SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI .... 34 Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình và danh mục thiết bị chính của trạm xử lý nước
Trang 3CHƯƠNG 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 10
1.2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 10
1.2.1 Tên, địa điểm thực hiện, các căn cứ pháp lý của dự án đầu tư 10
1.2.2 Phạm vi, quy mô đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư 10
1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15
1.3.1 Quy mô công suất, chức năng nhiệm vụ 15
1.3.2 Mô tả quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện 18
1.3.3 Danh mục các trang thiết bị công nghệ và phụ trợ của dự án 20
Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 20
Danh mục các thiết bị phụ trợ 20
1.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, ĐIỆN, NƯỚC VÀ NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 20
1.4.1 Nhu cầu nguyên phụ liệu và hóa chất phục vụ hoạt động khám chữa bệnh 20
1.4.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước 21
Nhu cầu cấp điện 21
Nhu cầu cấp nước 22
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu khác 23
1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23
CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 24
2.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 25
3.1.1 Các công trình thu gom, thoát nước mưa 25
Mô tả kỹ thuật công trình thu gom, thoát nước mưa của dự án 25
Mô tả giải pháp, vị trí công trình đấu nối nước mưa 26
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH
Trang 43.1.2 Thu gom, thoát nước thải 26
Công trình thu gom nước thải 27
Công trình đấu nối nước thải 32
3.1.3 Công trình xử lý nước thải 33
Quy mô công suất thiết kế 33
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý 34
Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình và danh mục thiết bị chính của trạm xử lý nước thải 38
3.2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 42
3.2.1 Công trình, biện pháp xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải 42
Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt: 43
Công trình thu gom và xử lý mùi hôi từ trạm xử lý nước thải 43
3.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải từ các nguồn khác 46
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng 46
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động giao thông 46
3.3 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 46
3.3.1 Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 46
Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 46
Mô tả công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 47
Yêu cầu bảo vệ môi trường 48
3.3.2 Công trình thu gom, lưu giữ bùn thải 48
3.4 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 48
3.4.1 Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong vận hành dự án 48
3.4.2 Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế 48
Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường 48
Mô tả công trình, biện pháp thu gom và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường 48
Về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường 56
3.4.3 Về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường 56
3.5 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 56
3.6 PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 57
3.6.1 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 57
3.6.2 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất 57
3.6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống thu gom và xử lý nước thải 57
3.7 CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 58
CHƯƠNG 4
Trang 5NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 59
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 59
4.1.2 Quy mô lưu lượng và chất lượng dòng nước xả thải 59
4.1.3 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 60
4.2 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 60
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 60
4.2.2 Quy mô lưu lượng và chất lượng dòng khí xả thải 60
4.2.3 Vị trí, phương thức và nguồn tiếp nhận khí thải 61
4.3 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, RUNG ĐỘNG 61
4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung 61
4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 61
4.4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (NẾU CÓ) 62
4.5 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT (NẾU CÓ) 62
CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 5.1 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN 63
5.1.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải 63
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 63
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý 63
5.1.2 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải 64
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 64
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý khí thải tập trung 64
5.1.3 Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 65
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI 65
5.2.1 Chương trình quan trắc định kỳ 65
Quan trắc định kỳ chất lượng nước thải 65
Quan trắc định kỳ chất lượng khí thải 65
5.2.2 Quan trắc tự động, liên tục 65
Quan trắc tự động, liên tục nước thải 65
Quan trắc tự động, liên tục bụi, khí thải 65
CHƯƠNG 6 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 6.1 CAM KẾT VỀ TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 66
Trang 66.2 CAM KẾT VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN 66
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
PHỤ LỤC 2 HỒ SƠ, BẢN VẼ, THÔNG TIN SỐ LIỆU, DỮ LIỆU KÈM THEO
Trang 7ADB Ngân hàng Châu Á KH&KT Khoa học và kỹ thuật
BTTN Bảo tồn thiên nhiên KHCNMT Khoa học công nghệ và môi
trường
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
CL, QH,
KH
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTBV Phát triển bền vững
CN Công nghiệp QA/QC Bảo đảm chất lượng/Kiểm
soát chất lượng CTCN Chất thải công nghiệp QCCP Quy chuẩn cho phép
CTNN Chất thải nông nghiệp QTMT Quan trắc môi trường
ĐTM Đánh giá tác động môi trường TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt
nam GDP Tổng sản phẩm trong nước TNMT Tài nguyên môi trường
IUCN Hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên VSMT Vệ sinh môi trường
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Bảng 1.1 Quy mô tổng mặt bằng sử dụng đất của dự án 10
Bảng 1.2 Khối lượng, quy mô xây dựng công trình chính 11
Bảng 1.3 Khối lượng, quy mô xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ 12
Bảng 1.4 Mô tả cơ cấu hoạt động chuyên môn của dự án 16
Bảng 1.5 Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất 20
Bảng 1.6 Tính toán phụ tải cấp điện cho hoạt động của dự án 21
Bảng 1.7 Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của dự án 22
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, hóa chất khác phục vụ vận hành dự án 23
Bảng 3.1 Quy mô hệ thống thu gom, thoát nước mưa 25
Bảng 3.2 Mô tả vị trí, tọa độ điểm đấu nối nước mưa 26
Bảng 3.3 Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án 31
Bảng 3.4 Mô tả vị trí, tọa độ điểm đấu nối nước thải 32
Bảng 3.5 Yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý 33
Bảng 3.6 Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố 34
Bảng 3.7 Chu kỳ vận hành hệ thống các bể ASBR 36
Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình của trạm xử lý nước thải 38
Bảng 3.9 Thông số kỹ thuật các thiết bị chính của trạm xử lý nước thải 40
Bảng 3.10 Các trang thiết bị và thông số kỹ thuật chính của hệ thống xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án 45
Bảng 3.11 Kết quả tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 47
Bảng 3.12 Đặc điểm lưu trữ và phân loại chất thải y tế 50
Bảng 4.1 Giới hạn nồng độ cho phép đối với các thông số ô nhiễm trong nước thải đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Cần Thơ 59
Bảng 4.2 Giới hạn nồng độ cho phép đối với các chất ô nhiễm trong dòng khí từ hệ thống xử lý khí thải của trạm xử lý nước thải tập trung khi xả thải vào môi trường 60
Bảng 4.3 Vị trí nguồn phát sinh tiếng ồn, rung động chủ yếu 61
Bảng 4.4 Giới hạn cho phép tối đa đối với tiếng ồn từ nguồn phát sinh 61
Bảng 4.5 Giới hạn cho phép tối đa đối với rung động từ nguồn phát sinh 62
Bảng 5.1 Danh mục công trình vận hành thử nghiệm đối với nước thải 63
Bảng 5.2 Danh mục công trình vận hành thử nghiệm đối công trình, thiết bị xử lý khí thải 64
DANH MỤC BẢNG
Trang 9Hình 1.1 Sơ đồ mô tả quy trình khám chữa bệnh của dự án 19
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải trong nhà tháp A&B 29
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải trong nhà tháp C&D 29
Hình 3.3 Mô tả kỹ thuật đấu nối nước thải của dự án vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của thành phố Cần Thơ 33
Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án 35
Hình 3.5 Mô tả quy trình vận hành đối với từng bể SBR 36
Hình 3.10 Ảnh hiện trạng công trình kho chứa chất thải của dự án 42
Hình 3.6 Bản vẽ mô tả tháp xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải 44
Hình 3.10 Một số hình ảnh hiện trạng hệ thống thiết bị xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải của dự án 45
Hình 3.8 Màu sắc các bao bì, thùng chứa và biểu tượng chất thải y tế 52
Hình 3.9 Sơ đồ thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải tại bệnh viện 53
Hình 3.10 Ảnh hiện trạng công trình kho chứa chất thải của dự án 56
DANH MỤC HÌNH
Trang 10CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên chủ dự án: Công ty cổ phần bệnh viện đa khoa Quốc tế Vimec
- Địa chỉ liên hệ: 458, phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội
- Đại diện: Ông Nguyễn Việt Quang Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
- Điện thoại: 024.39743556 Fax: 024.39743557
1.2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1 Tên, địa điểm thực hiện, các căn cứ pháp lý của dự án đầu tư
- Tên dự án: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC cần Thơ, quy mô 500 giường
- Địa điểm thực hiện: số 150A, đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều (ngã ba giao giữa
tuyến đường 3 tháng 2 và đường Trần Văn Hoài, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều,
thành phố cần Thơ)
- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM: Quyết định số 735/QĐ-BTNMT ngày
09/3/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường của Dự án "Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC cần Thơ, quy mô 500 giường"
- Phân loại dự án đầu tư: Dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng
1.371.061.007.862 vnđ, thuộc nhóm A theo qui định tại khoản 3, điều 8, Luật đầu tư
công
- Thời gian thực hiện dự án: 50 năm từ ngày được cấp Quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư là ngày 02/6/2015
- Dự án đầu tư "Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC cần Thơ, quy mô 500 giường"
(sau đây gọi tắt là Dự án) được triển khai trên tổng diện tích khoảng 17.760,90 m2 tại số
150A, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố cần Thơ
- Quy mô tổng mặt bằng sử dụng đất của dự án gồm: Diện tích đất xây dựng công
trình khoảng 7.076,4 m2 (gồm: Khối bệnh viện khoảng 6.2207,7m2; Khối phụ trợ khoảng
868,7 m2); Đất bố trí bãi đậu xe ngoài trời khoảng 2.741 m2; Đất cây xanh khoảng 4.380
m2; Đất giao thông nội bộ khoảng 3.563,5m2 Chi tiết được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.1 Quy mô tổng mặt bằng sử dụng đất của dự án
(m2) Tỷ lệ (%)
I Diện tích đất xây dựng công trình 7.076,40 39,84
2 Khối phụ trợ & đầu mối hạ tầng 868,70 4,89
1 Đất bố trí bãi đậu xe ngoài trời khoảng 2.741,00 15,43
Trang 11Bảng 1.2 Khối lượng, quy mô xây dựng công trình chính Stt Hạng mục Diện tích SXD
- Khu bếp (491 m2), căng tin (385 m2),
và khu giặt là (khoảng 235m2) phục vụ bệnh nhân, nhân viên bệnh viện
- Khu giặt là bô trí riêng các hạng mục phòng giặt, phòng sấy, kho hàng đồng phục sạch, kho hàng bẩn, đồ lây nhiễm được bố trí phòng chứa riêng gần khu vực máy giặt, và được cách ly với bên ngoài để tránh lây nhiễm
- Ngoài ra bố trí các phòng kỹ thuật MEP phục vụ bệnh viện, sân vườn tiểu cảnh Tầng 2 6.170,1 - Bao gồm chức năng chính: Khoa sản,
khám nội, trung tâm vaccine, khoa dược,
mổ nội soi, khoa ngoại, khoa nhi, khoa tai mũi họng, khám sức khỏe, Khu vật lý trị liệu; Xét nghiệm máu + hóa sinh; Các văn phòng, phòng họp nội bộ; Xử lý và trả kết quả; Khu hành lang Bố trí các khoảng thông tầng tạo không gian đa dạng
Tầng 3 6.170,1 gồm Phòng hội chẩn và phòng mổ, điều
dưỡng, khu sinh, phòng điều trị tích cực, điều trị tích cực nhi Ngoài ra các phòng phụ trợ khác: Khoa CSSD; Kho dụng cụ
Trang 12Stt Hạng mục Diện tích SXD
(m2) Chức năng sử dụng
vô trùng, Phòng khử khuẩn, không gian hành lang, sảnh công cộng, phòng điều dưỡng, thân nhân chờ, dự phòng và phòng kỹ thuật MEP
Mái tầng 3 có bố trí vườn cây xanh cảnh quan để người bệnh nghỉ ngơi thư giãn
II Khối tháp 21.797,1 Gồm các phòng lưu trú bệnh điều trị nội
trú Tầng 4 đến tầng 8 3.378,6
(1 tầng)
Gồm chức năng chính Khu điều trị nội trú gồm các loại phòng: Phòng bệnh nội trú, Phòng VIP, phòng cách ly Ngoài ra các phòng phụ trợ khác (văn phòng khoa, phòng trực, kho bẩn, kho sạch, phòng thay đồ cho bác sĩ, phòng cho thân nhân, và phòng kỹ thuật MEP) Tầng 9 3.378,6 Khu điều trị nội trú gồm phòng VIP và 1
phòng tổng thống và các phòng phụ trợ khác (văn phòng khoa, phòng trực, kho bẩn, kho sạch, phòng thay đồ cho bác sĩ, phòng cho thân nhân, và phòng kỹ thuật MEP)
Tầng tum 1.525,5 Bố trí các phòng kỹ thuật và bể nước
- Các hạng mục công trình phụ trợ được xây dựng 01 tầng với tổng diện tích đất khoảng 868,7 m2và bố trí công nắng sử dụng, bao gồm:
Bảng 1.3 Khối lượng, quy mô xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ Stt Hạng mục Diện tích
ĐXD (m2)
Diện tích SXD (m2) Chức năng sử dụng
Trang 13Stt Hạng mục Diện tích
ĐXD (m2)
Diện tích SXD (m2) Chức năng sử dụng
+ Vật liệu: xây tường gạch 220, mái bằng bê tông cốt thép;
- Bồn ôxy hóa lỏng:
+ Dung tích V = 9 m3+ Vật liệu: Thép không rỉ + Áp suất thiết kế: 18 bar - 27 bar + Áp suất làm việc: 7bar - 17bar
5 Nhà đại thể 231 231 - Các hoạt động tại đây gồm lưu xác,
khám nghiệm tử thi, lễ khâm niệm (không tổ chức tang lễ)
- Bố trí 1 phòng lưu xác, 1 phòng thờ,
1 phòng cho thân nhân và một phòng tắm thay đồ Chức năng chủ yếu của Nhà đại thể dùng để lưu xác và thực hiện các công việc tâm linh
- Dự kiến sử dụng 02 tủ lạnh lưu xác Mỗi Tủ lưu 2 xác (02 xác ưên 02 ngăn băng ca trên và dưới) hiệu Fiocchetti của Ý và được cấp Chứng chỉ an toàn trong lĩnh vực y tế ISO 13485, ISO9001 Với chế độ làm lạnh thông hơi được cấp từ hệ thống làm lạnh của
tủ chuyên dụng trong y tế nên thi thể được giữ nguyên vẹn
- Khi bệnh nhân tử vong, khoa điều trị
sẽ làm nhiệm vụ đưa xuống nhà đại thể, và gia đình thực hiện thủ tục chuyển đến nơi khác làm tang lễ
- Hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh, tuân thủ theo thiết kế được phê duyệt và Giấy phép xây dựng được cấp, bao gồm:
+ Hệ thống giao thông: Các tuyến đường nội bộ đảm bảo yêu câu giao thông thuận tiện cho hoạt động của dự án và đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy Các tuyến giao thông nội bộ được kết nối với các tuyến đường Trần Văn Hoài và đường 3 Tháng 2 Hệ thống giao thông bên trong công trình khối bệnh viện được thiết kế gồm hệ thống các hành lang với độ rộng phù hợp tiêu chuẩn phòng cháy và thoát người Hành lang được cấp khí tươi theo tiêu chuẩn Giao thông theo chiều đứng bằng hệ thống thang máy và thang bộ, cụ thể:
○ Hệ thống thang bộ thoát hiểm: gồm 6 thang bộ (từ tầng 1 lên tầng 3), 5 thang từ tầng 3 lên tầng turn được thiết kế với kích thước và số bậc đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành
Trang 14○ Thang máy: có 3 cụm thang máy, bao gồm 04 thang công cộng có tải trọng 1.000kg, 5 thang nội bộ có tải trọng 1.600 kg và 01 thang máy phòng cháy chữa cháy
có tải trọng 1.600 kg Ngoài ra, công trình còn 2 được bố trí thang máy chở hàng
○ Thang cuốn: 01 cụm 2 thang cuốn từ tầng 1 lên tầng 2
+ Hệ thống cấp điện được xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cấp điện phục
vụ vận hành của dự án với tổng nhu cầu cấp điện khoảng 3.277,68 KVA, bao gồm:
○ Nguồn điện cung cấp cho công trình là nguồn điện trung thế 22kV được lấy từ nguồn điện lưới của khu vực trên đường Trần Văn Hoài Nguồn điện trung thế theo mạch vòng 22kV của khu vực được cấp đến phòng kỹ thuật điện tại tầng 1, thông qua
hệ thống tủ trung thế và máy biến áp 22/0,4kV - 3 pha 4 dây, qua tủ tổng hạ thế và được cung cấp đến toàn bộ phụ tải trong tòa nhà Ngoài ra, trong trường hợp nguồn lưới bị sự
cố hoặc bảo trì bảo dưỡng hệ thống trạm biến áp, công trình được cung cấp bởi hệ thống
02 máy phát điện dự phòng và hệ thống tủ tự động chuyển đổi (ATS) để cấp điện cho những phụ tải ưu tiên trong công trình
○ Hệ thống phân phối điện: Hệ thống phân phối điện trong công trình được cung cấp điện từ hai nguồn: máy biến thế rà máy phát điện dự phòng Ở chế độ bình thường nguồn điện được lấy từ tủ điện hạ thế của máy biến áp Khi nguồn điện lưới bị gián đoạn, qua tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS), máy phát dự phòng làm việc cấp điện cho 100% phụ tải trong công trình Khi nguồn điện chính có trở lại, 100% phụ tải được cấp nguồn từ máy biến thế và máy phát dự phòng dừng làm việc
+ Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước được xây dựng và lắp đặt đáp ứng nhu cầu cấp nước của dự án khoảng 1.210 m3/ngđ, bao gồm:
○ Nguồn cấp nước: Nước sạch từ ống cấp nước thành phố qua đồng hồ tổng vào bể chứa dự trữ đặt ngầm ngoài nhà Hệ thống bơm nước sạch (hệ biến tần) sẽ bơm cấp nước trực tiếp tới tất cả các thiết bị có nhu cầu dùng nước
○ Hệ thống cấp nước: Ống cấp nước từ bên ngoài vào bể chứa nước đặt ngầm dự kiến dùng chủng loại thép tráng kẽm, loại ống Φ110 Bể chứa nước cấp được thiết kế bao gồm dự phòng ngoài việc sử dụng cho mục đích sinh hoạt và PCCC, bể được đặt ngầm tại khu kỹ thuật, có tổng thể tích 1,700m3
- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: Xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình bảo vệ môi trường thuộc phạm vi dự án bao gồm:
+ Hệ thống thu gom, thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa hoàn toàn riêng biệt với hệ thống thoát nước thải, trong đó:
○ Nước mưa từ mái nhà được thu hồi vào hệ thống ống đứng riêng biệt đi trong hộp gain xuống tầng 01 và thoát vào hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà, sau đó đấu nối vào
hệ thống thoát nước mưa thành phố
○ Cống thoát nước mưa sử dụng cống tròn BTCT có khả năng chịu lực Tiến hành chia toàn bộ khu vực thành các lưu vực thoát nước chính nhằm mục đích gom lượng nước mặt từ nơi phát sinh ra nguồn tiếp nhận một cách nhanh nhất, tránh ngập úng cục
bộ
○ Về giải pháp bố trí tuyến cống: bố trí cống thoát nước mưa đặt dưới lòng đường
Sử dụng cống chịu tải trọng và độ sâu chôn cống ban đầu tối thiểu là 0,7m nhằm đảm bảo cống làm việc bình thường dưới tác động của xe lưu thông và các tải trọng khác liên
Trang 15quan bên trên Đường kính, ống thoát nước mưa từ Dự án đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà là 300mm
+ Hệ thống thu gom và thoát nước thải: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử
lý sơ bộ nước thải và 01 công trình trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 550
m3/ngđ Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT - cột A được đấu nối vào mạng lưới thoát nước thải chung của thành phố trên tuyến đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, Tp cần Thơ Sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố Cần Thơ (theo Quyết định số 3276/UBND-KT về việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải đối với hoạt động xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ)
+ Công trình lưu chứa chất thải rắn và chất thải nguy hại: Xây dựng nhà chứa chất thải ý tế và chất thải nguy hại với tổng diện tích khoảng 81 m2 được bố trí các phòng lưu chứa: Phòng chất thải nguy hại 21 m2; Phòng chất thải lây nhiễm 20 m2; Phòng chất thải có thể tái chế 20 m2; Phòng chất thải sinh hoạt 20 m2
+ Hệ thống khí y tế: Hệ thống khí y tế trung tâm của bệnh viện được trang bị một
cách khép kín, an toàn và tránh gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân Đường ống khí y tế (khí ôxy, nitơ, chân không, cao áp) được cấp đến từng phòng cấp cứu và các phòng điều trị Bệnh viện sẽ hang bị 01 bồn chứa ôxy hóa lỏng: Hệ thống ống dẫn hiện đại chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa ôxy từ bồn chứa ôxy lỏng, qua giàn hóa hơi và hệ thống van điều áp điện tử tự động, tới nơi sử dụng (phòng mổ, phòng hồi sức) Thông số kỹ thuật của bồn ôxy hóa lỏng: Dung tích V = 9 m3; Vật liệu: Thép không rỉ; Áp suất thiết kế: 18bar - 27 bar; Áp suất làm việc: 7bar - 17bar
+ Hệ thống PCCC, thoát hiểm và chống sét: Toàn bộ cơ sở, phòng làm việc, phòng khám chữa bệnh của Bệnh viện đều được trang bị hệ thống báo cháy tự động, các phương tiện PCCC tại chỗ và thường xuyên phối họp vơi công an PCCC thành phố kiếm tra và lập các phương án xử lý khi xảy ra sự cố Các họng nước cứu hỏa và hệ thống bình khí
CO2 được bố trí tại những nơi thuận tiện cho việc thao tác khi xảy ra sự cố Lối thoát hiểm được bố trí thuận tiện, dễ nhận biết, bảo đảm khoảng cách xa nhất đến mỗi cửa thoát hiểm không quá 20m Hệ thống thu lôi, chống sét được thiết kế hoàn chỉnh, đồng
bộ, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Sử dụng đầu thu sét tạo tia tiên đạo được cấu tạo bằng đồng hoặc thép không gỉ đảm bảo thu và dẫn sét tốt, lắp đặt đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường có nhiều bụi Hệ thống bao gồm 3 bộ phận chính: Thiết
bị thu sét; Cáp đồng dẫn và thoát sét và Hệ thống tiếp đất chống sét
1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường với mục tiêu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế JCI (Joint Commission International), theo yêu cầu của người bệnh trong nước và quốc tế, bao gồm:
+ Cơ cấu giường bệnh theo quy mô thiết kế với tổng 500 giường bệnh, bao gồm: Phòng điều trị bệnh nội trú: 270 giường; Phòng VIP 134 giường; Phòng cách ly 32 giường; Phòng tổng thống 62 giường; Phòng hồi sức cấp cứu và chăm sóc đặc biệt: 62 giường
Trang 16+ Quy mô dân số được xác định tối đa khoảng 2.040 người, bao gồm: 500 bệnh nhân; 500 người nhà chăm sóc bệnh nhân; Bệnh nhân khám ngoại trú khoảng 680 người; Cán bộ nhân viên khoảng 360 người
- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của dự án bao gồm:
+ Khám chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec cần Thơ có các chức năng, nhiệm vụ chính như cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu của người bệnh (khách hàng), bao gồm: Khám chữa bệnh ngoại trú; Khám chữa bệnh nội trú; Tố chức khám sức khỏe theo định kỳ
+ Đào tạo nhân lực y tế: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cần Thơ là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và cao hơn, thông qua hoạt động hợp tác với các trường đào tạo của ngành Y tế và các bệnh viện khác Đào tạo chuyên môn cho nhân viên trong bệnh viện Đào tạo chuyên môn cho các bệnh viện khác theo yêu cầu + Nghiên cứu khoa học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc Nghiên cứu dịch tễ học
+ Phòng bệnh: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng Phối họp với các cơ
sở y tế dự phòng để thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh
+ Hợp tác Quốc tế: Hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
+ Quản lý kỉnh tế: Tổ chức quản lý tài chính theo Điều lệ của bệnh viện và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tài chính đối với các hoạt động của bệnh viện
+ Các chức năng phụ trợ: Vận chuyển bệnh nhân/Văn phòng tư vấn sức khỏe Cung cấp dịch vụ phục vụ người nhà bệnh nhân: chỗ ở, siêu thị tổng hợp, dịch vụ trông giữ trẻ Dịch vụ ăn uống, giải khát Thư viện và một số dịch vụ khác
- Cơ cấu hoạt động chuyên môn của dự án được bố trí thành 08 khoa với phạm vi hoạt động chuyên môn chính, bao gồm:
Bảng 1.4 Mô tả cơ cấu hoạt động chuyên môn của dự án Stt Khoa, phòng
ban
Phạm vi hoạt động chuyên môn
1 Khoa khám
bệnh:
- Khám và điều trị sức khỏe đột xuất, định kỳ cho bệnh nhận;
- Thực hiện Khám sức khỏe cho người Việt Nam và Khám sức khỏe cho yếu tố nước ngoài theo quy định của Thông tư 14/2013/TT - BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013
- Bên cạnh đó tại Bệnh viện Vinmec cần Thơ chỉ thực hiện khám sàng lọc, chuẩn đoán và phát hiện bệnh liên quan đến ung bứu nhưng không thực hiện điều trị và chữa bệnh liên quan đến xạ trị
và hóa trị
2 Khoa hồi
sức cấp cứu:
- Cấp cứu, hồi sức các bệnh nội khoa
- Cấp cứu, tai nạn, chấn thương chỉnh hình
- Chăm sóc tích cực sau mổ
Trang 17- Đào tạo và họp tác quốc tế
5 Khoa nhi: - Điều trị các bệnh về nhi khoa
- Tuyên truyền và chỉ dẫn cách phòng chống các bệnh về nhi khoa
6 Khoa gây
mê hồi sức:
- Thực hiện các loại phẫu thuật từ tiểu phẫu trở lên và cả thủ thuật điều trị đặc biệt
- Lưu bệnh nhân chờ phẫu thuật, tiền mê
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật, chờ tỉnh
- Khám và chăm sóc nhi sơ sinh
- Đỡ sinh, phẫu thuật lấy thai
- Các phẫu thuật nội soi, phẫu thuật điều trị các bệnh phụ khoa
- Kế hoạch hoá gia đình
- Theo dõi thai
- Điều trị vô sinh
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
8 Khoa liên
chuyên khoa
Mắt - TMH -
RHM:
- Điều trị, phẫu thuật các chứng bệnh về mắt
- Điều trị, phẫu thuật TMH - RHM
9 Khoa y học
cổ truyền:
- Khám và chẩn đoán theo y học cổ truyền
- Trị liệu bằng thuốc theo y học cổ truyền, châm cứu giảm đau, chống viêm (thủy châm, điệm châm, ), xoa bóp, bấm huyệt và các tác động cột sống
Thực hiện tất cả loại chẩn đoán hình ảnh về:
- X-quang: thường quy và có dùng thuốc cản quang
Cộng hưởng từ MRI: dùng sóng radio và từ trường mạnh để tạo hình ảnh vi tính hóa ở bên trong cơ thể rất rõ ràng
Trang 18Stt Khoa, phòng
ban
Phạm vi hoạt động chuyên môn
- CT - Scanner (xoắn ốc): thông thường và có dùng thuốc cản quang
Siêu âm thông thường, siêu âm qua đầu dò, siêu âm màu, siêu âm Doppler
- Nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp, nội soi siêu âm
13 Khoa dược: Cung ứng thuốc men, dụng cụ tiêu hao cho điều trị nội, ngoại trú
Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng cách và hiệu quả
14 Khoa dinh
dưỡng:
- Thực hiện khám và tư vấn dinh dưỡng dành cho trẻ em: chế độ
ăn, phục hồi dinh dưỡng cho trẻ
- Thực hiện tư vấn dinh dưỡng dành cho người lớn: phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai, cho mẹ đang nuôi con, thừa cân béo phì, thiếu cân, rối loạn tiêu hóa, hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm
và lập kế hoạch bữa ăn dinh dưỡng
- Trên cơ sở xác định chức năng hoạt động chuyên môn của các khoa, dự án bố trí hợp lý các phòng ban phục vụ hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động chuyên môn khác phù hợp với quy mô xây dựng công trình như trình bày tại mục 1.2.2 nêu trên
1.3.2 Mô tả quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện
- Quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ được
mô tả trên sơ đồ nguyên lý như trên hình sau:
Trang 19Hình 1.1 Sơ đồ mô tả quy trình khám chữa bệnh của dự án
- Thuyết minh quy trình khám và chữa bệnh tại dự án:
+ Bệnh nhân đến khám sẽ đi vào phòng đón tiếp người bệnh của bệnh viện Tại đây, bệnh nhân sẽ xử lý ban đầu khi cần thiết và khám tổng quát Sau khi được khám tổng quát, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định đi làm các thủ tục khám lâm sàng xét nghiệm (trong trường họp cần thiết) như chụp X- quang, nội soi, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa (đối với mẫu máu và nước tiểu), Kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sẽ đưa lại phiếu kết quả cho người nhà bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sẽ mang các phiếu kết quả này quay trở
về phòng khám tổng quát ban đầu Tại đây, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân nhập viện điều trị (phẫu thuật, hoặc điều trị thuốc theo dõi, ) hoặc kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị tại gia đình
+ Đối với các bệnh nhân cấp cứu: Sẽ được chuyển vào phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ trực tiếp khám và mổ (trong trường họp cần thiết) Sau khi mổ bệnh nhân được chuyển sang phòng hồi sức cấp cứu để theo dõi, sau đó, chuyển sang phòng bệnh để điều trị tiếp, đến
Trang 20khi có chỉ định xuất viện của bác sĩ Sau đó, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và phục hồi sức khỏe tại nhà
+ Trong quá trình nhập viện điều trị sẽ phát sinh chất thải y tế bao gồm nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải y tế) và chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế từ các hoạt dộng của bệnh nhân, người thăm bệnh và các cán bộ y bác sĩ tại bệnh viện Hơn nữa bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec hướng đến dịch vụ chăm sóc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, y tá và điều dưỡng được đào tạo chuyên môn và không nhất thiết cần thân nhân phục vụ người bệnh tại bệnh viện
1.3.3 Danh mục các trang thiết bị công nghệ và phụ trợ của dự án
Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện
- Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ phục vụ cho các phòng ban, cho riêng từng khoa, nên số lượng chi tiết rất lớn Toàn bộ máy móc thiết bị được đầu tư mới 100%
- Chi tiết các trang thiết bị dự kiến về chủng loại và số lượng cho từng phòng, khoa trong bệnh viện được thể hiện trong phần Phụ lục 4 của báo cáo này
Danh mục các thiết bị phụ trợ
- Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ của dự án như trong bảng sau:
Bảng 1.5 Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất
1 Hệ thống bơm nước tăng áp tự động Máy 04 Đã lắp đặt
2 Máy bơm nước chữa cháy (dầu DO) Máy 02 Đã lắp đặt III Thiết bị văn phòng và phụ trợ khác
- Ngoài ra còn kể đến hệ thống các loại máy móc, thiết bị phụ trợ khác như: Hệ thống thông gió điều hòa; Hệ thống quạt cấp khí tươi; Hệ thống hút khói; và các trang thiết bị phụ trợ khác
1.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, ĐIỆN, NƯỚC VÀ NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trang 21Nguyên vật liệu đầu vào của bệnh viện chủ yếu là thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện Danh mục thuốc và hóa chất dự kiến
sử dụng trong bệnh viện được thể hiện trong phần phụ lục đính kèm báo cáo
1.4.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước
Nhu cầu cấp điện
- Nhu cầu cấp điện của phục vụ hoạt động của dự án được xác định theo kết quả tính toán phụ tải cấp điện đối với các khu vực chức năng của dự án, bao gồm:
Bảng 1.6 Tính toán phụ tải cấp điện cho hoạt động của dự án
Stt Hạng mục
Diện tích (m2)
Chiếu sáng (VA/m2)
Ổ cắm (VA/m2)
Công suất đặt (KVA)
Hệ
số sử dụng
Phụ tải tính toán (kVA)
Trang 22Stt Hạng mục
Diện tích (m2)
Chiếu sáng (VA/m2)
Ổ cắm (VA/m2)
Công suất đặt (KVA)
Hệ
số sử dụng
Phụ tải tính toán (kVA)
Nhu cầu cấp nước
- Kết quả tính toán nhu cầu cấp nước phục vụ hoạt động theo quy mô công suất thiết
kế của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.7 Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của dự án
Stt Hạng mục
Đối tượng cấp nước Tiêu
chuẩn (l/đv/ngđ)
Lưu lượng cấp nước (m3/ngđ) Đơn vị Giá trị
1 Hoạt động dịch vụ khám
Trang 23+ Nước cấp thường xuyên cho các đối tượng sử dụng khoảng 674,92 m3/ngđ (bao gồm: Nước cấp cho hoạt động khám chữa bệnh khoảng 500 m3/ngđ; Nước cấp tưới cây khoảng 13,14 m3/ngđ; Nước rửa đường khoảng 1,78 m3/ngđ; Nước bổ cập cho hệ thống làm mát khoảng 160 m3/ngđ)
+ Nước dự phòng rò rỉ và dự trữ phòng cháy chữa cháy khoảng 534,98 m3/ngđ
- Nguồn cấp nước cho hoạt động của dự án được đấu nối từ hệ thống cấp nước chung của thành phố
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu khác
- Nhu cầu sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu khác chủ yếu gồm:
+ Dầu mỡ bôi trơn sử dụng cho mục đích bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị công nghệ và phụ trợ
+ Dầu DO phục vụ vận hành máy phát điện dự phòng, bơm nước PCCC,
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu khác của dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, hóa chất khác phục vụ vận hành dự án Stt Loại nhiên liệu, hóa
- Hóa chất khử trùng: Javel; Oxy già; R8 - 252 Neutralier
4 Khí gas hóa lỏng Kg/năm 4800 - Phục vụ khu nhà bếp dịch vụ ăn
uống;
- Định mức cho khoảng 4000 suất ăn/ngày x 0,04 kg LPG/suất =
160 kg LPG/ngđ
- Nhu cầu sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu khác chủ yếu gồm: Dầu mỡ bôi trơn
sử dụng cho mục đích bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị công nghệ và phụ trợ; Dầu
DO phục vụ vận hành máy phát điện dự phòng, bơm nước PCCC,
1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Không có
Trang 24CHƯƠNG 2
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy
hoạch về phân vùng môi trường của thành phố Cần Thơ nên chưa có cơ sở để xác định
sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường
2.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI
Không thay đổi (Nội dung này đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá
tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết
định số 735/QĐ-BTNMT ngày 09/3/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và không
có nội dung thay đổi Do vậy, Chủ dự án không phải thực hiện việc đánh giá lại)
Trang 25CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
3.1.1 Các công trình thu gom, thoát nước mưa
Mô tả kỹ thuật công trình thu gom, thoát nước mưa của dự án
- Hệ thống thu gom nước mưa tập của dự án được thiết kế riêng với hệ thống thu
gom, thoát nước thải Toàn bộ nước mưa chảy tràn bề mặt của dự án được thu gom và
đấu nối với hệ thống thoát nước mưa chung dọc đường 3 tháng 2 của thành phố Cần
Thơ, bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước mưa từ mái các công trình tập trung vào sê nô chảy qua lưới
chắn rác rồi thu vào các ống đứng, phễu thu nước mưa từ mái bằng ống nhựa PVC110 và
thoát xuống các cống nước mưa ngoài nhà
+ Hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà sử dụng các tuyến cống hộp 400x600 có nắp
đan Bề mặt cống thiết kế bằng bề mặt các tuyến đường giao thông, độ dốc tối thiểu là
imin = 0,25%, vận tốc chảy trong cống v = 0,8 ÷ 1,8m/s Nước mưa từ các cống chảy vào
hệ thống cống tròn thu gom theo từng lưu vực
- Lưu vực thoát nước mưa: Toàn bộ dự án được thiết kế theo 02 lưu vực thoát nước
mưa, theo hệ thống cống, hố ga thu nước mưa dẫn thoát vào hệ thống thu gom, thoát
nước tập trung của thành phố dọc theo tuyến đường 3 tháng 2, theo đó:
+ Lưu vực 1 - Khu vực phía Đông Bắc của lô đất: Nước mưa chảy tràn bề mặt →
- Hố ga thu, thăm: Trên các tuyến bố trí tổng số 32 hố ga (lưu vực 1: 13 hố ga; lưu
vực 2: 19 hố ga) gồm các hố ga loại 1 ÷ 10 có cao độ mặt ga -0,5m và đáy dao động từ
-1,6 ÷ -2,0m và hố ga giao cắt có cao độ mặt - 0,4m và cao độ đáy ga từ -1,42 ÷ -1,73m
- Hố ga đấu nối nước mưa: Bố trí 02 hố ga đấu nối nước mưa chảy tràn bề mặt vào
hệ thống thoát nước mưa chung được thiết kế với cao độ mặt là -0,5m và đáy là -2,21m
Quy cách đấu nối và thiết kế kỹ thuật được tuân thủ theo thỏa thuận đấu nối với cơ quan
chức năng
- Khối lượng hệ thống nước mưa của dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1 Quy mô hệ thống thu gom, thoát nước mưa
Trang 26Stt Hạng mục Đơn vị Khối lượng
Tuyến 1 Tuyến 2 Tổng
- Theo kết quả tổng hợp quy mô thiết kế, xây dựng hệ thống thu gom, đấu nối nước mưa của dự án, về cơ bản dự án đã hoàn thành hệ thống thu gom và thoát nước mưa ngoài nhà, hệ thống hố ga và hố ga đấu nối nước mưa với hệ thống thoát nước mưa chung của thành phố trên trục đường 3 tháng 2
Ghi chú: Bản vẽ tổng mặt bằng và thiết kế chi tiết hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
Mô tả giải pháp, vị trí công trình đấu nối nước mưa
- Giải pháp đấu nối: Nước mưa chảy tràn từ các khu vực chức năng của dự án theo tuyến cống thoát riêng, đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố dọc trục đường 3 tháng 2
- Quy trình vận hành: Nước mưa chảy tràn bề mặt → Rãnh thu → Hố ga thu → Cống thu gom & thoát nước mưa (D300 ÷ D600) → Hố ga đấu nối trong hàng rào →
Hố ga đấu nối ngoài hàng rào → Cống thoát nước chung của thành phố Cần Thơ
- Chế độ vận hành: vận hành theo chế độ tự chảy
- Vị trí đấu nối nước mưa: Dự án bố trí 02 điểm đấu nối nước mưa vào hệ thống thu gom nước mưa tập trung của thành phố với vị trí, tọa độ các điểm đấu nối được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2 Mô tả vị trí, tọa độ điểm đấu nối nước mưa
Stt Hạng mục Mô tả vị trí
Tọa độ VN2000 (KTT: 105o00'; MC: 3o)
1 Điểm số 1 Đấu nối từ hệ thống thoát nước
mưa tại lưu vực 1 (khu vực phía Đông Bắc lô đất dự án)
1.108.743,20 584.325,75
2 Điểm số 2 Đấu nối từ hệ thống thoát nước
mưa tại lưu vực 2 (khu vực phía Tây Nam lô đất dự án)
1.108.808,50 584.391,98
Ghi chú: Sơ đồ vị trí điểm đấu nối và thiết kế chi tiết công trình đấu nối nước mưa của dự án được trình bày tại phụ lục kèm theo báo cáo
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Hệ thống thu gom nước thải của Dự án được thiết kế, xây dựng độc lập với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước thải của dự án bao gồm hệ thống thu gom thoát
Trang 27nước trong nhà; hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải ngoài nhà, Chi tiết mô tả
hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án bao gồm:
Công trình thu gom nước thải
a) Hệ thống thu gom nước thải trong công trình:
Hệ thống thu gom, thoát nước thải trong công trình bao gồm: Hệ thống thoát nước
xí, tiểu; Hệ thống thoát nước rửa; Hệ thống thoát nước khu bếp; Hệ thống thoát nước y tế; Toàn bộ hệ thống thu gom nước thải trong nhà được thiết kế xây dựng đồng bộ với thiết kế hệ thống kỹ thuật trong công trình, theo đó:
Thoát nước xí tiểu:
- Một hệ thống thoát nước thu gom nước xí, tiểu ở tất cả các tầng trong toà nhà dẫn về các ống đứng đặt trong các hộp kỹ thuật, các ống đứng thoát nước xí tiểu được kết nối với nhau ở tầng thích hợp, thu về bể tự hoại được bố trí trên tổng mặt bằng của trạm xử lý Nước thải sau bể tự hoại chảy vào bể điều hòa để xử lý cùng các loại nước thải khác
- Quy trình thu gom: Nước thải xí tiểu → Thu gom từ khu nhà vệ sinh (D60) → Thu gom tập trung theo khu nhà WC (D90) → Tuyến ống thu gom theo tầng (D110) → Ống đứng thu gom từ các tầng (D140 ÷ D160) → Hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà
- Sơ đồ thu gom nước thải xí bệt: Chi tiết khối lượng và quy mô lắp đặt hệ thống thu gom thoát nước thải bên trong công trình được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
Thoát nước tắm, rửa:
- Nước rửa từ các khu WC công cộng được thu vào các ống đứng thoát nước rửa, các ống đứng thoát nước rửa được kết nối với nhau ở những tầng cần chuyển trục và kết nối với
hệ thống ống đứng Các trục này kết nối với nhau đổ về hố ga thoát nước thải ngoài nhà, tự chảy về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
- Quy trình thu gom: Nước thải tắm rửa → Thu gom trực tiếp bằng tuyến ống D42 ÷ D60 → Thu gom tập trung từ các khu vệ sinh (D90) → Thu gom theo tầng (D90 ÷ D110)
→ Tuyến ống đứng thu gom từ các tầng (D140 ÷ D160) → Hố ga thoát nước ngoài nhà
→ Hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà
- Sơ đồ thu gom nước thải tắm rửa: Chi tiết khối lượng và quy mô lắp đặt hệ thống thu gom thoát nước thải bên trong công trình được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
Thoát nước khu nhà bếp:
- Nước rửa bếp từ khu bếp được thu vào 1 hệ thống đường ống riêng biệt vào bể tách
mỡ, nước thải được tách mỡ trước khi bơm vào trạm xử lý nước thải tập trung đặt bên ngoài công trình Nước sau bể tách mỡ tự chảy vào bể điều hòa của trạm xử lý nước thải
để xử lý cùng các loại nước thải khác
- Quy trình thu gom: Nước thải khu nhà bếp → Thu gom trực tiếp bằng tuyến ống D42
÷ D60 → Thu gom tập trung từ các khu vệ sinh (D90) → Thu gom theo tầng (D90 ÷ D110)
→ Tuyến ống đứng thu gom từ các tầng (D140 ÷ D160) → Hố ga thoát nước ngoài nhà
→ Hệ thống thu gom nước thải ngoài nhà
- Sơ đồ thu gom nước thải nhà bếp: Chi tiết khối lượng và quy mô lắp đặt hệ thống thu gom thoát nước thải bên trong công trình được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
Thoát nước y tế:
Trang 28- Nước thải y tế được thu vào 1 hệ thống đường ống riêng biệt Các ống đứng thoát nước y tế được kết nối với nhau đổ về hố ga thoát nước thải ngoài nhà Sau đó tự chảy về
bể điều hòa của trạm xử lý nước thải để xử lý
- Quy trình thu gom: Nước thải y tế từ khu khám chữa bệnh, khu điều trị và khu cách ly → Thu gom trực tiếp bằng các tuyến ống D42 ÷ D60 → Thu gom tập trung theo tầng bằng tuyến ống D90 ÷ D110 → Thu gom theo các tuyến ống đứng D140 ÷ D160
→ Tuyến ống thu gom nước thải y tế ngoài nhà D160 → Trạm xử lý nước thải tập trung
- Sơ đồ thu gom nước y tế: Chi tiết khối lượng và quy mô lắp đặt hệ thống thu gom thoát nước thải bên trong công trình được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
Nước thải khu giặt là:
- Nước thải khu giặt là được thu gom vào 1 hệ thống đường ống riêng biệt, dẫn thẳng
về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi thải vào môi trường
- Quy trình thu gom: Nước thải khu giặt là → Thu gom trực tiếp bằng các tuyến ống D42 ÷ D60 → Thu gom tập trung bằng tuyến ống D110 → Tuyến ống thu gom ngoài nhà (D160 ÷ D200) → Bể chứa nước thải giặt là tại khu vực TXL nước thải tập trung
→ Xử lý tập trung cùng nước thải khác → Đấu nối vào hệ thống thoát nước chung
- Sơ đồ thu gom nước thải giặt: Chi tiết khối lượng và quy mô lắp đặt hệ thống thu gom thoát nước thải bên trong công trình được trình bày tại phụ lục 2 kèm theo báo cáo
b) Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải ngoài nhà:
- Nước thải phát sinh được thu gom từ hệ thống thu gom nước thải trong công trình được dẫn về các công trình xử lý sơ bộ (Nước thải xí tiểu → Bể tự hoại; Nước thải nhà bếp → Bể tách mỡ), sau đó tự chảy vào bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung cùng nước thải y tế và nước tắm rửa để xử lý đảm bảo QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế - loại A (K = 1,0) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung dọc trục đường 3 tháng 2 của thành phố Cần Thơ
- Quy trình thu gom, xử lý và thoát nước thải ngoài nhà được mô tả đối với từng nguồn nước thải phát sinh được thu gom riêng bên trong các công trình như mô tả trên hình sau:
Trang 29Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải trong nhà tháp A&B
Hình 3.2 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải trong nhà tháp C&D
Trang 30- Trên sơ đồ mô tả hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải, các nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án được thu gom riêng bằng hệ thống thu gom nước thải bên trong công trình xây dựng, dẫn đến công trình xử lý sơ bộ trước khi theo hệ thống thu gom tập trung ngoài nhà dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi thải vào môi trường, cụ thể:
+ Nước thải xí tiểu: Toàn bộ nước thải xí tiểu được thu gom theo hệ thống riêng, trang bị trong công trình, dẫn đến bể tự hoại trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, bao gồm:
○ Tại tháp A&D: Nước thải xí tiểu từ hệ thống thu gom trong công trình (sử dụng ống UPVC, D90 ÷ 160, i =0,6%) → Bể tự hoại số 2, dung tích 30m3 → Chảy vào bể gom → Hố bơm (bố trí bơm chìm, Q = 10 m3/h, H = 10m) → Tuyến ống UPVC (D200,
i = 0,5%) cùng nước xí tiểu sau bể tự hoại số 1 (tháp B) → Bể tự hoại số 3, dung tích 340m3 → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
○ Tại tháp B: Nước thải xí tiểu từ hệ thống thu gom trong công trình (sử dụng ống UPVC, D90 ÷ 160, i =0,6%) → Bể tự hoại số 1, dung tích 11,0 m3 → Tự chảy vào tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) cùng nước thải sau bể tự hoại số 2 (tháp A) → Bể tự hoại
số 3, dung tích 340m3 → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
○ Tại tháp C&D: Nước thải xí tiểu từ hệ thống thu gom trong công trình (sử dụng ống UPVC, D90 ÷ 160, i =0,6%) → Tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) → Bể tự hoại
số 3, dung tích 340 m3 → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
○ Tại khu nhà đại thể: Nước thải xí tiểu từ nhà vệ sinh → Bể tự hoại số 4, dung tích 3m3 → Tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) → Đấu nối vào tuyến ống UPVC (D200, i
= 0,5%) từ tháp A&B → Bể tự hoại số 3, dung tích 340 m3 → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
+ Nước thải tắm rửa và thoát sàn: Toàn bộ nước thải xí tiểu được thu gom theo hệ thống riêng, trang bị trong công trình, dẫn đến bể gom ngoài công trình, sau đó theo ống dẫn chung về trạm xử lý, cụ thể:
○ Tại tháp A&B: Nước thải tắm rửa và thoát sàn thu gom trực tiếp bằng ống UPVC (D42 ÷ D60) → Tuyến ống thu gom riêng trong công trình (D90 ÷ D160) → Tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) cùng nước thải y tế từ tháp A&B→ Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
○ Tại tháp C&D: Nước thải tắm rửa và thoát sàn thu gom trực tiếp bằng ống UPVC (D42 ÷ D60) → Tuyến ống thu gom riêng trong công trình (D90 ÷ D160) → Tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) cùng nước thải y tế tháp C&D → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
+ Nước thải y tế: Toàn bộ nước thải y tế được thu gom bằng các tuyến ống riêng trong công trình sau đó theo ống thu gom tập trung cùng nước thải tắm rửa, thoát sàn để dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, cụ thể:
○ Tại khu A&B: Nước thải y tế → Tuyến ống thu gom trong công trình → Tuyến ống UPVC (D200, i = 0,5%) cùng nước tắm rửa, thoát sàn → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
○ Tại khu C&D: Nước thải y tế → Tuyến ống thu gom trong công trình → Tuyến ống UPVC (D200&D300, i = 0,5%) cùng nước tắm rửa, thoát sàn → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
Trang 31+ Nước thải khu nhà bếp: Toàn bộ nước thải từ khu nhà bếp được thu gom theo tuyến ống riêng trong công trình → Tuyến ống UPVC (D200&D300, i = 0,5%) → Bể tách mỡ, dung tích 50m3 (tại khu trạm xử lý) → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
+ Nước thải giặt: Toàn bộ nước thải từ khu giặt là → Theo tuyến ống thu gom riêng trong công trình → Tuyến ống UPVC (D200&D300, i = 0,5%) → Bể chứa nước thải giặt → Bể điều hòa của TXL nước thải tập trung
- Toàn bộ nước thải sau khi thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung được xử lý đảm bảo QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế - loại A trước khi theo đường ống dẫn đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý thoát nước thải tập trung trên trục đường 3 tháng 2 của thành phố Cần Thơ Khối lượng, quy mô hệ thống thu gom nước thải của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.3 Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án
lượng Ghi chú
I Hệ thống thu gom nước thải
1.1 Hệ thống thu gom nước thải sinh xí tiểu
Bể tự hoại số 2 (tháp A), dung tích m3 30
Bể tự hoại số 3 (khu nhà đại thể) m3 3
Bể tự hoại số 4 (Khu trạm xử lý nước
Bể tự hoại (Khu trạm xử lý nước thải) m3 50
3 Bể chứa, máy bơm nước thải giặt m3 62
Trang 32Stt Hạng mục Đơn vị Khối
lượng Ghi chú III Trạm xử lý nước thải tập trung
Công trình đấu nối nước thải
- Căn cứ theo Văn bản số 893/UBND-XDĐT ngày 15/3/2017 của UBND quận Ninh Kiều, nước thải từ trạm xử lý nước thải tập trung sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế - loại A được đấu nối vào hố ga trên trục đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh
- Mô tả vị trí, tọa độ các điểm đấu nối nước thải có tọa độ theo VN2000 (kinh tuyến trục 105o00'; Múi chiếu: 3o) được mô tả trong bảng sau:
Bảng 3.4 Mô tả vị trí, tọa độ điểm đấu nối nước thải
Stt Hạng mục Mô tả vị trí
Tọa độ VN2000 (KTT: 104o45'; MC: 3o)
1.108.737,04 584.318,46
- Mô tả kỹ thuật đấu nối nước thải:
Trang 33Hình 3.3 Mô tả kỹ thuật đấu nối nước thải của dự án vào hệ thống thu gom, xử lý
nước thải tập trung của thành phố Cần Thơ
3.1.3 Công trình xử lý nước thải
Dự án đã đầu tư xây dựng công trình trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất
550 m3/ngày đêm có chức năng xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của dự
án đảm bảo QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế - loại A trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, cụ thể:
Quy mô công suất thiết kế
- Quy mô công suất thiết kế: 550 m3/ngày đêm
- Quy trình công nghệ xử lý: Nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án → Xử lý
sơ bộ (Nước thải xí tiểu → Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại; Nước thải nhà bếp → Xử lý sơ
bộ bằng bể tách mỡ; Nước thải giặt là → Bể gom nước thải giặt; Nước thải y tế và nước tắm rửa → Thu gom trực tiếp) → Bể điều hòa → Bể xử lý sinh học (Selector) → Bể xử
lý sinh học (ASBR) → Bể khử trùng → Bơm nước thải sau xử lý → Đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Cần Thơ
- Chế độ vận hành: 24/24 giờ
- Lưu lượng giờ trung bình: 20,8 m3/h;
- Lưu lượng giờ lớn nhất: 25,0 m3/ngày đêm
- Yêu cầu về chất lượng nước thải trước và sau xử lý:
+ Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ tại nguồn được thu gom về trạm xử lý đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào của trạm xử lý được xác định theo chỉ tiêu thiết kế công trình trạm như trong bảng sau:
Bảng 3.5 Yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý
Trang 346 Dầu mỡ, chất béo động thực vật mg/l 50
+ Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về nước thải y tế - loại A (K = 1,0) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Cần Thơ, với các thông số cụ thể như trong bảng sau:
Bảng 3.6 Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của dự án được trình bày trên hình sau:
Trang 35Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án
- Trên sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý, nước thải phát sinh từ các nguồn thải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi dẫn về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung để
xử lý, theo đó:
+ Bể điều hòa: Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định về lưu lượng, nồng độ nước thải cho các công đoạn xử lý phía sau Trong bể điều hòa có tiến hành sục khí để trộn đều nước thải và tránh cặn lắng xảy ra, cung cấp oxy vào nước thải nhằm tránh mùi hôi thối Việc sử dụng bể điều hòa trong quá trình xử lý có một số thuận lợi sau:
○ Ổn định lưu lượng và nồng độ các chất đi vào công trình xử lý tiếp theo Tăng cường hiệu quả công trình xử lý sinh học phía sau như giảm thiểu hiện tượng shock do tăng tải trọng đột ngột, pha loãng các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học, ổn định pH nước thải
○ Giúp cho nước thải cấp vào các bể sinh học liên tục trong thời gian không có hoặc
có ít nước thải đổ về hệ thống xử lý Nâng cao hiệu quả lắng cặn ở các bể lắng vì duy trì được tải trọng chất rắn vào các bể lắng không đổi
+ Bể SELECTOR: Nước thải từ bể điều hòa được bơm theo mẻ sang bể xử lý SELETOR, tại bể này tiến hành quá trình xử lý Nitơ và Phốt pho bằng quá trình xử lý thiếu khí Sự kết hợp bể SELECTOR với các bể phản ứng khác nhau tạo nên ưu việt khác biệt giữa công nghệ ASBR và các bể hoạt động theo công nghệ SBR, đồng thời tạo
ra dây chuyền xử lý theo mô hình FILL-AERATE với điều kiện và quy trình vận hành
hệ thống đơn giản hơn, theo đó:
Trang 36○ Bể Selector được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn
ra, hỗ trợ quá trình phát triển các vi sinh vật khử photpho, do đó photpho được khử theo phương pháp sinh học mà không cần thêm hoá chất
○ Hệ thống này đảm bảo quá trình xử lý sinh học chủ yếu là tạo ra các hạt bùn hoạt tính, kết hợp với việc vận chuyển bùn dư của bể xử lý sinh học SBR, và do đó làm tăng mật độ bùn và giảm thiểu bùn dư, giảm thiểu sự tập trung dòng thải tạo ra sự an toàn trong quá trình vận hành công trình
+ Bể xử lý ASBR: Nước thải từ bể Selector tự chảy qua bể ASBR để thực hiện các quá trình xử lý sinh học mà qua đó các quá trình như oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử Photpho bằng phương pháp sinh học được diễn ra đồng thời, theo đó:
○ Quá trình phản ứng xẩy ra trong bể ASBR gần tương tự như quá trình SBR & Aeroten truyền thống, chỉ khác dòng vào ra là liên tục nhờ thiết kế 02 bể SBR hoạt động song song và lệch pha nhau với thời gian cho 1 chu kỳ là 6 giờ theo trình tự như trong bảng sau:
Bảng 3.7 Chu kỳ vận hành hệ thống các bể ASBR
1 Giờ thứ nhất (1) Làm đầy & sục khí Lắng
2 Giờ thứ hai (2) Phản ứng & sục khí Rút nước ra &
4 Giờ thứ tư (4) Rút nước ra Phản ứng & sục khí
○ Mô tả quy trình hoạt động trong 1 chu kỳ của bể SBR theo các bước cơ bản như trên hình sau:
Hình 3.5 Mô tả quy trình vận hành đối với từng bể SBR
Trên sơ đồ mô tả chi tiết quy trình hoạt động của bể SBR bao gồm các bước:
Làm đầy & phản ứng (1h): Trong công đoạn này sẽ diễn ra đồng thời các quá trình
(Nạp nước; sục khí; phản ứng hiếu khí) Nước thải được tháo từ bể Selector vào bể SBR
Trang 37kèm theo quá trình sục khí liên tục, tạo môi trường hiếu khí trong bể để phát triển hệ vi sinh vật kèm theo quá trình nitrat hóa, nitrit hóa, oxy hóa các chất hữu cơ và hấp thụ phốt pho có trong nước thải
Phản ứng & xục khí (1,5h): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp Trong pha này tiếp tục quá trình nitrat hóa, nitrit hóa, oxy hóa các chất hữu cơ và hấp thụ phốt pho
Lắng (1h): trong pha này ngăn không cho nước thải vào bể SBR, không thực hiện thổi khí và khuấy trong pha này nhằm mục đích lắng trong nước trong môi trường tĩnh hoàn toàn Đây cũng là thời gian diễn ra quá trình khử nitơ trong bể với hiệu suất cao Kết quả của quá trình này là tạo ra 2 lớp trong bể, lớp nước tách pha ở trên và phần cặn lắng chính là lớp bùn ở dưới
Rút nước & xả bùn dư (0,5h): Nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra không bao gồm cặn lắng nhờ thiết bị Decantor Giai đoạn rất quan trọng trong việc giúp cho bể hoạt động liên tục, một phần được thu vào bể chứa bùn, một phần tuần hoàn vào bể Selector, phần còn lại được giữ trong bể Thời gian rút nước và xả bùn dư được tiến hành trong khoảng 0,5 giờ Xả bùn dư là được thực hiện nếu lượng bùn trong bể quá cao, hoặc diễn ra cùng lúc với quá trình rút nước Bùn hoạt tính sinh ra từ bể ASBR một phần được hồi lưu về ngăn SELECTOR trong bể ASBR, phần dư bơm thải vào bể chứa bùn để làm đặc trước khi xử lý
+ Các quá trình sinh học diễn ra trong cụm bể xử lý sinh học (Bể Selector và ASBR) bao gồm:
○ Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và nitrat hóa: Quá trình này diễn ra tại giai đoạn sục khí của bể SBR, được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng Khi điều kiện cấp khí và chất nền được đảm bảo, trong bể sẽ diễn ra các quá trình sau: Oxy hóa các chất hữu cơ:
Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):
Quá trình nitrat hóa: Quá trình chuyển hóa amonia (NH4+) thành nitrit (NO2-) và từ nitrit (NO2-) thành nitrat (NO3-) được thực hiện bởi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter Hai loại vi khuẩn này chỉ có ở môi trường hiếu khí khi mà oxy hòa tan trong nước thải bằng 1 mg/l hoặc lớn hơn
2NH3 + 3O2 → 2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)
2NH4+ + 3O2 → 2NO2- + 4H+ + 2H2O 2NO2- + O2 → 2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter) Tổng phản ứng oxy hóa Amoni:
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + 2H2O
O H y n CO x
n NO H C O z y x n nNH O
H
2
) 4 ( )
5 ( ) (
) 5 2 4
3 2
2 2
2 7
(C H NO n nO nCO nH OnNH
Trang 38Quá trình khử Nitrat: Quá trình này diễn ra tại giai đoạn khuấy trộn và nạp nước của
bể SBR nhằm chuyển hóa nitrat (NO3-) thành nitơ tự do được thực hiện bởi vi khuẩn Heterotrophic Loại vi khuẩn này chỉ hoạt động ở môi trường thiếu oxy hòa tan hoặc không có oxy Do vậy, quá trình này chỉ có thể diễn ra tại công đoạn anoxic của bể SBR
NO3- + CH3OH → CO2 + N2 + H2O + OH- (vi khuẩn Heterotrophic)
○ Quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng dạng N, P vào trong bùn: Một phần Nitơ, Photpho sẽ được giảm thiểu nhờ việc hấp phụ vào bùn thải trong quá trình xử lý sinh học Theo các nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ Nitơ trong bùn thải khoảng 5 ÷ 7,5%; Tỷ lệ Photpho trong bùn thải khoảng 1,0 ÷ 1,5%
+ Bể khử trùng: Tại đây, nước thải được đi qua các vách ngăn tạo dòng chảy kiểu zic zắc và được bơm hóa chất khử trùng NaClO có nồng độ đủ để phần lớn các vi khuẩn
có hại bị tiêu diệt Nước sau khi khử trùng, đạt QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế - loại A (K=1,0) được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Cần Thơ
+ Bể nén bùn: Bùn dư từ bể lắng được dẫn về và chứa trong bể này Bùn trong bể chứa được hút định kỳ và vận chuyển xử lý bằng xe bồn Chủ dự án thuê đơn vị chức năng định kỳ thu gom vận chuyển xử lý theo quy định Tần suất không quá 06 tháng/lần
Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình và danh mục thiết bị chính của trạm xử lý nước thải
- Hiện trạng công trình trạm xử lý nước thải của dự án đầu tư đã được xây dựng và lắp đặt hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức phục
vụ dự án, theo đó:
+ Toàn bộ các hạng mục bồn bể công nghệ được xây dựng ngầm bằng bê tông cốt thép với tổng diện tích khoảng 600 m2 Phía trên được đổ nắp làm kín toàn bộ các bồn
bể này và có bố trí các lỗ thăm, cửa lên xuống để quản lý và vận hành trạm
+ Phần Nhà quản lý & điều hành, đặt thiết bị được kết hợp đặt trên nắp của cụm bể khử trùng & chứa nước để thuận tiện cho việc quản lý vận hành Các máy móc, thiết bị (tủ điện - điều khiển, máy thổi khí,…) được bố trí lắp đặt trong nhà điều hành, nhà đặt máy thổi khí đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
+ Hệ thống khử mùi và thông gió: Giữa các bể phát sinh mùi làm lỗ thông trần để thu gom toàn bộ lượng khí phát sinh đưa về hệ thống xử lý
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật đối với các hạng mục công trình và danh mục thiết
bị chính của trạm xử lý nước thải tập trung công suất 550 m3/ngày đêm của dự án đã được xây dựng và lắp đặt, bao gồm:
+ Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình chính của trạm xử lý nước thải được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình của trạm xử lý nước thải
- Kích thước: L x W x H bể m 11,6 x 8,5 x 4,15
Trang 40Bảng 3.9 Thông số kỹ thuật các thiết bị chính của trạm xử lý nước thải
I Nhà điều hành trạm
1 Máy thổi khí
nghỉ) Công suất máy thổi khí m3/phút 11