1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử hình thành nước mỹ và điểm đặc biệttrong quá trình hình thành hệ thống chính trịnước mỹ

22 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Hình Thành Nước Mỹ Và Điểm Đặc Biệt Trong Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Chính Trị Nước Mỹ
Tác giả Nguyễn Anh Thư, Hồ Phạm Quỳnh Như, Nguyễn Thị Ái Nhi, Nguyễn Phương Thảo, Thủy Thị Thu Thảo, Đoàn Huỳnh Nữ Ngọc
Người hướng dẫn GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 554,28 KB

Nội dung

Từ đó họ đã hình thành nên nền văn minh mới ở phần phía Bắc của lục địa này.Vào năm 1607, thuộc địa đầu tiên của nước Anh được thiết lập ở Bắc Mỹ là khu Jamestown.Nó suy giảm dần trong n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

1 Nguyễn Anh Thư (Nhóm trưởng)

2 Hồ Phạm Quỳnh Như

3 Nguyễn Thị Ái Nhi

4 Nguyễn Phương Thảo

5 Thủy Thị Thu Thảo

6 Đoàn Huỳnh Nữ Ngọc

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Từ trước đến nay, các sự kiện liên quan đến Mỹ đều luôn thu hút sự quan tâm từ mọi người khắp nơi trên Trái Đất này Mỹ là một quốc gia có lịch sử đầy biến động với các cuộc di dân đến Tân thế giới, cuộc nội chiến Hoa Kỳ hay lại là các cuộc thế chiến Những sự kiện lịch sử ấy đã hình thành nên một thể chế chính trị khác biệt hoàn toàn Và giờ đây Mỹ đã trở thành một siêu cương quốc đứng đầu thế giới

Và để tìm hiểu cho sự thay đổi ngoạn mục này, tôi đã hướng đến đề tài: “ Lịch sử hình thành nước Mỹ và điều đặc biệt trong hệ thống chính trị tại Mỹ”

CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NƯỚC MỸ

Trong chương này, tác giả sẽ tổng quan chi tiết về lịch sử hình thành nước

Mỹ Mỹ là một quốc gia có quá trình hình thành đầy biến động từ lịch sử di dân cho đến cuộc nội chiến hay là hai cuộc chiến tranh thế giới đều cho ta thấy rõ được bản chất và đặc điểm của nước Mỹ

1 Nước Mỹ thời lập quốc:

Người ta không biết chính xác rằng bằng cách nào hay khi nào người bản địa Mỹ đầu tiên đến định cư tại châu Mỹ và tại lãnh thổ ngày nay

là Hoa Kỳ Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng giả thiết phổ biến hơn hết cho rằng người bản địa di cư từ lục địa Á-Âu bằng cách

đi qua Beringia, một cầu lục địa khi đó nối liền vùng Siberi đến khu vực ngày nay là Alaska, và rồi sau đó phân tán về phía nam ra khắp châu Mỹ Cuộc di cư này có thể đã bắt đầu khoảng 30 ngàn năm về trước và tiếp tục cho đến 10 ngàn năm trước đây Và những cư dân đầu tiên đặt chân tới vùng đất này, được gọi là người

"Paleoamericans", chẳng bao lâu sau đó đa dạng hóa thành hàng trăm

dân tộc và bộ lạc có nền văn hóa riêng biệt

Trang 3

Từ năm 1492 đến 1504, cuộc thám hiểm của Cristoforo Colombo đã tìm ra vùng đất mới thế nhưng bản thân của Colombo cho rằng đây chỉ là một vùng đất thuộc Ấn Độ Năm 1578, Humphrey Gibert được

Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập một thuộc địa cho những

vùng đất man di, mọi rợ ở Tân thế giới (Châu Mỹ sau này) Năm

1585, Raleigh thiết lập thuộc địa của người Anh đầu tiên ở Bắc Mỹ

trên đảo Roanoke ngoài khơi bờ biển bang Bắc Carolina Năm 1600, làn sóng nhập cư ồ ạt từ Châu Âu sang Bắc Mỹ bắt đầu Phong trào này kéo dài suốt 3 thế kỷ, từ con số vài trăm người ngày càng tăng lênhàng triệu người Từ đó họ đã hình thành nên nền văn minh mới ở phần phía Bắc của lục địa này

Vào năm 1607, thuộc địa đầu tiên của nước Anh được thiết lập ở Bắc

Mỹ là khu Jamestown.Nó suy giảm dần trong nhiều thập niên cho đếnkhi một làn sóng người định cư mới đến vào cuối thế kỷ 17 và lập nênmột nền nông nghiệp thương mại dựa vào cây thuốc lá Nhiều cuộc chiến đẫm máu được diễn ra trong các giai đoạn này

Vào thập niên 1770, Mười ba thuộc địa Anh có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình Nghị viện Anh Quốc áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt ra các thứ thuế mới Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu vào tháng 4 năm 1775 Ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập

khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra

và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

2 Cách mạng Hoa Kỳ:

Mười ba thuộc địa bắt đầu nổi loạn chống lại sự cai trị của người Anh

vào năm 1775 và tuyên bố độc lập vào năm 1776 với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775–1783), việc người Mỹ bắt giữ đội quân xâm lược Anh tại Saratoga năm 1777

đã củng cố được vùng đông bắc và khuyến khích người Pháp liên minh quân sự với Hoa Kỳ Pháp lôi kéo Tây Ban Nha và Hà Lan vào liên minh, do đó cân bằng các lực lượng lục quân và hải quân cho mỗibên do Anh không có đồng minh

Trang 4

Tướng George Washington (1732–1799) thể hiện là một nhà điều

binh và tổ chức xuất sắc Ông làm việc thành công với Quốc hội Lục địa và các thống đốc tiểu bang, lựa chọn và chỉ dẫn các sĩ quan cao cấp, hỗ trợ và huấn lệnh binh sĩ của mình, và duy trì một quân đội có

ý tưởng về một nền cộng hòa

Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Đệ nhị Quốc hội Lục địa họp tại thành phố Philadelphia tuyên bố nền độc lập của "Hợp chúng quốc châu Mỹ"

bằng bản Tuyên ngôn Độc lập Ngày 4 tháng 7 được chào mừng như

là ngày quốc khánh Quốc gia mới được thành lập trên cơ sở các ý

tưởng khai sáng của chủ nghĩa tự do mà theo Thomas Jefferson được

gọi là các quyền không thể chuyển nhượng được đó là "sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc" và quốc gia này cống hiến mạnh mẽ cho các nguyên lý cộng hòa Chủ nghĩa cộng hòa nhấn mạnh rằng nhân dân cóchủ quyền (chứ không phải là các quốc vương thế tập), đòi hỏi quyền công dân, lánh xa tham nhũng, và bác bỏ chế độ quý tộc

3 Nội chiến nước Mỹ:

Vào ngày 12/4/1861 khi quân đội Liên minh miền Nam tấn công căn

cứ quân sự Hoa Kỳ ở đồn Sumter tại Nam Carolina Để đáp trả cuộc

tấn công, ngày 15 tháng 4, Lincoln ra lệnh cho các tiểu bang phái lực

lượng với tổng số 75 ngàn quân tái chiếm các đồn, bảo vệ thủ đô, và

"giữ vững liên bang" mà theo quan điểm của ông vẫn còn tồn tại, không thay đổi cho dù các hành động của các tiểu bang ly khai Hai

quân đội có các vụ đụng độ lớn đầu tiên tại Trận Bull Run thứ nhất mà

kết thúc bằng một sự thảm bại bất ngờ của phe Liên bang Tuy nhiên điều quan trọng là trận đánh đã cho cả hai phía Liên bang và Liên minh thấy rằng cuộc chiến vẫn tiếp diễn dài hơn và đẫm máu hơn là ban đầu được dự liệu

Chẳng bao lâu cuộc chiến được phân thành hai mặt trận: mặt trận miền Đông và mặt trận miền Tây Tại mặt trận miền Tây, Liên bang khá thành công với các trận đánh lớn như trận Perryville và trận

Shiloh, tạo ra các chiến thắng mang tính chiến lược của Liên bang và đập tan các chiến dịch lớn của Liên minh miền Nam Chiến sự tại mặt trận miền Đông khởi sự thật tệ đối với phe Liên bang miền Bắc khi quân Liên minh miền Nam chiến thắng tại Manassas Junction (Bull Run), nằm ngay bên ngoài Washington

1/3/1863 phe liên minh miền Bắc thất bại với đỉnh điểm là trận đại bại

tại Gettysburg của tướng Robert E.Lee Đồng thời vào ngày 4 tháng 7

Trang 5

năm 1863, các lực lượng Liên bang dưới quyền chỉ huy của tướng

Ulysses S Grant giành được kiểm soát sông Mississippi tại trận

Vicksburg, vì thế xé đôi phe Liên minh miền Nam Lincoln phong cho

tướng Grant làm tư lệnh toàn thể các đơn vị lục quân Liên bang.Hai năm cuối cùng của cuộc chiến diễn ra đẫm máu đối với cả hai phía vớiviệc tướng Grant mở chiến tranh tiêu hao chống Lục quân Bắc

Virginia của tướng Lee.Chiến tranh tiêu hao này được chia thành

ba chiến dịch lớn Đầu tiên là Chiến dịch Overland buộc tướng Lee

rút lui vào thành phố Petersburg, nơi tướng Grant lại mở một cuộc

công kích lớn thứ hai của mình trong Chiến dịch

Richmond-Petersburg bao vây Richmond-Petersburg Sau khi bao vây gần mười tháng,

Petersburg đầu hàng Tuy nhiên, quân phòng vệ Đồn Gregg cho phép Lee đưa lục quân của mình ra khỏi Petersburg Grant đuổi theo và mở

chiến dịch cuối cùng, Chiến dịch Appomattox với kết quả là Lee ra

lệnh cho Lục quân Bắc Virginia đầu hàng vào ngày 9 tháng 4 năm

1865 tại tòa án quận Appomattox Các lục quân khác của Liên minh miền Nam theo bước đầu hàng và chiến tranh kết thúc mà không có quân nổi dậy sau chiến tranh

4 Hoa Kỳ vào thế kỷ 19:

1/1/1863 đến 1877 Lincoln tuyên ngôn giải phóng nô lệ Và các

vấn đề chính mà Lincoln phải đối mặt là địa vị của những cựu nô lệ

(được gọi là "Freedmen", tạm dịch là người được giải phóng), sự

trung thành và dân quyền của các cựu binh phe phản loạn, địa vị của

11 cựu tiểu bang Liên minh miền Nam, quyền lực của chính phủ liên bang cần thiết để ngăn chặn một cuộc nội chiến trong tương lại, và câu hỏi liệu Quốc hội hay tổng thống sẽ ra các quyết định lớn Vì vậy

ba "tu chính án tái thiết" được thông qua để nới rộng dân quyền cho

người Mỹ da đen: Tu chính án 13 đặt chế độ nô lệ ra khỏi vòng pháp luật; Tu chính án 14 bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả và quyền công dân cho người da đen; Tu chính án 15 ngăn cấm dùng lý do

chủng tộc để tước quyền công dân của một người Nửa cuối thế kỷ 19 được đánh dấu bởi sự phát triển và định cư miền Tây của Hoa Kỳ Đầu tiên là các cỗ xe ngựa kéo và rồi sau đó được trợ lực với việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa và chiến tranh thường xuyên với người bản địa Mỹ khi người định cư lấn chiếm đất đai truyền thống của người bản địa Dần dần Hoa Kỳ mua đất của họ và xóa bỏ tuyên bố chủ quyền của họ, cưỡng bách phần lớn bộ lạc vào các khu dành riêng có giới hạn

Trang 6

Một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn quốc trầm trọng bùng phát vào năm 1893 Cuộc khủng hoảng này được gọi là "Panic of 1893""

làm ảnh hưởng đến các nông gia, công nhân, và giới thương mại với giá cả, tiền lương và lợi nhuận bị rớt Nhiều công ty đường sắt bị phá sản Phản ứng chính trị đối với cuộc khủng hoảng này rơi vào đảng Dân chủ và vị tổng thống thuộc đảng Dân chủ, Grover Cleveland, gánh vác phần lớn lời chỉ trích về trách nhiệm Bất ổn lao động gồm

có vô số các cuộc đình công Nổi bật nhất là vụ đình công Pullman gây ra bạo động năm 1894, bị binh sĩ liên bang dập tắt theo lệnh của

tổng thống Cleveland Phong trào "free silver" đòi hỏi dùng bạc để

tăng nguồn cung cấp tiền tệ, dẫn đến tình trạng lạm phát mà theo những người phát động trong trào tin rằng sẽ kết thúc khủng hoảng.

Thịnh vượng trở lại dưới thời tổng thống McKinley Bản vị vàng đượcchấp thuận và quan thuế được nâng lên Đến năm 1900, Hoa Kỳ có nền kinh tế mạnh nhất trên địa cầu

5 Hoa Kỳ vào thế kỷ 20:

Vào giai đoạn này, Hoa Kỳ trở thành một cường quốc quân sự và kinh

tế thế giới sau năm 1890 Tình tiết chính yếu là Chiến tranh Tây Ban

Nha-Mỹ bắt đầu khi Tây Ban Nha từ chối đòi hỏi của Mỹ về việc sửa

đổi các chính sách đàn áp của họ tại Cuba "Chiến tranh nhỏ hùng tráng" như một giới chức gọi nó gồm có một loạt các chiến thắng nhanh của Mỹ trên đất liền và ngoài biển Tại hội nghị hòa bình Hiệp ước Paris, Hoa Kỳ lấy được Philippines, Puerto Rico, và Guam

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra tại châu Âu từ năm 1914,

Tổng thống Woodrow Wilson nắm giữ hoàn toàn chính sách đối ngoại

Ông tuyên bố trung lập nhưng cảnh cáo Đức rằng nếu tiếp tục chiến tranh bằng tàu ngầm không giới hạn chống tàu thuyền Mỹ cung cấp

đồ tiếp liệu cho các quốc gia đồng minh thì đồng nghĩa với chiến tranh Đức quyết định đối mặt rủi ro và tìm cách chiến thắng bằng cách cắt nguồn tiếp liệu đến Anh Quốc Hoa Kỳ tuyên chiến vào tháng

4 năm 1917

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra Mỹ cũng tham gia vào trong

cuộc chiến này Đế quốc Nhật Bản tuyên chiến với Hoa Kỳ và Đế

quốc Anh vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 ngay sau khi tấn công

Trân Châu Cảng cùng ngày hôm đó Ngày 11 tháng 12 năm 1941,

Đức và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ Cho đến thời điểm đó, Hoa

Kỳ đang duy trì tình trạng trung lập mặc dù từ tháng 3 năm đó họ đã

Trang 7

bắt đầu cung cấp quân trang cho Anh theo tinh thần của Đạo luật Lend-Lease Năm 1940 đánh dấu một sự thay đổi thái độ của Hoa Kỳ.Những chiến thắng của Phát xít Đức tại Pháp, Ba Lan và các nơi khác cộng thêm trận chiến nước Anh đã khiến cho nhiều người Mỹ tin rằng

Hoa Kỳ sớm muộn cũng phải bị lôi cuốn vào vòng chiến Ngày 11

tháng 3 năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt ký Đạo luật Lend-Lease nhằm thực hiện việc cung cấp vũ khí Mỹ được xem là quan trọng cần thiết cho phe đồng minh chống lại phe Trục vì phần lớn các trang bị nặng của Anh đã bị bỏ lại sau khi họ rút lui khỏi Dunkirk Mặc dù đây không phải là việc tuyên chiến của chính phủ

Mỹ nhưng Đạo luật Lend-Lease có thể được xem như bằng chứng cho

thấy chính phủ Mỹ có thái độ đồng tình với phe đồng minh Tuy nhiênđây không phải là thái độ của công chúng Mỹ.Vào năm 1941, Hoa Kỳngày một gia tăng tham dự trong cuộc chiến mặc dù trên danh nghĩa

vẫn là trung lập Tháng tư năm 1941, Tổng thống Roosevelt nới rộng

vùng an ninh liên Mỹ về phía đông xa tận đến Iceland Các lực lượng Anh đã chiếm được Iceland khi Đan Mạch rơi vào tay Đức năm 1940;Hoa Kỳ bị thuyết phục cung cấp lực lượng của mình để giúp lực lượng Anh trên hòn đảo này Các chiến hạm của Mỹ bắt đầu hộ tống các đoàn tàu của đồng minh trong Tây Đại Tây Dương xa đến tận Iceland, và đụng độ với tàu ngầm Đức (U-boat).Lần đầu tiên người

Mỹ chạm trán quân sự kể từ sau ngày 1 tháng 9 năm 1939 Ngày

7/12/1941 Nhật Bản mở cuộc tấn công chớp nhoáng toàn lực vào Trân Châu Cảng Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống

Roosevelt chính thức yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật

Bản trước một cuộc họp lưỡng viện quốc hội vào ngày 8 tháng 12 năm 1941 Quốc hội thông qua quyết định tuyên chiến với chỉ một phiếu chống tại cả hai viện lập pháp Hoa Kỳ triển khai chiến thuật nhảy đảo (chiếm dần từng đảo) về hướng Tokyo, thiết lập các đường băng cho các cuộc không kích bằng phi cơ chống lại chính địa Nhật Bản từ Quần đảo Mariana và giành được nhiều chiến thắng vất vã tại Iwo Jima và Okinawa năm 1945 Sau trận đánh đẫm máu tại Okinawa,Hoa Kỳ chuẩn bị xâm nhập các đảo quốc nội của Nhật Bản trong khi

đó phi cơ B-29 thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản, buộc đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và kết thúcChiến tranh thế giới thứ hai Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản (và một phần nước Đức), phái Douglas MacArthur đến tái thiết hệ thống chính trị

và nền kinh tế Nhật Bản theo đường hướng của Mỹ.Mặc dù Hoa Kỳ mất 400.000 binh sĩ, nhưng chính địa Hoa Kỳ thịnh vượng vì không bị

chiến tranh tàn phá như đã xảy ra tại châu Âu và châu Á Sự tham gia

Trang 8

của Hoa Kỳ vào các vấn đề ngoại giao hậu chiến tranh đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa biệt lập Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành một trong hai

cường quốc vượt trội với quốc gia kia là Liên Xô Lưỡng đảng trong

Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận cho phép Hoa Kỳ tham gia

vào Liên Hiệp Quốc Đây là sự kiện đánh dấu sự quay lưng từ bỏ chủ nghĩa biệt lập truyền thống của Hoa Kỳ và hướng tới việc tham gia vào các vấn đề quốc tế ngày càng nhiều.

Từ năm 1945–1948 Mỹ cứu giúp châu Âu thoát khỏi tình trạng tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ hai và ngăn chặn sự bành trướng của

chủ nghĩa cộng sản mà Liên Xô là đại diện Học thuyết Truman năm

1947 tạo điều kiện viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ

Kỳ để phản ứng đối phó mối đe dọa bành trướng của cộng sản tại

vùng Balkan Năm 1948, Hoa Kỳ thay thế các chương trình viện trợ

tài chính từng phần bằng kế hoạch Marshall toàn diện, bơm tiền vào

nền kinh tế Tây Âu, và tháo vỡ các hàng rào mậu dịch trong khi đó hiện đại hóa các phương thức điều hành trong thương nghiệp và chínhquyền

Năm 1949, Hoa Kỳ từ bỏ chính sách lâu đời không liên minh quân sự

trong thời bình khi đứng ra thành lập liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc

Đại Tây Dương (gọi tắt là NATO) Để đối phó, Liên Xô thành lập

Khối Warszawa gồm các quốc gia cộng sản Trong những thập niên sauChiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở nên có ảnh hưởng toàn cầu về các vấn đề kỹ thuật, quân sự, chính trị và kinh tế Người Mỹ datrắng chiếm gần 90% dân số vào năm 1950

6 Nước Hoa Kỳ trong thế kỷ 21:

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ bị một cuộc tấn công khủng bố

khi 19 tên cướp máy bay thuộc nhóm chiến binh hồi giáo al-Qaeda cầm lái 4 máy bay hành khách và cố tình đâm vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới và vào Ngũ Giác Đài, giết chết gần 3.000 người, đa số là dân sự Để trả đũa, ngày 20 tháng 9, Tổng thống George W Bush tuyên bố một cuộc "Chiến tranh chống khủng bố"

Tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu bước vào một

cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thường được gọi là Đại suy thoái

Trang 9

CHƯƠNG 2 ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ

1 Hệ thống chính trị của Mỹ:

Trang 10

Hoa Kỳ là một nước Cộng hòa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Toà

án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo Hiến pháp

Trong khi đó, chính quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang Mô hình này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang

(tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang).

1.1 Phân quyền theo phương ngang:

QUỐC HỘI HOA KỲ:

Là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Chính quyền Liên bang Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ Quốc hội Hoa Kỳ là định chế quyền lực theo mô hình lưỡng viện,

gồm Hạ viện và Thượng viện

Thượng viện Hạ viện

Thành viên được gọi là

thượng nghị sĩ.

Số thượng nghị sĩ cho mỗi

bang là 2 người, không tính

theo tỷ lệ dân số

Tổng cộng 100 thượng nghị sĩ,

phục vụ theo nhiệm kỳ 6 năm

Thành viên được gọi là dân biểu

Mỗi thành viên đại diện cho một hạt bầu cử

Tổng cộng là 435 thành viên, phục vụ theo nhiệm kỳ 2 năm

 Quốc hội Hoa kỳ (Lập Pháp):

- Quốc Hội ban hành luật pháp

- Tuyên bố chiến tranh

- Qui định về thương mại và tiền tệ

- Buộc tội các quan chức

- Bác bỏ phủ quyết của tổng thống

 Ảnh hưởng của quốc hội đối với tổng thống thăng trầm theo dòng lịch sử.TỔNG THỐNG:

Là nguyên thủ quốc gia và cũng là người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ Đây

là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận

như vậy tại Hoa Kỳ Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của Chính phủ

liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ)

Trang 11

Điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực

tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh Trong lúc quyền lực

tuyên chiến được Hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự.Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp

thuận với 2/3 số phiếu tán thành Tổng thống là người vừa có quyền lực

hành pháp vừa là người có quyền tư pháp.

 Tổng thống Hoa Kỳ (Hành Pháp):

- Tổng thống thực thi luật

- Đề xuất, phủ quyết

- Quyền đối thoại

- Chỉ định thẩm phán liên bang và các quan chức

- Đứng đầu quân đội và nhà nước

TÒA ÁN TỐI CAO:

Là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc

giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng

về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến)

Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ,

Tòa án tối cao là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội Thẩm phán tòa tối cao (hiện nay

có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án

 Tòa Án Tối Cao (TƯ PHÁP):

- Tòa án tối cao diễn giải luật

- Tuyên bố luật, hay hành động nào của tổng thống là vi hiến

Vi hiến: là hành vi làm trái với quy định của hiến pháp

1.2 Phân quyền theo phương dọc:

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w