải trả giảm

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty đang có xu hướng giảm trong kỳ phân tích Nếu để tình trạng này kéo dài và càng ngày càng lớn sẽ đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán Tuy nhiên có thể là do công ty muốn đẩy nhanh phục hồi sau 1-2 năm kinh tế suy thoái nên đã vay nợ nhiều mở rộng kinh doanh tạm thời Trong ngắn hạn công ty có thể chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng trong dài hạn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty vì vậy nhà quản trị cần phải xem xét để cân đối thu chi giúp ổn định khả năng thanh toán.

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w