1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn nguyên lý marketing đề tài doanh nghiệp viettel

58 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 7,56 MB

Nội dung

Một Viettel sáng tạo bằng trái tim sẻ chia, thấu hiểu giờ đây tiếp tục được mỗingười Viettel đặt trong niềm khát khao làm chủ công nghệ cao, đưa công nghệ số vàomọi lĩnh vực của đời sống

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH   BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NGUYÊN LÝ MARKETING ĐỀ TÀI: DOANH NGHIỆP VIETTEL Nhóm thực hiện: 14 Lớp: D08 Giảng viên: Nguyễn Lan Anh Tp Hồ Chí Minh, Ngày…Tháng…Năm 2023 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Nguyễn Lan Anh người đã trực tiếp giảng dạy và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhất định trong suốt quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh được những sai sót, chúng em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin kính chúc cô luôn mạnh khoẻ, tràn đầy nhiệt huyết để giảng dạy và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý giá từ giảng đường đến những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 1 Giới thiệu ngành doanh nghiệp đang hoạt động .1 2 Giới thiệu về doanh nghiệp .1 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển .1 2.2 Văn hoá doanh nghiệp 2 2.3 Sứ mệnh .5 2.4 Tầm nhìn mục tiêu 5 2.5 Triết lý kinh doanh .6 CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG MARKETING 7 1.1 Khái quát môi trường Marketing .7 1.2 Phân tích môi trường vi mô của Viettel Telecom 7 1.2.1 Khách hàng 7 1.2.2 Nhà cung ứng 7 1.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 8 1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 8 1.2.5 Sản phẩm thay thế 9 1.3 Phân tích môi trường vĩ mô của Viettel Telecom 9 1.3.1 Môi trường kinh tế .9 1.3.2 Môi trường Tự nhiên 10 1.3.3 Môi trường công nghệ 10 1.3.4 Môi trường Chính trị - Pháp luật 10 1.3.5 Môi trường Văn hóa – Xã hội 11 Tiểu kết chương 1 12 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MARKETING 12 2.1 Khái niệm về nghiên cứu marketing .12 2.2 Phân tích chiến lược nghiên cứu Marketing 12 2.2.1 Đối tượng của nghiên cứu marketing .12 2.2.2 Các loại hình nghiên cứu marketing 14 2.2.3 Quy trình nghiên cứu marketing 16 Tiểu kết chương 2 18 CHƯƠNG 3: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 18 3.1 Khái niệm hành vi 18 3.2 Ý nghĩa và vai trò của việc nghiên cứu 18 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 19 3.3.1 Yếu tố văn hóa: 19 3.3.2 Yếu tố xã hội 20 3.3.3 Yếu tố tâm lý .21 3.3.4 Yếu tố cá nhân .21 3.4 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng .22 3.4.1 Nhận biết nhu cầu .22 3.4.2 Tìm kiếm thông tin .23 3.4.3 Đánh giá các phương án .23 3.4.4 Quyết định mua 24 3.4.5 Đánh giá sau mua .24 Tiểu kết chương 3 24 CHƯƠNG 4: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 25 4.1 Phân khúc thị trường .25 4.1.1 Phân đoạn theo đặc điểm dân số học: .25 4.1.2 Phân đoạn theo vị trí địa lý: 26 4.1.3 Phân loại theo hành vi người tiêu dùng: 26 4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 27 4.2.1 Khái niệm 27 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu 27 4.3 Định vị thị trường (Sản phẩm) 30 4.3.1 Các bước tiến hành định vị sản phẩm 30 Tiểu kết chương 4 32 CHƯƠNG 5: SẢN PHẨM 32 5.1 Những vấn đề chung 32 5.1.1 Khái niệm sản phẩm 32 5.1.2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm 33 5.1.3 Phân loại sản phẩm 33 5.2 Chu kỳ sống của sản phẩm 34 5.2.1 Các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm 34 5.2.2 Quy trình phát triển sản phẩm mới 35 5.3.1 Phân loại sản phẩm mới .35 5.3.2 Ý nghĩa của sản phẩm mới đối với hoạt động của doanh nghiệp 36 5.3.3 Quy trình phát triển sản phẩm mới 36 Tiểu kết chương 5 37 CHƯƠNG 6: GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ 38 6.1 Khái niệm giá 38 6.2 Ý nghĩa, vai trò của giá 38 6.2.1 Vai trò của giá .38 6.2.2 Ý nghĩa của giá 38 6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá 38 6.3.1 Những yếu tố bên trong doanh nghiệp .38 6.3.2 Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .39 6.4 Các phương pháp tổng quát về định giá 40 6.4.1 Phương pháp định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh .40 6.4.2 Phương pháp định giá dựa trên nhu cầu 40 6.5 Các kỹ thuật định giá .40 6.5.1 Định giá dựa trên chu kỳ sống của sản phẩm 40 6.5.2 Định giá kiểu tùy chọn .40 6.5.3 Định giá cho sản phẩm phụ trợ, đi kèm 41 Tiểu kết chương 6 41 CHƯƠNG 7: PHÂN PHỐI 41 7.1 Hệ thống kênh phân phối 41 7.1.1 Khái niệm 41 7.1.2 Cấu trúc kênh phân phối 41 7.1.3 Chính sách phân phối 43 7.1.4 Phương thức phân phối: 44 Tiểu kết chương 7 44 CHƯƠNG 8: XÚC TIẾN, YỂM TRỢ 44 8.1 Khái niệm: 44 8.2 Công cụ xúc tiến yểm trợ 45 8.2.1 Quảng cáo 45 8.2.2 Quan hệ công chúng 45 8.2.3 Khuyến mãi 46 8.2.4 Bán hàng cá nhân .46 8.2.5 Marketing trực tiếp 47 Tiểu kết chương 8 48 NGUỒN THAM KHẢO 48 1 2 Giới thiệu ngành doanh nghiệp đang hoạt động Đầu những năm 2000, khi mật độ điện thoại di động của Việt Nam chỉ chiếm 5%, Viettel xuất hiện với khát vọng phổ cập dịch vụ di động, cùng lời hứa sẽ luôn sáng tạo vì con người, để cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng tốt hơn 20 năm sau, Việt Nam đã có mật độ kết nối điện thoại lên tới 130% Gần 60% khách hàng của Viettel đã sử dụng điện thoại thông minh kết nối Internet băng rộng 4G Sứ mệnh phổ cập viễn thông đến người dân Việt Nam của Viettel đã hoàn thành! Vượt ra khỏi biên giới đất nước, Viettel đặt dấu chân của mình lên khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, ghi danh Việt Nam trên bản đồ viễn thông thế giới Không dừng ở đó, Viettel mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vươn mình trở thành Tập đoàn công nghiệp – công nghệ toàn cầu Ở bất cứ lĩnh vực nào và tại bất cứ nơi đâu, lời hứa Sáng tạo vì con người sẽ vẫn còn mãi! Một Viettel sáng tạo bằng trái tim sẻ chia, thấu hiểu giờ đây tiếp tục được mỗi người Viettel đặt trong niềm khát khao làm chủ công nghệ cao, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày, cộng hưởng để cùng dựng nên kỷ nguyên số 3 Giới thiệu về doanh nghiệp 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989 Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile Để có được thành công như ngày hôm nay, thực tế Viettel đã trải qua 4 thời kỳ giai đoạn trong cuộc hoàn thiện, liên tục đổi mới, đáp ứng, lắng nghe và thấu hiểu mọi nhu cầu từ người dùng Viettel 1.0 – Công ty xây dựng công trình cột cao (1989 - 1999) + Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco), tiền thân của Viettel (1989) + Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam (1990) + Xây dựng tháp truyền hình cao nhất Việt Nam (1997) + Hoàn thành đường trục cáp quang quân sự đầu tiên 1A với công nghệ ghép bước sóng trên 1 sợi cáp quang dài nhất thế giới (1999) 1 Document continues below Discover more fNrgoumy:ên Lí Marketing BLAW2000 Trường Đại học Ngâ… 449 documents Go to course Thiển cận Marketing 8 100% (7) TIỂU LUẬN - marketing nước rủa tay lifebuoy 17 100% (4) Portfolio Analysis for Coca Cola company 7 Nguyên Lí 75% (4) Marketing Measuring cost of living answers 2 Introduction 93% (14) to Civil… Consumer Satisfaction Towards Honda TWO… 25 Business law 100% (5) 301852781 chapter 1 mcq s marketing… 12 Media 86% (44) Viettel 2.0 – Công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (2M00a0n–a2g0e0m9)e … + Phá thế độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178 (2000) + Kinh doanh dịch vụ di động Việt Nam với đầu số 098 (2004) + Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất, phổ cập dịch vụ di động tại Việt Nam (2008) + Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia (2009) + Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam (2009) Viettel 3.0 – Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (2010 – 2019) + Đặt nền tảng cho hoạt động nghiên cứu sản xuất trang thiết bị khí tài quân sự (2010) + Lọt top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới (2016) + Xây dựng hạ tầng 4G lớn nhất Việt Nam và trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G tại Việt Nam (2017) + Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi (2018) + Đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội” (2018) Viettel 4.0 – Tập đoàn công nghiệp – công nghệ toàn cầu (2019 – nay) + Tuyên bố sứ mệnh “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số” (2019) + Đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có năng lực sản xuất thiết bị mạng 5G (2019) + Thương hiệu số 1 viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á (2020) + Top 227 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới (2022) 2.2 Văn hoá doanh nghiệp Trước đây, văn hóa doanh nghiệp được gói gọn trong ba giá trị:  Quan tâm (Caring)  Sáng tạo (Innovative)  Khát khao (Passionate) Trong đó, khát khao sẽ làm nên nguồn năng lượng và sức trẻ cho thương hiệu Cả ba giá trị này được tập đoàn kết tinh trong một triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt 2 Những giá trị cũ không hề mất đi mà nó trở thành nền tảng để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới Tất cả thể hiện ở tám giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel sau đây:  Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý Chúng ta nhận thức: Lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là vĩnh viễn xanh tươi Lý luận để tổng kết thực tiễn và rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai Cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt định hướng doanh nghiệp Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán nó đúng hay sai Doanh nghiệp hành động theo phương châm hành động “Dò đá qua sông” họ liên tục điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn để dễ dàng tiếp cận với thị trường người tiêu dùng bởi lẽ doanh nghiệp đánh giá con người qua các hoạt động thực tiễn  Trưởng thành qua những thách thức và thất bại Sự thành công của Viettel ở thời điểm hiện tại không chỉ do lối lãnh đạo xuất chúng của người đứng đầu, hay do Viettel có một bệ đỡ vững chắc – Quân đội Nhân dân Việt Nam Một doanh nghiệp phát triển khi từng nhân viên được mài giũa và thấm nhuần giá trị tư tưởng lãnh đạo của doanh nghiệp Chính vì thế, Viettel luôn nhận thức rằng trở ngại là chất xúc tác mà qua đó, con người bộc lộ tiềm năng của mình “Vứt nó vào chỗ chết thì sẽ sống”, Viettel trân trọng từng khó khăn, thất bại mà họ gặp phải và trải qua, họ không ngừng đương đầu với chúng để sửa chữa sai lầm Họ không sợ mắc sai lầm mà chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa Sai lầm là nền tảng tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo Bên cạnh đó nhân viên Viettel cũng được áp dụng tư tưởng dám phê bình thẳng thắn ngay từ khi sự việc còn nhỏ và tích cực xây dựng kế hoạch ngay từ đầu với sự cầu thị, cấp tiến  Sáng tạo là sức sống Phương châm của Viettel là “suy nghĩ không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất” Văn hoá bất kì doanh nghiệp nào cũng đề cao tinh thần sáng tạo Chính vì thế, tại Viettel, hầu hết các nhân sự đều thể hiện các tính riêng biệt của mình, người Viettel hiện thực hoá lý tưởng của mình đồng thời thông qua việc đáp ứng nhu cầu lợi ích của khách hàng Cũng vì thế, câu nói “ Theo cách của bạn” được công chúng hưởng ứng bởi ý nghĩa đặc biệt mà nó mang lại, Viettel có thể hiểu khách hàng dù họ “Không cần nói” Tuy nhiên, sự sáng tạo không chỉ đến từ một phía của nhân viên mà nó còn xuất phát từ những nhà quản lý, bản thân họ cần phải xây dựng môi trường lành mạnh, năng động để truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên tăng khả năng sáng tạo Đó cũng chính là lý do mà Viettel luôn gây ấn tượng với công chúng với các chính sách nhân sự độc đáo như “ngày hội ý tưởng” đã được tổ chức rất đều đặn, thời gian tập thể 3 dục giữa giờ tại công ty và cả chính sách đãi ngộ tốt dành cho người nhà của nhân viên Chính những yếu tố này càng khiến nhân viên ngày càng gắn bó với Viettel và bằng lòng cống hiến nhiều hơn  Thích ứng nhanh là sức cạnh tranh lành mạnh Cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ Nếu nhân viên có lối quan điểm trì trệ, cổ hữu với quan điểm cũ mà không chịu đón nhận những giá trị mới thì sẽ không bao giờ thích ứng, bắt kịp với thời thế hiện nay Vì thế, nhân viên Viettel luôn tư duy không ngừng để điều chỉnh lại sách lược, bộ máy quản lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng  Tư duy hệ thống Để quản lý một doanh nghiệp đồ sộ như Viettel không phải điều đơn giản Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp Viettel cần tuân theo tư duy hệ thống nhất quán để đơn giản hóa quá trình truyền đạt này đến các nhân viên Một tổ chức phải có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và mạch lạc, lấy lý luận dẫn dắt hệ thống làm nền tảng vững chắc  Kết hợp Đông Tây Người phương Tây không ngại thay đổi và luôn ứng dụng những chất liệu mới mẻ để thích ứng với thời cuộc Còn người phương Đông lại tìm về giá trị truyền thống, một sự chắc chắn trong logic với quan điểm chậm mà chắc Viettel nhận thức sự khác biệt trong hai nền văn hóa này và với tư duy khác nhau, họ hoàn toàn có thể kết hợp tiềm năng đó thành một chủ thể từ đó có thể đảm bảo hướng đi bền vững cho doanh nghiệp Kết hợp Đông Tây không phải là sự pha tạp tiêu cực, mà là cách người thực hiện nhìn thấy rõ nét hai mặt của một vấn đề và xử lý chúng một cách linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại hơn Đó là sự hòa nhập, góp phần làm đa dạng văn hóa doanh nghiệp, chứ không phải là sự hòa tan, làm mất đi cái cốt lõi của truyền thống văn hoá Viettel  Truyền thống và cách làm của người lính Chúng ta không thể phủ nhận điều làm nên sự thành công “thần tốc” của tập đoàn viễn thông Viettel là sự lãnh đạo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và văn hóa “người lính” Xông pha, không ngại gian khó và luôn kiên định với lý tưởng của mình, những giá trị cốt lõi của một người lính cụ Hồ một lần nữa được lấy làm cốt lõi trong kinh doanh tạo nên sự khác biệt của Viettel so với những nhân tố khác  Ngôi nhà chung mang tên Viettel Viettel luôn cần có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lấy việc làm nhóm để phát triển cá nhân Theo năm tháng, những viên gạch mà nhân viên xây dựng 4

Ngày đăng: 14/03/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w