CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC CẦN THƠ (Trang 42 - 46)

Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 735/QĐ-BTNMT ngày 09/3/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình thu gom và xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu bụi, khí thải từ các hoạt động khác. Chi tiết mô tả công trình bao gồm:

3.2.1. Công trình, biện pháp xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt:

- Toàn bộ các công trình hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của dự án được thiết kế xây dựng, lắp đặt ngầm đảm bảo giảm thiểu phát sinh các chất gây mùi theo đề xuất trong báo cáo ĐTM của dự án, bao gồm:

+ Đối với hệ thống tuyến ống được bố trí đảm bảo thuận tiện trong việc vận hành và bảo dưỡng thường xuyên các công trình (làm sạch, thông tắc các đường ống).

+ Đối với các công trình bể chứa, trạm bơm và các loại hố ga được thiết kế có nắp đậy, hệ thống thông hơi, hút khí nhằm giảm thiểu mùi hôi trong quá trình vận hành.

+ Thiết kế đường ống sục cặn đáy tránh lắng cặn và thối rữa, sinh mùi. Thường xuyên kiểm tra, sục rửa, trách tắc đường ống sục cặn.

+ Thiết kế thông hơi, tạo điều kiện thông thoáng trong khu vực này để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân quản lý, vận hành công trình chức năng và khu vực xung quanh.

+ Bê tông hóa hoặc sử dụng các ống nhựa kín cho quá trình dẫn và thoát nước thải, tránh thoát mùi và ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm.

- Trong quá trình vận hành của hệ thống thu gom và thoát nước thải, Dự án thực hiện quy trình vận hành và bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống thu gom nước thải:

+ Nạo vét bùn cặn bể phốt, các hố ga thu nước thải, bể tự hoại và các công trình vệ sinh công cộng... nhằm hạn chế tích tụ và phân hủy bùn cặn hữu cơ có trong hệ thống này bị phân hủy ở điều kiện kỵ khí bị phân huỷ sinh ra mùi hôi thối. Bùn được nạo vét bằng xe hút phốt và vận chuyển xử lí theo hợp đồng với đơn vị có chức năng.

+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải trong suốt quá trình vận hành dự án.

- Tuân thủ các quy định về khoảng cách ly: Đối với các công trình bể gom, trạm bơm được quy hoạch ở khu vực bằng phẳng, cuối hướng gió chủ đạo, có điều kiện thông thoát tốt, giảm tối đa ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực dự án.

- Bùn nạo vét hệ thống thoát nước thải và rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom, vận chuyển định kỳ, không để lưu cữu, tránh phân hủy sinh ra mùi, các loại khí độc.

- Việc vận chuyển bùn thải, chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện bằng thùng đựng và xe bồn chuyên dụng, có nắp kín, có thu nước rò rỉ.

- Tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ lao động như trang bị cho công nhân mặt nạ phòng hơi độc, ủng, găng... Tập huấn và thường xuyên kiểm tra về kỹ thuật an toàn lao động và xử lý tình huống sự cố cho công nhân.

Công trình thu gom và xử lý mùi hôi từ trạm xử lý nước thải

- Dự án đã đầu tư xây dựng và lắp đặt 01 hệ thống thu gom và xử lý khí thải gây mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung, trong đó:

+ Quy mô công suất: tối đa 3.520 m3/giờ.

+ Quy trình công nghệ: Khí thải từ trạm xử lý nước thải → Tháp hấp thụ số 1 → Tháp hấp thụ số 2 → Quạt hút → Ống thải khí (Φ400, H=10m).

+ Hóa chất sử dụng: dung dịch NaOH 10 ÷ 15%.

- Thuyết minh quy trình công nghệ:

+ Trong quy trình vận hành trạm xử lý nước thải sinh hoạt của dự án, mùi phát sinh

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

chủ yếu từ các vị trí: Bể gom nước thải; Bể điều hòa; Bể thiếu khí; Bể lắng sơ cấp; Bể nén bùn,... được thu gom và xử lý tập trung tại tháp xử lý mùi. Các chất khí gây mùi chủ yếu (H2S, NH3, Mecaptan,...) phát sinh từ các bị trí trong trạm xử lý nước thải được thu gom bằng chụp hút, quạt hút dẫn về tháp xử lý.

+ Hệ thống xử lý mùi hoạt động theo cơ chế tháp rửa ướt (Wet Scrubber), dòng khí thải mang theo mùi hôi được hút từ các vị trí phát sinh mùi đến đáy tháp, tại đây, do mùi chủ yếu là H2S có tính axit, do đó chất hấp thụ mà tháp sử dụng là dung dịch NaOH (10

÷ 15%), phun theo sương từ trên xuống liên tục, tuần hoàn qua lớp vật liệu đệm nhằm tăng khả năng tiếp xúc với không khí. Phương trình khử mùi diễn ra:

NaOH + H2S → Na2S + H2O

+ Trong tháp xử lý bố trí lớp đệm nhằm tăng cường các quá trình tiếp xúc và phản ứng giữa các chất làm tăng hiệu quản khử mùi. Dung dịch hấp phụ được thu gom và bơm tuần hoàn lên tháp. Khí sạch sau xử lý được thảo vào môi trường qua ống thải khí bằng thép nhúng kẽm có kích thước Φ400 và chiều cao H= 10,0 m.

- Bản vẽ mô tả hạng mục công trình tháp hấp phụ xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải được trình bày trên hình sau:

Hình 3.7. Bản vẽ mô tả tháp xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải

- Danh mục và thông số kỹ thuật chính của tháp xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án được trình bày trong bảng sau:

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.10. Các trang thiết bị và thông số kỹ thuật chính của hệ thống xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án

Stt Hạng mục Đơn

vị

Giá

trị Hãng cung cấp

1 Tháp hấp thụ: Tháp 02 Phương Linh -

Việt Nam - Kích thước: Φ1500cm, H = 3000 cm

- Vật liệu: Thép phủ composite

1 Quạt hút khí thải Cái 2 Phương Linh -

Việt Nam

- Model: CPL - 2- 2.2D

- Lưu lượng: 3.060 - 3.520 m3/h; cột áp:

H=130 ÷ 90 mmH2O

- Điện năng: 0,75 kW/380V/50Hz

- Vật liệu: Cánh thép sơn tĩnh điện

2 Bơm tuần hoàn dung dịch hấp thụ Cái 1 Ebara - Italia

- Model: Ebara CDX 70.05

- Lưu lượng: 1,2-5,4 m3/h;

- Cột áp: H = 9 - 20 m

- Điện năng: 0,37 kw/380V/50Hz

3 Đĩa phân phối khí mịn Cái 510 Jaeger - Đức

- Kích thước D = 270 mm.

- Vật liệu: màng EPDM, khung PP

- Các trang thiết bị tháp xử lý khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải được lắp đặt mới, đảm bảo điều kiện vận hành ổn định trong giai đoạn hoạt động của dự án.

Hình 3.8. Một số hình ảnh hiện trạng hệ thống thiết bị xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải của dự án

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải từ các nguồn khác Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng

- Theo quy mô thiết kế của dự án dự kiến lắp đặt 02 máy phát điện dự phòng công suất 2000 kvA/máy nhằm đảm duy trì hoạt động của dự án khi xảy ra sự cố mất điện lưới.

- Theo kết quả đánh giá tác đông môi trường, kèm theo hoạt động của máy phát điện dự phòng có phát sinh bụi, khí thải qua ống xả động cơ sử dụng dầu DO với tải lượng ô nhiễm ở mức thấp, ngắn hạn và không thường xuyên nên các tác động là không lớn. Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu tác động do khí thải, tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng, dự án đã tuân thủ các đề xuất trong báo cáo ĐTM được phê duyệt, bao gồm:

+ Biện pháp quản lý:

○ Lựa chọn sử dụng máy phát điện động cơ diesel 4 kỳ có TURBO tăng áp và được trang bị bộ điều tốc điện tử. Máy phát được lựa chọn là loại kín, tự động kích từ không sử dụng chổi than, tự động điều chỉnh điện áp.

○ Trang bị hệ thống làm mát, giảm ồn và phòng ngừa tích tụ khí thải: Hệ thống trang bị được thiết kế đảm bảo hoạt động bình thường của máy ở các chế độ vận hành, bao gồm: lớp hấp thụ âm trên tường và trần phòng máy; bình tiêu âm ống xả tăng cường;

khối tiêu âm cửa hút khí; khối tiêu âm cửa xả khí;…

- Biện pháp kỹ thuật: Máy phát điện dự phòng được đặt trong phòng máy, được thiết kế đảm bảo các quy định: Chiều rộng phòng máy phát điện = chiều rộng máy + chiều rộng 2 bên máy với tường (tối thiểu mỗi bên là 800mm), chiều dài phòng máy phát điện

= chiều dài máy + chiều dài tiêu âm gió ra, gió vào + chiều dài chụp thoát gió + khoảng cách tối thiểu 1000 mm, Chiều cao phòng máy phát điện = chiều cao máy + chiều cao bô giảm thanh và ống khói + khoảng cách tối thiểu 1000mm.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động giao thông

- Dự án thực hiện đầy đủ công tác quản lý hoạt động giao thông vận tải và các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động được đề xuất trong báo cáo ĐTM của dự án, bao gồm:

+ Quy định về việc sử dụng các phương tiện vận tải trong khu vực dự án: xe ôtô đưa, đón bệnh nhân và xe chở hàng dừng đỗ đúng các vị trí quy định và theo hướng dẫn của người điều khiển nhằm hạn chế lượng khí thải, tiếng ồn và các sự cố ùn tắc, tai nạn giao thông.

+ Thực hiện các biện pháp hạn chế bụi khuếch tán từ hoạt động giao thông nội bộ:

Sử dụng hệ thống các vòi phun nước tưới ẩm, rửa đường đối với các khu vực bãi xe, cổng ra vào và các tuyến đường nội bộ của khu vực dự án. Lắp các vòi nước phun tia tại các bãi cỏ, vườn hoa vừa tưới cây, vừa bảo đảm độ ẩm và cải thiện điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án, theo chế độ tưới với tần suất từ 1÷ 2 lần/ngày, mật độ tưới từ 3 ÷ 5 lít/m2.

- Ngoài ra, Dự án bố trí trồng đủ diện tích cây xanh cảnh quan với tỷ lệ đạt 24,66%

tổng diện tích dự án, cao hơn mức quy định tại QCVN 01:2021/BXD là tối thiểu 20%

diện tích lô đất nhằm giảm bụi, khí thải, tiếng ồn và tạo cảnh quan môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC CẦN THƠ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)