BÀN VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

12 0 0
BÀN VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Kinh tế NGÔN NGỮ SÓ5 2021 BÀN VỀ Cơ SỞ NGHIÊN cứu TỪ NGỮ NGHÈ NGHIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA HOÀNG TRỌNG CANH1 HÀ THI HÒNG MAI12 Bài viết đã tham gia Hội thảo Ngôn ngữ học quốc tế lần thứ IV: Ngôn ngữ học Việt Nam trong bôi cảnh khu vực và thê giới (2020), Viện Ngôn ngữ học, có bổ sung, chỉnh sửa. 1 Trường Đại học Vinh. 2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Abstract: After reviewing the existing trends and results of researches on Vietnamese professional jargons, the article points out the need to promote both theoretical and practical research including case studies and occupation terms dictionary making. With an open language-cultrure based approach, the article presents foundations for studying structure, semantics, identification and cultural characteristics of professional jargons. Key words: professional jargons; language - culture; structure; meaning; identification. 1. Đặt vấn đề Như đều biết, ngôn ngữ vừa là thành tố vừa là phương tiện thể hiện văn hóa, cho nên, qua vốn từ ngữ nghề nghiệp, chúng ta có thể thấy được phần nào những nét đặc trưng văn hóa nghề nghiệp. Từ ngữ nghề nghiệp là sáng tạo tinh thần mà người làm nghề tạo ra để phản ánh thực tại của nghề cho nên nó là sản phâm ngôn ngữ - văn hóa của cộng đồng người làm nghề. Qua thực tại được phán ánh, chúng ta không những thấy được hiện thực của nghề mà còn nhận ra nếp tư duy, thói quen tri nhận, cách đặt tên để phản ánh đời sống tinh thần của người làm nghề, không những thấy bức tranh nghề nghiệp sống động mà còn hiếu hơn về đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa được biểu hiện qua từ ngữ chỉ nghề đó. Việc nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp được tiến hành từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có góc độ ngôn ngữ - văn hóa. Nghiên cứu từ phương diện này cũng có những yêu cầu nhất định. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về một số cơ sở khoa học và thực tiễn khi nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa... Bàn về cơ sớ nghiên cứu...43^ 2. Các khuynh hướng và những cơ sở nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp 2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu Từ ngữ nghề nghiệp (professional jargons; professionalism), thường được xem là thuộc “phương ngữ xã hội” (social dialects). Trên thế giới, từ những năm 70 đến nay, ngôn ngữ học xã hội nói chung, phương ngữ xã hội nói riêng được nghiên cứu theo những khuynh hướng, những phương diện khác nhau. Có những nhà ngôn ngữ đi theo hướng tập trung nghiên cứu các biến thể ngôn ngữ, nổi tiếng là R. Lakoff (1974), R. Fasold (1978), p. Trudgill (1986), L. Milroy (1980, 1986), w. Keith (1990), w. Labov (1998), J. Barbara (2000),... Nhiều nhà ngôn ngữ học Xô Viết, khi bàn chung về những hiện tượng ngôn ngữ của các tầng lóp người, nhóm người trong xã hội đều nói tới từ ngữ nghề nghiệp. Hai tác giả L. A. Kapanadze và A. V. Superanskaja đã bàn về thuật ngữ, danh pháp, từ ngữ nghề nghiệp; nhấn mạnh vấn đề sự hình thành từ ngữ nghề nghiệp và định danh các đối tượng. IU. V. Rozdextvenxki cũng đã chỉ ra đặc điểm chung của từ ngữ nghề nghiệp và lưu ý vấn đề lựa chọn giải thích từ ngữ nghề nghiệp. V. D. Bondaỉetop đã căn cứ vào bản chất, ý nghĩa của các đặc trưng ngôn ngữ mang tính xã hội của đối tượng sử dụng, phân loại các biến thể xã hội của lời nói, trong đó có từ ngữ nghề nghiệp một cách cụ thể: (a) Những tiếng nghề nghiệp thật sự; (b) Các biệt ngữ của một nhóm người như của học sinh, sinh viên, vận động viên thê dục thể thao, binh lính... chủ yếu là của thanh niên; (c) Những tiếng nghề nghiệp ước lệ (tiếng lóng, biệt ngữ) của những kẻ đồi trụy, thoát li sản xuất, thoát li giai cấp (Dần theo Beatriz R. Lavandera 3) Nhìn chung, trên bình diện chung, các vấn đề mang tính lí luận về cở sở ra đời các hiện tượng ngôn ngữ xã hội và sự phân biệt đặc điểm của các hiện tượng ngôn ngữ gắn với tầng lớp người dùng đó đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đặt ra trong đó có lóp từ ngữ nghề nghiệp. Ở Việt Nam, từ ngữ nghề nghiệp bắt đầu được đề cập đến từ những năm 1960 về sau. Nhìn chung, lịch sử vấn đề nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trong Việt ngữ học, có thể khái quát thành ba xu hướng chính như sau: 2.1.1. Hướng giới thiệu chung về từ nghề nghiệp Các công trình theo hướng này chủ yếu nêu khái niệm, khái lược các đặc điểm và ít nhiều phân biệt phạm vi và phong cách sử dụng lớp từ ngữ này so với các lớp từ khác có liên quan. Những nội dung khái lược đó được nêu trong các giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học hoặc cơ sờ ngôn ngữ học như Nguyên Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết 14; Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến 11,... hay trong các giáo trình từ vựng tiếng Việt như Nguyễn Văn Tu 23, Đồ Hữu Châu 10, Nguyễn Thiện Giáp 13,... Nhìn chung các tác giả đều cho rằng từ ngữ nghề nghiệp có hai đặc điểm chính: từ ngữ nghề nghiệp gọi tên công cụ, hoạt động, sản phâm của nghề; chúng có phạm vi sử dụng hạn chế, cụ thể là chỉ sử dụng giữa những người làm nghề với nhau. Do vậy, chỉ người trong nghề mới hiểu từ nghê nghiệp. 44 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 2.1.2. Hướng nghiên cứu lí luận về phương ngữ xã hội nói chung, từ ngữ nghề nghiệp nói riêng Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã xét từ ngữ nghề nghiệp trong một phạm vi bao quát cùng các lớp từ ngữ khác theo nhiều quan hệ. Các đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp được nhìn nhận không chỉ về mặt hệ thống cấu trúc của một lớp từ vựng gắn với một nghề về mặt xã hội mà chúng còn được nhìn nhận không nằm ngoài đặc điểm chung của từ vựng địa phương - biến thể của ngôn ngữ toàn dân về mặt địa lí dân cư. Mối quan hệ giữa phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội nói chung, giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương nói riêng, dù chỉ mới là những đường hướng, gợi mở, nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề được nhìn nhận một cách biện chứng. Các từ ngữ nghề nghiệp có thể mang giá trị khác nếu nhìn từ góc độ địa lí dân cư. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là hai công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vẩn đề cơ bản 15 và Ngôn ngữ học xã hội 17 của Nguyễn Văn Khang. Hai công trình của tác giả là cơ sở và sự gợi mở để nghiên cứu từ nghề nghiệp trong quan hệ với các lớp từ ngữ khác có liên quan. 2.1.3. Hướng nghiên cứu trường hợp đoi với từ ngữ của một ngành nghề cụ thế ở một địa phương nhất định Đây là hướng nghiên cứu có nhiều công trình công bố hơn cả. Trong khoảng mười lăm năm lại đây, từ ngữ của nhiều nghề ở nhiều địa phương đã được khảo sát miêu tả. Tập trung nhiều nhất là các nghiên cứu về từ ngữ nghề gốm, với các công trình như: về tên gọi từ chỉ nghề gốm của Phạm Hùng Việt 24, Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Nguyễn Văn Khang 16, Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà Bẳc Giang cùa Nguyễn Văn An 1;... Gần đây, từ ngữ hai nghề truyền thống lâu và đời rộng khắp của người Việt là nghề nông và nghề đánh bắt hải sản cũng được một số tác giả quan tâm, với quy mô, hình thức nghiên cứu khác nhau. Khảo sát nghiên cứu từ ngữ nghề nông là các công bố Tên gọi của các bộ phận cải cày qua một số thố ngữ Thanh Hóa của Võ Chí Quế 21, Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một sổ thổ ngữ ở Thừa Thiên Huế của Triều Nguyên 19, vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn Viết Nhị 20, Tên gọi các công cụ sản xuất nông nghiệp qua các thổ ngữ thuộc phương ngữ Nghệ Tĩnh của Bùi Thị Lệ Thu 22, Từ ngữ gọi tên các nông cụ trong tiếng Nghệ Tĩnh 5 và Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh 6 của Hoàng Trọng Canh;... Các nghiên cứu về từ ngữ nghề đánh băt hải sản như: Nghiên cứu từ ngữ - văn hỏa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh của Hoàng Trọng Canh 8, Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện ngôn ngừ - văn hóa) của Nguyễn Văn Dũng 12, Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cả vùng Đồng Tháp Mười của Trần Hoàng Anh 2,... Đáng chú ý Bàn về cơ sờ nghiên cứu...45 là, trong loạt công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nông và nghề đánh bắt hải sản thì vùng Thanh Nghệ Tĩnh được nghiên cứu tập trung nhất. Hầu hết các công trình nghiên cứu từ ngữ nghề nông và nghề biển trong khoảng mười năm lại đây do các cán bộ hoặc học viên sau đại học nghiên cứu tại cơ sở trường Đại học Vinh, các phương diện nghiên cứu của từ ngữ nghề nghiệp đã được mở rộng và theo hướng mở, liên ngành ngôn ngữ - văn hóa. Ngoài ra, gần đây, từ ngữ nghề nghiệp một số nghề tại thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu được chú ý nghiên cứu; một số kết quả bước đầu đã được công bố trong công trình Một số vẩn đề về phương ngữ xã hội do Trần Thị Ngọc Lang chủ biên 18, đó là từ ngữ các nghề: cầu đường, may mặc, da giày, nghề mộc và nghề kim hoàn. Điểm qua các công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp được giới thiệu trong các giáo trình ngôn ngữ mang tính bài giảng cũng như trong những chuyên luận chung về các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học xã hội cho đến các nghiên cứu trường hợp cụ thể từ ngữ của một số nghề, cho tới nay, nhiều vấn đề lí thuyết cũng như những vấn đề ứng dụng nghiên cứu trường hợp đối với lóp từ ngữ phương ngữ xã hội này giữa các tác giả là chưa có sự đống điệu, chẳng hạn như việc thu thập ngữ liệu, giải thích nghĩa, đường hướng nghiên cứu cụ thể các đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp,... Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi nêu lên những suy nghĩ ban đầu về một số vấn đề đối với việc khảo sát nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trong bối cảnh nhiều nghề truyền thống đang bị mai một. 2.2. Cơ sở nghiên cứu từ nghề nghiệp 2.2.1. Nhìn nhận chung về từ ngữ nghề nghiệp Như đã nói, từ ngữ nghề nghiệp (professional jargons; professionalism), thường được xem là thuộc “phương ngữ xã hội” (social dialects). Từ ngữ nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của một nghề nào đó trong xã hội. - Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc, có phạm vi hoạt động tự nhiên - quen thuộc trong tầng lóp người cùng làm nghề nhưng không tách rời từ vựng địa phương và từ vựng toàn dân. - Xét về mặt xã hội - ngôn ngữ, nghề nghiệp là cơ sở để tạo ra những “hệ thống từ ngữ riêng” của nghề và cùng với nó là sự hình thành một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn tri nhận và sắc thái văn hóa nghề nghiệp của chủ nhân sử dụng ngôn ngữ đó. Từ ngữ nghề nghiệp là kết quả sáng tạo, tích lũy về ngôn ngữ của nhân dân lao động, đó là những đơn vị từ vựng được chủ thể nghề nghiệp - những người làm nghề sử dụng một cách tự nhiên, phổ biến như là từ ngữ chuyên môn của nghề trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. 46 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 - về mặt tri thức nghề nghiệp, từ nghề nghiệp như là một hệ tiền thuật ngữ thuật ngữ dân gian trong sản xuất và sáng tạo. Các nghề truyền thống của dân tộc là nhũng nghề thủ công, tuy chưa được chuyên môn hóa bởi công nghệ nhung đều là những nghề lâu đời. Cho nên, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh tri thức bách khoa dân gian của cộng đồng làm nghề trải qua hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự sáng tạo suốt chiều dài lịch sử nghề nghiệp đã tích lũy, đúc rút được. Nội dung tri thức mà từ nghề nghiệp phản ánh đối tượng nghề nghiệp có thể chưa phải là những đặc điểm bản chất của sự vật nhưng phần nhiều đều là những dấu hiệu thuộc tính đặc trưng của đối tượng nghề nghiệp có giá trị chuyên môn đối với nghề. Vì thế, từ nghề nghiệp rất gần với thuật ngữ, hay nói cách khác, chúng là thuật ngữ dân gian trong sản xuất, sáng tạo. - Dù mức độ còn thấp so với thuật ngữ, chưa được phổ biến rộng, song nội dung định danh của từ ngữ nghề nghiệp cũng mang tính chuyên môn, phản ánh tri thức bách khoa dân gian về nghề nghiệp và thành quả thực tế của con người trong một lĩnh vực (nghề nghiệp) nhất định. Vì thế, nội dung định danh mang tính nghề nghiệp - tính chuyên môn là nội dung quan trọng, phải được xem như là nét trội để xác định tư cách từ ngữ nghề nghiệp của một ngành nghề trong xã hội. Như vậy, nói đến từ ngữ nghề nghiệp là nói tới những từ ngữ có nội dung biểu thị - gọi tên công cụ, phương tiện, các hoạt động, sản phẩm,... của nghề. Dĩ nhiên, đặc điểm này không tách rời đặc điểm lớp người sử dụng lóp từ ngữ này như là công cụ để hành nghề. Vì thế, sự sử dụng từ ngữ nghề nghiệp giữa những người cùng làm nghề, trong hoạt động nghề nghiệp không phải như là phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt thường ngày mà là một đòi hỏi tất yếu và tự nhiên của nghề nghiệp. - Quy mô và mức độ phổ biến của các nghề truyền thống trong xã hội là không như nhau nhưng nghề nào cũng gắn bó lâu dài với một vùng địa lí dân cư nhất định. Các từ ngữ nghề nghiệp tuy thuộc về phương ngữ xã hội nhưng do các nghề lại gắn với từng địa phương nhất định, cho nên, ngoài tác động chung của ngôn ngữ toàn dân thì từ ngữ nghề nghiệp không thể không bị chi phối bởi tác động của tiếng nói trong vùng (tiếng địa phương); vì thế, nếu nhìn từ góc độ phạm vi địa lí người dùng thì các từ ngữ này thường thuộc về một thổ ngữ, biệt ngữ của một phương ngữ địa lí hay một vùng phương ngữ nhất định. Điều đó nói lên rằng, khi xét từ nghề nghiệp, cần đặt nó trong quan hệ với từ địa phương và từ toàn dân. Như vậy, chúng ta sẽ thấy mức độ, phạm vi sử dụng của các từ nghề nghiệp không giống nhau. Nói cách khác, xét về mức độ phạm vi sử dụng, từ ngữ nghề nghiệp có nhiều lớp loại. Từ nghề nghiệp cũng có quan hệ với lịch sử văn hóa phát triển làng nghề, vùng nghề, ngành nghề lao động sản xuất xã hội. Bàn về cơ sở nghiên cứu...47 2.2.2. Các lớp loại từ nghề nghiệp Đối với từ nghề nghiệp, việc xác định vốn từ cũng như các loại từ cụ thể phải theo từng nghề trong xã hội. Thực tế Việt Nam có nhiều nghề truyền thống nhưng quy mô, mức độ phổ biến của các ngành nghề không như nhau. Trừ một số nghề truyền thống phổ biến của người Việt như nghề nông và nghề ngư là có địa bàn sản xuất rộng và trải khắp nhiều vùng, còn phần lớn các nghề khác thường có địa bàn sản xuất hẹp, chỉ trong phạm vi từng vùng và gắn với từng làng nghề nhất định. Vì thế, vốn từ và đặc điểm từ vựng của từ ngữ các nghề cũng khác nhau. Song đặt từ nghề nghiệp trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ địa lí, có thể hình dung từ ngữ nghề nghiệp có ba lóp loại như sau: (a) Những từ ngữ nghề nghiệp chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề có phạm vi sử dụng hạn chế, thường trong phạm vi một thổ ngữ, do nghề đó là nghề riêng biệt, chỉ ở một hoặc một vài làng nghề trong vùng, hoặc những nghề có địa bàn sản xuất rộng cả vùng hoặc nhiều vùng nhưng người làm nghề ở nơi này có những từ ngữ khác biệt với người cùng làm nghề ở nơi khác trong cùng một vùng phương ngữ. Ví dụ: các từ: kệu, câu thặc, câu rà, cãu bay, lải bọc, lái rê, lái rẹo, lái rùng,... (nghề ngư); giát, nhăng, nước khắt, bầu diệu, thêu, cồn ô, diệu giát, bới giát, muối lằng ô, muối nước con, muối nước mẹ, nước ót,... (nghề làm muối); mê, bể chượp, bung, lù, nước hàng, phồm, thảng, mắm ghè, mắm đâm,... (nghề làm nước mắm); troóc, vực, voọc, dù, ban, que vè, ọe,... (nghề nông); bào phá, bào xoi, bào rà, bào lan, bào lượn,... (nghề mộc), v.v... (b) Những từ cũng chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề nhưng chúng có phạm vi sử dụng rộng rãi hơn lớp từ thứ nhất, không chỉ người trong nghề dùng với chức năng chuyên môn nghề nghiệp để hành nghề mà người ngoài nghề trong vùng địa phương cũng quen thuộc và dùng để giao tiếp trong vùng. Nói cách khác, lớp từ này nếu xét về tính chất xã hội nghề nghiệp thì chúng là từ nghề nghiệp nhưng xét về phạm vi địa lí thì chúng là một lớp từ địa phương. Ví dụ một số từ dùng ở phương ngữ Nghệ Tĩnh: lải (lưới), ghẹ (cua), nác rặc (nước triều xuống), nốc, nốc nan, mói nam (muối làm vào những ngày gió tây nam, hạt trắng), mói nồm (muối làm vào những ngày gió nồm, hạt màu trắng đục, vị hơi chát), ghẹ,... (nghề biển); ló (lúa, thóc), má (mạ), toóc (rã), gẳt (gặt), đâm (giã), gấu (gạo), tru (trâu), trú (trấu), tràng (sàng), rọng (ruộng),... (nghề nông). Các từ vừa dẫn trên, chúng vừa là từ nghề nghiệp vừa là từ dùng quen thuộc ở địa phương Nghệ Tĩnh. Cho nên, đây là từ nghề nghiệp, nếu xét theo giá trị xã hội, chức năng từ ngữ được chủ thể là những người làm nghề trong xã hội dùng như là từ ngữ chuyên môn c...

NGÔN NGỮ SÓ5 2021 BÀN VỀ Cơ SỞ NGHIÊN cứu TỪ NGỮ NGHÈ NGHIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA* HOÀNG TRỌNG CANH1 HÀ THI HÒNG MAI*12 Abstract: After reviewing the existing trends and results of researches on Vietnamese professional jargons, the article points out the need to promote both theoretical and practical research including case studies and occupation terms dictionary making With an open language-cultrure based approach, the article presents foundations for studying structure, semantics, identification and cultural characteristics of professional jargons Key words: professionaljargons; language - culture; structure; meaning; identification 1 Đặt vấn đề Như đều biết, ngôn ngữ vừa là thành tố vừa là phương tiện thể hiện văn hóa, cho nên, qua vốn từ ngữ nghề nghiệp, chúng ta có thể thấy được phần nào những nét đặc trưng văn hóa nghề nghiệp Từ ngữ nghề nghiệp là sáng tạo tinh thần mà người làm nghề tạo ra để phản ánh thực tại của nghề cho nên nó là sản phâm ngôn ngữ - văn hóa của cộng đồng người làm nghề Qua thực tại được phán ánh, chúng ta không những thấy được hiện thực của nghề mà còn nhận ra nếp tư duy, thói quen tri nhận, cách đặt tên để phản ánh đời sống tinh thần của người làm nghề, không những thấy bức tranh nghề nghiệp sống động mà còn hiếu hơn về đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa được biểu hiện qua từ ngữ chỉ nghề đó Việc nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp được tiến hành từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có góc độ ngôn ngữ - văn hóa Nghiên cứu từ phương diện này cũng có những yêu cầu nhất định Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về một số cơ sở khoa học và thực tiễn khi nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa Bài viết đã tham gia Hội thảo Ngôn ngữ học quốc tế lần thứ IV: Ngôn ngữ học Việt Nam trong bôi cảnh khu vực và thê giới (2020), Viện Ngôn ngữ học, có bổ sung, chỉnh sửa 1 Trường Đại học Vinh 2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Bàn về cơ sớ nghiên cứu 43^ 2 Các khuynh hướng và những cơ sở nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp 2.1 Các khuynh hướng nghiên cứu Từ ngữ nghề nghiệp (professional jargons; professionalism), thường được xem là thuộc “phương ngữ xã hội” (social dialects) Trên thế giới, từ những năm 70 đến nay, ngôn ngữ học xã hội nói chung, phương ngữ xã hội nói riêng được nghiên cứu theo những khuynh hướng, những phương diện khác nhau Có những nhà ngôn ngữ đi theo hướng tập trung nghiên cứu các biến thể ngôn ngữ, nổi tiếng là R Lakoff (1974), R Fasold (1978), p Trudgill (1986), L Milroy (1980, 1986), w Keith (1990), w Labov (1998), J Barbara (2000), Nhiều nhà ngôn ngữ học Xô Viết, khi bàn chung về những hiện tượng ngôn ngữ của các tầng lóp người, nhóm người trong xã hội đều nói tới từ ngữ nghề nghiệp Hai tác giả L A Kapanadze và A V Superanskaja đã bàn về thuật ngữ, danh pháp, từ ngữ nghề nghiệp; nhấn mạnh vấn đề sự hình thành từ ngữ nghề nghiệp và định danh các đối tượng IU V Rozdextvenxki cũng đã chỉ ra đặc điểm chung của từ ngữ nghề nghiệp và lưu ý vấn đề lựa chọn giải thích từ ngữ nghề nghiệp V D Bondaỉetop đã căn cứ vào bản chất, ý nghĩa của các đặc trưng ngôn ngữ mang tính xã hội của đối tượng sử dụng, phân loại các biến thể xã hội của lời nói, trong đó có từ ngữ nghề nghiệp một cách cụ thể: (a) Những tiếng nghề nghiệp thật sự; (b) Các biệt ngữ của một nhóm người như của học sinh, sinh viên, vận động viên thê dục thể thao, binh lính chủ yếu là của thanh niên; (c) Những tiếng nghề nghiệp ước lệ (tiếng lóng, biệt ngữ) của những kẻ đồi trụy, thoát li sản xuất, thoát li giai cấp (Dần theo Beatriz R Lavandera [3]) Nhìn chung, trên bình diện chung, các vấn đề mang tính lí luận về cở sở ra đời các hiện tượng ngôn ngữ xã hội và sự phân biệt đặc điểm của các hiện tượng ngôn ngữ gắn với tầng lớp người dùng đó đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đặt ra trong đó có lóp từ ngữ nghề nghiệp Ở Việt Nam, từ ngữ nghề nghiệp bắt đầu được đề cập đến từ những năm 1960 về sau Nhìn chung, lịch sử vấn đề nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trong Việt ngữ học, có thể khái quát thành ba xu hướng chính như sau: 2.1.1 Hướng giới thiệu chung về từ nghề nghiệp Các công trình theo hướng này chủ yếu nêu khái niệm, khái lược các đặc điểm và ít nhiều phân biệt phạm vi và phong cách sử dụng lớp từ ngữ này so với các lớp từ khác có liên quan Những nội dung khái lược đó được nêu trong các giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học hoặc cơ sờ ngôn ngữ học như Nguyên Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [14]; Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến [11], hay trong các giáo trình từ vựng tiếng Việt như Nguyễn Văn Tu [23], Đồ Hữu Châu [10], Nguyễn Thiện Giáp [13], Nhìn chung các tác giả đều cho rằng từ ngữ nghề nghiệp có hai đặc điểm chính: từ ngữ nghề nghiệp gọi tên công cụ, hoạt động, sản phâm của nghề; chúng có phạm vi sử dụng hạn chế, cụ thể là chỉ sử dụng giữa những người làm nghề với nhau Do vậy, chỉ người trong nghề mới hiểu từ nghê nghiệp 44 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 2.1.2 Hướng nghiên cứu lí luận về phương ngữ xã hội nói chung, từ ngữ nghề nghiệp nói riêng Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã xét từ ngữ nghề nghiệp trong một phạm vi bao quát cùng các lớp từ ngữ khác theo nhiều quan hệ Các đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp được nhìn nhận không chỉ về mặt hệ thống cấu trúc của một lớp từ vựng gắn với một nghề về mặt xã hội mà chúng còn được nhìn nhận không nằm ngoài đặc điểm chung của từ vựng địa phương - biến thể của ngôn ngữ toàn dân về mặt địa lí dân cư Mối quan hệ giữa phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội nói chung, giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương nói riêng, dù chỉ mới là những đường hướng, gợi mở, nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề được nhìn nhận một cách biện chứng Các từ ngữ nghề nghiệp có thể mang giá trị khác nếu nhìn từ góc độ địa lí dân cư Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là hai công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vẩn đề cơ bản [15] và Ngôn ngữ học xã hội [17] của Nguyễn Văn Khang Hai công trình của tác giả là cơ sở và sự gợi mở để nghiên cứu từ nghề nghiệp trong quan hệ với các lớp từ ngữ khác có liên quan 2.1.3 Hướng nghiên cứu trường hợp đoi với từ ngữ của một ngành nghề cụ thế ở một địa phương nhất định Đây là hướng nghiên cứu có nhiều công trình công bố hơn cả Trong khoảng mười lăm năm lại đây, từ ngữ của nhiều nghề ở nhiều địa phương đã được khảo sát miêu tả Tập trung nhiều nhất là các nghiên cứu về từ ngữ nghề gốm, với các công trình như: về tên gọi từ chỉ nghề gốm của Phạm Hùng Việt [24], Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Nguyễn Văn Khang [16], Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà Bẳc Giang cùa Nguyễn Văn An [1]; Gần đây, từ ngữ hai nghề truyền thống lâu và đời rộng khắp của người Việt là nghề nông và nghề đánh bắt hải sản cũng được một số tác giả quan tâm, với quy mô, hình thức nghiên cứu khác nhau Khảo sát nghiên cứu từ ngữ nghề nông là các công bố Tên gọi của các bộ phận cải cày qua một số thố ngữ Thanh Hóa của Võ Chí Quế [21], Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một sổ thổ ngữ ở Thừa Thiên Huế của Triều Nguyên [19], vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn Viết Nhị [20], Tên gọi các công cụ sản xuất nông nghiệp qua các thổ ngữ thuộc phương ngữ Nghệ Tĩnh của Bùi Thị Lệ Thu [22], Từ ngữ gọi tên các nông cụ trong tiếng Nghệ Tĩnh [5] và Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh [6] của Hoàng Trọng Canh; Các nghiên cứu về từ ngữ nghề đánh băt hải sản như: Nghiên cứu từ ngữ - văn hỏa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh của Hoàng Trọng Canh [8], Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện ngôn ngừ - văn hóa) của Nguyễn Văn Dũng [12], Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cả vùng Đồng Tháp Mười của Trần Hoàng Anh [2], Đáng chú ý Bàn về cơ sờ nghiên cứu 45 là, trong loạt công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nông và nghề đánh bắt hải sản thì vùng Thanh Nghệ Tĩnh được nghiên cứu tập trung nhất Hầu hết các công trình nghiên cứu từ ngữ nghề nông và nghề biển trong khoảng mười năm lại đây do các cán bộ hoặc học viên sau đại học nghiên cứu tại cơ sở trường Đại học Vinh, các phương diện nghiên cứu của từ ngữ nghề nghiệp đã được mở rộng và theo hướng mở, liên ngành ngôn ngữ - văn hóa Ngoài ra, gần đây, từ ngữ nghề nghiệp một số nghề tại thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu được chú ý nghiên cứu; một số kết quả bước đầu đã được công bố trong công trình Một số vẩn đề về phương ngữ xã hội do Trần Thị Ngọc Lang chủ biên [18], đó là từ ngữ các nghề: cầu đường, may mặc, da giày, nghề mộc và nghề kim hoàn Điểm qua các công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp được giới thiệu trong các giáo trình ngôn ngữ mang tính bài giảng cũng như trong những chuyên luận chung về các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học xã hội cho đến các nghiên cứu trường hợp cụ thể từ ngữ của một số nghề, cho tới nay, nhiều vấn đề lí thuyết cũng như những vấn đề ứng dụng nghiên cứu trường hợp đối với lóp từ ngữ phương ngữ xã hội này giữa các tác giả là chưa có sự đống điệu, chẳng hạn như việc thu thập ngữ liệu, giải thích nghĩa, đường hướng nghiên cứu cụ thể các đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp, Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi nêu lên những suy nghĩ ban đầu về một số vấn đề đối với việc khảo sát nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trong bối cảnh nhiều nghề truyền thống đang bị mai một 2.2 Cơ sở nghiên cứu từ nghề nghiệp 2.2.1 Nhìn nhận chung về từ ngữ nghề nghiệp Như đã nói, từ ngữ nghề nghiệp (professional jargons; professionalism), thường được xem là thuộc “phương ngữ xã hội” (social dialects) Từ ngữ nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của một nghề nào đó trong xã hội - Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc, có phạm vi hoạt động tự nhiên - quen thuộc trong tầng lóp người cùng làm nghề nhưng không tách rời từ vựng địa phương và từ vựng toàn dân - Xét về mặt xã hội - ngôn ngữ, nghề nghiệp là cơ sở để tạo ra những “hệ thống từ ngữ riêng” của nghề và cùng với nó là sự hình thành một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn tri nhận và sắc thái văn hóa nghề nghiệp của chủ nhân sử dụng ngôn ngữ đó Từ ngữ nghề nghiệp là kết quả sáng tạo, tích lũy về ngôn ngữ của nhân dân lao động, đó là những đơn vị từ vựng được chủ thể nghề nghiệp - những người làm nghề sử dụng một cách tự nhiên, phổ biến như là từ ngữ chuyên môn của nghề trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó 46 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 - về mặt tri thức nghề nghiệp, từ nghề nghiệp như là một hệ tiền thuật ngữ/ thuật ngữ dân gian trong sản xuất và sáng tạo Các nghề truyền thống của dân tộc là nhũng nghề thủ công, tuy chưa được chuyên môn hóa bởi công nghệ nhung đều là những nghề lâu đời Cho nên, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh tri thức bách khoa dân gian của cộng đồng làm nghề trải qua hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự sáng tạo suốt chiều dài lịch sử nghề nghiệp đã tích lũy, đúc rút được Nội dung tri thức mà từ nghề nghiệp phản ánh đối tượng nghề nghiệp có thể chưa phải là những đặc điểm bản chất của sự vật nhưng phần nhiều đều là những dấu hiệu thuộc tính đặc trưng của đối tượng nghề nghiệp có giá trị chuyên môn đối với nghề Vì thế, từ nghề nghiệp rất gần với thuật ngữ, hay nói cách khác, chúng là thuật ngữ dân gian trong sản xuất, sáng tạo - Dù mức độ còn thấp so với thuật ngữ, chưa được phổ biến rộng, song nội dung định danh của từ ngữ nghề nghiệp cũng mang tính chuyên môn, phản ánh tri thức bách khoa dân gian về nghề nghiệp và thành quả thực tế của con người trong một lĩnh vực (nghề nghiệp) nhất định Vì thế, nội dung định danh mang tính nghề nghiệp - tính chuyên môn là nội dung quan trọng, phải được xem như là nét trội để xác định tư cách từ ngữ nghề nghiệp của một ngành nghề trong xã hội Như vậy, nói đến từ ngữ nghề nghiệp là nói tới những từ ngữ có nội dung biểu thị - gọi tên công cụ, phương tiện, các hoạt động, sản phẩm, của nghề Dĩ nhiên, đặc điểm này không tách rời đặc điểm lớp người sử dụng lóp từ ngữ này như là công cụ để hành nghề Vì thế, sự sử dụng từ ngữ nghề nghiệp giữa những người cùng làm nghề, trong hoạt động nghề nghiệp không phải như là phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt thường ngày mà là một đòi hỏi tất yếu và tự nhiên của nghề nghiệp - Quy mô và mức độ phổ biến của các nghề truyền thống trong xã hội là không như nhau nhưng nghề nào cũng gắn bó lâu dài với một vùng địa lí dân cư nhất định Các từ ngữ nghề nghiệp tuy thuộc về phương ngữ xã hội nhưng do các nghề lại gắn với từng địa phương nhất định, cho nên, ngoài tác động chung của ngôn ngữ toàn dân thì từ ngữ nghề nghiệp không thể không bị chi phối bởi tác động của tiếng nói trong vùng (tiếng địa phương); vì thế, nếu nhìn từ góc độ phạm vi địa lí người dùng thì các từ ngữ này thường thuộc về một thổ ngữ, biệt ngữ của một phương ngữ địa lí hay một vùng phương ngữ nhất định Điều đó nói lên rằng, khi xét từ nghề nghiệp, cần đặt nó trong quan hệ với từ địa phương và từ toàn dân Như vậy, chúng ta sẽ thấy mức độ, phạm vi sử dụng của các từ nghề nghiệp không giống nhau Nói cách khác, xét về mức độ phạm vi sử dụng, từ ngữ nghề nghiệp có nhiều lớp loại Từ nghề nghiệp cũng có quan hệ với lịch sử văn hóa phát triển làng nghề, vùng nghề, ngành nghề lao động sản xuất xã hội Bàn về cơ sở nghiên cứu 47 2.2.2 Các lớp loại từ nghề nghiệp Đối với từ nghề nghiệp, việc xác định vốn từ cũng như các loại từ cụ thể phải theo từng nghề trong xã hội Thực tế Việt Nam có nhiều nghề truyền thống nhưng quy mô, mức độ phổ biến của các ngành nghề không như nhau Trừ một số nghề truyền thống phổ biến của người Việt như nghề nông và nghề ngư là có địa bàn sản xuất rộng và trải khắp nhiều vùng, còn phần lớn các nghề khác thường có địa bàn sản xuất hẹp, chỉ trong phạm vi từng vùng và gắn với từng làng nghề nhất định Vì thế, vốn từ và đặc điểm từ vựng của từ ngữ các nghề cũng khác nhau Song đặt từ nghề nghiệp trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ địa lí, có thể hình dung từ ngữ nghề nghiệp có ba lóp loại như sau: (a) Những từ ngữ nghề nghiệp chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề có phạm vi sử dụng hạn chế, thường trong phạm vi một thổ ngữ, do nghề đó là nghề riêng biệt, chỉ ở một hoặc một vài làng nghề trong vùng, hoặc những nghề có địa bàn sản xuất rộng cả vùng hoặc nhiều vùng nhưng người làm nghề ở nơi này có những từ ngữ khác biệt với người cùng làm nghề ở nơi khác trong cùng một vùng phương ngữ Ví dụ: các từ: kệu, câu thặc, câu rà, cãu bay, lải bọc, lái rê, lái rẹo, lái rùng, (nghề ngư); giát, nhăng, nước khắt, bầu diệu, thêu, cồn ô, diệu giát, bới giát, muối lằng ô, muối nước con, muối nước mẹ, nước ót, (nghề làm muối); mê, bể chượp, bung, lù, nước hàng, phồm, thảng, mắm ghè, mắm đâm, (nghề làm nước mắm); troóc, vực, voọc, dù, ban, que vè, ọe, (nghề nông); bào phá, bào xoi, bào rà, bào lan, bào lượn, (nghề mộc), v.v (b) Những từ cũng chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề nhưng chúng có phạm vi sử dụng rộng rãi hơn lớp từ thứ nhất, không chỉ người trong nghề dùng với chức năng chuyên môn nghề nghiệp để hành nghề mà người ngoài nghề trong vùng địa phương cũng quen thuộc và dùng để giao tiếp trong vùng Nói cách khác, lớp từ này nếu xét về tính chất xã hội nghề nghiệp thì chúng là từ nghề nghiệp nhưng xét về phạm vi địa lí thì chúng là một lớp từ địa phương Ví dụ một số từ dùng ở phương ngữ Nghệ Tĩnh: lải (lưới), ghẹ (cua), nác rặc (nước triều xuống), nốc, nốc nan, mói nam (muối làm vào những ngày gió tây nam, hạt trắng), mói nồm (muối làm vào những ngày gió nồm, hạt màu trắng đục, vị hơi chát), ghẹ, (nghề biển); ló (lúa, thóc), má (mạ), toóc (rã), gẳt (gặt), đâm (giã), gấu (gạo), tru (trâu), trú (trấu), tràng (sàng), rọng (ruộng), (nghề nông) Các từ vừa dẫn trên, chúng vừa là từ nghề nghiệp vừa là từ dùng quen thuộc ở địa phương Nghệ Tĩnh Cho nên, đây là từ nghề nghiệp, nếu xét theo giá trị xã hội, chức năng từ ngữ được chủ thể là những người làm nghề trong xã hội dùng như là từ ngữ chuyên môn của nghề, nhưng nếu xét theo địa bàn cư dân, nhìn từ phương ngữ địa lí, các từ ngữ này đồng thời cũng là từ địa phương 48 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 Có thể hình dung, đây là những từ ngữ nghề nghiệp trở thành từ địa phương, do các sự vật, hoạt động nghề nghiệp cùng tên gọi của chúng đã trở nên quen thuộc, được dùng rộng rãi trong vùng Nếu gọi một cách ước định thì đó là những từ ngữ nghề nghiệp được “địa phương hóa” hay “phương ngữ hóa” Trong lớp từ ngữ này, có thể có những từ có quá trình chuyển hóa ngược lại, vốn là từ ngữ địa phương dùng phổ biến trong vùng phương ngữ nhưng đã được người làm nghề sử dụng trong nghề như là từ chuyên môn nghề nghiệp Vì thế, lại có thể nói một cách ước định rằng, đây là những từ ngữ địa phương được “nghề nghiệp hóa” (c) Những từ ngữ mà người trong nghề dùng để chỉ những công cụ, hoạt động sản phẩm của nghề nhưng do các công cụ, hoạt động sản phẩm đó đã phổ biên quen thuộc đối với xã hội nên các từ nghề nghiệp loại này cũng được người ngoài nghề khắp nơi sử dụng tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày Chúng đã được “toàn dân hóa”, trở thành quen thuộc với người ngoài nghề, không bị giới hạn về sử dụng trong một vùng địa lí dân cư nào đó Ví dụ: tàu, thuyền, bè, lưới, buôm, phao, cá, cá cơm, cả thu, cá chim, cả mập, tôm, cua, mực, ốc, sứa, (nghề đánh bắt cá); cuốc, cày, bừa, cấy, gặt, mạ, lúa, thóc, (nghề nông); bào, cưa, đục, (nghề mộc) Lóp từ này tuy phạm vi sử dụng không còn bị hạn chế nhưng xét về nội dung định danh, chúng mang tính chuyên môn nghề nghiệp, và một mặt khác, đối với nghề nghiệp, người trong nghề muốn hành nghề thì buộc phải sử dụng nó như từ công cụ nghề, mà không thể thay thế chúng bằng từ khác vì chúng không có từ đồng nghĩa như các lớp từ toàn dân khác Vì thế, khi nói đến từ nghề nghiệp thì không thể không nói tới chúng Nói cách khác, tính chuyên môn, tính công cụ, tính nghề nghiệp của lớp từ này vẫn là nét trội (ít nhất là đối với người làm nghề) chứ không phải là đặc tính sử dụng phổ biến trong giao tiếp toàn dân Có thể liên hệ, hình dung những từ nghề nghiệp này trong vốn từ nghề nghiệp như bộ phận thuật ngữ cấu tạo do “thuật ngữ hóa” từ dùng chung như: nước, góc cạnh, đường thẳng, đường tròn Cũng có thể gọi bộ phận từ nghề nghiệp loại này như “nghề nghiệp hóa” từ thường dùng Đây cũng có thể là con đường cấu tạo, sử dụng từ nghề nghiệp thứ hai, ngược với toàn dân hóa Như vậy, áp dụng cách phân loại từ ngữ nghề nghiệp thành ba lóp loại như trên đế khảo sát, nhận diện từ ngữ nghề nghiệp thì thao tác sẽ đỡ phức tạp và cũng rõ ràng hơn Cách nhận diện, phân loại từ nghề nghiệp như vậy là đã lấy tiêu chí nội dung định danh của từ nghề nghiệp - gọi tên công cụ phương tiện, sản phẩm, quá trình hoạt động của nghề làm căn cứ cơ bản Đối với tiêu chí phạm vi sử dụng, từ ngữ nghề nghiệp được xem là từ ngữ có nội dung định danh nghề nghiệp mà người làm nghề sử dụng một cách tự nhiên, thường xuyên để hành nghề Nếu quan niệm từ nghề nghiệp “thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng Những người không làm nghề ấy tuy ít Bàn về cơ sớ nghiên cứu 49 nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng” như một số người thường nói thì rất khó để xác định, điều ưa Vả lại, theo quy luật hoạt động của ngôn ngữ, phạm vi hoạt động của từ ngữ có thể rộng hay hẹp là tùy thuộc vào mức độ phổ biến và quen thuộc của đối tượng được gọi tên và nhu cầu giao tiếp của xã hội Do vậy, từ ngữ của bất cứ lĩnh vực nào cũng có những phạm vi hoạt động, mức độ quen thuộc khác nhau ưong giao tiếp xã hội Cũng xét về phạm vi sử dụng, nhìn một cách biện chứng, từ ngữ thuộc phương ngữ xã hội nếu nhìn từ biến thể lịch sử địa lí của ngôn ngữ toàn dân thì có thể xem chúng là từ ngữ thuộc phương ngữ địa lí Và ngược lại, các từ ngữ thuộc phương ngữ địa lí nếu nhìn từ góc độ xã hội - người dùng sẽ có thêm các giả trị xã hội Cho nên, do nhu cầu giao tiếp, ưong vốn từ vựng nghề nghiệp có những từ ngữ có thể được dùng rộng rãi hơn, không chỉ giữa những người làm nghề, để hành nghề mà còn giữa các tầng lớp người khác trong xã hội Do vậy sẽ có những từ nghề nghiệp được dùng trong một vùng phương ngữ hay trong ngôn ngữ toàn dân; điều đó là bình thường đối với hoạt động ngôn ngữ Từ những nhận thức trên, có thể quan niệm: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ, quả trình sản xuất, sản phẩm, của một nghề nào đó trong xã hội, được người trong nghề dùng một cách tự nhiên trong vùng như từ chuyên môn đế hành nghề: Nghiên cứu từ nghề nghiệp không chỉ đáp ứng một ưong những nhiệm vụ cần thiết của từ vựng học mà còn có ý nghĩa văn hóa, xã hội, lịch sử làng nghề, vùng nghề cũng như tinh học sáng tạo đặc sắc ngành nghề truyền thống 2.2.3 Các phương diện biểu hiện đặc trưng - ngôn ngữ văn hóa của từ ngữ nghề nghiệp 2.2.3.1 Từ ngữ nghề nghiệp xét về mặt cẩu tạo Từ ngữ nghề nghiệp, về mặt hình thái cấu trúc là những đơn vị được tạo ra từ các hình vị như các loại từ khác ưong tiếng Việt nhưng đồng thời chúng cũng là những đơn vị định danh Như đã biết, các đơn vị định danh có hai loại, đơn vị định danh gốc và đơn vị định danh phái sinh Nhìn từ phía cấu tạo đơn vị định danh, thành tố cấu tạo có thể là hình vị, có thể là từ Từ đơn vị định danh gốc, đơn vị định danh phái sinh được tạo ra không chỉ bằng con đường hình thái cú pháp mà cả bằng con đường ngữ nghĩa Các thành tố được lựa chọn, kết hợp tạo nên đơn vị định danh, phản ánh các đặc điểm thuộc tính của đối tượng được tri nhận lựa chọn, không chỉ phản ánh đặc trưng thuộc tính của sự vật mà còn tạo ra giá ưị khu biệt - giá trị định danh của đơn vị ngôn ngữ Do vậy, khảo sát và phân loại, miêu tả cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp sẽ thấy được phần nào đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa cũng như hiện thực của từng nghề trong xã hội 50 Ngôn ngữ sổ 5 năm 2021 Từ ngừ nghề nghiệp của nghề nào cũng đều cấu tạo theo mô hình cấu tạo từ chung của tiếng Việt, nhưng do đặc trưng nghề nghiệp và sự hoạt động của nghề diễn ra lâu dài ở một địa phương nhất định nên vì thế từ nghề nghiệp có những nét riêng về đặc trưng cấu tạo (phổ biến cấu tạo theo quan hệ chính - phụ (biệt loại) và mang tính phương ngữ) Ví dụ: lải rùng, lái rẹo, lái rê (nghề biển), ló ma, ló lòn, ló lóc, ló héo (từ nghề nông của phương ngữ Nghệ Tĩnh) Một điểm khác biệt so với vốn từ ngữ toàn dân xét về cấu tạo là trong vốn từ ngữ nghề nghiệp, số lượng đơn vị có cấu tạo là ngữ định danh chính - phụ tạo nên những tên gọi có cấu tạo nhiều tầng bậc với nhiều âm tiết có số lượng khá lớn Ví dụ: con sẻ cày, con trối cày; cuốc ba góc; cự răng bừa; gàu múc nác; đuôi câm cày; gài răng bừa; khoai dong trắng, khoai đồng điếu, khoai chùm dâu; nếp tạp giao, nếp kho vàng, nếp cú mèo, nếp cù phảng, ló ba thảng, ló chiêm cường, ló chiêm cút (từ nghề nông của phương ngữ Nghệ Tĩnh); 2.23.2 Từ ngữ nghề nghiệp xét về mặt nguồn gốc Nghề truyền thống của người Việt thường là nghề sản xuất thủ công lâu đời do cha ông từ ngàn xưa truyền lại Vì thế, đó cũng là nghề gắn bó mật thiết với địa phương về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa Do vậy, từ ngữ nghề nghiệp chủ yếu là những từ ngữ thuần Việt đã dùng lâu đời, gắn bó với người làm nghề Đây là nơi bảo lưu nhiều dấu vết cổ truyền của văn hóa bản địa, đồng thời cũng phản ánh quan hệ giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa với các cư dân thuộc dân tộc khác trong vùng Chẳng hạn, từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh, bên cạnh các từ thuần Việt quen dùng thì có rất nhiều từ cũ, từ cổ như bể (biển), bợc (bậc), chạc (dây), chạn (gác), đợng (đựng), ga (gà), gấu, gú (gạo), nác (nước), sương (gánh), mần (làm), má (mạ), trổôc (trốc - đầu), tru (trâu), côộc (cộc), gộc (gốc), cang (cứng), nốông (nống), trẩy (trái, bánh trấy - quả), đâm (giã), còn có nhiều từ mượn yếu tố tiếng Thái: ló pà tệt (một giống lúa nương rẫy, hạt thóc có viền đen hai bên); ló xeẹt (một giống lúa nương rẫy, hạt tròn, màu hơi nâu đỏ, trong đó xeẹt tiếng Thái là chỉ mức đậm của các màu đỏ, vàng); nếp hin (một giống lúa nếp nương rẫy, hạt cứng, trong đó hin tiếng Thái là đá); Các từ người Việt ở Nam Bộ dùng trong nghề đánh cá có yếu tố gốc Khmer như cá chốt, cả thát lát, cả tra, cả lóc, cá basa, ghe bầu, ghe chài, xà neng, xả ngôn, xà búp, lọp, [2, tr 129], Như vậy, qua việc xem xét từ ngữ nghề nghiệp về nguồn gốc và một số khía cạnh về văn hóa, xã hội, chúng ta không những nhận ra tính chất lâu đời của nghề nghiệp mà ít nhiều còn thấy được các mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa trong vùng 2.233 Đặc trưng ngôn ngữ - vãn hóa biểu hiện qua định danh của từ ngữ nghề nghiệp Trong ngôn ngữ, cũng như trong phương ngữ, dấu ấn văn hóa dường như là một nhân tố ấn sâu dưới vỏ ngôn ngữ nhưng xuyên suốt và nó được biểu Bàn về cơ sử nghiên cứu 51 hiện qua nhiều dấu hiệu ngôn ngữ Một trong những biểu hiện của các đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ là ở cách thức và phạm vi chia cắt hiện thực trong định danh - Thuộc tính đối tượng được lựa chọn định danh tạo thành hệ thống cũng như các nét nghĩa mở rộng, hay là nét nghĩa phái sinh của từ là những biểu hiện phản ánh thói quen tư duy liên tưởng, sự tri nhận, phân cắt, chọn lựa của từng cộng đồng (các đặc điểm thuộc tính lựa chọn để định danh đối với từ ngữ nghề nghiệp thường là những dấu hiện trực quan, gần gũi, dạng như: cả lả tre, cả lại (lưỡi) bò, cá rồng rồng ', ló lốc đỏ, ló lốc trang, hoặc là cách thức, mục đích của công cụ, hoạt động cụ thể, như: bừa đạp, bừa xúc, bừa lấp, bừa cỏ, bừa cay, ) - “Độ sâu phân loại” thể hiện ở số lượng và mức độ biểu hiện khái niệm chủng và loại của từ ngữ nghề nghiệp có sự khác nhau giữa các nhóm, các lớp trong một nghề và giữa các nghề cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy thói quen tư duy phân loại và mức độ chuyên môn hóa, độ phát triển của ngành nghề trong xã hội 2.2.2$ Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa nghề nghiệp biếu hiện qua trường định danh thực tại và ỷ nghĩa biểu trưng Nghề thủ công truyền thống thường là nghề lâu đời của người dân một khu vực dân cư Vì thế, dấu ấn văn hóa về xã hội và con người làm nghề đã hằn sâu trong các hoạt động, ứng xử, ngôn ngữ của cả cộng đồng làm nghề Dường như vốn từ ngữ chỉ nghề đã phần nào thể hiện được những giá trị tinh thần văn hóa, thẩm mĩ, tri thức bách khoa dân gian cũng như kiểu tư duy, sự tinh tế ttong hoạt động làm nghề và những tâm tư, tình cảm của cộng đồng người đó Điều đó trước hết được thể hiện qua vốn từ ngữ nghề nghiệp, qua trường định danh thực tại Sự phản ánh thế giới thực tại qua lăng kính chủ quan của người làm nghề với những đặc trưng, đặc điểm, thuộc tính của đối tượng phản ánh được lựa chọn, thể hiện sự nhận thức, hiểu biết của người lao động, khi được phản ánh vào ngôn ngữ, trong cấu trúc nghĩa của từ là nét nghĩa - nghĩa vị đã tạo nên sự khu biệt giữa các đơn vị trong tiểu loại hay cùng trong loại Ket quả phản ánh tạo thành các đơn vị định danh khu biệt như vậy là sự thể hiện khả năng tư duy của chủ thể từ ngữ, một biểu hiện của đặc trưng văn hóa nhận thức nghề nghiệp Nếu chia vốn từ ngữ nghề nghiệp theo thực tại phản ánh thì chúng thường có ba trường từ vựng ngữ nghĩa lớn là: trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ công cụ phương tiện; trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoạt động của nghề và trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ sản phẩm nghề Đặc trưng văn hóa nghề nghiệp còn được thể hiện qua các ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ Biểu trưng là một loại chuyển nghĩa được tạo ra trên cơ sở quan hệ tương đồng hay tương cận, có tính chất hàm ẩn, biểu hiện khái quát, 52 Ngôn ngữ số 5 năm 2021 trừu tượng nhờ vào liên tưởng gắn với tên gọi của từ và ngữ khi từ ngữ được sử dụng Hình ảnh quen thuộc với những thuộc tính đặc trưng mà tên gọi của từ ngữ gợi ra, tạo nên mối liên tưởng chuyển nghĩa biểu trưng cho nhiều đặc điểm, tính chất tâm lí, đời sống con người Từ ngữ mang nghĩa biểu trưng phải là từ ngữ chỉ hình ảnh quen thuộc mang đặc điểm điển hình như vật mẫu, vì thế chúng mới gợi liên tưởng tới nội dung biểu hiện hàm ẩn Dạng như com cày cá đỏ, cá đó, ló đi cày biểu trưng cho những giá trị tự mình tạo ra; ách và cày, tru và chạc mũi (như ách với cày, như tru xa chạc mũi, trong vốn từ nghề nông Nghệ Tĩnh) là biểu trưng cho mối quan hệ trai gái trong yêu đương 3 Kết luận Từ những khía cạnh, vấn đề phân tích, miêu tả trên, có thể khái quát, đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nghiệp được thể hiện qua các phương diện khác nhau của từ ngữ nghề nghiệp Trong đó, cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm định danh, độ sâu phân loại và các ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ nghề nghiệp là những phương diện cho thấy rõ nhất đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa nghề nghiệp của một lớp từ ngữ có phạm vi sử dụng hạn chế trong xã hội nhưng có ý nghĩa, giá trị nhiều mặt về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội Việc nghiên cứu cấu tạo, nguồn gốc, định danh của từ ngữ nghề nghiệp là có cơ sở về ngôn ngữ - văn hóa, không những có thể làm rõ các đặc điểm của một lớp từ vựng trong tiếng Việt mà còn cho thấy đặc trưng của lớp từ ngữ đó về mặt văn hóa, xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn An, Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà - Bắc Giang, Ngôn ngữ & Đời sống, số 10, tr 31-33, 2008 2 Trân Hoàng Anh, Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng Tháp Mười, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, 2010 3 Beatriz R Lavandera, Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hỏa xã hội, Trong Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài (về lý thuyết ngôn ngữ học), Tài liệu dịch, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1999 4 Hoàng Trọng Canh, Từ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tình (Bước đầu khảo sát các lóp từ nghề cá, nước mắn, muối), Đe tài khoa học cấp Bộ, Mã số B 2003 - 42 - 48, Đại học Vinh, 2004 5 Hoàng Trọng Canh, Từ ngữ gọi tên các nông cụ trong tiếng Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ & Đời sống, số 5, tr 6-10, 2008 6 Hoàng Trọng Canh, Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ & Đời sống, số 9, tr 11 - 14 và 34, 2011 7 Hoàng Trọng Canh, Qua khảo sát từ nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh, suy nghĩ về việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp, Ngôn ngữ, số 9, tr 3 - 12, 2013 Bàn về cơ sở nghiên cứu 53 8 Hoàng Trọng Canh, Từ ngữ nghề biển vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, nhìn từ khỉa cạnh định danh biểu trưng, Ngôn ngữ, số 11, tr 16 - 24,2014 9 Hoàng Trọng Canh, Nghiên cứu từ ngữ - văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh, Đe tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số VII.2.2.2011.01, Đại học Vinh, 2014 10 Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981 11 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990 12 Nguyễn Văn Dũng, Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa), Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, 2016 13 Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1978 14 Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dan luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 15 Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội - Những vẩn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 16 Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm đề tài), Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng, Đe tài khoa học, Viện Ngôn ngữ học, 2002 17 Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012 18 Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên), Một sổ vấn đề về phương ngữ xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 19 Triều Nguyên, Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một sổ thổ ngữ ở Thừa Thiên Huế, Ngữ học trẻ 2002, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, 2003 20 Nguyễn Viết Nhị, vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2002 21 Võ Chí Quế, Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một sổ thổ ngữ ở Thanh Hóa, Ngữ học trẻ 99, Nxb Nghệ An, 2000 22 Bùi Thị Lệ Thu, Tên gọi các công cụ sản xuất nông nghiệp qua các thổ ngữ thuộc phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2004 23 Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978 24 Phạm Hùng Việt, về từ chỉ nghề gốm, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1989

Ngày đăng: 09/03/2024, 09:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan