Y Tế - Sức Khỏe - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa Học - Science TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 265 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đổ Thiện Danh, Hà Thị Như Xuân TÓM TẮT27 Đặt vấn đề. Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến đang là một vấn đề cần đáng được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, học trực tuyến là phương pháp quan trọng để duy trì hoạt động giáo dục diễn ra một cách an toàn, hiệu quả. Mục tiêu. Xác định mức độ ứng dụng công nghệ vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa ĐD-KTYH, ĐHYD TPHCM. Phương pháp. Cắt ngang mô tả được tiến hành trên 480 sinh viên 6 chuyên ngành thuộc Khoa ĐD– KTYH, ĐHYD bao gồm Điều dưỡng, Hộ sinh, GMHS, KTHA, Xét nghiệm, PHCN thời gian từ tháng 052022 – tháng 072022. Thang đo Kỹ năng ứng dụng Internet (Internet Skills Scale – ISS) được sử dụng để xác định mức độ ứng dụng công nghệ. Kết quả. Chuyên ngành Xét nghiệm chiếm ưu thế với số điểm cao nhất 44,65 ±5,27 ở kỹ năng vận hành công nghệ. Chuyên ngành Hộ sinh có ĐTB nổi bật ở kỹ năng xã hội là 24,19 ±6,47. Chuyên ngành Điều dưỡng có ĐTB cao nhất 13,00 ±2,01 ở kỹ năng di động. Kết luận. Đa số sinh viên khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học có mức độ ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến cao. Trong đó, khối Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Chịu trách nhiệm chính: Hà Thị Như Xuân Email: xuanhaump.edu.vn Ngày nhận bài: 7.5.2022 Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022 Ngày duyệt bài: 25.9.2022 ngành Điều dưỡng (Điều dưỡng, GMHS, Hộ sinh) có mức độ ứng dụng cao hơn khối Kỹ thuật Y học (Xét nghiệm, KTHA, PHCN) ở kỹ năng xã hội và kỹ năng di động. Ngược lại khối ngành Kỹ thuật Y học có xu hướng thành thạo hơn ở các kỹ năng vận hành, điều hướng thông tin và sáng tạo. Từ khóa. Ứng dụng công nghệ, thang đo kỹ năng Internet, học trực tuyến. SUMMARY APPLICATION OF TECHNOLOGY IN ONLINE LEARNING AT FACULTY OF NURSING AND MEDICAL TECHNOLOGY, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HO CHI MINH CITY Background. Applying technology in online learning is an issue that deserves attention in order to improve the learning quality of students. Especially during the COVID-19 pandemic, online learning becomes an important method to keep educational activities safe and effective. Objective. Determine the level of technology application in online learning among students of Faculty of Nursing and Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city. Methods. This cross-sectional study was conducted on 480 students majoring in the Faculty of Nursing and Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city: Nursing, Midwifery, Anesthesia, Medical Imaging, Laboratory, Physiotherapy of 4 school years (24 classes) CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 266 Results. The Laboratory dominated with the highest score in the skills of operation 44.65 ±5.27. The Midwifery major had a typical score in social skills of 24.19 ±6.47. In mobility skills, the Nursing major has the highest average score of 13.00 ± 2.01. Conclusions. The majority of students in Nursing and Medical Technology faculty have a high degree of technology application in online learning. In particular, the Nursing sector (Nursing, Anesthesia, Midwifery) has a higher level of application than the Medical Technology sector (Laboratory, Medical Imaging, Physiotherapy) in social skills and mobility skills. In contrast, Medical Technology sector tends to be more proficient in operations, information navigation and creativity skills. Keywords. Technology application, Internet skills scale, online learning. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và CNTT nói riêng đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có ngành giáo dục(1). Công nghệ thông tin trong giáo dục là sự kết hợp các quá trình và công cụ phục vụ cho các nhu cầu giáo dục thông qua việc sử dụng máy tính và các công nghệ, tài nguyên điện tử khác có liên quan(2).Quá trình ứng dụng CNTT vào giáo dục đã cho thấy được những lợi ích mà CNTT mang đến là vô cùng to lớn. Nhờ có CNTT mà giáo dục ngày càng phát triển và hoạt động hiệu quả hơn giúp nâng cao chất lượng của việc dạy và học. Bên cạnh những lợi ích mà CNTT mang đến cho giáo dục thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn, hạn chế hay nói cách khác đây chính là những thách thức đặc ra khi ứng dụng CNTT vào giáo dục. Diane O’Doherty (2018) đã chỉ ra bốn rào cản chủ yếu cho sự phát triển và thực hiện học tập trực tuyến của giáo dục y tế bao gồm: kỹ năng ứng dụng CNTT, nguồn lực, chiến lược và hỗ trợ của tổ chức, thái độ(3). Dựa theo nghiên cứu năm (2021) của Bùi Quang Dũng, có 24 sinh viên tự nhận xét có kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị CNTT còn hạn chế(4).Cũng giống như học trực tiếp, học trực tuyến cũng chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của CNTT. Ở hình thức học tập trực tiếp khả năng ứng dụng CNTT của học sinh, sinh viên là một yếu giúp phát triển khả năng học tập(5). Nhưng ở việc học trực tuyến khả năng này là một điều kiện cần và đủ để có thể thích nghi với hình thức học tập này. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) là một trong các trường đại học đầu tiên áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, nhằm đảm bảo việc đào tạo diễn ra liên tục, cung cấp nhân lực cho các tuyến y tế. Đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào khảo sát về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên vào việc học trực tuyến, đặc biệt là trong dịch COVID-19. Chính vì vậy, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến của sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học (Khoa ĐD-KTYH) trong thời điểm dịch COVID-19, từ đó thấy được hiệu quả, những vấn đề có thể kiến nghị giúp phát triển kỹ TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 267 năng ứng dụng, nâng cao hiệu quả học trực tuyến. Mục tiêu nghiên cứu - So sánh mức độ ứng dụng công nghệ vào việc học trực tuyến của sinh viên các khối ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Gây mê hồi sức (GMHS), Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Phục hồi chức năng (PHCN), Kỹ thuật hình ảnh (KTHA). - So sánh mức độ ứng dụng công nghệ vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa ĐD- KTYH năm 1, năm 2, năm 3, năm 4. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại Khoa ĐD-KTYH, ĐHYD TPHCM (bao gồm 6 chuyên ngành và 4 năm học), từ tháng 052022 – tháng 072022. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tất cả sinh viên các chuyên ngành thuộc Khoa ĐD– KTYH, ĐHYD TPHCM: Điều dưỡng, Hộ sinh, GMHS, KTHA, Xét nghiệm, PHCN thuộc 4 năm học (24 lớp). Sinh viên đang còn thời gian học theo quy định của ĐHYD TPHCM, có thể truy cập Internet và email cá nhân trong thời gian nghiên cứu viên tiến hành và thông báo về nghiên cứu và thu thập số liệu. Cỡ mẫu Có 480 sinh viên. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên đồng bộ, mỗi lớp sẽ lấy 20 sinh viên. Phương pháp thu thập số liệu Khảo sát trực tuyến theo link Google form. Sinh viên tham gia nghiên cứu tự tường thuật theo bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Công cụ nghiên cứu Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên Thang đo Kỹ năng Internet (Internet Skills Scale – ISS) của Van Deursen, Helsper và Eynon(6). Thang đo ISS gồm 35 câu được sử dụng đánh giá năm loại kỹ năng: Kỹ năng vận hành – là các kỹ thuật cơ bản cần thiết để sử dụng Internet, Kỹ năng điều hướng thông tin – là kỹ năng tìm kiếm thông tin, Kỹ năng xã hội – là kỹ năng giao tiếp và tương tác trực tuyến, Kỹ năng sáng tạo – là kỹ năng tạo nội dung có chất lượng cao để xuất bản hoặc chia sẻ với những người khác trực tuyến, Kỹ năng di động – là kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị di động (5,7) . Bộ câu hỏi ISS sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ(7) được tính 1 điểm khi lựa chọn “Không hoàn toàn đúng về tôi”, 2 điểm khi “ Không đúng lắm về tôi”, 3 điểm khi “không đúng cũng không sai về tôi”, 4 điểm khi “hầu hết đúng về tôi” và 5 điểm khi “Rất đúng với tôi”. Quản lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 phân tích số liệu, thống kê mô tả và thống kê phân tích dùng trình bày các biến số nghiên cứu. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức ĐHYD TPHCM số 442HĐĐĐ- ĐHYD ký ngày 09052022. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm của sinh viên khoa ĐD- KTYH Kết thúc khảo sát, nghiên cứu thu thập được 480 sinh viên tham gia. Tỷ lệ sinh viên nữ cao hơn gấp đôi sinh viên nam (69,4> CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 268 30,6). Độ tuổi sinh viên tham gia nghiên cứu nhiều nhất trong khoảng 19 đến 22 tuổi, các tuổi còn lại chiếm tỷ lệ khá thấp. Dân tộc chủ yếu của sinh viên tham gia là dân tộc Kinh chiếm 437480 (91), một phần nhỏ sinh viên là dân tộc Hoa chiếm 16480 (3,3), các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,2-1,3). Số lượng sinh viên theo chuyên ngành và năm học được lấy tỷ lệ bằng nhau là 80480 (16,7) và 120480 (25) điều này do mục đích nghiên cứu viên muốn so sánh các đặc điểm sử dụng công nghệ của sinh viên trong việc học trực tuyến. Nơi học tập trực tuyến của sinh viên được chia theo 2 vùng trong đó tỷ lệ thành thị lớn hơn nông thôn (51,3>48,8). Về thông tin thiết bị học trực tuyến, nhìn chung có 3 thiết bị chủ yếu được sử dụng, trong đó máy tính chiếm 72480 (15), tiếp theo là điện thoại thông minh chiếm 65480 (13,5), cuối cùng là máy tính bảng chiếm 4480 (0,8). Bên cạnh đó, sinh viên còn kết hợp sử dụng 2 hoặc 3 thiết bị, có hơn một nữa số sinh viên dùng máy tính và điện thoại thông minh 299480 (62,3), các trường hợp còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp (Bảng 1). Bảng 1- Đặc điểm của sinh viên khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học Đặc điểm của sinh viên khoa ĐD-KTYH Tần số (n) Tỷ lệ () Giới tính Nam 147 30,6 Nữ 333 69,4 Tuổi 19 115 24,0 20 107 22,3 21 119 24,8 22 115 24,0 23 16 3,3 24 2 0,4 25 3 0,6 26 2 0,4 27 1 0,2 Dân tộc Kinh 437 91 Hoa 16 3,3 Khmer 6 1,3 Nùng 5 1,0 Tày 5 1,0 Chăm 4 0,8 Cil 2 0,4 Jrai 2 0,4 Mạ 1 0,2 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 269 Thái 1 0,2 Cơ ho 1 0,2 Chuyên ngành Điều dưỡng 80 16,7 GMHS 80 16,7 Hộ sinh 80 16,7 Xét nghiệm 80 16,7 KTHA 80 16,7 PHCN 80 16,7 Năm học Năm 1 120 25,0 Năm 2 120 25,0 Năm 3 120 25,0 Năm 4 120 25,0 Nơi học trực tuyến Nông thôn 234 48,8 Thành thị 246 51,3 Thiết bị học trực tuyến Điện thoại thông minh 65 13,5 Máy tính 72 15,0 Máy tính bảng 4 0,8 Máy tính và điện thoại thông minh 299 62,3 Máy tính và máy tính bảng 1 0,2 Máy tính bảng và điện thoại thông minh 5 1,0 Máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh 34 7,1 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo khối ngành Mức độ ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến của sinh viên được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi dựa trên thang đo ISS thông qua năm kỹ năng. Nhìn chung trong từng kỹ năng điểm trung bình (ĐTB) của các chuyên ngành có sự chênh lệch không quá lớn. Ở ba kỹ năng vận hành, điều hướng thông tin và xã hội, chuyên ngành Xét nghiệm luôn chiếm ưu thế với số điểm cao nhất ở cả ba kỹ năng, xếp thứ hai và thứ ba thường là chuyên ngành Điều dưỡng và Hộ sinh, các chuyên ngành còn lại có ĐTB xếp theo sau. Chuyên ngành Hộ sinh có ĐTB nổi bật ở kỹ năng xã hội là 24,19 ±6,47 và ở kỹ năng di động, chuyên ngành Điều dưỡng có ĐTB cao nhất 13,00 ±2,01, ĐTB cao tiếp theo ở hai kỹ năng này đều là chuyên ngành Xét nghiệm và PHCN. Tóm lại, ĐTB chung của các chuyên ngành thuộc khối ngành Kỹ thuật Y học có xu hướng cao hơn so với các chuyên ngành thuộc khối ngành Điều dưỡng, ở các ở các kỹ năng như: vận hành, điều hướng thông tin và sáng tạo. Khối ngành Điều dưỡng chiếm ưu thế ở hai kỹ năng còn lại là xã hội với và di động (Bảng 2). CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 270 Bảng 2. Mức độ ứng dụng công nghệ các khối ngành Các kỹ năng Điều dưỡng GMHS Hộ sinh Xét nghiệm KTHA PHCN Khối Điều dưỡng Khối Kỹ thuật Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn Kỹ năng vận hành 44,33 ±5,23 42,72 ±6,97 43,76 ±6,75 44,65 ±5,27 43,39 ±5,53 43,74 ± 6,03 43,60 ±6,32 43,93 ±5,61 Kỹ năng điều hướng thông tin 25,55 ±7,41 25,20 ±6,60 26,36 ±6,67 27,29 ±6,06 25,97 ±6,85 25,95 ±6,69 25,70 ±6,89 26,40 ±6,54 Kỹ năng xã hội 25,66 ±3,64 25,21 ±3,24 25,74 ±4,02 25,87 ±3,22 24,78 ±3,66 25,34 ±3,47 25,54 ±3,63 25,33 ±3,45 Kỹ năng sáng tạo 23,25 ±6,85 22,82 ±6,84 24,19 ±6,47 23,60 ±5,98 23,46 ±7,04 23,60 ±6,94 23,42 ±6,72 23,55 ±6,65 Kỹ năng di động 13,00 ±2,01 12,41 ±2,26 12,41± 2,22 12,70 ±2,13 12,51 ±1,94 12,53 ±2,01 12,61 ±2,16 12,58 ±2,03 N 80 80 80 80 80 80 240 240 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo năm học Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành Điều dưỡng Ở chuyên ngành Điều dưỡng, sinh viên năm hai có ĐTB cao nhất ở kỹ năng vận hành là 46,05 ± 5,26 tiếp theo là năm tư và năm ba, thấp nhất là sinh viên năm một có số ĐTB 42,10 ± 5,32. Ở kỹ năng điều hướng thông tin, thứ tự ĐTB giảm dần từ năm tư đến năm một. Về kỹ năng xã hội, sinh viên năm ba chiếm ưu thế khi ĐTB là 26,00 ± 4,23, tiếp theo là năm hai và năm một, năm tư xếp sau cùng với 25,00 ± 3,58. Ở kỹ năng sáng tạo và di động, thứ tự điểm có sự giống nhau, năm hai có ĐTB lớn nhất sau đó là năm tư và năm ba, thấp nhất là năm một. Có thể thấy, sinh viên năm viên năm hai và năm tư liên tục giữ hai vị trí ĐTB cao nhất và ở ĐTB chung của mức độ ứng dụng công nghệ vị trí này cũng không thay đổi (Bảng 3). Bảng 3. Mức độ ứng dụng công nghệ sinh viên khối ngành Điều dưỡng Các kỹ năng Điều dưỡng năm 1 (N=20) Điều dưỡng năm 2 (N=20) Điều dưỡng năm 3 (N=20) Điều dưỡng năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn Kỹ năng vận hành 42,10 ± 5,32 46,05 ± 5,26 44,05 ± 5,41 45,10 ± 4,24 Kỹ năng điều hướng thông tin 24,15 ± 6,24 25,50 ± 8,69 25,70 ± 7,91 26,85 ± 6,86 Kỹ năng xã hội 25,70 ± 3,51 25,95 ± 3,35 26,00 ± 4,23 25,00 ± 3,58 Kỹ năng sáng tạo 21,95 ± 5,42 24,25 ± 8,37 22,70 ± 6,15 24,10 ± 7,36 Kỹ năng di động 12,15 ± 1,76 13,75 ± 1,86 13,05 ± 1,96 13,05 ± 2,26 Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn 25,21 ± 4,45 27,10 ± 5,51 26,30 ± 5,13 26,82 ± 4,86 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 271 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành GMHS Điểm trung bình của sinh viên chuyên ngành Gây mê có sự chênh lệch tương đối. Xét về kỹ năng vận hành, sinh viên năm hai có ĐTB cao hơn các năm còn lại là 43,80 ± 5,45 và thấp nhất là sinh viên năm tư với ĐTB 41,75 ± 9,35. Kỹ năng tiếp theo điều hướng thông tin vị trí có sự thay đổi, khi sinh viên năm ba có ĐTB rất vượt trội 26,35 ± 6,64, các năm còn lại có ĐTB sát gần nhau lần lượt là năm tư, năm một và sau cùng năm hai. Ở kỹ năng xã hội, sinh viên năm hai có ĐTB vượt lên cao nhất là 25,95 ± 2,69, thấp hơn là năm một và năm ba, chỉ với 24,55 ± 3,32 sinh viên năm tư được xếp sau cùng. Sang phần kỹ năng sáng tạo, ĐTB được xếp theo thứ tự từ năm tư đến năm một. Qua đến kỹ năng di động ĐTB chênh lệch ít hơn so với các kỹ năng, cao nhất là sinh viên năm hai với 13,15 ± 2,18, thấp nhất là năm ba 12,10 ± 2,34. Như vậy có thể thấy sinh viên năm hai thường có ĐTB cao nhất ở các kỹ năng. Tuy nhiên, sinh viên năm ba có mức độ ứng dụng công nghệ chung cao nhất với số ĐTB 26,01 ± 5,06, tiếp theo là năm hai và năm tư cuối cùng là sinh viên năm một với 25,13 ± 5,15 (Bảng 4). Bảng 4. Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành GMHS Các kỹ năng GMHS năm 1 (N=20) GMHS năm 2 (N=20) GMHS năm 3 (N=20) GMHS năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn Kỹ năng vận hành 42,65 ± 6,68 43,80 ± 5,45 42,70 ± 6,21 41,75 ± 9,35 Kỹ năng điều hướng thông tin 24,80 ± 5,61 24,75 ± 6,97 26,35 ± 6,64 24,90 ± 7,41 Kỹ năng xã hội 25,35 ± 3,69 25,95 ± 2,69 25,00 ± 3,29 24,55 ± 3,32 Kỹ năng sáng tạo 20,70 ± 7,27 21,95 ± 6,71 23,90 ± 6,81 24,75 ± 6,31 Kỹ năng di động 12,15 ± 2,50 13,15 ± 2,18 12,10 ± 2.34 12,25 ± 1,99 Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn 25,13 ± 5,15 25,92 ± 4,80 26,01 ± 5,06 25,64 ± 5,86 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành Hộ sinh Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên ngành hộ sinh ở các năm học được thể hiện khá cao qua ĐTB trong từng kỹ năng. Ở hai kỹ năng vận hành và điều hướng thông tin sinh viên năm ba và năm tư cao hơn năm một và năm hai. Ngược lại ở kỹ năng xã hội và kỹ năng sáng tạo có số điểm chiếm ưu thế hơn năm ba và năm tư. Đối với kỹ năng di động sinh viên năm một nổi bật với điểm số 12,75 ± 2,43, sau đó là năm ba và năm hai, sinh viên năm tư có điểm số thấp hơn các năm với 12,00 ± 2,08 (Bảng 5). CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MIN...
Trang 1ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đổ Thiện Danh*, Hà Thị Như Xuân*
TÓM TẮT 27
Đặt vấn đề Kỹ năng ứng dụng công nghệ
trong việc học trực tuyến đang là một vấn đề cần
đáng được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên Đặc biệt trong giai đoạn
dịch bệnh COVID-19, học trực tuyến là phương
pháp quan trọng để duy trì hoạt động giáo dục
diễn ra một cách an toàn, hiệu quả
Mục tiêu Xác định mức độ ứng dụng công
nghệ vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa
ĐD-KTYH, ĐHYD TPHCM
Phương pháp Cắt ngang mô tả được tiến
hành trên 480 sinh viên 6 chuyên ngành thuộc
Khoa ĐD– KTYH, ĐHYD bao gồm Điều dưỡng,
Hộ sinh, GMHS, KTHA, Xét nghiệm, PHCN
thời gian từ tháng 05/2022 – tháng 07/2022
Thang đo Kỹ năng ứng dụng Internet (Internet
Skills Scale – ISS) được sử dụng để xác định
mức độ ứng dụng công nghệ
Kết quả Chuyên ngành Xét nghiệm chiếm
ưu thế với số điểm cao nhất 44,65 ±5,27 ở kỹ
năng vận hành công nghệ Chuyên ngành Hộ sinh
có ĐTB nổi bật ở kỹ năng xã hội là 24,19 ±6,47
Chuyên ngành Điều dưỡng có ĐTB cao nhất
13,00 ±2,01 ở kỹ năng di động
Kết luận Đa số sinh viên khoa Điều
dưỡng-Kỹ thuật Y học có mức độ ứng dụng công nghệ
trong việc học trực tuyến cao Trong đó, khối
*Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Hà Thị Như Xuân
Email: xuanha@ump.edu.vn
Ngày nhận bài: 7.5.2022
Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022
Ngày duyệt bài: 25.9.2022
ngành Điều dưỡng (Điều dưỡng, GMHS, Hộ sinh) có mức độ ứng dụng cao hơn khối Kỹ thuật
Y học (Xét nghiệm, KTHA, PHCN) ở kỹ năng xã hội và kỹ năng di động Ngược lại khối ngành Kỹ thuật Y học có xu hướng thành thạo hơn ở các kỹ
năng vận hành, điều hướng thông tin và sáng tạo
Từ khóa Ứng dụng công nghệ, thang đo kỹ
năng Internet, học trực tuyến
SUMMARY APPLICATION OF TECHNOLOGY IN ONLINE LEARNING AT FACULTY OF
NURSING AND MEDICAL TECHNOLOGY, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HO CHI
MINH CITY
Background Applying technology in online
learning is an issue that deserves attention in order to improve the learning quality of students Especially during the COVID-19 pandemic, online learning becomes an important method to
keep educational activities safe and effective Objective Determine the level of technology
application in online learning among students of Faculty of Nursing and Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy Ho Chi
Minh city
Methods This cross-sectional study was
conducted on 480 students majoring in the Faculty of Nursing and Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city: Nursing, Midwifery, Anesthesia, Medical Imaging, Laboratory, Physiotherapy of 4
school years (24 classes)
Trang 2Results The Laboratory dominated with the
highest score in the skills of operation 44.65
±5.27 The Midwifery major had a typical score
in social skills of 24.19 ±6.47 In mobility skills,
the Nursing major has the highest average score
of 13.00 ± 2.01
Conclusions The majority of students in
Nursing and Medical Technology faculty have a
high degree of technology application in online
learning In particular, the Nursing sector
(Nursing, Anesthesia, Midwifery) has a higher
level of application than the Medical Technology
sector (Laboratory, Medical Imaging,
Physiotherapy) in social skills and mobility
skills In contrast, Medical Technology sector
tends to be more proficient in operations,
information navigation and creativity skills
Keywords Technology application, Internet
skills scale, online learning
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công
nghệ nói chung và CNTT nói riêng đang tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả
các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội
trong đó có ngành giáo dục(1) Công nghệ
thông tin trong giáo dục là sự kết hợp các
quá trình và công cụ phục vụ cho các nhu
cầu giáo dục thông qua việc sử dụng máy
tính và các công nghệ, tài nguyên điện tử
khác có liên quan(2).Quá trình ứng dụng
CNTT vào giáo dục đã cho thấy được những
lợi ích mà CNTT mang đến là vô cùng to
lớn Nhờ có CNTT mà giáo dục ngày càng
phát triển và hoạt động hiệu quả hơn giúp
nâng cao chất lượng của việc dạy và học
Bên cạnh những lợi ích mà CNTT mang
đến cho giáo dục thì vẫn còn tồn tại nhiều
mặt khó khăn, hạn chế hay nói cách khác đây
chính là những thách thức đặc ra khi ứng
dụng CNTT vào giáo dục Diane O’Doherty (2018) đã chỉ ra bốn rào cản chủ yếu cho sự phát triển và thực hiện học tập trực tuyến của giáo dục y tế bao gồm: kỹ năng ứng dụng CNTT, nguồn lực, chiến lược và hỗ trợ của
tổ chức, thái độ(3) Dựa theo nghiên cứu năm (2021) của Bùi Quang Dũng, có 24% sinh viên tự nhận xét có kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị CNTT còn hạn chế(4).Cũng giống như học trực tiếp, học trực tuyến cũng chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của CNTT
Ở hình thức học tập trực tiếp khả năng ứng dụng CNTT của học sinh, sinh viên là một yếu giúp phát triển khả năng học tập(5) Nhưng ở việc học trực tuyến khả năng này là một điều kiện cần và đủ để có thể thích nghi với hình thức học tập này
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) là một trong các trường đại học đầu tiên áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, nhằm đảm bảo việc đào tạo diễn
ra liên tục, cung cấp nhân lực cho các tuyến
y tế Đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào khảo sát về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên vào việc học trực tuyến, đặc biệt là trong dịch COVID-19 Chính vì vậy, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến của sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học (Khoa ĐD-KTYH) trong thời điểm dịch COVID-19, từ đó thấy được hiệu quả, những vấn đề có thể kiến nghị giúp phát triển kỹ
Trang 3năng ứng dụng, nâng cao hiệu quả học trực
tuyến
Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh mức độ ứng dụng công nghệ
vào việc học trực tuyến của sinh viên các
khối ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Gây mê
hồi sức (GMHS), Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ
thuật Phục hồi chức năng (PHCN), Kỹ thuật
hình ảnh (KTHA)
- So sánh mức độ ứng dụng công nghệ
vào việc học trực tuyến của sinh viên khoa
ĐD- KTYH năm 1, năm 2, năm 3, năm 4
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại Khoa ĐD-KTYH, ĐHYD TPHCM
(bao gồm 6 chuyên ngành và 4 năm học), từ
tháng 05/2022 – tháng 07/2022
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả sinh viên các chuyên ngành thuộc
Khoa ĐD– KTYH, ĐHYD TPHCM: Điều
dưỡng, Hộ sinh, GMHS, KTHA, Xét
nghiệm, PHCN thuộc 4 năm học (24 lớp)
Sinh viên đang còn thời gian học theo quy
định của ĐHYD TPHCM, có thể truy cập
Internet và email cá nhân trong thời gian
nghiên cứu viên tiến hành và thông báo về
nghiên cứu và thu thập số liệu
Cỡ mẫu
Có 480 sinh viên
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đồng bộ, mỗi lớp sẽ
lấy 20 sinh viên
Phương pháp thu thập số liệu
Khảo sát trực tuyến theo link Google
form Sinh viên tham gia nghiên cứu tự
tường thuật theo bộ câu hỏi đã được soạn sẵn
Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên Thang
đo Kỹ năng Internet (Internet Skills Scale – ISS) của Van Deursen, Helsper và Eynon(6) Thang đo ISS gồm 35 câu được sử dụng đánh giá năm loại kỹ năng: Kỹ năng vận hành – là các kỹ thuật cơ bản cần thiết để sử dụng Internet, Kỹ năng điều hướng thông tin – là kỹ năng tìm kiếm thông tin, Kỹ năng xã hội – là kỹ năng giao tiếp và tương tác trực tuyến, Kỹ năng sáng tạo – là kỹ năng tạo nội dung có chất lượng cao để xuất bản hoặc chia
sẻ với những người khác trực tuyến, Kỹ năng
di động – là kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị di động (5,7) Bộ câu hỏi ISS sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ(7) được tính 1 điểm khi lựa chọn “Không hoàn toàn đúng
về tôi”, 2 điểm khi “ Không đúng lắm về tôi”, 3 điểm khi “không đúng cũng không sai
về tôi”, 4 điểm khi “hầu hết đúng về tôi” và 5 điểm khi “Rất đúng với tôi”
Quản lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 phân tích
số liệu, thống kê mô tả và thống kê phân tích dùng trình bày các biến số nghiên cứu
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức ĐHYD TPHCM số 442/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày 09/05/2022
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm của sinh viên khoa ĐD-KTYH
Kết thúc khảo sát, nghiên cứu thu thập được 480 sinh viên tham gia Tỷ lệ sinh viên
nữ cao hơn gấp đôi sinh viên nam (69,4%>
Trang 430,6%) Độ tuổi sinh viên tham gia nghiên
cứu nhiều nhất trong khoảng 19 đến 22 tuổi,
các tuổi còn lại chiếm tỷ lệ khá thấp Dân tộc
chủ yếu của sinh viên tham gia là dân tộc
Kinh chiếm 437/480 (91%), một phần nhỏ
sinh viên là dân tộc Hoa chiếm 16/480
(3,3%), các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ rất
nhỏ (0,2%-1,3%) Số lượng sinh viên theo
chuyên ngành và năm học được lấy tỷ lệ
bằng nhau là 80/480 (16,7%) và 120/480
(25%) điều này do mục đích nghiên cứu viên
muốn so sánh các đặc điểm sử dụng công
nghệ của sinh viên trong việc học trực tuyến
Nơi học tập trực tuyến của sinh viên được chia theo 2 vùng trong đó tỷ lệ thành thị lớn hơn nông thôn (51,3%>48,8%) Về thông tin thiết bị học trực tuyến, nhìn chung có 3 thiết
bị chủ yếu được sử dụng, trong đó máy tính chiếm 72/480 (15%), tiếp theo là điện thoại thông minh chiếm 65/480 (13,5%), cuối cùng
là máy tính bảng chiếm 4/480 (0,8%) Bên cạnh đó, sinh viên còn kết hợp sử dụng 2 hoặc 3 thiết bị, có hơn một nữa số sinh viên dùng máy tính và điện thoại thông minh 299/480 (62,3%), các trường hợp còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp (Bảng 1)
Bảng 1- Đặc điểm của sinh viên khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học
Giới tính
Tuổi
Dân tộc
Trang 5Thái 1 0,2
Chuyên ngành
Năm học
Nơi học trực tuyến
Thiết bị học trực tuyến
Máy tính và điện thoại thông minh 299 62,3
Máy tính bảng và điện thoại thông minh 5 1,0 Máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh 34 7,1
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo khối
ngành
Mức độ ứng dụng công nghệ trong việc
học trực tuyến của sinh viên được đánh giá
dựa trên bộ câu hỏi dựa trên thang đo ISS
thông qua năm kỹ năng Nhìn chung trong
từng kỹ năng điểm trung bình (ĐTB) của các
chuyên ngành có sự chênh lệch không quá
lớn Ở ba kỹ năng vận hành, điều hướng
thông tin và xã hội, chuyên ngành Xét
nghiệm luôn chiếm ưu thế với số điểm cao
nhất ở cả ba kỹ năng, xếp thứ hai và thứ ba
thường là chuyên ngành Điều dưỡng và Hộ
sinh, các chuyên ngành còn lại có ĐTB xếp theo sau Chuyên ngành Hộ sinh có ĐTB nổi bật ở kỹ năng xã hội là 24,19 ±6,47 và ở kỹ năng di động, chuyên ngành Điều dưỡng có ĐTB cao nhất 13,00 ±2,01, ĐTB cao tiếp theo ở hai kỹ năng này đều là chuyên ngành Xét nghiệm và PHCN Tóm lại, ĐTB chung của các chuyên ngành thuộc khối ngành Kỹ thuật Y học có xu hướng cao hơn so với các chuyên ngành thuộc khối ngành Điều dưỡng,
ở các ở các kỹ năng như: vận hành, điều hướng thông tin và sáng tạo Khối ngành Điều dưỡng chiếm ưu thế ở hai kỹ năng còn lại là xã hội với và di động (Bảng 2)
Trang 6Bảng 2 Mức độ ứng dụng công nghệ các khối ngành
Các kỹ năng
Điều dưỡng GMHS
Hộ sinh
Xét nghiệm KTHA PHCN
Khối Điều dưỡng
Khối Kỹ thuật
Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 44,33
±5,23
42,72
±6,97
43,76
±6,75
44,65
±5,27
43,39
±5,53
43,74
± 6,03 43,60 ±6,32
43,93
±5,61
Kỹ năng điều
hướng thông tin
25,55
±7,41
25,20
±6,60
26,36
±6,67
27,29
±6,06
25,97
±6,85
25,95
±6,69 25,70 ±6,89
26,40
±6,54
Kỹ năng xã hội 25,66
±3,64
25,21
±3,24
25,74
±4,02
25,87
±3,22
24,78
±3,66
25,34
±3,47 25,54 ±3,63
25,33
±3,45
Kỹ năng sáng tạo 23,25
±6,85
22,82
±6,84
24,19
±6,47
23,60
±5,98
23,46
±7,04
23,60
±6,94 23,42 ±6,72
23,55
±6,65
Kỹ năng di động 13,00
±2,01
12,41
±2,26
12,41±
2,22
12,70
±2,13
12,51
±1,94
12,53
±2,01 12,61 ±2,16
12,58
±2,03
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của
sinh viên khoa ĐD-KTYH theo năm học
Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành Điều dưỡng
Ở chuyên ngành Điều dưỡng, sinh viên
năm hai có ĐTB cao nhất ở kỹ năng vận
hành là 46,05 ± 5,26 tiếp theo là năm tư và
năm ba, thấp nhất là sinh viên năm một có số
ĐTB 42,10 ± 5,32 Ở kỹ năng điều hướng
thông tin, thứ tự ĐTB giảm dần từ năm tư
đến năm một Về kỹ năng xã hội, sinh viên
năm ba chiếm ưu thế khi ĐTB là 26,00 ± 4,23, tiếp theo là năm hai và năm một, năm
tư xếp sau cùng với 25,00 ± 3,58 Ở kỹ năng sáng tạo và di động, thứ tự điểm có sự giống nhau, năm hai có ĐTB lớn nhất sau đó là năm tư và năm ba, thấp nhất là năm một Có thể thấy, sinh viên năm viên năm hai và năm
tư liên tục giữ hai vị trí ĐTB cao nhất và ở ĐTB chung của mức độ ứng dụng công nghệ
vị trí này cũng không thay đổi (Bảng 3)
Bảng 3 Mức độ ứng dụng công nghệ sinh viên khối ngành Điều dưỡng
Các kỹ năng
Điều dưỡng năm 1 (N=20)
Điều dưỡng năm 2 (N=20)
Điều dưỡng năm 3 (N=20)
Điều dưỡng năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 42,10 ± 5,32 46,05 ± 5,26 44,05 ± 5,41 45,10 ± 4,24
Kỹ năng điều hướng
thông tin 24,15 ± 6,24 25,50 ± 8,69 25,70 ± 7,91 26,85 ± 6,86
Kỹ năng xã hội 25,70 ± 3,51 25,95 ± 3,35 26,00 ± 4,23 25,00 ± 3,58
Kỹ năng sáng tạo 21,95 ± 5,42 24,25 ± 8,37 22,70 ± 6,15 24,10 ± 7,36
Kỹ năng di động 12,15 ± 1,76 13,75 ± 1,86 13,05 ± 1,96 13,05 ± 2,26
Điểm trung bình ±
Độ lệch chuẩn 25,21 ± 4,45 27,10 ± 5,51 26,30 ± 5,13 26,82 ± 4,86
Trang 7Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành GMHS
Điểm trung bình của sinh viên chuyên
ngành Gây mê có sự chênh lệch tương đối
Xét về kỹ năng vận hành, sinh viên năm hai
có ĐTB cao hơn các năm còn lại là 43,80 ±
5,45 và thấp nhất là sinh viên năm tư với
ĐTB 41,75 ± 9,35 Kỹ năng tiếp theo điều
hướng thông tin vị trí có sự thay đổi, khi sinh
viên năm ba có ĐTB rất vượt trội 26,35 ±
6,64, các năm còn lại có ĐTB sát gần nhau
lần lượt là năm tư, năm một và sau cùng năm
hai Ở kỹ năng xã hội, sinh viên năm hai có
ĐTB vượt lên cao nhất là 25,95 ± 2,69, thấp
hơn là năm một và năm ba, chỉ với 24,55 ± 3,32 sinh viên năm tư được xếp sau cùng Sang phần kỹ năng sáng tạo, ĐTB được xếp theo thứ tự từ năm tư đến năm một Qua đến
kỹ năng di động ĐTB chênh lệch ít hơn so với các kỹ năng, cao nhất là sinh viên năm hai với 13,15 ± 2,18, thấp nhất là năm ba 12,10 ± 2,34 Như vậy có thể thấy sinh viên năm hai thường có ĐTB cao nhất ở các kỹ năng Tuy nhiên, sinh viên năm ba có mức
độ ứng dụng công nghệ chung cao nhất với
số ĐTB 26,01 ± 5,06, tiếp theo là năm hai
và năm tư cuối cùng là sinh viên năm một với 25,13 ± 5,15 (Bảng 4)
Bảng 4 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành GMHS
Các kỹ năng
GMHS năm 1 (N=20)
GMHS năm 2 (N=20)
GMHS năm 3 (N=20)
GMHS năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 42,65 ± 6,68 43,80 ± 5,45 42,70 ± 6,21 41,75 ± 9,35
Kỹ năng điều hướng
thông tin 24,80 ± 5,61 24,75 ± 6,97 26,35 ± 6,64 24,90 ± 7,41
Kỹ năng xã hội 25,35 ± 3,69 25,95 ± 2,69 25,00 ± 3,29 24,55 ± 3,32
Kỹ năng sáng tạo 20,70 ± 7,27 21,95 ± 6,71 23,90 ± 6,81 24,75 ± 6,31
Kỹ năng di động 12,15 ± 2,50 13,15 ± 2,18 12,10 ± 2.34 12,25 ± 1,99
Điểm trung bình ± Độ
lệch chuẩn 25,13 ± 5,15 25,92 ± 4,80 26,01 ± 5,06 25,64 ± 5,86 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành Hộ sinh
Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên ngành hộ sinh ở các năm học được thể
hiện khá cao qua ĐTB trong từng kỹ năng Ở
hai kỹ năng vận hành và điều hướng thông
tin sinh viên năm ba và năm tư cao hơn năm
một và năm hai Ngược lại ở kỹ năng xã hội
và kỹ năng sáng tạo có số điểm chiếm ưu thế hơn năm ba và năm tư Đối với kỹ năng di động sinh viên năm một nổi bật với điểm số 12,75 ± 2,43, sau đó là năm ba và năm hai, sinh viên năm tư có điểm số thấp hơn các năm với 12,00 ± 2,08 (Bảng 5)
Trang 8Bảng 5 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành Hộ sinh
Các kỹ năng
Hộ sinh năm 1 (N=20)
Hộ sinh năm 2 (N=20)
Hộ sinh năm 3 (N=20)
Hộ sinh năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 43,40 ± 8,06 42,65 ± 8,04 44,80 ± 5,09 44,20 ± 5,59
Kỹ năng điều hướng
thông tin 25,20 ± 8,23 25,95 ± 7.53 27,15 ± 5,22 27,15 ± 5,50
Kỹ năng xã hội 26,20 ± 4,10 26,30 ± 3,98 25,55 ± 3,59 24,90 ± 4,52
Kỹ năng sáng tạo 24,25 ± 7,81 24,60 ± 7,60 23,95 ± 4,89 24,19 ± 6,47
Kỹ năng di động 12,75 ± 2,43 12,25 ± 2,43 12,65 ± 2,01 12,00 ± 2,08
Điểm trung bình ± Độ
lệch chuẩn 26,36 ± 6,13 26,35 ± 5,92 26,82 ± 4,16 26,49 ± 4,83 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành Xét nghiệm
Điểm trung bình các kỹ năng của sinh
viên Xét nghiệm, được nhận thấy khá cao
trong các chuyên ngành Cụ thể ở kỹ năng
vận hành, sinh viên năm ba có ĐTB nổi bật
cao nhất là 45,30 ± 4,04, sinh viên năm một
và năm hai sau cùng khi có số điểm 44,10
±7,27 và 44,10 ± 4,30 Kỹ năng điều hướng
thông tin và kỹ năng xã hội có vị trí ĐTB
giống nhau Cao nhất ở hai kỹ năng là năm
một tiếp đến là năm tư và năm ba, sinh viên
năm hai có ĐTB xếp sau cùng Sang kỹ năng
sáng tạo vị trí có sự thay đổi khi năm hai có
ĐTB cao nhất 24,75 ± 5,73, theo sau năm hai
là năm tư có số điểm 23,50 ± 6,12, sinh viên năm một và năm ba có ĐTB được xếp sau
đó Cuối cùng kỹ năng xã hội là kỹ năng có ĐTB chênh lệch thấp nhất, sinh viên năm ba
có ĐTB 13,00 ± 2,03 và sinh viên năm tư thấp nhất với số điểm 12,20 ± 2,69 Khác với các chuyên ngành còn lại, Xét nghiệm là chuyên ngành duy nhất có sinh viên năm một xếp vị trí đầu tiên về mức độ ứng dụng công nghệ trong việc học trực tuyến với ĐTB là 27,04 ± 5,44 tuy nhiên số điểm này không chệnh lệch qua nhiều với các năm còn lại (Bảng 6)
Bảng 6 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành Xét nghiệm
Các kỹ năng
Xét nghiệm năm 1(N=20)
Xét nghiệm năm
2 (N=20)
Xét nghiệm năm
3 (N=20)
Xét nghiệm năm
4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 44,10 ±7,27 44,10 ± 4.30 45,30 ± 4,04 45,10 ± 5,15
Kỹ năng điều hướng
thông tin 28,40 ± 7.47 26,00 ± 6,10 26,35 ± 5,42 28,40 ± 5,02
Kỹ năng xã hội 26,50 ± 3,58 25,60 ± 3,07 25,65 ± 2,78 25,75 ± 3,55
Kỹ năng sáng tạo 23,35 ± 6,68 24,75 ± 5,73 22,80 ± 5,64 23,50 ± 6,12
Kỹ năng di động 12,85 ± 2,21 12,75 ± 1,52 13,00 ± 2.03 12,20 ± 2,69
Điểm trung bình ±
Độ lệch chuẩn 27,04 ± 5,44 26,64 ± 4,14 26,62 ± 3,98 26,99 ± 4,51
Trang 9Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành KTHA
Kết quả ĐTB các kỹ năng trong mức độ
ứng dụng công nghệ của sinh viên chuyên
ngành KTHA thay đổi qua các kỹ năng Đối
kỹ năng vận hành có ĐTB cao nhất là năm tư
với 45,60 ± 5,46 tiếp theo là lần lượt thứ tự
năm một, hai, ba với ĐTB thấp nhất của năm
ba là 42,50 ± 6,57 Bước sang kỹ năng điều
hướng thông tin, vị trí điểm thay đổi hoàn
toàn, ĐTB cao nhất là 27,75 ± 6,95 sinh viên
năm hai có ĐTB thấp hơn các năm còn lại là
24,65 ± 6,00 Đối với kỹ năng xã hội, sinh
viên năm một đã vượt lên đứng vị trí đầu tiên
với số ĐTB 25,55 ± 3,15, sinh viên năm hai
vẫn giữ vị trí cuối cùng với 23,75 ± 4,42
Điểm trung bình ở kỹ năng sáng tạo của sinh viên KTHA thể hiện sự phân biệt qua các năm, nổi bật nhất là sinh viên năm tư với 25,10 ± 6,55, tiếp theo là sinh viên năm ba và năm một, có ĐTB sau cùng vẫn là năm hai 21,25 ± 7,36 Cuối cùng, thứ tự ĐTB ở kỹ năng di dộng được thể hiện theo số năm học tăng dần, thấp nhất là sinh viên năm một với 12,00 ± 2,05, cao nhất là sinh viên năm tư có
số điểm 13,20 ± 1,82 Hầu hết sinh viên năm
tư và năm hai thường giữ vị trí đầu và cuối ở các kỹ năng Vị trí này vẫn được giữa ở ĐTB của mức độ ứng dụng công nghệ với năm tư cao nhất có số điểm 27,19 ± 5,07 và thấp nhất là sinh viên năm hai với 24,92 ± 4,83 (Bảng 7)
Bảng 7 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành KTHA
Các kỹ năng
KTHA năm 1 (N=20)
KTHA năm 2 (N=20)
KTHA năm 3 (N=20)
KTHA năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 42,75 ± 4,90 42,70 ± 4,82 42,50 ± 6,57 45,60 ± 5,46
Kỹ năng điều hướng
thông tin 24,70 ± 6,51 24,65 ± 6,00 27,75 ± 6,95 26,80 ± 7,78
Kỹ năng xã hội 25,55 ± 3,15 23,75 ± 4,42 24,55 ± 3,20 25,25 ± 3,73
Kỹ năng sáng tạo 22,80 ± 6,21 21,25 ± 7,36 24,70 ± 7,78 25,10 ± 6,55
Kỹ năng di động 12,00 ± 2,05 12,25 ± 1,55 12,60 ± 2,21 13,20 ± 1,82
Điểm trung bình ±
Độ lệch chuẩn 25,56 ± 4,56 24,92 ± 4,83 26,42 ± 5,34 27,19 ± 5,07 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh
viên các năm học thuộc ngành
Điểm trung bình các kỹ năng của sinh
viên ngành Phục hồi chức năng ít có sự thấy
đổi vị trí so với các chuyên ngành khác Kỹ
năng vận hành và xã hội là hai kỹ năng có
xếp hạn ĐTB giống nhau, lần lượt là năm tư,
năm hai, năm một và cuối cùng là năm ba
Đối với kỹ năng điều hướng và sáng tạo sinh
viên năm tư và năm ba vẫn giữ vị trí đầu và
cuối, tuy nhiên vị trí ĐTB của năm một và
năm hai lại có sự hoán đổi Cuối cùng, sinh viên năm tư vẫn xếp vị trí đầu tiên ở kỹ năng
di động với ĐTB là 13,65 ± 1,98, tuy nhiên xếp cuối cùng lúc này là năm hai chỉ với 12,00 ± 1,89 Tổng kết lại, sinh viên năm tư đều giữ vị trí ĐTB cao nhất ở cả năm kỹ năng, và cũng cao nhất ở mức độ ứng dụng công nghệ chung khi có ĐTB là 28,01 ± 4,66, các năm tiếp theo được xếp theo thứ tự lần lượt là năm một, năm hai và năm ba (Bảng 8)
Trang 10Bảng 8 Mức độ ứng dụng công nghệ của sinh viên các năm học thuộc ngành PHCN
Các kỹ năng
PHCN năm 1 (N=20)
PHCN năm 2 (N=20)
PHCN năm 3 (N=20)
PHCN năm 4 (N=20) Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
Kỹ năng vận hành 42,75 ± 6,39 43,00 ± 5,14 42,15 ± 7,26 47,05 ± 3,91
Kỹ năng điều hướng
thông tin 26,55 ± 6,43 25,05 ± 6,30 24,20 ± 7,01 28,00 ± 6,85
Kỹ năng xã hội 25,15 ± 3,84 25,35 ± 2,41 24,70 ± 4,38 26,15 ± 3,01
Kỹ năng sáng tạo 24,10 ± 6,07 22,55 ± 7,80 22,55 ± 6,38 25,20 ± 7,53
Kỹ năng di động 12,35 ± 1,60 12,00 ± 1,89 12,10 ± 2,22 13,65 ± 1,98
Điểm trung bình ± Độ
lệch chuẩn 26,18 ± 4,87 25,59 ± 4,71 25,14 ± 5,45 28,01 ± 4,66
IV BÀN LUẬN
Mức độ ứng dụng CNTT của sinh viên
khoa ĐD-KTYH theo chuyên ngành
Nhìn chung trong từng kỹ năng ĐTB của
các chuyên ngành không có sự chênh lệch
quá lớn và đều khá cao Kết quả này có lẽ
phù hợp khi chương trình đào tạo mà ĐHYD
TPHCM đưa ra thì sinh viên sáu chuyên
ngành đều được học Tin học đại cương với
02 tín chỉ bao gồm 01 lý thuyết và 01 tín chỉ
thực hành(8) Đối với khả năng điều hướng,
tìm kiếm các thông tin, nghiên cứu này cho
thấy có sự chênh lệch lớn giữa các chuyên
ngành Trong cứu này vẫn còn gần 1/3 sinh
viên các khối ngành sức khỏe cho biết mình
nên tham gia vào một khóa về tìm kiếm
thông tin trực tuyến Theo nghiên cứu của
Hoàng Thị Bạch Yến tại Trường Đại học Y
Huế cũng có tới 49,7% sinh viên không biết
cách tìm tài liệu cần tham gia một khóa
hướng dẫn cách tìm kiếm tài liệu trực
tuyến(9) Một con số đáng lưu ý, khi đa số
sinh viên các chuyên ngành không biết cách
thiết kế một trang web hoặc cách xin bản
quyền cho các nội dung trực tuyến Nghiên cứu của Diane O’Doherty trên sinh viên y khoa cũng nhấn mạnh về việc thiếu kiến thức
về thiết kế trang web, khi hầu hết đưa ra ý kiến “Tôi rất thích nhưng tôi không biết cách thiết kế trang web hoặc cập nhật trang web”(3) Nội dung biết cách theo dõi chi phí
sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động, vẫn còn một số sinh viên chưa biết vấn đề này Lý giải cho kết quả này có thể do đây là một hình thức chi trả tương đối mới nên sinh viên chưa tiếp cận nhiều và sợ rủi ro Một nghiên cứu về thương mại di động tại Việt Nam cũng đưa ra kết quả về tâm lý của người tiêu dùng là e ngại khi liên quan đến
sự riêng tư, cũng như những rủi ro về thông tin giao dịch(10)
Điểm trung bình ở hầu hết kỹ năng CNTT thuộc khối Điều dưỡng có xu hướng thấp hơn so với khối Kỹ thuật Y học ngoại trừ kỹ năng xã hội và kỹ năng di động Điều này tương đối dễ hiểu khi sinh viên khối Kỹ thuật
Y học đối tượng làm việc tiếp xúc thường là thiết bị, máy móc nên đối với kỹ năng vận