Kinh Doanh - Tiếp Thị - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội Tự Sự HỌC SINH THÁI: ĐỘNG HƯỚNG, TRIỂN VỌNG VÀ THẺ NGHIỆM TRẦN NGỌC HIÊư) Tótn tắt: Bài viết trình bày tổng thuật về những động hướng của tự sự học sinh thái - một nhánh mới phát triển của tự sự học hậu kinh điển. Được đề xuất bởi Erin James vào năm 2015, tự sự học sinh thái đang có những bước đi năng động và hứa hẹn nhiều triển vọng. Một mặt, nó bố sung chiều kích thẩm mĩ cho phê bình sinh thái mà trước đó chủ yếu được nhìn nhận như một hướng phê bình chủ đề. Mặt khác, nó làm cho tự sự học có thể can dự vào vãn hóa, chính trị thay vi chỉ tập trung vào nội tại văn bản và do đó, nó có thể tương họp với những động hướng của lí thuyết đương đại. Bối cảnh khủng hoảng môi trường của Kỷ Nhân Sinh cũng thôi thúc lí thuyết tự sự phải có những vận động, đổi mới. Trên cơ sở tổng thuật lí thuyết, bài báo thể nghiệm việc vận dụng tự sự học sinh thái để phân tích hai truyện ngắn sầu trên đinh Puvan (Nguyễn Ngọc Tư) và Một lần đối chứng (Nguyễn Minh Châu). Từ khóa: tự sự học, phê bình sinh thái, tự sự học hậu kinh điển, văn học Việt Nam hiện đại, văn học và môi trường. Abstract: This paper presents an introduction to econarratology, a recent trend of post-classical narratology. Econarratology has gained traction since it was first proposed by Erin James in 2015. On the one hand, econarratology adds an aesthetic dimension to ecocriticism, and on the other, it urges ecocritics to engage in culture and politics instead of focusing on the textuality itself. The article suggests that the context of environmental crisis in the Anthropocene compels the theory of narrative to transform itself and this new engagement could correspond to new trends in contemporary critical theories. This paper presents an econarratological reading of two Vietnamese prose narratives by Nguyễn Ngọc Tư and Nguyễn Minh Châu to explore some of these above-mentioned views. Keywords-, narratology, ecocriticism, post-classical narratology, modem Vietnamese literature, literature and environment. 1. Những động hướng Tự sự học sinh thái là một nhánh mới phát triển của tự sự học hậu kinh điển. Thuật ngữ này chính thức được đề xuất trong chuyên luận của Erin James xuất bản năm 2015 - The Storyworld Accord: Econarratology and Postcolonỉal Narratives (tạm dịch: Thỏa ước của thế giới truyện kể: Tự sự học sinh thái và các tự sự hậu thuộc địa) 6. Đen năm 2020, James cùng học giả Eric Morel đồng chủ biên tuyên tập Environment andNarrative: New Directions in Econarratology (tạm (.) TS ■ỊYuờng £)ại học Sư phạm Hà Nội. Email :hicutn 1979yahoo.com. dịch: Môi trường và tự sự: Những hướng đi mới của tự sự học sinh thái) 7, in trong tủ sách uy tín hàng đầu về tự sự học Theory and Interprettion of Narrative. Gần đây nhất, tạp chí chuyên về lí thuyết Substance đã tổ chức một chuyên đề về phê bình sinh thái và hình thức của tự sự. Các công cụ và thao tác phân tích của tự sự học sinh thái, các thảo luận về phạm vi và ý nghĩa cùa lĩnh vực này là nội dung chủ đạo của các bài nghiên cứu trên số tạp chí này. Chưa kể từ giữa thập niên 2010 đến nay, rải rác có thêm nhiều những bài nghiên cứu lẻ hay các luận án sử dụng cách tiếp cận tự sự học đê phân tích hay chất vấn ý nghĩa của các tự sự Tự sự học sinh thái... 39 về môi trường. Có thể kể đến hai luận án: Eco-Narratology and Contemporary American Fiction (tạm dịch: Tự sự học sinh thái và tiểu thuyết đương đại Hoa Kỳ, 2021) của Kyle T. Henrichs bảo vệ tại Đại học Wisconsin-Milwaukee 5 và trước đó là Spaces of Indeterminacy: Aerial Description and Environmental Imagination in 20th Century American Fiction (tạm dịch: Những không gian bat định: Miêu tả không trung và tưởng tượng về môi trường trong tiểu thuyết Hoa Kỳ thế kỉ 20) của David Rodriguez bảo vệ tại State University of New York at Stony Brook (2019) 13. Tự sự học sinh thái là sự cộng sinh của hai lĩnh vực tưởng như có rất ít mối liên hệ với nhau: tự sự học và phê bình sinh thái. Tự sự học sinh thái “duy trì sự quan tâm đối với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa văn học và môi trường vật lý, nhưng nó làm công việc ấy với sự nhạy cảm với các cấu trúc và thủ pháp văn chương mà chúng ta sử dụng để truyền đạt sự trình hiện môi trường vật lý cho nhau thông qua các chuyện kế” 6, tr.23. Theo James, chính những động hướng phát triên của từng lĩnh vực - phê bình sinh thái và tự sự học - đã dẫn đến sự cộng sinh này. Trước hết là làn sóng thứ ba của phê bình sinh thái. Trỗi dậy từ thập niên 1990, làn sóng thứ nhất của phê bình sinh thái được hình thành trên niềm tin về một thứ thiên nhiên nằm ngoài ngôn ngữ mà văn chương có thể phản ánh và kêu gọi nhận thức về nó. vấn đề môi trường được các nhà phê bình sinh thái xem như một tình trạng mang tính phổ quát của nhân loại, phạm vi các tác phẩm mà họ tập trung thảo luận là các điển phạm trong văn chương Anh Mỹ viết về thiên nhiên - các sáng tác thường thuộc về truyền thống của lối viết hiện thực hay thể loại phi hư cấu, xu hướng của họ là tìm kiếm những mối liên hệ giữa văn chương viết về tự nhiên với các diễn ngôn khoa học, đề cao sự bảo tồn như là hình thức quan trọng nhất để can thiệp vào cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra. Đến đầu thập niên 2000, làn sóng thứ hai của phê bình sinh thái nổi lên. Ở làn sóng này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được mở rộng sang không gian đô thị và những môi trường bị suy thoái, và thay vì tập trung vào khuynh hướng bảo tồn, các nhà phê bình, qua cách đọc văn chương, đã dấy lên những vấn đề về công lí môi trường, chỉ ra sự liên đới giữa vấn đề môi trường và các tình trạng bất bình đẳng xã hội khác. Làn sóng thứ hai này cũng cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa việc nghiên cứu văn học và môi trường với các lí thuyết đương đại khác. Đây cũng là những điểm làm làn sóng thứ ba của phê bình sinh thái sẽ kế thừa và đẩy vấn đề đi xa hơn, phức tạp hơn. Ờ làn sóng thứ ba, thiên nhiên không nằm ngoài ngôn ngữ, bản thân cái được gọi là thiên nhiên cũng nằm trong địa hạt của diễn ngôn. Cuốn sách xuất bản năm 2005 của Lawrence Buell, The Future of Environmental Criticsm: Environmental Crisis and Literary Imagination (Tương lai của phê bình môi trường: Khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn chương), đã khẳng định cách con người tác động vào môi trường phụ thuộc vào cách con người nghĩ và nói về nó, tức các diễn ngôn, các tự sự về môi trường. Các tưởng tượng của văn chương, do đó, một mặt, có thể góp phàn hợp thức hóa những cách ứng xử có tính chất bạo lực, bóc lột đối với thế giới tự nhiên nhưng mặt khác, cũng có thể gợi ra những chất vấn đối với các diễn ngôn thống trị cũng như những khả thể khác cho sự thay đổi nhận thức và hành động. Nhiệm vụ của phê bình sinh 40 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, SỐ 7-2022 thái chính là giải cấu trúc những tưởng tượng văn chương về môi trường này. Một điểm nhấn quan trọng khác của làn sóng thứ ba là sự chú ý nhiều hơn đến phương diện hình thức thâm mĩ của văn chương, trong khi ở các làn sóng trước đó, các phương diện thuộc về nội dung được xem trọng hơn. Trên thực tế, các nhà phê bình sinh thái thuộc làn sóng thứ ba đã đúng khi cho rằng nếu chỉ cần đọc văn chương để tìm ra những sự trinh hiện chính xác về môi trường thì đó là một việc làm rất ít ý nghĩa bởi các văn bản khác sẽ cung cấp các thông tin dữ kiện tốt hơn là thơ ca hay tiểu thuyết. Nhưng học giả Ursula K. Heise có lý khi cho rằng: “Neu chúng ta tin - như tôi giả định các nhà phê bình sinh thái và hậu thực dân đều vậy - sự cải hóa thực tại theo phương thức thẩm mỹ có một tiềm năng đặc biệt đối với việc định hình lại cách cá nhân và tập thể tưởng tượng về sinh thái xã hội (ecosocial imaginary), vậy thì cách mà các hình thức thẩm mỹ liên hệ với các cấu trúc văn hóa cũng như sinh học xứng đáng để chúng ta dành sự chú ý đặc biệt cho nó” 4, tr.258. Trong khi đó, tự sự học ở giai đoạn hậu kinh điển cũng có những chuyển dịch quan trọng. Theo James, có hai động hướng để tự sự học hậu kinh điển có thể dung hợp với phê binh sinh thái. Thứ nhất, đó là tự sự học bối cảnh. Tự sự học trong truyền thống kinh điển trước đó vốn chỉ tập trung vào cấu trúc nội tại của vãn bản nghệ thuật, xem các khái niệm công cụ đề phân tích như là những phạm trù trung tính. Tự sự học bối cảnh, như James khái quát, “móc nối các cấu trúc tự sự với các bối cảnh ra đời của chúng đe xem xét cách mà các thành tố văn bản có the mã hóa hay thách thức những ý thức hệ nhất định” 6, tr. 14. Chẳng hạn, với cách I . 1 ; 1 . tiếp cận của tự sự học bối cảnh, việc một khung cảnh thiên nhiên được nhìn ngắm qua điểm nhìn của một người kể chuyện nữ hay nhân vật nữ không chỉ đơn giản là một thủ pháp mà là một mã ý thức hệ cần phải lưu ý và gợi ra những hình dung khác so với khi khung cảnh ấy được trình hiện từ điểm nhìn của người kể chuyện hay nhận vật nam. Sự “khác” này lại cần được xem xét như là cách mà các tự sự này chất vấn hay củng cố các khuôn mẫu trong cách nhìn khung cảnh đó, cách trao cho khung cảnh đó những ý nghĩa nhất định. Động hướng thứ hai kết gắn phê bình sinh thái và tự sự học là tự sự học tri nhận - một nhánh rất năng động của tự sự học hậu kinh điển. Tự sự học tri nhận nghiên cứu văn bản tự sự trong mối quan hệ với các cơ chế của tâm trí ở người đọc, hay nói giản dị hơn, nó quan tâm đến cách mà các câu chuyện có the dần dắt hình dung, tưởng tượng cũng như tác động vào cảm xúc của người đọc. Neu tác động của con người vào môi trường phụ thuộc khá nhiều bởi những tưởng tượng, hình dung về nó, bởi những câu chuyện được đan dệt xung quanh nó thì tự sự học tri nhận là một cách tiếp cận khả thủ đế nhìn ra và chất vấn cách những tưởng tượng, câu chuyện này chi phối nhận thức và ứng xừ của người đọc đối với môi trường. Trong chuyên luận của mình, James đã sử dụng khái niệm chìa khóa “thế giới truyện kể” (storyworld) của nhà tự sự học tri nhận David Herman để khai triển nghiên cứu của mình. Theo Herman, thế giới truyện kể là “những mô hình tinh thần bao gồm các thành tố liên đới với nhau: ai làm chuyện gì đối với ai, khi nào, ở đâu, tại sao và theo cách nào đó trong thế giới này đê người đọc có thể tái định vị được... khi họ muốn hiểu một câu chuyện” 6, tr.20-21. Đẻ hiểu một câu Tự sự học sinh thái... 41 chuyện, Herman giải thích rằng “người diễn dịch câu chuyện phải cố gắng tái thiết không chỉ những gì đã xảy ra mà còn cả bối cảnh xung quanh, môi trường lồng vào thế giới truyện kể, những đặc điểm của chúng, những hành động và sự kiện mà chúng liên đới” 6, tr.21 . Khái niệm “thế giới truyện kể” có thể làm ta liên hệ đến một khái niệm có vẻ như gần gũi với nó được đề xuất bởi các nhà thi pháp học - “thế giới nghệ thuật”. Song sự khác biệt đáng kể nhất nằm ở chỗ trong khi thi pháp học chủ yếu coi thế giới nghệ thuật là sự mã hóa ỷ thức nghệ thuật của nhà văn, là một mô hình phóng chiếu sự cảm thụ, cắt nghĩa thế giới của tác giả thì khái niệm của Herman coi thế the giới truyện kề còn là kết quả từ sự tri nhận của người đọc, là một môi trường phóng chiếu cảm xúc và tinh thần của người diễn giải. Người đọc dựa vào những thành tố có tính chất gợi ý (textual cues) trong văn bản để tạo dựng thế giới truyện kể - cái thế giới mà họ cư ngụ lâm thời khi đọc tác phẩm. Trạng thái cư ngụ lâm thời này được các nhà lí luận gọi bằng thuật ngữ “sự đắm mình trong thế giới tự sự” (narrative immersion). Phạm vi khảo sát trong chuyên luận của James là các tự sự hậu thuộc địa và với phạm vi này, James nhận ra sự đụng độ, va chạm của các thế giới truyện kể, các tưởng tượng về môi trường -tỊLnhiên là những khía cạnh phức tạp nhất liên quan đến tâm lí, tình cảm của con người. Các vấn đề của môi trường, do đó, không thể chỉ cần được nhận thức và giải quyết bởi khoa học hay chính trị. Môt tác phẩm được James nhắc đến như là minh họa cho sự xung đột giữa những cách con người tri nhận về tự nhiên là Hungry Tide của Amitav Ghosh. Piya - một nhà nghiên cứu về hổ người Mỹ gốc Ấn, làm việc cho chương trình Bảo tồn Hổ - không thể chấp nhận được người dân bản địa ở một ngôi làng nhỏ Ấn Độ dùng bẫy để bắt hổ, giết hổ vì đó là loài vật đe dọa tính mạng dân làng hàng ngày. Chương trình Piya đang làm việc trong khi ưu tiên đất đai và điều kiện sống cho loài hổ thì đồng thời lại đẩy người dân bản địa khỏi không gian sống của họ. Hình dung về hổ của Piya xung đột gay gắt với những hình dung của những người bạn bản địa của cô, những người coi hổ như một mối hiếm họa chứ không phải đối tượng phải bảo tồn, nghĩ rằng việc một con hổ vào một ngôi làng có người đang sinh sống là vì “nó muốn chết” 6, tr.2-3. Nhà sử học Yuval Noah Harari thường xuyên nhấn mạnh một luận điểm: loài người có xu hướng tin vào các câu chuyện hơn là các dữ kiện, thông số 3, vấn đề môi trường có thể xem là một trực quan tốt cho luận điểm này: cách nghĩ về loài hổ và cách ứng xử với nó của Piya và người dân bản địa Ấn Độ trông tiểu thuyết của Ghosh chịu sự chi phối của những câu chuyện về hổ gắn với những ý thức hệ khó hòa giải - triết lí bảo tồn thiên nhiên kiểu phương Tây và hệ thống niềm tin của dân bàn địa. Trong cuốn sách của mình, James phát triển các công cụ và thao tác của tự sự học tri nhận để cho thấy các văn bản tự sự (hư cấu hoặc phi hư cấu) có thể định hình hay thách thức những tri nhận ở độc giả về môi trường như thế nào, gây ra những cảm thức sinh thái tinh vi ra sao. Chẳng hạn, ở chương 3, khi phân tích tiểu thuyết Sozaboy của nhà văn Nigeria Ken Saro- Wiwa (1941-1995), James chú ý đến văn phong đậm tính truyền khẩu mà Saro- Wiwa gọi là thứ “tiếng Anh thối rữa”. Thật ra, đây là phương diện mà các nhà nghiên cứu về Saro-Wiwa đều bàn đến nhưng chủ yếu quan tâm đến tính chính 42 NGHIÊN CỬU VẦN HỌC, SỐ 7-2022 trị của ngôn ngữ văn chương. James phân tích cách cấu tạo lời và phương thức trần thuật ở tiểu thuyết này, theo đó, cả tính truyền khẩu và thứ tiếng Anh thối rữa là những thành tố gợi dẫn của văn bản rất quyền năng. Chúng khiến người đọc như được nghe thấy những lời giãi bày trực tiếp của nhân vật trong truyện, đại diện cho người dân của vùng châu thổ Niger, một khu vực giàu trữ lượng về dầu nhưng cũng là nơi phải chịu đựng một lịch sử bị áp bức bởi các hệ thống kinh thế quốc gia và toàn cầu, trong đó, dầu là một mặt hàng quan trọng. Thông qua phương thức tạo ra hình tượng người nghe chuyện - được thể hiện qua đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 “you” trong cuốn tiểu thuyết, Saro-Wiwa đã ấn định người đọc vào vị thế của nhân vật “you”, từ đó, buộc độc giả phải tự tra vấn về vai trò của mình trong các cấu trúc kinh tế-chính trị thống soát và ngoại biên hóa cuộc sống của những người dân bản địa 6, tr.90-121, Theo đánh giá của chúng tôi, các thao tác phân tích tự sự học được James khai triển trong chuyên luận này đã đưa cách tiếp cận tự sự học về gần với phân tích diễn ngôn theo quan điểm hậu cấu trúc. Có thể nói, về cơ bản, James không kiến tạo một công cụ phân tích mới nào mà dựa vào hệ thống khái niệm đã được thiểt lập bởi truyền thống tự sự học cấu trúc luận song bà đã biện luận để đắp cho chúng một số nội hàm mới và trao cho chúng những chức năng mới. Hai chức năng cơ bản trong số đó là gợi dẫn những quy chiếu về môi trường bên ngoài văn bản (trong khi tự sự học cấu trúc luận chỉ tập trung vào nội tại văn bản) và kích thích những phản ứng cảm xúc, tâm lí ở người đọc khi họ hình dung về môi trường qua câu chuyện được kể (vốn hầu như chưa được chú ý ở thời kì tự sự học cấu trúc luận). Từ công trình của James, chúng tôi cho rằng sự linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các thao tác phân tích theo đường lối của tự sự học tri nhận còn có thể hứa hẹn làm sáng tỏ thêm cơ chế của những tâm thức sinh thái như “ecophobia” (sự kì thị tự nhiên), “ecoambiguity” (mơ ho sinh thái), “ecohorror” (nồi sợ hãi tự nhiên),... Xét đến cùng, những tâm thức sinh thái này chính là niềm tin hoặc sự hồ nghi đối với những thế giới truyện kể về tự nhiên. Tuyên tập Environment and Narrative (Môi trường và Truyện kể) do James và Morel chủ biên xuất bản vào năm 2020 quy tụ không chỉ những tên tuổi đang nổi của tự sự học hậu kinh điển những năm đầu thế kỉ XXI như Markku Lehtimaki, Marco Caracciolo mà còn cả một số cột trụ của làn sóng thứ ba phê bình sinh thái như Ursula K. Heise, Greg Garrard. Bên cạnh khuynh hướng kết hợp phê bình sinh thái và tự sự học tri nhận mà James là học giả tiên phong, cuốn sách còn giới thiệu hai nhánh mà tự sự học sinh thái có thể phát triển xa hơn là mối quan hệ giữa tự sự học với các thực thể phi nhân loại (nonhuman) và đạo đức tự sự. Nhánh thứ nhất có sự gặp gỡ với một khúc ngoặt trong triết học đương đại - khúc ngoặt “phi nhân loại” (nonhuman). Khúc ngoặt này liên quan đến nhu cầu đổi mới hệ hình tư duy của con người trong bối cảnh khủng hoảng của Kỷ Nhân Sinh, thời đại mà con người tạo ra những tác động nghiêm trọng đến thế giới tự nhiên và xem mình như là chủ nhân quyền lực nhất của Trái đất. Triết học và cả lí thuyết tự sự vốn được xem là những lĩnh vực tri thức lấy con người làm trung tâm và bản thân điều này cần phải bị tra vấn. Trong lĩnh vực triết học, việc tra vấn tính tự chủ (agency) của các thực thể phi nhân loại là mối bận tâm lớn, qua đó, con người Tự sự học sinh thái... 43 cũng xác định lại chính mình trong thế giới này. Bài giảng nổi tiếng của Jacques Derrida, “The Animal That Therefore I Am” như nhại lại luận đề của Descartes - “I think therefore I am”, qua đó thôi thúc những phản tư quan trọng. Đầu tiên, Derrida đề nghị xem xét lại định kiến trong trục đối lập nhị phân giữa thú và người, theo đó, con thú không có khả năng có được những thứ chỉ con người mới sở hữu như lí trí, ngôn ngữ, cảm xúc,... hay để dùng một thuật ngừ quan trọng của Derrida, thú không thê có logos - nó không có thể tư duy, không có diễn ngôn, không tự tạo nên các câu chuyện cho chính sự tồn tại của nó. Nhân tính, bởi vậy, là một kiến tạo diễn ngôn trên cơ sở loại trừ, trấn áp các khả năng mà thú cũng có thể có, chứ không phải chỉ là độc quyền của người. Nói như Marie-Louise Mallet, phương pháp của Derrida không phải là sự đảo ngược từ thái cực này sang thái cực kia: “Hoàn toàn không phải là một sự đảo chiều quan điểm giản đơn, chẳng hạn như phục hồi cho ‘con thú’ tất cả những gì mà truyền thống đã tước đi khỏi nó, cũng hoàn toàn không phải là sự thay thế sự đối lập kinh điển bằng một sự hòa trộn, không thể phân biệt mà thực chất cũng là một sự thất bại giả dối không kém, phương pháp giải cấu trúc đã kiên nhẫn nhân bội lên những khác biệt, làm chúng ta phải chú ý vào sự mong mang và rồng xốp của những ranh giới được giả định của cái ‘chính danh’ (proper) mà từ lâu chúng ta đã lợi dụng để dựng lên sự đối lập truyền thống giữa “người” và “thú”. Tuy nhiên, làm như vậy, chúng ta không chỉ gây bất ổn đối với tất cả những sự đảm bảo về “thú tính” của con thú nói chung mà còn gây bất ổn không kém đối với những khẳng quyết về nhân tính của con người...” 2, tr.x-xi. Gần đây hơn nữa, ngành nhân văn còn nổi lên nhánh nghiên cứu về tư duy cây (plant thinking), trong đó hai học giả tiên phong là Luce Irigaray và Michael Marder. Với các học giả này, thế giới thực vật còn bị ngoại biên hơn cả thế giới động vật trong diễn ngôn triết học. Việc xác lập diễn ngôn về tư duy cây có khả năng phá vỡ sự độc tôn không chỉ chủ thể của sự nghĩ mà còn ở cả hình thức của sự nghĩ, vốn từ lâu được mặc định gắn liền với hoạt động của lí trí 10. Có vẻ như các học giả vẽ ra một viễn cảnh không tưởng khi hình dung về một môi trường ý thức nơi nhân loại và thực thể phi nhân có thế hình thành những kiểu thức giao lưu, phá vỡ quan hệ mang tính thống trị. Nhưng xét đến cùng thì sự không tưởng ấy cũng có thể thôi thúc con người tìm ra những khả thể mới thay vì chỉ chấp nhận những giới hạn hiện tồn. Tác động của khúc ngoặt phi nhân loại này trong triết học đến các nhà nghiên cứu tự sự được thể hiện ở việc xem xét, chất vấn cách trình hiện các thực thể phi nhân loại trong các tự sự văn học, điện ảnh trở thành một chủ đề cần thảo luận. Trên thực tế, có nhiều tự sự không chỉ mô tả thế giới phi nhân loại như là các thành tố tạo nên nền cảnh của câu chuyện mà còn biến các thực thể phi nhân loại này thành nhân vật hay người kể chuyện thông qua các hệ thống tu từ, đặc biệt là phép nhân hóa. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào các tự sự này cũng trùng khít với thể loại ngụ ngôn, nơi các hình tượng phi nhân loại chỉ là ẩn dụ về con người và phóng chiếu các kinh nghiệm của con người. Có thể nêu một số truyện ngắn của Franz Kafka như “Báo cáo gửi viện hàn lâm”, “Josephine - nữ ca sĩ dân tộc chuột”, “Hang ồ”,... như là ví dụ cho trường hợp này. Ở đây, các kĩ thuật tự sự như điểm nhìn, tiêu cự, các thủ 44 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 7-2022 pháp miêu tả ý thức được sử dụng không phải để mô phỏng các kinh nghiệm của con người mà để gợi mở kinh nghiệm của các tồn tại phi nhân tính. Chúng, vì thế, có thể đóng vai trò như “những công cụ tưởng tượng quan trọng để phê bình, tháo dỡ, tái thiết các ý niệm về tính người trong thế giới hiện đại, nơi người ta đã không thể hình dung nổi thế nào là người nếu xem xét tính người như một cái gì đó bị cô lập và tách biệt với những cộng đồng sự sống rộng rãi hơn” 7, tr.7. Sự kết hợp giữa phê bình sinh thái và đạo đức tự sự cũng là một sự kết hợp khá tự nhiên, vấn đề đạo đức tự sự trở thành mối quan tâm của tự sự học hậu kinh điển khi tự sự được ý thức như một hành động giao tiếp có mục đích. Theo James Phelan, đạo đức tự sự xoay quanh bốn vấn đề: (1) - đạo đức của câu chuyện được kể; (2) - đạo đức của hành động kể chuyện; (3) - đạo đức của sự viết sự tạo lập câu chuyện; (4) - đạo đức của sự đọc tiếp nhận câu chuyện. Các vấn đề này đều liên quan đến các câu hỏi về thẩm quyền của người kể chuyện, đến lập trường của người viết, của nhân vật để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng, con người xấu-tốt, đáng cảm thông-đáng lên án ra sao, đến việc các gợi dẫn của văn bản có thể ấn định một trường nhìn đạo đức và khơi dậy những cảm xúc đạo đức như thế nào... 2. Tất cả những khía cạnh này đều có những móc nối tinh vi và chặt chẽ đến việc câu chuyện ấy được kể theo cách nào. Nói tóm lại, văn học thực hiện chức năng đạo đức bằng chính hình thức thẩm mĩ của nó. Phê bình sinh thái ở làn sóng thứ ba, như trên đã trình bày, coi các tự sự về tự nhiên là đối tượng của mình. Bản thân lí thuyết này, ngay ở giai đoạn hình thành, đã mang tham vọng kiến lập nền tảng đạo đức mới để con người chung sống với những tạo vật khác của hành tinh. Trải qua những làn sóng vận động, các lí thuyết gia đã càng ngày càng nhận thức rõ mối quan hệ ràng rịt giữa vấn đề môi trường và các vấn đề như giai cấp, chủng tộc, phái tính, các cộng đồng thiểu số, nhược tiểu,... Tính chất vấn, vốn được xem là tinh thần cốt lõi của lí thuyết, trong trường hợp này, đã mang ý nghĩa đạo đức khi nó phá vỡ tính đơn nhất của các chuyện kể về thế giới tự nhiên, phức tạp hóa những mặc định về con người và các thực thể phi nhân loại, để từ đó có thể nhìn thấy những bất cập, bất công, bất bình đẳng đang được làm cho trở nên bình thường, khó nhận thấy và do vậy, loại trừ những khả năng kháng cự và thay đổi. Bản thân chuyên luận của James xuất bản trước đó đã ý thức rất rõ về sự gợi mở và can dự về mặt đạo đức đối với các vấn đề môi trường của tự sự học sinh thái. Qua những phân tích các trường họp nghiên cứu cụ thể, bà đi đến kết luận: “Các tự sự, thông qua quyền năng giúp cho người đọc sống trải các môi trường và các kinh nghiệm môi trường khác với mình, có thể phát lộ những điểm khác biệt về tri nhận, làm rõ những mối quan tâm của những người tưởng tượng và sống trong một môi trường theo cách đặc thù của họ và đặt người đọc trực diện với những quan điểm khác hay đối lập với họ. Theo cách ấy, chúng có thể mở ra các kênh giao tiếp truyền đạt về cách mà con người mường tượng và cư ngụ trong môi trường của họ, khích lệ một nhận thức về môi trường giúp ích cho việc xây dựng những chính sách về môi trường công bằng họp, hợp lý hơn và không thiên lệch” 6, tr.208. Việc vãn chương thúc đẩy người đọc tri nhận sự đa dạng, phức tạp của những môi trường và cách ứng xử đối với môi trường thông qua thế giới truyện kể tiềm tàng sự Tự sự học sinh thải... 45 mời gọi niềm cảm thông và quan trọng hơn thế, những đối thoại xuyên văn hóa. 2. Triển vọng Năm 2021, khi viết bài tổng kết số chuyên đề của tạp chí Substance về tự sự và môi truờng, James ghi nhận một thực tế: “Lý thuyết tự sự đã đuợc kích hoạt bởi những mối quan tâm về môi trường, dù là thông qua những thảo luận về người kể chuyện phi nhân loại (nonhuman), những tiềm năng (và cạm bẫy) của sự thấu cảm tự sự xuyên giống loài (transspecies), những đường biên của các tự sự trong Kỷ Nhân Sinh, hay vai trò mà các tự sự và thế giới truyện kể có thể đảm nhận trong việc khơi dậy phản ứng đối với thực trạng biến đổi khí hậu” 9, tr. 150, Tự sự học sinh thái, trong khoảng thời gian chưa thật dài, đã chứng tỏ sự năng động của mình khi các nhà nghiên cứu đã mở rộng vùng đối tượng nghiên cứu, phát triển nhiều câu hỏi nghiên cứu từ đó đánh dấu những hướng đi mới. Những bước đi đương thời của tự sự học và phê bình sinh thái có xu hướng tương thích với nhau, điều này khiến tự sự học sinh thái không phải là một nhánh nghiên cứu đóng. Triển vọng của tự sự học sinh thái được ghi nhận trước hết ở khả năng tác động của nó. Trong lời nói đầu tuyển tập Environment and Narrative, James và Morel đã xác định rằng: bởi cách chúng ta ứng xử với tự nhiên chịu nhiều ảnh hưởng từ các câu chuyện và ngược lại nên nhận thức của chúng ta về tự sự cũng thay đổi khi môi trường thay đổi. Cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay, một phần đáng kể, cũng liên đới đến cuộc khủng hoảng của các tự sự về môi trường mà tự sự học sinh thái, với các phương pháp và thao tác phân tích của mình, có thể cho thấy rõ. James không phóng đại cách văn chương và nghiên cứu văn chương có thể khắc phục cuộc khủng hoảng này. Trong chuyên luận The Storyworld Ac...
Trang 1Tự Sự HỌC SINH THÁI: ĐỘNG HƯỚNG, TRIỂN VỌNG VÀ THẺ NGHIỆM
TRẦN NGỌC HIÊư*)
Tótn tắt: Bài viết trình bày tổng thuật về những động hướng của tự sự học sinh thái - một nhánh
mới phát triển của tự sự học hậu kinh điển Được đề xuất bởi Erin James vào năm 2015, tự sự học sinh thái đang có những bước đi năng động và hứa hẹn nhiều triển vọng Một mặt, nó bố sung chiều kích thẩm mĩ cho phê bình sinh thái mà trước đó chủ yếu được nhìn nhận như một hướng phê bình chủ đề Mặt khác, nó làm cho tự sự học có thể can dự vào vãn hóa, chính trị thay vi chỉ tập trung vào nội tại văn bản và do đó, nó có thể tương họp với những động hướng của lí thuyết đương đại Bối cảnh khủng hoảng môi trường của Kỷ Nhân Sinh cũng thôi thúc lí thuyết tự sự phải có những vận động, đổi mới Trên cơ sở tổng thuật lí thuyết, bài báo thể nghiệm việc vận dụng tự sự học sinh thái để phân tích hai truyện ngắn sầu trên đinh Puvan (Nguyễn Ngọc Tư) và Một lần đối chứng (Nguyễn Minh Châu).
Từ khóa: tự sự học, phê bình sinh thái, tự sự học hậu kinh điển, văn học Việt Nam hiện đại, văn học và môi trường.
Abstract: This paper presents an introduction to econarratology, a recent trend of post-classical narratology Econarratology has gained traction since it was first proposed by Erin James in 2015 On the one hand, econarratology adds an aesthetic dimension to ecocriticism, and on the other, it urges ecocritics to engage in culture and politics instead of focusing on the textuality itself The article suggests that the context of environmental crisis in the Anthropocene compels the theory of narrative
to transform itself and this new engagement could correspond to new trends in contemporary critical theories This paper presents an econarratological reading of two Vietnamese prose narratives by Nguyễn Ngọc Tư and Nguyễn Minh Châu to explore some of these above-mentioned views.
Keywords-, narratology, ecocriticism, post-classical narratology, modem Vietnamese literature, literature and environment.
1 Những động hướng
Tự sự học sinh thái là một nhánh mới
phát triển của tự sự học hậu kinh điển
Thuật ngữ này chính thức được đề xuất
trong chuyên luận của Erin James xuất
bản năm 2015 - The Storyworld Accord:
Econarratology and Postcolonỉal
Narratives (tạm dịch: Thỏa ước của thế
giới truyện kể: Tự sự học sinh thái và các
tự sự hậu thuộc địa) [6] Đen năm 2020,
James cùng học giả Eric Morel đồng chủ
biên tuyên tập Environment andNarrative:
New Directions in Econarratology (tạm
(.) TS _ ■ỊYuờng £)ại học Sư phạm Hà Nội
Email :hicutn 1979@yahoo.com.
dịch: Môi trường và tự sự: Những hướng
đi mới của tự sự học sinh thái) [7], in trong tủ sách uy tín hàng đầu về tự sự học
Theory and Interprettion of Narrative
Gần đây nhất, tạp chí chuyên về lí thuyết
Substance đã tổ chức một chuyên đề về
phê bình sinh thái và hình thức của tự
sự Các công cụ và thao tác phân tích của tự sự học sinh thái, các thảo luận về phạm vi và ý nghĩa cùa lĩnh vực này là nội dung chủ đạo của các bài nghiên cứu trên số tạp chí này Chưa kể từ giữa thập niên 2010 đến nay, rải rác có thêm nhiều những bài nghiên cứu lẻ hay các luận án
sử dụng cách tiếp cận tự sự học đê phân tích hay chất vấn ý nghĩa của các tự sự
Trang 2Tự sự học sinh thái 39
về môi trường Có thể kể đến hai luận
án: Eco-Narratology and Contemporary
American Fiction (tạm dịch: Tự sự học
sinh thái và tiểu thuyết đương đại Hoa
Kỳ, 2021) của Kyle T Henrichs bảo vệ
tại Đại học Wisconsin-Milwaukee [5]
và trước đó là Spaces of Indeterminacy:
Aerial Description and Environmental
Imagination in 20th Century American
Fiction (tạm dịch: Những không gian bat
định: Miêu tả không trung và tưởng tượng
về môi trường trong tiểu thuyết Hoa Kỳ
thế kỉ 20) của David Rodriguez bảo vệ
tại State University of New York at Stony
Brook (2019) [13]
Tự sự học sinh thái là sự cộng sinh của
hai lĩnh vực tưởng như có rất ít mối liên
hệ với nhau: tự sự học và phê bình sinh
thái Tự sự học sinh thái “duy trì sự quan
tâm đối với việc nghiên cứu mối liên hệ
giữa văn học và môi trường vật lý, nhưng
nó làm công việc ấy với sự nhạy cảm với
các cấu trúc và thủ pháp văn chương mà
chúng ta sử dụng để truyền đạt sự trình
hiện môi trường vật lý cho nhau thông qua
các chuyện kế” [6, tr.23]
Theo James, chính những động
hướng phát triên của từng lĩnh vực - phê
bình sinh thái và tự sự học - đã dẫn đến sự
cộng sinh này Trước hết là làn sóng thứ
ba của phê bình sinh thái Trỗi dậy từ thập
niên 1990, làn sóng thứ nhất của phê bình
sinh thái được hình thành trên niềm tin về
một thứ thiên nhiên nằm ngoài ngôn ngữ
mà văn chương có thể phản ánh và kêu
gọi nhận thức về nó vấn đề môi trường
được các nhà phê bình sinh thái xem như
một tình trạng mang tính phổ quát của
nhân loại, phạm vi các tác phẩm mà họ
tập trung thảo luận là các điển phạm trong
văn chương Anh Mỹ viết về thiên nhiên -
các sáng tác thường thuộc về truyền thống
của lối viết hiện thực hay thể loại phi hư
cấu, xu hướng của họ là tìm kiếm những mối liên hệ giữa văn chương viết về tự nhiên với các diễn ngôn khoa học, đề cao
sự bảo tồn như là hình thức quan trọng nhất để can thiệp vào cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra Đến đầu thập niên
2000, làn sóng thứ hai của phê bình sinh thái nổi lên Ở làn sóng này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được mở rộng sang không gian đô thị và những môi trường bị suy thoái, và thay vì tập trung vào khuynh hướng bảo tồn, các nhà phê bình, qua cách đọc văn chương, đã dấy lên những vấn đề về công lí môi trường, chỉ ra sự liên đới giữa vấn đề môi trường và các tình trạng bất bình đẳng xã hội khác Làn sóng thứ hai này cũng cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa việc nghiên cứu văn học
và môi trường với các lí thuyết đương đại khác Đây cũng là những điểm làm làn sóng thứ ba của phê bình sinh thái sẽ kế thừa và đẩy vấn đề đi xa hơn, phức tạp hơn Ờ làn sóng thứ ba, thiên nhiên không nằm ngoài ngôn ngữ, bản thân cái được gọi là thiên nhiên cũng nằm trong địa hạt của diễn ngôn Cuốn sách xuất bản năm
2005 của Lawrence Buell, The Future of
Environmental Criticsm: Environmental Crisis and Literary Imagination (Tương
lai của phê bình môi trường: Khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn chương), đã khẳng định cách con người tác động vào môi trường phụ thuộc vào cách con người nghĩ và nói về nó, tức các diễn ngôn, các tự sự về môi trường Các tưởng tượng của văn chương, do đó, một mặt, có thể góp phàn hợp thức hóa những cách ứng xử có tính chất bạo lực, bóc lột đối với thế giới tự nhiên nhưng mặt khác, cũng có thể gợi ra những chất vấn đối với các diễn ngôn thống trị cũng như những khả thể khác cho sự thay đổi nhận thức và hành động Nhiệm vụ của phê bình sinh
Trang 340 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, SỐ 7-2022
thái chính là giải cấu trúc những tưởng
tượng văn chương về môi trường này
Một điểm nhấn quan trọng khác của làn
sóng thứ ba là sự chú ý nhiều hơn đến
phương diện hình thức thâm mĩ của văn
chương, trong khi ở các làn sóng trước
đó, các phương diện thuộc về nội dung
được xem trọng hơn Trên thực tế, các
nhà phê bình sinh thái thuộc làn sóng thứ
ba đã đúng khi cho rằng nếu chỉ cần đọc
văn chương để tìm ra những sự trinh hiện
chính xác về môi trường thì đó là một
việc làm rất ít ý nghĩa bởi các văn bản
khác sẽ cung cấp các thông tin dữ kiện tốt
hơn là thơ ca hay tiểu thuyết Nhưng học
giả Ursula K Heise có lý khi cho rằng:
“Neu chúng ta tin - như tôi giả định các
nhà phê bình sinh thái và hậu thực dân
đều vậy - sự cải hóa thực tại theo phương
thức thẩm mỹ có một tiềm năng đặc biệt
đối với việc định hình lại cách cá nhân và
tập thể tưởng tượng về sinh thái xã hội
(ecosocial imaginary), vậy thì cách mà
các hình thức thẩm mỹ liên hệ với các
cấu trúc văn hóa cũng như sinh học xứng
đáng để chúng ta dành sự chú ý đặc biệt
cho nó” [4, tr.258]
Trong khi đó, tự sự học ở giai đoạn
hậu kinh điển cũng có những chuyển
dịch quan trọng Theo James, có hai động
hướng để tự sự học hậu kinh điển có thể
dung hợp với phê binh sinh thái Thứ
nhất, đó là tự sự học bối cảnh Tự sự học
trong truyền thống kinh điển trước đó vốn
chỉ tập trung vào cấu trúc nội tại của vãn
bản nghệ thuật, xem các khái niệm công
cụ đề phân tích như là những phạm trù
trung tính Tự sự học bối cảnh, như James
khái quát, “móc nối các cấu trúc tự sự với
các bối cảnh ra đời của chúng đe xem
xét cách mà các thành tố văn bản có the
mã hóa hay thách thức những ý thức hệ
nhất định” [6, tr 14] Chẳng hạn, với cách
tiếp cận của tự sự học bối cảnh, việc một khung cảnh thiên nhiên được nhìn ngắm qua điểm nhìn của một người kể chuyện
nữ hay nhân vật nữ không chỉ đơn giản
là một thủ pháp mà là một mã ý thức hệ cần phải lưu ý và gợi ra những hình dung khác so với khi khung cảnh ấy được trình hiện từ điểm nhìn của người kể chuyện hay nhận vật nam Sự “khác” này lại cần được xem xét như là cách mà các tự sự này chất vấn hay củng cố các khuôn mẫu trong cách nhìn khung cảnh đó, cách trao cho khung cảnh đó những ý nghĩa nhất định Động hướng thứ hai kết gắn phê bình sinh thái và tự sự học là tự sự học tri nhận - một nhánh rất năng động của tự
sự học hậu kinh điển Tự sự học tri nhận nghiên cứu văn bản tự sự trong mối quan
hệ với các cơ chế của tâm trí ở người đọc, hay nói giản dị hơn, nó quan tâm đến cách
mà các câu chuyện có the dần dắt hình dung, tưởng tượng cũng như tác động vào cảm xúc của người đọc Neu tác động của con người vào môi trường phụ thuộc khá nhiều bởi những tưởng tượng, hình dung
về nó, bởi những câu chuyện được đan dệt xung quanh nó thì tự sự học tri nhận
là một cách tiếp cận khả thủ đế nhìn ra
và chất vấn cách những tưởng tượng, câu chuyện này chi phối nhận thức và ứng xừ của người đọc đối với môi trường
Trong chuyên luận của mình, James
đã sử dụng khái niệm chìa khóa “thế giới truyện kể” (storyworld) của nhà tự sự học tri nhận David Herman để khai triển nghiên cứu của mình Theo Herman, thế giới truyện kể là “những mô hình tinh thần bao gồm các thành tố liên đới với nhau: ai làm chuyện gì đối với ai, khi nào, ở đâu, tại sao và theo cách nào đó trong thế giới này đê người đọc có thể tái định vị được khi họ muốn hiểu một câu chuyện” [6, tr.20-21] Đẻ hiểu một câu
Trang 4Tự sự học sinh thái 41
chuyện, Herman giải thích rằng “người
diễn dịch câu chuyện phải cố gắng tái
thiết không chỉ những gì đã xảy ra mà còn
cả bối cảnh xung quanh, môi trường lồng
vào thế giới truyện kể, những đặc điểm
của chúng, những hành động và sự kiện
mà chúng liên đới” [6, tr.21 ]
Khái niệm “thế giới truyện kể” có thể
làm ta liên hệ đến một khái niệm có vẻ
như gần gũi với nó được đề xuất bởi các
nhà thi pháp học - “thế giới nghệ thuật”
Song sự khác biệt đáng kể nhất nằm ở chỗ
trong khi thi pháp học chủ yếu coi thế giới
nghệ thuật là sự mã hóa ỷ thức nghệ thuật
của nhà văn, là một mô hình phóng chiếu
sự cảm thụ, cắt nghĩa thế giới của tác giả
thì khái niệm của Herman coi thế the giới
truyện kề còn là kết quả từ sự tri nhận của
người đọc, là một môi trường phóng chiếu
cảm xúc và tinh thần của người diễn giải
Người đọc dựa vào những thành tố có tính
chất gợi ý (textual cues) trong văn bản để
tạo dựng thế giới truyện kể - cái thế giới
mà họ cư ngụ lâm thời khi đọc tác phẩm
Trạng thái cư ngụ lâm thời này được các
nhà lí luận gọi bằng thuật ngữ “sự đắm
mình trong thế giới tự sự” (narrative
immersion)
Phạm vi khảo sát trong chuyên luận
của James là các tự sự hậu thuộc địa và
với phạm vi này, James nhận ra sự đụng
độ, va chạm của các thế giới truyện kể,
các tưởng tượng về môi trường -tỊLnhiên
là những khía cạnh phức tạp nhất liên
quan đến tâm lí, tình cảm của con người
Các vấn đề của môi trường, do đó, không
thể chỉ cần được nhận thức và giải quyết
bởi khoa học hay chính trị Môt tác phẩm
được James nhắc đến như là minh họa
cho sự xung đột giữa những cách con
người tri nhận về tự nhiên là Hungry Tide
của Amitav Ghosh Piya - một nhà nghiên
cứu về hổ người Mỹ gốc Ấn, làm việc
cho chương trình Bảo tồn Hổ - không thể chấp nhận được người dân bản địa ở một ngôi làng nhỏ Ấn Độ dùng bẫy để bắt hổ, giết hổ vì đó là loài vật đe dọa tính mạng dân làng hàng ngày Chương trình Piya đang làm việc trong khi ưu tiên đất đai và điều kiện sống cho loài hổ thì đồng thời lại đẩy người dân bản địa khỏi không gian sống của họ Hình dung về
hổ của Piya xung đột gay gắt với những hình dung của những người bạn bản địa của cô, những người coi hổ như một mối hiếm họa chứ không phải đối tượng phải bảo tồn, nghĩ rằng việc một con hổ vào một ngôi làng có người đang sinh sống là
vì “nó muốn chết” [6, tr.2-3] Nhà sử học Yuval Noah Harari thường xuyên nhấn mạnh một luận điểm: loài người có xu hướng tin vào các câu chuyện hơn là các
dữ kiện, thông số [3], vấn đề môi trường
có thể xem là một trực quan tốt cho luận điểm này: cách nghĩ về loài hổ và cách ứng xử với nó của Piya và người dân bản địa Ấn Độ trông tiểu thuyết của Ghosh chịu sự chi phối của những câu chuyện về
hổ gắn với những ý thức hệ khó hòa giải
- triết lí bảo tồn thiên nhiên kiểu phương Tây và hệ thống niềm tin của dân bàn địa Trong cuốn sách của mình, James phát triển các công cụ và thao tác của tự sự học tri nhận để cho thấy các văn bản tự sự (hư cấu hoặc phi hư cấu) có thể định hình hay thách thức những tri nhận ở độc giả
về môi trường như thế nào, gây ra những cảm thức sinh thái tinh vi ra sao Chẳng hạn, ở chương 3, khi phân tích tiểu thuyết
Sozaboy của nhà văn Nigeria Ken Saro-
Wiwa (1941-1995), James chú ý đến văn phong đậm tính truyền khẩu mà Saro- Wiwa gọi là thứ “tiếng Anh thối rữa” Thật ra, đây là phương diện mà các nhà nghiên cứu về Saro-Wiwa đều bàn đến nhưng chủ yếu quan tâm đến tính chính
Trang 542 NGHIÊN CỬU VẦN HỌC, SỐ 7-2022
trị của ngôn ngữ văn chương James phân
tích cách cấu tạo lời và phương thức trần
thuật ở tiểu thuyết này, theo đó, cả tính
truyền khẩu và thứ tiếng Anh thối rữa là
những thành tố gợi dẫn của văn bản rất
quyền năng Chúng khiến người đọc như
được nghe thấy những lời giãi bày trực
tiếp của nhân vật trong truyện, đại diện
cho người dân của vùng châu thổ Niger,
một khu vực giàu trữ lượng về dầu nhưng
cũng là nơi phải chịu đựng một lịch sử bị
áp bức bởi các hệ thống kinh thế quốc gia
và toàn cầu, trong đó, dầu là một mặt hàng
quan trọng Thông qua phương thức tạo
ra hình tượng người nghe chuyện - được
thể hiện qua đại từ nhân xưng ngôi thứ 2
“you” trong cuốn tiểu thuyết, Saro-Wiwa
đã ấn định người đọc vào vị thế của nhân
vật “you”, từ đó, buộc độc giả phải tự tra
vấn về vai trò của mình trong các cấu trúc
kinh tế-chính trị thống soát và ngoại biên
hóa cuộc sống của những người dân bản
địa [6, tr.90-121],
Theo đánh giá của chúng tôi, các thao
tác phân tích tự sự học được James khai
triển trong chuyên luận này đã đưa cách
tiếp cận tự sự học về gần với phân tích
diễn ngôn theo quan điểm hậu cấu trúc
Có thể nói, về cơ bản, James không kiến
tạo một công cụ phân tích mới nào mà dựa
vào hệ thống khái niệm đã được thiểt lập
bởi truyền thống tự sự học cấu trúc luận
song bà đã biện luận để đắp cho chúng một
số nội hàm mới và trao cho chúng những
chức năng mới Hai chức năng cơ bản
trong số đó là gợi dẫn những quy chiếu về
môi trường bên ngoài văn bản (trong khi
tự sự học cấu trúc luận chỉ tập trung vào
nội tại văn bản) và kích thích những phản
ứng cảm xúc, tâm lí ở người đọc khi họ
hình dung về môi trường qua câu chuyện
được kể (vốn hầu như chưa được chú ý ở
thời kì tự sự học cấu trúc luận) Từ công
trình của James, chúng tôi cho rằng sự linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các thao tác phân tích theo đường lối của
tự sự học tri nhận còn có thể hứa hẹn làm sáng tỏ thêm cơ chế của những tâm thức sinh thái như “ecophobia” (sự kì thị tự nhiên), “ecoambiguity” (mơ ho sinh thái),
“ecohorror” (nồi sợ hãi tự nhiên), Xét đến cùng, những tâm thức sinh thái này chính là niềm tin hoặc sự hồ nghi đối với những thế giới truyện kể về tự nhiên Tuyên tập Environment and Narrative
(Môi trường và Truyện kể) do James và
Morel chủ biên xuất bản vào năm 2020 quy tụ không chỉ những tên tuổi đang nổi của tự sự học hậu kinh điển những năm đầu thế kỉ XXI như Markku Lehtimaki, Marco Caracciolo mà còn cả một số cột trụ của làn sóng thứ ba phê bình sinh thái như Ursula K Heise, Greg Garrard Bên cạnh khuynh hướng kết hợp phê bình sinh thái
và tự sự học tri nhận mà James là học giả tiên phong, cuốn sách còn giới thiệu hai nhánh mà tự sự học sinh thái có thể phát triển xa hơn là mối quan hệ giữa tự sự học với các thực thể phi nhân loại (nonhuman)
và đạo đức tự sự
Nhánh thứ nhất có sự gặp gỡ với một khúc ngoặt trong triết học đương đại - khúc ngoặt “phi nhân loại” (nonhuman) Khúc ngoặt này liên quan đến nhu cầu đổi mới hệ hình tư duy của con người trong bối cảnh khủng hoảng của Kỷ Nhân Sinh, thời đại mà con người tạo ra những tác động nghiêm trọng đến thế giới tự nhiên
và xem mình như là chủ nhân quyền lực nhất của Trái đất Triết học và cả lí thuyết
tự sự vốn được xem là những lĩnh vực tri thức lấy con người làm trung tâm và bản thân điều này cần phải bị tra vấn Trong lĩnh vực triết học, việc tra vấn tính tự chủ (agency) của các thực thể phi nhân loại
là mối bận tâm lớn, qua đó, con người
Trang 6Tự sự học sinh thái 43
cũng xác định lại chính mình trong thế
giới này Bài giảng nổi tiếng của Jacques
Derrida, “The Animal That Therefore I
Am” như nhại lại luận đề của Descartes
- “I think therefore I am”, qua đó thôi
thúc những phản tư quan trọng Đầu tiên,
Derrida đề nghị xem xét lại định kiến
trong trục đối lập nhị phân giữa thú và
người, theo đó, con thú không có khả
năng có được những thứ chỉ con người
mới sở hữu như lí trí, ngôn ngữ, cảm
xúc, hay để dùng một thuật ngừ quan
trọng của Derrida, thú không thê có logos
- nó không có thể tư duy, không có diễn
ngôn, không tự tạo nên các câu chuyện
cho chính sự tồn tại của nó Nhân tính,
bởi vậy, là một kiến tạo diễn ngôn trên cơ
sở loại trừ, trấn áp các khả năng mà thú
cũng có thể có, chứ không phải chỉ là độc
quyền của người Nói như Marie-Louise
Mallet, phương pháp của Derrida không
phải là sự đảo ngược từ thái cực này sang
thái cực kia: “Hoàn toàn không phải là
một sự đảo chiều quan điểm giản đơn,
chẳng hạn như phục hồi cho ‘con thú’ tất
cả những gì mà truyền thống đã tước đi
khỏi nó, cũng hoàn toàn không phải là sự
thay thế sự đối lập kinh điển bằng một
sự hòa trộn, không thể phân biệt mà thực
chất cũng là một sự thất bại giả dối không
kém, phương pháp giải cấu trúc đã kiên
nhẫn nhân bội lên những khác biệt, làm
chúng ta phải chú ý vào sự mong mang
và rồng xốp của những ranh giới được
giả định của cái ‘chính danh’ (proper)
mà từ lâu chúng ta đã lợi dụng để dựng
lên sự đối lập truyền thống giữa “người”
và “thú” Tuy nhiên, làm như vậy, chúng
ta không chỉ gây bất ổn đối với tất cả
những sự đảm bảo về “thú tính” của con
thú nói chung mà còn gây bất ổn không
kém đối với những khẳng quyết về nhân
tính của con người ” [2, tr.x-xi] Gần
đây hơn nữa, ngành nhân văn còn nổi lên nhánh nghiên cứu về tư duy cây (plant thinking), trong đó hai học giả tiên phong
là Luce Irigaray và Michael Marder Với các học giả này, thế giới thực vật còn bị ngoại biên hơn cả thế giới động vật trong diễn ngôn triết học Việc xác lập diễn ngôn về tư duy cây có khả năng phá vỡ
sự độc tôn không chỉ chủ thể của sự nghĩ
mà còn ở cả hình thức của sự nghĩ, vốn
từ lâu được mặc định gắn liền với hoạt động của lí trí [10] Có vẻ như các học giả vẽ ra một viễn cảnh không tưởng khi hình dung về một môi trường ý thức nơi nhân loại và thực thể phi nhân có thế hình thành những kiểu thức giao lưu, phá vỡ quan hệ mang tính thống trị Nhưng xét đến cùng thì sự không tưởng ấy cũng có thể thôi thúc con người tìm ra những khả thể mới thay vì chỉ chấp nhận những giới hạn hiện tồn
Tác động của khúc ngoặt phi nhân loại này trong triết học đến các nhà nghiên cứu tự sự được thể hiện ở việc xem xét, chất vấn cách trình hiện các thực thể phi nhân loại trong các tự sự văn học, điện ảnh trở thành một chủ đề cần thảo luận Trên thực tế, có nhiều tự sự không chỉ mô tả thế giới phi nhân loại như là các thành tố tạo nên nền cảnh của câu chuyện mà còn biến các thực thể phi nhân loại này thành nhân vật hay người kể chuyện thông qua các hệ thống tu từ, đặc biệt là phép nhân hóa Tuy nhiên, không hẳn lúc nào các tự
sự này cũng trùng khít với thể loại ngụ ngôn, nơi các hình tượng phi nhân loại chỉ
là ẩn dụ về con người và phóng chiếu các kinh nghiệm của con người Có thể nêu một số truyện ngắn của Franz Kafka như
“Báo cáo gửi viện hàn lâm”, “Josephine -
nữ ca sĩ dân tộc chuột”, “Hang ồ”, như
là ví dụ cho trường hợp này Ở đây, các kĩ thuật tự sự như điểm nhìn, tiêu cự, các thủ
Trang 744 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 7-2022
pháp miêu tả ý thức được sử dụng không
phải để mô phỏng các kinh nghiệm của
con người mà để gợi mở kinh nghiệm của
các tồn tại phi nhân tính Chúng, vì thế,
có thể đóng vai trò như “những công cụ
tưởng tượng quan trọng để phê bình, tháo
dỡ, tái thiết các ý niệm về tính người trong
thế giới hiện đại, nơi người ta đã không thể
hình dung nổi thế nào là người nếu xem
xét tính người như một cái gì đó bị cô lập
và tách biệt với những cộng đồng sự sống
rộng rãi hơn” [7, tr.7]
Sự kết hợp giữa phê bình sinh thái và
đạo đức tự sự cũng là một sự kết hợp khá tự
nhiên, vấn đề đạo đức tự sự trở thành mối
quan tâm của tự sự học hậu kinh điển khi
tự sự được ý thức như một hành động giao
tiếp có mục đích Theo James Phelan, đạo
đức tự sự xoay quanh bốn vấn đề: (1) - đạo
đức của câu chuyện được kể; (2) - đạo đức
của hành động kể chuyện; (3) - đạo đức
của sự viết/ sự tạo lập câu chuyện; (4) - đạo
đức của sự đọc/ tiếp nhận câu chuyện Các
vấn đề này đều liên quan đến các câu hỏi
về thẩm quyền của người kể chuyện, đến
lập trường của người viết, của nhân vật để
xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng, con
người xấu-tốt, đáng cảm thông-đáng lên
án ra sao, đến việc các gợi dẫn của văn
bản có thể ấn định một trường nhìn đạo
đức và khơi dậy những cảm xúc đạo đức
như thế nào [2] Tất cả những khía cạnh
này đều có những móc nối tinh vi và chặt
chẽ đến việc câu chuyện ấy được kể theo
cách nào Nói tóm lại, văn học thực hiện
chức năng đạo đức bằng chính hình thức
thẩm mĩ của nó
Phê bình sinh thái ở làn sóng thứ ba,
như trên đã trình bày, coi các tự sự về tự
nhiên là đối tượng của mình Bản thân lí
thuyết này, ngay ở giai đoạn hình thành,
đã mang tham vọng kiến lập nền tảng
đạo đức mới để con người chung sống
với những tạo vật khác của hành tinh Trải qua những làn sóng vận động, các lí thuyết gia đã càng ngày càng nhận thức
rõ mối quan hệ ràng rịt giữa vấn đề môi trường và các vấn đề như giai cấp, chủng tộc, phái tính, các cộng đồng thiểu số, nhược tiểu, Tính chất vấn, vốn được xem là tinh thần cốt lõi của lí thuyết, trong trường hợp này, đã mang ý nghĩa đạo đức khi nó phá vỡ tính đơn nhất của các chuyện kể về thế giới tự nhiên, phức tạp hóa những mặc định về con người và các thực thể phi nhân loại, để từ đó có thể nhìn thấy những bất cập, bất công, bất bình đẳng đang được làm cho trở nên bình thường, khó nhận thấy và do vậy, loại trừ những khả năng kháng cự và thay đổi Bản thân chuyên luận của James xuất bản trước đó đã ý thức rất rõ về sự gợi mở và can dự về mặt đạo đức đối với các vấn đề môi trường của tự sự học sinh thái Qua những phân tích các trường họp nghiên cứu cụ thể, bà đi đến kết luận: “Các tự
sự, thông qua quyền năng giúp cho người đọc sống trải các môi trường và các kinh nghiệm môi trường khác với mình, có thể phát lộ những điểm khác biệt về tri nhận, làm rõ những mối quan tâm của những người tưởng tượng và sống trong một môi trường theo cách đặc thù của họ và đặt người đọc trực diện với những quan điểm khác hay đối lập với họ Theo cách
ấy, chúng có thể mở ra các kênh giao tiếp truyền đạt về cách mà con người mường tượng và cư ngụ trong môi trường của
họ, khích lệ một nhận thức về môi trường giúp ích cho việc xây dựng những chính sách về môi trường công bằng họp, hợp
lý hơn và không thiên lệch” [6, tr.208] Việc vãn chương thúc đẩy người đọc tri nhận sự đa dạng, phức tạp của những môi trường và cách ứng xử đối với môi trường thông qua thế giới truyện kể tiềm tàng sự
Trang 8Tự sự học sinh thải 45
mời gọi niềm cảm thông và quan trọng
hơn thế, những đối thoại xuyên văn hóa
2 Triển vọng
Năm 2021, khi viết bài tổng kết số
chuyên đề của tạp chí Substance về tự sự
và môi truờng, James ghi nhận một thực
tế: “Lý thuyết tự sự đã đuợc kích hoạt bởi
những mối quan tâm về môi trường, dù là
thông qua những thảo luận về người kể
chuyện phi nhân loại (nonhuman), những
tiềm năng (và cạm bẫy) của sự thấu cảm tự
sự xuyên giống loài (transspecies), những
đường biên của các tự sự trong Kỷ Nhân
Sinh, hay vai trò mà các tự sự và thế giới
truyện kể có thể đảm nhận trong việc khơi
dậy phản ứng đối với thực trạng biến đổi
khí hậu” [9, tr 150], Tự sự học sinh thái,
trong khoảng thời gian chưa thật dài, đã
chứng tỏ sự năng động của mình khi các
nhà nghiên cứu đã mở rộng vùng đối
tượng nghiên cứu, phát triển nhiều câu hỏi
nghiên cứu từ đó đánh dấu những hướng
đi mới Những bước đi đương thời của tự
sự học và phê bình sinh thái có xu hướng
tương thích với nhau, điều này khiến tự
sự học sinh thái không phải là một nhánh
nghiên cứu đóng
Triển vọng của tự sự học sinh thái
được ghi nhận trước hết ở khả năng tác
động của nó Trong lời nói đầu tuyển tập
Environment and Narrative, James và
Morel đã xác định rằng: bởi cách chúng
ta ứng xử với tự nhiên chịu nhiều ảnh
hưởng từ các câu chuyện và ngược lại nên
nhận thức của chúng ta về tự sự cũng thay
đổi khi môi trường thay đổi Cuộc khủng
hoảng môi trường hiện nay, một phần
đáng kể, cũng liên đới đến cuộc khủng
hoảng của các tự sự về môi trường mà tự
sự học sinh thái, với các phương pháp và
thao tác phân tích của mình, có thể cho
thấy rõ James không phóng đại cách văn
chương và nghiên cứu văn chương có thể
khắc phục cuộc khủng hoảng này Trong
chuyên luận The Storyworld Accord, bà
viết: “Tôi không cho rằng việc đọc các câu chuyện là một giải pháp tự nó Theo nhiều cách, cách các thế giới truyện kể và kinh nghiệm chủ quan mà chúng mã hóa còn làm cho việc tìm giải pháp trở nên khó khăn hơn khi nó mở rộng hiểu biết của chúng ta về những cách khác nhau
mà con người hình dung và can dự vào thế giới Tuy nhiên, các thế giới truyện kể
có thể thúc đẩy sự tôn trọng đối với sự so sánh, sự khác biệt, tính chủ quan và sự tôn trọng này, đến lượt mình, có thể thúc đẩy những thảo luận tinh tế hơn, sâu sắc hơn
về môi trường cũng như các chính sách liên quan đến môi trường” [6, tr.208] Mài sắc sự nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc trong cách nghĩ, mở rộng những khả năng suy
tư - đó luôn là điều mà văn chương có thể làm tốt hơn cả cho con người
Bối cảnh khủng hoảng môi trường của Kỷ Nhân Sinh đã tạo ra một thể loại đặc trưng được các nhà tự sự học ưu tiên xem xét như là những trường hợp nghiên cứu điển hình - tiểu thuyết cli-fi (tạm dịch tiếu thuyết khí hậu), một thể loại dự phóng những viển cảnh phản không tưởng cùa thế giới trong điều kiện biến đổi khí hậu Tuy nhiên, bối cảnh này còn có thể ảnh hưởng đến bản thân lí thuyết tự sự Điều này được James trình bày trong tiểu luận “Narrative
in the Anthropocene” (Tự sự trong Kỷ Nhân Sinh) mà dưới đây, chúng tôi sẽ lược thuật lại những luận điểm chính
James bắt đầu tiểu luận của mình bằng việc mô tả bối cảnh đối thoại lí thuyết, trong đó, các nhà tự sự học phải lĩnh nhận sự hồ nghi từ phía các lí thuyết gia văn hóa như Claire Colebrook hay Timothy Morton, những người cho rang
“tự sự, như là một phương thức tu từ đã thật sự không thế thích hợp với thời đại
Trang 946 NGHIÊN CỬU VẦN HỌC, số 7-2022
hôm nay của chúng ta” [8, tr 184], Lí
do, theo Colebrook, nằm ở chồ: tự sự
vốn dĩ gắn bó mật thiệt với điểm nhìn
và kinh nghiệm của con người, theo đó,
nó “không thể trình hiện một cách đầy
đủ quy mô thời gian và những hình dung
rộng rãi hon về đời sống của các thực thể
phi nhân loại, mà đấy lại chính là những
gì mà bối cảnh khủng hoảng môi trường
hiện thời đang đòi hỏi” [8, tr 184], Thực
trạng biến đổi khí hậu - một đặc điểm
nhận diện của Kỷ Nhân Sinh - là “một
thảm họa đối với tưởng tượng của con
người” và để đối phó với nó, “quay về
với việc đọc, cảm thụ và giao tiếp tự sự
là không đủ, chúng ta cần được lay tỉnh
khỏi những câu chuyện chỉ toàn thấy con
người ở trung tâm đang ru ngủ mình” [8,
tr 184], James phản biện lại những sự hồ
nghi nói trên, đề xuất hướng suy nghĩ mới
về bản chất của tự sự và nghiên cứu tự
sự Theo bà, giờ là lúc nên suy tư về mối
kết gắn giữa tự sự và Kỷ Nhân Sinh bằng
những câu hỏi như: “Các câu chuyện có
thể giúp chúng ta nghĩ khác về Kỷ Nhàn
Sinh như thế nào? Làm thế nào mà các tự
sự có thế cung cấp cho chúng ta một bối
cảnh an toàn đề thăm dò, khám phá cách
con người kiến tạo hình ảnh thế giới và
sống trong đó? Làm thế nào mà việc đọc
các địa tầng, vòng sinh trưởng của cây,
lõi băng, vốn tự chúng đã là trình hiện vật
chất của chuỗi sự kiện, có thể thách thức
những định nghĩa cơ bản nhất mà chúng
ta có về tự sự và trần thuật? Làm sao
những khái niệm mới về thời gian, không
gian gắn với Kỷ Nhân Sinh có thể đa dạng
hóa những mô hình tổ chức thời gian và
không gian tự sự? Làm thế nào đế nhận
thức về tính tự chủ tập the (collective
agency) vốn được gắn với Kỷ Nhân Sinh
có thể rọi ánh sáng mới vào các dạng
thức tổ chức lời trần thuật? Và thật ra, Kỷ
Nhân Sinh đã giúp chúng ta nghĩ khác đi
về bản chất của tự sự như thế nào? Nó đã thôi thúc việc xây dựng những cấu trúc mới đi ngược lại với những hình thức tự
sự truyền thống như thế nào?” [8, tr 185] Những câu hỏi trên, đương nhiên, không
dễ trả lời nhưng sự phức tạp của chúng luôn tiềm tàng những khả thể mới để xây dựng nên cái mà James gọi “lý thuyết tự
sự của Kỷ Nhân Sinh” (Anthropocene narrative theory) [8, tr.185]
Giữa nghệ thuật tự sự và Kỷ Nhân Sinh có nhiều mối liên hệ mật thiết hơn
là những gì các lí thuyết gia văn hóa hồ nghi Theo James, bản thân thực tiễn sáng tạo và lí thuyết văn chương đã cho thấy chính hình thức tự sự mới có thề nắm bắt, thậm chí gợi mở những hình thức biểu đạt, sự bất khả đoán của dòng chảy thời gian, quy mô rộng rãi về không gian và những điểm nhìn từ các thực thể phi nhân loại Đáng chú ý, sự tương đồng giữa nghệ thuật tự sự và Kỷ Nhân Sinh, theo mạch biện luận của James, nằm ở chỗ cả hai đều là “sản phẩm của thế giới văn hóa viết của nhân loại” [8, tr 186] Một mặt, hình thức của các câu chuyện là một hình thức
để con người kiến tạo thế giới; mặt khác,
để tác động vào thế giới thì con người ở
Kỷ Nhân Sinh cũng phải “viết lại” cái thế giới ấy sao cho các tác động của mình vào
nó được hợp thức hóa Những phá hoại của con người đối với môi trường trong
Kỷ Nhân Sinh có mối liên hệ nhân quả với quyền năng kiến tạo thế giới của các câu chuyện mà con người đã dựng lên Hơn nữa, thời điểm mà Kỷ Nhân Sinh thật sự bắt đầu định dạng rõ nét cũng là thời điểm mà tiểu thuyết - thể loại nòng cốt của tự sự văn học viết - trỗi dậy, cùng lúc với sự trồi dậy của cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản, khoa học của thời kì khai sáng, chủ
Trang 10Tự sự học sinh thái 47
nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thế tục,
sự hình thành của tư tưởng quốc gia dân
tộc và tầng lớp trung lưu trong xã hội,
James đi đến khái quát: “Thực vậy, một
lý thuyết tự sự của Kỷ Nhân Sinh biện
luận rằng mọi tiểu thuyết đều tích hợp
vào trong những nền tảng của nó những
thái độ và ý hệ đã tạo nên Kỷ Nhân Sinh,
dần đến tình trạng biến đổi khí hậu, do
đó, theo nghĩa này, bằng hình thức của
mình, tiểu thuyết là đại diện của thời đại
này Lý thuyết tự sự của Kỷ Nhân Sinh
cho rằng tiểu thuyết không những phản
chiếu những thay đổi về xã hội và môi
trường vật chất đã khởi sinh thời đại mà
còn đề xuất một trường thí nghiệm cho sự
khám phá theo cách tưởng tượng những
hàm ý của những hành vi này trong ngôn
từ” [8, tr.189]
Lí thuyết tự sự của Kỷ Nhân Sinh theo
quan sát và dự phóng của James buộc chúng
ta phải nhìn nhận lại giới hạn và khai phá
những tiềm năng của những phạm trù, khái
niệm quan trọng của tự sự học trong việc
trình hiện thời đại này Đầu tiên, nó nhìn ra
tính tự sự tồn tại ngay trong tự nhiên, trong
các thực thể phi nhân loại như địa tầng,
lõi băng, vòng sinh trưởng của cây,
Tuy nhiên, tính tự sự ở đây chỉ tồn tại ở
mức tối thiếu: đá, băng, cây cối tự chúng
không tạo ra được một tự sựu trọn vẹn,
chúng thiểu người kể chuyện, người nghe
chuyện, sự trình hiện một thế giới truyện
kế, Nhưng chúng có thể gợi ý “khả năng
cộng tác giữa người kê chuyện con người
và các chất liệu phi nhân loại” [8, tr.191]
Đây không hề là một giả tưởng bởi như
lời nhà địa chất học Jan Zalasiewicz mà
James có dẫn lại, các địa tầng “chứa đựng
trong chúng vô vàn các khả thể chuyện kể
về các lịch sử của đại dương và sông ngòi,
ao hồ và bờ bãi cũng như sa mạc khô cằn
trước đây” [8, tr 192], Việc nhìn ra nhiều
hơn một lịch sừ luôn là điều mang tính khai phóng cho con người và cho thế giới
Tự sự học cũng cần phải xét lại hoặc xây dựng những khái niệm mới về thời gian tự
sự sao cho tương thích với tiến trình “bạo lực chậm” ở Kỷ Nhân Sinh, nhất là khi đã
có những sáng tạo nghệ thuật đã ý thức được tình trạng này Khái niệm “bạo lực chậm” được đề xuất bởi Rob Nixon để chỉ một thứ bạo lực “xuất hiện từ từ và không nhìn thấy được, gắn với những sự hủy hoại
bị đình hoãn phát tán xuyên thời gian và không gian” [11, tr.2] - một thứ bạo lực nằm ở trung tâm những bất công môi trường ở Kỷ Nhân Sinh Bạo lực chậm có thể xem như một kiểu “cốt truyện” thiên
về tính mô tả và hình thái cốt truyện này cũng là điều đỏi hỏi các nhà lí thuyết phải
tư duy thêm, thay vì chỉ tập trung vào cốt truyện hành động như trước đây Tương
tự, tự sự học ở Kỷ Nhân Sinh được giao cho nhiệm vụ phải tư duy lại khái niệm không gian Thay cho truyền thống vốn chỉ tập trung nghiên cứu các khái niệm tĩnh (thí dụ, các kí hiệu thường được dùng
để mô tả không gian tự sự như vùng, cột mốc, ngưỡng, toàn cảnh nhìn từ trên xuống (bird’s eye-view ), giờ đây các nhà tự sự học cần trau dồi hoặc kiến tạo các công cụ mới để xử lí các không gian lưu chuyển, phi tĩnh tại Có thể nói về một khúc ngoặt trong nghiên cứu các tự sự về môi trường hiện nay như là một nỗ lực để khắc phục giới hạn này - nghiên cứu sông nước, về phương diện trần thuật, lí thuyết tự sự ở
Kỷ Nhân Sinh cũng cần phát triển những nhận thức mới về cấu trúc tự sự, chẳng hạn dạng thức người kể chuyện “chúng ta” (We-narrator) như một đối trọng với người kể chuyện biết hết, toàn tri, mang dáng dấp của Thượng đế, có lẽ đã không còn thích hợp cho những tự sự ở thời đại này “Người kể chuyện chúng ta” khác với