1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phân tích kinh tế xã hội singapore

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Singapore Giai Đoạn 1985-2013
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Ts Bùi Quang Bình
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Thể loại bài tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 122,75 KB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (6)
  • II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (6)
    • 1. Phương pháp thống kê mô tả (6)
    • 2. Phương pháp mô hình hóa (7)
  • III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 1. Tăng trưởng phát triển kinh tế (8)
    • 2. Phát triển xã hội (0)
    • 3. Kết luận (0)
  • PHỤ LỤC (17)
  • Kết luận (22)

Nội dung

Phương pháp thống kê mô tả:Mô tả các đặc trưng của mô hình cũng như những đặc trưng về các số liệu sử dụng.Mô tả tổng quát xu hướng nổi bật, mô tả những ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả các đặc trưng của mô hình cũng như những đặc trưng về các số liệu sử dụng.

Mô tả tổng quát xu hướng nổi bật, mô tả những ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó nhóm đã thực hiên mô tả các số liệu cụ thể đó là GDP, GDP/người, vốn, lao động, FDI, tỉ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu,… các chỉ số liên quan đến vấn đề xã hội như tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ người biết chữ, chỉ số HDI,…

Thực hiện mô tả các số liệu trên để thấy được xu hướng tăng hay giảm, ổn định hay biến động để từ đó thấy được sự vận động của các hiện tượng kinh tế.

Phương pháp mô hình hóa

Nhóm đã vận dụng lý thuyết học trong môn kinh tế lượng để lập ra các mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, chạy mô hình đưa ra các kết quả sau đó thực hiện các kiểm định kết quả thu được để xem xét sự tồn tại của mô hình, sự tồn tại của các biến phụ thuộc, kiểm tra các hiện tượng như đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi,… Khi vi phạm các kiểm định này nhóm sẽ tiến hành chạy lại mô hình mới bằng các cách như bỏ biến, thêm biến, nếu các kiểm định đã phù hợp nhóm sẽ đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến số để thấy được sự tác động giữa chúng. Nhóm đã thực hiện các mô hình hồi quy sau :

Mô hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc, K,L là biến độc lập, mô hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas: Y=A K α L β

Mô hình có dạng như sau: LnY =LnA +αlnK + βlnL

Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụ thuộc, FDI, vồn trong nước, tỉ lệ người biết chữ là biến phụ thuộc

Mô hình có dạng như sau: LnGDP= β 0+β 1 LnFDI+β 2 LnK+β 3 LR

Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP trong đó TFP là biến phụ thuộc, K, FDI là biến độc lập

Mô hình các dạng như sau: LnTFP= β 0+β 1 LnK+β 2 LnFDI

Mô hình thể hiên sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chuyển dịch cơ cấu thể hiện bằng hệ số cos φ là biến phụ thuộc và các biến độc lập là FDI,

K, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP

Mô hình có dạng như sau: CDCC =β 1 LnFDI+β 2 LnK+β 3 ln( GDP X )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tăng trưởng phát triển kinh tế

Nền kinh tế Singapore chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt trong giai đoạn 1985 – 2013, Singapore chịu ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới: Khủng hoảng tài chính năm 1997 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008 Thể hiện rất cụ thể và rõ nét qua từng năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 1985- 2013 của Singapore chỉ đạt 6.6% và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992 – 2012 là 6.2% Trong đó, năm 1998 tăng trưởng chỉ đạt 1.3%, năm 1999 5.5%, năm 2000 là 9%, từ 2001 – 2003 không quá 3% thậm chí tốc độ đạt âm năm 2001 là -2.2% Những năm sau đó tốc độ tăng tưởng trên 7%, ngoại trừ 2009 là 1.1% Do tốc độ tăng trưởng không đồng đều và có những năm đạt âm, hoặc là quá thấp đã kéo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992 – 2012 chỉ còn 6.2% (1)

Với cơ cấu (2) nông nghiệp đóng góp dưới 10% tăng trưởng GDP, công nghiệp đóng góp 27–35% và dịch vụ đóng góp 65–75% hàng năm với xu hướng chuyển dịch cơ cấu giảm tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp tăng tỷ trọng dịch vụ thì đến năm 2012 nông nghiệp chỉ còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 3% trong GDP và dịch vụ chiếm 73% trong GDP

Sử dụng nguồn lực có hiệu quả đã giúp Singapore đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế tốt Đặc biệt là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực về lao động (L), nguồn lực về vốn (K), nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Năng suất các yếu tốt tổng hợp (TFP) Thứ nhất là nguồn lực vốn (K): Nguồn vốn đầu tư trong nước (K) (3) của Singapore tăng cao đã góp phần thúc đẩy Singapore đầu tư ra nước ngoài, Singapore đang vươn mình khá mạnh mẽ bằng cách đầu tư rất nhiều vào khu vực Đông Nam Á, nhằm khai thác tối ưu lợi thế về lao động, tài nguyên của khu vực này, đầu tư trực tiếp của Singapore ra nước ngoài đang ở mức tăng trưởng khá cao (tăng 19% đạt 25,2 tỷ USD trong năm 2011) vàSingapore đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia vào năm 2014, là một trong các quốc gia đứng đầu có vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam Thứ hai là yếu tố nguồn lực lao động (L), lao động phân bổ vào các ngành cũng tuân theo quy luật của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (4) ,, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu lao động, lao động trong công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển dịch qua các năm, giảm lao động trong công nghiệp tăng lao động trong dịch vụ, năm 2009 tỷ lệ lao động trong dịch vụ chiếm hơn 75% Cơ cấu lao động của Singapore cũng đã chứng tỏ được sự phân bổ lao động vào các ngành nghề khá hợp lí, thể hiện qua năng suất lao động cao đạt trung bình 50000 USD/lao động Thứ ba, yếu tố FDI có tác động tích cực tới năng suất các nhân tố tổng hợp TFP, và FDI tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đó thấy được việc sử dụng nguồn lực vốn FDI của Singapore có hiệu quả Cụ thể biến độc lập ảnh hưởng lớn nhất đến TFP của Singapore là vốn đầu tư nước ngoài (5) , cứ 1% vốn đầu tư nước ngoài tăng thì TFP tăng lên 0.1685% Là tác động thuận chiều, theo hướng tích cực Kết quả được đưa ra từ mô hình với biến phụ thuộc TFP và các biến độc lập FDI, L Tiếp đến là tác động của FDI tới CDCC (6) là: 0.663 > 0, 1% vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng thì kích thích chuyển dịch cơ cầu tăng lên 0.663% tác động thuận, theo hướng tích cực, với sự tăng lên về cơ cấu FDI thì càng hỗ trợ, thúc đẩy góp phần vào việc tăng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Singapore theo hướng đúng với nguồn lực, tiềm năng quốc gia. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hệ số chuyển dịch cơ cấu và các biến độc lập là: FDI, K, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP Ngoài ra, FDI còn tác động tích cực, thúc đẩy tới nguồn vốn trong nước K, kết quả thu được từ mô hình đơn biến với biến phụ thuộc K và biến độc lập FDI (7) Để đạt được tốc độ tăng trưởng phát triển như trên, Singapore không chỉ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả mà còn nhờ vào sự đóng góp của các yếu tố vào sự tăng trưởng là: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lao động (L), vốn trong nước (K), xuất khẩu (EX) Yếu tố thứ nhất là vốn FDI đóng góp lớn vào tăng trưởng (8) cao nhất là15.97% năm 2007 đặc biệt, bắt đầu từ năm 2002 quy mô nguồn vốn FDI tăng lên nhanh chóng từ 7.21 tỷ USD lên 42.64 tỷ USD năm 2013 Nguồn vốn FDI đã thúc đẩy tăng trưởng của Singapore (9) thể hiện khi vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 1% thì sẽ làm cho tăng trưởng GDP của Singapore tăng 0.0265% Kết quả này được đưa ra trong nghiên cứu sự tác động của 3 nhân tố FDI, K, tỉ lệ người biết chữ đến tăng trưởng Tận dụng nguồn vốn FDI dồi dào, Singapore đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn này bằng cách đầu tư vào các ngành như sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu Yếu tố thứ hai, nguồn vốn đầu tư trong nước (K) của Singapore (3) tăng cao, quy mô vốn đã đạt tới con số 155,13 tỷ năm 2013, khi vốn trong nước tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP của Singapore tăng 0.2289 %, kết quả thu được từ nghiên cứu của 3 nhân tố FDI, K, tỉ lệ người biết chữ đến tăng trưởng (9) Yếu tố thứ 3, lao động là yếu tố rất được

Singapore quan tâm, chú trọng đầu tư vào chất lượng nguồn lao động, làm tăng năng suất lao động Lực lượng lao động của Singapore qua các năm trong giai đoạn 1990-2012 đều chiếm trên 50% trong tổng dân số (10) Trong khi đó Việt Nam là một quốc gia dồi dào về lao động thì tỉ lệ lao động trong dân số cũng chiếm khoảng 58% vào năm 2011 Sự so sánh này cho thấy lao động của Singapore cũng tương đối cao trong phạm vi dân số của nước này Lực lượng lao động trong độ tuổi 15-24 ở Singapore có xu hướng giảm dần qua các năm (11) , từ những năm 1985 nó chiếm khoảng 60% trong tổng lực lượng lao đông nhưng qua các năm tỉ lệ này đã dần giảm xuống và chiếm chưa đến 40% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động của Singapore càng ngày càng được nâng cao. Lượng lao động tham gia vào lực lượng lao động sau khi qua đào tạo cấp 1 và 2 giảm dần một cách đáng kể (12) , trong những năm 1991-1995 lượng lao động này chiếm hơn 90% trong lực lượng lao động, con số này quá lớn chứng tỏ chất lượng lao động của Singapore trong giai đoạn này thấp, nhưng từ năm 2000 đến nay, lượng lao động qua đào tạo cấp 1 và 2 đã giảm xuống, lượng lao động qua đào tạo cấp 3 (đào tạo qua hệ đại học hoặc cao đẳng) đã tăng lên 30% năm 2012 cải thiện chất lượng lao động Singapore một cách đáng kể Năng suất lao động của Singapore là rất cao đạt trung bình là 50000 USD/lao động trong giai đoạn 1985-2012 (13) và có xu hướng tăng dần qua các năm, theo thống kê năm

2014 so sánh với Việt Nam thì năng suất lao độngcủa Singapore gấp 18 lần năng suất lao động Việt Nam Yếu tố thứ 4 là xuất khẩu (EX) (14) ,Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu Giá trị xuất khẩu của Singapore không ngừng tăng lên qua các năm từ năm 1985 giá trị xuất khẩu chỉ xấp xỉ 30 tỷ USD nhưng đến năm 2013 con số này đã vượt quá 400 tỷ USD

Thu hút được một nguồn FDI lớn, nâng cao năng suất lao động Singapore đã vô cùng mềm dẻo khi thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thứ nhất là chính sách tài khóa và thứ hai là chính sách tiền tệ Thứ nhất, chính sách tài khóa được thể hiện ở 2 mặt đó là thu ngân sách qua các khoản thuế và chi ngân sách thể hiện cho chi thường xuyên và chi cho đầu tư, phát triển của chính phủ Sự kết hợp của các chính sách thuế công bằng và chương trình chi tiêu thận trọng là nguyên nhân chính cho chính sách tài khóa thành công của Singapore trong những năm qua, trong đó bổ sung các chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và không lạm phát Cụ thể là, về chi ngân sách, trọng tâm chính của chi tiêu Chính phủ là việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu để người Singapore Chính phủ dành để đảm bảo các quốc gia của một tương lai an toàn Do đó, lĩnh vực then chốt của chi là về giáo dục, nhà ở công cộng, y tế và an ninh quốc gia trong đó chi tiêu công cho giáo dục ở Singapore chiếm 20% (15) trong tổng chi tiêu của chính phủ, chi cho y tế, sức khỏe cộng đồng chiếm 10% (16) Chính phủ cũng cam kết xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế đẳng cấp thế giới Điều này được chứng minh bằng thực tế là chi phí phát triển chiếm khoảng một phần ba của chi tiêu chính phủ trung bình trong ba thập kỷ qua Về thu ngân sách, chính sách thuế của Singapore đáp ứng được các mục tiêu sau:

 Cung cấp đủ các nguồn tài chính chủ yếu cho chính phủ,

 Nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài đến Singapore.

Các chính sách về thuế ở Singapore đã thật sự có hiệu quả Cuối những năm 1980 đánh dấu một sự thay đổi đáng kể theo hướng giảm cả thuế doanh nghiệp và cá nhân Đóng góp của thuế những năm 90 chiếm hơn 14% GDP và có xu hướng giảm về những năm sau này (17) Năm 1987 mức thuế công ty đã giảm từ 40% xuống 33% Vào những năm 1990 thì giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi lớn trong chính sách thuế Có một sự thay đổi với các loại thuế trực tiếp thấp hơn và tập trung vào thuế gián thu Từ năm 2000 trở đi Singapore đã áp dụng chính sách thu hút nhân tài và đầu tư nước ngoài vì thế mức thuế suất đã được hạ thấp hơn Bây giờ mức thuế doanh nghiệp củaSingapore được giới hạn ở mức 17% Bằng nâng cao sự cạnh tranh, Singapore tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài bằng chính sách thuế này Và điều này cũng giải thích tại sao các nhà đầu tư chuyển sang Singapore để thiết lập hoạt động của họ nhiều vì các lý do sau: Sự dễ dàng thiết lập và hoạt động doanh nghiệp là động lực chính Một yếu tố quyết định là trung tâm chế độ thuế của Singapore - nổi tiếng với mức thuế công ty và cá nhân hấp dẫn, các biện pháp giảm thuế, thiếu thuế vốn tăng, hệ thống thuế một tầng, và các hiệp ước thuế hai lần sâu rộng Thứ hai, chính sách tiền tệ, qui mô cung tiền M2 của Singapore mở rộng đều qua các năm trong giai đoạn 1985-2013 (18) Năm 1985 tiền M2 có 2.300 tỉ USD, nhưng đến năm 2013 số tiền này tăng lên xấp xỉ 26.500 tỉ USD Khối tiền M2 = M1+ tiền gửi có kì hạn, có thể thấy chính phủ Singapore đang thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay nới lỏng tăng cung ứng tiền vào lưu thông, vì vậy chính sách này sẽ khuyến khích đầu tư cùng với lãi suất giảm, ngăn lạm phát xảy ra, mở rộng sản xuất và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân Đặc biệt, từ năm 1999 kinh tế Singapore bắt đầu phục hồi, để thúc đầy tăng trưởng kinh tế thì tốc độ tăng cung tiền cao hơn, mức tăng cung tiền nhanh đều qua các năm dẫn đến lãi suất cho vay giảm nhằm thu hút đầu tư Sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng cùng với các biện pháp kiểm soát lạm phát đã làm cho qui mô nền kinh tế Singapore phát triển vững mạnh.

Dân số của Singapore trong giai đoạn 1985 – 2013 đang phải đối mặt với già hóa dân số (19) Dân số trong độ tuổi từ 15-64 chiếm con số rất lớn và có xu hướng tăng lên, năm 2013 chiếm 73,8% trong tổng dân số Mặc dù Singapore có các chính sách tác động tới mức sinh, đặc biệt là sử dụng việc hoàn thuế để khuyến khích sinh con sớm, quy mô phúc lợi trẻ em, các quy định nghỉ sinh con, bao cấp tiền gửi trẻ và một số chương trình cụ thể để khuyến khích hôn nhân Tuy nhiên, mức sinh chưa phục hồi lại như mong muốn, dân số trong độ tuổi từ 0-14 vẫn đang có xu hướng giảm dần

Chất lượng không khí tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc, điều kiện sinh hoạt, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe hiện đại cùng với hệ thống giáo dục tốt đã giúp Singapore duy trì vị trí ở phía trên của bảng xếp hạng toàn cầu về chất lượng sống

Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển con người trên các phương diện thu nhập, tri thức và sức khỏe Chỉ số HDI của Singapore trong các năm qua đều đạt ở mức cao ấn tượng, luôn trong bảng xếp hạng các quốc gia có chỉ số HDI cao nhất thế giới (20) Chỉ số HDI tăng dần qua các năm trong giai đoạn 1990-2013, năm 1990, HDI đạt 0.744, năm 2010 là 0.894 và vào năm 2013 là 0.901 nằm trong mốc phân loại HDI rất cao là cho thấy chất lượng cuộc sống con người ở đây được nâng cao không ngừng và có điều kiện tốt để phát triển về mọi mặt thu nhập, sức khỏe và tri thức Thứ nhất là yếu tố thu nhập, nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của Singapore ở mức cao (21) Vào năm 2012, Singapore đứng đầu thế giới về thu nhập trên cả các nước lớn như Mỹ, Hồng Kông, Nauy… Trong cả giai đoạn, GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng tuy nhiên cũng có những biến động làm cho thu nhập giảm mạnh, cụ thể là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 1997 và vào năm 2007 Sau 28 năm, GDP bình quân đầu người tăng lên 8,1 lần do đó mức sống của người dân Singapore ngày càng nâng cao và được cải thiện rõ rệt Thứ hai, sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình của con người, phản ánh độ dài cuộc sống, được sống lâu và khỏe mạnh Trong giai đoạn 1985-2012, tuổi thọ trung bình của Singapore đang có xu hướng tăng (22) Con số này luôn ở mức cao và Singapore luôn nằm trong top 10 nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) năm 2012, tuổi thọ của Singapore đứng thứ 4 thế giới ngang bằng Italia, với tuổi thọ trung bình 82 tuổi Singapore có một hệ thống Y tế trải rộng và hiệu quả Tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh qua các năm (23) , năm 2013 tỉ lệ tử vong của trẻ chỉ còn

3 % trên 1000 ca tử vong, bên cạnh đó số trẻ sơ sinh giảm nhanh đáng kể, qua 25 năm (1985-2008) con số này giảm gấp 4 lần (24) Tuy nhiên số ca tử vong của sản phụ lại tăng nhanh chóng (25) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO) trẻ sơ sinh Singapore có tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới (bằng với Iceland), là nước đứng thứ 6 trên thế giới về chất lượng chăm sóc sức khỏe Tỷ lệ ô nhiễm nguồn nước, công nghiệp hóa chất ở Singapore có xu hướng giảm chậm (26) , năm 2007 nguồn nước ô nhiễm chiếm 11.9% trong tổng lượng phát thải BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) Hai vấn đề lớn được chú trọng và thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát nước và xử lí chất thải Hệ thống thoát nước ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng Do nguồn nước ngọt không cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân nên Singapore phải nhập khẩu nước từ Malaysia, vì vậy việc đảm bảo an ninh nguồn nước và đảm bảo nguồn nước sạch rất được chú trọng, công nghệ tái sử dụng nước thải ở Singapore đạt được nhiều bước tiến đáng kể Singapore có hệ thống y tế thành công nhất trên thế giới, tính trên cả hiệu quả sử dụng tài chính và kết quả sức khỏe của người dân, có chế độ chăm sóc y tế đẳng cấp Quốc tế, đứng số 1 khu vực Đông Nam Á Chính phủ định kỳ điều chỉnh các chính sách về "nguồn cung cấp và giá thành dịch vụ y tế trong cả nước" trong một nỗ lực kiểm soát giá cả Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực của y tế tư nhân, chính phủ không trực tiếp quy định giá Giá chủ yếu được quyết định bởi thị trường và dao động nhiều trong y tế tư nhân, phụ thuộc vào chuyên ngành y tế và loại hình dịch vụ được cung cấp Thứ ba, tri thức được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ (tỷ lệ biết đọc biết viết) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học) Trong giai đoạn 1992-2012 tỷ lệ người biết chữ luôn đạt mức cao, tăng đều qua các năm (27) Vào năm 2012, con số này ở mức 96.37% chứng tỏ trình độ học vấn của người dân Singapore cao Singapore được biết đến là đất nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Bên cạnh đó, Singapore ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục, việc mở phao hay gian lận trong thi cử là điều cấm kỵ và có những hình phạt nghiêm khắc cho những hành vi này, vì vậy chất lượng giáo dục ở đây rất tốt và đạt hiệu quả cao Học sinh, sinh viên Singapore thường xuyên được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng khác nhau về khoa học và toán học, và đứng thứ 5 thế giới nước có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới do có những chính sách thu hút nhân tài và liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục

Về vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore trong giai đoạn 1992-2012 ở mức thấp (28) , nhưng có sự biến động lớn đặc biệt trong hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và sau đó là năm 2007 Sau giai đoạn 2007-2009, mặc dù vừa mới chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Singapore đã có sự vượt trội là thành công trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh và trong tất cả các năm 2009-2012, đến năm 2012 chỉ còn 2,8% giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua chủ yếu do số việc làm tạo ra cho người lao động tăng mạnh sau năm 2003 (29) , do đó Singapore là nước sở hữu một trong các thị trường việc làm mạnh nhất thế giới

Hiện nay, nền kinh tế Singapore đang có một danh tiếng rất tốt trên thế giới Quá trình tăng trưởng của Singapore quá mạnh mẽ đã biến nước này thành "con rồng châu Á" Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế của Singapore phụ thuộc vào xuất khẩu thì nó đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 và 2007 Qua các phân tích trên đã cho thấy một bức tranh khá sáng trong nền kinh tế Singapore, điểm nổi bật góp phần vào tăng trưởng Singapore chính là chính phủ ở đây đã tạo ra một môi trường khá thân thiện đã khuyến khích đầu tư sản xuất Ngành dịch vụ đã tạo sức bật cho nền kinh tế cụ thể nó cung cấp việc làm cho 80% của 3.030.000 người lao động tạo ra hơn 70% tổng sản phẩm trong nước Tiếp theo là ngành thương mại, vận tải và logistics là ngành công nghiệp quan trọng Cảng Singapore là cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất trên thế giới Singapore có nhập khẩu và hoặc xuất khẩu thương mại phồn thịnh với Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Saudi Arabia, và Mỹ Mặt khác, Singapore có một số lợi thế sau đó là có một cơ sở hạ tầng hiệu quả, vững chắc và nền hành chính công minh bạch Nền kinh tế của Singapore cam kết phát triển thị trường tự do và thương mại tự do Đầu tư của Singapore vào các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục và các khu công nghiệp mới cung cấp nhiều cơ hội cho nó ở tương lai gần Vì vậy, Singapore tương lai sẽ là một trung tâm nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp, công nghệ cao và công nghệ sinh học Đồng thời, Singapore về mặt xã hội là một đất nước rất an toàn, văn minh, sạch sẽ, tất cả các cư dân ở đây được đảm bảo về chất lượng cuộc sống, các lĩnh vưc y tế, giáo dục, xã hôi được chú trọng hàng đầu Chính phủ chi tiêu cho các lĩnh vực công cộng lớn.

Là quốc gia được đánh giá có môi trường sạch nhất thế giới, mặc dù được coi là thành phố vào loại đắt đỏ nhất thế giới, nhưng không thể phủ nhận Singapore vẫn là nơi có chất lượng cuộc sống vào loại hàng đầu của châu Á và trên toàn cầu.

Kết luận

(1) Tốc độ tăng trưởng GDP

Biểu đồ 1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore giai đoạn 1985-2013

(2) Cơ cấu chuyển dịch ngành kinh tế

Biểu đồ 2: Tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w