Khái niệm và vai trò của cán bộ quản lý tới sự ổn định chính trị - xã hội...6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VAI TRÒCỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG VIỆC GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍN
Mục tiêu Nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những cơ sở lý luận về ổn định chính trị - xã hội và vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nêu lên thực trạng chính trị - xã hội và vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh,liệt kê nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương hiện nay
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ổn định chính trị - xã hội và vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội
Chương 2: Thực trạng ổn định chính trị - xã hội và vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương hiện nay
Chương 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương trong thời gian tới
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG VIỆC GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Ổn định chính trị - xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội
1.1.1 Ổn định chính trị - xã hội và một số khái niệm có liên quan a, Khái niệm ổn định và phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong quá trình vận động của cái đang tồn tại thường có cả sự ổn định và mất ổn định Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội có cả sự phát triển và tiến bộ xã hội, có cả phản phát triển Trên thực tế thường tồn tại hai trạng thái ổn định của sự vật Có trạng thái ổn định đồng nghĩa với sự trì trệ, phản phát triển Trạng thái ổn định này nhiều khi trở thành nguyên nhân của sự mất ổn định không tránh khỏi về sau Trạng thái ổn định khác của sự vật là ổn định tương đối gắn với sự phát triển, ổn định trong phát triển Trong bài tiểu luận này sinh viên đề cập tới dạng ổn định thứ hai.
Theo đó, ổn định là một trạng thái vận động ở thế cân bằng tạm thời trong quá trình phát triển của sự vật theo quy luật khách quan.
Còn phát triển là quá trình biến đổi của sự vật theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật khách quan. b, Khái niệm ổn định chính trị - Xã hội
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về ổn định chính trị - Xã hội,nhưng theo cách hiểu khái quát quát nhất của sinh viên thì ổn định chính trị - xã hội là một trạng thái bền vững của hệ thống xã hội, bảo đảm sự hoạt động và phát triển tối tru của nó theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật khách quan, ở đó quyền lực chính trị được sử dụng trên cơ sở đồng thuận của đại đa số các nhóm xã hội và các thành viên trong xã hội.
Như vậy, nội hàm của ổn định chính trị - xã hội ở một đất nước, ở một quốc gia được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, ổn định về tư tưởng chính trị và đường lối chính trị
Thứ hai, hệ thống chính trị thực thi có hiệu quả quyền lực chính trị của nhân dân và thực hiện được các mục tiêu phát triển
Thứ ba, có sự đồng thuận về lợi ích giữa chủ thể cầm quyền và các giai tầng khác trong xã hội
Thứ tư, ổn định và phát triển bền vững các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Đó cũng chính là những tiêu chí cơ bản để nhận biết sự ổn định chính trị - xã hội của một nước, một quốc gia
1.1.2 Ổn định chính trị - xã hội đối với sự phát triển xã hội Ổn định chính trị - xã hội là tiền đề rất cần thiết để phát triển xã hội, là một yêu cầu tất yếu của các nước khi tiến hành hành cải cách, đổi mới Thực tiễn cho thấy, muốn phát triển xã hội phải ổn định chính trị - xã hội, nhưng muốn ổn định chính trị - xã hội thì phải phát triển xã hội đúng hướng, có hiệu quả Ôn định chính trị - xã hội có sự thống nhất biện chứng với phát triển xã hội Sự ổn định này bao hàm trong nó sự thay đổi và do sự phát triển tự nó đòi hỏi sự biến đổi, không đứng im, tĩnh tại Nó luôn phải vượt qua những giới hạn cũ để sinh thành cái mới Tuy nhiên, những thay đổi, biến động đó phải phù hợp với quy luật, với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội chứ không phải ngược lại.
Lịch sử cho thấy, một chế độ xã hội để xảy ra mất ổn định chính trị - xã hội thì khó có thể phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Những thập kỷ vừa qua, dù là các nước tư bản chủ nghĩa hay là các nước xã hội chủ nghĩa, khi đã lâm vào khủng hoàng, rối loạn chính trị thì không những giảm sút sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn phá vỡ nhiều thành quả kinh tế và tiến bộ xã hội đã đạt được Đặng Tiểu Bình - kiến trúc sư của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã cho rằng: “Không có môi trường ổn định, sẽ không làm được gì hết, những thành quả đã đạt được cũng sẽ mất đi”.
Ngày nay, các quốc gia đã nhận ra rằng, muốn ổn định chính trị - xã hội thì phải phát triển bền vững, phát triển vì con người Theo đó, ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia được hiểu là quá trình biến đổi về chính trị theo hướng ngày càng tiến bộ, công bằng, dân chủ và văn minh; là sự tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người; là sự đồng thuận xã hội dựa trên sự hài hoà lợi ích giữa giai cấp cầm quyền với các giai tầng khác trong xã hội; là quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội Con người không chỉ là mục đích của sự phát triển mà còn là chủ thể quyết định tương lai, cuộc sống của họ theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội Các quá trình này đòi hỏi phải tôn trọng tính đa dạng về tư tưởng, dân tộc, văn hóa, tôn giáo và bảo vệ môi trường , đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của các công dân trong điều kiện hoà hợp, đồng thuận dân tộc và xã hội.
Do vậy, chỉ khi nào sự phát triển xã hội đảm bảo phát triển con người, đảm bảo và nâng cao chất tiến bộ, nhân văn của một xã hội, khi đó phát triển xã hội mới tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội bền vững. Đổi mới toàn diện xã hội là con đường đảm bảo xã hội ổn định, phát triển bền vững Đổi mới để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội là một cuộc đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ, chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng xã hội, bảo đảm những lợi ích chính đáng, thiết thân hàng ngày của người dân, các quyền, nghĩa vụ của công dân Đổi mới để thực hiện tiến bộ xã hội, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng của con người
Công cuộc đổi mới ở nước ta thực chất là nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội để phát triển Thực chất đó là quá trình chuyển biến đất nước từ trạng thái ổn định tĩnh lặng, trì trệ, bảo thủ sang trạng thái ổn định, phát triển bền vững Quá trình đó mặc dù gặp không ít khó khăn, trắc trở nhưng về cơ bản nước ta vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo cho công cuộc đổi mới thắng lợi, đem lại những thành quả to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Thực tiễn đó đã khẳng định, ổn định chính trị xã hội là tiền đề, điều kiện tối cần thiết để phát triển xã hội, đổi mới đất nước.
Khái niệm và vai trò của cán bộ quản lý tới sự ổn định chính trị - xã hội
1.2 Khái niệm cán bộ quản lý a, Cán bộ quản lý
Khái niệm cán bộ quản quản lý:
Theo tác giả Phạm Ngọc Thanh “cán bộ quản lý là người quản lý thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định trong một tổ chức, thông qua tuyển cử hoặc bổ nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm nhất địnhtrong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của tổ chức”
Tác giả Phan Huy Đường đưa ra khái niệm cán bộ quản lý theo hướng nhấn mạnh ba khía cạnh của công việc quản lý: “cán bộ quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình”
Như vậy cán bộ quản lý là những cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý.
Như vậy, ổn định chính trị - xã hội là do cán bộ quản lý chủ chốt có ý nghĩa trực tiếp quyết định Bởi vì, họ là người đề ra phương hướng, chủ trương, lựa chọn bước đi hợp lý; chủ động đổi mới, hoàn thiện thể chế cho phù hợp với tất yếu khách quan; biết nâng cao dân trí, đoàn kết, tập hợp nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới; biết giải tỏa xung đột, mâu thuẫn để tạo ra sự đồng thuận xã hội Cán bộ quản lý chủ chốt làm tốt các công việc đó sẽ giữ vững được ổn định chính trị - xã hội Nhưng muốn thực hiện các vai trò đó, cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có phẩm chất và năng lực ngang tầm. b, Các cấp cán bộ quản lý
Bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng đều nằm trong một hệ thống nhất định, đều chia thành các tầng lớp khác nhau Cho nên, ngoài việc phân biệt các chức danh quản lý trong cùng một cấp độ quản lý, người ta còn nhận thấy ở các cấp độ khác nhau cán bộ quản lý chủ chốt cũng có phẩm chất, năng lực không như nhau Do vậy, cần có sự phân biệt cán bộ quản lý chủ chốt giữa các cấp độ quản lý
Hoạt động của xã hội hiện đại ngày càng diễn ra phức tạp, cấp độ quản lý của các cơ cấu, tổ chức ngày càng rõ ràng, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý chủ chốt ngày càng cao Do vậy, đòi hỏi phải phân chia các cấp độ quản lý để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ quản lý chủ chốt các cấp Trong tổ chức xã hội nói chung, người ta thường phân chia thành ba cấp độ quản lý Đó là cán bộ quản lý chủ chốt cấp cao, cán bộ quản lý chủ chốt cấp trung gian và cán bộ quản lý chủ chốt cấp cơ sở Sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi cấp độ quản lý khác nhau nên họ cũng có yêu cầu học tập và rèn luyện khác nhau.
Hiện nay, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cả ba cấp độ nêu trên, người ta thường nhấn mạnh các phẩm chất, năng lực cơ bản sau đây: Là tấm gương tốt cho mọi người, nghiêm khắc với bản thân, công chính và liêm khiết, cầu thị và thành thực, khách quan và thẳng thắn, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng hoạch định chiến lược phát triển; quyết đoán, sáng tạo; trung thành với sự nghiệp của giai cấp, có khả năng liên kết, làm việc với mọi người; khả năng dùng người, am hiểu thực tiễn, có kinh nghiệm công tác và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại, giỏi ngoại ngữ, tin học, có khả năng giao tiếp tốt Tóm lại, họ phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí uyên bác và cái hành mẫu mực
Thực tiễn cho thấy, việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước là do cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cao giữ vai trò quyết định còn việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở lại do cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trực tiếp quyết định.
1.2.2 Vai trò của cán bộ quản lý tới sự ổn định chính trị - xã hội
Theo Miutzberg, quản lý có các vai trò:
Thứ nhất, liên cá nhân (thủ trưởng, người lãnh đạo, người đại diện).
Thứ hai, thông tin (người theo dõi, người phổ biến, người phát ngôn)
Thứ ba, quyết định (người lãnh đạo, kiềm chế hỗn loạn, phân bổ nguồn lực, thương thuyết)
Ngày nay, người ta cho rằng người quản lý chiến lược, quản lý ở tầng trung,tầng cao là người lãnh đạo
Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa ngày càng mở rộng và phức tạp (hiện nay đã mang tính toàn cầu), quản lý càng có vai trò quan trọng
Bản chất của quản lý là một loại quan hệ xã hội đặc thù Quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động biện chứng giữa những con người thuộc chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Bản chất đó biểu hiện cụ thể trên các đặc điểm sau đây:
Một là, thực hiện mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng Nhưng Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: Một mặt, một quyền uy nhất định, không kể quyền uy đó được tạo ra bằng cách nào; mặt khác, một sự phục tùng nhất định Quyền uy và chủ thể quản lý: về hành chính - tổ chức (cưỡng bức); về lực lượng vật chất; về đạo đức, trí tuệ, niềm tin
Hai là, quản lý là hoạt động chủ quản của chủ thể quản lý Nó chỉ đúng và đạt kết quả khi phù hợp với yêu cầu của quy luật và thực tế khách quan Ba là, thực hiện quan hệ lợi ích hợp lý, hài hòa - vừa là mục tiêu vừa là động lực của quản lý, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội.
Vai trò của cán bộ quản lý tới sự ổn định chính trị - xã hội
Trong sự vận động, phát triển của đời sống xã hội, quản lý ngày càng có vai trò quan trọng, biểu hiện:
Thứ nhất, tạo nên sự thống nhất về nhận thức, ý chí, tư tưởng và hành động (với những mục tiêu, căn cứ xác đáng) để thực hiện đường lối, kế hoạch đã định
Thứ hai, tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn các hoạt động của đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo sự ổn định hợp lý và đạt hiệu quả cao
Thứ ba, tạo môi trường và điều kiện an toàn, thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong các hoạt động của mình, khai thác tối đa hợp lý các tiềm năng, nguồn lực, động lực để đạt kết quả cao nhất
Thứ tư, Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động, đề ra và thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế, khắc phục những sai lầm, tiêu cực, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quản lý
THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG VIỆC GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG HIỆN NAY
Tình hình chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương
2.1.1 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở huyện Thanh Chương
Diện tích tự nhiên của Thanh Chương là 1.128,8678 km 2 , xếp thứ năm trong 20 huyện, thành, thị trong tỉnh. Địa hình Thanh Chương rất đa dạng Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp Núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai của huyện Núi non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Màn, có đỉnh cao 1.026 m, tạo thành ranh giới tự nhiên với tỉnh Bôlykhămxay (Lào), tiếp đến là các đỉnh Nác Lưa cao 838 m, đỉnh Vũ Trụ cao 987 m, đỉnh Bè Noi cao 509 m, đỉnh Đại Can cao 528 m, đỉnh Thác Muối cao 328 m Núi đồi tầng tầng lớp lớp, tạo thành những cánh rừng trùng điệp Phía hữu ngạn sông Lam đồi núi xen kẽ, có dãy chạy dọc, có dãy chạy ngang, có dãy chạy ven bờ sông, cắt xẻ địa bàn Thanh Chương ra nhiều mảng, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp Chỉ có vùng Thanh Xuân, Võ Liệt, Thanh Liên là có những cánh đồng tương đối rộng Phía tả ngạn sông Lam, suốt một giải từ chân núi Cuồi kéo xuống đến rú Dung, núi đồi liên tiếp như bát úp, nổi lên có đỉnh Côn Vinh cao 188 m, núi Nguộc (Ngọc Sơn) cao 109 m.
Cũng như các vùng miền núi khác trong tỉnh, vùng đất Thanh Chương do khai thác lâu đời, bồi trúc kém nên đất đai trở nên cằn cỗi và ong hoá nhanh, trừ vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Lam và sông Giăng.
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt khắp huyện, ngoài tuyến đò dọc, từ lâu đời, nhân dân còn mở hàng chục bến đò ngang, tạo điều kiện giao thông vận tải, giao lưu giữa các vùng trong huyện.
Do địa thế sông núi hiểm trở nên Thanh Chương có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự Người xưa đã đánh giá địa thế Thanh Chương là "tứ tắc" (ngăn lấp cả bốn mặt) Đồng thời, Thanh Chương với cảnh núi non trùng điệp, sông nước lượn quanh, tạo nên vẻ thơ mộng, “sơn thuỷ hữu tình”, đẹp như những bức tranh thuỷ mặc Những thắng cảnh như thác Muối, vực Cối, rú Nguộc, ngọn Tháp Bút, dãy Giăng Màn… đã làm cho quang cảnh đất trời Thanh Chương thêm bội phần tươi đẹp Người xưa đã từng ca ngợi: hình thế Thanh Chương đẹp nhất ở xứ Hữu Kỳ (vùng đất từ Quảng Trị ra Thanh Hoá).
Về giao thông vận tải: Ngoài đường thuỷ với hệ thống sông ngòi kể trên,
Thanh Chương có đường Hồ Chí Minh dài 53 km chạy dọc theo hướng tây bắc - đông nam từ Thanh Đức tới Thanh Xuân qua 11 xã; đường quốc lộ 46 từ Thanh Khai đến Ngọc Sơn rồi chạy ngang qua Võ Liệt, cắt đường Hồ Chí Minh, tới cửa khẩu Thanh Thuỷ; đường 15 chạy từ Ngọc Sơn lên Thanh Hưng, theo hướng gần như song song với đường Hồ Chí Minh Ngoài ra, Thanh Chương còn có nhiều đường mòn qua Lào và các đường liên xã, liên thôn, thuận lợi cho sản xuất và giao lưu giữa các vùng nội huyện.
Khí hậu: Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới gió mùa), một năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mùa hè có gió tây nam (gió Lào) rất nóng nực Mùa thu thường mưa nhiều, kéo theo bão lụt Mùa đông và mùa xuân có gió mùa đông bắc rét buốt Khí hậu khắc nghiệt ở Thanh Chương có ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của con người và cây trồng, vật nuôi Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống nhưng với tính cần cù, nhẫn nại, nhân dân Thanh Chương đã tạo ra được những sản vật đặc trưng của từng vùng.
Dân số: Số dân Thanh Chương năm 1930 có 64.074 người Năm 2000 có
228.603 người, đến năm 2019 là 240.808 người Tốc độ tăng trưởng dân số đã bị chậm lại kể từ đầu thế kỷ XXI bởi làn sóng di cư kinh tế đến Bình Dương, Đồng Nai,
Hà Nội, Sài Gòn Đa số là người Kinh, một số rất ít người dân tộc như Thái, Mông, Đan Lai
Kinh tế: Thanh Chương là huyện nghèo, thuần túy về nông lâm nghiệp với các sản phẩm chủ lực là gạo, ngô, khoai, sắn, cam và chè Công nghiệp không thực sự phát triển với một số nhà máy như Nhà máy sản Thanh Ngọc, Nhà máy Gạch Ngói Rào Gang Gần đây huyện phát triển du lịch với trọng điểm là khu đảo chè Thanh Chương
Xét cho cùng, huyện Thanh Chương có đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong quá trình phát triển Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên đây, huyện Thanh Chương cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Thứ nhất, đại bộ phận dân cư chỉ thạo nghề làm nông nghiệp, chủ yếu là lúa nước, mà ít am hiểu về công nghiệp và dịch vụ Có nhiều xã dân số và lao động ở nông thôn làm việc trong nông nghiệp tăng làm cho tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp trở thành phổ biến và nghiêm trọng
Thứ hai, là nơi tập quán canh tác tự cấp, tự túc Mọi sinh hoạt của làng xã đều bó hẹp trong lũy tre làng Người dân ít được giao lưu với bên ngoài Tính chất tự phát, tự cung, tự cấp với nhiều năm hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp cùng với tính bảo thủ, trì trệ đã hạn chế khả năng tiếp cận cơ chế thị trường, kiến thức sản xuất hàng hóa của đội ngũ cán bộ và những người lao động trong vùng nhìn chung còn yếu.
Thứ ba, điểm xuất phát về kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn chung còn chậm
Thứ tư, bên cạnh những ưu điểm về sức mạnh truyền thống của huyện thì thói quen, tập quán và những tàn dư của chế độ phong kiến, thực dân để lại còn ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý người dân trong vùng Biểu hiện nổi bật là: chủ nghĩa địa phương, cục bộ, đầu óc hẹp hòi, biệt phái; tệ cường hào nhũng nhiễu còn bám rễ dai dẳng trên mảnh đất xã hội nông nghiệp cổ truyền; bệnh giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, thực dụng cản trở sự sáng tạo và tìm tòi cái mới; tâm lý e ngại đổi mới, chậm thích ứng với đổi mới, giao lưu và tiếp xúc với bên ngoài đang là những lực cản nặng nề đối với quá trình cải cách, đổi mới ở nông thôn trong huyện.
Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên, xã hội của huyện Thanh Chương về cơ bản có ảnh hưởng tích cực đến việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn không ít những những nhân tố cản trở sự phát triển bền vững và có thể dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương.
2.1.2 Những biến đổi về chính trị, xã hội ở hiện Thanh Chương thời gian gần đây
Những biến đổi về chính trị
Cùng với những biến đổi về kinh tế, công cuộc đổi mới đã thổi một luồng sinh khí mới vào bầu không khí chính trị ở nông thôn trong huyện Quyền được tham gia vào các hoạt động, vào các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội của người dân ngày càng được nâng cao Việc mở rộng cơ chế dân chủ và sự tích cực tham gia của họ vào việc thực hiện cơ chế dân chủ là khía cạnh quan trọng nhất đối với đời sống chính trị của người dân sống ởhuyện Thanh Chương.
Từ sau Đại hội VI của Đảng, thể chế chính trị từng bước được đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân Tính tập trung quan liêu của cấp ủy, chính quyền đã giảm nhiều Vai trò các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp của người dân ngày càng được mở rộng Đặc biệt, việc mở rộng dân chủ gắn với đổi mới hệ thống chính trị cơ sở đạt được những kết quả nhất định nên đã khơi dậy động lực to lớn của người dân trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn trong huyện.
Thực trạng vai trò của cán bộ quản lý trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương
2.2.1 Vai trò của cán bộ quản lý trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở huyện
Kết quả khảo sát ở cả hai nhóm đối tượng cho thấy, các tiêu chí của nhóm vai trò này ở các xã ổn định được đánh giá rất cao, như: Là hạt nhân chính trị ở cơ sở (97,0%; 76,6%); tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước (94,8%; 88,1%); nâng cao sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội (93,3%; 75,2%); phát huy và tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội (93,9%; 76,3%); tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (93,0%; 74,0%) Đặc biệt, để giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, cán bộ quản lý của huyện đã rất quan tâm tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật (94,8%; 88,1%) Bởi vì, để đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả, cán bộ quản lý không chỉ nắm vững mà còn phải biết tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó.
Những nơi giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cán bộ quản lý của huyện thường đáp ứng được nguyện vọng của dân, tạo môi trường để sản xuất, kinh doanh phát triển lành mạnh, khai thác được tiềm năng, thế mạnh ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Thực tiễn cho thấy ở huyện sau khi có chủ trương, chính sách của cấp trên, cán bộ quản lý của huyện đã biết tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó Cán bộ quản lý của huyện là hạt nhân chính trị ở cơ sở;biết tổ chức, tập hợp lực lượng để thực hiện thắng lợi các phong trào ở cơ sở Biết khơi dậy các nguồn lực trong dân và tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế Họ là những người có năng lực, có bản lĩnh, nói đi đôi với làm, biết dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn tổ chức đảng. Ở các xã như Thanh Liên, Thanh tiên, Phong Thịnh và các xã giữ vững ổn định, cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã tin dân, dựa vào dân, học tập dân để lãnh đạo dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ở cơ sở Nhờ thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nên Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể của xã trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả Môi trường xã hội thanh bình, thôn xóm bình yên, nhân dân phấn khởi làm ăn, sinh sống và tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững Cán bộ, đảng viên ở cơ sở gần dân, tin dân, sát dân, biết vì lợi ích của nhân dân để hành động Không có hoặc sớm phát hiện dấu hiệu quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội ở cơ sở
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, cán bộ quản lý của huyện vẫn chưa coi trọng việc tuyên truyền, vận động làm cho dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của địa phương; chưa bàn bạc thống nhất với dân Thiếu dân chủ trong khâu ra quyết định.Nếu có thực hiện dân chủ thì dân chủ hình thức, lấy danh nghĩa tập thể để hợp thức hóa quyết định của cá nhân hoặc của thiểu số Tổ chức thực hiện chủ yếu bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính và cưỡng chế mà không xuất phát từ lợi ích của dân Hơn nữa, do chạy theo thành tích, chủ quan, nóng vội nên địa phương đã huy động sự đóng góp quá sức của dân trong điều kiện dân còn khó khăn, thiếu thốn Trong quá trình tổ chức thực hiện các công trình xây dựng thiếu sự kiểm tra, giám sát của dân, thiếu sự bàn bạc với dân nên dân không đồng tình Nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu là nguồn đi vay và dân đóng góp nhưng thiếu công khai, minh bạch trong quản lý chi tiêu và thanh, quyết toán nên dân không tin tưởng cán bộ Cán bộ quản lý không đảm nhiệm được vai trò là hạt nhân chính trị; chưa biết khơi dậy và tạo thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế; có biểu hiện dung túng, bao che cho cán bộ dưới quyền vi phạm pháp luật Phương pháp lãnh đạo còn hành chính, mệnh lệnh, chưa gần dân, sát dân, chưa vì lợi ích của dân. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp trên như: huy động các khoản đóng góp, thu thuế, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện nghĩa vụ quân sự, cán bộ quản lý không quan tâm tuyên truyền, vận động mà thiên về các biện pháp hành chính, áp đặt, do đó làm giảm uy tín của hệ thống chính trị đối với dân Trong sinh hoạt Đảng còn xem nhẹ nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn tới lỏng lẻo cả về tổ chức và sinh hoạt Đảng; lơ là trong đấu tranh phê bình và tự phê bình; quản lý cán bộ, đảng viên có nhiều so hở, nể nang, dĩ hòa vi quý Đó chính là nguyên nhân dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội ở huyện trong thời gian qua.
2.2.2 Vai trò của cán bộ quản lý trong việc góp phần đổi mới và hoàn thiện thể chế ở huyện
Cấp huyện là nơi triển khai tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kiểm nghiệm tính đúng đắn, điều chỉnh, hoàn thiện đường lối, chính sách làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng phù hợp với thực tiễn và hợp lòng dân Điều đó đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo rất cao của cán bộ quản lý trong việc cụ thể hóa, quy chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn huyện mình
Kết quả khảo sát cho thấy, huyện đã giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong thời gian qua, cán bộ quản lý đều biết xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định; làm rõ mối quan hệ làm việc giữa các chức danh và các tổ chức trong hệ thống chính trị Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân Vai trò của cán bộ quản lý được thể hiện không chỉ là sự tuân thủ một cách máy móc, thụ động các chủ trương, chính sách của cấp trên, mà còn chủ động xây dựng và góp phần hoàn thiện thể chế ở địa phương mình, mạnh dạn từ bỏ những cơ chế, quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế của huyện; biết lãnh đạo, chỉ đạo việc vận dụng thể chế của Trung ương của cấp trên vào điều kiện của huyện mà không trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Tuy nhiên, trong huyện vẫn còn có cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu này, không dám đổi mới cách nghĩ, cách làm, không dám từ bỏ những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đã đẩy địa phương mình vào trạng thái trì trệ, bộ máy quan liêu, thụ động, nhũng nhiễu dân chúng Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội trong thời gian qua ở huyện Thực tiễn cho thấy nhiều cán bộ quản lý thiếu phẩm chất, năng lực nên việc xây dựng và hoàn thiện quy chế không xuất phát từ thực tiễn của nên nội dung thiếu cụ thể, không sát hợp với đặc điểm tình hình của địa phương Quá trình tổ chức thực hiện quy chế còn gượng ép, áp đặt, thiếu tính đồng bộ, tự giác Việc xây dựng không đi đôi với tổ chức thực hiện, chưa thực sự lấy quy chế làm căn cứ, cơ sở để giải quyết, điều hành công việc nên quy chế mang tính hình thức, chiếu lệ, không có tác dụng thiết thực trong thực tế Do vậy, mặc dù có quy chế nhưng không kiểm soát được các hành vi tiêu cực của một số cán bộ, đảng viên, không ngăn chặn được những mẫu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội ở huyện Thanh Chương trong thời gian qua.
2.2.3 Vai trò của cán bộ quản lý trong việc thúc đẩy sự phát triển các mặt của đời sống xã hội ở huyện
Kết quả khảo sát cho thấy, những nơi giữ vững ổn định chính trị - xã hội, vai trò của cán quản lý được thể hiện khá rõ: Giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất, đời sống của nhân dân (93,6%; 75,1%); quyết đoán, sáng tạo trong giải quyết công việc bình thường và bất thường (88,8%; 65,2%); đảm bảo sự phát triển năng động, sáng tạo và bền vững ở cơ sở (86,7%; 65,6%)
Kết quả khảo sát trong huyện về vấn đề mất ổn định chính trị - xã hội cho thấy, chỉ có 49,1% số người được hỏi cho rằng cán bộ quản lý biết giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, đời sống của dân; 40% cho rằng cán bộ quản lý có khả năng quyết đoán, sáng tạo trong giải quyết công việc bình thường và bất thường Thực tiễn cho thấy, cán bộ quản lý chủ động, quyết đoán đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh ở địa phương mình thì ở đó mới ổn định và phát triển Những nơi để xảy ra mất ổn định, cán bộ quản lý thường hạn chế về phẩm chất, năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm và thiếu tính quyết đoán Khi tình huống xảy ra, cán quản lý lúng túng, bị động, thậm chí bất lực trước đòi hỏi của thực tiễn, làm cho tình hình vốn dĩ đã phức tạp lại càng phức tạp hơn Điều đó lý giải vì sao cán bộ quản lý lại có vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định ở địa phương.
Trước hết cán bộ quản lý phải có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, vận dụng cái chung vào những hoàn cảnh cụ thể Biết cụ thể hóa, hiện thực hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cơ sở bằng hệ thống quy chế chặt chẽ, sáng tạo Biết tổ chức, tập hợp lực lượng dân chúng thành phong trào để nhân dân tham gia, ủng hộ tích cực các chủ trương, biện pháp đưa ra và trực tiếp hành động để thực hiện những mục tiêu đó Cán bộ quản lý phải có khả năng phát hiện, khơi dậy, đề xuất những biện pháp, những cách làm hay để giải quyết thỏa đáng lợi ích, nhu cầu bức xúc của dân Chính năng lực này giúp cán bộ quản lý có khả năng dự báo, phát hiện, điều chỉnh các mâu thuẫn, tìm ra cái mới, cái điển hình, những vấn đề cấp thiết cần phải tháo gỡ.
Thực tiễn đã khẳng định, lãnh đạo, quản lý ở cơ sở luôn đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và khả năng quyết đoán Những việc làm của cán bộ quản lý huyện Thanh Chương trong thời gian qua đã cho thấy điều đó Một số việc làm có tính sáng tạo của huyện là: kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ngay cả lúc thịnh vượng; xây dựng hệ thống quy chế đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở; thành lập Ban Thanh tra nhân dân để kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền và ban ngành của huyện, thành lập đoàn cán bộ chủ chốt của huyện gồm cả bí thư, chủ tịch và trưởng các ban, ngành của huyện, mỗi năm hai kỳ lần lượt tiếp xúc với dân ở tất cả các xã để nghe dấn trực tiếp góp ý về các mặt hoạt động của hệ thống chính trị và của từng cán bộquản lý của huyện; mở rộng dân chủ trực tiếp, biết dựa vào dân để xây dựng hệ thống chính trị; thiết lập được mối quan hệ đồng thuận giữa Đảng, chính quyền và nhân dân trong một môi trường dân chủ; chủ động nguồn cán bộ thông qua đào tạo ở trường lớp và rèn luyện, thử thách, sàng lọc trong hoạt động thực tiễn
Có thể nói, cán bộ quản lý của huyện Thanh Chương là những người có kiến thức, có bản lĩnh và có năng lực lãnh đạo; biết tập hợp đội ngũ cán bộ nòng cốt xung quanh mình; có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; biết thiết kế và xây dựng hệ thống văn bản có tính quy phạm, phù hợp với điều kiện của địa phương; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; biết xây dựng kế hoạch hành động làm lợi cho dân, cho nước.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, cán bộ quản lý của huyện Thanh chương chưa được quan tâm đào tạo nên tỏ ra bất cập trước đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống Trong quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cán bộ quản lý chủ chốt ở huyện tỏ ra lúng túng nên kết quả thực hiện không cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện Trong lúc giao thời của sự chuyển đổi thể chế, cán bộ quản lý huyện không đủ phẩm chất, năng lực để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dân, không giữ được niềm tin trong dân Đó chính là một trong những nguyên nhân phát sinh điểm nóng ở huyện hiện nay.
2.2.4 Vai trò của cán bộ quản lý trong việc giải tỏa các mẫu thuẫn, xung đột ở huyện
Những mâu thuẫn, xung đột ở huyện chủ yếu là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân Mâu thuẫn ở một số địa phương trong huyện khá gay gắt đòi hỏi phải giải quyết sớm, triệt để ngay từ đầu nếu không sẽ tích tụ, dồn nén, bùng phát trở thành điểm nóng phức tạp, kéo dài Không ai khác, chính cán bộ quản lý là người hiểu biết tường tận các mâu thuẫn ở huyện mình quản lý nên thường có những phương thức giải quyết thích hợp và có hiệu quả Khi có nguy cơ xảy ra mất ổn định, cán bộ quản lý biết chủ động đề ra biện pháp ngăn chặn và giải quyết tận gốc nguyên nhân nảy sinh xung đột thì điểm nóng không thể xảy ra
Nhìn chung, có thể thấy rằng, cán bộ quản lý của huyện đã cho thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột ở địa phương mình công tác, cán bộ của huyện Thanh Chương đã biết cách rà soát, kiểm tra, thường xuyên tiếp cận với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đồng thời hiểu được những đắn đo, mâu thuẫn à nhân dân còn gặp phải để có những hướng giải quyết kịp thời, nhằm ngăn chặn mâu thuẫn diễn biến và phát triển phúc tạp Với bản lĩnh và năng lực của người quản lý, các cán bộ quản lý của huyện đã khẳng định được sự vững vàng, không xuôi chiều, không để buông trôi sự lãnh đạo, biết suy nghĩ thấu đáo, việc đã đúng thì kiên quyết làm, bất chấp sự vu cáo, đe dọa, lăng mạ, biết quyết định kịp thời, kiên quyết xử lý tận gốc các vụ việc tiêu cực của cán bộ, đảng viên và quần chúng
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Chủ động tạo nguồn cán bộ quản lý huyện thông qua con đường đào tạo cơ bản ở nhà trường
Chủ động tạo nguồn cán bộ quản lý của huyện là chủ động tạo ra nhân tố chủ quan tự giác để giữ vững ổn định chính trị - xã hội Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đã có sự quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nên đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi về thể chế kinh tế, chính trị của đất nước, đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện còn tỏ ra lúng túng, bất cập và có sự hụt hẫng, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn cán bộ quản lý của huyện xứng đáng, tạo sự chủ động về nguồn cán bộ, cần mở rộng diện nguồn, có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài Có chính sách thu hút số sinh viên xuất sắc ở các trường đại học, số con em gia đình có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những nông dân trẻ hăng hái, tích cực có năng khiếu hoạt động chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt đưa đi đào tạo cơ bản ở các trường, sau đó giao nhiệm vụ thử thách trong thực tiễn.
Cần chủ động hơn nữa nguồn tuyển sinh đào tạo cán bộ quản lý của huyện trong thời kỳ mới Ngoài việc thu hút những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học về công tác ở cơ sở nông thôn, cần chủ động nguồn tuyển sinh cán bộ cơ sở thông qua cử tuyển bằng việc lựa chọn những học sinh khá, giỏi, có năng khiếu hoạt động chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt cho đi học đại học để tạo nguồn cán bộ quản lý.
Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của huyện tại các trường chính trị và tạo điều kiện để họ rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất, năng lực trong thực tiễn
Thứ nhất, về mục tiêu đào tạo: là nhằm tạo ra những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ở cơ sở.
Thứ hai, về nội dung đào tạo: Nội dung chương trình đào tạo phải hướng vào đào tạo nghề lãnh đạo, quản lý ở cơ sở Vì vậy, phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với từng cương vị và chức trách cụ thể của cán bộ quản lý Chương trình nội dung đào tạo nên chia thành ba khối kiến thức: kiến thức cơ bản và cơ sở; kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành; và kiến thức bổ trợ.
Thứ ba, về phương pháp đào tạo Đào tạo để nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã không phải là nhồi nhét kiến thức chung chung, dù kiến thức là rất cần thiết, mà chủ yếu là hình thành cho học viên phương pháp tư duy, phương pháp xử lý tình huống, phương pháp lãnh đạo, quản lý ở tầm nghệ thuật Công tác đào tạo phải hướng tới hình thành phương pháp công tác cho người học để sau khi ra trường học viên có khả năng vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn.
Thứ tư, về loại hình đào tạo: Cần mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo,trong đó tập trung vào hai loại hình cơ bản: đào tạo tập trung và đào tạo tại chức, lấy hình thức đào tạo tập trung là chủ yếu Đối với cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch, dứt khoát phải đào tạo tập trung Đào tạo tại chức chỉ áp dụng cho số cán bộ đã lớn tuổi, cán bộ đương chức đã trải qua quá trình công tác lâu năm để họ gắn học với hành và có điều kiện để điều hành công việc được phân công phụ trách.
Đổi mới và hoàn thiện các khâu đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đãi ngộ cán bộ quản lý, tạo điều kiện và môi trường để cán bộ quản lý huyện phát huy vai trò và tự giác học tập nâng cao phẩm chất, năng lực
Đổi mới các khâu của công tác cán bộ hướng vào hoàn thiện lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, đặc biệt là xây dựng phong cách làm việc khoa học, dân chủ,chuyên nghiệp Mỗi khâu khác nhau của công tác cán bộ đều tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào hình thành và điều tiết lối làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ Coi trọng giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó bao hàm cả giám sát lề lối, phong cách làm việc, đặc biệt là quan hệ với người dân, với cấp dưới, với đồng cấp, với công việc, với chính bản thân cán bộ về những cam kết chính trị trước đó.
Muốn cán bộ phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình thì phải phải đánh giá chính xác cán bộ Đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định trong công tác cán bộ Đánh giá đúng sẽ là cơ sở tốt cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ chính xác, phù hợp, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của người cán bộ
Gắn chặt sử dụng cán bộ gắn với đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác cán bộ; đặc biệt là khâu quản lý, đánh giá và kiểm tra, giám sát hoạt động cán bộ.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ phân cấp quản lý cán bộ với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan đơn vị cấp dưới trong sử dụng cán bộ, Bốn là, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, chặt chẽ hệ thống các quy chế, quy định về công tác cán bộ Có cơ chế, chính sách động viên kịp thời và tôn trọng tính tích cực, sự sáng tạo, say mê làm việc của cán bộ Đồng thời, có chế tài cụ thể để xử lý sai phạm Bố trí, bổ nhiệm, phân công công tác đối với cán bộ phải đúng lúc,đúng chỗ, đúng năng lực, sở trường.
Tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài liệu cho đội ngũ cán bộ quản lý
Tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài liệu cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm mục đích để công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, biện pháp của cán bộ quản lý đến với quần chúng nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn Bố trí kinh phí, tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để tạo điều kiện huy động đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ; có cơ chế tuyên dương,khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, nổi trội để động viên,khích lệ mọi người cùng tham gia.
Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý ở huyện
Trước hết, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải luôn luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, gần dân, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, để nâng cao niềm tin của nhân dân vào cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, lấy đó làm động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội nói chung và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng Bên cạnh đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tùy theo chức trách, nhiệm vụ, khả năng của mình, phải luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động cụ thể để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; không né tránh kiểu “mũ ni che tai”, mà dám thẳng thắn, dũng cảm phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị Các cấp ủy, chính quyền cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở để việc thực hiện nhiệm vụ đi vào nền nếp, quy củ, có sức lan tỏa rộng rãi đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn.