1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại trung tâm y tế huyện tứ kỳ hải dương

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT132.1Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh và Trung tâm13Y tế huyện Tứ Kỳ2.2Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người15bệnh ngoại trú khoa Khám bệnh,

MỤC LỤC TT Nội dung Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1 Cơ sở lý luận 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại tăng huyết áp 3 1.1.2 Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp 4 [9],[16],[5] 1.1.3 Triệu chứng, biến chứng tăng huyết áp 5,6 1.1.4 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp 6 1.1.5 Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp 8 1.1.6 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp 8 1.2 Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1 Tình hình bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị trên 10 thế giới 1.2.2 Tình hình bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị ở Việt 11 Nam Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13 2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh và Trung tâm 13 Y tế huyện Tứ Kỳ 2.2 Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người 15 bệnh ngoại trú khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ tháng 7 và tháng 8 năm2023 2.2.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát 15 2.2.2 Kết quả khảo sát 18 Chương 3 BÀN LUẬN 25 3.1 Những việc làm được và chưa làm được trong quản 25 lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp ngoại trú 3.1.1 Những việc đã làm được 25 3.1.2 Những việc chưa làm được 26 3.1.3 Nguyên nhân của những chưa làm được 27 3.2 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người 31 bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú hiện nay của đơn vị 3.2.1 Thuận lợi 31 3.2.2 Khó khăn 31 3.3 Giải pháp để giải quyết/khắc phục vấn đề 31 7 3.3.1 Về phía bệnh viện 32 3.3.2 Đối với người bệnh THA 33 3.3.3 Đối với chính quyền, cộng đồng 33 KẾT LUẬN 35 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 36 1 Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế 36 2 Đối với người bệnh THA 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 1 Phụ lục 1: 40 2 Phụ lục 2: 47 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới, tỉ lệ tử vong cao với nhiều biến chứng nguy hiểm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suy tim [14] Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp [26] Tại Việt Nam theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% THA kiểm soát được [20] Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và tuân thủ chế độ điều trị Nếu không tuân thủ chế độ điều trị người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Người bệnh bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần, mắc suy tim gấp 6 lần và đột quỵ gấp 7 lần [11] Theo Niên giám Thống kê y tế năm 2018, tăng huyết áp là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam [25] Vì thế tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp của người bệnh là vô cùng quan trọng Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị Trên thế giới theo nghiên cứu của Morisky năm 2008 chỉ có 15,9% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc tốt [24] Kết quả nghiên cứu của Saleem tại Pakistan năm 2011, có 61,3% người bệnh có hiểu biết trung bình về tang huyết áp và không có người bệnh nào được coi là tuân thủ tốt trong nghiên cứu [29] Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 chỉ có 21,5% người bệnh đạt về tuân thủ điều trị [3] Tỉ lệ tuân thủ dung thuốc đạt trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là 49,5% [7] Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam chủ yếu tập trung 2 nghiên cứu về tuân thủ dung thuốc Nhưng trong điều trị ngoại trú người bệnh quan tâm thay đổi lối sống để kiểm soát được huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ là Trung tâm Y tế hạng II tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế Hải Dương, việc quản lý và chăm sóc người bệnh mắc các bệnh không lây nhiễm ngoại trú trong đó có bệnh THA được bệnh viện luôn chú trọng Qua khảo sát phỏng vấn sơ bộ một số người bệnh tăng huyết áp đến điều trị tại đây, có gần 1/4 người bệnh uống thuốc hạ huyết áp không thường xuyên Tình trạng không thay đổi chế độ ăn so với trước khi bị bệnh và tự ý mua thuốc hạ huyết áp khi hết thuốc kê đơn vẫn còn diễn ra Tại bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề tuân thủ điều trị tăng huyết áp Với mong muốn tìm hiểu thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú, và có thêm các bằng chứng tin cậy cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tang cường tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp, nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh, do đó tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ, Hải Dương”, với mục tiêu: 1 Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ, Hải Dương 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm và phân loại tăng huyết áp 1.1.1.1 Khái niệm tăng huyết áp Theo WHO, một người được cho là bị THA khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90mmHg Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [31] Khái niệm này được Bộ Y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [1] 1.1.1.2 Phân loại tăng huyết áp Có 2 cách phân loại THA thường được sử dụng, gồm: (1) phân loại dựa trên nguyên nhân tìm được và (2) phân loại dựa trên mức chỉ số huyết áp Phân loại theo nguyên nhân tìm được: thường được sử dụng trong lâm sàng gồm 2 nhóm: THA nguyên phát (hay THA vô căn) và THA thứ phát - Nhóm THA nguyên phát: được phân độ theo mức chỉ số huyết áp, chia thành 3 nhóm: độ 1, 2 và 3, tương ứng với mức 140-159mmHg/90-99mmHg; 160- 179mmHg/100-109mmHg; ≥ 180mmHg/ ≥ 110mmHg Bên cạnh đó, tồn tại nhóm THA tâm thu đơn độc dùng để chỉ nhóm có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên trong khi huyết áp tâm trương

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w