1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2023

49 8 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chất Lượng Cuộc Sống Của Người Bệnh Sau Phẫu Thuật Sỏi Mật Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định Năm 2023
Trường học Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 758,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (8)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (8)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (15)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (20)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa/ phòng và bệnh viện (20)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023 (21)
    • 2.3. Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023 (24)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (31)
    • 3.1. Đặc điểm thông tin chung của người bệnh phẫu thuật sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định (31)
    • 3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đã trở thành mối quan tâm lớn trong những năm gần đây (32)
    • 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh (36)

Nội dung

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023...172.3.. Bệnhkhông chỉ gây ra các triệu chứng nguy hiểm mà còn là những

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Túi mật là một túi lưu trữ mật trước khi chảy vào tá tràng Túi mật hình quả lê nằm ép sát vào mặt dưới gan trong một hố, hố túi mật Trong trạng thái sinh lý bình thường, túi mật dài từ 6-8cm và rộng nhất là 4cm, thành dày 0,3cm, dung tích khoảng 20-60ml, được chia làm 3 phần: đáy, thân và cổ [13].

Hình 1.1 Cấu tạo hệ thống túi mật

Chức năng sinh lý của túi mật

Dự trữ và cô đặc dịch mật

Túi mật có khả năng cô đặc gấp 5 đến 20 lần dịch mật trong ống mật chủ và làm giảm thể tích mật gan 90% [35].

Những tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ túi mật bài tiết khoảng 20ml dịch nhầy trong

24 giờ, dịch nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc túi mật và làm dịch mật qua cổ túi mật dễ dàng.

Ngay từ đầu bữa ăn, túi mật có khả năng co bóp để tống mật vào ống mật chủ, rồi xuống tá tràng Khi thức ăn không qua môn vị nữa túi mật lại giãn ra để chứa dịch mật từ gan xuống Sự vận động này thường nhịp nhàng với sự co giãn của trương lực cơ Oddi.

Sự hình thành sỏi mật

Hình 1.2 Hình ảnh sỏi mật trong túi mật, ống túi mật và ống mật chủ

Thành phần chứa trong túi mật bao gồm: muối mật (chiếm khoảng 50%), cholesterol, bilirubin, lecithin Sự tiêu hóa thức ăn và phóng thích cholecystokinin tạo nên kích thích chủ yếu để làm túi mật co bóp đổ mật từ túi mật vào tá tràng Muối mật giúp tiêu hóa thức ăn béo nhờ hai tác dụng: nhũ tương hóa chất béo giúp chất béo có thể hòa tan trong nước và tạo thành phức hợp micelle với chất béo nhờ đó các chất béo có thể hấp thu qua niêm mạc ruột Thiếu muối mật, có thể đến 40% chất béo ăn vào bị thải ra phân.Cholesterol không hòa tan trong nước Trong túi mật, cholesterol hợp với muối mật và lecithin thành những micelle hòa tan trong nước Khi nồng độ cholesterol bài tiết trong dịch mật tăng lên (hay niêm mạc túi mật tăng hấp thu nước) hoặc Lecithin và muối mật giảm xuống (do tăng hấp thu, do viêm biểu mô túi mật) thì các tinh thể Cholesterol sẽ hình thành và tạo nên sỏi Cholesterol về sau [7]

Sỏi mật được hình thành do một số nguyên nhân sau:

Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm trùng gây viêm thành túi mật và ống túi mật, niêm mạc túi mật khi viêm hấp thu các axit mật, làm giảm sự hòa tan của Cholesterol, các tế bào viêm phù nề, hoại tử lan tỏa vào dịch mật cùng với các chất vô cơ lắng đọng tạo khả năng kết tủa và hình thành sỏi. Ứ đọng mật: khi ống túi mật bị chít hẹp, sẽ gây hiện tượng tăng sự hấp thu nước và muối mật ở thành túi mật, gây nên hiện tượng cô đọng Cholesterol và sắc tố mật trong dịch mật từ đó hình thành sỏi và viêm nhiễm.

Khi Cholesterol máu tăng cao do các nguyên nhân như: béo phì, đái tháo đường, dùng thuốc tránh thai, có thai, thiểu năng giáp trạng…Lượng Cholesterol trong dịch mật sẽ tăng cao, Cholesterol dư thừa có xu hướng tạo nên các tinh thể Cholesterol, từ các tinh thể này tích tụ tiếp và lớn dần lên tạo thành sỏi Cholesterol.

Hình 1.3 Hình ảnh sỏi mật trong túi mật

1.1.2 Các yếu tố thuận lợi hình thành sỏi mật

Tuổi: càng cao tỷ lệ sỏi mật càng cao

Giới: nữ giới có nguy cơ bị sỏi mật cao và tỷ lệ mắc tăng theo tuổi.

Béo phì: làm tăng tỷ lệ sỏi mật, đặc biệt là sỏi cholesterol

Các hormon khác: các hormon trong các bệnh đái tháo đường và cường giáp, cũng như trypsin và phospholipase A của tụy trào ngược lên đường mật cũng có vai trò trong tạo sỏi mật.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: nuôi dưỡng toàn phần đường tĩnh mạch, chế độ ăn giảm cân, thành phần bữa ăn, bệnh Crohn, cắt đại tràng…

1.1.3 Diễn biến lâm sàng của sỏi mật [3]

Cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh có sỏi mật, nó chiếm khoảng 72- 93% các trường hợp

Một cơn đau quặn mật điển hình có các tính chất sau đây

Xuất hiện đột ngột, xuất hiện vài giờ sau bữa ăn, đặc biệt bữa ăn có nhiều mỡ.

Khởi phát ở vùng thượng vị hay dưới sườn phải, lan ra vùng xương bả vai bên phải,đau liên tục.

Cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm với cơn đau Phản xạ nôn này có hai đặc điểm: không làm dịu cơn đau, thường không đi kèm với cảm giác buồn nôn [36].

80% các cơn đau sẽ tự thuyên giảm 10-20% người bệnh (NB) có cơn đau dữ dội và phải nhập viện.

Siêu âm là phương tiện chẩn đoán được chỉ định trước tiên khi nghi ngờ

NB có cơn đau quặn mật.

Triệu chứng viêm túi mật cấp:

90% viêm túi mật cấp là do sỏi mật Ở người bệnh có cơn đau quặn mật liên tục, kéo dài quá 6 giờ

Sốt nhẹ khoảng 38 0 C, nếu sốt cao phải nghĩ đến biến chứng của viêm túi mật cấp do sỏi.Tỷ lệ sốt cao > 38 0 C chiếm khoảng 30%

Mạch nhanh thường trên 80 lần/phút, có khi mạch nhanh nhỏ khó bắt. Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

Buồn nôn và nôn : là các triệu chứng thường gặp Buồn nôn dao động từ 31-80%, trong khi nôn mửa gặp với tần suất dao động từ 60- 83% [41]

Rối loạn tiêu hóa, đi cầu phân lỏng.

Bụng ấn đau, gồng cơ ẳ trờn bụng phải.

Dấu hiệu Murphy: Dấu hiệu này dao động từ 48- 65% giữa các nghiên cứu Túi mật căng to: 30-40% sờ được khối túi mật căng to

Vàng da: là dấu hiệu không điển hình Khoảng 15% các trường hợp viêm túi mật cấp có biểu hiện vàng da Da NB thường vàng nhẹ(Bilirubin máu < 4mg%)

Cảm ứng phúc mạc khi có biến chứng thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật.

Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (10.000- 13.000)

Siêu âm bụng:túi mật căng to, thành dày trên 4mm trở lên (bình thường 2mm), có dịch quanh túi mật Nếu túi mật bị viêm mủ: dịch túi mật bị hoại tử, thành túi mật dày, nhưng phản âm không đều,có hơi trên thành túi mật Trong trường hợp túi mật bị thủng, siêu âm cho thấy có tụ dịch dưới gan, dưới hoành hay có dịch tự do trong xoang [21]

Bảng 1.1.Bảng so sánh triệu chứng của cơn đau quặn mật và viêm túi mật cấp

Triệu chứng Cơn đau quặn mật Viêm túi mật cấp Đau Quặn từng cơn Liên tục

Khởi đau Sau ăn Không bắt buộc

Kéo dài ≤ 4 giờ tự khỏi Đến khi nào điều trị

* Chẩn đoán viêm túi mật cấp do sỏi:

- Chẩn đoán xác định: dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán của Tokyo

+ Các dấu hiệu viêm nhiễm toàn thân: sốt, tăng bạch cầu.

+ Các dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ: đau bụng hạ sườn phải, vùng hạ sườn phải sờ có khối, ấn đau hoặc có phản ứng, dấu hiệu Murphy (+) khi túi mật không lớn

+ Dấu hiệu hình ảnh của viêm túi mật cấp do sỏi Chẩn đoán xác định viêm túi mật cấp khi:

+ Có 1 dấu hiệu viêm nhiễm toàn thân và 1 dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ + Hoặc chẩn đoán hình ảnh xác định viêm túi mật cấp do sỏi.

- Cập nhật năm 2013: chẩn đoán xác định khi có đầy đủ cả 3 dấu hiệu

- Viêm túi mật mạn: túi mật co nhỏ, xơ hóa, lắng đọng canxi và có sự thâm nhập các bạch cầu đơn thuần.

- Viêm túi mật cấp: 90% viêm túi mật cấp là do sỏi Tỷ lệ túi mật viêm cấp bị hoại tử/thủng là 10-15%, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 15% Nguy cơ viêm mủ, viêm hoại tử và thủng túi mật sẽ tăng cao ở các đối tượng sau: người bệnh đái tháo đường, nam giới và viêm túi mật không do sỏi.

- Viêm tụy cấp do sỏi mật: thường là do sỏi nhỏ, sỏi mật gây viêm tụy cấp thường là sỏi nhỏ.

- Ứ nước túi mật cấp là tình trạng túi mật căng tức (chiều ngang túi mật trên 4cm), thành túi mật vẫn mỏng và sỏi nằm ở phễu hoặc túi mật [1]

Ung thư túi mật: khoảng 80% ung thư túi mật xuất hiện trên túi mật có sỏi hoặc túi mật sứ.

Tắc ruột do sỏi mật qua lỗ rò rơi xuống ruột non.

Chỉ định: Đau quặn mật.

Viêm tụy mật: Thời điểm chỉ định sỏi mật nội sỏi điều trị viêm túi mật cấp nênthực hiện < 72 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên Phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán vì điều trị sớm làm giảm tổng số thời gian nằm viện và không làm tăng biến chứng Trì hoãn sỏi mật nội sỏi (CTMNS) cho viêm túi mật cấp dẫn đến tăng các biến chứng sau phẫu thuật và thời gian nằm viện lâu hơn

Rối loạn vận động mật Ung thư túi mật.

Người bệnh loạn điện giải nặng hoặc bệnh tim phổi, NB chống chỉ định gây mê. Ở những người bệnh bị xơ gan và các rối loạn chảy máu, có thể khó kiểm soát chảy máuphẫu thuật mở.

Người bệnh tăng áp lực cửa thường có tái tuần hoàn tĩnh mạch và việcđặt cổng ởnhững người bệnh này có thể gây ra xuất huyết đáng kể. Điều trị ngoại khoa:

Túi mật không phải là một tạng thiết yếu và cắt bỏ túi mật là một trong những phẫu thuật thông thường nhất trong điều trị Thuận lợi đầu tiên so với điều trị không phẫu thuật là loại bỏ được sỏi mật và đề phòng được ung thư túi mật Từ khi Langenbuch lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật mật bằng phẫu thuật mở tại Berlin vào năm 1882 đến nay đã hơn 100 năm, kỹ thuật đã thực sự hoàn thiện Tai biến do phẫu thuật mở phẫu thuật sỏi mật thấp, dưới 5% Cho đến nay phẫu thuật mật là biện pháp triệt để và hoàn hảo nhất điều trị sỏi mật khi điều kiện cho phép vì nó vừa giải quyết được triệu chứng vừa loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời phẫu thuật sỏi mật sớm trong viêm túi mật cấp sẽ giảm được nguy cơ biến chứng cũng như tái phát bệnh, giảm ngày nằm viện và giảm chi phí điều trị.Bao gồm các phương pháp sau:

Mở túi mật lấy sỏi, dẫn lưu túi mật: phẫu thuật này chỉ áp dụng cho những người bệnh toàn trạng nặng, già yếu, có nhiều bệnh khác phối hợp, có nguy cơ cao nếu kéo dài cuộc phẫu thuật và gây mê.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Ervin Matovic và cộng sự đã nghiên cứu chất lượng cuộc sống ởngười bệnh trước và sau khi cắt bỏ túi mật trong nhóm phẫu thuật nội sỏi so với nhóm phẫu thuật mở bằng bộ câu hỏi GIQLI Có120 người bệnh tham gia vào nghiên cứu này, 51 nam và

69 nữ, 59 người bệnhphẫu thuậtnội sỏi và 61 phẫu thuật mở Điểm CLCS của người bệnh cắt túi mật 5 tuần sau phẫu thuật tốt hơn đáng kể trong cả nhóm phẫu thuật nội sỏi và nhóm phẫu thuật mở ở tất cả các lĩnh vực (p< 0,05) Điểm CLCS trong nhóm phẫu thuật nội sỏi của người bệnh cắt túi mật sau phẫu thuật tốt hơn đáng kể so với nhóm phẫu thuật mở ở tất cả các lĩnh vực (p< 0,05) Triệu chứng cơ bản trước phẫu thuật và sau 5 tuần phẫu thuật ở nhóm phẫu thuật nội sỏi (từ 27,76 ± 8,29 lên 76,17 ± 10,24), ởnhóm phẫu thuật mở (từ 24,93 ± 5,77 lên 57,95 ± 9,33) Các triệu chứng đặc trưng khác ở nhómphẫu thuật nội sỏi (từ 42,22 ± 9,19 lên 125,7 ± 12,62), ở nhóm phẫu thuật mở (từ 34,47 ± 8,73 lên 88,60 ± 15,23) Hoạt động xã hội ởnhómphẫu thuật nội sỏi (từ 2,17 ± 1,4 lên 6,76 ± 1,23) ở nhóm phẫu thuật mở (từ 2,08 ± 1,01 lên 4,52 ± 1,65) Sức khỏe thểchất ở nhómphẫu thuật nội sỏi (từ 7,07 ± 2,62 lên 20,73 ± 2,57), ở nhóm phẫu thuật mở (từ 6,82 ± 8,73 lên 14,6 ± 3,39) Sức khỏe tinh thầnở nhómphẫu thuật nội sỏi (từ 6,30 ± 7,68 lên 22,10 ± 2,25) ở nhóm phẫu thuật mở (từ 6,57 ± 2,27 lên 15,4 ± 3,39) [32].

Mehrvarz và cộng sự [33] đã nghiên cứu về vai trò của phẫu thuật CTMNS trong việc giảm nhẹ các triệu chứng đường tiêu hóa, năm 2010 tại Tehran, Iran. Nghiên cứu đánh giá triệu chứng đau và các triệu chứng ăn không tiêu khác Trong 148người bệnh sỏi mật có 44% là nam, 56% là nữ, tuổi trung bình là 55,2 tuổi (từ

21 tuổi đến 82 tuổi) Các triệu chứng khó tiêu trước phẫu thuật là buồn nôn 74%, đầy hơi 42% và nôn 40%, 77% có cơn đau mật, 87,8% được chẩn đoán sỏi mật có triệu chứng và 12,2% viêm túi mật cấp tính Sau phẫu thuật cắt túi mật các triệu chứng liên quan đến bệnh: đau, buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng đều giảm, tỷ lệ NB hết nôn mửa và đau không điển hình là trên 70% Tuy nhiên, tỷ lệ đau được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật, tỷ lệ nôn đầy bụng và đầy hơi ít giảm sau cắt túi mật mặc dù hầu hết các người bệnh tiếp tục chế độ ăn uống ít chất béo sau phẫu thuật

Nghiên cứu của Matthew Zapf và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về CLCS của người bệnh sau khi CTMNS tại Mỹ Trong nghiên cứu tiến hành hồi cứu trên 100người bệnh trong 2 năm cho kết quả: Tuổi trung bình 47,7 ± 17,5 Với 76% là nữ, chỉ số khối cơ thể BMI là 29,5 ± 6,4 với 43% NB béo phì độ I và 22% béo phì độ II

Với điểm số cao nhất là 35, chức năng của ruột được cải thiện từ trước phẫu thuật đến 3 tuần sau phẫu thuật (từ 10,7 ± 3,8 lên 12,0 ± 32) Chức năng thể chất trở nên tồi tệ trước phẫu thuật 31,7 ± 6,2, sauphẫu thuật 3 tuần tăng33,5 ± 3,4 Mệt mỏi tăng từ trước phẫu thuật 15,8 ± 6,2, sau phẫu thuật 3 tuần được cải thiện là 14,0 ± 5,8 Có 44 người bệnh đã liên lạc với nhóm chăm sóc sức khỏe 61 lần trước khi đến hẹn 3 tuần, phổ biến nhất là các vấn đề của vết thương 26,2%, đau 24,6% và các vấn đề tiêu hóa 24,6%,CLCS bị ảnh hưởng đáng kể trước và sau phẫu thuật 24h, sau 3 tuần CLCS được cải thiện rõ rệt và được duy trì trong thời gian dài [42].

Leila Sadati và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội sỏi và phẫu thuật mở cắt túi mật.Có tổng cộng 100 người bệnh tại hai bệnh viện của Karaj, Iran.Nghiên cứu so sánh giữa một nhóm phẫu thuật nội sỏi và một nhóm mở phẫu thuật cắt bỏ túi mật mỗi nhóm có 50 NB, trước phẫu thuật và hai đến bốn tuần sau phẫu thuật.Kết quả 91%là nữ,4% là nam.Từ 20 tuổi đến 63 tuổi, độ tuổi trung bình 45,64 ± 8,63 Có 74% người bệnh mắc bệnh kèm theo trong đó có 27% người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch Có 65% có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống, 35% tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng Bốn tuần sau phẫu thuật, phân tích các nhóm cho thấy điểm số của nhóm phẫu thuật nội sỏi cao hơn nhóm phẫu thuật mở ở tất cả các lĩnh vực với p< 0,05 Điểm số CLCS của nhóm phẫu thuật nội sỏi được cải thiện đáng kể trong mọi lĩnh vực so với trước phẫu thuật với p< 0,001, đặc biệt là trong các lĩnh vực của tình trạng cảm xúc (từ 66,67lên 100)và tình trạng thể chất (từ 75,00 lên 100), sức khỏe tinh thần (từ 67,52 ± 14,83 lên 71,04 ± 11,53), chức năng xã hội (từ 67,5 ± 24,87 lên 81,38 ±14,68), triệu chứng đau của cơ thể (từ 52,75 ± 26,02 lên 87,50 ± 14,02) Trong khi nhóm phẫu thuật mở chỉ các lĩnh vực của hoạt động thể chất (từ 64,50 ±25,32 lên 68,10 ±23,25), đau cơ thể (từ 46,70 ± 23,51 lên 71,90 ± 17,52), sức khỏe nói chung (58,42 ± 20,21 lên 63,75 ±15,41) và hoạt động xã hội (từ 56,5 ±23,45 lên 73,25 ± 13,6)cao hơn trước phẫu thuật và tất cả các lĩnh vực khác vẫn tương tự như mức trước phẫu thuật [38].

Zbigniew Lorenc và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và lo lắng của người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật tại Ba Lan Nghiên cứu 105 người bệnh (77 nữ, 28 nam) tuổi trung bình là 60 tuổi (từ 27 tuổi đến 72 tuổi).Người bệnh phẫu thuật nội sỏi chiếm 79,8%, phẫu thuật mở 20,2%.Trong nhóm điều trị bằng phẫu thuật nội sỏi có chất lượng cuộc sống tốt hơn và mức độ lo lắng thấp hơn sau phẫu thuật Trước phẫu thuật và một tháng sau khi làm phẫu thuật, các giá trị về thể chất và tinh thần thấp hơn đáng kể trong nhóm phẫu thuật nội sỏi so với người bệnh điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mở trong mộtnhóm phẫu thuật nội sỏi.Ở ba lĩnh vực thể chất, tinh thần và xã hội cho kết quả các lĩnh vực thể chất và tinh thần trong nhóm phẫu thuật nội sỏi cắt túi mật có cải thiện đáng kể về CLCS sau 6 tháng so với tình trạng trước và 1 tháng sau phẫu thuật. Trong đó sau 1 tháng nhóm phẫu thuật nội sỏi có CLCS tốt hơn và mức độ lo lắng thấp hơn nhóm phẫu thuật mở Tuy nhiên,6 tháng sau phẫu thuật, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm người bệnh [31].

Theo Hồ Thị Diễm Thu (2014), nghiên cứu CLCS của người bệnh sau phẫu thuật nội sỏi cắt túi mật do sỏi, trong 2 năm tại hai bệnh viện Nguyễn Trãi và bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá CLCS sau phẫu thuật bằng các bộ câu hỏi SF- 36 và GIQLI Kết quả 25,4% là nam và 74,6% là nữ, tuổi của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) từ 19-70 tuổi, tuổi trung bình của người bệnh là 49,95±11,7 tuổi Nhóm có nghề nghiệp cao hơn nhóm không nghề nghiệp Chẩn đoán trước phẫu thuật 74,1% là sỏi mật, 23,1% viêm túi mật cấp do sỏi, 2,8% viêm túi mật mạn do sỏi Nhóm ĐTNC không có triệu chứng chiếm 25,9% và có triệu chứng chiếm 74,1% Trên nhóm không có triệu chứng trước phẫu thuật sỏi mật không ảnh hưởng đến CLCS của họ, sau

1 tháng phẫu thuật có 5,3% số người bệnh không có triệu chứng bị ảnh hưởng nhẹ đến CLCS Trên nhóm có triệu chứng trước phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có CLCS giảm dần 45,2% có 34 điểm, 10,8% có 33 điểm, 17,3% có 32 điểm, 0,8% có 31 điểm, sau phẫu thuật 1 tháng tỷ lệ người bệnh có CLCS trở về bình thường là 57,5% và 16,6% số người bệnh có triệu chứng có CLCS giảm nhẹ Sau phẫu thuật ba tháng 70,6% NB trong nhóm có triệu chứng CLCS trở về bình thường Trong 1 tháng sau phẫu thuậtcó 21,9% có các rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, tiêu chảy) Đây là đề tài nghiên cứu của bác sỹ cho nên tác giả đi vào nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật Tác giả có sử dụng bộ câu hỏi GIQLI để đánh giá CLCS tuy nhiên tác giả không sử dụng hết bộ câu hỏi để đánh giá toàn diện mà chỉ hỏi 7 câu triệu chứng lâm sàng trong số 36 câu của bộ câu hỏi Đối tượng nghiên cứu chỉ những người bệnh CTMNS Trong nghiên cứu cũng không tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến CLCS [20].

Theo Phí Thanh Thảo và Bùi Mỹ Hạnh (2015) nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thật nội sỏi cắt túi mật do sỏi tại khoa ngoại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với bộ câu hỏi GIQLI Kết quả 67% người bệnhlà nữ và 32,86% là nam Tuổi ĐTNC từ 26 đến 85 tuổi Điểm CLCS sau phẫu thuật đều tăng lên so với trước phẫu thuật ở tất cả các mặt về sức khỏe thể chất (từ 28,93 ± 6,28 lên 35,23 ± 4,98), sức khỏe tinh thần (từ 26,87 ± 3,19 lên 31,65 ± 2,30) và hoạt động xã hội (từ 8,33 ± 1,51 lên 11,70 ± 2,18) Điểm CLCS chung của nhóm có triệu chứng trước phẫu thuật là 136,84 ± 13,37 và sau phẫu thuật là 154,53 ± 9,25 Điểm CLCS chung của nhóm không triệu chứng trước phẫu thuật là 160 ± 5,14 sau phẫu thuật là 166 ± 3,03 Yếu tố liên quan là tuổi Tác giả mới chỉ nghiên cứu trên những người bệnh CTMNS không nghiên cứu người bệnh phẫu thuật mở Có tìm hiểu một số yếu tố liên quan nhưng chỉ tìm thấy tuổi có liên quan, chưa tìm hiểu các yếu tố mà người điều dưỡng có thể can thiệp tác động vào nhằn nâng cao CLCS của NB [18]

Theo Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015) nghiên cứu đánh giá đau sau phẫu thuật CTMNS tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức Kết quả 58% người bệnh CTMNS là nữ, nam là 42,0% Tuổi ĐTNC từ 24-85 tuổi, tuổi trung bình là 54,58± 16,43 Nghề nghiệp nông dân chiếm 38%, cán bộ 22%, hưu trí 24%, khác 16% Tất cả các NB đều trải qua cơn đau trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, mặc dù mức độ đau không nghiêm trọng (điểm trung bình 13,3, phạm vi điểm đau từ 0-40). Các hoạt động thể chất và giấc ngủ bị ảnh hưởng nhưng đau không ảnh hưởng đến các hoạt động cảm xúc của NB Trước phẫu thuật NB có mức độ đau và mức độ lo sợ về phẫu thuật càng nhiều mức độ đau sau phẫu thuật càng tăng Nữ giới thường trải qua đau sau phẫu thuật nhiều hơn nam giới [8].

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Giới thiệu sơ lược về khoa/ phòng và bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện đa khoa hạng I có quy mô 600 giường với 7 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng với tổng số gồm 600 bác sĩ và điều dưỡng viên Năm 2020, bệnh viện đã nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:

Khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chínhsách Nhà nước quy định Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.

Phòng bệnh: Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.

Hợp tác quốc tế: Theo đúng các quy định của Nhà nước.

Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.

Khoa ngoại tổng hợp gồm 1 Tiến sỹ( trưởng khoa), 9 bác sỹ(5 thạc sỹ, 3bác sỹ chuyên khoa 1và 1 bác sỹ đa khoa), 1 điều dưỡng trưởng, 21 điều dưỡng Với sự hùng hậu về nhân lực, mạnh mẽ về chuyên môn luôn phát triển khai thác các kỹ thuật y học tuyến trung ương và y học thế giới, hiện tại khoa đã và đang triển khai các phẫu thuật mổ thoát vị bẹn, mổ nội soi ống mật chủ cùng các các thuật phức tạp tại bệnh lý đường mật.

Nhầm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại khoa,tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề này.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh được phẫu thuật sỏi mật tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Người bệnh chẩn đoán xác định là sỏi mật.

Người bệnh được phẫu thuật sỏi mật

Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Người bệnh không có khả năng trả lời được các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn.

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 7 đến tháng 9 năm

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2023 lựa chọn được 54 NB đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

2.2.5.Phương pháp thu thập số liệu

*Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra (Phụ lục 1)

* Kỹ thuật thu thập số liệu: Thu thập số liệu được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB.

Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót 2.2.6 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Nghiên cứu của dụng bộ công cụ của tác giá Nguyễn Thị Thùy Dương về CLSC của người bệnh phẫu thuật sỏi mật [9] Tác giả đã xây dựng dựa bộ công cụ lượng giá có sẵn GIQLI phát triển từ bộ Short form-36, đo lường chất lượng cuộc sống người bệnh về tiêu hóa [40] Bảng câu hỏi chung SF-36 có ưu điểm là một công cụ nổi tiếng và sử dụng rộng rãi cho phép so sánh giữa các nghiên cứu Nhược điểm chính của nó là khả năng phân biệt của nó thấp và thiếu đặc trưng để nắm bắt được những thay đổi quan trọng của một vấn đề lâm sàng cụ thể Bộ GIQLI đã được bổ sung vì nó cụ thể hơn SF-36 và tập trung vào các triệu chứng tiêu hóa ở cả hai phần đường tiêu hóa trên và dưới Nó bao gồm các lĩnh vực sức khỏe nói chung ở người bệnh đường tiêu hóa.Bộ câu hỏi GIQLI đã được phát triển tại Đức và được dịch sang tiếng Anh [27] Mục đích của nghiên cứu là xác nhận bảng câu hỏi GIQLI như một công cụ để đánh giá tác động của triệu chứng sỏi mật liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Đã được xác nhận, chứng minh và phát triển ở nhiều nước và có độ tin cậy cao (90%).Bộ câu hỏi gồm 5 vấn đế về CLCS: Các triệu chứng cơ bản: Từ câu 1 đến câu 10.

Sức khỏe tinh thần: Từ câu 11 đến câu 16.

Sức khỏe thể chất: Từ câu17đến câu 22.

Hoạt động xã hội: Từ câu 23đến câu 26.

Các triệu chứng đặc trưng khác:Từ câu 27 đến câu 36.

Mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời ngắn được mã hóa từ 1 đến 5 biểu hiện sự thay đổi lẫn nhau.Mỗi câu trả lời đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100 để so sánh và đánh giá CLCS.

Bước 1: Chuyển điểm theo bảng chuyển điểm Các câu trả lời được cho điểm sao cho diễn tả được điểm số cao thì xác định là tình trạng sức khỏe tốt.

Bước 2: Sau đó tính điểm trung bình 5 lĩnh vực.

Bước 3 : Tất cả các câu hỏi được cho điểm từ 0 đến 100, với 100 coi như biểu thị mức cao nhất Tập hợp tất cả các điểm số có được (sử dụng bảng ở bước 1) Điểm CLCS của mỗi vấn đề được tính bằng trung bình cộng của điểm CLCS của tất cả các câu hỏi trong vấn đề đó.

Bước 4 : Đánh giá CLCS của NB sau phẫu thuật so với trướcphẫu thuật:

Tổng số điểm CLCS bằng điểm trung bình cộng của 5 lĩnh vực CLCS.

Bảng 2.1 Cho điểm các câu trả lời

Số mã hóa Giá trị điểm tương ứng

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật sỏi mật: Theo nghiên cứu của Palsson S.H và cộng sự (2011) [37], phân bố mức độ CLCS theo 4 mức độ 0- 100 điểm như sau:

+Từ 25 50 điểm: CLCS trung bình kém.

+Từ 51  80 điểm: CLCS trung bình khá.

+Từ 81 100 điểm: CLCS khá tốt.

2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích số liệu định lượng: Số liệu được làm sạch sau đó được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 với các kiểm định thống kê y học.

Thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số, phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn của các biến số.

Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023

2.3.1.Thông tin chung đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 2.1 Đặc điểm tuổi của ĐTNC (nT)

Nghiên cứu về tuổi cho thấy độ tuổi >60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5% và chỉ có 18,3% NB 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3% và chỉ có 18,3% NB

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyễn Trong Nghĩa (2015), "Kết quả cắt túi mật nội soi do sỏi trên bệnh nhân cao tuổi" , Đề tài khoa học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả cắt túi mật nội soi do sỏi trên bệnhnhân cao tuổi
Tác giả: Nguyễn Trong Nghĩa
Năm: 2015
16. Hà Văn Quyết (2012), "Bài giảng phẫu thuật nội soi" , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 90- 111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phẫu thuật nội soi
Tác giả: Hà Văn Quyết
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2012
17. Phí Thanh Thảo và Bùi Mỹ Hạnh (2015), Đánh giá chất lượng cuộc sốngbệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Hội nghi khoa học điều dưỡng lần thứ VII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phí Thanh Thảo và Bùi Mỹ Hạnh (2015), "Đánh giá chất lượng cuộcsốngbệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa ngoạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Phí Thanh Thảo và Bùi Mỹ Hạnh
Năm: 2015
18. Phí Thanh Thảo, và Bùi Mỹ Hạnh (2015), "Đánh giá chất lượng cuộc sốngbệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Hội nghi khoa học điều dưỡng lần thứ VII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng cuộcsốngbệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa ngoạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Phí Thanh Thảo, và Bùi Mỹ Hạnh
Năm: 2015
19. Hồ Thị Diễm Thu (2014), "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi" , Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh.15(4), tr. 181-184 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của ngườibệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi
Tác giả: Hồ Thị Diễm Thu
Năm: 2014
20. Hồ Thị Diễm Thu (2014), "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi" , Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh.15(4), tr. 181-184 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của ngườibệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi
Tác giả: Hồ Thị Diễm Thu
Năm: 2014
21. Trương Đức Tuấn (2012), "Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viên đại học Y Hà Nội" , Tạp chí Ngoại khoa. 62(4), tr. 21-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viên đại học Y Hà Nội
Tác giả: Trương Đức Tuấn
Năm: 2012
22. Phan Khanh Việt (2016), Nghiên cứu phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khanh Việt (2016), "Nghiên cứu phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi
Tác giả: Phan Khanh Việt
Năm: 2016
23. C. C. Gotay và M. Wilson (1998), "Use of quality-of-life outcome assessments in current cancer clinical trials" , Eval Health Prof. 21(2), tr. 157-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Use of quality-of-life outcome assessmentsin current cancer clinical trials
Tác giả: C. C. Gotay và M. Wilson
Năm: 1998
24. Abd E.M.E và et al (2013), "Quality-of-life measures after single-access versus conventional laparoscopic cholecystectomy: a prospective randomized study" , Surg Endosc. 27(6), tr. 1896-1906 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality-of-life measures after single-accessversus conventional laparoscopic cholecystectomy: a prospectiverandomized study
Tác giả: Abd E.M.E và et al
Năm: 2013
25. Fabio Cesare Campanile và các cộng sự. (2014), "Acute cholecystitis: WSES position statement" , World Journal of Emergency Surgery. 9(1), tr. 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acute cholecystitis: WSES position statement
Tác giả: Fabio Cesare Campanile và các cộng sự
Năm: 2014
26. Chris N Daniak và các cộng sự. (2008), "Factors associated with time to laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis" , World Journal of Gastroenterology: WJG. 14(7), tr. 1084 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors associated with time tolaparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis
Tác giả: Chris N Daniak và các cộng sự
Năm: 2008
28. Farooq U, Rashid T và et al (2015), "Complications of laparoscopic cholecystectomy: an experience of 247 cases" , J Ayub Med Coll Abbottabad.27(2), tr. 407- 410 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complications of laparoscopiccholecystectomy: an experience of 247 cases
Tác giả: Farooq U, Rashid T và et al
Năm: 2015
29. Glenda N. L và Denny D.L (2014), "Patients' experiences with cholecystitis and a cholecystectomy" , Gastroenterol Nurs. 37(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patients' experiences with cholecystitis and a cholecystectomy
Tác giả: Glenda N. L và Denny D.L
Năm: 2014
30. Lamberts. M.P và et al (2016), "Episodic Abdominal Pain Characteristics Are Not Associated with Clinically Relevant Improvement of Health Status After Cholecystectomy" , Gastrointest Surg. 20(7), tr. 1350- 1358 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Episodic Abdominal Pain CharacteristicsAre Not Associated with Clinically Relevant Improvement of HealthStatus After Cholecystectomy
Tác giả: Lamberts. M.P và et al
Năm: 2016
31. Lorenc Z và et al (2016), "Quality of Life and Level of Anxiety in Patients after Gallbladder Surgery" , Journal of Surgery. 12(1), tr. 13-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of Life and Level of Anxiety in Patientsafter Gallbladder Surgery
Tác giả: Lorenc Z và et al
Năm: 2016
32. Matovic E và et al (2012), "Quality of life in patients after laparoscopic and open cholecystectomy" , Med Ar. 66, tr. 97-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of life in patients after laparoscopic and open cholecystectomy
Tác giả: Matovic E và et al
Năm: 2012
33. Mehvar S.H, Fanaei S.A và ZiaeeS.A (2010), "The role of laparoscopic cholecystectomy in alleviating gastrointestinal symptoms " , Inter J Med and Med Scien. 2(5), tr. 153 - 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of laparoscopiccholecystectomy in alleviating gastrointestinal symptoms
Tác giả: Mehvar S.H, Fanaei S.A và ZiaeeS.A
Năm: 2010
34. MEMON, AKBAR A và et al (2013), "Complications of laparoscopic cholecystectomy in acute cholecystitis" , Medical Channel. 19(2), tr. 56- 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complications of laparoscopic cholecystectomy in acute cholecystitis
Tác giả: MEMON, AKBAR A và et al
Năm: 2013
35. AHMER AKBAR MEMON và các cộng sự. (2013), "COMPLICATIONS OF LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY IN ACUTECHOLECYSTITIS" , Medical Channel. 19(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: COMPLICATIONS OFLAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY IN ACUTE CHOLECYSTITIS
Tác giả: AHMER AKBAR MEMON và các cộng sự
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w